intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam: Tìm hiểu hành động ngôn ngữ thuộc lớp điều khiển của nhân vật nông dân trong một số tác phẩm văn xuôi, giai đoạn 1930 - 1945

Chia sẻ: Tri Nhân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:125

25
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Nghiên cứu hành động ngôn ngữ thuộc lớp điều khiển của nhân vật nông dân trong các tác phẩm tiêu biểu, giai đoạn 1930-1945, người viết muốn góp phần làm rõ đặc điểm ngôn ngữ, đặc biệt là các hành động ở lời thuộc lớp điều khiển của nông dân, đại diện cho giai cấp bị trị ở Việt Nam thời kì trước Cách mạng tháng Tám, từ đó thấy được sự chi phối của vị thế xã hội đối với hành động nói năng của con người trong thời kì lịch sử này như thế nào.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam: Tìm hiểu hành động ngôn ngữ thuộc lớp điều khiển của nhân vật nông dân trong một số tác phẩm văn xuôi, giai đoạn 1930 - 1945

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐOÀN QUANG HUÂN TÌM HIỂU HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ THUỘC LỚP ĐIỀU KHIỂN CỦA NHÂN VẬT NÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN XUÔI GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2017
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐOÀN QUANG HUÂN TÌM HIỂU HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ THUỘC LỚP ĐIỀU KHIỂN CỦA NHÂN VẬT NÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN XUÔI GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã ngành: 60 22 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Lộc THÁI NGUYÊN - 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu khảo sát, thống kê, nghiên cứu, kết luận trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố ở bất kì công trình nào khác. Tác giả Đoàn Quang Huân i
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS. Nguyễn Văn Lộc, thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Luận văn này là kết quả của một quá trình học tập và nghiên cứu. Vì vậy, tôi xin chân thành cảm ơn đến những người thầy, người cô đã giảng dạy các chuyên đề cao học cho lớp Ngôn ngữ K23 (2015 - 2017) tại trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, người thân đã luôn ủng hộ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2017 Tác giả luận văn Đoàn Quang Huân ii
  5. MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu .................................................... 6 4. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................... 8 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 8 6. Bố cục của luận văn ......................................................................................... 9 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................ 10 1.1. Lí thuyết về hành động ngôn ngữ ............................................................... 10 1.1.1. Khái niệm hành động ngôn ngữ .............................................................. 10 1.1.2. Phân loại các hành động ở lời.................................................................. 11 1.1.3. Phát ngôn ngữ vi, biểu thức ngữ vi, động từ ngữ vi ................................ 17 1.1.4. Một số dấu hiệu đánh dấu hành động ở lời ............................................. 20 1.1.5. Hành động ở lời trực tiếp và hành động ở lời gián tiếp........................... 23 1.2. Khái quát về hành động ở lời cầu khiến ..................................................... 24 1.2.1. Khái niệm hành động cầu khiến (điều khiển).......................................... 24 1.2.2. Phân loại hành động cầu khiến tiếng Việt ............................................... 26 1.2.3. Đặc điểm của hành động cầu khiến tiếng Việt ........................................ 28 1.3. Sơ lược về lí thuyết hội thoại...................................................................... 32 1.3.1. Khái niệm hội thoại ................................................................................. 32 1.3.2. Khái niệm chủ ngôn và tiếp ngôn ............................................................ 33 1.3.3. Các qui tắc hội thoại ................................................................................ 33 1.3.4. Các biện pháp làm giảm hiệu lực đe dọa thể diện của người nghe ......... 34 iii
  6. 1.4. Vài nét về văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 ................................ 35 1.4.1. Sơ lược về lịch sử xã hội Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 .................... 35 1.4.2. Tình hình văn học .................................................................................... 35 1.4.3. Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu ........................................................... 36 1.5. Tiểu kết ....................................................................................................... 37 Chương 2. HÀNH ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN CỦA NHÂN VẬT NÔNG DÂN TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 NHÌN TỪ LÍ THUYẾT HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ .............................................. 38 2.1. Phân loại và miêu tả các hành động điều khiển trong một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam, giai đoạn 1930 - 1945 ....................................................... 38 2.1.1. Kết quả thống kê và tiêu chí phân loại .................................................... 39 2.1.2. Miêu tả các kiểu hành động điều khiển trong một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 ............................................................... 39 2.2. Tiểu kết ....................................................................................................... 72 Chương 3. HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ THUỘC LỚP ĐIỀU KHIỂN CỦA NHÂN VẬT NÔNG DÂN TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 NHÌN TỪ LÍ THUYẾT HỘI THOẠI ................ 74 3.1. Tiếp ngôn của các hành động ở lời thuộc lớp điều khiển của nhân vật nông dân trong một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam, giai đoạn 1930 - 1945 ................. 74 3.1.1. Tiếp ngôn của các hành động lớp điều khiển nhìn từ phương diện thành phần giai cấp và vị thế xã hội .................................................................. 74 3.1.2. Tiếp ngôn với các hành động ở lời lớp điều khiển .................................. 87 3.2. Các hành động ở lời thuộc lớp điều khiển trong các tác phẩm đã khảo sát với vấn đề lịch sự trong hội thoại ................................................................. 95 3.2.1. Dẫn nhập .................................................................................................. 95 3.2.2. Các phương thức thể hiện tính lịch sự trong các hành động lớp điều khiển đã thống kê ............................................................................................... 97 3.3. Tiểu kết ..................................................................................................... 104 KẾT LUẬN..................................................................................................... 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 109 PHỤ LỤC iv
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BĐC : Bước đường cùng BTNV : Biểu thức ngữ vi ĐK : Điền khiển ĐTNV : động từ ngữ vi ĐTNVCK : Động từ ngữ vi cầu khiến HĐ : Hành động HĐCK : Hành động cầu khiến HĐNT : Hành động ngôn trung NC : Nam Cao NDCK : Nội dung cầu khiến PNNV : Phát ngôn ngữ vi SL : Số lượng SP1 : Người nói (Speaker 1) SP2 : Người nghe (Speaker 2) TĐ : Tắt đèn TL : Tỷ lệ TN : Tiếp ngôn TP : Tác phẩm Vnhck : Vị từ ngôn hành cầu khiến XH : Xã hội iv
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Bảng tổng kết số lượng và tỉ lệ % của các hành động ở lời thuộc nhóm điều khiển đã thống kê: 1610............................................... 52 Bảng 2.2. Bảng tổng kết các hành động ở lời lớp điều khiển theo ngữ liệu thống kê.......................................................................................... 53 Bảng 2.3. Bảng tổng kết các hành động cầu khiến có cấu tạo 4 thành tố ...... 55 Bảng 2.4. Tỉ lệ % tính theo số hành động điều khiển có cấu tạo ba thành tố...... 57 Bảng 2.5. Tỉ lệ % tính theosố tư liệu thống kê............................................... 57 Bảng 2.6. Bảng tổng kết kiểu động điều khiển có cấu tạo hai thành tố ......... 58 Bảng 2.7. Bảng tổng kết kiểu động điều khiển có cấu tạo một thành tố........ 60 Bảng 2.8. Tổng kết các kiểu tiếp ngôn theo cấu tạo hình thức ...................... 60 Bảng 2.9. Tác phẩm Tắt đèn .......................................................................... 61 Bảng 2.10. Tác phẩm Bước đường cùng .......................................................... 61 Bảng 2.11. Tác phẩm của Nam Cao ................................................................. 61 Bảng 2.12. Bảng tổng kết các kiểu hành động điều khiển theo mối quan hệ của BTNV và PNNV ..................................................................... 64 Bảng 2.13. Số lượng và tỉ lệ phần trăm của hai kiểu hành động điều khiển được phân loại theo tiêu chí phát ngôn ngữ vi có mặt hay vắng mặt động từ ngữ vi ......................................................................... 66 Bảng 2.14. Bảng tổng kếthành động điều khiển được dùng theo lối gián tiếp hay trực tiếp ............................................................................ 70 Bảng 2.15. Bảng tổng kết khái quát về các kiểu hành động điều khiển theo tiêu chí ý nghĩa cầu, khiến ............................................................. 71 Bảng 3.1. Bảng tổng kết tiếp ngôn là nhân vật thuộc giai cấp thống trị ........ 77 Bảng 3.2. Bảng tổng kết các tiếp ngôn không có quan hệ thân tộc và cùng giai cấp với chủ ngôn ..................................................................... 81 v
  9. Bảng 3.3: Tiếp ngôn có quan hệ thân tộc và cùng giai cấp với chủ ngôn ..... 84 Bảng 3.4. Bảng tổng kết các kiểu tiếp ngôn (Sp2) cùng giai cấp với chủ ngôn (Sp1)...................................................................................... 85 Bảng 3.5. Bảng tổng kết các kiểu tiếp ngôn xét theo thành phần giai cấp .... 86 Bảng 3.6. Bảng tổng kết các kiểu tiếp ngôn xét theo vị thế xã hội ................ 86 Bảng 3.7. Bảng tổng kết về các kiểu tiếp ngôn của hành động điều khiển xét từ phương diện vị thế xã hội với hành động ở lời ................... 88 Bảng 3.8. Bảng tổng kết các kiểu tiếp ngôn và các hành động ngôn trung mang ý nghĩa cầu hay khiến .......................................................... 93 Bảng 3.9. Bảng tổng kết các kiểu tiếp ngôn và các hành động ngôn trung mang ý nghĩa cầu hay khiến .......................................................... 93 vi
  10. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Lí do khách quan Trong những năm gần đây, xu hướng nghiên cứu hành động ngôn ngữ đã và đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Hướng tới việc xây dựng bức tranh khái quát về hành động ngôn ngữ của người Việt nói chung, của các tầng lớp người thuộc các giai cấp trong văn học nói riêng, đã có nhiều công trình nghiên cứu về các nhóm hành động ngôn ngữ, trong đó có hành động điều khiển (có tác giả gọi là hành động cầu khiến). Song, có thể nói rằng đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu hành động điều khiển của nhân vật nông dân trong văn xuôi Việt Nam, giai đoạn 1930 - 1945 một cách công phu, bài bản. Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 đã có những đóng góp đáng kể trong lịch sử văn học nước nhà. Sự đóng góp ở đây không chỉ thể hiện ở xu hướng chọn đề tài, ở sự phản ánh trung thực lịch sử xã hội và cách mạng Việt Nam giai đoạn này mà còn thể hiện ở phong cách nghệ thuật độc đáo qua ngôn ngữ nhân vật, trong đó hành động ngôn từ là một biểu hiện. 1.2. Lí do chủ quan Là một giáo viên giảng dạy văn học trong nhà trường phổ thông, thiết nghĩ muốn hiểu được lịch sử xã hội Việt Nam, hiểu được con người Việt Nam thuộc các tầng lớp khác nhau trong giai đoạn xã hội Việt Nam phân chia giai cấp, không thể không nghiên cứu ngôn ngữ của họ. Vì vậy, chọn đề tàiTìm hiểu hành động ngôn ngữ thuộc lớp điều khiển của nhân vật nông dân trong một số tác phẩm văn xuôi, giai đoạn 1930 - 1945để nghiên cứu, người viết một mặt muốn làm rõ thêm hành động lớp điều khiển được dùng trong văn xuôi Việt Nam như thế nào, mặt khác muốn tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của nhân vật nông dân, những con người đại diện cho tầng lớp bị trị trong giai đoạn lịch sử này. Từ đó giúp người đọc hiểu thêm về ngôn ngữ và xã hội Việt Nam trong thời kì có sự phân chia giai cấp. 1
  11. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Tình hình nghiên cứu về hành động ngôn ngữ 2.1.1. Các tác giả nước ngoài Trong lịch sử Ngữ dụng học, đã có nhiều công trình nghiên cứu về hành động ngôn ngữ. Trên thế giới, phải kể đến các công trình nghiên cứu của ba nhà ngôn ngữ học là J. L. Austin, J.R. Searle và Wierzbicka. J. L. Austin là người có công đầu trong việc xây dựng lí thuyết hành động ngôn từ. Lí thuyết này được thể hiện trong 12 chuyên đề giảng dạy ở Đại học Havard. Những chuyên đề này, năm 1962 được học trò của ông tập hợp trong cuốn “How to do things with words” (Hành động như thế nào bằng lời nói).Trong công trình nghiên cứu này, ông đã chia hành vi ngôn ngữ thành ba loại: hành vi tạo lời, hành vi mượn lời và hành vi ở lời. Dựa vào các động từ ngữ vi tiếng Anh, J. L. Austin đã tiến hành phân loại hành vi ở lời thành 5 lớp lớn, đó là: phán xử, hành sử, cam kết, trình bày và ứng xử. Do không định ra được các tiêu chí để phân loại một cách hợp lí nên kết quả phân loại hành động ngôn ngữ (ông gọi là hành vi ngôn ngữ) còn chồng chéo, dẫm đạp lên nhau. - J. R. Searle là người đã kế thừa và phát triển lí thuyết hành động ngôn từ của J. J. L. Austin. Để khắc phục những hạn chế của J. L. Austin, J.R. Searle đã đưa ra một hệ thống gồm 12 tiêu chí phân loại hành động ngôn từ, ngoài ra ông cũng xác lập một hệ thống thuận ngôn (bao gồm nội dung mệnh đề, điều kiện chuẩn bị, điều kiện chân thành, điều kiện căn bản). Đây là những đóng góp to lớn của tác giả trong việc phát triển lí luận về hành động ngôn từ. - A. Wierzbicka với công trình nghiên cứu mang tên “English speech act ve rbs - a semantic dictionary” đã phân loại hành động ngôn từ khá chi tiết dựa trên cơ sở 270 vị từ - động từ nói năng (speech act verbs). Các vị từ này được bà qui về 37 nhóm, tiêu biểu là: ra lệnh (order), cầu xin (ask1), hỏi (ask2), mời gọi (call), cấm (forbid), cho phép (permit), tranh cãi (argue), trách mắng (reprimand),... 2
  12. Quan trọng là trong quá trình miêu tả và giải thích, tác giả đã bám theo những tiêu chí của điều kiện thuận ngôn như: cương vị của Sp1 và Sp2; Sp1 dùng chiến lược nào (lí trí hay tình cảm) để hành động; Sp2 có quyền từ chối việc thực hiện hành động được nêu trong nội dung mệnh đề hay không; khi công việc hoàn tất, người hưởng lợi là Sp1 hay Sp2. Ngoài ba nhà ngôn ngữ học kể trên, còn một số nhà nghiên cứu nước ngoài kế tục công việc phân loại hành động ngôn từ của J. L. Austin, đó là: D. Wunderlich, F. Recanati, K.Bach, R.M. Hanish, K. Allan, ... Song do khuôn khổ của luận văn, chúng tôi không thể bàn thêm về các căn cứ phân loại cũng như quan điểm của các tác giả này. 2.1.2. Các tác giả trong nước Ở Việt Nam, từ cuối những năm 1980 trở lại đây, vấn đề hành động ngôn ngữ đã được sự quan tâm của đông đảo các nhà ngôn ngữ học. Nhiều tác giả và các công trình nghiên cứu về hành động ngôn ngữ của họ đã được đưa vào giảng dạy trong trường Đại học và Trung học chuyên nghiệp, như: - Tác giả Đỗ Hữu Châu, với công trình tiêu biểu Đại cương ngôn ngữ học Tập 2,Nxb GD, H. 2001, đã đánh dấu một bước tiến mới trong ngành Ngôn ngữ học Việt Nam. Ông là một trong những dịch giả và cũng là tác giả dành nhiều tâm huyết cho vấn đề hành động ngôn ngữ (xin nói thêm, hành động ngôn ngữ được tác giả gọi bằng cái tên khác là hành vi ngôn ngữ). Không chỉ chuyển tải những quan điểm của J. L. Austin, J. R. Searle, trong công trình nghiên cứu này, tác giả Đỗ Hữu Châu còn nêu định nghĩa về hành động ngôn ngữ và các vấn đề liên quan như: phát ngôn ngữ vi, biểu thức ngữ vi, động từ ngữ vi, biểu thức ngữ vi tường minh và biểu thức ngữ vi nguyên cấp, nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn,... - Tác giả Nguyễn Đức Dân, với công trình Ngữ dụng học, Tập 1, Nxb GD, H. 1998, cũng đã có những đóng góp quan trọng về lĩnh vực nghiên cứu hành động ngôn ngữ. Ngoài những nội dung giới thiệu quan điểm của J. L. Austin, J. R. Searle, trong 3
  13. công trình này tác giả còn chỉ ra những hiện tượng mơ hồ giữa vị từ ngôn hành (tác giả dùng thuật ngữ động từ ngữ vi) và động từ trần thuật, giữa câu ngữ vi và câu trần thuật để từ đó đề xuất một số cách phân biệt hai loại câu này. 2.2. Tình hình nghiên cứu hành động ngôn từ của nhân vật trong tác phẩm văn chương Có thể nói, đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu trực tiếp hay gián tiếp bàn về hành động ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương, dưới đây là một số công trình tiêu biểu (xin liệt kê theo năm công bố): - Lê Thị Thư (2008), Hành động ngôn ngữ gián tiếp trong Truyện ngắn Nam Cao, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP-ĐHTN - Bùi Kim Tuyến (2009), Bước đầu khảo sát yếu tố phụ kèm theo động từ nói năng chỉ hành động ngôn ngữ trong tác phẩm văn học của Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Luận văn Thạc sĩ, ĐHQG HN. - Bùi Minh Toán (2010), Lí thuyết hành động ngôn ngữ với đoạn thơ trao duyên của Truyện Kiều, Báo điện tử. - Nguyễn Thị Thu Hiền (2011), Khảo sát đặc điểm ngôn ngữ đối thoại trong kịch Lưu Quang Vũ, Luận văn Thạc sĩ, ĐHQG HN. - Đặng Kim Ngân (2011), Tìm hiểu câu ngôn hành trong tiểu thuyết Tắt Đèn và Lều Chõng của Ngô Tất Tố, Luận văn TNĐH, ĐHCần Thơ. - Trần Thị Việt Hà (2012), Đặc điểm ngôn ngữ của nữ giới qua hành vi hỏi (trên ngữ liệu lời thoại nhân vật trong Truyện ngắn Nam Cao trước 1945), Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐHKHXH & NV HN. Các công trình dẫn trên một lần nữa khẳng định đã có khá nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ quan tâm đến hành động ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm văn chương, song như đã nói ở trên, chưa có một công trình nào nghiên cứu về hành động ngôn ngữ nói chung, hành động điều khiển nói riêng qua lời thoại của các nhân vật nông dân trong văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. 4
  14. 2.3. Tình hình nghiên cứu câu cầu khiến và hành động cầu khiến Đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về câu cầu khiến và hành động cầu khiến tiếng Việt. Xin dẫn một số công trình tiêu biểu: - Lê Thị Kim Đính (2006), Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học, Trường ĐHSP TP HCM. - Vũ Thị Thanh Hương (1999), “Gián tiếp và lịch sự trong lời cầu khiến tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ (1), tr. 13-18. - Vũ Thị Thanh Hương (1999), “Gián tiếp và lịch sự trong lời cầu khiến tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ (10), tr. 47-57. - Vũ Thị Thanh Hương (2000), “Chiến lược lịch sự thay đổi mức lợi thiệt trong lời cầu khiến tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ (10), tr. 39-48. - Vũ Ngọc Hoa (2010), “Phân loại hành vi ngôn ngữ cầu khiến trong văn bản hành chính”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống (7), tr.8-11. - Đào Thanh Lan (2010), Ngữ pháp, ngữ nghĩa của lời cầu khiến tiếng Việt, Nxb KHXH, H. - Đào Thanh Lan (2004), “Ý nghĩa cầu khiến của các động từ nên, cần, phải trong câu cầu khiến tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ (11), tr.23-29. - Đào Thanh Lan (2006), “Hoạt động và ý nghĩa của các tiểu từ biểu thị tình thái cầu khiến trong câu tiếng Việt”, Những vấn đề ngôn ngữ học, tr.96-105. - Đào Thanh Lan (2010), “Nhận diện hành động mời và rủ tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ (3), tr.14-19. - Đào Thanh Lan (2011), “Về việc phân loại hành động cầu khiến tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ (11), tr.59-66. - Nguyễn Thị Lương (2006), “Câu cầu khiến tường minh và câu cầu khiến nguyên cấp”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống (5), tr. 9-12. - Trần Chi Mai (2005), Phương thức biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến trong tiếng Anh, Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. - Nguyễn Thị Thanh Ngân (2008), “Dạy trẻ mẫu giáo nói đúng khi cầu khiến”, Kỷ yếu Hội thảo Giáo dục Ngôn ngữ tại Việt Nam (12), tr.277-281. 5
  15. - Nguyễn Thị Thanh Ngân (2016), Các hành động cầu khiến tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. - Trần Thị Tuyết Nhung (2004), “Về hành vi cầu khiến của nhân vật truyện ngắn Nam Cao trước 1945”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống (9), tr.9-12. - Trần Kim Phượng (2000), Khảo sát phương tiện từ vựng(động từ) biểu thị ý nghĩa cầu khiến trong câu tiếng Việt, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Có thể nói rằng, tuy thống kê chưa đủ nhưng những công trình nghiên cứu vừa dẫn cũng cho ta thấy các Việt ngữ học đã rất quan tâm đến câu cầu khiến cũng như hành động cầu khiến tiếng Việt (trong giao tiếp và trong văn chương). Về mặt lí luận, câu cầu khiến và hành động cầu khiến (điều khiển) tiếng Việt đã được nghiên cứu khá kỹ lưỡng. Song, như đã nói ở mục lí do chọn đề tài, nghiên cứu chúng (câu cầu khiến và đặc biệt là hành động cầu khiến) trong văn chương thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám vẫn chưa được giới nghiên cứu ngôn ngữ quan tâm đúng mức. Trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học đi trước, luận văn này tập trung tìm hiểu hành động ngôn ngữ lớp điều khiển (hành động cầu khiến) được các nhân vật nông dân trong một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam, giai đoạn 1930 - 1945 sử dụng về một số phương diện. (Nội dung nghiên cứu cụ thể sẽ nói ở các mục Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu dưới đây). 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hành động ngôn ngữ lớp điều khiển của nhân vật nông dân trong một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam, giai đoạn 1930 - 1945. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Về ngữ liệu khảo sát Ngữ liệu được luận văn chọn để khảo sát hành động ngôn ngữ lớp điều khiển là một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam trong dòng Văn học hiện thực phê phán, thời kì 1930 - 1945 sau đây: (1) Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Nxb Đồng Nai, 2001 (2) Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Nxb Đồng Nai, 2000 6
  16. (3) Một số tác phẩm chọn lọc trong Tuyển tập Nam Cao, Nxb Văn học, H. 2016, cụ thể là các truyện:Nghèo; Chí Phèo; Con mèo; Giăng sáng; Trẻ con không được ăn thịt chó; Từ ngày mẹ chết; Quái dị; Một bữa no. Xin nói thêm, chúng tôi chọn các tác phẩm văn xuôi Việt Nam thuộc dòng Văn học hiện thực phê phán nói trên để khảo sát đối tượng nghiên cứu là bởi ba lí do: Thứ nhất, các tác phẩm văn xuôi trong những dòng văn học khác ở Việt Nam thời kì này (Văn học lãng mạn và Văn học cách mạng) không có nhiều; Thứ hai, nhân vật nông dân chủ yếu chỉ thấy được nói đến nhiều trong các tác phẩm dòng Văn học hiện thực phê phán; Thứ ba, dòng Văn học hiện thực phê phán là dòng văn học chiếm ưu thế và công khai hợp pháp lúc đương thời. Một số tác phẩm mà chúng tôi chọn để khảo sát là những tác phẩm văn xuôi tiêu biểu, phản ánh trung thực xã hội Việt Nam thời kì đó. 3.2.2. Về nội dung nghiên cứu Luận văn này nghiên cứu hành động ngôn ngữ lớp điều khiển (từ đây gọi gọn là hành động điều khiển hay hành động cầu khiến) của nhân vật nông dân trong các tác phẩm trên dựa vào hai bình diện lí thuyết, theo đó là các vấn đề nghiên cứu cụ thể: - Dựa vào lí thuyết Hành động ngôn ngữ, luận văn nghiên cứu hành động điều khiển về các phương diện sau: + Các hành động ở lời (hành động ngôn trung) thuộc lớp hành động điều khiển; + Cấu trúc hình thức của các hành động ở lời lớp điều khiển; + Đặc điểm của hành động ở lời thuộc lớp điều khiển dựa vào mối quan hệ giữa phát ngôn ngữ vi và biểu thức ngữ vi cầu khiến; + Đặc điểm của hành động điều khiển dựa vào sự có mặt hay vắng mặt của động từ ngữ vi cầu khiến; + Phương thức thể hiện các hành động lớp điều khiển (trực tiếp hay gián tiếp); + Hành động lớp điều khiển xét về ý nghĩa cầu hay khiến. - Dựa vào lí thuyết Hội thoại, luận văn nghiên cứu hành động điều khiển về hai phương diện: 7
  17. + Tiếp ngôn (Sp2) của hành động điều khiển về phương diện thành phần giai cấp và vị thế xã hội xét trong mối quan hệ với chủ ngôn (Sp1, ở đây là nhân vật nông dân); + Hành động điều khiển với vấn đề phương thức thể hiện tính lịch sự trong lời cầu khiến. 4. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1.Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu hành động ngôn ngữ thuộc lớp điều khiển của nhân vật nông dân trong các tác phẩm tiêu biểu, giai đoạn 1930-1945, người viết muốn góp phần làm rõ đặc điểm ngôn ngữ, đặc biệt là các hành động ở lời thuộc lớp điều khiển của nông dân, đại diện cho giai cấp bị trị ở Việt Nam thời kì trước Cách mạng tháng Tám, từ đó thấy được sự chi phối của vị thế xã hội đối với hành động nói năng của con người trong thời kì lịch sử này như thế nào. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt mục đích nói trên, luận văn đặt ra một số nhiệm vụ chính sau đây: (1) Nghiên cứu và lựa chọn những vấn đề lí thuyết làm căn cứ lí luận cho việc xử lí đề tài; (2) Khảo sát, thống kê và phân loại các hành động điều khiển của nhân vật nông dân trong các tác phẩm được chọn làm nguồn ngữ liệu khảo sát nói trên. (3) Miêu tả, phân tích các hành động lớp điều khiển của nhân vật nông dân đã thống kê theo từng tiêu chí đã định trước; (4) Tổng kết các kết quả nghiên cứu theo các nội dung nói ở mục Phạm vi nghiên cứu bằng lời hay biểu bảng. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu chủ yếu được luận văn sử dụng là: - Phương pháp thống kê, phân loại: Phương pháp nghiên cứu này được dùng để thống kê và phân loại các hành động điều khiển của nhân vật nông dân trong các tác phẩm đã chọn làm ngữ liệu thống kê. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Những phương pháp nghiên cứu này được dùng để phân tích, tổng hợp đặc điểm của các kiểu hành động điều khiển đã được thống kê, phân loại và miêu tả... 8
  18. - Thủ pháp so sánh, đối chiếu: Thủ pháp so sánh, đối chiếu được dùng để so sánh các hành động điều khiển được nhân vật nông dân sử dụng với các hành động điều khiển giả định mà luận văn đưa ra khi cần thiết. 6. Bố cục của luận văn Ngoài các phần: Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn Chương 2: Hành động điều khiển của nhân vật nông dân trong văn xuôi Việt Nam, giai đoạn 1930 - 1945 nhìn từ lí thuyết Hành động ngôn ngữ Chương 3: Hành động điều khiển của nhân vật nông dân trong văn xuôi Việt Nam, giai đoạn 1930 - 1945 nhìn từ lí thuyết Hội thoại 9
  19. Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Chương này trình bày sơ lược một số vấn đề lí luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến đề tài, cụ thể đó là: lí thuyết về hành động ngôn ngữ; lí thuyết hội thoại; vài nét về văn xuôi VN giai đoạn 1930 - 1945. 1.1. Lí thuyết về hành động ngôn ngữ 1.1.1. Khái niệm hành động ngôn ngữ Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ tuy không phải là phương tiện giao tiếp duy nhất nhưng là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người. Sử dụng ngôn ngữ nhằm gây ra hiệu quả, tác động đối với nhân vật giao tiếp là người nói đã sử dụng các hành vi ngôn ngữ. Theo cuốn Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học (1998) (Nguyễn Như Ý chủ biên), Nxb Giáo dục, Hà Nội thì hành vi ngôn ngữ (J.R. Searle gọi là hành động ngôn ngữ) là “Một đoạn lời có mục đích nhất định được thực hiện trong những điều kiện nhất định, được tách biệt bằng các phương tiện tiết tấu, ngữ điệu, và hoàn chỉnh, thống nhất về mặt cấu âm - âm học và người nói và người nghe đều có liên hệ với một ý nghĩa như nhau trong hoàn cảnh giao tiếp nào đó”. [78, tr.107]. Nghiên cứu hành động ngôn ngữ không thể không đề cập đến lí thuyết hành động ngôn từ (speech act) của J. L. Austin trong công trình How to do things with word (Hành động như thế nào bằng lời nói). Tuy không đưa ra một định nghĩa cụ thể về hành động ngôn ngữ nhưng J. L. Austin có khẳng định: “Khi chúng ta nói năng là chúng ta hành động, chúng ta thực hiện một hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ”. [Dẫn theo 8, tr. 87]. Ông còn nói thêm: “Có ba loại hành động ngôn ngữ lớn: hành vi tạo lời (acte locutoire), hành vi mượn lời (acte perlocutoire) và hành vi ở lời (acte illocutoire)”. [Dẫn theo 8, tr.87]. Theo lí thuyết này, một lời nói bao giờ cũng phải được thực hiện thông qua các hành động ngôn từ (hành động nói) gồm ba hành động liên quan đến nhau: 10
  20. - Hành động tạo lời (hành động tạo ngôn) là “hành động sử dụng các yếu tố ngôn ngữ như ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu... nhằm tạo ra một phát ngôn có hình thức và nội dung”. [Dẫn theo 8, tr.88]. - Hành động mượn lời (còn gọi là hành động dụng ngôn hay hiệu lực dụng ngôn) là những hành vi “mượn” phương tiện ngôn ngữ để gây ra một hiệu quả tâm lý nào đó ở người nghe, người nhận hoặc ở chính người nói, như: vui, buồn, lo lắng, xúc động, bực tức, phấn khởi,... - Hành động ở lời (còn gọi là hành động ngôn trung) là hành động người nói thực hiện ngay khi nói năng. Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, tức là nó gây ra một hiệu quả ngôn ngữ tương ứng ở người nhận. Chẳng hạn, khi chúng ta “hỏi” ai một điều gì đó, người được hỏi có trách nhiệm phải “trả lời” chúng ta, dù câu trả lời là “không biết”. Hành động ở lời được thực hiện bằng một lực thông báo của phát ngôn (lực ngôn trung) và thể hiện mục đích giao tiếp nhất định (đích ngôn trung), như: hỏi, cầu khiến, trần thuật, biểu cảm, ... Đích ngôn trung và lực ngôn trung là tiêu chí nhận diện hành động ở lời. Khác với hành động mượn lời, hành động ở lời có ý định, qui ước và thể chế, dù rằng qui ước và thể chế của chúng không hiển ngôn mà mọi người trong một cộng đồng ngôn ngữ tuân theo một cách không tự giác. O. Ducrot nói rõ thêm về sự khác biệt giữa hành động ở lời với hành động tạo lời và hành động mượn lời. Sự khác biệt cơ bản giữa chúng là ở chỗ hành động ở lời thay đổi tư cách pháp nhân của người đối thoại. Hành động ở lời đặt người nói và người nghe vào những nghĩa vụ và quyền lợi mới so với tình trạng của họ trước khi thực hiện hành động ở lời đó. 1.1.2. Phân loại các hành động ở lời 1.1.2.1. Quan điểm và kết quả phân loại của J. L. Austin Trong công trình How to do thinks with words, J. L. Austin đã dựa vào động từ ngữ vi tiếng Anh để phân loại các hành động ngôn ngữ thành 5 lớp lớn, đó là (dẫn theo Đỗ Hữu Châu): 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2