intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú từ góc nhìn phân tâm học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:115

65
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn "Tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú từ góc nhìn phân tâm học" là góp phần soi sáng thêm những giá trị tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của cây bút văn xuôi hiện đại này. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú từ góc nhìn phân tâm học

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC DƯƠNG THÚY HẰNG TIỂU THUYẾT NGUYỄN ĐÌNH TÚ TỪ GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2017
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC DƯƠNG THÚY HẰNG TIỂU THUYẾT NGUYỄN ĐÌNH TÚ TỪ GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã ngành: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh THÁI NGUYÊN - 2017
  3. i LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của Khoa Văn – Xã hội, Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên và được sự đồng ý của người hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh, tôi đã thực hiện đề tài: “Tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú từ góc nhìn phân tâm học”. Bản Luận văn được hoàn thành bằng sự nỗ lực và cố gắng của bản thân trong suốt thời gian từ khi nhận đề tài đến khi kết thúc vào tháng 6 năm 2017. Trong suốt quá trình viết Luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và hướng dẫn chu đáo của PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh. Tôi cũng nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất của các thầy giáo, cô giáo khoa Văn- Xã hội, trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên để Luận văn được hoàn thành đúng thời hạn. Đồng thời, tôi cũng nhận được sự động viên, chia sẻ của gia đình, bạn bè đồng nghiệp, hỗ trợ tôi rất nhiều về mặt tinh thần. Cho phép tôi bày tỏ lòng tri ân tới PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh và lời cảm ơn sâu sắc tới các quý vị! Thái Nguyên, tháng 6 – 2017 Học viên: Dương Thúy Hằng
  4. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Thái Nguyên, tháng 6-2017 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Dương Thúy Hằng
  5. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu ................................................................ 7 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 8 5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 9 6. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 9 7. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 9 Chương 1. PHÂN TÂM HỌC VÀ TIẾP CẬN TIỂU THUYẾT NGUYỄN ĐÌNH TÚ TỪ GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC ....................... 11 1.1. Khái lược lý thuyết phân tâm học ........................................................... 11 1.1.1. Phân tâm học của S.Freud .................................................................... 11 1.1.2. Phân tâm học của Jung (còn được gọi là Tâm phân học) ................... 16 1.2. Phân tâm học với nghiên cứu, phê bình văn học .................................... 19 1.3. Dấu ấn phân tâm học trong tiểu thuyết của một số nhà văn trẻ Việt Nam đương đại (Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương…) ................................ 21 1.4. Dấu ấn phân tâm học trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú ...................... 25 1.4.1. Tiểu sử và quá trình sáng tác của Nguyễn Đình Tú ............................ 25 1.4.2. Ảnh hưởng từ phân tâm học trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú ........ 28 Tiểu kết chương 1 ......................................................................................... 31 Chương 2. DẤU ẤN PHÂN TÂM HỌC QUA CÁI NHÌN VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN ĐÌNH TÚ ......................................................................................................................... 32 2.1. Dấu ấn Phân tâm học trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú qua cái nhìn hiện thực .......................................................................................................... 32
  6. iv 2.1.1. Không gian hiện thực đặc biệt - nơi hình thành những ẩn ức cá nhân 32 2.1.2. Không gian hiện thực của tiềm thức và giấc mơ - nơi chứa đựng Những ẩn ức, mặc cảm, nỗi đau con người...................................................35 2.1.3. Không gian hiện thực tâm linh, phi lí - nơi cứu rỗi tâm hồn con người ......................................................................................................................... 39 2.2. Dấu ấn Phân tâm học qua cái nhìn con người trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú ........................................................................................................... 43 2.2.1. Con người bản năng trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú ..................... 44 2.2.2. Con người ẩn ức, mặc cảm, cô đơn trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú ......................................................................................................................... 55 2.2.3. Con người thần kinh, đa nhân cách trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú . 63 Tiểu kết Chương 2 ........................................................................................ 67 Chương 3. DẤU ẤN PHÂN TÂM HỌC TRONG NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT NGUYỄN ĐÌNH TÚ ................................................................... 68 3.1. Biểu tượng nghệ thuật mang dấu ấn Phân tâm học trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú ............................................................................................. 68 3.2. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật nghiêng về thế giới vô thức của nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú .................................................. 70 3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu mang dấu ấn Phân tâm học trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú ............................................................................................. 74 3.3.1. Ngôn ngữ miêu tả hoạt động tính dục .................................................. 74 3.3.2. Giọng điệu ............................................................................................ 79 Tiểu kết chương 3 ......................................................................................... 93 KẾT LUẬN .................................................................................................... 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Văn xuôi đương đại ngày càng xuất hiện những gương mặt trẻ, tiêu biểu, gây được tiếng vang và sự quan tâm, chú ý của giới phê bình cũng như bạn đọc. Tuy nhiên, những tác phẩm trẻ trung ấy vừa xuất hiện và còn nóng hổi tính thời sự nên thành tựu nghiên cứu về chúng vẫn còn khiêm tốn. Bởi thế, việc nghiên cứu những tác phẩm của họ là cần thiết để góp phần đánh giá một cách toàn diện về diện mạo nền văn xuôi Việt Nam hiện đại thế kỉ XXI. 1.2. Nguyễn Đình Tú là cây bút thuộc thế hệ 7x, từ rất sớm nhà văn này đã có ý thức đi theo con đường chuyên nghiệp. Anh còn là một cây bút đa tài, sáng tác ở nhiều đề tài, nhiều thể loại khác nhau, từ truyện ngắn đến tiểu thuyết, từ văn học thiếu nhi đến văn học về giới trẻ, về chiến tranh… Và ở thể loại nào, tác phẩm của anh cũng để lại những dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả. Tuy nhiên, trong quá trình tìm tòi, đổi mới “đứa con tinh thần” của mình, tác phẩm Nguyễn Đình Tú luôn tạo nên những luồng dư luận nhiều chiều, khen có, chê có, thích thú có, ghê sợ có… Bởi vậy mà các tác phẩm của Nguyễn Đình Tú luôn “nóng hổi” tính thời sự và có sức hút đối với người nghiên cứu. 1.3. Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI đã xuất hiện nhiều xu hướng đổi mới, cách tân cả về mặt nội dung và hình thức. Để đánh giá một cách sâu sắc, toàn diện đặc điểm, thành tựu và hạn chế của thể loại văn học này cần áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu. Trong số đó, hướng tiếp cận văn chương từ góc nhìn phân tâm học ngày càng được chú ý. Đặt tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú dưới ánh sáng phân tâm học, người viết có cơ sở khoa học để soi sáng các giá trị, chỉ ra các ưu điểm, nhược điểm trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú. Từ đó nhằm đánh giá sáng tác của ông một cách toàn diện và sâu sắc hơn. Tuy nhiên, đây là một công việc hết sức khó khăn
  8. 2 bởi bản thân lý thuyết Phân tâm học không dễ thấu hiểu và chưa được vận dụng phổ biến trong nghiên cứu văn chương ở nước ta. Vì những lí do trên, người viết lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú từ góc nhìn Phân tâm học” với mong muốn góp phần khám phá và luận giải về những vấn đề về nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Các công trình nghiên cứu văn học từ góc nhìn Phân tâm học ở Việt Nam Phân tâm học đã được đưa vào nghiên cứu văn học ở Việt Nam từ khá sớm qua các công trình: Chuyên luận về Hồ Xuân Hương Thân thể và văn tài (1936) của Nguyễn Văn Hanh, bài viết Cái ám ảnh của Hồ Xuân Hương của Trương Tửu. Chuyên luận Hồ Xuân Hương – Hoài niệm phồn thực (1995) của Đỗ Lai Thuý. Đi tìm ẩn ngữ trong thơ Hoàng Cầm, Đáp lời con quái vật Sphinx hay Ngọn nguồn sáng tạo thơ Xuân Diệu… in trong tập Bút pháp của ham muốn, Phân tâm học và văn hoá nghệ thuật, Phân tâm học và văn hoá tâm linh cũng là những công trình có tính ứng dụng cao của Đỗ Lai Thuý. Phân tâm học trong nghiên cứu văn học (bài giảng của Evelyne Grossman, GS Văn học Pháp đương đại ĐH Pari, Nguyễn Thị Từ Huy dịch), Phân tâm học và nghiên cứu, phê bình văn học nghệ thuật (bài báo khoa học của Lê Đình Cúc, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam), Phân tâm học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam (đề tài khoa học cấp Đại học của Cao Thị Hồng), Phân tâm học văn bản và phê bình văn học (bài báo khoa học của Đoàn Anh Dương, Viên khoa học)... Ngoài ra, trong phạm vi các trường Đại học cũng xuất hiện một số công trình nghiên cứu văn học từ lý thuyết Phân tâm học dưới dạng các khoá luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ.
  9. 3 2.2. Những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú Bàn về các tác phẩm cụ thể là Nháp, Kín, Phiên bản và Hoang tâm người viết xin trích dẫn lại một số ý kiến tiêu biểu. Cụ thể là các bài viết: Nháp - tiểu thuyết mới của Nguyễn Đình Tú (Lương Giang), Nháp hay là một sự xới xáo đáng trân trọng (Hoàng Anh), Nháp, từ một cuộc sống phàm phũ đến dự cảm văn chương (Đình Khôi), Nháp hay là sự yếm thế tâm hồn (Hoài Hương), Nháp và nỗi cô đơn khi… sex (Lương Nguyên), Nháp hay văn chương dành cho giới trẻ? (Mai Đình Khôi). Xoay quanh tác phẩm này đã có những cuộc bút chiến nảy lửa. Trong bài viết “Nháp - sự tha hóa và vỏ bọc tri thức”, Bùi Công Thuấn đã lấy dẫn chứng một số ý kiến nhận xét về Nháp: “Tiểu thuyết Nháp của Tú đúng là tác phẩm mới ở dạng nháp thôi. Nó là cuốn trung bình non, có gì mà ầm ĩ lên thế” (Lê Tự). “Chu Lai hiểu thực chất cuốn tiểu thuyết này như thế nào. Nhưng ông này không đủ dũng cảm để nói thẳng, bởi thế ông phải dùng một loại ngôn ngữ hỏa mù. Nhưng Chu Lai là người không giỏi thao tác loại ngôn từ này nên mới viết như thế. Xin tác giả Nháp bình tĩnh và thành công trong tác phẩm tới và nên quên đi những lời giới thiệu vô thưởng vô phạt như thế này” (Ngô Hoàng Lễ). Bùi Công Thuấn đã phân tích cái vỏ bọc tri thức trong tác phẩm để đi đến nhận xét: “Nếu như trước đây những cuốn như Bảy đêm khoái lạc, Cô giáo Thảo bị coi là đồi trụy, bị truy quét thì Nháp còn đồi trụy gấp nhiều lần những cuốn sách truyền tay nhau ấy chỉ vì nó được khoác cái vỏ “tư tưởng” và vỏ trí thức khiến cho người ta phải lưỡng lự khi kết luận về nó, không biết nó là một tác phẩm tư tưởng hay một cuốn sách đồi trụy. Sự độc hại nguy hiểm của Nháp chính là ở chỗ lập lờ ấy” [110]. Bên cạnh những ý kiến phê phán là tiếng nói khẳng định. Võ Thị Xuân Hà đánh giá: “Nháp không chỉ là một thông điệp lạnh lùng, Nháp không chỉ có sex và giết người” [44]. Hay một số bài viết như: Một cách nhìn khác về
  10. 4 Nháp (Trần Tố Loan), Nháp không phải là một cuốn tiểu thuyết suy đồi (Nga Sơn), Phản biện sex trong Nháp của Nguyễn Đình Tú (Lê Nhật Tăng). Nhà phê bình Văn Giá có lời nhận xét: “Đọc Nháp, tôi cho rằng ít nhất Nguyễn Đình Tú làm được việc rất quan trọng của tiểu thuyết: Thứ nhất, tiểu thuyết có tư tưởng và thứ hai, nói được về thế hệ của chính anh trong xã hội hiện nay” [39]. Đoàn Minh Tâm đánh giá Nháp có bốn cái mới như sau: “Một là ngôn ngữ, hai là độ mở, ba là cách xây dựng nhân vật và bốn là tính giải trí. Tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú có chất luật, chất lính biểu hiện ở tính hình sự điều tra”. “Xây dựng kiểu nhân vật thần kinh là bước nỗ lực lớn của Nguyễn Đình Tú trong việc làm mới chính mình” [106]. Đối với tiểu thuyết Phiên bản, cuốn tiểu thuyết đoạt giải B Cuộc thi sáng tác tiểu thuyết, truyện và kí vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống (giai đoạn 2007 - 2010) do Bộ Công an phối hợp với Hội Nhà văn tổ chức, Đoàn Ánh Dương khẳng định: “Nguyễn Đình Tú không lập hồ sơ tội phạm bằng án tích mà chủ yếu bằng thương tích”. Ông cho rằng: “Nguyễn Đình Tú không chú ý đi sâu vào xây dựng tình huống, những tình tiết giàu kịch tính, những hình ảnh li kỳ, gay cấn giống như những tác phẩm trinh thám của nhân vật, thái độ, xúc cảm của nhân vật trong cái nhìn hồi cố” [28]. Phiên bản còn nhận được những đánh giá, nhận xét ở nhiều bình diện, nhiều vấn đề qua các bài viết như: Phiên bản hay tính thiện và tính ác trong một con người của Ma Văn Kháng, Phiên bản, những mảng tối của cuộc đời của Nghiêm Tuấn, Phiên bản của bạo lực và tính người của Giang Nam và Hoài Hương với bài viết Nhà văn Nguyễn Đình Tú, tiểu thuyết Phiên bản: tội ác mang khuôn mặt đàn bà. Đến 2010, khi Kín ra đời thì cuốn sách dày hơn 400 trang này lại đi sâu, bóc tách, lí giải chân dung lớp trẻ đương đại. Cuốn tiểu thuyết này tiếp tục tạo nên sóng gió trên văn đàn. Nhà văn Nguyễn Hữu Quý không đánh giá
  11. 5 cao tác phẩm. Trong bài “Kín có bột chưa gột nên hồ”, ông nhận xét: “Vốn sống, tư liệu là chất liệu quan trọng nếu không muốn nói là chủ yếu làm nên tác phẩm, điều ấy ai cũng biết. Nhưng để những cái đó trở thành nhân vật, chi tiết, không gian sinh động trong tiểu thuyết thì chẳng phải dễ dàng gì, nó đòi hỏi sự đầu tư rất lớn về tài trí, tâm sức của người cầm bút. Nếu không cao tay, không nôn nóng vội vã, đôi khi có bột rồi ta cũng không gột nên hồ. Vốn sống, tư liệu chỉ là thứ quặng thô, muốn thành sản phẩm tinh phải qua sàng lọc, chế biến nghiêm ngắn với những công nghệ tiên tiến hiện đại càng có chất lượng cao. Kín chưa phải là một sản phẩm tinh xảo, mới lạ”. [91]. Bên cạnh đó lại có rất nhiều ý kiến bênh vực tác phẩm. Đối thoại với Nguyễn Hữu Quý, Phí Thùy Hương cho rằng: “Trong mặt bằng tiểu thuyết hôm nay, thiết nghĩ, với việc công bố Kín, Nguyễn Đình Tú đã cho ra đời một tác phẩm ấn tượng. Theo cách nói của Nguyễn Hữu Quý, chất liệu trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú là thứ bột nhưng chưa gột nên hồ. Chúng tôi lại thấy ngược lại, rằng Nguyễn Đình Tú đã làm nên thứ bánh có chất lượng, nói theo ngôn ngữ kinh doanh tức là có thương hiệu riêng và được người tiêu dùng ủng hộ” [61]. Lê Quốc Hiếu cũng nhận định “Kín là cảm thức về thân phận lạc loài, hoang hoải của Nguyễn Đình Tú” [51]. Nhà nghiên cứu Inrasara còn dự cảm “Kín chấm dứt một hành trình, mở ra một hành trình khác” [65] trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Tú. Với lối viết độc đáo, mới lạ, “không giống ai”, Nguyễn Đình Tú đã mở ra cho mình một hướng đi riêng trong làng văn, có lẽ vì vậy mà tác phẩm của anh luôn có những ý kiến trái chiều, khen rất nhiều nhưng chê cũng không ít. Đến nay, xoay quanh tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú không chỉ dừng lại ở những lời giới thiệu, những bài viết ngắn nêu ý kiến tranh luận, đánh giá của các nhà văn, giới phê bình, một số công trình nghiên cứu bài bản, có hệ thống, quy mô và chất lượng dưới dạng khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ đã làm rõ
  12. 6 nhiều khía cạnh về nội dung cũng như nghệ thuật của tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú như: khóa luận tốt nghiệp của Trần Thị Thùy “Ngôn từ nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú”, nó đã phân tích, kiến giải mối quan hệ giữa ngôn từ tiểu thuyết và cảm quan về thế giới quan của nhà văn. Luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Bình với đề tài “Tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú”, trong đó khảo sát một số phương diện nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú. 2.3. Một số ý kiến liên quan trực tiếp đến đề tài Trong tham luận trình bày tại Hội thảo “Văn học đương đại dưới cái nhìn Phân tâm học”, bài viết Yếu tố kì ảo trong Nháp của Nguyễn Đình Tú từ góc nhìn Phân tâm học đã phân tích và lý giải những chi tiết nghệ thuật bằng lý thuyết của Freud: “Nói như Freud, chấn thương là nguồn gốc của mọi sự bấn loạn về tinh thần. Mọi thương tổn đều có thể gây ra những rối loạn, ám ảnh, hằn sâu trong tâm hồn mỗi người. Sự mặc cảm lan tỏa như một thứ bóng đen gặm nhắm, bào mòn. “Nháp” không thiếu những mặc cảm như thế. Đó là những thương tổn trong quá khứ, day dẳng trong hiện tại buộc con người đi về trong nỗi sợ hãi, và cô đơn ghê gớm. Để chạm vào những lo âu, đau đáu trong vô thức, hay chập chờn của nỗi sợ, Nguyễn Đình Tú lồng vào đó những yếu tố kỳ ảo. Khi con người mất niềm tin, họ thường hay trốn vào siêu hình, họ muốn tìm một nơi ẩn náu. Yếu tố kỳ ảo xuất hiện như một sợi dây mong mảnh giữ lấy tâm hồn người, níu lại, không để họ trượt dài trong buông xuôi, vô vọng” [55]. Khoá luận tốt nghiệp “Giọng điệu tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú từ yếu tố tính dục” của Nguyễn Thị Phương Nhi, Đại học Đà Nẵng, 2012 đã bước đầu đề cập đến quan niệm của nhà văn về tình dục và sự chi phối của tính dục đến việc xây dựng nhân vật và lựa chọn giọng điệu trong các tiểu thuyết. Bài viết Những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của tiểu thuyết Nháp của Đoàn Minh Tâm
  13. 7 cũng đề cập đến việc nhà văn vận dụng Phân tâm học trong xây dựng nhân vật: “Cùng với việc miêu tả nhân vật trong một “lát cắt cuộc sống đủ dài” mà chúng tôi vừa đề cập ở trên, Nguyễn Đình Tú có bước thay đổi lớn lao khi lần này anh miêu tả, xây dựng kiểu nhân vật tâm thần (được hiểu là lệch chuẩn về tâm sinh lý). Dựa trên nguyên lý khá nổi tiếng của một nhà phân tâm học: Mọi người đều là người điên, duy chỉ có người điên là giống họ hơn chúng ta mà thôi, Nguyễn Đình Tú đã phác thảo nhiều chân dung những con bệnh thần kinh mà tiêu biểu là Thạch và Nguyễn Toàn. Điểm khác biệt giữa hai nhân vật này với các nhân vật như Bạch Đàn hay Minh Việt (trong hai tiểu thuyết trước) là ở chỗ tuy cùng gặp bất hạnh trong cuộc sống nhưng bất hạnh của họ không chịu tác động lớn của nhân tố bên ngoài - tức là do hoàn cảnh sống đưa đẩy. Bất hạnh của Thạch và Nguyễn Toàn ở dạng hoàn toàn khác. Nó có nguồn gốc tự bản thân họ. Họ phải chống chịu với những ý nghĩ, những ham muốn bản năng - mà ý chí, lương tâm - biết là lệch lạc đang ngày đêm hiện hữu nơi xác thân” [106]. Như vậy, ta có thể thấy các bài viết, các công trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở việc phân tích yếu tố tính dục chứ chưa đi sâu vào bản thể tinh thần và mới đề cập đến một tác phẩm cụ thể mà chưa có sự tìm tòi, nghiên cứu toàn diện các tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú từ góc nhìn Phân tâm học. Với những lý do trên, người viết lựa chọn đề tài này với hi vọng góp một cái nhìn thấu triệt hơn về tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú từ góc nhìn Phân tâm học. 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 3.1. Đối tượng Dấu ấn phân tâm học qua cái nhìn về con người và hiện thực cuộc sống trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú. 3.2. Mục tiêu nghiên cứu
  14. 8 Thông qua tìm hiểu dấu ấn Phân tâm học trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú, luận văn góp phần soi sáng thêm những giá trị tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của cây bút văn xuôi hiện đại này. 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ - Khái lược lý thuyết phân tâm học và việc vận dụng phân tâm học vào phân tích tác phẩm văn học ở Việt Nam. - Từ góc nhìn Phân tâm học, làm sáng tỏ những đóng góp riêng biệt của Nguyễn Đình Tú qua cái nhìn nghệ thuật về hiện thực và con người. - Phân tích sự chi phối của thuyết Phân tâm học trong những sáng tác của Nguyễn Đình Tú. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu văn học từ góc nhìn Phân tâm học: khái lược hệ thống lý thuyết Phân tâm học, từ đó soi chiếu sự ảnh hưởng của lý thuyết này đối với tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú. - Phương pháp tổng hợp: Người viết tiếp cận văn bản tác phẩm Nguyễn Đình Tú, phân tích các chi tiết sự kiện... để đi đến hình thành và xác lập luận điểm khoa học về dấu ấn Phân tâm học trong các sáng tác đó một cách thống nhất. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành (Văn hóa học, Xã hội học): nghiên cứu ảnh hưởng của nó đối với sáng tác và phê bình văn học trong đó trực tiếp nghiên cứu ở tác phẩm Nguyễn Đình Tú. - Phương pháp so sánh đồng đại lịch đại: trong những trường hợp cần thiết, người viết sử dụng phương pháp so sánh để tìm thấy sự khác biệt trong
  15. 9 cách phản ánh hiện thực và con người của Nguyễn Đình Tú với các nhà văn cùng thời và trước đó. - Phương pháp thi pháp học. 5. Phạm vi nghiên cứu - Luận văn tập trung nghiên cứu bốn tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú: Nháp (2008, Nxb Thanh niên), Kín (2010, Nxb Văn học), Phiên bản (2011, Nxb Văn học), Hoang tâm (2013, Nxb Hội Nhà văn). - Ngoài ra luận văn còn so sánh, mở rộng tới những dấu vết của phân tâm học trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh hay trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp,… 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Phân tâm học và tiếp cận tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú từ góc nhìn phân tâm học Chương 2: Dấu ấn Phân tâm học qua cái nhìn về hiện thực và con người trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú Chương 3: Dấu ấn Phân tâm học trong nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú. 7. Đóng góp của luận văn - Góp thêm cái nhìn mới mẻ về tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú và về quan niệm nghệ thuật của nhà văn này về hiện thực và con người. - Tiếp cận tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú từ một góc nhìn khác, góc nhìn Phân tâm học, từ đó lý giải các vấn đề về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Nguyễn Đình Tú.
  16. 10 - Đánh giá những đóng góp cũng như vị trí của tác giả trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại nói riêng và trong nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung.
  17. 11 Chương 1 PHÂN TÂM HỌC VÀ TIẾP CẬN TIỂU THUYẾT NGUYỄN ĐÌNH TÚ TỪ GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC 1.1. Khái lược lý thuyết phân tâm học 1.1.1. Phân tâm học của S.Freud Được mệnh danh là “Newton của tâm hồn” với câu nói đầy ấn tượng: “Cái tôi không phải người chủ trong nhà của mình” cùng mong muốn được vĩ đại như Anhxtanh, Copernic và Darwin, nhà triết học người Áo Sigmund Freud (1856 - 1939) đã sáng lập ra Phân tâm học - một trường phái tư tưởng hiện đại về lĩnh vực tâm lý học vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Ngay từ khi ra đời, Phân tâm học đã thực sự gây choáng váng giới học thuật, thậm chí, lúc bấy giờ người ta còn nói đến nó như một cuộc cách mạng về tư duy trong triết học hiện đại. Ở thế kỉ XV - XVI, chủ nghĩa nhân văn Phục hưng ra đời ở nhiều nước đã mở đầu cho thời kì quá độ từ chế độ phong kiến lên tư bản chủ nghĩa ở châu Âu gắn liền với lý tưởng đấu tranh cho con người được phát triển tự do, được tôn trọng, đề cao, được thoả mãn nhu cầu vật chất, tinh thần và con người cá nhân được giải phóng. Cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỉ XIX cùng những phát minh mới về hình ảnh, các loại sách báo về tình dục đã làm thay đổi quan niệm của con người. Song song với sự phát triển của kinh tế cùng những khát vọng tự do cá nhân thì trong đời sống tinh thần xã hội tư bản cũng xuất hiện những mâu thuẫn hết sức gay gắt giữa một bên là những quan niệm truyền thống đã ăn sâu vào nếp nghĩ không thể xoá bỏ của loài người với một bên là những tư tưởng, quan niệm mới nhằm giải phóng con người. Vì lẽ đó, bản thân cá nhân luôn phải sống trong sự đấu tranh nội tâm giằng xé, dễ dẫn đến nảy sinh sự ức chế trong hoạt động tinh thần, đặc biệt lại là sự ức chế tình dục. Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX cũng
  18. 12 là thời kì bão táp của các cuộc cách mạng và chiến tranh thế giới, nước Áo- quê hương của Freud cũng bị cuốn vào vòng xoáy đó: cái chết, sự đói nghèo, đau khổ, mất mát đe doạ cuộc sống thể xác và tinh thần của mỗi con người, những căn bệnh tâm lý luôn có nguy cơ phát triển theo. Chính thực trạng này đã thúc đẩy những bác sĩ khoa học tâm thần đi tìm những phương pháp trị bệnh mới. Trong khi lúc bấy giờ, phương pháp thôi miên mà người ta sử dụng không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả như mong muốn. Nhận thấy sự hạn chế này, Freud đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu nhằm tìm ra phương pháp mới hiệu quả hơn. Ông cho rằng những bệnh nhân bị nhiễm bệnh nhiễu tâm - chứng bệnh tâm thần do rối loạn nhân cách dẫn đến sống trong lo sợ, lo âu, thất vọng, cuồng loạn… xuất phát từ những gì trải qua ban đầu thuở ấu thơ, phát triển trong một thời gian dài và do bản năng tính dục mạnh mẽ ức chế không được giải toả. Freud thay thế phương pháp thôi miên bằng phương pháp liên tưởng tự do, cho phép bệnh nhân trình bày các ý nghĩa trong trạng thái thư giãn tỉnh táo và thông giải các ẩn ức thuở ấu thơ, các giấc mộng để giúp bệnh nhân nhận biết một cách có ý thức các tình huống bị quên lãng, từ đó bộc lộ nguyên nhân gây bệnh. Cả quá trình nghiên cứu tâm huyết và cũng khá nhiều nhà nghiên cứu bấy giờ ủng hộ. Freud đã lập ra học thuyết Phân tâm học với tư cách là một triết học về tâm lý và nhân cách con người mà chủ đạo là vô thức và tính dục. Freud đã đưa ra triết học về thế giới tinh thần của con người với việc phát hiện ra “bộ máy tâm thần”. Ông viết: “Quá trình tâm lý chủ yếu là thuộc về tiềm thức, còn như quá trình tâm lý của ý thức chẳng qua chỉ là một động tác bộ phận được tách ra từ toàn bộ tâm linh. Chúng ta cần nhớ rằng trước nay người ta cho tâm lý là ý thức, ý thức dường như là đặc trưng của đời sống tâm lý, và tâm lý học được xem là khoa học nghiên cứu nội dung của ý thức. Cách nhìn này quá rõ ràng đến nỗi bất kì một sự phản đối nào cũng bị xem là gây rối. Nhưng mà trái lại, Phân tâm học không đề kháng thành kiến này, không thể không phủ nhận lối nói tâm lý là ý thức.
  19. 13 Phân tâm học cho rằng tâm linh có bao hàm tác dụng của tình cảm, tư tưởng, dục vọng… mà tư tưởng và dục vọng đều có thể là tiềm thức” [98, tr.265]. Nhà tâm lý học này đã nêu ra kết cấu 3 tầng của hoạt động tâm lý con người như sau: Hệ thống vô thức: là kho tàng của dục vọng bản năng sinh vật. Những bản năng và dục vọng này chất chứa những năng lượng tâm lý mạnh mẽ, phục tùng theo nguyên tắc khoái lạc và ra sức xâm lấn vào cõi ý thức để thoả mãn. Hệ thống tiềm thức (tiền ý thức, hạ ý thức): được cấu thành bởi những kinh nghiệm, làm thành bộ phận trung gian giữa hệ thống ý thức và vô thức, trong đó cất giấu lương tâm và lý tưởng cá nhân được cấu thành bởi những chuẩn tắc, quy phạm và quan niệm về giá trị, về xã hội, luân lý tôn giáo… có nhiệm vụ ngăn không cho những bản năng mạnh mẽ xâm nhập vào ý thức. Hệ thống ý thức: phục tùng nguyên tắc hiện thực, loại bỏ những bản năng và dục vọng của con người, làm cho giữa cá nhân và xã hội thường xuyên trong trạng thái đối lập. Bản năng và dục vọng bị dồn nén sẽ chuyển dần vào lĩnh vực vô thức, để bảo toàn năng lượng tâm lý, cũng có khả năng chuyển hoá thành bệnh tâm thần nếu không có lối thoát, không đủ sức chịu đựng. Nó tìm cách giải thoát để được thoả mãn qua những giấc mơ và đặc biệt hơn là thăng hoa trong những phát minh khoa học hoặc sáng tạo nghệ thuật. S.Freud đã triển khai Phân tâm học vào nghiên cứu nhiều mảng đề tài khác nhau từ con người đến văn hoá. Trong đó, tâm lý và nhân cách con người luôn là những vấn đề đáng quan tâm. Theo ông, nhân cách con người được xây dựng qua sự tương tác phức hợp giữa các xung năng với những kinh nghiệm thời niên thiếu của họ. Hành vi con người là kết quả của cách nuôi dạy, đối xử của bố mẹ khi còn ở thời tuổi nhỏ, đặc biệt trong năm năm đầu tiên của cuộc đời. Trong lý thuyết của ông, con người tiếp tục thoả mãn những mong muốn của họ theo cách mà họ tương tác với người khác trong quá khứ, hay cách mà họ thoả mãn mong muốn của mình thời thơ ấu. Những
  20. 14 vấn đề quan trọng được họ đề cập tới trong lý thuyết của Freud đó là bản năng, vô thức và cấu trúc nhân cách của con người. Về bản năng, ông cho rằng con người được sinh ra với những bản năng thuộc về vô thức. Nó bao gồm các bản năng sống (Eros) và các bản năng chết (Thanatos). Bản năng sống: bao gồm tất cả những gì liên quan đến sự tồn tại của cá nhân và tập thể như: đói khát, tình dục. Năng lượng của bản năng sống này được ghi vào libido - bản năng tình dục. Tình dục là bản năng sống mà Freud gắn vào tầm quan trọng nhất trong việc phát triển nhân cách. Nó là năng lượng của sự sống, năng lực làm chúng ta sống, hoạt động, hưởng thụ, tạo sự thăng bằng bên trong cơ thể chúng ta bằng cách làm cho con người tránh được những căng thẳng, đau đớn, thoả mãn nhu cầu của con người. Bản năng sống rất quan trọng để duy trì cuộc sống cá nhân cũng như sự tiếp tục của loài. Bản năng chết: là hệ thống năng lượng của những sinh vật sống săn đuổi liên tục một trạng thái cân bằng và chỉ có thể đạt được thông qua cái chết. Fred chủ trương mục tiêu của toàn bộ cuộc sống là cái chết, cái không sinh sống có trước cái sinh sống. Bản năng chết thể hiện khuynh hướng bất khả kháng của mọi sinh vật sống là quay về trạng thái vô cơ. Biểu hiện của bản năng chết là lặp lại một trạng thái, nỗi buồn, nỗi đau có trước nào đó. Bản năng chết còn được thể hiện ở bản năng gây gổ, bản năng huỷ diệt, đặc biệt là huỷ diệt chính bản thân mình. Bản năng chết được xem như là nền tảng của toàn bộ hành vi hiếu chiến và tàn sát như: sát nhân, tự tử, thù nghịch, tàn nhẫn, những lời thoá mạ, sự tấn công bằng vũ lực. Người có bản năng chết mạnh thường có xu hướng tự tử. Theo Freud, những tham vọng hiếu chiến, cội nguồn của những bản năng chết quan trọng ngang bằng với bản năng sống trong việc thúc đẩy hành vi con người. Trong con người luôn tồn tại hai loại bản năng có sức mạnh ngang nhau và có xu hướng chống đối nhau, một loại thúc đẩy hành động sống và
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2