Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam: Truyện kể dân gian Phạm Ngũ Lão ở Hưng Yên tiếp cận từ góc độ thể loại
lượt xem 2
download
Đề tài làm rõ sự sáng tạo nghệ thuật của tập thể tác giả bình dân trong quá trình sáng tạo, lưu truyền bản kể và qua đây tiếp tục bồi dưỡng truyền thống yêu nước của quê hương, dân tộc cho thế hệ trẻ, bồi dưỡng lòng tự hào về mảnh đất, con người Hưng Yên, tiếp tục phát huy những giá trị văn hoá tốt đẹp trong sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam: Truyện kể dân gian Phạm Ngũ Lão ở Hưng Yên tiếp cận từ góc độ thể loại
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC --------------- VŨ THẢO VÂN TRUYỆN KỂ DÂN GIAN PHẠM NGŨ LÃO Ở HƯNG YÊN TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ THỂ LOẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thái Nguyên - 2017
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC --------------- VŨ THẢO VÂN TRUYỆN KỂ DÂN GIAN PHẠM NGŨ LÃO Ở HƯNG YÊN TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ THỂ LOẠI Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã ngành: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Huy Bỉnh Thái Nguyên - 2017
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Nguyễn Huy Bỉnh – Cán bộ Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính khoa học cũng như về nội dung trích dẫn tài liệu của luận văn này. Thái Nguyên, ngày 01 tháng 06 năm 2017 Tác giả
- ii LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Huy Bỉnh – người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện luận văn. Em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu, khoa Văn – Xã hội và phòng Đào tạo, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian học tập và nghiên cứu. Tôi xin cám ơn Ban Giám hiệu trường THPT Chuyên Hưng Yên đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện công trình nghiên cứu này. Thái Nguyên, tháng 06 năm 2017 Tác giả
- iii MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1.Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................... 2 2.1. Phạm Ngũ Lão được ghi chép trong thư tịch lịch sử và văn hóa ................... 2 2.2. Các công trình nghiên cứu về Phạm Ngũ Lão .............................................. 7 3. Đối tượng, mục đích nghiên cứu ..................................................................... 10 3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 10 3.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 10 4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu .............................................................. 11 4.1. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 11 4.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 11 5. Cấu trúc luận văn............................................................................................. 12 PHẦN II: NỘI DUNG ....................................................................................... 13 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN,TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................................................................. 13 1.1.Cơ sở lí luận .................................................................................................. 13 1.1.1. Khái niệm “Truyện kể dân gian” .............................................................. 13 1.1.2. Khái niệm “Truyền thuyết dân gian” ........................................................ 13 1.1.3. Khái niệm “Truyện Nôm” ......................................................................... 15 1.1.4. Vấn đề thể loại........................................................................................... 17 1.2. Tổng quan đề tài nghiên cứu ........................................................................ 19 1.2.1. Khái lược về vùng đất Hưng Yên và làng Phù Ủng ................................. 19 1.2.2. Vài nét về Phạm Ngũ Lão ......................................................................... 23 1.2.3. Mối liên hệ giữa truyền thuyết Phạm Ngũ Lão với truyện Nôm khuyết danh Tướng quân Phạm Ngũ Lão ....................................................................... 29 CHƯƠNG II:TRUYỀN THUYẾT PHẠM NGŨ LÃO Ở HƯNG YÊN ...... 32 2.1. Đặc điểm nội dung truyền thuyết Phạm Ngũ Lão ........................................ 32
- iv 2.1.1. Truyền thuyết Phạm Ngũ Lão phản ánh thời đại hào khí Đông A ........... 33 2.1.2. Truyền thuyết Phạm Ngũ Lão ngợi ca vị tướng bình dân......................... 40 2.1.3. Truyền thuyết Phạm Ngũ Lão phản ánh tư tưởng thân dân, trọng dụng nhân tài của vương triều Trần ............................................................................. 46 2. 2. Đặc điểm nghệ thuật truyền thuyết Phạm Ngũ Lão .................................... 52 2.2.1. Nghệ thuật sử dụng yếu tố kỳ ảo ............................................................... 52 2.2.2. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật ................................................ 59 CHƯƠNG III: TRUYỆN NÔM KHUYẾT DANH TƯỚNG QUÂN PHẠM65 NGŨ LÃO ........................................................................................................... 65 3.1. Đặc điểm nội dung truyện Nôm Tướng quân Phạm Ngũ Lão ..................... 65 3.1.1. Tác phẩm tái hiện cuộc đời, sự nghiệp của tướng quân Phạm Ngũ Lão .. 65 3.1.2. Tác phẩm ca ngợi thiên tài quân sự Phạm Ngũ Lão ............................... 73 3.1.3. Tinh thần yêu nước trong truyện Nôm Tướng quân Phạm Ngũ Lão ........ 81 3. 2. Đặc điểm nghệ thuật của truyện NômTướng quân Phạm Ngũ Lão ............ 85 3.2.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện ................................................................ 85 3.2.2. Sự kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình ............................................................ 89 PHẦN III: KẾT LUẬN .................................................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 100
- 1 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Truyện kể dân gian lưu giữ ký ức lịch sử, văn hóa cộng đồng, thể hiện đời sống tinh thần nhân dân lao động. Truyện kể dân gian mang dấu ấn văn hóa vùng miền. Vì vậy, mỗi vùng miền với dân cư và môi trường sinh hoạt khác nhau sẽ hình thành những mảng truyện kể dân gian không giống nhau. Trong truyện kể dân gian, ta có thể tìm thấy các thành tố văn hóa như phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, lời ăn tiếng nói, khát vọng của cộng đồng... tất cả hòa hợp trong loại hình nghệ thuật do nhân dân sáng tạo. Truyện kể dân gian còn là tấm gương phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân qua từng bước đi lịch sử, trong đó dấu ấn lịch sử mang màu sắc thời đại chống ngoại xâm và chân dung những anh hùng dân tộc được khắc họa khá rõ nét. Truyện kể dân gian về tướng quân Phạm Ngũ Lão lưu truyền ở Hưng Yên gồm hai thể loại là truyền thuyết và truyện Nôm khuyết danh. Ở hai thể loại này, hình tượng nhân vật Phạm Ngũ Lão vốn là danh tướng của triều Trần - người đã có công trong sự nghiệp đuổi giặc Nguyên -Mông giữ yên bờ cõi Đại Việt được hiện lên với tài chỉ huy của một dũng tướng. Ông cùng đội quân nhà Trần lập nhiều những chiến công hiển hách. Trong lịch sử dân tộc, Phạm Ngũ Lão không thuộc về dòng dõi hoàng thân quốc thích. Ông là một người xuất thân thuộc tầng lớp bình dân nhưng là người dũng lược, có tài cầm quân đã xây dựng lên đội quân "phụ tử chi binh" mỗi lần ra trận là đánh thắng kẻ thù. Ông được triều đình nhà Trần vị nể, tướng sĩ và nhân dân kính trọng. Tên tuổi Phạm Ngũ Lão chẳng những được các sử gia phong kiến chép trong chính sử mà được dân gian lưu truyền trong dã sử. Cuộc đời, sự nghiệp của Phạm Ngũ Lão trở thành huyền thoại trong dân gian vùng đất Hưng Yênbằng sự ngưỡng mộ, tôn vinh của nhân dân.
- 2 Trong đời sống văn hóa tâm linh của người dân vùng đất Hưng Yên, Phạm Ngũ Lão được ngưỡng mộ là người anh hùng xả thân vì sơn hà, xã tắc, ông trở thành vị thần hộ mệnh của nhiều cộng đồng làng xã. Hiện nay, ở đền Phù Ủng thuộc xã Phù Ủng - nơi ông sinh ra và đình Đỗ Xuyên,xã Hoàng Hoa Thám, huyện Ân Thi vẫn còn đền và đình thờ, hàng năm tổ chức lễ hội với nghi thức trang trọng để tôn vinh ông. Vì nhiều lí do khác nhau, các công trình nghiên cứu về Phạm Ngũ Lão trước đây thường đề cập nhiều tới tài năng quân sự, mối quan hệ ảnh hưởng của ông đối với quan quân nhà Trần, hoặc nhắc đến những bài thơ rừng rực hào khí Đông A. Cho đến nay, chưa có công trình nào đặt vấn đề nghiên cứu truyện kể dân gian Phạm Ngũ Lão ở Hưng Yên một cách hệ thống, toàn diện tương xứng thân thế, sự nghiệp và tầm vóc của ông trong lịch sử.Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài Truyện kể dân gian Phạm Ngũ Lão ở Hưng Yên tiếp cận từ góc độ thể loại nhằm làm rõ đặc điểm nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa truyện kể dân gian Phạm Ngũ Lão trong đời sống văn hóa cộng đồng cư dân Hưng Yên. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Phạm Ngũ Lão được ghi chép trong thư tịch lịch sử và văn hóa Từ một chàng trai nghèo Phù Ủng, mồ côi cha nhưng với ý chí, nghị lực, Phạm Ngũ Lão đã trở thành Điện súy thượng tướng quân (chức võ quan, hàm tướng cao nhất của quân đội Đại Việt trông coi cấm quân của triều đình). Do đó, những ghi chép thành văn đầu tiên về thân thế, sự nghiệp Phạm Ngũ Lão chủ yếu được ghi dấu ấn ở khía cạnh lịch sử (chính sử) trong các bộ sử cổ như: Đại Việt sử kí toàn thư- Ngô Sĩ Liên thế kỉ XV, Trần triều đại sử kí, Đại Việt sử kí tiền biên - Ngô Thì Sĩ thế kỉ XVII- XIX, Lịch triều hiến chương loại chí – Phan Huy Chú (1821), Việt sử yếu – Hoàng Cao Khải(1914), Khâm định Việt sử thông giám cương mục – Quốc sử quán triều Nguyễn(1859).
- 3 Các cuốn sách trên đều ghi chép về công trạng của Phạm Ngũ Lão bên cạnh những sự kiện của các triều triều Trần và các nhân vật lịch sử khác thời đó. Đặc biệt, tác giả của sách Đại Việt sử kí toàn thư , Lịch triều hiến chương loại chí và Đại Việt sử kí tiền biên có cái nhìn khách quan về công lao của ông cùng quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần 2, lần 3, dẹp giặc Ai Lao, Chiêm Thành và dẹp nội loạn…(vào thế kỷ XIII – XIV) cùng những sắc phong và ân điển của triều Trần dành cho ông sau những công lao, sự nghiệp hiển hách đó. Sách Đại Việt sử kí toàn thư có chép: “Ngũ Lão xuất thân trong hàng quân ngũ nhưng rất thích đọc sách ngâm thơ, là người phóng khoáng, có chí lớn, thích ngâm thơ, tựa như không để ý đến việc võ bị . Nhưng quân ông chỉ huy, thực là đội quân phụ tử, hễ đánh là thắng ”[38, tr162]. Ở một chỗ khác, sử gia Ngô Sĩ Liên viết: “ Tôi từng thấy các danh tướng nhà Trần như Hưng Đạo Đại Vương thì học vấn tỏ ra ở bài Hịch tướng sĩ, Phạm điện súy thì học vấn biểu hiện ở câu thơ. Không chỉ có chuyên về nghè võ thế mà dụng binh lại tinh diệu, hễ đánh là thắng đã tấn công là chiếm được, người xưa cũng không ai vượt nổi các ông ” [38, tr 162]. Trong Lịch triều hiến chương loại chí , Phan Huy Chú đã viết về ông: “Phạm Ngũ Lão có tài múa giáo làm thơ, lập nhiều công to, trước sau giữ trọn danh dự, tiếng tăm rõ rệt. Tóm lại, đều không hổ là bậc nguyên thần” [11, tr 374]. Sách Khâm định Việt sử Thông cương giám mục có chép “Ngũ Lão theo Quốc Tuấn đi đánh giặc Nguyên có công lớn nên có lệnh bổ dụng ”[ tr 240]. Trước đây, sự tích về vị danh tướng thời Trần xuất thân từ làng Phù Ủng từng được chép lại trong Nam Hải dị nhân liệt truyện của Phan Kế Bính và Tang thương ngẫu lục, Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, Sử Nam chí dị của Trần Gia Du. Các tác phẩm đều kể về giai thoại ông ngồi đan sọt mải suy nghĩ việc nước nên bị quân lính của Hưng Đạo đại vương đâm giáo vào đùi mà không hay, ông được nhà vua cho cai quản vệ sĩ nhưng họ không phục nên xin phép về nhà ba tháng để luyện tập rồi quay trở lại kinh đô xin thi đấu, ông dùng cọc tre vót nhọn đâm vào chân voi khi đánh giặc Ai Lao...Sau này, theo công bố của các nhà
- 4 sưu tầm văn hóa dân gian, số lượng truyện dân gian kể về Phạm Ngũ Lão khá phong phú. Trong Truyện cổ dân gian Hưng Yên (do nhà nghiên cứu Vũ Tiến Kỳ đã sưu tầm, tuyển chọn, biên soạn giới thiệu) có 6 bản kể gồm Ông Phạm Ngũ Lão, Truyện Phạm Ngũ Lão, Nói về sự tích ông Phạm Ngũ Lão, Con đẻ con nuôi, Điện súy Phạm công hiển ứng, Đầu thai đẻ con tiến sĩ thuộc nhóm truyền thuyết Phạm Ngũ Lão. Tổng tập Văn học dân gian người Việt, Tập 5 - phần tuyển chọn Truyền thuyết dân gian người Việt đã tập hợp 4 truyền thuyết về tướng quân Phạm Ngũ Lão ghi lại cuộc đời, sự nghiệp, phẩm chất cao đẹp của ông và mối tình giữa ông với quận chúa Anh Nguyên như Con đẻ con nuôi, Nói về sự tích ông Phạm Ngũ Lão, Truyện Phạm Ngũ Lão, Phạm Ngũ Lão. Năm 2008, tác giả Nguyễn Thị Ngà khi thực hiện đề tài luận văn Thạc sĩ tại khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Hà Nội đã sưu tầm được một số bản truyền thuyết về Phạm Ngũ Lão như: Phạm Ngũ Lão luyện tập, Phạm Ngũ Lão bắn đứt dải cờ, Anh Nguyên quận chúa, Mẹ nuôi Phạm Ngũ Lão, Đánh giặc Phạm Nhan, Truy kích Thoát Hoan, Thủy Tinh phu nhân. Như vậy, ở thể loại truyền thuyết, chúng tôi khảo sát và thống kê được 15 bản kể về danh tướng Phạm Ngũ Lão hiện được sưu tầm và công bố trong các công trình khác nhau. Tuy số bản kể không nhiều nhưng với một vị tướng xuất thân từ tầng lớp bình dân thì số lượng như đã nêu ở trên là tương đối phong phú. Nếu ta so sánh ông với những nhân vật anh hùng nông dân ở thời Trần xuất thân từ tầng lớp bình dân như Dã Tượng, Yết Kiêu, Nguyễn Địa Nô… hay các vị tướng quân xuất thân từ quý tộc như Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản thì 15 bản kể không phải là ít. Trong lần điền dã tại làng Phù Ủng, xã Phù Ủng huyện Ân Thi, Hưng Yên (ngày 3 tháng 9 năm 2016), chúng tôi được nghe ông Vũ Đình Viên 68 tuổi sống tại xóm Bờ Đê làng Phù Ủng kể cho nghe một số truyền thuyết về Điện súy Phạm Ngũ Lão như Sự tích ông Phạm Ngũ Lão, Đầu thai đẻ con tiến sĩ,
- 5 Con đẻ con nuôi, Chữa bệnh cứu người… với tất cả sự hứng khởi và tự hào. Theo ông và một số cụ cao niên trong làng, các cụ trong Ban quản lí di tích đền Phù Ủng, tất cả các truyền thuyết nói trên có từ rất lâu. Bất cứ ai ở làng Phù Ủng đều biết và có thể kể các câu chuyện trên về người trai làng đan sọt đánh giặc lập công, sau trở thành vị tướng có công với nước. Điều đó chứng tỏ xung quanh con người có thật nơi đây, dân gian đã đan dệt bao nhiêu câu chuyện bởi cuộc đời vị danh tướng, người con quê hương ấy đẹp như huyền thoại. Nhìn từ phương diện phân chia tiểu loại cho thấy, truyền thuyết về nhân vật Phạm Ngũ Lão là truyền thuyết lịch sử. Ông từ một người nông dân bình thường, chân lấm tay bùn như bao người khác đã bước vào lịch sử quân sự, lịch sử văn học, văn hoá nước nhà một cách tự nhiên. Ông không chỉ được tôn vinh qua những ghi chép trong chính sử mà còn được dân gian ca ngợi qua những câu chuyện đậm tính chất folklore. Bên cạnh các bản kể truyền thuyết, năm 2011, nhóm tác giả Trần Tuấn Doanh, Hoàng Văn Trị, Vũ Tiến Kỳ, Đào Quang Lâm công bố tác phẩm Tướng quân Phạm Ngũ Lão - truyện thơ khuyết danh - Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam thẩm định, trao giải. Truyện gồm 2074 dòng thơ, trong đó có 2062 dòng lục bát kể lại cuộc đời, sự nghiệp của tướng quân Phạm Ngũ Lão, dũng tướng triều Trần có công đánh giặc Mông - Nguyên. Truyện thơ Tướng quân Phạm Ngũ Lão xuất hiện muộn hơn truyền thuyết. Nếu truyền thuyết về Phạm Ngũ Lão mới được sưu tầm, ghi chép từ thế kỷ XX do nhóm các nhà sưu tầm nghiên cứu dân gian là Trần Tuấn Doanh, Hoàng Văn Trị, Vũ Tiến Kỳ, Đào Quang Lâm công bố năm 2008, in thành sách năm 2011. Các nhà sưu tầm cho biết: Tiền thân của tác phẩm vốn là những đoạn thơ lẻ được các cụ già đọc kể cho con cháu nghe về tướng quân Phạm Ngũ Lão. Cụ Trần Tuấn Doanh (1923 - 2007) quê thôn Tạ Hạ, xã Chính Nghĩa, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên đã sưu tầm, chép tay các đoạn thơ lẻ về Phạm Ngũ Lão qua lời kể của
- 6 các nhà giáo, các cụ cao niên. Sau đó, tài liệu này được chuyển giao cho cụ Hoàng Văn Trị (? - 1998) quê ở thôn Thanh Sầm xã Đồng Thanh, huyện Kim Động, Hưng Yên sưu tầm tiếp. Cụ Trị vừa sưu tầm, vừa ghép các đoạn thơ lẻ lại như một khung câu chuyện bằng thơ kể về cuộc đời Tướng quân Phạm Ngũ Lão. Tuy nhiên, bản kể của cụ Trị mới được 1000 câu chưa hoàn chỉnh. Dựa vào kết quả những gì cụ Doanh, cụ Trị sưu tầm, ghi chép, năm học 1978 - 1979, ông Vũ Tiến Kỳ cùng một số giáo sinh lớp Văn - Sử - Trường Trung cấp Sư phạm 10 + 3 Hưng Yên trong đợt thực tập, thực tế tại Phù Cừ và Kim Động đã sưu tầm được một số đoạn kể quan trọng về tướng quân Phạm Ngũ Lão. Năm 2006 - 2007, ông Vũ Tiến Kỳ và ông Đào Quang Lâm - hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật Hưng Yên cùng thực hiện đề tài Sưu tầm văn học dân gian tỉnh Hưng Yên đã tiếp tục sưu tầm bổ sung tư liệu, thẩm định những ghi chép của người đi trước, cộng với với kết quả do mình thu được, sắp xếp lại thành một bản kể hơn 2.074 dòng thơ. Công trình này có mặt trong đề tài khoa học Sưu tầm văn học dân gian tỉnh Hưng Yên do Viện Khoa học phát triển nhân lực kinh tế và văn hóa phối hợp với Hội Văn học - Nghệ thuật Hưng Yên thực hiện năm 2008. Năm 2010, ông Vũ Tiến Kỳ bỏ công hiệu đính, bổ sung chú thích thành bản kể tác phẩm Tướng quân Phạm Ngũ Lão truyện thơ khuyết danh. Tác phẩm được Văn phòng Dự án công bố phổ biến tài sản văn hoá văn nghệ dân gian Việt Nam xuất bản, Nhà xuất bản Lao Động ấn hành năm 2011 có bổ sung lời giới thiệu do Vũ Tiến Kỳ chấp bút và phần phụ lục gồm hai bài thơ của Phạm Ngũ Lão và một số bản kể về tướng quân Phạm Ngũ Lão. Không chỉ được ghi chép trong chính sử, thân thế, sự nghiệp của Phạm Ngũ Lão còn được ghi chép trong những tài liệu khác: bia ký, thần tích, sắc phong, hoành phi, thơ, văn tế, câu đối… ở đền Phù Ủng – nơi thờ ông. Ở đây, hiện còn lưu giữ 18 đạo sắc phong từ thời Trần đến thời Nguyễn.). Các đạo sắc phong có từ thời Trần (Nhân Tông, Anh Tông, Hiến Tông), đời Lê và đạo sắc phong cuối cùng đời Tự Đức năm thứ 33, ngày 24 tháng 11.
- 7 Trong Ngọc phả đền Phù Ủng - Vũ Huy Thịnh đã ghi chép tỉ mỉ về truyền thuyết, công lao, sự nghiệp, phẩm chất, sắc phong, thơ, văn tế, câu đối… về vị tướng người làng Phù Ủng Phạm Ngũ Lão, trong đó có cả việc sau khi hóa, ngài đầu thai vào nhà họ Nhữ (thái phó Nhữ Công ở Hoạch Trạch - Hải Dương). Người đời sau đã cảm kích về công đức của Phạm Ngũ Lão mà làm thơ ca ngợi ngài. Tiêu biểu có Phạm Quý Thích (sống cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX) - người cùng huyện với ngài có bài thơ đề ở đền, trong đó có câu: “Tam triều sự nghiệp dư biên tại/ Vạn cổ giang sơn nhất sáo hoành”. Câu thơ có nghĩa là: (Sự nghiệp ba triều trong sử sách còn chép/ Non sông muôn thủa một ngọn giáo cầm ngang). Lễ hội đền Phù Ủng - Ân Thi – Hưng Yên tổ chức ngày 11 tháng Giêng hàng năm – tương truyền ngày Phạm Ngũ Lão xuất quân đánh giặc cứu nước, với quy mô khá lớn. Có thể nói, do điều kiện lịch sử, xã hội… nên việc tìm hiểu về Phạm Ngũ Lão mới chỉ ở mức ghi chép, bình luận (về công lao, sự nghiệp, phẩm chất, tính cách…của ông) mà chưa có sự khảo cứu hệ thống, chi tiết nhưng đây cũng là cơ sở khoa học quý giá để chúng ta tìm hiểu đầy đủ hơn về nhân vật này. 2.2. Các công trình nghiên cứu về Phạm Ngũ Lão Năm 1995, Nguyễn Hùng Xướng - sinh viên trường Đại học tổng hợp Hà Nội đã làm khóa luận tốt nghiệp với đề tài Lễ hội Phù Ủng và người anh hùng Phạm Ngũ Lão. Tác giả miêu tả lễ hội Phù Ủng gắn với việc thờ người anh hùng Phạm Ngũ Lão có công với dân làng, đất nước. Năm 1999, tác giả Đỗ Đức Hùng trong cuốn sách Danh tướng Việt Nam tập 1 đã tập hợp tư liệu về những vị tướng tài ba, những nhà chỉ huy quân sự xuất sắc trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Theo tác giả, nếu Hưng Đạo đại vương được ghi nhận là trụ cột triều Trần, có công lớn nhất trong cuộc kháng chiến chốngNguyên - Mông thì dưới trướng của ngài có Phạm Ngũ Lão - một tướng lĩnh tài ba, giỏi cầm quyền, hay chữ nghĩa.
- 8 Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Khánh trong Võ tướng Việt Nam (xuất bản năm 2002), sau khi điểm lại những sự kiện về chiến công của Phạm Ngũ Lão đã hết lời khen ngợi ông trị quân có kỷ luật, đối đãi với tướng sĩ như người nhà, cùng với quân lính đồng cam cộng khổ… Năm 2002, tác giả Nguyễn Việt Hùng (Đại học Sư phạm Hà Nội) báo cáo đề tài khoa học : Bước đầu tìm hiểu truyền thuyết về Phạm Ngũ Lão. Ở đây, tác giả đã chỉ ra sự ảnh hưởng của xã hội, gia đình, làng quê trong việchình thành nên cốt cách, phẩm chất tinh thần, nghị lực con người Phạm Ngũ Lão. Năm 2004, tác giả Vũ Thanh Sơn trong sách Những vị thần được thờ ở Hà Nội đã cung cấp thêm tư liệu trùng với ghi chép tại Ngọc phả đền Phù Ủng về chuyện Phạm Ngũ Lão có công bắt sống Phạm Nhan. Theo tài liệu, trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần 3 (1287), Nguyễn Bá Linh (Phạm Nhan) dẫn đường cho giặc tiến vào nước ta, Phạm Ngũ Lão đã điều tra và đem quân bao vây đàn tràng của tên pháp sư Phạm Nhan (Nguyễn Bá Linh), bắt sống y, đem chém… Ở đây, Phạm Ngũ Lão đã trừng trị kẻ chuyên dùng tà thuật mê hoặc lòng người, làm tay sai cho giặc. Chiến công của ông đem lại niềm tin, sức mạnh, có tác dụng khích lệ quân dân Đại Việt ra sức lập công đánh thắng những trận quyết chiến chiến lược (trận thuỷ chiến trên sông Bạch Đằng, trận Lạng Giang..) giành thắng lợi vẻ vang. Năm 2007, Nguyễn Thị Tố Uyên thực hiện đề tài Lý lịch di tích đền Phù Ủng. Tác giả tìm hiểu lai lịch của di tích Phù Ủng và bước đầu đề cập đến quan hệ giữa sự tích kể về Phạm Ngũ Lão và di tích này. Năm 2008, nhà nghiên cứu Vũ Tiến Kỳ công bố Truyện cổ dân gian Hưng Yên. Tác phẩm tập hợp 205 bản kể trong đó có 125 bản kể thuộc thể loại truyền thuyết, số còn lại thuộc thể loại truyền thuyết, cổ tích, giai thoại, truyện cười, trong đó có bốn bản kể về tướng quân Phạm Ngũ Lão.
- 9 Năm 2008, Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện Ân Thi phối hợp với Viện Khoa học phát triển nhân lực kinh tế và văn hóa tổ chức Hội thảo khoa học về Tướng quân Phạm Ngũ Lão và lễ hội đền Phù Ủng. Mười ba bản báo cáo khoa học về lịch sử, văn hóa, văn học… liên quan đến danh tướng Phạm Ngũ Lão và di tích đền Phù Ủng được trình bày tại hội thảo. Các báo cáo đã khẳng định công lao, sự nghiệp, tài năng, phẩm chất… con người thật của “ Điện suý thượng tướng quân ” Phạm Ngũ Lão và vị thế, tầm vóc cụm di tích đền Phù Ủng trong đời sống văn hóa hiện nay. Trong đó, một số bài viết có giá trị khoa học cao, như "Phạm Ngũ Lão với vương triều Trần” của GS Lê Văn Lan, “Hành trạng và sự nghiệp của danh tướng Phạm Ngũ Lão" của PGS.TS Nguyễn Minh Tường, " Phạm Ngũ Lão - một minh chứng sinh động của tư tưởng và nghệ thuật quân sự nhân dân thời Trần" của TS. Nguyễn Đức Hạnh, "Phạm Ngũ Lão trong sự nghiệp bảo vệ miền biên giới quốc gia Đại Việt thời Trần"của TS. Nguyễn Đức Nhuệ, " Hình tượng Phạm Ngũ Lão qua truyền thuyết dân gian ” của Th s. Vũ Tiến Kỳ… Các tác giả đánh giá tài năng quân sự, tầm vóc, phẩm chất của vị tướng tài; khẳng định vẻ đẹp của hình tượng tướng quân Phạm Ngũ Lão trong truyền thuyết dân gian. Một số báo cáo trình bày mối quan hệ giữa " ài tướng Phạm Ngũ Lão, di tích, lễ hội và sự tưởng niệm" của tác giả Phạm Lan Oanh, bàn về giải pháp "Quản lý, tổ chức lễ hội đền Phù Ủng trong giai đoạn hiện nay " của Hoàng Mạnh Thắng, kết hợp với nâng cấp khẳng định "vị trí giá trị từng di sản quần thể di tích đền Phù Ủng trong bối cảnh du lịch tả ngạn sông Hồng" của Tăng Bá Hoành. Các ý kiến tham luận được in trong tập Kỷ yếu Hội thảo khoa học - Tướng quân Phạm Ngũ Lão và lễ hội đền Phù Ủng[44]. Năm 2008, Nguyễn Thị Ngà - học viên cao học Đại học Sư phạm Hà Nội đãnghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ: Truyền thuyết Phạm Ngũ Lão và lễ hội Phù Ủng ở Ân Thi Hưng Yên. Luận văn chỉ ra mối liên hệ giữa truyền thuyết và lễ hội Phù Ủng, trong đó tác giả công bố 15 bản kể về Phạm Ngũ Lão.
- 10 Năm 2014 trên tạp chí Nguồn sáng dân gian số 1, tác giả Vũ Tiến Kỳ công bố bài nghiên cứu Hình tượng Phạm Ngũ Lão trong truyền thuyết dân gian. Từ nội dung các bản kể truyền truyết, tác giả phân tích, dựng lại chân dung tướng quân Phạm Ngũ Lão với vẻ đẹp tâm hồn theo góc nhìn dân gian và đạo đức truyền thống của văn hoá trung đại. Tóm lại, tướng quân Phạm Ngũ Lão đã được ghi chép trong các thư tịch chính sử và trong các di tích thờ cúng, ngoài ra còn được lưu truyền trong dã sử. Các công trình nghiên cứu về Phạm Ngũ Lão xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau như lịch sử, dân tộc học, khảo cổ học, văn hoá, tôn giáo, văn học. Ở lĩnh vực văn học dân gian, bên cạnh những truyền thuyết về Phạm Ngũ Lão đã được đề cập đến thì hầu như chưa có ai để tâm tìm hiểu truyện Nôm kể về ông mặc dù đã có bản kể được sưu tầm. Tuy những bản kể dân gian về Phạm Ngũ Lão ít nhiều chỗ này chỗ khác đã đề cập đến song các nhà nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu vấn đề liên hệ giữa truyền thuyết và lễ hội hoặc giá trị nội dung phản ảnh qua những bản kể truyền thuyết về nhân vật lịch sử chứ chưa có công trình tìm hiểu chuyên sâu các bản kể dân gian về Phạm Ngũ Lão ở góc độ thể loại. Chính điều đó đã thôi thúc chúng tôi thực hiện đề tài Truyện kể dân gian Phạm Ngũ Lão ở Hưng Yên tiếp cận từ góc độ thể loại nhằm tiếp tục khám phá về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp, đánh giá vai trò của Phạm Ngũ Lão trong lịch sử nhấn mạnh những vẻ đẹp của ông về tài năng và đức độ. 3. Đối tượng, mục đích nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống truyện kể dân gian về Phạm Ngũ Lão lưu truyền ở vùng đất Hưng Yên. Trong đó, bao gồm thể loại truyền thuyết dân gian và truyện Nôm khuyết danh. 3.2. Mục đích nghiên cứu
- 11 Đề tài Truyện kể dân gian về Phạm Ngũ Lão ở vùng đất Hưng Yên tiếp cận dưới góc độ thể loại tập trung giải quyết một số vấn đề sau: Phân chia truyện kể dân gian Phạm Ngũ Lão ở Hưng Yên thành các tiểu loại theo chí thể loại. Tìm hiểu đặc trưng nội dung, nghệ thuật thể loại truyện kể dân gian Phạm Ngũ Lão ở Hưng Yên. Tìm hiểu con người, sự nghiệp Phạm Ngũ Lão dưới góc nhìn văn học dân gian. Đề tài làm rõ sự sáng tạo nghệ thuật của tập thể tác giả bình dân trong quá trình sáng tạo, lưu truyền bản kể và qua đây tiếp tục bồi dưỡng truyền thống yêu nước của quê hương, dân tộc cho thế hệ trẻ, bồi dưỡng lòng tự hào về mảnh đất, con người Hưng Yên, tiếp tục phát huy những giá trị văn hoá tốt đẹp trong sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước. 4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phạm vi nghiên cứu Hệ thống các tác phẩm dân gian kể về Phạm Ngũ Lão đã được lưu truyền ở Hưng Yên bao đời nay, một bộ phận được cố định trong thư tịch, một bộ phận còn lưu truyền nơi cửa miệng dân gian. Vì thế, cứ liệu được chúng tôi tìm hiểu, nghiên cứu một mặt căn cứ vào các thư tịch, một mặt căn cứ theo lời kể của người dân Hưng Yên. Đề tài bao quát toàn bộ truyện kể dân gian về Phạm Ngũ Lão gồm truyền thuyết và truyện Nôm khuyết danh. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài Truyện kể dân gian Phạm Ngũ Lão ở vùng đất Hưng Yên tiếp cận từ góc độ thể loại, chúng tôi phối hợp vận dụng các phương pháp nghiên cứu sauđể giải quyết yêu cầu đặt ra:
- 12 - Phương pháp điều tra điền dã: Chúng tôi tiến hành sưu tầm các truyện kể dân gian Phạm Ngũ Lão lưu truyền trong dân gian. - Phương pháp phân tích - tổng hợp: Chúng tôi tiến hành phân tích các truyện kể dân gian Phạm Lão trên phương diện nội dung, nghệ thuậtdựa trên cơ sở đặc trưng thể loạiđể từ đó tổng hợp và đưa ra nhận định. - Phương pháp nghiên cứu loại hình: Chúng tôi tiến hành phân loại truyện kể dân gian Phạm Ngũ Lão theo các thể loạivà tiểu loại. - Phương pháp so sánh: Chúng tôi tiến hành đối chiếu, so sánh các thể loại truyện kể dân gian Phạm Ngũ Lão, như: so sánh giữa truyền thuyết với truyện thơ, so sánh truyền thuyết Phạm Ngũ Lão với truyền thuyết người Việt ở các thời kì khác nhau, so sánh giữa truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp của nhiều ngành liên quan như lịch sử, địa lí, văn hóa, tôn giáo... 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, phần Nội dung luận văn gồm những vấn đề chính như sau: Chương I: Cơ sở lí luận và tổng quan . Chương II: Truyền thuyết Phạm Ngũ Lão ở Hưng Yên . Chương II: Truyện Nôm khuyết danh Tướng quân Phạm Ngũ Lão ở Hưng Yên.
- 13 PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN 1.1.Cơ sở lí luận 1.1.1. Khái niệm “Truyện kể dân gian” Truyện kể dân gian là một khái niệm có ý nghĩa khái quát bao gồm các câu chuyện kể do nhân dân sáng tác, lưu truyền qua các thời đại. Truyện kể dân gian bao gồm nhiều thể loại: Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện trạng, truyện Nôm khuyết danh... Dựa theo nội hàm khái niệm các thể loại văn học dân gian lưu truyền ở Hưng Yên, chúng tôi thấy truyện kể dân gian về Phạm Ngũ Lão là một bộ phận của hàng trăm bản kể dân gian viết về nhân vật lịch sử gốc người Hưng Yên được lưu truyền phổ biến trong đời sống văn hóa dân gian. Nhìn từ góc độ thể loại, truyện kể về Phạm Ngũ Lão gồm có hai thể loại cơ bản: truyền thuyết và truyện Nôm khuyết danh. 1.1.2. Khái niệm “Truyền thuyết dân gian” Ở Việt Nam, năm 1957 nhà nghiên cứu Nguyễn Đổng Chi đã đưa ra định nghĩa thể loại truyền thuyết như sau: “Truyền thuyết là những truyện lịch sử, và truyện lịch sử chỉ có thể có khi con người đã có ý thức về lịch sử của mình” [10, tr 81]. Như vậy, theo Nguyễn Đổng Chi, truyền thuyết là những bản kể thuộc đề tài lịch sử, trong đó người kể có ý thức về lịch sử dân tộc mình. Nhưng ý thức đến đâu, tác giả chưa bàn bạc cụ thể. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng trong bài phát biểu nhân ngày giỗ tổ Hùng Vương đã nhận xét về truyền thuyết như sau: “Những truyền thuyết dân gian thường có một cái lõi là sự thực lịch sử mà nhân dân phản ánh qua nhiều thế hệ đã lí tưởng hóa gửi gắm vào đó tâm tình tha thiết của mình cùng với thơ và mộng, chắp đôi cánh dân gian làm nên những tác phẩm mà đời đời con người ưa thích” [24]. Cho rằng truyền thuyết có lõi lịch sử được phủ bởi lớp vỏ hoang đường, ý
- 14 kiếnthủ tướng Phạm Văn Đồng đã mở đầu cho một xu hướng của nhiều nhà nghiên cứu như Cao Huy Đỉnh, Đỗ Bình Trị, Nguyễn Đổng Chi… Nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi khi biên soạn Từ điển thuật ngữ văn học đã khẳng định: “Truyền thuyết là một thể loại truyện dân gian mà chức năng chủ yếu là phản ánh và lí giải các nhân vật và sự kiện lịch sử có ảnh hưởng quan trọng đối với một thời kì, một bộ tộc, một dân tộc, một quốc gia hay một địa phương” [ 26, tr 249]. Như vậy, ở định nghĩa, các tác giả đã phát triển quan điểm của Nguyễn Đổng Chi nhưng bổ sung cụ thể thêm về khu vực, tầm vóc phản ánh và cung cấp khái niệm với nội hàm đươc mở rộng hơn. Trong sách Văn học dân gian người Việt, góc nhìn thể loại, nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch đưa ra định nghĩa về truyền thuyết như sau: “Truyền thuyết là một thể tài chuyện kể truyền miệng nằm trong loại hình tự sự dân gian. Nội dung cốt truyện kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân. Biện pháp nghệ thuật phổ biến là khoa trương phóng đại, đồng thời nó sử dụng những yếu tố hư ảo, thần kì như cổ tích, thần thoại. Nó khác cổ tích thần thoại ở chỗ nhào nặn tự nhiên và xã hội trên cơ sở sự thật lịch sử cụ thể chứ không phải hoàn toàn trong trí tưởng tượng và bằng tưởng tượng ”[30, tr19]. Ở định nghĩa này, nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch nhấn mạnh tới đặc điểm phản ánh lịch sử của truyền thuyết dân gian. Ông viết: " Dân gian bao giờ cũng có loại lịch sử truyền miệng, bia miệng của riêng mình. Thứ lịch sử này thì các nhà sử học khó mà giải thích nổi. Song nó lại tồn tại hơn thứ lịch sử chính thống - nó chính là truyền thuyết dân gian" [30, tr100]. Dù hiểu theo cách nào thì truyền thuyết vẫn là một loại truyện kể lịch sử thuộc loại hình tự sự dân gian. Theo nhà nghiên cứu Hoàng Tiến Tựu trong công trình Một vài vấn đề về văn học dân gian thì truyền thuyết là sự thay thế, hóa thân cho sử thi, là mắt xích quan trọng nối liền giữa thần thoại Việt với các thể loại truyện cổ dân gian khác.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 681 | 93
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 675 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 308 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 256 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 153 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 203 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 248 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 171 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 170 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 165 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 208 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 158 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 159 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 121 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Yếu tố giới trong lời chê và hồi đáp chê (trên cứ liệu giao tiếp của sinh viên tại tp.HCM)
123 p | 130 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 159 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Tố Hữu
25 p | 126 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn