Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam: Truyện ngắn Cao Duy Sơn từ góc nhìn phê bình sinh thái
lượt xem 6
download
Luận văn ứng dụng lý thuyết phê bình sinh thái vào tìm hiểu truyện ngắn Cao Duy Sơn để chỉ ra những đóng góp tiêu biểu của nhà văn. Qua đó góp thêm một cái nhìn mới về giá trị của truyện ngắn Cao Duy Sơn. Và cũng khẳng định hiệu quả của một hướng nghiên cứu mới trong văn học hiện đại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam: Truyện ngắn Cao Duy Sơn từ góc nhìn phê bình sinh thái
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRỊNH THÙY DƯƠNG TRUYỆN NGẮN CAO DUY SƠN TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRỊNH THÙY DƯƠNG TRUYỆN NGẮN CAO DUY SƠN TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Cao Thị Hảo THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luâ ̣n văn “Truyện ngắ n Cao Duy Sơn từ góc nhìn phê bình sinh thái” là kế t quả nghiên cứu của riêng tôi, hoàn toàn không sao chép của bất cứ ai. Các kế t quả của đề tài là trung thực và chưa đươ ̣c công bố ở các công trình khác. Nội dung của luận văn có sử du ̣ng tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩ m, ta ̣p chí, các trang web theo danh mục tài liê ̣u tham khảo của luâ ̣n văn. Nế u sai tôi xin hoàn toàn chiụ trách nhiê ̣m. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2016 Tác giả luâ ̣n văn ̣ Thuỳ Dương Trinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN ihttp://www.lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Cao Thị Hảo - Trường Đa ̣i học Sư phạm Thái Nguyên về sự hướng dẫn tâ ̣n tình, đầ y đủ, chu đáo và đầ y tinh thầ n trách nhiê ̣m của cô trong toàn bô ̣ quá trình em hoàn thành luâ ̣n văn. Em xin trân trọng cảm ơn sự ta ̣o điều kiêṇ giúp đỡ của Ban chủ nhiê ̣m Khoa Ngữ Văn và các thầ y cô giáo Phòng đào tạo Trường Đại ho ̣c Sư pha ̣m Thái Nguyên đã giúp đỡ em thực hiện đề tài luâ ̣n văn này. Em cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, ba ̣n bè, đồ ng nghiêp̣ đã đô ̣ng viên và nhiê ̣t tình giúp đỡ em trong thời gian hoàn thành luâ ̣n văn. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2016 Tác giả luâ ̣n văn Trịnh Thuỳ Dương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iihttp://www.lrc.tnu.edu.vn
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC............................................................................................................iii MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 7 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 7 5. Các phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 7 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 8 7. Bố cục của luận văn ......................................................................................... 8 PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................... 9 Chương 1: LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH SINH THÁI VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN CAO DUY SƠN .................................................... 9 1.1. Một số vấn đề lý thuyế t phê bình sinh thái................................................... 9 1.1.1. Khái niê ̣m phê bin ̀ h sinh thái ..................................................................... 9 ̀ h sinh thái trong văn ho ̣c Việt Nam hiện đại ............................... 13 1.1.2. Phê bin 1.2. Hành trình sáng tác của nhà văn Cao Duy Sơn .......................................... 20 1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp ............................................................................. 20 1.2.2. Những ngả đường đến với văn chương của Cao Duy Sơn ...................... 22 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 25 Chương 2: QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ TỰ NHIÊN TRONG TRUYỆN NGẮN CAO DUY SƠN ..................................................................... 26 2.1. Con người và tự nhiên trong sự đối sánh ................................................... 26 2.2. Con người và tự nhiên trong mối quan hệ gắn bó, hòa hợp ....................... 31 2.2.1. Con người hòa hợp với tự nhiên .............................................................. 31 2.2.2. Tự nhiên phản chiếu tâm hồn con người ................................................. 35 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iiihttp://www.lrc.tnu.edu.vn
- 2.3. Con người và tự nhiên trong quy luật nhân quả ......................................... 41 2.3.1. Con người tác động tiêu cực đến tự nhiên ............................................... 41 2.3.2. Tự nhiên đáp trả lại con người ................................................................ 55 2.4. Con người và tự nhiên trong khát vọng đồng hóa ...................................... 62 Tiể u kế t chương 2 .............................................................................................. 65 Chương 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ TỰ NHIÊN TRONG TRUYỆN NGẮN CAO DUY SƠN .............. 67 3.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện ................................................................. 67 3.2. Nghệ thuật tạo dựng bối cảnh không gian .................................................. 71 3.2.1. Không gian hoang dã, nguyên sơ ............................................................ 72 3.2.2. Không gian tự nhiên gắn liền với sinh hoạt của người miền núi ............ 77 3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ..................................................................... 78 3.3.1. Sử dụng hình ảnh tự nhiên trong ngôn ngữ miêu tả ngoại hình nhân vật ... 78 3.3.2. Sử dụng hình ảnh tự nhiên trong ngôn ngữ khắc họa tâm lý nhân vật .... 81 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 84 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 89 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN ivhttp://www.lrc.tnu.edu.vn
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Văn học dân tộc thiểu số có một vị trí quan trọng trong đời sống văn học nước nhà. Trong đội ngũ nhà văn là người dân tộc thiểu số Việt Nam, Cao Duy Sơn là cây bút trẻ, có sức sáng tạo dồi dào ở mảng đề tài viết về dân tộc và miền núi. Tuy mới xuất hiện trên văn đàn nhưng tên tuổi Cao Duy Sơn đã dần trở lên quen thuộc với độc giả, tác phẩm của ông cũng tạo được tiếng vang lớn và đạt được nhiều giải thưởng của hội nhà văn Việt Nam. Là một cây bút đương sung sức, các sáng tác của Cao Duy Sơn bao gồm cả truyện ngắn và tiểu thuyết, nhưng truyện ngắn là địa hạt có nhiều mùa gặt bội thu hơn cả. Với hai giải A của Hội văn học dân tộc thiểu số Việt Nam, Tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam và giải thưởng văn học ASEAN của Hoàng gia Thái Lan năm 2009 cho những tập truyện ngắn xuất sắc, truyện ngắn của Cao Duy Sơn đã “mang một thương hiệu riêng, in đậm dấu ấn văn hóa Tày và soi bóng tâm hồn con người miền núi đặc sắc, sinh động”[9, tr88]. Nghiên cứu truyện ngắn của Cao Duy Sơn sẽ góp phần khẳng định đóng góp và vị trí của nhà văn trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. 1.2. Nghiên cứu về truyện ngắn Cao Duy Sơn gần đây đã có một số tác giả quan tâm nhưng chủ yếu đề cập đến các vấn đề như: Đặc điểm truyện ngắn, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ nghệ thuật, bản sắc văn hóa dân tộc… Một vấn đề khá mới mẻ và độc đáo trong truyện ngắn Cao Duy Sơn đó là mối quan hệ giữa con người và tự nhiên vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống. Từ góc nhìn phê bình sinh thái chúng tôi hi vọng sẽ đem lại những khám phá mới mẻ về vấn đề này trong truyện ngắn Cao Duy Sơn. 1.3. Phê bình sinh thái là một lý thuyết mới đã được giới nghiên cứu trên thế giới quan tâm và ứng dụng vào nghiên cứu văn học. Gần đây, lý thuyết này cũng bắt đầu được ứng dụng trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam và có những thành tựu khả quan. Đây là hướng nghiên cứu mới nhiều triển vọng, cho thấy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 1http://www.lrc.tnu.edu.vn
- mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, đặc biệt là cách ứng xử của con người với thế giới tự nhiên và những tác động ngược lại của giới tự nhiên đến đời sống con người. Điều này cũng thể hiện rõ ý nghĩa thực tiễn và tính thời sự của nó trong bối cảnh hiện nay, trước nhu cầu nóng bỏng của nhân loại về cải thiện môi trường sinh thái, khát vọng về mối giao hòa vĩnh cửu giữa con người và thiên nhiên. Trong truyện ngắn của mình, Cao Duy Sơn đã có tiếng nói của riêng mình về vấn đề này bằng một quan điểm mới mẻ và sâu sắc. Chính bởi những lý do trên mà chúng tôi lựa chọn đề tài: “Truyện ngắn Cao Duy Sơn từ góc nhìn phê bình sinh thái” để nghiên cứu. Hi vọng công trình hoàn thành sẽ góp phần khẳng định những đóng góp mới mẻ của nhà văn Cao Duy Sơn cho dòng văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, đồng thời qua đó cũng cho thấy hiệu quả của một hướng tiếp cận mới mẻ trong văn học. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Những nghiên cứu chung về truyện ngắn của Cao Duy Sơn Là một cây bút đang nổi danh, các sáng tác của Cao Duy Sơn trong thời điểm hiện tại chưa phải là nhiều (5 tiểu thuyết, 4 tập truyện ngắn) nhưng nhà văn dân tộc Tày này đã khẳng định được phong cách riêng, độc đáo của mình trong dòng chảy văn học dân tộc thiểu số. Ông đã có những đóng góp nhất định cho văn học dân tộc thiểu số nói riêng và văn học Việt Nam đương đại nói chung. Truyện ngắn của Cao Duy Sơn đã nhận được sự quan tâm của khá nhiều các nhà nghiên cứu. Trên các báo chí (cả báo in và báo điện tử) đã đăng tải một loạt các bài viết về Cao Duy Sơn và truyện ngắn của anh, đặc biệt là sau khi anh đoạt giải thưởng. Chúng ta có thể kể đến các bài viết sau: Nhà văn người Cô Sầu đoạt giải văn chương, tác giả Hứa Hiếu Lễ, báo Văn hóa văn nghệ Cao Bằng. Văn xuôi độc chiếm giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 2008, tác giả Hà Linh, báo Văn nghệ Quân đội. Viết văn phải có sự ám ảnh, tác giả Huy Sơn, Trang văn hóa giải trí. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 2http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Bông hoa sen đang ngát, tác giả Hứa Hiếu Lễ, báo Vietnam.net. Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 2008 với tác giả “Ngôi nhà xưa bên suối”, tác giả Mai Thi, báo Hà Nội mới Ban mai có một giọt sương, tác giả Đỗ Đức, báo Văn nghệ. Viết văn là một cuộc viễn du về cội nguồn, tác giả Võ Thị Thúy, báo kinh tế đô thị. Hầu hết các bài viết đều khẳng định những đóng góp của nhà văn Cao Duy Sơn đối với văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, phong cách riêng và tài năng của nhà văn đất Cô Sầu. Có tác giả cho rằng: “Đề tài miền núi không mới nhưng viết để người đọc thổn thức và nhớ đến không phải ai cũng làm được, có lẽ xuất thân của một người con sau bao nhiêu năm xa cách quê hương đã làm nên một Cao Duy Sơn thành thực và đầy tình cảm” [47, tr.9]. Trong bài viết Cao Duy Sơn giọng văn nhẹ nhàng mà sắc bén, tác giả Sông Lam (báo Dân tộc và phát triển) cũng khẳng định: “Kí ức tuổi thơ, con người đất Cô Sầu và những vỉa tầng văn hóa truyền thống dân tộc Tày đã bán rễ, ám ảnh sâu vào tâm trí Cao Duy Sơn. Nó khiến anh khắc khoải, day dứt, tựa hồ như đang mang một món nợ đối với quê hương. Và nếu không trả được món nợ đó, anh không thể tìm thấy một chốn bình an để neo đậu tâm hồn” [16, tr.20]. Cũng đồng quan điểm này, nhà nghiên cứu Đào Thủy Nguyên đã quan tâm tới yếu tố tạo nên những trang viết sâu nghĩa nặng tình của Cao Duy Sơn và lí giải rõ “Cội nguồn văn hóa dân tộc trong truyện ngắn Cao Duy Sơn” bắt nguồn từ tâm hồn con người đậm chất Tày trong truyện ngắn của anh. Nhà phê bình Lâm Tiến, tác giả của một số công trình nghiên cứu về văn học dân tộc thiểu số Việt Nam, khi nhận xét về cá tính sáng tạo của nhà văn Cao Duy Sơn cho rằng: “Ông miêu tả nhận vật dưới góc độ đời tư, có số phận riêng và có một sự tự ý thức. Điều đó càng được thể hiện rõ trong những truyện ngắn sau này của ông (…….). Nhân vật của ông thường khỏe khoắn, mạnh mẽ, có cuộc sống nội tâm phong phú, phức tạp, dữ dội nhưng lại lặng lẽ, kín đáo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 3http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Truyện của Cao Duy Sơn còn hấp dẫn người đọc ở cách viết giàu cảm xúc, giàu hình tượng với cách cảm nhận sự vật, hiện tượng tinh tế, chính xác, sắc sảo với những tình huống căng thẳng, gay gắt, bất ngờ. Với cách viết đó Cao Duy Sơn đã đem lại cho văn xuôi các dân tộc thiểu số một cách cảm nhận mới về con người và cuộc sống của các dân tộc” [41, tr.10]. Không chỉ quan tâm tới các yếu tố về cảm hứng, nhân vật, cách viết, ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn cũng được quan tâm tìm hiểu. Tác giả Cao Thị Hảo trong bài viết: Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn đăng trên tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (số 361, tháng 7/2014) khẳng định: “Trong truyện ngắn Cao Duy Sơn, ngôn ngữ nghệ thuật được thể hiện khá độc đáo, mang màu sắc riêng và đậm chất Tày, thể hiện qua việc sử dụng lối ví von, so sánh, liên tưởng gần gũi với cách tư duy của người dân miền núi, sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ, lối nói phuối pác, phuối rọi của văn học dân gian Tày”[9, tr.88]. Nhìn chung, truyện ngắn của Cao Duy Sơn đã được nghiên cứu từ nhiều phương diện. Các tác giả cũng đã khẳng định những đóng góp tiêu biểu của nhà văn cho dòng văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, tìm hiểu truyện ngắn Cao Duy Sơn từ những góc nhìn khác, nhất là từ những lý thuyết mới sẽ cho chúng ta những đánh giá khách quan và toàn diện hơn nữa về vị trí cũng như đóng góp của nhà văn dân tộc Tày này. 2.2. Những nghiên cứu về truyện ngắn Cao Duy Sơn từ góc nhìn phê bình sinh thái Nghiên cứu về truyện ngắn Cao Duy Sơn từ góc nhìn phê bình sinh thái cho đến nay chưa có công trình nào đề cập đến một cách hệ thống và chuyên biệt. Tuy nhiên, những vấn đề liên quan về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên đã được các tác giả ít nhiều quan tâm đến trong những công trình nghiên cứu chung về văn học dân tộc thiểu số và truyện ngắn Cao Duy Sơn. Chúng tôi xin điểm qua một số vấn đề cơ bản có liên quan đến đề tài. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 4http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Trong công trình Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại - một số đặc điểm (2011), các tác giả Trần Thị Việt Trung - Cao Thị Hảo cũng bước đầu đề cập đến thủ pháp “vật hóa” khi miêu tả các nhân vật phản diện trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn: “Với thủ pháp “vật hóa”, các nhân vật phản diện trở thành những con người tầm thường, thậm chí dung tục, bản năng như loài cầm thú” [49, tr.144]. Lấy hình ảnh của thế giới tự nhiên - đặc biệt là những con vật ác độc, xấu xí để miêu tả nhân vật phản diện cho thấy ngòi bút của Cao Duy Sơn đã chú ý đến mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Tuy nhiên các tác giả chưa đi sâu phân tích kĩ vấn đề mà bước đầu đề cập đến hiện tượng này như là một thủ pháp xây dựng nhân vật của nhà văn Cao Duy Sơn. Tác giả Đào Thủy Nguyên (chủ biên) - Dương Thu Hằng trong công trình Bản sắc văn hóa dân tộc trong văn xuôi của các nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam (2014) khẳng định: “Thiên nhiên Cao Bằng trong sáng tác của Cao Duy Sơn không chỉ mang vẻ đẹp của một bức tranh sơn thủy mà còn hiện lên như một sinh thể hữu tình, biết sẻ chia với con người những vui buồn trong cuộc sống” [26, tr.163]. Rất tiếc nhận định này cũng chỉ mới được đưa ra như một gợi dẫn, các tác giả chưa tập trung nghiên cứu sâu về vấn đề này. Không chỉ ở những công trình nghiên cứu chung về văn học dân tộc thiểu số như trên chúng tôi đã đề cập mà ở một số luận văn thạc sĩ khi nghiên cứu về truyện ngắn Cao Duy Sơn cũng đề cập đến sự tác động của giới tự nhiên đối với đời sống con người trong truyện ngắn của nhà văn dân tộc Tày này. Chúng ta có thể kể tới: Đặc điểm truyện ngắn Cao Duy Sơn (2009) của tác giả Đinh Thị Minh Hảo, Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn (2010) của Lý Thị Thu Phương, Bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tác của Cao Duy Sơn (2011) của La Thúy Vân, Con người trong văn xuôi miền núi đương đại của các tác giả trẻ đương đại (Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy và Phạm Duy Nghĩa) (2012) của Cao Thị Hồng Vân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 5http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Tác giả Lý Thị Thu Phương đã chú ý cách miêu tả thiên nhiên trong truyện ngắn Cao Duy Sơn và cho rằng: “Cao Duy Sơn đã khám phá và sáng tạo nên thế giới thiên nhiên giàu sức sống, đa sắc màu, hùng vĩ và thơ mộng, đưa người đọc đến với miền đất hoang sơ và xa ngái chứa bao điều bí ẩn, diệu kì, cảm nhận phong vị miền núi phía Bắc độc đáo, khó quên” [32, tr.55]. La Thúy Vân nhận thấy trong sáng tác của Cao Duy Sơn, “thiên nhiên vừa là môi trường sinh thái, vừa là cuộc sống thiết yếu nhất để con người tồn tại, đồng thời cũng là người bạn thiết thân của con người. Con người miền núi tựa vào thiên nhiên để sống và lao động, nuôi dưỡng thể chất, bồi đắp tình cảm và thanh lọc tâm hồn. Văn xuôi của Cao Duy Sơn thể hiện rất rõ mối quan hệ hữu cơ này” [50, tr.63]. Có thể nói, xung quanh vấn đề về truyện ngắn Cao Duy Sơn và truyện ngắn Cao Duy Sơn từ góc nhìn phê bình sinh thái đến nay đã có nhiều bài nghiên cứu phê bình của các tác giả như: Chu Thị Hằng; Nguyễn Thanh Bình; Lâm Tiến; Nguyễn Chí Hoa; Trung Trung Đỉnh; Đào Thủy Nguyên, Cao Thị Hảo;… Mỗi bài viết là một cách nhìn, một quan điểm, một suy nghĩ và một cách cảm nhận riêng. Ở mức độ tổng quát, chúng tôi nhận thấy, chủ yếu các tác giả tiếp nhận Cao Duy Sơn trên bình diện cơ bản là: Đón nhận và tôn vinh. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về mối quan hệ, ứng xử, tương tác giữa con người với tự nhiên trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn từ góc nhìn phê bình sinh thái. Dựa trên những ý kiến bàn luận và các kết quả nghiên cứu đã có về truyện ngắn Cao Duy Sơn, chúng tôi nhận thấy còn một khoảng trống cần lấp đầy để làm hoàn chỉnh hơn bức tranh toàn cảnh về truyện ngắn của ông. Chính vì lẽ đó chúng tôi đã chọn vấn đề nghiên cứu của mình là: Truyện ngắn Cao Duy Sơn từ góc nhìn phê bình sinh thái. Hi vọng công trình hoàn thiện sẽ góp một góc nhìn mới về truyện ngắn Cao Duy Sơn để khẳng định những thành công và hạn chế của nhà văn đối với đời sống văn học đương đại Việt Nam, nhất là ở mảng văn học dân tộc thiểu số. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 6http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung tìm hiểu và phân tích và làm sáng tỏ những đóng góp của truyện ngắn Cao Duy Sơn từ góc nhìn của lý thuyết phê bình sinh thái. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Cao Duy Sơn là một cây bút tài năng đã khẳng định được vị trí của mình trên văn đàn cũng như trong lòng công chúng yêu văn chương. Ông thành công trên cả hai thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn. Trong phạm vi luận văn này chúng tôi tập trung khảo sát thể loại truyện ngắn của Cao Duy Sơn. Cụ thể là 4 tập truyện ngắn sau: 1. Những chuyện ở lũng Cô Sầu, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003 (tái bản lần thứ nhất). 2. Những đám mây hình người, Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2002. 3. Ngôi nhà xưa bên suối, Nhà xuất bản Văn học Dân tộc, Hà Nội, 2008. 4. Người chợ, Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2010. Ngoài ra chúng tôi cũng tham khảo thêm sáng tác của các nhà văn khác để so sánh, đối chiếu khi cần thiết. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành luận văn này chúng tôi sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau: Làm sáng tỏ các khái niệm lý luận liên quan về phê bình sinh thái và thực tế nghiên cứu văn học từ góc độ phê bình sinh thái ở Việt Nam. Hình trình sáng tạo của nhà văn Cao Duy Sơn. Ứng dụng lý thuyết phê bình sinh thái vào tìm hiểu truyện ngắn Cao Duy Sơn để chỉ ra những đóng góp tiêu biểu của nhà văn. Qua đó góp thêm một cái nhìn mới về giá trị của truyện ngắn Cao Duy Sơn. Và cũng khẳng định hiệu quả của một hướng nghiên cứu mới trong văn học hiện đại. 5. Các phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng đa dạng các phương pháp nghiên cứu, trong đó tập trung ở một số phương pháp cơ bản sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 7http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Phương pháp phân tích tác phẩm được sử dụng trong luận văn để làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu. Chúng tôi sử dụng phương pháp khái quát, tổng hợp để kết luận và nâng cao vấn đề đã phân tích. Luận văn cũng sử dụng phương pháp so sánh, thống kê để làm nổi bật đóng góp riêng các tập truyện ngắn của Cao Duy Sơn Vấn đề lý thuyết sinh thái học có liên quan đến một số lĩnh vực khoa học khác như: địa lý, sinh học, văn hóa, nhân chủng học… Vì vậy sự vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành khoa học giúp chúng tôi soi sáng và làm rõ các phương diện, khía cạnh của vấn đề lý thuyết phê bình sinh thái và ứng dụng vào nghiên cứu truyện ngắn của Cao Duy Sơn. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu truyện ngắn của nhà văn Cao Duy Sơn từ góc nhìn của lý thuyết phê bình sinh thái, do đó kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần hoàn chỉnh hơn bức tranh toàn cảnh về truyện ngắn của Cao Duy Sơn. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ mang đến một cách tiếp cận mới cho các tác phẩm văn học, mở ra hướng đánh giá, thẩm định giá trị nhân văn của văn học từ góc nhìn sinh thái. Đồng thời đánh thức cách ứng xử bình đẳng của con người đối với môi trường hiện nay. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần MỞ ĐẦU, KẾT LUẬN và thư mục TÀI LIỆU THAM KHẢO, nội dung chính của luận văn được triển khai thành 3 chương: Chương 1: Lý thuyết phê bình sinh thái và hành trình sáng tác của nhà văn Cao Duy Sơn. Chương 2: Quan hệ giữa con người và tự nhiên trong truyện ngắn Cao Duy Sơn. Chương 3: Nghệ thuật thể hiện mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong truyện ngắn Cao Duy Sơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 8http://www.lrc.tnu.edu.vn
- PHẦN NỘI DUNG Chương 1 LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH SINH THÁI VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN CAO DUY SƠN 1.1. Một số vấn đề lý thuyế t phê bin ̀ h sinh thái 1.1.1. Khái niê ̣m phê bình sinh thái Phê bình sinh thái manh nha vào những năm 70 của thế kỉ 20. Năm 1974, học giả người Mỹ Joseph W.Meeker cho xuất bản cuốn chuyện luận “Sinh thái học của văn học”. Trong tác phẩm này, cụm từ sinh thái học văn học lần đầu tiên được nhắc đến để chỉ mối quan hệ “ảnh hưởng của văn học đối với hành vi nhân loại và môi trường tự nhiên”. Năm 1978, Wiliam Rueckert trên tạp chí “Bình luận Iowa” (số mùa đông) có bài Văn học và sinh thái học: Một phác thảo thử nghiệm phê bình sinh thái học (Literature and Ecology: An Experiment in Ecocriticison) lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ “Phê bình sinh thái” (Ecocriticison) với ý nghĩa “kết hợp văn học và sinh thái học”. Nhà phê bình cho rằng nên có cái nhìn sinh thái học và phải xây dựng được một hệ thống thi pháp học sinh thái. Tuy nhiên trong thời kỳ này, phần lớn giới phê bình văn học vẫn chưa biết thực chất phê bình sinh thái học là gì. Chính vì vậy, năm 1994, Hội văn học miền tây Blanche và Sean O Grady đã tổ chức hội nghị bàn tròn trong đó có ý kiến của khoảng 20 học giả xung quanh vấn đề về khái niệm “Phê bình sinh thái”. Tháng 6 năm 1995 ASLE lần đầu tiên tổ chức hội thảo khoa học tại Trường đại học Colorado, hội nghị nhận được hơn 200 báo cáo. Mọi người coi đại hội lần này của ASLE là tiêu chí đánh dấu sự hình thành của trào lưu phê bình sinh thái. Năm 1996, tuyển tập Phê bình sinh thái do Cheryll Glolfelty và Harold From chủ biên được xuất bản. Cuốn sách này được công nhận là tài liệu nhập môn của phê bình sinh thái. Cuốn sách chia làm ba phần, phân biệt thảo luận sinh thái học và lý luận văn học sinh thái, phê bình sinh thái của văn học và phê Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 9http://www.lrc.tnu.edu.vn
- bình của văn học sinh thái. Cuốn sách này còn liệt kê và giới thiệu sơ lược những bài báo và chuyên luận phê bình sinh thái quan trọng nhất. Năm 1998, tại Luân Đôn, tuyển tập: Phê bình sinh thái và văn học do nhà phê bình người Anh R.kerridge và N.Sammells chủ biên được xuất bản. Đây là bộ tuyển tập phê bình sinh thái đầu tiên ở Anh. Sách được chia làm ba phần: Lý luận phê bình sinh thái, Lịch sử phê bình sinh thái và Văn học sinh thái đương đại (tổng cộng 15 chương, tác giả là những nhà phê bình sinh thái Âu Mỹ). Bước sang thế kỉ 21, phê bình sinh thái phát triển sâu rộng hơn. Năm 2001 Buell cho xuất bản cuốn “Viết vì thế giới đang lâm nguy: Văn học, văn hóa, môi trường nước Mỹ và các quốc gia khác”. Có thể thấy, phê bình sinh thái với tư cách là mô ̣t khuynh hướng phê biǹ h văn hoá và văn học đươ ̣c hình thành ở Mỹ vào giữa những năm 90 của thế kỷ 20, tiếp đó xuấ t hiêṇ ở nhiề u nước trên thế giới. Trong số khá nhiề u giới thuyết về thuâ ̣t ngữ “phê bin ̀ h sinh thái” thì cách hiểu của nhà phê bình sinh thái Mỹ - Cheryll Glotfelty được cho là ngắn gọn nhất: “Phê bình sinh thái là phê bình bàn về mố i quan hê ̣ giữa văn học và tự nhiên”. Tác giả Karl Kroeber lại cho rằng: “Phê bình sinh thái không phải đem phương pháp nghiên cứu sinh thái học, sinh vật hóa học, toán học hoặc phương pháp nghiên cứu của bất kỳ khoa học tự nhiên nào khác vào phân tích văn học. Nó chỉ dẫn nhập quan điể m cơ bản nhấ t của triế t học sinh thái vào phê bình văn học mà thôi” [dẫn theo 12]. Với tư cách là khuynh hướng phê bình văn hoá văn ho ̣c, phê bình sinh thái có nhiê ̣m vu ̣ chủ yế u mang giá tri ̣đă ̣c thù và đă ̣c trưng bản thể luâ ̣n của nó. Đó là thông qua văn học để thẩm định la ̣i văn hoá nhân loa ̣i, tiế n hành phê phán - nghiên cứu tư tưởng, văn hoá, mô hình phát triể n xã hội của loài người đã ảnh hưởng như thế nào đến thái đô ̣ và hành vi của nhân loa ̣i đố i với đời sống tự nhiên. Jonathan Levin đã chỉ ra: “Tấ t cả phương diê ̣n văn hoá xã hội của chúng ta cùng quyế t đi ̣nh phương thức độc nhấ t vô nhi ̣ sinh tồ n của chúng ta trên thế giới này. Không nghiên cứu những điề u này, chúng ta không thể nhận thức sâu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 10http://www.lrc.tnu.edu.vn
- sắ c quan hê ̣ giữa con người và môi trường tự nhiên mà chỉ có thể biể u đạt những lo lắ ng nông cạn... Vì thế , ngoài nghiên cứu văn học biểu hiê ̣n tự nhiên như thế nào, chúng ta tấ t yế u còn phải dùng rấ t nhiề u tinh lực để phân tích tấ t cả các nhân tố văn hoá xã hội quyế t đi ̣nh thái độ đố i với con người, đố i với tự nhiên và hành vi tồ n tại trong môi trường tự nhiên, đồ ng thời kế t hợp những phân tích này với nghiên cứu văn học” [dẫn theo 12]. Nhìn chung phê bình sinh thái đã được khá nhiều tác giả trên thế giới quan tâm và trở thành một xu hướng nghiên cứu văn học có tính chất liên ngành và có hiệu quả nhất định. Trong xu hướng nghiên cứu này, các tác giả quan tâm tới mối quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên, đặc biệt là thông qua đó muốn cảnh báo về tình trạng lâm nguy của môi trường tự nhiên trong mối quan hệ với con người qua những tác động ngược chiều và thuận chiều. Hiểu một cách khách quan, phê bình sinh thái không phải đem phương pháp nghiên cứu sinh thái học, sinh vật hóa học, toán học hoặc phương pháp nghiên cứu của bất kì khoa học tự nhiên nào khác vào phân tích văn học. Nó chỉ dẫn nhập quan niệm cơ bản nhất của triết học sinh thái vào phê bình văn học mà thôi. Với tư cách là khuynh hướng phê bình văn hóa văn học, phê bình sinh thái có nhiệm vụ thẩm định lại văn hóa nhân loại, tiến hành phê phán, nghiên cứu tư tưởng văn hóa, mô hình phát triển xã hội của loài người đã ảnh hưởng như thế nào đến thái độ và hành vi của nhân loại đối với tự nhiên và điều đó dẫn đến tình trạng xấu đi của môi trường sinh thái như thế nào. Manh nha vào những năm 70 của thế kỷ 20, đế n giữa thâ ̣p niên 90, phê biǹ h sinh thái đã thực sự trở thành mô ̣t khuynh hướng nghiên cứu văn ho ̣c ở Mỹ và lan ra nhiề u nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam việc áp dụng lý thuyết phê bình sinh thái vào nghiên cứu văn học vẫn là vấn đề khá mới mẻ và chưa nhận được nhiều sự quan tâm. Năm 2012 trong một bài nói chuyện ở Viện văn học, nhà nghiên cứu người Mỹ Karen Thornber đã giới thiệu về trường phái phê bình sinh thái nhưng cho đến nay có rất ít bài viết hay công trình nghiên cứu cụ thể về vấn đề này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 11http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Có thể thấy, sau đổ i mới, ở Việt Nam giới nghiên cứu văn ho ̣c khá cởi mở trong viê ̣c tiếp thu, giới thiêụ các lý thuyế t văn học phương Tây hiêṇ đa ̣i, đương đa ̣i, nhưng la ̣i rấ t thận tro ̣ng đối với “Phê bình sinh thái”. Ngay cả các lý thuyết mới mẻ như Chủ nghiã lich ̣ sử mới, Chủ nghĩa duy vâ ̣t văn hoá hay lý thuyế t tương đối nha ̣y cảm như “Diễn ngôn quyền lực” của Foucault cũng đã đươ ̣c nhắ c đế n ở Viêṭ Nam, nhưng riêng về “Phê bình sinh thái” la ̣i vắng bóng. ̣ hành ở nhiều nước phương Tây, hiện nay tâ ̣p trung vào Phê biǹ h sinh thái thinh vấn đề dùng tư tưởng sinh thái để đánh giá văn ho ̣c trong viê ̣c biể u hiêṇ vấ n đề sinh thái, khẳ ng định vai trò của tự nhiên. Lý thuyế t phê bình sinh thái ở Việt Nam được coi là khá mới mẻ, chưa nhâ ̣n đươ ̣c nhiề u sự quan tâm. Cho đế n nay vẫn có ít bài viết hay công trình nghiên cứu cu ̣ thể về vấ n đề này. Trong các công trình nghiên cứu văn ho ̣c trước đây chúng ta tập trung nghiên cứu mố i quan hệ với hiện thực, với các chức năng xã hô ̣i của văn ho ̣c như nhâ ̣n thức, giáo dục, tuyên truyề n, thẩ m mỹ trong ý thức văn ho ̣c phu ̣c vu ̣ chiń h tri chu ̣ ̉ yế u là xét theo nguyên tắ c ý chí, nhân ta ̣o. Mố i quan hệ giữa môi trường sinh thái tự nhiên và văn hoá tinh thầ n với văn nghê ̣ chưa đươ ̣c đă ̣t ra một cách sâu sắc. Vì thế còn nhiề u vấ n đề về quan hê ̣ giữa văn học với môi trường sinh thái chưa đươ ̣c xem xét. Nhìn chung, vấ n đề cân bằ ng sinh thái đảm bảo cho văn học phát triể n, là đô ̣ng lực của sáng tạo và tự do sáng ta ̣o. Suy cho cùng cô ̣i nguồ n của mấ t cân bằng sinh thái là do sự phát triển phiế n diê ̣n của xã hô ̣i và con người. Quan điểm con người là trung tâm đã dẫn đế n huỷ hoa ̣i môi trường tự nhiên. Chin ́ h vì lẽ đó mà chúng ta phải quan tâm nhiề u hơn nữa đế n cách tiế p câ ̣n các tác phẩm văn ho ̣c từ lý thuyết phê bình sinh thái. Nghiên cứu về vấ n đề này Trầ n Đình Sử và Huỳnh Như Phương đều nhấn mạnh đế n sự tương tác giữa môi trường tự nhiên với con người. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra vấ n đề sinh thái không còn đơn thuầ n là của riêng ngành khoa học nào nữa mà đã trở thành vấ n đề toàn cầ u trong đó có trách nhiê ̣m của văn chương. Đây có thể coi là vấ n đề đa ̣o đức đồng thời cũng là vấ n đề thẩ m my.̃ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 12http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Trên cơ sở tiếp thu lý thuyết về phê bình sinh thái qua một số bài báo liên quan đến vấn đề này, cũng như qua việc tìm hiểu những truyện ngắn của một số nhà văn hiện đại trên thế giới và Việt Nam, đặc biệt là truyện ngắn của Cao Duy Sơn, chúng tôi nhận thấy đã đến lúc chúng ta cần dành sự quan tâm hơn nữa đến hướng nghiên cứu này. ̀ h sinh thái trong văn học Việt Nam hiện đại 1.1.2. Phê bin Ở thời trung đại, mối quan hệ giữa con người và tự nhiên đã được đề cập đến trong văn học. Chủ yếu văn học hướng đến hòa hợp với tự nhiên, con người được đặt trong thế bình đẳng với trời đất. Chính vì thế chúng ta thường bắt gặp những mô típ con người được miêu tả trên cơ sở lấy thiên nhiên làm chuẩn mực. Hoặc con người sống hài hòa, ẩn mình trong thiên nhiên. Tuy nhiên, ở thời hiện đại, cùng với sự thay đổi của quan niệm văn hóa, văn học, trong văn học hiện đại đã xuất hiện những góc nhìn khác về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên mang tính đa chiều hơn. Vượt trên những quan niệm đề cao môi trường điạ lý, môi trường tự nhiên hay sự khác biê ̣t mô ̣t chiề u của con người đố i với tự nhiên, triế t ho ̣c Mác - Lênin không những khẳng định tính tấ t yếu phải đảm bảo thố ng nhấ t hài hoà giữa con người và tự nhiên trong quá triǹ h phát triể n mà còn chỉ ra vai trò của con người trong viê ̣c đảm bảo, duy trì sự thố ng nhấ t hài hoà ấ y. Chính con người giữ vi ̣ trí quyết định trong hệ thống “tự nhiên - con người - xã hô ̣i”. Cách thức mà con người tác đô ̣ng đế n tự nhiên ra sao thì tự nhiên sẽ đố i xử với con người như vậy. Con người hay tự nhiên hoà hơ ̣p hay đối lập là do chiń h con người quyế t đinh. ̣ Thái độ ứng xử của con người đối với thiên nhiên xưa nay bao giờ cũng là thân thiế t, trân tro ̣ng và dường như it́ nhiề u thuầ n phu ̣c trước sức ma ̣nh và sự hào phóng của trời mây đối với cuô ̣c số ng muôn loài: “Trông trời trông đất trông mây Trông mưa trông nắ ng trông ngày trông đêm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 13http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Trông cho chân cứng đá mề m Trời yên biển lặng mới yên tấ m lòng” (Ca dao) Thiên nhiên là người bạn tốt, thiên nhiên là tài nguyên “Chỉ cầ n mưa thuận gió hoà” “Rừng vàng biể n ba ̣c”,... nơi đâu con người biế t quý tro ̣ng thiên nhiên sẽ đươ ̣c thiên nhiên ưu đaĩ và cuô ̣c số ng nơi đó sẽ dễ dàng. Đề cập đến mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, trong văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn trước 1945 đã xuất hiện ở sáng tác của một số tác giả viết theo xu hướng “truyện đường rừng” như Lan Khai, Thế Lữ, Đái Đức Tuấn, Nguyễn Tuân với các tác phẩm tiêu biểu như: Ai hát giữa rừng khuya, Vàng và máu, Cô Dó…. Ở đây các tác giả đã phần nào đề cập đến mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên và đời sống con người. Sống nơi đô thị hay sống hòa mình vào thiên nhiên tinh khiết, trong trẻo là vấn đề được một số tác giả quan tâm chú ý. Đôi khi các tác giả cũng ảo hóa thế giới tự nhiên, coi đó như là những bí ẩn hoặc hoang dã chưa được khai phá. Đôi khi con người cũng muốn trở về với tự nhiên để trốn tránh thực tại nơi đô hội đầy bon chen, nhưng dường như là thất bại. Điều này cho thấy sự không thể dung hòa giữa con người đô thị và thế giới tự nhiên hoang sơ. Con người và tự nhiên vẫn được nhìn nhận như những thực thể tách biệt, thậm chí mâu thuẫn nhau. Qua con mắt của các nhà văn giai đoạn này, chúng ta thấy con người thành thị không thể hòa nhập với tự nhiên và luôn nhìn tự nhiên bằng con mắt xa lạ, là chốn “rừng thiêng nước độc” đầy ám ảnh. Giai đoạn từ 1945 đến 1975 là thời kỳ văn học có chung “khuôn mặt”, “dáng hình”, bởi mục đích chính là tập trung phục vụ kháng chiến, cứu quốc. Tuy nhiên các tác giả cũng chú ý đề cập đến mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Thậm chí con người và tự nhiên còn có mối quan hệ hữu cơ tương đồng “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Cao hơn một bậc, con người được thiên nhiên hóa và thiên nhiên cũng được người hóa. Bằng thủ pháp nhân hóa được vận dụng phổ biến, Nguyên Ngọc đã miêu tả thiên nhiên đặc biệt hấp dẫn, sinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 14http://www.lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 670 | 92
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 667 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 303 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 229 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 248 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 152 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 201 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 240 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 170 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 168 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 163 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 166 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 205 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 155 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 155 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 119 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 155 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Tố Hữu
25 p | 122 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn