Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Trường ca của Hoàng Trần Cương nhìn từ quan niệm thơ ca của Adonis
lượt xem 7
download
Nghiên cứu “Trường ca của Hoàng Trần Cương nhìn từ quan niệm thơ ca của Adonis” giúp chúng ta có một hướng tiếp nhận mới đối với một vấn đề lý luận văn học. Đặc biệt hướng nghiên cứu này thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa lý luận với thực tiễn, nhìn thấy tính thực tiễn và tiến bộ của lý luận. Hơn nữa, từ đó góp phần nhìn nhận quá trình vận động lịch sử của dòng chảy thơ Việt Nam hiện đại nói riêng và thơ thế giới nói chung, kịp thời ghi nhận những nỗ lực của các nhà thơ Việt Nam bắt kịp với sự tiến bộ chung của văn học thế giới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Trường ca của Hoàng Trần Cương nhìn từ quan niệm thơ ca của Adonis
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Đỗ Thị Thiên Thu TRƯỜNG CA CỦA HOÀNG TRẦN CƯƠNG NHÌN TỪ QUAN NIỆM THƠ CA CỦA ADONIS LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thành phố Hồ Chí Minh – 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Đỗ Thị Thiên Thu TRƯỜNG CA CỦA HOÀNG TRẦN CƯƠNG NHÌN TỪ QUAN NIỆM THƠ CA CỦA ADONIS Chuyên ngành : Lí luận văn học Mã số : 60 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐINH PHAN CẨM VÂN Thành phố Hồ Chí Minh – 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình luận văn thạc sĩ với đề tài “Trường ca Hoàng Trần Cương nhìn từ lí thuyết Adonis” là sự nỗ lực hết mình của tôi trong quá trình nghiên cứu, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Đinh Phan Cẩm Vân. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí khoa học theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Bên cạnh đó, những số liệu thống kê hoàn toàn do tôi tự nghiên cứu. Tôi xin chịu trách nhiệm về luận văn của mình. Người cam đoan Tác giả luận văn Đỗ Thị Thiên Thu
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo đã tận tình truyền đạt những tri thức quý báu, dìu dắt giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và sự trân trọng sâu sắc đến cô, PGS.TS. Đinh Phan Cẩm Vân đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu, đồng thời đã hướng dẫn tận tình, đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn tới Khoa Ngữ Văn, Phòng sau đại học trường Đại học sư phạm Tp. Hồ Chí Minh đã có những hướng dẫn cụ thể và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn. Ngoài ra, tôi cũng vô cùng biết ơn khi nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình, quý báu của các đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Dù đã cố gắng thực hiện và hoàn thành luận văn bằng tất cả tâm huyết và nỗ lực của mình nhưng luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của quý thầy cô. Tp Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 9 năm 2017 Tác giả luận văn Đỗ Thị Thiên Thu
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 Chương 1. NHỮNG QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA ADONIS VÀ TRƯỜNG CA CỦA HOÀNG TRẦN CƯƠNG .................................... 9 1.1. Những quan niệm về nghệ thuật thơ của Adonis .................................................. 9 1.1.1. Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Adonis ............................... 9 1.1.2. Quan niệm của Adonis về thơ .................................................................... 11 1.1.3. Tiếp cận trường ca của Hoàng Trần Cương nhìn từ quan niệm của Adonis ........................................................................................................ 20 1.2.1. Những quan niệm về trường ca trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ............................................................................................ 23 1.2.2. Trường ca của Hoàng Trần Cương trong tiến trình thơ Việt Nam đương đại ................................................................................................... 28 1.2.3. Ý thức sáng tạo của Hoàng Trần Cương trong quá trình phát triển trường ca Việt Nam hiện đại ...................................................................... 32 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................ 37 Chương 2. NGHỆ THUẬT MƠ HỒ VÀ TƯ DUY SÁNG TẠO TRONG TRƯỜNG CA CỦA HOÀNG TRẦN CƯƠNG NHÌN TỪ QUAN NIỆM CỦA ADONIS ........................................................ 38 2.1. Những loại hình kết cấu trong trường ca của Hoàng Trần Cương - phương thức biểu hiện “nghệ thuật mơ hồ” ....................................................... 38 2.1.1. Kết cấu mở - cuộc hành hương trong thế giới mơ hồ................................... 39 2.1.2. Kết cấu song tuyến trái chiều – lằn ranh mơ hồ giữa song song và chuyển hóa .................................................................................................... 45 2.2. Tư duy sáng tạo “Đứt đoạn” trong Trường ca Hoàng Trần Cương nhìn từ quan niệm của Adonis ........................................................................................ 51
- 2.2.1. Tư duy đứt đoạn qua mạch vận động của hình tượng thơ ............................ 51 2.2.2. Tư duy đứt đoạn qua liên kết ngôn từ ........................................................... 54 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................ 58 Chương 3. NHỮNG SÁNG TẠO TRONG NGÔN NGỮ TRƯỜNG CA HOÀNG TRẦN CƯƠNG NHÌN TỪ QUAN NIỆM CỦA ADONIS .................................................................................................. 59 3.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật .......................................................................... 59 3.2. Quan niệm về sáng tạo ngôn ngữ của Hoàng Trần Cương ................................. 60 3.2.1. Sự gặp gỡ trong quan niệm sáng tạo ngôn ngữ của Hoàng Trần Cương và Adonis .......................................................................................... 60 3.2.2. Sáng tạo nghệ thuật ngôn ngữ trong trường ca Hoàng Trần Cương ............ 67 3.3. Các loại hình ngôn ngữ trong trường ca Hoàng Trần Cương ............................. 69 3.3.1. Ngôn ngữ kể chuyện ..................................................................................... 69 3.3.3. Ngôn ngữ đối thoại ....................................................................................... 78 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................ 81 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 85 PHỤ LỤC
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý Do Chọn Đề Tài 1.1. Bàn về sáng tạo thi ca người ta thường nhắc đến nghệ thuật và ngôn ngữ. Nghệ thuật xuất phát từ quan điểm, tư tưởng của tác giả để từ đó xây dựng những “viên gạch” ngôn từ. Văn học Trung Đông không còn xa lạ gì với những câu chuyện cổ tích “Nghìn lẻ một đêm” đầy kỳ ảo, lung linh. Đi sâu vào khám phá nền văn minh nơi đây, ta như lạc vào một mê cung huyền diệu, bước vào khu vườn thi ca, dưới nhãn quan của các nhà thơ cũng thường trở nên độc đáo, khác biệt lạ thường. Adonis (1930) là nhà thơ Ả Rập, ông được mệnh danh là “con chim đầu đàn của văn chương Ả Rập”. Nếu thơ ca chủ nghĩa hiện đại phương Tây không thể không nhắc đến T.S.Eliot thì Adonis là một nhà thám hiểm tiên phong về thơ của thế giới Ả Rập. Với những quan điểm hết sức mới mẻ, đa dạng trong chủ đề, phong cách đã mang tên tuổi Adonis vào hàng ngũ những ngòi bút đương đại và quan trọng nhất. Từng là cái tên được nhắc đến nhiều lần, Adonis liên tục được đề cử giải Nobel Văn học, điều đó khiến chúng tôi dành sự quan tâm đặc biệt đến nhà thơ Trung Đông này. Ở Việt Nam, sự tiếp cận thơ Adonis được giới thiệu qua các bản dịch ngày càng nhiều, tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu đầy đủ nào về quan điểm của Adonis, chúng tôi thiết nghĩ dựa trên nền tảng lý thuyết Adonis sẽ là một hướng đi mới phục vụ cho các nghiên cứu thơ ca. 1.2. Đến với thi ca, không chỉ các nhà thơ mà ngay cả độc giả cũng mong muốn tìm thấy một thế giới của sự sáng tạo, những mộng tưởng nhưng ẩn chứa bóng dáng của thế giới hiện tồn. Dòng chảy văn học Việt Nam sau 1975 đã đánh dấu một chặng đường mới, thể loại trường ca nói riêng đã thổi một luồng sinh khí mới về tư duy nghệ thuật và những cách tân mới mẻ. Trường ca “Trầm tích” đánh dấu sự phát triển trở lại của trường ca hiện đại. Chỉ chưa đầy một thập kỷ, “Trầm tích” đã gây tiếng vang với ba giải thưởng: giải nhất báo Văn Nghệ, giải A của Hội nhà văn Việt Nam, giải thưởng Văn học viết về đề tài lực lượng vũ trang của Bộ quốc phòng, chưa kể là giải A giải thưởng Hồ Xuân Hương ở Nghệ An. Hoàng Trần Cương vốn là một cử nhân học Tài chính – Kế toán, nhưng niềm say mê văn chương đã ngấm vào người con xứ Nghệ này, một người bạn từng nói: “ông là một người nghiện thơ và trong con người nghiện
- 2 thơ đó lại có một cái nghiện khác, đó là nghiện viết trường ca” (Trần Vũ Long (2013),”Hoàng Trần Cương người thơ trầm tích”). Nếu “Trầm tích” được xem là một trong những đỉnh cao của trường ca Việt Nam hiện đại cuối thế kỉ XX thì “Long mạch” là sự tiếp nối xuất sắc và tỏa sáng ở thế kỉ XXI, đánh dấu bước phát triển và sự tìm tỏi không ngừng nghỉ của nhà thơ trên con đường chinh phục trường ca. Sức sống lâu bền của các tác phẩm trường ca nói chung và trường ca Hoàng Trần Cương nói riêng bao giờ cũng tiềm ẩn những giá trị đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục công cuộc khám phá. 1.3. Nền lí luận văn học Việt Nam đang hòa trong dòng chảy của xu thế hội nhập quốc tế, tình hình nghiên cứu sôi động trên thế giới thời gian qua không cho phép các nhà nghiên cứu ngừng tìm tòi, khám phá những khoảng đất trống của lí luận văn học. Với mong muốn góp một “giọt nước” nhỏ bé trong đại dương lí luận văn học mênh mông, chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu, tiếp nhận nền tảng lý thuyết Adonis tạo cơ sở tiến đến khám phá sự sáng tạo trong trường ca Hoàng Trần Cương. Xuất phát từ những cơ sở đó, chúng tôi chọn vấn đề Trường ca Hoàng Trần Cương nhìn từ lý thuyết của Adonis làm đề tài luận văn cao học. Qua đó, luận văn mong muốn sẽ góp thêm một cơ sở để khái quát thành tựu và hướng đi mới của thể loại trường ca hiện đại. Đó là ý nghĩa lịch sử văn học mà luận văn muốn hướng đến. 1.4. Bên cạnh đó, trường ca là một thể loại có trong chương trình giảng dạy Ngữ Văn Trung học phổ thông. Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 2017 vừa qua có yêu cầu cảm nhận một đoạn trong bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm trích trường ca “Mặt đường khát vọng”…Thiết nghĩ, chúng tôi sẽ góp một phần nhỏ thiết thực phục vụ cho việc dạy và học các trường ca trong nhà trường Trung học phổ thông, Cao đẳng và Đại học. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Adonis có một đóng góp to lớn trong nền văn học Ả Rập, đặc biệt từ thế kỷ XX cho đến nay, các tác phẩm văn học và lý thuyết của Adonis được giới nghiên cứu trên thế giới quan tâm, thảo luận ngày càng nhiều. Ở Việt Nam, việc tiếp nhận lý thuyết Adonis chủ yếu dựa trên những bản dịch lẻ tẻ, chưa có một bài nghiên cứu hoàn chỉnh khám phá chuyên sâu về nhà thơ Ả Rập này. Về nhà thơ Hoàng Trần Cương bắt
- 3 đầu sự nghiệp văn chương khá sớm với những tác phẩm văn xuôi viết về đề tài lực lượng vũ trang. Nhưng có lẽ phải đến các sáng tác thơ, đặc biệt là trường ca, Hoàng Trần Cương mới thực sự tìm được chính mình. 2.2. Có không ít những bài nghiên cứu nhỏ lẻ viết về trường ca “Trầm tích” của Hoàng Trần Cương, tuy nhiên để có một nghiên cứu toàn vẹn hệ thống quá trình vận động sáng tác trường ca của Hoàng Trần Cương cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào hoàn chỉnh và đầy đủ. Trong bối cảnh hội nhập và giao lưu việc dịch, giới thiệu và ứng dụng lý thuyết thơ hiện đại vào việc nghiên cứu văn học ở Việt Nam đang khá khởi sắc, trong đó có lý thuyết thơ của Adonis. Ông là một nhà thơ và cũng là nhà phê bình hàng đầu của văn chương Ả Rập. Những quan niệm về thơ của ông khá mới mẻ, tạo được sự thu hút và tranh luận trên diễn đàn văn chương qua các tập tiểu luận nổi tiếng như Sự mơ hồ trong thơ (Hải Ngọc dịch); tiểu luận Tôi viết bằng một thứ ngôn ngữ đã biến tôi thành kẻ lưu đày (bản dịch của Phan Quỳnh Trâm) và tiểu luận Sáu ghi chú về phía gió (Diễm Châu dịch). Trên bình diện phương pháp tiếp cận văn học, chúng tôi tập trung giới thiệu lịch sử vấn đề nghiên cứu sáng tác của Hoàng Trần Cương ở một số cách tiếp cận thông dụng như phong cách tiếp nhận xã hội học, phong cách học,…… Trong đó, trên phương diện tiếp cận phong cách học nhằm khám phá tư tưởng nghệ thuật của nhà thơ Hoàng Trần Cương, tác giả Nguyễn Trọng Tạo là người đầu tiên đã nêu lên một số nhận xét khái quát về mảng nghiên cứu trường ca của Hoàng Trần Cương. Ông thán phục trước hồn thơ nặng tình nghĩa với quê hương, lối viết sáng tạo, khả năng tư duy độc đáo, đã viết bằng cả tấm lòng của một người con xứ Nghệ, gắn trường ca của mình với cuộc sống hôm nay. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã có những nhận xét xác đáng: “Một hồn thơ vạm vỡ cuộn trào như thế mà cày bút vào Trường ca thì quả là không nhầm… Phải đến anh thì đất và người xứ Nghệ mới thực sự được dựng lên sừng sững như một quần thể tượng đài với những hình tượng nghệ thuật độc đáo hiếm thấy.” [57] Tác giả Trần Vũ Long trên báo điện tử http://www.tienphong.vn/van-nghe/nghe- tho-hoang-tran-cuong-vo-mat đã ghi lại những cảm xúc của mình sau khi đọc thơ Hoàng Trần Cương: “đọc thì giật cục. Ngâm thì nghiêng nghiêng ngửa ngửa, buồn đến não cả lòng, cay đến xóc óc” Thậm chí tác giả đã thốt lên: “Đọc xong, im lặng không
- 4 được bởi trong lòng cứ thấy rấm rứt, hậm hực…”. Nhà thơ Phạm Tiến Duật đã đánh giá công lao đóng góp của Hoàng Trần Cương trong đội ngũ của những nhà thơ viết trường ca với những tác phẩm có giá trị và ảnh hưởng mạnh mẽ trong nền văn học: “Vũ khí lợi hại của Hoàng Trần Cương là trường ca. Hàng trăm bài thơ ngắn Hoàng Trần Cương đã công bố trên báo chí dường như cũng để chuẩn bị cho trường ca. Chỉ một dòng của anh thôi, tôi đã gọi anh là thi sĩ: “Anh ngồi ngăn nắp trong chiều vắng”. Trong cuốn “Nhà thơ Hoàng Trần Cương”, tác giả Vũ Thanh Nhàn bên cạnh việc chủ yếu phân tích quá trình Hoàng Trần Cương trưởng thành từ sáng tác truyện ngắn, thơ đến trường ca, tác giả còn có những phát hiện thú vị trong phong cách thơ của ông: “Thực ra cái hồn thơ của Hoàng Trần Cương là sự tiếp nhận vô thức của đời sống, cảm xúc bởi những ảo ảnh có khi hằn vết, có khi sắc mỏng như cật nứa làm tứa máu tuổi thơ ông… Người làm thơ thì không bao giờ thoát ra khỏi những ám ảnh quá khứ, điều đó có lẽ đã góp phần tạo nên tính cách thơ Hoàng Trần Cương hôm nay” [51]. Phần còn lại của cuốn sách chủ yếu tuyển chọn những đoạn, chương đặc sắc trích trong các tác phẩm trường ca của Hoàng Trần Cương. Đỗ Ngọc Yên trong bài “Hoàng Trần Cương – Trầm tích miền Trung” nhận xét: “Thơ Hoàng Trần Cương là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa những chất liệu, hình ảnh và ngôn ngữ của đời sống, với sự đào sâu những suy tư, khát vọng sống của con người và một vùng quê mà anh đã nặng nghĩa sinh thành..” [69]. Phần lớn các bài báo, các tiểu luận đề cập đến những tác phẩm trường ca có giá trị, tạo tiếng vang lớn như “Trầm tích”. Bên cạnh đó, những cuộc tọa đàm về Trường ca Trầm tích - Hoàng Trần Cương (2002) ít nhiều đã khẳng định đóng góp của ông trong thời đại mới của trường ca hiện đại. Các tác giả thống nhất khi nói đến sự phát hiện, sáng tạo mới mẻ, cả sự đầu tư nhiệt huyết của Hoàng Trần Cương…song đó mới chỉ là những nhận xét chung, lẻ tẻ trên từng phương diện. Có thể nhận định: thể loại trường ca ở Việt Nam vẫn tiềm tàng một lực hấp dẫn lâu bền với giới nghiên cứu nhằm đánh giá và có những đóng góp nhất định vào việc phát hiện những sáng tạo trong bút pháp của các tác giả. Bên cạnh đó đời sống văn chương nước ta đang từng ngày từng giờ khởi sắc với sự đóng góp của một thế hệ nhà văn tài năng và tâm huyết,
- 5 trong đó có Trường ca Hoàng Trần Cương. Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu chuyên sâu trên mọi phương diện khác nhau để lí giải một cách triệt để và hệ thống. 2.3. Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa ý kiến của những người đi trước, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Trường ca Hoàng Trần Cương nhìn từ lý thuyết của Adonis” với mong muốn, mỗi tác giả trong một nền văn học có nhiều cách tiếp nhận khác nhau. Trên lĩnh vực lí luận văn học, chúng tôi mạnh dạn ứng dụng về lý thuyết Adonis, một nhà lý luận với những quan đểm hết sức mới mẻ và sáng tạo, tạo tiền để có thêm cơ sở lí luận giúp giải mã các giá trị trường ca và nhà thơ Hoàng Trần Cương. Trong một chừng mực nhất định chúng tôi mong rằng sẽ góp thêm một cách nhìn, cách cảm mới về trường ca Hoàng Trần Cương trong nền văn học Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi khảo sát và nghiên cứu toàn bộ các sáng tác trường ca của Hoàng Trần Cương, bao gồm : - Trầm tích (1999) - Đỉnh vua (2002) - Long mạch (2004) Đây là các tuyển tập tập hợp gần như đầy đủ tất cả các trường ca của tác giả kể từ khi ông bắt đầu sáng tác cho đến nay. Người viết không đi sâu nghiên cứu phân tích trường ca theo hướng độc lập mà chủ yếu dựa trên nền tảng lý thuyết Adonis khai thác những quan niệm, những bàn luận về nghệ thuật và tư duy sáng tạo, cách sử dụng ngôn ngữ. Các lý thuyết, trường phái, phương pháp sáng tác khác nếu được nhắc đến chỉ đóng vai trò là một yếu tố tương tác, soi chiếu để làm rõ thêm vấn đề, không phải là đối tượng nghiên cứu của luận văn. Với lý thuyết Adonis chúng tôi tiếp nhận dựa trên những công trình dịch thuật, trong đó có các tập tiểu luận “Sự mơ hồ trong thơ” (Hải Ngọc dịch); tiểu luận “Tôi viết bằng một thứ ngôn ngữ đã biến tôi thành kẻ lưu đày” (Phan Quỳnh Trâm dịch) và tiểu luận “Sáu ghi chú về phía gió” (Diễm Châu dịch), ngoài ra chúng tôi dịch bài phỏng vấn: “Adonis- There are many East’s in the East and many West’s in the West”, đăng trên Tạp chí Banipal số 2, 6/1998. Ngoài những bản dịch trên, chúng tôi còn tham
- 6 khảo một số tài liệu khác nhằm phục vụ quá trình nghiên cứu như: A Revolutionary of Arabic Verse của Charles Mc Grath đăng trên báo New York Times; Adonis: a life in writing của Maya Jaggi đăng trên tờ The Guardian, Syrian poet Adonis says poetry ‘ can save Arab world của Agence France-Presse. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Hoàng Trần Cương là một nhà văn sáng tác nhiều thể loại: ký sự, truyện ngắn, thơ, trường ca. Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về sự nghiệp trường ca, thể loại tạo nên nhiều tiếng vang trong sự nghiệp văn chương của tác giả. Dựa trên nền tảng tiếp nhận lý thuyết Adonis, chúng tôi sử dụng những công trình dịch thuật từ các tập tiểu luận của Adonis về thế giới nghệ thuật mơ hồ, tư duy sáng tạo và ngôn ngữ nghệ thuật tạo cơ sở tiếp cận trường ca Hoàng Trần Cương theo hướng mới. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện luận văn, việc xác định phương pháp nghiên cứu được xem là một trong những vấn đề quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bài viết. Ý thức điều này, chúng tôi khá thận trọng trong việc lựa chọn và áp dụng các phương pháp để nghiên cứu, cụ thể là các phương pháp nghiên cứu khoa học sau: Phương pháp hệ thống: hệ thống hóa các quan điểm, ý kiến khác nhau về trường ca thành những hướng nghiên cứu, những vấn đề nhất định để theo dõi và đánh giá. Phương pháp lịch sử: Tìm hiểu nền tảng lí luận thơ ca thế giới nói chung và trường ca Việt Nam sau 1975 để thấy được sự tác động của xu thế thời đại với các nhà nghiên cứu, trên cơ sở đó, tìm hiểu tình hình nghiên cứu vấn đề lý thuyết Adonis và trường ca Hoàng Trần Cương trong dòng chảy văn học, làm rõ sự vận động và phát triển. Phương pháp trực giác: phương pháp này vốn được các nhà phê bình – lí luận sử dụng trong việc cảm thụ văn chương, dựa vào trực giác tinh tế để cảm thụ cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Phương pháp so sánh: Tiến hành so sánh các sáng tác trường ca của một số nhà thơ thuộc các giai đoạn trước như Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo… ở những vấn đề
- 7 liên quan nhằm có cái nhìn khách quan và đúng đắn về nghệ thuật trường ca Hoàng Trần Cương; so sánh các lý thuyết thơ ca ở phương Tây với Adonis để phát hiện những điểm giống và khác nhau trong nghiên cứu lí luận văn học. Phương pháp phân loại: Phân loại các đoạn, chương điển hình trong trường ca Hoàng Trần Cương để hỗ trợ cho phương pháp so sánh, rút ra sự tương đồng và khác biệt giữa các trường ca. Phương pháp thống kê: Thống kê trường ca Hoàng Trần Cương qua những tiêu chí nhất định, rút ra những số liệu xác thực góp phần vào việc đánh giá thế giới nghệ thuật của tác giả này. Phương pháp thi pháp học: nghiên cứu các thành tố, cấu trúc trong tác phẩm như không gian, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu.. hỗ trợ cho thao tác phân tích, tổng hợp. Phương pháp liên ngành: kết hợp với chuyên ngành ngôn ngữ học để có những cái nhìn mới mẻ, và so sánh cụ thể về trường ca Hoàng Trần Cương. Ngoài ra còn có các thao tác phân tích, tổng hợp. Các phương pháp trên đây không phải thực hiện riêng lẻ, biệt lập mà phối hợp với nhau trong suốt quá trình nghiên cứu, giải quyết những vấn đề mà luận văn đề ra. 5. Đóng góp của Luận văn Về mặt lý thuyết, nghiên cứu “Trường ca của Hoàng Trần Cương nhìn từ quan niệm thơ ca của Adonis” giúp chúng ta có một hướng tiếp nhận mới đối với một vấn đề lý luận văn học. Đặc biệt hướng nghiên cứu này thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa lý luận với thực tiễn, nhìn thấy tính thực tiễn và tiến bộ của lý luận. Hơn nữa, từ đó góp phần nhìn nhận quá trình vận động lịch sử của dòng chảy thơ Việt Nam hiện đại nói riêng và thơ thế giới nói chung, kịp thời ghi nhận những nỗ lực của các nhà thơ Việt Nam bắt kịp với sự tiến bộ chung của văn học thế giới. Ngoài ra, kết quả của luận văn cũng có tác dụng phục vụ công việc giảng dạy, học tập thể loại trường ca trong nhà trường trung học phổ thông và Đại học. 6. Cấu trúc Luận văn Luận văn gồm ba phần: Mở đầu, Kết luận và ba chương:
- 8 Chương 1: Những quan niệm nghệ thuật của Adonis và Trường ca của Hoàng Trần Cương Trong chương 1 này, chúng tôi tìm hiểu khái quát về quan niệm nghệ thuật của nhà thơ, nhà phê bình Adonis. Tiếp đó về khái niệm trường ca, Trường ca Hoàng Trần Cương và tư duy sáng tạo trong tiến trình thơ ca hiện đại Việt Nam nói chung và Trường ca Việt Nam nói riêng. Để phân biệt giữa trường ca và sử thi là một vấn đề phức tạp, nhưng thể trường ca vẫn luôn phát triển trong dòng chảy văn học Việt Nam nói chung và thơ ca Việt Nam nói riêng. Chương 2: Nghệ thuật mơ hồ và tư duy sáng tạo trong trường ca của Hoàng Trần Cương nhìn từ quan niệm của Adonis Những quan niệm của Adonis hết sức mới mẻ trong các bài thơ, đặc biệt là thơ dài. Trong chương 2, chúng tôi nghiên cứu kết cấu trường ca Hoàng Trần Cương với hai kiểu kết cấu mở và kết cấu song tuyến trái chiều, cùng với đó là lối tư duy sáng tạo “đứt đoạn” qua mạch vận động hình tượng và liên kết ngôn từ là một nét nổi bật và có phần bứt phá so với trường ca giai đoạn trước. Qua đó tìm ra sự bắt gặp đồng điệu về quan niệm nghệ thuật của Hoàng Trần Cương với Adonis, tạo nên một diện mạo trường ca hiện đại mới mẻ và sáng tạo. Chương 3: Những sáng tạo trong ngôn ngữ trường ca Hoàng Trần Cương nhìn từ quan niệm của Adonis Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy ngôn ngữ nghệ thuật góp phần làm nên sự thành công cho trường ca Hoàng Trần Cương. Kết hợp cả ngôn ngữ kể chuyện mang chất tự sự pha lẫn tâm trạng giãi bày, cách sử dụng dày đặc từ ngữ địa phương thể hiện dấu ấn ngôn từ riêng của ngôn ngữ địa phương xứ Nghệ. Sự đổi mới ngôn từ trường ca nhằm biểu đạt những nhận thức mới về đời sống, xã hội, những khát vọng, cảm xúc của nhà thơ. Có thể chia thành bốn loại hình ngôn ngữ trong trường ca của Hoàng Trần Cương: ngôn ngữ kể chuyện, ngôn ngữ biểu cảm, ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ phản tư. Qua đó thể hiện sự đóng góp của nhà thơ Hoàng Trần Cương trong nhiệm vụ lịch sử: đổi mới ngôn ngữ trường ca Việt Nam, bảo tồn và phát triển ngôn ngữ tiếng Việt. Ngoài ra còn một số Phụ lục và bản dịch.
- 9 Chương 1. NHỮNG QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA ADONIS VÀ TRƯỜNG CA CỦA HOÀNG TRẦN CƯƠNG 1.1. Những quan niệm về nghệ thuật thơ của Adonis 1.1.1. Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Adonis Là một nhà thơ quốc tịch Lebanon gốc Syria, Adonis còn là nhà lý luận văn học, một dịch giả, kiêm biên tập viên. Ông là người có ảnh hưởng rộng lớn trong nền văn học, thi ca Ả Rập hiện đại. Ngoài Giải thưởng Thơ ca Quốc gia Lebanon (năm 1974), Adonis còn nhận được nhiều giải thưởng cao quý của các nước Nga, Bỉ, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, đáng kể nhất là giải thưởng mang tên văn hào Goethe của nước Đức " về toàn bộ tác phẩm " của ông. Ngay từ những năm 1988, đã nhiều lần ông được dư luận đánh giá xứng đáng nhận giải Nobel Văn Chương, năm 2011 dư luận đánh giá khá cao khả năng đoạt giải so với nhà thơ Tomas Transtromer (Thụy Điển). Giải Nobel Văn Chương 2015 lại một lần nữa xướng tên ông với những ứng viên nặng kí cho giải văn chương danh giá này với các nhà văn khác như: nhà văn người Nhật Bản Haruki Murakami, hay nhà văn Ngugi wa Thiong’o - một nhà văn người Kenya…Mới đây nhất Adonis được vinh dự đón nhận giải PEN/ Nabokov năm 2016 giành cho người có nhiều đóng góp lớn trong Văn chương Quốc tế. Adonis - là bút danh của Ali Ahamd Said Esber. Ngay từ lúc khởi đầu sự nghiệp văn chương của mình, ông đã dùng bút danh này như đúng ý tưởng đổi mới tinh thần vì theo huyền thoại Hy Lạp, Adonis, người yêu của nữ thần Aphrodite, có thể hiểu nghĩa như một sự phục sinh. Điều đó được thể hiện rõ nét trong sự kết hợp công việc của ông qua kiến thức sâu xa về thơ cổ điển Ả Rập và những thay đổi trong phong cách diễn đạt. Gần 70 năm sáng tác, Adonis đã xuất bản nhiều tập thơ giá trị, viết bằng tiếng Ả Rập và được dịch sang nhiều thứ tiếng. Cũng như một số các nhà văn vùng Trung Đông, Adonis đã khám phá những đau khổ của kẻ tha hương. Ông nói: "Là một nhà thơ có nghĩa là tôi đã viết, nhưng tôi đã thực sự bằng văn bản không có gì. Thơ là một hành động không có đầu và cũng không có kết thúc. Nó thực sự là một lời hứa của một sự khởi đầu, sự bắt đầu của một sự vĩnh viễn." (1992)
- 10 Adonis sinh ngày 01 tháng Giêng năm 1930 ra tại 'Ali Ahmad Al Sa'id trong vùng Al Qassabin, gần thành phố Latakia nước Syria. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, đông con.Tuổi thơ ông gắn liền với những bài thơ và Kinh Qu’ran mà cha dạy, lúc cả hai làm việc trên đồng ruộng. Cha là một nông dân và cũng là một vị thầy cả của đạo Hồi (Imam) và qua đời vào năm 1952. Khi Shukri al-Kuwatli, vị tổng thống đầu tiên của nước Cộng Hoà Syria, tới thăm thành phố Jableh, Adonis khi này mới chỉ được 14 tuổi nhưng đã có dịp đọc bài thơ cho Tổng thống nghe. Trước sự ngạc nhiên về tài năng của cậu thiếu niên nhỏ tuổi, Tổng thống Shukri al-Kuwatli đã hỏi cậu ước muốn điều gì, Adonis trả lời: "Tôi muốn được đến trường học". Sau đó vị Tổng Thống này đã thu xếp để Adonis được vào học tại một trường học của người Pháp ở Tartus. Ảnh hưởng từ người cha, Adonis đã thấm nhuần một phần truyền thống giáo dục Hồi giáo. Sau đó Adonis học Cử nhân luật và triết ở Đại học Damascus và tốt nghiệp cử nhân năm 1954 rồi phục vụ trong quân đội 2 năm. Cũng trong những năm này, Adonis cho xuất bản bộ sưu tập văn vần đầu tiên của mình, Dalila. Những tác phẩm đầu tiên của Adonis bị ảnh hưởng chủ nghĩa quốc gia, nhất là sau cuộc chiến giữa Do Thái và Ả Rập vào những năm 1947-1948. Sau đó ông cùng với một người bạn, Yusuf Al-Khal (1917-1987), Adonis thành lập tạp chí tiền phong Shi'ir, (Poetry- Thơ) trong đó giới thiệu ý tưởng thơ ca Ả Rập hiện đại. Tuy nhiên vì những tin đồn tung ra cho rằng tạp chí Shi'ir là do những người theo chủ nghĩa dân tộc chủ trương, nên Adonis cho đình chỉ việc xuất bản. Cũng trong thời gian này, Adonis đã chuyển dịch sang tiếng Ả Rập những tác phẩm của Baudelaire, Henri Michaux, Saint-John Perse và từ tiếng Ả Rập sang Pháp ngữ tác phẩm của Aboul Ala El-Maari. Trong những năm 1960 - 1961, một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển trí tuệ của Adonis: Ông nhận được một học bổng để theo học ở Paris, thủ đô Pháp. Thời kỳ này ông tập trung sáng tác một số lượng lớn các tác phẩm cả về thơ và tiểu luận. Cùng với một trong số những người cầm bút Ả Rập, ông bắt đầu cho xuất bản tờ Mawakif (Situations - Tình Hình), một nhật báo đấu tranh, cũng giống như tờ Shi'ir khi trước, cho sự đổi mới nền văn học cổ truyền Ả Rập với những tư tưởng cấp tiến.
- 11 Người trí thức Ả Rập và một nhà văn của thế giới, Adonis đã xây dựng những cây cầu giao lưu ảnh hưởng Tây phương và Ả rập, Hy Lạp và kinh thánh cổ truyền. "The west is another name for the east" – có thể dịch “Tây phương là một cái tên khác của phương Đông” Adonis từng đề cập đến điều đó trong bài viết của mình. Tuyển thơ đầu tiên mà Adonis viết bằng Anh ngữ “The Blood of Adonis”, xuất hiện vào năm 1971. Trong “Resurrection and Ashes”, Adonis đã viết "O Phoenix, when fire is born in your beloved wing / What pen do you hold? / How do you replace your lost down? / Do you erase the dry error in its book? When ashes embrace you, what world do you feel?". Bản in lần thứ hai năm 1982 được thêm vào 3 bài thơ mới dưới tựa đề “Transformations of the Lover”. Chối từ chủ nghĩa vật chất phương Tây là mục tiêu của bài "A Grave for New York", bài thơ sáng tác đặt căn bản từ cuộc viếng thăm của Adonis tại thành phố New York mà ông đề gởi Walt Whitman, nhà thơ vĩ đại của nước Mỹ. Năm 1970, Adonis đảm nhận chức vụ giáo sư Văn chương Ả Rập tại Đại học Lebanese. Ba năm sau, ông đã lấy văn bằng Tiến sĩ tại Đại học St. Joseph ở Beirut. Đề tài luận án của ông là "Sự trường cửu và biến thiên trong tư tưởng và văn chương Ả rập". Từ đầu thập niên 1980, Adonis được mời giảng tại nhiều trường đại học ở Pháp và Thụy Sĩ, giữa thập niên 1985, ông được mời làm giáo sư thỉnh giảng ở một số đại học Mỹ. Đến năm 1986, ông dọn sang sống hẳn ở Paris và hiện nay ông đang mang quốc tịch Pháp. Với tư cách là một nhà thơ, Adonis là một trong những người đầu tiên đã vượt qua khuôn mẫu thô cứng của phương cách làm thơ và vần luật thi ca A-rập cổ điển. Với những người bạn có cùng quan điểm, chí hướng nhưng ông vẫn đóng vai trò là một trong những người đã thực hiện một cách triệt để, táo bạo và với quan điểm gần như siêu nhiên bằng những nhịp điệu tự nhiên của ngôn ngữ Ả Rập. 1.1.2. Quan niệm của Adonis về thơ 1.1.2.1. Quan niệm của Adonis về sự mơ hồ trong thơ Mơ hồ là một hình thức cơ bản để con người nhận thức sự vật trong tính chất không xác định của nó về đặc tính, loại biệt, trạng thái. Đặc biệt nó thể hiện rõ nét trong lĩnh vực cảm xúc, một lĩnh vực mơ hồ, mù mịt. Như một minh chứng cho điều đó, từ khi lọt lòng cất tiếng khóc chào đời, trưởng thành đến khi trở về với cát bụi, văn
- 12 chương đã hiện diện trong những câu hát, lời ru của mẹ hay trong câu chuyện của bà. Đầu mỗi lời ru, câu chuyện thường bắt đầu bằng những cụm từ như “À ơi, “ngày xửa ngày xưa”… Cái mốc thời gian mơ hồ không xác định chính là một yếu tố làm nên sự hư ảo của câu chuyện khó mà đoán chính xác được. Nghiên cứu các đặc trưng của nghệ thuật văn học, từ truyền thống đến hiện đại, chúng ta nhận thấy rằng những định nghĩa về tính mơ hồ, đa nghĩa của văn học có sự thay đổi theo những quan điểm nhìn nhận khác nhau của các nhà phê bình. Đó là cái “ý tại ngôn thoại” hay cái tiếng ngoài tiếng, cảnh ngoài cảnh mà nhiều người đã nói tới. Văn học Trung Quốc thời cổ - trung đại, có nhiều tác phẩm bàn về các phép tắc sáng tác văn chương. Đời Tây Hán (trước Công nguyên) Nhà triết học Đổng Trọng Thư từng có câu: "Thi vô đạt hỗ", tức trong thơ ca, kinh thi không thể nào giải thích được rõ ràng. Hay trong “Tứ minh thi thoại”, Tạ Trăn (nhà thi thoại đời Minh) đã đề xuất mệnh đề thi ca “Diệu tại hàm hồ”. Quan niệm của ông là: “Thơ có chỗ khả giải, bất khả giải, bất tất giải, giống như hoa dưới nước, trăng trong gương, không cần câu nệ tới dấu tích". Nhà thơ Vương Sĩ Trinh đời nhà Minh cũng nói: thơ khó ở chỗ nếu "không giải thích được thì thơ vô vị, mà giải thích được thì hết vị", cho nên thơ nằm ở giữa "khả giải" - bất khả giải chi gian" là như thế. Đầu thế kỷ XX, những nhận định mới mẻ xoay quanh tính mơ hồ trong văn học được đưa ra theo cách tiếp cận mới, từ đó bổ sung những vấn đề mới, như M. Bakhtin dựa vào bản chất đối thoại của ý thức mà nêu ra "tính chất không hoàn tất của tư duy tiểu thuyết" đây cũng là một cách nhận thức về bản chất mơ hồ của nghệ thuật tiểu thuyết. Với các nhà lý luận nghệ thuật hiện đại chủ nghĩa đưa ra khái niệm "non-finito" với nội dung "phi chỉnh thể", "không nói hết", "không hoàn thiện", "tính phiến đoạn"... phần nào khẳng định đặc trưng mơ hồ của tư duy nghệ thuật. Trong lịch sử mỹ học, tính mơ hồ cũng được ý thức từ rất sớm ở cả phương Đông lẫn phương Tây. Nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng đi tìm định nghĩa và biểu hiện trong văn học để giải tỏa những băn khoăn về phương thức biểu hiện, đối tượng của văn chương. Thật khó mà đưa ra một định nghĩa ngắn gọn, bao quát được các ý kiến và những thời đại khác nhau chấp nhận. Song điều đó càng làm cho các nhà nghiên cứu phê bình luôn nỗ lực, trăn trở, gắn bó cuộc đời mình với công việc nghiên cứu phê
- 13 bình văn học. Chính vì vậy, quan niệm về tính mơ hồ của một số nhà nghiên cứu, trường phái phương Đông và phương Tây….. vẫn là những tham khảo quý báu cho những ai muốn đi tìm lời đáp cho câu hỏi “Tính mơ hồ trong văn học là gì ?” Ở phương Tây, có lẽ I. Kant – nhà triết học và mỹ học cổ điển Đức – là người đầu tiên nêu ra ý tưởng về tính đa nghĩa của các hình tượng và biểu tượng nghệ thuật mà ông gọi là các “ý niệm thẩm mỹ”. Còn ở phương Đông, người xưa cũng đã không ít lần nói đến cái bản chất hàm súc, thâm diệu của văn chương và cùng với đó là sự phức tạp, đa dạng của hoạt động tiếp nhận nơi người đọc. Lưu Hiệp – nhà lý luận kiệt xuất của Trung Hoa cổ đại cho rằng: “Tác phẩm văn chương sở dĩ phức tạp là vì nội dung và hình thức đều đa dạng, (…). Mỗi người đều chỉ giải thích theo một khía, lấy nó để tìm hiểu (văn chương là) cái biến đổi vạn nơi”. Đối với nghiên cứu và phê bình văn học hiện đại thế giới, mặc dù đã được đề cập đến ít nhiều từ trước đó, nhưng phải đợi đến sự xuất hiện của công trình “Bảy loại mơ hồ đa nghĩa” (Seven types of Ambiguity – 1930) của nhà phê bình mới William Empson (nhà thơ Anh), tính đa nghĩa mới được chú ý quan tâm một cách rộng rãi ở phương Tây như là một trong những đặc trưng cốt yếu của văn học, đặc biệt là của thơ ca. Theo Adonis: “thơ không còn khởi phát từ một quan điểm tri thức sáng rõ và được chuẩn bị sẵn nữa mà bắt đầu từ những đặc thù về cảm xúc mà chúng ta có thể gọi là trải nghiệm cá nhân hay nhãn quan” [82]. Adonis chú ý rất nhiều đến hình thức thơ, từ kết cấu đến ngôn từ với những tầng lớp ý nghĩa mới, nội dung mới. Với quan niệm tiến bộ, ông cho rằng hình thức không còn là bình chứa nội dung, tự nó đã là nội dung, không chỉ là cái biểu đạt mà đồng thời là cái được biểu đạt. Với quan điểm này, ông muốn lưu ý trong đời sống thơ ca, một vài người sử dụng sự mơ hồ như một hình thức che đậy sự thật là họ không có khả năng sáng tạo nên điều gì cả. Trong tiểu luận “Sự mơ hồ trong thơ”, Adonis đã sử dụng thuật ngữ “mơ hồ” lập lại nhiều lần, điều đó như những tuyên ngôn về nghệ thuật mơ hồ và thể hiện ông là một cây bút duy mỹ triệt để ở mọi thời điểm. Sự mơ hồ là vấn đề tư tưởng hệ chứ không phải một đặc trưng của văn bản thơ ca. Tức là chú ý đến khả năng nhận thức và cảm thụ các sáng tạo, mặt khác, nó thể hiện một lập trường đối diện với truyền thống
- 14 được kế thừa. Rõ ràng, Adonis đưa ra tư tưởng: một nhà thơ hiện đại chỉ “hiện đại” với các điều kiện cơ bản, đó là “anh ta phải vượt qua lập trường mỹ học- tư tưởng hệ cổ điển và tất cả những gì hàm chứa trong đó- lý thuyết về thơ ca, lý thuyết về sáng tạo, những tiêu chí phê bình nảy sinh từ đó” [82]. Ngoài ra, Adonis cho rằng sự mơ hồ tồn tại ở cả hai phía, phía nhà thơ và phía người đọc. Tuy nhiên không có nghĩa việc nhà thơ và độc giả có cùng suy nghĩ là điều không thể xảy ra. Ông nhấn mạnh mỗi người có một vai trò khác nhau và sự khác biệt chính là một hình thức khích lệ, động viên người đọc trở thành một người sáng tạo khác, một kẻ sĩ mới. Có một sự trùng hợp tình cờ giữa quan điểm của Adonis với nhà phê bình mới William Empson (nhà thơ nước Anh), bởi cả hai đều nhấn mạnh vai trò của nhà thơ và người đọc sẽ là hai quan điểm độc lập, thậm chí nó được nảy sinh bởi những nhu cầu, đòi hỏi cụ thể, riêng biệt của tình huống, hoàn cảnh. William Empson từng nói :” Khi bạn đang nắm giữ một sự đa dạng những thứ khác nhau ở trong trí óc của bạn, hoặc sử dụng cho một vấn đề đơn độc một sự đa dạng khác nhau của bộ máy trí óc, cách duy nhất của việc áp dụng tất cả những tiêu chuẩn của bạn là áp dụng chúng đồng thời, cách thức duy nhất để bắt buộc người đọc nắm được, hiểu thấu toàn bộ tổng số ý nghĩ của bạn là để sắp đặt rằng anh ta chỉ có thể cảm thấy hài lòng nếu anh ta đang mang tất cả những yếu tố trong đầu óc tại thời điểm tin chắc; Cách thức duy nhất của việc không đưa ra một số cái gì đó hỗn tạp, không đồng nhất là việc đưa ra một số cái gì đó – mà tại mỗi điểm là một hợp chất”. 1 Trong bài tiểu luận của mình, Adonis đã nhấn mạnh vai trò của sự sáng tạo, làm sáng tỏ mối quan hệ giữa nhà văn và người đọc, đề cao vai trò của tư tưởng hệ, với lối tư duy hiện đại. Adonis cho rằng: “ theo đó, chúng ta có thể gọi sự tối tăm, mơ hồ đồng hiện ở mọi thời này như một tấm khăn choàng ngăn cách thiên tài và độc giả. Nhưng tấm khăn choàng này lại bị rách trước mắt những độc giả ở thời đại sau này”. [82]. Đưa vào tiểu luận những luận điểm đanh thép, súc tích bằng một giọng viết sắc 1 William Empson (1930), Seven Types of Ambiguity, Chatto and Windus London Publishing company
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 670 | 92
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 668 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 306 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 232 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 253 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 152 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
173 p | 235 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 201 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 242 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 170 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 169 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 163 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 167 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 205 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 156 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 159 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 119 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 155 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn