intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Thơ Ma Trường Nguyên, Võ Sa Hà, Nguyễn Thúy Quỳnh từ góc nhìn văn hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài chỉ đi sâu tập trung nghiên cứu vào các tập thơ tiêu biểu của ba nhà thơ từ góc nhìn văn hóa. Đi sâu tìm hiểu về văn hóa Thái Nguyên qua ba nhà thơ tiêu biểu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Thơ Ma Trường Nguyên, Võ Sa Hà, Nguyễn Thúy Quỳnh từ góc nhìn văn hóa

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LÊ THỊ HẢI YẾN THƠ MA TRƯỜNG NGUYÊN, VÕ SA HÀ, NGUYỄN THÚY QUỲNH TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LÊ THỊ HẢI YẾN THƠ MA TRƯỜNG NGUYÊN, VÕ SA HÀ, NGUYỄN THÚY QUỲNH TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn: TS. HOÀNG ĐIỆP THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là do tôi viết. Mọi số liệu, tư liệu cũng như kết quả nghiên cứu là của riêng tôi. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016 Người cam đoan LÊ THỊ HẢI YẾN i
  4. LỜI CẢM ƠN Trước hết, với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới.TS. Hoàng Điệp đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn tới Ban giám hiệu, các phòng ban chức năng, Khoa sau đại học, Khoa ngữ văn trường Đại học sư phạm Thái Nguyên cùng các thầy cô đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, các bạn lớp văn học việt nam CH K22B đã động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày thánh năm 2016 Học viên LÊ THỊ HẢI YẾN ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................................ iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu......................................................................................................... 7 4. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................................ 7 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 8 6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 8 7. Đóng góp của luận văn ..................................................................................................... 8 8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................................... 8 Chương 1. GIỚI THUYẾT CHUNG ............................................................................. 9 1.1. Khái niệm văn hóa, văn học .......................................................................................... 9 1.1.1. Khái niệm văn hóa.................................................................................................. 9 1.1.2. Khái niệm văn học................................................................................................ 11 1.1.3. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học................................................................ 12 1.2. Thơ Thái Nguyên và hành trình kiến tạo những giá trị văn hóa.............................. 15 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển thơ Thái Nguyên ........................................ 15 1.2.2. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của thơ Thái Nguyên ............................. 17 1.3. Các tác giả và quá trình sáng tác ................................................................................. 19 1.3.1. Tác giả Ma Trường Nguyên................................................................................ 19 1.3.2. Tác giả Võ Sa Hà.................................................................................................. 24 1.3.3. Tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh.............................................................................. 29 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................................ 30 iii
  6. Chương 2. CẢM THỨC VĂN HÓA TRONG THƠ MA TRƯỜNG NGUYÊN, VÕ SA HÀ, NGUYỄN THÚY QUỲNH.................................................................................... 31 2.1. Cảm thức văn hóa phong tục trong thơ Ma Trường Nguyên ..................... 31 2.1.1. Nhà sàn - nơi ở gắn liền với sinh hoạt, phong tục của người Tày ...... 31 2.1.2. Nhà sàn - nơi khởi nguồn cho mọi tình cảm ....................................... 36 2.2. Cảm thức văn hóa sinh thái trong thơ Võ Sa Hà ........................................ 40 2.2.1. Hình ảnh núi - phong phú, đa cảm, đa thanh, đa nghĩa ....................... 41 2.2.2. Hình ảnh trăng - muôn hình, muôn khối, giàu màu sắc và đầy tâm trạng........................................................................................................ 45 2.2.3. Hình ảnh đá - phong phú, nhiều vẻ, là hình ảnh tượng trưng cho con đường sáng tạo nghệ thuật ...................................................................... 50 2.2.4. Hình ảnh sông suối - sinh động, có hồn và gắn bó với cuộc sống của con người................................................................................................. 54 2.3. Cảm thức văn hóa đô thị trong thơ Nguyễn Thúy Quỳnh .......................... 57 2.3.1. Những biến đổi trong xã hội đô thị trước sự ảnh hưởng của cơ chế thị trường ................................................................................................. 58 2.3.2. Nỗi cô đơn, nhỏ bé của con người trong một xã hội xô bồ, náo nhiệt ...... 64 2.3.3. Những số phận bất hạnh, đau khổ, vất vả xuất hiện nhiều trong đời sống xã hội............................................................................................... 68 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 71 Chương 3. TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG BIỂU HIỆN CẢM THỨC VĂN HÓA QUA THƠ MA TRƯỜNG NGUYÊN, VÕ SA HÀ, NGUYỄN THÚY QUỲNH ............................................................... 72 3.1. Không gian văn hóa trong thơ Ma Trường Nguyên, Võ Sa Hà, Nguyễn Thúy Quỳnh ......................................................................................... 72 3.1.1. Những điểm tương đồng về một không gian văn hóa Thái Nguyên ........ 72 3.1.2. Những mảng màu khác nhau trong không gian văn hóa qua thơ Ma Trường Nguyên, Võ Sa Hà, Nguyễn Thúy Quỳnh ................................. 73 iv
  7. 3.2. Thời gian nghệ thuật ................................................................................... 79 3.2.1. Những điểm tương đồng ...................................................................... 79 3.2.2. Những bước đi của thời gian qua cảm nhận chủ quan của các nhà thơ ........................................................................................................... 81 3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật .................................................................................. 90 3.3.1. Điểm giống nhau ................................................................................. 90 3.3.2. Điểm khác nhau ................................................................................... 91 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 97 KẾT LUẬN....................................................................................................... 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 101 v
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài - Ở bất kì một quốc gia, dân tộc nào trên thế giới, văn hóa luôn là một trong những lĩnh vực được quan tâm hàng đầu. Bởi lẽ, văn hóa biểu hiện sức sống, sức sáng tạo, sức mạnh tiềm tàng và vị thế, tầm vóc của một dân tộc. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang có chủ trương xây dựng một nền văn hóa Việt Nam hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc (Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 BCHTW Đảng). Một trong số những cách thức lưu giữ và phát triển văn hóa hiệu quả nhất chính là văn học. Ngày nay, bên cạnh những tác giả người Kinh thì đội ngũ các tác giả người dân tộc thiểu số đã phát triển khá đông đảo với nhiều thành tựu rực rỡ. - Thái Nguyên là một tỉnh nằm ở Đông Bắc Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên là một trung tâm kinh tế xã hội lớn của khu vực Đông Bắc hay cả vùng trung du miền núi phía bắc. Là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa trung du miền núi phía bắc với đông bắc bắc bộ. Đồng thời, Thái Nguyên cũng là trung tâm giao lưu văn hóa miền núi và đô thị. Chính vì thế mà các nhà thơ Thái Nguyên đã tìm cho mình được một nguồn cảm hứng sáng tác đặc biệt là thơ viết về Thái Nguyên, về mảnh đất và con người nơi đây với những phong tục tập quán, những nếp ăn, nếp ở mang đậm bản sắc vùng miền, dân tộc. - Ma Trường Nguyên, Võ Sa Hà, Nguyễn Thúy Quỳnh là ba nhà thơ tiêu biểu viết về đề tài miền núi. Từ trước đến nay đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đi sâu, tìm hiểu về nhiều khía cạnh trong thơ của ba nhà thơ này xong tất cả mới chỉ dừng lại là những công trình nghiên cứu đơn lẻ, chưa có sự nghiên cứu toàn diện dựa trên thế đối chiếu so sánh giữa ba nhà thơ cùng sinh sống và làm việc trên quê hương kháng chiến, cùng viết về đề tài miền núi. Việc lựa chọn ba nhà thơ ở ba thế hệ để nghiên cứu là một sự nỗ lực nhằm kiến giải sự tiếp kiến và giao thoa văn hóa được biểu hiện trong thơ Thái Nguyên nói chung và ba nhà thơ trên nói riêng. Đó sẽ là nguồn tư liệu tham khảo cho rất nhiều người nghiên cứu, giảng dạy, học tập về văn học Thái Nguyên. 1
  9. - Là một người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Thái Nguyên, chịu sự tác động sâu sắc từ yếu tố địa lý, văn hóa đã làm nên bản sắc của đất và người Thái Nguyên. Chúng tôi muốn dành công trình nghiên cứu đầu tiên của mình để nghiên cứu về các tác giả thơ Thái Nguyên mà bản thân đã từng gặp gỡ, quen biết và kính trọng. Xuất phát từ những lí do nói trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Thơ Ma Trường Nguyên, Võ Sa Hà, Nguyễn Thúy Quỳnh từ góc nhìn văn hóa” làm vấn đề nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Lịch sử vấn đề Văn hóa là một trong những lĩnh vực rất được quan tâm, vì vậy có rất nhiều công trình nghiên cứu được đặt ra. Về văn hóa không thể không nhắc tới cuốn “Việt Nam văn hóa sử cương” của Đào Duy Anh in lần đầu tiên năm 1938 được ấn hành bởi Quan Hải Tùng Thư. Ngoài ra, còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác như: “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của Trần Ngọc Thêm, “Bản sắc văn hóa Việt Nam” của Phan Ngọc, “Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á” của Đinh Gia Khánh, “Văn hóa Việt Nam đỉnh cao Đại Việt” của Nguyễn Đăng Duy, “Văn hóa gia đình Việt Nam” của Vũ Gia Khánh… Nhiều tác phẩm của các tác giả thơ văn nổi tiếng cũng đã được nhiều người nghiên cứu, tiếp cận, tìm hiểu theo hướng từ góc nhìn văn hóa. Bản thân Ma Trường Nguyên, Võ Sa Hà, Nguyễn Thúy Quỳnh là ba nhà thơ tiêu biểu của nền thơ Thái Nguyên nói riêng, nền thơ Việt Nam hiện đại nói chung cho nên cũng có nhiều nhà nghiên cứu đi sâu, tìm hiểu thơ họ từ nhiều hướng, nhiều góc độ khác nhau. Dưới đây, chúng tôi xin tổng hợp một số công trình nghiên cứu, một số bài viết, luận văn nghiên cứu về ba nhà thơ này. 2.1. Những công trình nghiên cứu về thơ Ma Trường Nguyên Ma Trường Nguyên là một trong những nhà thơ dân tộc thiểu số tiêu biểu của "Cái nôi kháng chiến". Sáng tác của ông nhận được nhiều nhận xét, đánh giá của nhiều nhà phê bình, nghiên cứu văn học: 2
  10. - Nguyễn Đức Thiện với bài viết "Một chút tình si trong thơ Ma Trường Nguyên" đăng trên trang Văn học và Nghệ thuật số ra ngày 21/5/2006 đã đưa ra nhận xét: "Ma Trường Nguyên đã sống căn cơ ở thị thành nhiều năm mà vẫn giữ nguyên hồn của một người dân tộc... Trong bài thơ, chất chứa rất nhiều chi tiết đời thường của quê hương rừng núi".[84] - Duy Hồng trong bài viết: "Thơ văn Ma Trường Nguyên: Ngọn lửa cháy đến khôn nguôi..." đăng trên Trang tin điện tử của Ủy ban Dân tộc ngày 11/9/2008 có viết: "Với ông, cả hai thể loại thơ và văn xuôi đều là sở trường. Những gì không thể hiện hết trong tiểu thuyết, trong văn xuôi thì được thể hiện trong thơ. Những gì không nói được trong thơ thì giãi bày trong tiểu thuyết. Thơ và văn xuôi đều là nơi gửi gắm hành trình lịch sử, nơi bộc lộ trung thực cuộc sống đa sắc diện của mỗi con người, mỗi cuộc đời" và "Thơ Ma Trường Nguyên đẫm chất dân ca Tày".[35] - Trong cuộc hội thảo "Nhà văn Ma Trường Nguyên - Tác giả, tác phẩm" do chi hội nhà văn Việt Nam tỉnh Thái Nguyên tổ chức ngày 9 tháng 6 năm 2009, nhiều nhà nghiên cứu, phê bình đã đưa ra những nhận xét về con người và tác phẩm của Ma Trường Nguyên đồng thời cũng khẳng định những đóng góp to lớn của nhà văn đối với thành tựu văn học tỉnh Thái Nguyên trên cả hai mảng văn xuôi và thơ. Trung Trung Đỉnh nhận xét Ma Trường Nguyên là "Người đốt lửa bằng trái tim" với "Dáng vẻ chân tình đến thật thà và hiền lành" [Dẫn theo 12;3]. Phạm Tiến Duật cho đó là "Tâm hồn nhiều đắm say" [Dẫn theo 12;3]. Hồ Thủy Giang lại gọi Ma Trường Nguyên là "Một trái tim thức cùng năm tháng" và "Hiền lành một cách bẩm sinh" [Dẫn theo 12;3]. Nguyễn Đức Thiện lại đưa ra ý kiến khác cho rằng Ma Trường Nguyên "Nói năng chất phác, thật thà của người Tày nguyên gốc" và "Chất rừng núi, chất dân tộc đã được thể hiện sâu sắc không chỉ ở tả cảnh, tả người mà nó còn đậm đà trong tình cảm" [Dẫn theo 12; 3]. - Nguyễn Thúy Quỳnh trong bài viết "Ba phác thảo về thơ Ma Trường Nguyên" đã đề cập đến ngôn ngữ và cách thức tổ chức ngôn ngữ trong thơ Ma Trường Nguyên đồng thời tác giả cũng đề cập đến chất giọng chủ đạo trong thơ ông. 3
  11. 2.2. Những công trình nghiên cứu về thơ Võ Sa Hà Võ Sa Hà là người dân tộc Kinh nhưng ông đã sống và gắn bó với miền núi ngay từ nhỏ, hồn thơ ông có sự giao thoa giữa văn hóa Tày - Nùng với văn hóa Việt. Tác phẩm của ông luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu, phê bình. Chẳng hạn như: - Đào Nam Sơn (1998), "Sóng nhạc hồn tôi hay là lời núi hát", Tạp chí Thế giới quanh ta. Trong đó, nhà thơ đưa ra nhận xét về tập thơ "Sóng nhạc hồn tôi": "Thơ anh có vẻ không phải là một ca khúc hiện thực. Dường như anh không mô tả cuộc sống mà tạo ra những ảo giác về cuộc sống. Đôi khi những hình tượng thơ được bật ra từ cõi sâu thẳm của vô thức. Có lẽ anh muốn đứng trên bản ngã để hướng về siêu ngã hoặc ngược lại. Nói theo luận điểm của phân tâm học, đó là những "giấc mơ tỉnh". Tôi nghĩ thơ Võ Sa Hà có nét hiện đại chính là ở chỗ đó" [73]. - Trịnh Thanh Sơn (2005), "Võ Sa Hà đi hoang vào lũng núi", trang Báo điện tử đăng ngày 06/09/2005. Trong bài viết của mình, tác giả đã đưa ra nhận xét khá xác đáng về tập thơ "Cánh chim về núi" - tập thơ đạt giải nhất giải thưởng văn học nghệ thuật 5 năm (2001- 2006) tỉnh Thái Nguyên: "Thơ Võ Sa Hà không điệu đàng, không làm dáng. Anh giản dị trong ngôn ngữ thơ tự chắt lọc và nhiều sáng tạo. Anh làm thơ như người kể chuyện, mà chuyện của anh về nỗi người, nỗi đau xót vô cùng" [74]. - Nông Quốc Chấn (2007), "Tuyển tập Văn học dân tộc và miền núi" (Nxb Giáo dục). Cuốn sách giới thiệu những gương mặt tiêu biểu của thơ ca dân tộc thiểu số, cung cấp cho độc giả những nét sơ lược, những bài thơ hay... Trong đó, Võ Sa Hà có được giới thiệu hai bài thơ là "Anh khóc" và "Bài hát cũ". - Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên (2008), "Văn học Thái Nguyên", tài liệu giảng dạy văn học địa phương cấp Trung học cơ sở. Trong đó Võ Sa Hà được giới thiệu bài thơ "Ông ngoại". 4
  12. - Tạ Văn Sỹ (2008), "Võ Sa Hà nặng lòng quê núi", trang Báo điện tử 360 plus ngày 13/07/2008. Bài báo đã chỉ ra một số đặc sắc về nội dung trong tập thơ "Cánh chim về núi": "Phải nói ngay rằng Võ Sa Hà là người tình sâu nghĩa nặng với mảnh đất vùng cao Việt Bắc quê mình. Qua suốt tập thơ "Cánh chim về núi" dường như không một trang nào không dính dáng ít nhiều đến cảnh sắc, con người vùng cao địa đầu Tổ quốc" [77]. - Nguyễn Kiến Thọ (2009), "Võ Sa Hà - Hành trình đam mê và sáng tạo", Báo văn nghệ số Tết. - Đỗ Thu Hà (2011) có bài viết: "Thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỉ XXI" - Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn. Luận văn trình bày những nét đặc trưng về Thái Nguyên trong thập niên đầu thế kỉ XXI. Các tác giả đi vào tìm hiểu một số cây bút tiêu biểu của thơ Thái Nguyên, trong đó có Võ Sa Hà. - Nguyễn Bình Phương (2011), "Đọc thơ Võ Sa Hà", Tạp chí văn nghệ quân đội. - Phạm Văn Vũ (2011) trong "Ngẫu luận - Trò chuyện văn chương" đã viết: "Trước, tôi hình dung nhà thơ Võ Sa Hà như một con người hết mình, quyết liệt đến mức cực đoan. Điều đó có lẽ cũng không sai. Nhưng càng ngày tôi càng nghĩ về ông như một nhà thơ của thiên tư và nghiệp chướng" [98;7]. - Anh Vũ (2012), "Rung theo tiếng gió lời thầm thì", Báo Văn nghệ Thái Nguyên số 30 (470) - ra ngày 20/10/2012 đã đưa ra lời bình luận rất sắc sảo về bài thơ "Thái Nguyên của tôi": "Thơ trẻ mãi, như sự sống miên viễn, lúc sôi sục, lúc trầm lắng. Như sự cuốn hút mê đắm, mãi mãi tươi ròng căng nức sức thanh xuân, sóng sánh và hương và sắc. Vậy nên kể chi từ ấy bài thơ "Thái Nguyên của tôi" chịu trận ngót chục năm rồi, cứ cho mai đây ngót cả trăm năm nữa, dưới cỏ xanh, Võ Sa Hà còn rung theo tiếng gió lời thầm thì câu Thái Nguyên của tôi. Chất Thơ bao giờ chẳng là loài men quý. Càng ủ lâu, càng hạ thổ cố quên đi lưu cữu lưu niên, chất men vàng càng ngấm, càng đượm, càng lóng lánh say lịm lòng người nưng nức" [97]. 5
  13. Mới đây nhất là hai bài viết "Thái Nguyên thương nhớ" của Vi Thùy Linh đăng trên báo online An ninh thế giới ra ngày 06/4/2016 và "Ghé thăm cuộc rượu của Võ Sa Hà với Núi" của Cao Xuân Thử đăng trên trang Văn nghệ Thái Nguyên của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên cũng đã đề cập đến vai trò, vị trí cũng như tầm quan trọng của quê núi đối với mạch nguồn cảm xúc trong thơ Võ Sa Hà. 2.3. Những công trình nghiên cứu về thơ Nguyễn Thúy Quỳnh Một vài năm trở về đấy, Nguyễn Thúy Quỳnh đã và đang nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học và nhiều độc giả trên khắp cả nước. Có nhiều bài nghiên cứu, bài báo, luận văn về nhiều khía cạnh thơ của chị: - Phạm Văn Vũ - nhà phê bình trẻ có bài "Ngẫu luận - Nguyễn Thúy Quỳnh", "Sự nghiệp làm người tốt còn quan trọng hơn sự nghiệp văn chương". - Nhà phê bình Vũ Nho có bài: "33 gương mặt thơ nữ tiêu biểu Việt Nam" trong đó có nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh. - Hồ Thủy Giang với "Thái Nguyên một dòng chảy văn chương" - Sở GD & ĐT Thái Nguyên tổ chức và biên soạn cuốn "Văn học Thái Nguyên" - tài liệu giảng dạy văn học địa phương cấp Trung học cơ sở. Cuốn sách đã giới thiệu khái quát tiến trình văn học Thái Nguyên bao gồm văn học dân gian và văn học Thái Nguyên từ sau Cách mạng tháng Tám tới nay trên nhiều phương diện như thể loại, đặc điểm và những thành tựu nổi bật. Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu đã được giới thiệu trong cuốn sách này. Trong đó, có tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh với bài thơ "Thơ về nhà mình" in trong tập "Mưa mùa đông". Ngoài hệ thống tư liệu mang tính tập trung mà chúng tôi đã liệt kê ở trên còn có những bài viết được đăng tải trên các báo, tạp chí như: - "Người làm thơ không chỉ vì đam mê" - Nguyễn Hòa, đăng trên báo Văn nghệ số 29, ra ngày 18/7/2011. - "Nguyễn Thúy Quỳnh - mạnh mẽ và đôn hậu" - Vũ Nho - "Ẩn ức về đêm trong thơ Nguyễn Thúy Quỳnh" - Nguyễn Kiến Thọ (Hội thảo thơ nữ Thái Nguyên) - "Thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỉ XXI" - Luận văn thạc sĩ của Đỗ Thu Hà. 6
  14. Mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, những bài báo và luận văn nghiên cứu về thơ của ba nhà thơ trên song những vấn đề văn hóa trong thơ của ba nhà thơ Ma Trường Nguyên, Võ Sa Hà, Nguyễn Thúy Quỳnh vẫn còn là điều gì đó mới mẻ, cần được khai thác, tìm hiểu triệt để. Chúng tôi rất trân trọng những ý kiến, nhận xét, đánh giá của các nhà nghiên cứu đi trước và coi đó như những tiền đề khoa học quý báu, là những gợi ý bổ ích để chúng tôi thực hiện đề tài này. 3. Mục đích nghiên cứu Chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích: - Nhằm lí giải, cắt nghĩa những nét đặc trưng mang tính bản sắc của văn hóa vùng miền qua ba nhà thơ thuộc ba thế hệ khác nhau. - Đề tài chỉ đi sâu tập trung nghiên cứu vào các tập thơ tiêu biểu của ba nhà thơ từ góc nhìn văn hóa. Đi sâu tìm hiểu về văn hóa Thái Nguyên qua ba nhà thơ tiêu biểu. - Làm rõ mối quan hệ giữa văn hóa và văn học. Đánh giá những thành công và đóng góp của ba nhà thơ trong nền văn học thơ Thái Nguyên. - Đề tài cũng giúp người viết hiểu thêm về con người và phong cách sáng tác của các nhà thơ. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu như đã nêu ở trên,chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ sau: - Vận dụng lí thuyết về văn hóa để đi sâu tìm hiểu. - Tìm hiểu khái quát về ba nhà thơ và đi sâu vào các tập thơ có giá trị của các nhà thơ. - Tìm hiểu về văn hóa và con người Thái Nguyên đã tạo nên những nét đặc sắc cho ba nhà thơ. - Tìm hiểu đặc điểm thơ của ba nhà thơ trên một số phương diện nội dung và nghệ thuật thơ. - Xác định những đóng góp của ba nhà thơ cho thơ Thái Nguyên. 7
  15. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Nghiên cứu thơ Ma Trường Nguyên, Võ Sa Hà, Nguyễn Thúy Quỳnh từ góc nhìn văn hóa. - Phạm vi nghiên cứu: Đi sâu vào nghiên cứu các tập thơ của các nhà thơ và chỉ ra được sự khác biệt của ba thế hệ nhà thơ. Ma Trường Nguyên thể hiện qua bốn tập thơ: “Cây nêu”, “Trái tim không ngủ”, “Câu hát vắt qua vai”, "Mở núi". Võ Sa Hà thể hiện qua bốn tập thơ: “Sóng nhạc hồn tôi”, “Ngựa đá”, “Cánh chim về núi”, “Lửa trắng”. Nguyễn Thúy Quỳnh thể hiện qua ba tập thơ: “Giá mà em từ chối”, “Mưa mùa đông”, “Những tích tắc quanh tôi”. 6. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp đối chiếu so sánh. - Phương pháp hệ thống. - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành. 7. Đóng góp của luận văn - Khẳng định được những thành tựu và đóng góp của Ma Trường Nguyên, Võ Sa Hà, Nguyễn Thúy Quỳnh trong thơ Thái Nguyên. - Luận văn thể hiện rõ sự khác biệt trong phong cách sáng tác của ba thế hệ khác nhau khi viết về thơ Thái Nguyên. - Góp thêm cái nhìn mới về thơ Thái Nguyên dưới góc nhìn văn hóa. - Đồng thời ở mức độ nào đó , luận văn cũng đóng góp làm tài liệu tham khảo cho công tác học tập, nghiên cứu và giảng dạy về văn học Thái Nguyên. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có ba chương: Chương 1: Giới thuyết chung Chương 2: Cảm thức văn hóa trong thơ Ma Trường Nguyên, Võ Sa Hà, Nguyễn Thúy Quỳnh Chương 3: Tương đồng và khác biệt trong biểu hiện cảm thức văn hóa qua thơ Ma Trường Nguyên, Võ Sa Hà, Nguyễn Thúy Quỳnh 8
  16. Chương 1 GIỚI THUYẾT CHUNG Trong chương 1, đề tài xây dựng những khái niệm cần thiết để tìm hiểu đề tài: Khái niệm văn hóa, khái niệm văn học, mối quan hệ giữa văn hóa và văn học. Đồng thời tìm hiểu khái quát về quá trình hình thành và phát triển thơ Thái Nguyên… Từ đó đi sâu vào tìm hiểu ba nhà thơ Thái Nguyên và quá trình sáng tác thơ của họ. 1.1. Khái niệm văn hóa, văn học 1.1.1. Khái niệm văn hóa Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo ra và chi phối toàn bộ hoạt động của con người. Với vai trò quan trọng của mình, văn hóa đã trở thành một trong những đối tượng được nghiên cứu nhiều nhất của khoa học nhân văn. Thêm vào đó, văn hóa là một khái niệm rất phức tạp cho nên luôn tạo ra những cuộc tranh luận hết sức phong phú. Trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, sự khác nhau này tùy thuộc vào góc độ, phương diện mà người nghiên cứu muốn nhấn mạnh. Theo thống kê, hiện nay có gần 500 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Tuy nhiên, ở đề tài này của mình, chúng tôi lựa chọn sử dụng khái niệm văn hóa của một số nhà nghiên cứu tiêu biểu là Trần Ngọc Thêm, Đào Duy Anh, Hồ Chí Minh và của UNESSCO làm nền tảng cơ sở. Trần Ngọc Thiêm trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam đã đưa ra định nghĩa: "Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội" [80;10]. Đây là định nghĩa được nhiều nhà nghiên cứu nhắc đến và lựa chọn làm công cụ đắc lực trong việc tìm hiểu văn hóa. Cũng từ khái niệm đó mà Vũ Ngọc Thêm đã đưa ra hệ thống cấu trúc văn hóa bao gồm bốn tiểu hệ cơ bản là: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và văn hóa ứng xử với môi trường xã hội. 9
  17. Đào Duy Anh trong cuốn Văn hóa là gì? (1945) đã nhắc đến mối quan hệ giữa văn hóa với sinh hoạt đồng thời phân tích sâu sắc mối quan hệ này để từ đó đi đến quan niệm "Văn hóa là phương thức sinh hoạt". Với cách tiếp cận này, ông đã đề cập đến phạm vi rất rộng của văn hóa, bao hàm tất cả các phương diện sinh hoạt của con người, từ sinh hoạt vật chất, sinh hoạt tinh thần đến sinh hoạt xã hội. Cái sinh hoạt mà nhà nghiên cứu dùng để chỉ văn hóa ở đây không phải là những sinh hoạt bình thường trong cuộc sống hàng ngày mà là những sinh hoạt mang tính chất sáng tạo. Ông cho rằng tất cả những sáng tạo đó đã kết tinh thành những giá trị văn hóa của dân tộc, của nhân loại. Từ quan niệm đó, ông đi đến định nghĩa: "Văn hóa là những giá trị biểu hiện cuộc sinh hoạt mạnh mẽ của loài người trong cả phương diện vật chất, tinh thần và xã hội". Nó bao gồm: hình thái kinh tế, hình thái chính trị, pháp luật, binh chế, giáo dục, ngôn ngữ, văn tự, văn học, nghệ thuật, phong tục, tập quán... Như vậy, Đào Duy Anh đã xác định được cấu trúc của văn hóa, mặc dù cách phân chia còn khá đơn giản nhưng nó vẫn có một ý nghĩa khá lớn trong giai đoạn ở nước ta chưa có chuyên ngành lý luận văn hóa. Đặc biệt khi tìm hiểu khái niệm văn hóa của các nhà nghiên cứu, chúng tôi phát hiện ra có một điểm khá thú vị là giữa hai nhà nghiên cứu Đào Duy Anh và Hồ Chí Minh có sự gặp gỡ nhau trong khái niệm văn hóa. Hồ Chí Minh cho rằng: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi hình thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn". Ở nước ngoài, theo thời gian, khái niệm văn hóa được mở rộng và được E.Tylor đưa vào trong cuốn sách "Văn hóa nguyên thủy" (1871). Sau khái niệm của E.Tylor đã có rất nhiều định nghĩa về văn hóa được đưa ra, mỗi định nghĩa lại phản ánh một cách nhìn, một cách đánh giá khác nhau. Trong số đó, định nghĩa của UNESCO được đánh giá là có tính khái quát cao: "Văn hóa là tổng hợp các hệ thống bao gồm các mặt tình cảm, tri thức, vật chất, tinh thần của xã hội. Văn hóa không thuần túy bó hẹp trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật mà còn bao hàm cả 10
  18. phương thức sống, những quyền cơ bản của con người, truyền thống, tín ngưỡng" [dẫn theo cuốn Hướng tới một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, 78;18]. Đây là định nghĩa mang tính tổng quát, nó nhấn mạnh đến tính riêng biệt của mỗi nền văn hóa nhưng cũng đảm bảo mang đầy đủ nội hàm định nghĩa về văn hóa. Qua những định nghĩa trên, chúng ta có thể nhận thấy văn hóa không phải là một lĩnh vực riêng biệt. Đó là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và phục vụ cho sự phát triển của xã hội. Văn hóa đã cấu tạo nên một hệ thống các giá trị truyền thống, thẩm mĩ và lối sống mà từng dân tộc dựa vào đó để khẳng định bản sắc riêng của mình. 1.1.2. Khái niệm văn học Văn học là một loại hình sáng tác, tái hiện những vấn đề của đời sống xã hội và con người. Trong đó phương thức sáng tạo của văn học được thông qua sự hư cấu và nội dung các đề tài được thể hiện qua ngôn ngữ. Văn học có nhiều thể loại khác nhau như: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kịch bản, lý luận phê bình. Văn học có lịch sử phát triển từ lâu đời từ văn học dân gian (truyền miệng) đến văn học viết. Văn học là một bộ phận quan trọng của văn nghệ. Xét theo nghĩa rộng thì văn học chính là thuật ngữ dùng để gọi chung cho mọi hành vi ngôn ngữ nói - viết và các tác phẩm ngôn ngữ, bao gồm cả những tác phẩm được xếp vào loại chính trị, triết học, tôn giáo. Như vậy theo nghĩa rộng thì văn học chính là văn hóa. Xét theo nghĩa hẹp thì văn học lại là văn hóa - nghệ thuật mà chúng ta vẫn thường dùng hiện nay. Nó bao gồm tất cả những tác phẩm ngôn từ được sáng tác bằng hư cấu và tưởng tượng. Như vậy, nếu chúng ta hiểu văn học theo nghĩa hẹp thì những tác phẩm về chính trị, tôn giáo, triết học lại nằm ngoài phạm trù này. Nói cách khác, văn học hiểu theo nghĩa hẹp chính là văn chương. Văn học chính là một hình thái ý thức xã hội thẩm mỹ. Văn học được bắt nguồn từ đời sống, phản ánh mọi khía cạnh của đời sống hay bày tỏ một quan điểm, một lập trường đối với đời sống, một sự việc, hiện tượng, số phận trong xã hội. Theo định nghĩa của Từ điển thuật ngữ văn học: văn học là sự phản ánh đời sống xã hội, thể hiện nhận thức và sự sáng tạo của con người. Văn học lấy con người làm đối tượng nhận thức trung tâm. Văn học nhận thức con người 11
  19. với toàn bộ tính tổng hợp, toàn vẹn, sống động trong các mối quan hệ đời sống phong phú và phức tạp của nó. Văn học xây dựng những hình tượng nghệ thuật có khả năng tác động vào trí tuệ, vào liên tưởng của con người. Do đó, văn học có thể phản ánh quá trình vận động không ngừng của đời sống trong không gian và thời gian ở bất cứ giới hạn nào. 1.1.3. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học Giữa văn học và văn hóa có mối quan hệ hữu cơ, mật thiết với nhau. Văn học, nghệ thuật cùng với triết học, chính trị, tôn giáo, phong tục, tập quán, đạo đức, lễ nghi... là những bộ phận cấu thành nên văn hóa. Nếu như văn hóa là sự biểu hiện của những quan niệm hay cách ứng xử của con người đối với tự nhiên hoặc với một vấn đề của xã hội thì văn học lại là những tác phẩm lưu giữ lại những biểu hiện đó một cách sinh động nhất. Để có thể có được những đặc trưng riêng biệt, những giá trị riêng trong văn hóa của từng quốc gia, dân tộc thì mỗi dân tộc, mỗi đất nước trên thế giới phải trải qua một quá trình hình thành lâu dài với những sáng tạo, chọn lọc và đấu tranh thật sự nghiêm túc. Văn học vừa thể hiện con đường đấu tranh, quá trình hình thành vừa là nơi khẳng định những giá trị văn hóa đã được định hình, chọn lựa. Văn học biểu hiện văn hóa cho nên có thể coi văn học chính là tấm gương độc đáo của văn hóa. Trong các tập thơ, ta tìm thấy hình ảnh văn hóa qua ngòi bút tái hiện của nhà thơ. Tác phẩm nào cũng ra đời trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể, trong những bối cảnh văn hóa khác nhau. Vì thế, văn học mỗi thời kì đều mang hơi thở văn hóa đặc trưng của giai đoạn mà nó trải qua và tồn tại. Bản thân nhà thơ với thế giới nghệ thuật của mình là một sản phẩm văn hóa. Như đã nói, nền văn học nào cũng được ra đời trong bối cảnh văn hóa nhất định. Nó chi phối cách nhìn thực tại, quan niệm sáng tác của nhà thơ nên trong các trang thơ của mỗi người, ta đều thấy thấp thoáng bóng dáng của văn hóa qua từng câu văn, hình ảnh. Chính không gian văn hóa này chi phối cách xử lí đề tài, thể hiện chủ đề, nội dung, cách xây dựng nhân vật, sử dụng thủ pháp nghệ thuật… trong quá trình sáng tác để làm nổi bật thông điệp, tư tưởng của tác giả cùng như phản ánh một phần tính chất của xã hội. Đồng thời, văn hóa cũng chi phối đến hoạt động nhận thức, cảm thụ và đánh giá trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học của độc giả. 12
  20. Như vậy, các tác phẩm văn học được coi là những cơ sở, những dữ liệu đáng tin cậy để nghiên cứu về các đặc trưng văn hóa của một dân tộc trong một thời đại nào đó. Chẳng hạn, nghiên cứu về các tiểu thuyết của nhóm Tự lực văn đoàn hay các bài thơ của các nhà thơ trong phong trào Thơ Mới chúng ta biết được có sự xâm nhập của văn hóa phương Tây vào Việt Nam đầu thế kỉ XX. Tuy nhiên, chúng ta sẽ thật sai lầm nếu như chỉ cho rằng mối quan hệ giữa văn hóa và văn học là mối quan hệ một chiều: văn học chỉ là tấm gương phản chiếu những biểu hiện của văn hóa. Bởi nếu coi như vậy thì sẽ vô hình chung làm cho văn hóa xóa mờ, nuốt chửng những giá trị riêng của văn học. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học không phải là mối quan hệ một chiều, đơn nhất mà nó là mối quan hệ hai chiều, song song. Tức là nếu như văn hóa chi phối đến quá trình sáng tác, tiếp nhận và sự phát triển của văn học thì ngược lại, văn học cũng tác động trở lại đến văn hóa. Bằng nghệ thuật ngôn từ, các nhà văn, nhà thơ trong các tác phẩm văn học của mình đã lên án, đấu tranh quyết liệt đối với những biểu hiện lỗi thời, cổ hủ không còn phù hợp với thời đại hay vi phạm nghiêm trọng đến nhân quyền của con người. Đồng thời khẳng định, cổ vũ, động viên, kêu gọi duy trì những giá trị văn hóa tiến bộ, nhân bản. Bao giờ cũng vậy, từ xưa đến nay, dù phản ứng trước những biểu hiện văn hóa tiêu cực hay cổ vũ cho sự tiếp biến của những yếu tố văn hóa tích cực thì những nhà văn, nhà thơ cũng là những người đi tiên phong đầu tiên. Xuất phát từ mối quan hệ qua lại giữa văn hóa và văn học mà xu hướng tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa được coi là một hướng tiếp cận cần thiết và có nhiều triển vọng. Cách tiếp cận này giúp chúng ta hiểu sâu hơn, lý giải toàn diện hơn những gì được đề cập trong tác phẩm. Nói một cách đơn giản, tìm hiểu văn học dưới góc nhìn văn hóa thực chất là việc chúng ta đặt tác phẩm văn học đó trong một không gian văn hóa với những đặc trưng cơ bản, những đặc trưng đó đã được thẩm thấu, ẩn hiện trong thế giới nghệ thuật của nhà văn. Có hai xu hướng thẩm thấu của văn hóa trong văn học: một là những giá trị văn hóa truyền thống được lưu truyền từ lâu đời, từ thế hệ này sang thế hệ khác như một mạch nước ngầm cứ rì rầm chảy suốt, không ngừng dần dần thấm vào trong cách cảm, cách nghĩ, cách sử dụng ngôn từ hay cách ứng xử... 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2