intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam: Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa nhìn từ lí luận về giới (So sánh với một số sáng tác sau 1975 của Nguyễn Minh Châu)

Chia sẻ: Lộ Lung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

39
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài làm rõ sự ảnh hưởng của xã hội nam quyền đã chi phối đến cách ứng xử, nếp nghĩ, ngôn ngữ, hành động của các nhân vật trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa , không chỉ đối với nhân vật nam giới mà cả nhân vật nữ giới, để từ đó chỉ ra sự cần thiết phải thay đổi tận gốc rễ văn hóa của xã hội nam quyền; bổ sung cách đọc từ góc nhìn văn hóa ứng xử giới để đọc và giảng dạy truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa; từ góc nhìn đó, thấy được những đóng góp riêng, độc đáo của Nguyễn Minh Châu trong sự nghiệp văn học tiến bộ, vì con người của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam: Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa nhìn từ lí luận về giới (So sánh với một số sáng tác sau 1975 của Nguyễn Minh Châu)

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN ĐẮC HẬU TRUYỆN NGẮN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA NHÌN TỪ LÍ LUẬN VỀ GIỚI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thái Nguyên, 2016
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN ĐẮC HẬU TRUYỆN NGẮN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA NHÌN TỪ LÍ LUẬN VỀ GIỚI (So sánh với một số sáng tác sau 1975 của Nguyễn Minh Châu) Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN NHO THÌN Thái Nguyên, 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS Trần Nho Thìn. Các nội dung nghiên cứu, kết quả nghiên cứu trong công trình này là trung thực và chưa công bố dưới bất kì hình thức nào. Tác giả luận văn Nguyễn Đắc Hậu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo - PGS.TS Trần Nho Thìn - người đã nhiệt tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ. Đồng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Văn – Xã hội, trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên, các thầy cô giáo thuộc Viện Văn học đã giảng dạy và tạo điều kiện giúp đỡ. Xin chân thành cảm ơn những người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã khích lệ, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu Thái Nguyên, tháng 5 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Đắc Hậu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  5. iii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................... 4 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu ........................................................................ 7 3.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 7 3.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 7 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ................................................................ 8 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 8 4.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 8 5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 9 6. Cấu trúc của luận văn .............................................................................................. 9 7. Đóng góp của luận văn............................................................................................ 9 NỘI DUNG ................................................................................................................. 10 Chƣơng 1: VẤN ĐỀ GIỚI VÀ SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU THỜI KỲ SAU NĂM 1975 ...................................................................... 10 1.1. Vấn đề Giới ........................................................................................... 10 1.1.1 Khái niệm giới (Gender) ...................................................................... 10 1.1.2. Văn hóa ứng xử giới trong xã hội Việt Nam ........................................ 11 1.2. Sáng tác của Nguyễn Minh Châu thời kỳ sau năm 1975 ........................ 18 1.2.1. Khái lược về vai trò người mở đường cho công cuộc đổi mới văn học dân tộc ......................................................................................................... 18 1.2.2. Đổi mới về ý thức nghệ thuật .............................................................. 20 1.2.3. Đổi mới quan niệm về con người ........................................................ 22 1.2.4. Đổi mới trên phương diện nghệ thuật tự sự ....................................... 23 1.2.5. Hình tượng vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 ... 25 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  6. iv Chƣơng 2: TINH THẦN PHÊ PHÁN ĐỐI VỚI VĂN HÓA NAM QUYỀN VÀ Ý THỨC NỮ QUYỀN CỦA TÁC GIẢ ..................................... 27 2.1. Nhân vật người chồng – hiện thân của tư tưởng nam quyền .................. 29 2.1.1. Vấn đề đối xử với thân thể phụ nữ ...................................................... 29 2.1.2. Câu chuyện đẻ nhiều con .................................................................... 39 2.2. Người vợ như là sản phẩm của tư tưởng nam quyền .............................. 44 2.2.1.Tư tưởng chấp nhận đòn roi, không đấu tranh..................................... 46 2.2.2. Tư tưởng chấp nhận sinh đẻ nhiều, dẫn đến cuộc sống nheo nhóc ...... 56 2.2.3. Chấp nhận bất bình đẳng về phân công lao động gia đình ................. 59 2.3. Thái độ của các nhân vật : Phùng, Đẩu, Phác, cô con gái....................... 64 2.3.1. Thái độ của phóng viên Phùng và chánh án Đẩu ................................ 65 2.3.2. Thái độ của thằng Phác và đứa con gái ............................................. 66 Chƣơng 3: NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN........................................................ 71 3.1. Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật .............................................. 71 3.1.2. Người kể chuyện ................................................................................ 71 3.1.3. Điểm nhìn trần thuật .......................................................................... 76 3.2. Xây dựng chân dung nhân vật .............................................................. 79 3.2.1. Chân dung người chồng………………………………………………..…..78 3.2.2. Chân dung người vợ…………………………………………………………80 3.3. Ngôn ngữ nhân vật ................................................................................ 83 3.3.1. Ngôn ngữ người chồng ....................................................................... 84 3.3.2. Ngôn ngữ người vợ ..................................................................... ……86 3.4. Không gian và thời gian nghệ thuật……………………………………...88 3.4.1. Không gian nghệ thuật………………………………………………………88 3.4.2. Thời gian nghệ thuật………………………………………………………..92 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  7. v Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  8. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Bàn về văn học, đại văn hào Nga M.Goki đã khẳng định “Văn học là nhân học” - tức văn học là con người. Con người luôn là đối tượng phản ánh trung tâm của văn học, là mục đích hướng đến trong hành trình sáng tạo của mỗi nhà văn. Từ cuộc sống bước vào văn học, con người không chỉ mang đặc điểm giai cấp mà còn có thuộc tính “giới”. Trong đó, giới là phạm trù chỉ quan niệm, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam giới và nữ giới, do đó giới là một phương diện không thể thiếu của con người và sự tồn tại xã hội của con người. Theo đó, bất cứ một sáng tác văn chương nào cũng đều ẩn chứa vấn đề về giới. Bởi vậy, lí luận về giới cần được vận dụng làm cơ sở cho nghiên cứu và phê bình văn học. 1.2. Trong thực tế sáng tác, không có một tác phẩm văn học nào ra đời từ một mảnh đất trống. Một tác phẩm nghệ thuật chân chính bao giờ cũng được thai nghén, được hạ sinh trong một môi trường, một đời sống văn hoá nhất định mà ở đó nhà văn đã được đằm mình, được hấp thụ các giá trị văn hoá để hình thành nên những tư tưởng thẩm mĩ tiến bộ cho thời đại mình. Do vậy, khi nghiên cứu, cần đặt tác phẩm trong bối cảnh văn hoá, xã hội mà nó ra đời mới có thể lí giải thoả mãn những thông điệp nghệ thuật được nhà văn kí thác. 1.3. Ở Việt Nam, truyền thống văn hóa ứng xử giới là nam quyền (trước đây thường gọi là “phụ quyền”- nhưng khái niệm phụ quyền không bao quát hết) theo đó, nam giới xác lập quyền lực đối với người phụ nữ trên tất cả mọi phương diện chính trị, đạo đức, thẩm mỹ... Tư tưởng nam quyền tạo nên sự bất công trong cách nhìn nhận và đánh giá, ứng xử của nam giới đối với nữ giới. Tư tưởng này không những chi phối hành vi ứng xử của nam giới mà của cả nữ giới, kể cả cách nhìn và ứng xử của chính người phụ nữ về bản thân mình. Điều này thể hiện rõ nét trong các sáng tác văn học Việt Nam từ xưa đến nay, trong đó có những tác phẩm đang được tiếp nhận trong nhà trường phổ thông. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  9. 2 1.4. Lí luận phương Tây cho rằng: Sáng tác bao giờ cũng là sự hồi đáp, đối thoại với những vấn đề cuộc sống của thời đại. Điều này không chỉ hiển nhiên đúng với nền văn học phương Tây mà đúng cả với văn học tiến bộ nhân loại nói chung cũng như văn học Việt Nam nói riêng. Tính chất hồi đáp, đối thoại giữa văn học và thời đại đã phản ánh ở những vấn đề nhức nhối trong đời sống. Văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975 đứng trước cuộc đổi thay vĩ đại của lịch sử dân tộc cũng đã kịp thời có bước chuyển mình nhanh chóng để cất lên tiếng nói của thời đại về những vấn đề trong cuộc sống. Là nhà văn lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam, sự nghiệp văn chương lớn lao của Nguyễn Minh Châu đã phản ánh một cách trung thực quá trình vận động của văn xuôi Việt Nam nói riêng và cả nền văn học Việt Nam nói chung trước và sau năm 1975. Nhà văn Nguyễn Khải cho rằng Nguyễn Minh Châu xứng đáng là “người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho cho những cây bút trẻ sau này”. Nếu như trước năm 1975, ngòi bút của ông mang đậm chất sử thi và cảm hứng lãng mạn thì giai đoạn sau năm 1975, sáng tác của Nguyễn Minh Châu lại chuyển sang cảm hứng thế sự, đời tư, hướng đến con người cá nhân trong cuộc sống mưu sinh thường nhật, gắn với sự chuyển biến trong đổi mới ý thức nghệ thuật, đổi mới cách nhìn, sự khám phá và thể hiện về con người với tinh thần nhân văn cao đẹp, nhất là khi ta nhìn từ góc độ văn hóa giới.Với những đóng góp nói trên, nhiều truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu đã được tuyển chọn đưa vào giảng dạy trong nhà trường như Bến quê, Bức tranh và đặc biệt là Chiếc thuyền ngoài xa. 1.5. Là tác phẩm có vị trí quan trọng trong văn nghiệp của Nguyễn Minh Châu, kết tinh những thành tựu và tư tưởng nghệ thuật của ông trong chặng đường đổi mới, cũng là tác phẩm xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam nhưng Chiếc thuyền ngoài xa cho đến nay vẫn tồn tại nhiều bất cập trong vấn đề tiếp nhận. Bất cập rõ nhất là việc lý giải hình tượng người đàn bà hàng chài bị chồng đánh đập mà vẫn cắn răng chịu đựng như là biểu hiện của đức tính đẹp của người phụ nữ, người vợ Việt Nam, là hiện thân của vẻ đẹp khuất lấp. Như luận văn chúng tôi sẽ chỉ rõ, đây là cách phân tích cũ, thậm chí vô tình phục vụ cho quyền lợi của những người Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  10. 3 đàn ông, những người chồng bạo hành và xem thường quyền sống của những người phụ nữ, những người vợ, điều này dễ nhận thấy nếu chúng ta liên hệ đến Luật phòng, chống bạo lực gia đình” của Việt Nam 1. Bộ luật được thông qua muộn hơn thời điểm ra đời Chiếc thuyền ngoài xa hai mươi mốt năm, đủ để thấy mẫn cảm nhân đạo, nữ quyền của Nguyễn Minh Châu đi trước thời đại như thế nào. Tất nhiên, có thể khi sáng tác Chiếc thuyền ngoài xa, bản thân Nguyễn Minh Châu chưa nghĩ đến sự cần thiết của một bộ luật phòng chống bạo lực gia đình. Nhưng nghiên cứu văn bản trong trường hợp này là phân tích cái vô thức đã hướng dẫn nhà văn quan sát, miêu tả đối tượng, cái vô thức có nền tảng nhân bản, chống nam quyền, ủng hộ nữ quyền. Một cách đọc cập nhật lý thuyết hiện đại theo chúng tôi, phải tính đến điều này. Nguyên nhân của tình trạng tiếp nhận và phê bình này là do lý luận về giới, những tri thức về thân phận phụ nữ trong xã hội nam quyền chưa được vận dụng để làm cơ sở nghiên cứu và phê bình tác phẩm. Nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn trong bài viết Ứng dụng lý luận văn học hiện đại trong giảng dạy văn học đã chỉ ra sự bất cập, hạn chế của thực tế tiếp nhận tác phẩm văn học trong nhà trường: “Con người như một đối tượng phản ánh trung tâm của văn học không chỉ là con người giai cấp mà còn là con người có thuộc tính “giới”. Nhưng sách giáo khoa của ta không thèm đoái hoài đến phê bình nữ quyền - một lí luận văn học chú ý đến giới, đến nữ tính trong văn học (…). Nếu người soạn sách giáo khoa biết đặt những tác phẩm có nhân vật người phụ nữ vào trong trường văn hóa của xã hội nam quyền truyền thống, hẳn sẽ chỉ ra được hướng tiếp cận thích đáng và nhân bản” [40]. Có vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông, truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” cần được soi chiếu, lí giải ở nhiều hướng tiếp cận, trong đó tiếp 1 “Luật phòng, chống bạo lực gia đình” được Quốc hội thông qua ngày 21-11-2007 , điều 2 “Các hành vi bạo lực gia đình” (trích) 1) Các hành vi bạo lực gia đình gồm: a) hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng; b) lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; đ) cưỡng ép quan hệ tình dục; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  11. 4 nhận từ lí luận về giới sẽ mang đến những phát hiện mới mà các cách nghiên cứu khác không có được. Với những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa nhìn từ lý luận về Giới” để triển khai thành một luận văn tốt nghiệp. Lựa chọn đề tài này, chúng tôi mong muốn đưa đến một cái nhìn đầy đặn, một sự lí giải mới về giá trị của văn phẩm. Đồng thời muốn làm rõ những đóng góp, những cống hiến quan trọng mang tính chất bước ngoặt của Nguyễn Minh Châu đối với công cuộc hiện đại hoá nền văn học Việt Nam. Đây là một nghiên cứu trường hợp (case study), hy vọng qua một giọt nước để thấy cả biển cả. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cần thiết, chúng tôi sẽ liên hệ, so sánh Chiếc thuyền ngoài xa với một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975 có sự tương đồng để làm rõ vấn đề. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong quá trình khảo sát lịch sử tiếp nhận truyện ngăn Chiếc thuyền ngoài xa, chúng tôi nhận thấy có nhiều bài viết, nghiên cứu về tác phẩm này như sau: Năm 1987 trên Tạp chí Văn học số 3, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân có bài Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu những năm 1980 đã nhận xét: “Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn thể hiện khá nhiều nghịch lý. Vẻ đẹp toàn bích của cảnh chiếc thuyền trong sương sớm trên bức ảnh nghệ thuật trái ngược với đời sống thực trong chiếc thuyền ấy. Nỗi đau khổ bị đánh đập, hành hạ của người đàn bà chài lưới trái ngược với việc chị ta không muốn ly dị anh chồng vũ phu. Ý đồ cứu giúp tốt đẹp của người kể chuyện xưng “tôi” và người bạn chánh án phố huyện của anh trái ngược với sự từ chối của nạn nhân v.v…”. [1]. Như vậy, Lại Nguyên Ân là một trong những người đầu tiên phát hiện ra sự nghịch lý trong tác phẩm giữa một bên là vẻ đẹp thơ mộng với một bên là hiện thực khổ đau mà người đàn bà hàng chài phải chấp nhận. Cũng theo hướng đó, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong Bến quê - một phong cách trần thuật có chiều sâu (Báo văn nghệ, số 8, ngày 21/2/1987) đã có cho Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  12. 5 rằng: “Chiếc thuyền ngoài xa là truyện về “nghịch lí của đời thường". [17, tr.385], là “những suy nghĩ da diết về chân lý nghệ thuật và đời sống”. [17, tr.387]. Nhà nghiên cứu Đỗ Ngọc Thạch trong bài Đổi mới quyết liệt Nguyễn Minh Châu (Báo Văn nghệ số 49, 50 ngày 5/12/1987) đã nhận xét: “Trong cuộc sống của những người dân chài lam lũ đó, luôn tiềm ẩn những bi kịch không thể lường hết. Có thể nói, với Chiếc thuyền ngoài xa, nhà văn đã nói về những nghịch lý tồn tại như một sự thật hiển nhiên trong đời sống con người. Bằng thái độ cảm thông và sự hiểu biết sâu sắc về con người, ông đã cung cấp cho ta cái nhìn toàn diện về cái đẹp cuộc sống, hiểu cả bề mặt lẫn chiều sâu” [34]. Nhà nghiên cứu Đỗ Ngọc Thạch ngoài việc đề cập đến việc “nghịch lý tồn tại như một hiển nhiên trong đời sống” còn chỉ ra được nhà văn đã cho ta “cái nhìn toàn diện về cái đẹp cuộc sống”. Năm 1989, N. Nikulin trong công trình Nguyễn Minh Châu và sáng tác của anh do Lại Nguyên Ân dịch, đăng trên Báo Văn nghệ, số 50 ngày 16/12/1989 đã lưu ý đến trách nhiệm của người nghệ sỹ trước cuộc sống, trước con người: “Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa xua tan làn khói lãng mạng phủ lên hình ảnh đã trở nên quen thuộc về một ngư phủ dưới cánh buồm mờ ảo trong không gian xa rộng của biển cả. Người chủ thuyền trở nên hung bạo vì cuộc sống trống rỗng và tẻ nhạt, luôn đánh đập người vợ. Nhưng truyện còn có ý nghĩa rộng lớn hơn: nó dường như khơi gợi người ta nên nhìn kĩ vào những gì ẩn sau cái vẻ đẹp điền viên bề ngoài để nhớ đến trách nhiệm của nghệ sĩ trước cuộc sống, trước con người” [17, tr.476, 477]. Năm 1995, trong Hội thảo 5 năm ngày mất Nguyễn Minh Châu, nhà nghiên cứu Đinh Trí Dũng trong bài “Nguyễn Minh Châu và sự trăn trở của một ngòi bút đầy trách nhiệm” có nhận xét: “Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, thông qua câu chuyện đầy nghịch lí của cuộc đời, Nguyễn Minh Châu muốn nói đến một sự thực trong nghệ thuật (...) đằng sau bức ảnh con thuyền mờ sương rất đẹp mà anh tình cờ chụp được là số phận đớn đau của một người phụ nữ (...). Vì vậy người nghệ sĩ không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn cuộc sống của con người”.[15, tr.311] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  13. 6 Nhà nghiên cứu Dương Thị Thanh Hiên trong bài “Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu’’ trên Tạp chí nhà văn, số 7 – 2001 cho rằng: “Ở Chiếc thuyền ngoài xa thì nghịch lí đặt ra ở một vẻ đẹp điền viên tươi sáng lại chứa đựng bao cảnh đời ngang trái, xót xa. Sự thật ẩn kỹ đằng sau màn sương lãng mạn khiến nhà nghệ sĩ duy mĩ phải sững sờ trước tình cảnh bất ngờ và bất nhẫn hiện hình của cái đẹp là sự xấu xa, độc ác, là sự cam chịu, nhẫn nhục, cảnh khốn cùng”. [15, tr.319] Tác giả Trịnh Thu Tuyết trong bài:“Một số cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu” đã khẳng định :“Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, từ một xung đột đầy nghịch lí, Nguyễn Minh Châu đặt ra một vấn đề nhận thức cần suy nghĩ (...). Hình ảnh người đàn bà xấu xí, mệt mỏi, nhẫn nhục; người chồng độc ác, vũ phu đau đớn và bi kịch của cuộc đời họ như là một thứ thuốc rửa quái đản làm những thước phim huyền diệu bỗng hiện nên một màu sắc khủng khiếp (...). Những con người u tối và đau khổ ấy vừa là nạn nhân của cuộc sống đói nghèo, lam lũ, nhưng trong một lúc nào đó, họ cũng có thể trở thành quỷ dữ đày đọa trước hết là những người thân khốn khổ của mình”. [ 15, tr.325-326] Năm 2002, cùng cách nhìn như N. Nikulin, Nguyễn Trọng Hoàn trong công trình Tiếp tục hành trình đọc Nguyễn Minh Châu: “Chiếc thuyền ngoài xa phê phán cái nhìn lãng mạn một chiều về cuộc sống, đồng thời đặt ra trách nhiệm của người nghệ sĩ phải đào sâu, khám phá để tìm ra bản chất của hiện thực”. Năm 2008, nhóm tác giả Sách giáo viên Ngữ văn 12 Chương trình Chương trình nâng cao đã có hướng dẫn chi tiết về việc đọc - hiểu văn bản truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa: “Chiếc thuyền ngoài xa rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn giai đoạn sáng tác thứ hai.(...) Gánh nặng mưu sinh đè trĩu trên đôi vai cặp vợ chồng hàng chài, giam hãm họ trong cảnh tăm tối, đói khổ, bấp bênh. Người chồng tha hóa dần dần, trở thành kẻ vũ phu, thô bạo. Người vợ vì thương con nên phải nhẫn nhục chịu đựng sự ngược đãi của người chồng (…). Đó không phải kiểu vẻ đẹp chói sáng, hào hùng mà là những hạt ngọc khuất lấp, lẫn trong cái lấm láp làm lũ của đời thường” [29, tr.63]. Nhóm tác giả đã định hướng việc đọc hiểu hình tượng người đàn bà hàng chài, nhân vật chính của tác phẩm theo hướng ca ngợi vẻ đẹp khuất lấp “không phải kiểu vẻ đẹp chói sáng, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  14. 7 hào hùng mà là những hạt ngọc khuất lấp”. Theo cách này, việc một phụ nữ bị chồng đánh đập nhưng không phản kháng, đấu tranh mà vẫn hy sinh vì đàn con được xem là đẹp. Lối phẩm bình này theo lối cũ đưa đến việc hiểu tác phẩm chưa thật sự khách quan. Năm 2010, nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn trong bài viết: Nguyễn Minh Châu và thi pháp “gói rào”trong Chiếc thuyền ngoài xa (3/2010) cho rằng: “Thói tàn nhẫn của người đàn ông cũng như sự chịu đựng vô lí của người đàn bà, thật oái oăm đã trở thành một phong tục lâu đời” [12, tr.367]. Về hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài, nhà nghiên cứu nhấn mạnh vào “đức hy sinh lớn lao của tình mẫu tử” ở người đàn bà như một vẻ đẹp “phía sau” sự “nhẫn nhục”; “Thì ra, phía sau cái dáng chịu đòn đến trơ lì vô cảm kia của người vợ, là sự kiên cường, gan góc. Phía sau bộ dạng, chịu xúc phạm đến nhẫn nhục, lì lợm, là đức hy sinh lớn lao của tình mẫu tử” [12, tr.367]. Như vậy, nhìn lại lịch sử tiếp nhận truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, chúng tôi nhận hầu hết các nhà nghiên cứu đều tiếp cận truyện ngắn này từ cách tiếp nhận cũ, chưa có ai tiếp cận văn phẩm này từ điểm nhìn văn hóa ứng xử giới là văn hóa nam quyền. Tuy nhiên, trên cơ sở những bài viết đó, người viết sẽ học tập được nhiều điều hữu ích trong quá trình triển khai đề tài. 3. Đối tƣợng và mục tiêu nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài là Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa nhìn từ lý luận về Giới, vì vậy chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu, nghiên cứu tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa đặt trong bối cảnh văn hoá truyền thống. Như đã nói, khi triển khai đề tài, chúng tôi có so sánh với một số truyện ngắn tiêu biểu khác có phản ánh văn hóa ứng xử giới của Nguyễn Minh Châu sau 1975. 3.2. Mục tiêu nghiên cứu Thực hiện đề tài Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa nhìn từ lý luận về Giới, chúng tôi nhằm thực hiện 3 mục tiêu sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  15. 8 - Làm rõ sự ảnh hưởng của xã hội nam quyền đã chi phối đến cách ứng xử, nếp nghĩ, ngôn ngữ, hành động của các nhân vật trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa , không chỉ đối với nhân vật nam giới mà cả nhân vật nữ giới, để từ đó chỉ ra sự cần thiết phải thay đổi tận gốc rễ văn hóa của xã hội nam quyền. - Bổ sung cách đọc từ góc nhìn văn hóa ứng xử giới để đọc và giảng dạy truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa - Từ góc nhìn đó, thấy được những đóng góp riêng, độc đáo của Nguyễn Minh Châu trong sự nghiệp văn học tiến bộ, vì con người của mình. 4. Nhiệm vụ và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu một số tác giả viết về giới trong xã hội nam quyền trong dòng chảy văn chương dân tộc làm tiền đề lý luận cho đề tài. - Tìm hiểu về đặc điểm của xã hội nam quyền và việc vận dụng lý thuyết giới vào nghiên cứu văn học hiện nay. - Tìm hiểu một số các bài viết nghiên cứu về Nguyễn Minh Châu và các nghiên cứu về truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa có so sánh với các sáng tác của Nguyễn Minh Châu. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Triển khai đề tài theo hướng một nghiên cứu trường hợp (case study), chúng tôi đã sử dụng những phương pháp sau: - Phương pháp tiếp cận từ góc nhìn văn hoá học - Phương pháp phân tích. - Phương pháp so sánh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  16. 9 5. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Cụ thể là Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa nhìn từ lý luận về Giới. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi sẽ tiến hành khảo cứu một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 để đối chiếu. Ngoài ra đề tài còn nghiên cứu các vấn đề về đặc điểm của xã hội nam quyền, về ứng xử giới trong xã hội Việt Nam nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa. 6. Cấu trúc của luận văn Luận văn của chúng tôi ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần nội dung gồm có 3 chương: - Chương 1: Vấn đề giới và sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975. - Chương 2: Tinh thần phê phán đối với văn hóa nam quyền và ý thức nữ quyền của tác giả. - Chương 3: Nghệ thuật kể chuyện. 7. Đóng góp của luận văn - Về mặt lí luận: Luận văn khẳng định tính khả thi - hiệu quả của phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn chương từ góc nhìn văn hoá, lý luận về giới trong bối cảnh xã hội nam quyền. - Về thực tiễn: Đề tài đã góp phần giải quyết những tình huống trong tiếp nhận khi bổ sung cách đọc từ góc nhìn văn hóa ứng xử giới để đọc và giảng dạy truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  17. 10 NỘI DUNG Chƣơng 1 VẤN ĐỀ GIỚI VÀ SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU THỜI KỲ SAU NĂM 1975 Như trên đã nói, chúng tôi dành chương đầu tiên này để giới thuyết về về vấn đề Giới và Sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 để làm cơ sở cho những phân tích và kiến giải ở những chương sau. 1.1. Vấn đề Giới Để tạo tiền đề nghiên cứu Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa từ lý luận về giới, chúng tôi đi vào triển khai vấn đề về giới trong bối cảnh xã hội nam quyền ở Việt Nam, đồng thời sơ lược diện mạo ứng xử giới trong văn học Việt Nam. Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn tạo điểm tựa khoa học cho chúng tôi nghiên cứu đề tài. 1.1.1 Khái niệm giới (Gender) Trong nghiên cứu khoa học, giới là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến ở nhiều lĩnh vực nghiên cứu. Tùy theo hướng tiếp cận và mục đích ở mỗi ngành sẽ có cách định nghĩa khác nhau về thuật ngữ này. Ở đây, chúng tôi dùng khái niệm giới tương đương với khái niệm gender trong tiếng Anh (Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia dịch: gender là giới tính xã hội). [32]. (Trung văn dịch là: xã hội tính biệt - sự khác biệt của giới tính trên phương diện xã hội). Trong thực tiễn, thuật ngữ giới (gender) thường bị sử dụng nhầm lẫn với giới tính (sex). Giới tính (sex) chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học, gen và các yếu tố di truyền khác (Trung văn dịch là tính) thì giới chỉ về sự kiến tạo xã hội về văn hóa đối với sự khác biệt giữa nam và nữ, nói cách khác giới là khái niệm chỉ đặc trưng xã hội gán cho nam và nữ. Gender xem xét giới tính trên phương diện xã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  18. 11 hội, do đó giới là sản phẩm mang tính xã hội - văn hóa. Ở mỗi nền văn hóa, mỗi một thời đại thì nam nữ lại có một cách ứng xử giới riêng, có một hệ giá trị riêng. Ở phương Tây, vào năm 1949 nữ nhà văn Pháp Simone de Beauvoir cho rằng người phụ nữ và nam giới không phải bẩm sinh mà có, họ là sản phẩm của văn hóa xã hội. Trong cuốn Giới thứ hai (The second sex) bà đã đưa ra một luận điểm rất nổi tiếng : “Người ta không sinh ra đã là phụ nữ, người ta trở thành phụ nữ”. Về mặt bẩm sinh, con người chỉ là đàn ông hay đàn bà theo nghĩa giải phẫu sinh lý. Chỉ trong quá trình sống, tương tác xã hội, tương tác đàn ông-đàn bà, do kết quả của văn hóa giáo dục trong gia đình, nhà trường và xã hội mà dần dần hình thành người phụ nữ hay người nam giới với tâm lý, hành vi, ngôn ngữ, ứng xử riêng. Văn hóa ứng xử giới thay đổi trong không gian và trong thời gian. Chúng ta tưởng là về bản chất, người phụ nữ e lệ, rụt rè, nhưng hóa ra không phải thế. Nếu sang các nước Tây Âu hay Mỹ, ta sẽ thấy ở đó, phụ nữ rất mạnh mẽ, tự tin, khác với phụ nữ Việt Nam. Ngày xưa, ca dao tục ngữ “kích động” tinh thần nam quyền ở người chồng Làm trai rửa bát quét nhà, Đến khi vợ gọi bẩm bà con đây , phó mặc mọi việc nhà cho vợ. Nhưng ngày nay, có rất nhiều người chồng sẵn sàng chia xẻ việc nhà với vợ trên tinh thần bình đẳng 1.1.2. Văn hóa ứng xử giới trong xã hội Việt Nam Xã hội Việt Nam được các nhà nghiên cứu định danh là xã hội nam quyền, do đó văn hóa ứng xử giới mang đặc điểm nam quyền (trước đây gọi là “phụ quyền” - nhưng khái niệm phụ quyền thiên về quyền lực của người cha, sự chuyên quyền của người nam giới lãnh đạo gia đình). Thuật ngữ nam quyền được hiểu là sự xác lập quyền lực thống trị tuyệt đối của nam giới với người phụ nữ trên tất cả mọi phương diện: chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, kể cả thống trị thân thể phụ nữ theo nghĩa đen. Quyền lực thống trị được thể hiện ở cả trên phương diện thể xác và tinh thần. Về thân thể, nam quyền là sự thể hiện sức mạnh nam giới bằng sự áp chế người phụ nữ bằng bạo lực, bằng sự đánh đập,… Còn về tinh thần nam quyền thể thiện ở việc người đàn ông định ra những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  19. 12 chuẩn mực về văn hóa chính trị, đạo đức, thẩm mỹ… bắt buộc người phụ nữ phải tuân theo. Tư tưởng nam quyền tạo nên sự bất công trong cách nhìn nhận và đánh giá, ứng xử của nam giới đối với nữ giới và chi phối cả cách nhìn và ứng xử của chính người phụ nữ với bản thân mình. Về căn bản, có thể khẳng định: văn hóa ứng xử giới ở Việt Nam là nam quyền. Tình trạng ứng xử giới theo quan điểm nam quyền như trên không chỉ có ở Việt Nam mà đó còn là tình trạng chung ở các quốc gia, dân tộc trên thế giới, nghĩa là thế giới nói chung cũng đều có xu hướng nam quyền hóa. Có điều là các dân tộc giải quyết ra sao với tình trạng nam quyền, khi nào ở một dân tộc, nam quyền bị chấm dứt hay bị lên án. Ở Ấn Độ, nhiều tài liệu cho thấy, đàn ông hay tấn công tình dục đối với phụ nữ. Ở các nước Tây Âu, gần đây có hiện tượng tấn công tình dục phụ nữ Đức, Pháp… bởi những đàn ông nhập cư đến từ Trung Đông, những quốc gia có văn hóa nam quyền rất mạnh. Tập tính văn hóa ăn sâu vào tư duy, hành động không dễ gì thay đổi. Về bản chất nam quyền trong xã hội mẫu hệ như xã hội người Chăm, chúng tôi khảo sát phóng sự ngắn Một ngày ở xứ Chàm của Tam Lang đăng trên Tri Tân tạp chí, năm 1941 và nhận thấy dù xã hội Chăm theo mẫu hệ nhưng người đàn bà Chăm vẫn phải đối mặt và chấp nhận cách ứng xử nam quyền từ phía những ông chồng: “Người Chàm, nhất là đàn ông, không hay dậy sớm”, bởi “Tục Chàm trước vẫn lấy nửa cuối ngày hôm trước làm ngày và nửa sáng ngày hôm sau làm đêm”; “cứ đúng 12 giờ tí (12 giờ đêm), người trong xóm mới đi ngủ cho đến mãi giờ ngọ (12 giờ trưa) hôm sau, họ mới dậy làm việc hoặc ngồi suông”. [19, tr.20]. Nhưng với người đàn bà Chăm đã bỏ tục này, vì nó không phù hợp với giờ giấc của người Việt quanh vùng họ chung sống. Thay vì được ngủ đến 12 giờ trưa như chồng mình, những người đàn bà Chăm phải dậy từ sớm và làm tất cả công việc trong gia đình, tất bận từ sáng sớm đến sẩm tối: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  20. 13 “Trong gia - đình Chàm, chỉ có người đàn bà mới suốt ngày bận rộn. Từ sáng đến tối họ làm hết công - việc khó nhọc như ra đồng cấy gặt, ra tỉnh mua bán, và tiếp khách, dệt vải, se bông. Sẩm tối, khi công việc đã ngớt, người đàn bà Chàm, đầu đội chiếc bình lớn, lại ra song, lạch, vợi nước về dùng. Quần quật suốt ngày thế mà không bao giờ họ có một tiếng phàn - nàn về chồng con là những kẻ suốt ngày ăn xong lại nằm, nằm chán chạy nhông hoặc mơ màng ngồi hút thuốc”. [19, tr.20] Người đàn bà Chàm còn luôn nhường nhịn cho chồng, cho con mọi thứ: họ ăn bốc, họ chỉ ăn cơm cháy hay cái đầu cá, đuôi cá ươn,... “Lúc ngồi quanh một mâm cơm, người đàn ông Chàm dùng đũa gắp thức ăn. Còn người đàn bà Chàm ? chỉ dùng năm ngón để bốc ! Cách ăn bốc ấy lâu ngày trở thành bất di bất dịch cho đến bây giờ, dù trong nhà thừa đũa bát, người đàn - bà cũng không muốn dùng đũa bát gắp đỡ thức ăn. Sáng dậy, sau khi rửa mặt, việc làm thứ nhất của người đàn bà Chăm là săn -sóc đến bữa ăn sớm cho chồng, con. Họ nấu cơm ngô hay cơm gạo, đun nồi cá ươn mà họ gọi là “cá liệt”, đánh những cơm sườn cơm cháy và bẻ những đầu cá, đuôi cá ăn trước để ra làm việc ngoài đồng trong lúc chồng với con họ còn ngủ kỹ trên sàn đến lúc mặt trời đứng bóng”. [19, tr.20] Ngoài những tục ấy, người đàn ông chàm còn lười biếng tới mức “ngồi dơ đầu ra cho vợ bắt chấy hoặc gỡ hộ tóc”; “quẳng quần áo ra cho vợ vắt dậu” hay “nhờ vợ gắp mẩu than hồng ở bếp lên để hút thuốc chớ họ không chịu cất công cầm thoi sắt đánh vào hòn đá lửa để ngay bên cạnh mình.” Qua phóng sự, ta thấy ứng xử giới của đàn ông chăm với phụ nữ chăm thể hiện sự bất bình đẳng giới. Những người đàn ông Chăm lười nhác đã dựa vào Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2