Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Truyền thống và hiện đại trong kịch Lưu Quang Vũ
lượt xem 16
download
Luận văn làm rõ khái niệm truyền thống và hiện đại, đồng thời chỉ ra mối quan hệ của chúng trong văn học nghệ thuật. Khái quát vấn đề truyền thống và hiện đại trong văn học nói chung cũng như trong kịch nói Việt Nam nói riêng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Truyền thống và hiện đại trong kịch Lưu Quang Vũ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Hải Vân TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG KỊCH LƯU QUANG VŨ LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Hải Vân TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG KỊCH LƯU QUANG VŨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI TRẦN QUỲNH NGỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 03 năm 2018 (Ký tên và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Hải Vân
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS.Bùi Trần Quỳnh Ngọc – người hướng dẫn nhiệt tình và tận tụy đã định hướng nghiên cứu và giúp đỡ, chỉ dẫn tôi trong suốt khoảng thời gian làm luận văn. Tôi xin cảm ơn khoa Ngữ Văn và phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, cũng như gia đình, người thân đã hết lòng giúp đỡ tôi hoàn thành Luận Văn này. Trân trọng. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 03 năm 2018 Ký tên Nguyễn Thị Hải Vân
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1. VÀI NÉT VỀ VẤN ĐỀ “TRUYỀN THỐNG”, “HIỆN ĐẠI” VÀ VỊ TRÍ CỦA LƯU QUANG VŨ TRONG VĂN HỌC KỊCH NHỮNG NĂM 80 THẾ KỈ XX ........................................ 13 1.1. Vài nét về vấn đề “truyền thống” và “hiện đại” ....................................... 13 1.1.1. Khái niệm “truyền thống” và “hiện đại”............................................. 13 1.1.2. Vấn đề “truyền thống” và “hiện đại” trong kịch Việt Nam nói chung ................................................................................................... 17 1.2. Vị trí của Lưu Quang Vũ trong văn học kịch những năm 80 thế kỉ XX ........................................................................................................... 23 1.2.1. Hoàn cảnh xã hội Việt Nam sau 1975. ............................................... 23 1.2.2. Diện mạo Văn học và Văn học kịch Việt Nam những năm 80 của thế kỉ XX ............................................................................................. 28 1.2.3. Lưu Quang Vũ – một “hiện tượng” của kịch Việt Nam những năm 80 của thế kỉ XX ................................................................................. 30 Chương 2. TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG KỊCH LƯU QUANG VŨ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG ............. 36 2.1. Thể hiện qua đề tài .................................................................................... 36 2.1.1. Đề tài gắn với văn học truyền thống ................................................... 36 2.1.2. Đề tài gắn với đời sống hiện đại ......................................................... 40 2.2. Thể hiện qua cốt truyện ............................................................................. 44 2.2.1. Cốt truyện từ văn học truyền thống .................................................... 45 2.2.2. Cốt truyện từ đời sống hiện đại........................................................... 52
- 2.3. Thể hiện qua nhân vật kịch ....................................................................... 59 2.3.1. Cái nhìn mới mẻ về những nhân vật trong truyện dân gian, lịch sử... 60 2.3.2. Phát triển những tuyến nhân vật đời thường ...................................... 67 Chương 3. TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG KỊCH LƯU QUANG VŨ THỂ HIỆN QUA PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ......................................................................... 83 3.1. Thể hiện qua sự “đan xen thể loại” trong kịch Lưu Quang Vũ ................ 83 3.2. Thể hiện qua ngôn ngữ kịch ...................................................................... 91 3.2.1. Ngôn ngữ đối thoại ............................................................................. 91 3.2.2. Ngôn ngữ độc thoại. .......................................................................... 104 3.3. Yếu tố kì ảo trong kịch Lưu Quang Vũ .................................................. 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 128
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Truyền thống và hiện đại là một vấn đề cơ bản và quan trọng trong tiến trình của lịch sử văn học nói chung và lí luận văn học nói riêng. Khi những yêu cầu đổi mới về mọi mặt trở nên bức thiết, thì vấn đề này càng trở nên thời sự, nóng hổi. Cùng với sự phát triển của xã hội, văn học nghệ thuật cũng phải thay đổi theo để đáp ứng những đòi hỏi mà xã hội đặt ra. Những yếu tố truyền thống sẽ dần được thay thế bằng những yếu tố hiện đại hơn, mới mẻ hơn. Tuy nhiên, những giá trị truyền thống không phải vì thế mà biến mất hoàn toàn, mà sẽ được kế thừa và phát huy những điều tốt đẹp, loại bỏ những cái đã không còn phù hợp với thời cuộc. Vừa tiên tiến, vừa gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống sẽ tạo nên một nền văn học nghệ thuật phát triển toàn diện. Một nền nghệ thuật “đến hiện đại từ truyền thống”. 1.2. Kịch nói là loại hình nghệ thuật “sinh sau đẻ muộn” ở nước ta. Trước thế kỉ XX nước ta chỉ phổ biến những loại hình kịch hát như chèo, tuồng; ở miền Nam thì có cải lương… Đến khoảng năm 1920, văn hóa phương Tây xâm nhập vào nước ta, theo đó, kịch nói xuất hiện và dần khẳng định được vị trí riêng của mình. Như bao loại hình nghệ thuật khác, kịch nói Việt Nam cũng chịu sự tác động của quá trình “hiện đại hóa” qua thời gian để phù hợp với những phát triển của xã hội. 1.3. Nói đến kịch nói Việt Nam, không thể bỏ qua cái tên Lưu Quang Vũ. Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ đa tài, trên mỗi phương diện ông đều có những đóng góp nhất định, từ thơ, truyện, kịch đến phê bình sân khấu. Ở thể loại nào ông cũng để lại những thành tựu. Trước khi viết kịch, Lưu Quang Vũ là một nhà thơ tiêu biểu của thời chống Mỹ rất được yêu thích, nhưng ông lại được chú ý và đánh giá cao ở mảng kịch. Riêng trong những năm 80 của thế kỉ XX, Lưu Quang Vũ được xem như một hiện tượng hiếm có của sân khấu kịch Việt Nam.
- 2 Tuy cuộc đời ngắn ngủi (1948-1988) và chỉ vỏn vẹn 10 năm cống hiến cho sân khấu, nhưng ông đã để lại hơn 50 vở kịch. Kịch của ông được hầu hết các đoàn kịch lớn, có tiếng trong cả nước dàn dựng và đạt nhiều huy chương tại các kì Hội diễn sân khấu toàn quốc. Nhiều vở kịch được dàn dựng nhiều lần và cho đến tận bây giờ vẫn rất được yêu mến. Không quá khi nói rằng kịch Lưu Quang Vũ thời kỳ đổi mới (từ năm 1986) là một sự kiện của văn học nghệ thuật Việt Nam. Không chỉ lớn về số lượng, mà tác phẩm kịch của Lưu Quang Vũ còn mang giá trị nghệ thuật, giá trị nhân văn sâu sắc, đặc biệt nhiều nhà phê bình đánh giá kịch Lưu Quang Vũ là những tác phẩm tiên phong trong vấn đề đổi mới. Để có được những thành tựu đó, Lưu Quang Vũ đã ý thức kết hợp chặt chẽ và có hiệu quả tính truyền thống và tính hiện đại trong các tác phẩm kịch của mình. 1.4. Tác phẩm của Lưu Quang Vũ trong thời đại văn học nghệ thuật chuyển mình mạnh mẽ mang tính thời đại rất lớn, nói lên nhiều vấn đề nóng hổi trong xã hội. Có thể thấy, Lưu Quang Vũ là tác giả của thời hiện đại hóa về nhiều mặt, nhưng chúng tôi nhận thấy rằng, trong kịch của ông có sự hài hòa đan xen những nét truyền thống dân tộc vào những nét hiện đại, thể hiện ở nhiều mặt từ đề tài, cốt truyện, nhân vật hay ngôn ngữ… Vị trí của Lưu Quang Vũ trong nền kịch nói hiện đại Việt Nam đến nay khó ai có thể thay thế được. Đã gần 30 năm kể từ ngày ông mất, nhưng những vở kịch của ông vẫn luôn được đón nhận nồng nhiệt mỗi dịp công chiếu. Không chỉ phổ biến trên các sân khấu, những vở kịch của Lưu Quang Vũ với những giá trị về nội dung và nghệ thuật sâu sắc đã được đưa vào chương trình sách giáo khoa phổ thông và chương trình, giáo trình các trường đại học. Việc đưa những tác phẩm kịch của Lưu Quang Vũ vào chương trình dạy học càng khẳng định những giá trị mà kịch của ông mang lại cần được các thế hệ trẻ tiếp nhận và phát huy. Và cũng một lần nữa khẳng định Lưu Quang Vũ mà cái tên tiêu biểu cho kịch nói Việt Nam hiện đại, là một nhà tiên phong của thời kì đổi mới, đã đạt được những thành tựu và đóng góp tích cực cho diện mạo văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XX.
- 3 Từ những lý do trên, việc đi vào tìm hiểu đề tài Truyền thống và hiện đại trong kịch Lưu Quang Vũ là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 2. Lịch sử vấn đề a. Những công trình nghiên cứu về truyền thống và hiện đại trong văn học nghệ thuật Vấn đề truyền thống và hiện đại trong việc phát triển nghệ thuật nước nhà là vấn đề quan trọng và cấp thiết. Rất nhiều những nhà nghiên cứu văn hóa đã dành mối quan tâm sâu sắc cho vấn đề này. Công trình nghiên cứu tiêu biểu nhất có thể kể đến là công trình Đến hiện đại từ truyền thống của Trần Đình Hượu. Bàn về văn hóa truyền thống dân tộc trong sự phát triển của xã hội hiện đại, Trần Đình Hượu rất coi trọng bản sắc văn hóa dân tộc, ông viết: “Trong sự sáng tạo văn hóa, mỗi dân tộc hình như từ lâu đã có những thói quen, những ưa thích, những sở trường, những khuyết tật làm nên đặc sắc của nó. Nắm vững những cái đó, bước đi ở hiện tại sẽ ít mù quáng hơn và cũng nhờ thế có thể phần nào dự đoán để định hướng cả bước đi trong tương lai” [74, tr.1]. Như vậy, những giá trị truyền thống rất quan trọng đối với sự phát triển xã hội, bởi nó là sự hội tụ, kết tinh những phẩm giá, bản lĩnh, cốt cách, tâm hồn dân tộc. Trần Đình Hượu đã định hướng nhìn nhận đúng đắn về văn hóa truyền thống, coi văn hóa truyền thống là cội nguồn, việc xây dựng văn hóa hiện tại và tương lai là không tách rời những giá trị truyền thống. Một số những công trình khác lí giải khái niệm và khẳng định lại giá trị của văn hóa dân tộc, văn hóa truyền thống trong sự phát triển của đời sống xã hội, cũng như định hướng những hướng đi đúng đắn trong việc kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống. Có thể kể đến bài viết Văn hóa dân tộc trong truyền thống và hiện đại của Nguyễn Văn Dân; Văn hóa cổ truyền, văn hóa truyền thống và truyền thống văn hóa của Nguyễn Xuân Kính; bài Tính truyền thống và yêu cầu đổi mới trong thiên niên kỷ tới của Lê Đăng Doanh… Riêng đối với văn học, việc xử lý mối quan hệ giữa truyền thống và hiện
- 4 đại cũng vô cùng quan trọng. Bài viết Tính dân tộc và tính hiện đại trong văn học nghệ thuật thời kỳ đổi mới của Cao Thị Hồng in trong Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 1/2015 đã chỉ rõ mối quan hệ biện chứng của hai khái niệm trên, cũng như chỉ rõ “vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc trở thành mục tiêu hàng đầu trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong thời đại mới” [68, tr.1]. Hiện đại hóa văn học cũng không thể tách rời khỏi những giá trị mà văn học truyền thống đã mang lại, phản ánh đứng thực tế nhưng bản sắc dân tộc vẫn phải được gìn giữ và nâng cao. Nhấn mạnh hơn về mối quan hệ giữa hai khái niệm “truyền thống” và “hiện đại”, Vũ Duy Thông trong bài Chuyển biến nhận thức về tính dân tộc trong văn học nghệ thuật đã khẳng định: “tính dân tộc và tính hiện đại là một thực thể văn hóa động, luôn luôn đào thải và bồi đắp; quan hệ giữa hai phạm trù đó là sống động, biện chứng và luôn bổ sung cho nhau;.... Tính dân tộc và tính hiện đại không hề xung đột, mâu thuẫn nhau” [81, tr.1]. Một số bài viết, bài nghiên cứu về kịch nói, kịch truyền thống, dù mang hơi hướng nghệ thuật biểu diễn nhiều hơn, nhưng cũng là tham khảo nguồn tư liệu hữu ích để tìm hiểu thêm về sự tác động của sân khấu truyền thống trong sự phát triển của sân khấu kịch hiện đại. Có thể điểm qua một số bài như: Giữ gìn bản sắc dân tộc của sân khấu truyền thống: Cần có hướng đi đúng (Nguyễn Phan Thọ); Âm nhạc truyền thống và kịch nói (Nguyễn Thị Bích Phượng); luận án Mối tương tác giữa nghệ thuật diễn xuất kịch hát truyền thống với kịch nói Việt Nam (Đỗ Thị Hương)… b. Những công trình nghiên cứu về kịch Lưu Quang Vũ Trước năm 1980, giới nghiên cứu văn học biết đến Lưu Quang Vũ như một tài năng thơ, một cây bút truyện ngắn và một nhà báo. Với tác phẩm kịch đầu tay: Sống mãi tuổi 17 (1979) và hàng loạt các vở kịch xuất hiện sau năm 1980 trên sân khấu đã gây được tiếng vang, chính thức đưa Lưu Quang Vũ trở thành nhà viết kịch đại tài của sân khấu Việt Nam. Khái quát về con đường sáng
- 5 tác của Lưu Quang Vũ, tác giả Lý Hoài Thu trong Lưu Quang Vũ về tác gia và tác phẩm đã chỉ ra rằng: “Lưu Quang Vũ có hai mươi năm vui buồn cùng thơ và mười năm cuối đời song hành cùng kịch, nhưng trong mười năm ấy tài năng của Lưu Quang Vũ đã tỏa sáng và tạo cho mình một phong cách, một “kịch pháp” và trở thành một hiện tượng nổi bật nhất của sân khấu Việt Nam thời kì đổi mới” [45, tr.42]. Giới nghiên cứu bắt đầu chú ý đến kịch Lưu Quang Vũ, ban đầu là những bài phê bình của các nhà nghiên cứu sân khấu như: Vũ Đình Phòng, Nguyễn Thị Minh Thái, Hồng Diệu, Vũ Quang Vinh... Tùy theo quan điểm tiếp nhận mà có những ý kiến khen chê khác nhau, nhưng đa phần đều công nhận những đóng góp của Lưu Quang Vũ cho nền sân khấu kịch nước nhà. Sự ra đi bất ngờ của Lưu Quang Vũ trong lúc tài năng đang tỏa sáng nhất đã tác động một cách mạnh mẽ và sâu sắc đến giới nghiên cứu văn học cũng như giới phê bình sân khấu. Họ quan tâm nhiều hơn đến di sản văn học mà Lưu Quang Vũ để lại. Trên các báo, tạp chí xuất hiện nhiều bài viết bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn đối với một tài năng. Phong Lê trong bài Văn xuôi Lưu Quang Vũ – cầu nối giữa thơ và kịch đã thốt lên rằng: “Thương xót quá, nhưng biết làm sao, âu đó là số phận thường dành cho những tài năng – tài năng chân chính bao giờ cũng là sự quên mình. Cũng bởi lẽ, như bất cứ sự hi sinh nào khác, chính trong sự quên mình, sự đem cho mà họ được bù đắp” [47, tr.132]. Vài tháng sau ngày Lưu Quang Vũ mất, nhà xuất bản Thông tin cho ra cuốn sách Lưu Quang Vũ – Một tài năng, một đời người do hai nhà nghiên cứu Ngô Thảo và Vũ Hà biên soạn. Cuốn sách đã bước đầu giúp người đọc có cái nhìn tổng quát về con đường sáng tác của Lưu Quang Vũ. Trong bài viết Con đường sáng tạo của một tài năng, Ngô Thảo đã khẳng định: “Đã có một phong cách kịch Lưu Quang Vũ”, cụ thể ở đây, Ngô Thảo đã chỉ ra “nét quán xuyến trong toàn bộ sáng tác, làm nên phong cách và âm hưởng chủ yếu trong sự nghiệp của Vũ, chính là tính hiện đại trong chủ đề tư tưởng của vở diễn” [12, tr.82]. Kịch Lưu Quang Vũ hiện đại, dù có nói tới cái cũ, cái xưa thì cũng là cái
- 6 cớ để nói chuyện ngày nay, chuyện thời hiện đại. Lưu Quang Vũ luôn thể hiện trách nhiệm của mình đối với con người và cuộc sống, dùng kịch để quan tâm, cảnh tỉnh và nhắc nhở mọi người. Các bài nghiên cứu viết về kịch Lưu Quang Vũ sau ngày ông mất, ít phê bình những vở kịch lẻ như trước, mà chủ yếu là những bài khái quát về từng vấn đề một cách có hệ thống nhằm khẳng định những giá trị về nội dung và nghệ thuật của kịch Lưu Quang Vũ. Các nhà nghiên cứu rất chú tâm vào hai mảng đề tài lớn trong kịch Lưu Quang Vũ, đó là đề tài khai thác truyện dân gian và đề tài viết về cuộc sống thời kì đổi mới, từ đó đưa ra những đánh giá, nhận xét về tài năng nghệ thuật của ông. Trong bài Kịch pháp Lưu Quang Vũ viết trong Tạp chí Tia sáng số 5/1996, nhà nghiên cứu Phan Ngọc khi nói về những vở kịch thuộc đề tài khai thác truyện dân gian của Lưu Quang Vũ đã có nhận xét: “Không ai bằng Vũ trong biệt tài làm nên cái muôn thuở trong cái đời thường, biến cổ tích, huyền thoại thành truyện thời sự, dùng cái hư để nói cái thực, dùng cái thô lỗ để khẳng định cái cao quý” [45, tr.266]. Trong bài nhận xét về vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, tác giả Cao Minh đã có những nhận xét: “Từ một truyện cổ dân gian mang tính triết lý cao, Lưu Quang Vũ đã sáng tác vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt. Vở kịch đi thẳng vào người xem vấn đề muôn thuở của con người cũng là vấn đề cấp bách của cuộc sống hiện đại” [45, tr.322]. Đề tài hiện đại luôn là cốt lõi trong các vở kịch của Lưu Quang Vũ. Lưu Khánh Thơ trong bài viết Đóng góp của Lưu Quang Vũ đối với nền văn học kịch Việt Nam được in trong cuốn Lưu Quang Vũ – Tác phẩm đạt giải thưởng Hồ Chí Minh đã đánh giá cao tiếng nói tiên phong của tác giả trong những vở kịch mang đề tài hiện đại: “Kịch của Lưu Quang Vũ là tiếng nói trẻ trung, dũng cảm trong phong trào đổi mới nước ta. Đó là kết quả của nhiệt tâm, sức lực, sự hiểu biết cuộc sống của người nghệ sĩ đồng thời cũng là kết quả của một tình yêu của lòng say mê và khát vọng nghệ thuật” [46, tr.285]. Nhà nghiên cứu Phan Trọng Thưởng đã nhìn thấy sức sống lâu bền của các vở kịch mang đề tài
- 7 hiện đại trong kịch Lưu Quang Vũ, thể hiện ở chỗ: “Cảm hứng chủ đạo trong kịch Lưu Quang Vũ là cảm hứng về con người, về cái đẹp, cái thiện… khát vọng chính của anh là khát vọng hoàn thiện cuộc sống, hoàn thiện con người. Cho nên vượt qua những đề tài có tính chất thời sự, kịch của anh hướng tới những giá trị nhân đạo bền vững lâu dài” [45, tr.291]. Để lí giải về sức hấp dẫn trong kịch Lưu Quang Vũ cũng có khá nhiều bài viết, phân tích dưới nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó có nhấn mạnh đến tính thời sự trong kịch. Nói đến sức hấp dẫn của kịch Lưu Quang Vũ, Phan Trọng Thưởng đã khái quát trong bài viết Kịch Lưu Quang Vũ – những trăn trở về lẽ sống lẽ làm người: “Có những người từ góc độ xã hội học cho rằng kịch Lưu Quang Vũ hay bởi nó đáp ứng yêu cầu thời sự được cả xã hội quan tâm, đưa được lên sân khấu những vấn đề quan thiết, nóng bỏng của thực tiễn cuộc sống. Những người từ những góc độ nghề nghiệp sân khấu khác nhau thì cho rằng kịch của anh dễ dàn dựng, dễ diễn và dễ ăn khách. Cũng có những người từ góc độ sáng tác mà cho rằng Lưu Quang Vũ đã gặp đất. Lại có không ít người từ phía chủ thể nghệ sĩ cho rằng đó là kết quả của tư chất thông minh, của tinh thần lao động nghệ thuật nghiêm túc, cần mẫn, của trách nhiệm người nghệ sĩ – công dân” [56, tr.140]. Và nhà phê bình cũng đưa ra đánh giá của riêng mình: “Cái quan trọng nhất của anh vẫn là ý thức nhà văn, là vốn học tập tích lũy, là khả năng lao động, khả năng đồng hóa thực sự” [56, tr.140]. Bài viết nghiên cứu, đánh giá về kịch Lưu Quang Vũ khá nhiều, từ đánh giá chung cho đến những bài phê bình tác phẩm, đánh giá từng khía cạnh nhỏ lẻ. Năm 2007, nhà xuất bản Giáo dục phát hành cuốn sách Lưu Quang Vũ về tác gia và tác phẩm do hai nhà nghiên cứu Lý Hoài Thu và Lưu Khánh Thơ sưu tầm và tuyển chọn từ các bài viết in trên báo và các tạp chí hoặc đã in thành sách trong thời gian trước đó. Đây là công trình tổng lược một cách hoàn chỉnh về con đường sáng tác của Lưu Quang Vũ từ nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình đến nhà viết kịch hàng đầu như Tất Thắng, Phan Trọng Thưởng, Ngô Thảo, Phan
- 8 Ngọc, Lý Hoài Thu, Lưu Khánh Thơ... Cùng với đó là những đánh giá kịch của ông về nhiều mặt từ nhiều nhà phê bình khác nhau để người đọc có cái nhìn đa chiều về con đường sáng tác của ông. Ngoài ra một số cuốn sách khác mang tính chất tổng hợp như: Lưu Quang Vũ, tài năng và lao động nghệ thuật, Lưu Quang Vũ – tác phẩm đạt giải thưởng Hồ Chí Minh. Nhìn chúng, các nhà phê bình đều khẳng định rằng Lưu Quang Vũ là một tác giả tài năng, có sức sáng tạo đặc biệt, kịch của ông lôi cuốn và bắt kịp xu hướng của cuộc sống, xứng đáng là “Molie ở Việt Nam” [45, tr.313]. Bên cạnh đó, một số luận văn, luận án đã nghiên cứu một cách có hệ thống về tác giả, tác phẩm Lưu Quang Vũ. Có thể kể đến: Luận án Những giá trị nội dung xã hội và nghệ thuật trong kịch Lưu Quang Vũ (Phan Trọng Thành), luận án Giá trị tư tưởng và nghệ thuật trong kịch Lưu Quang Vũ (Lê Hương Giang), luận văn Nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ (Nguyễn Nhị Nương), luận văn Đặc điểm kịch dựa trên tích truyện dân gian của Lưu Quang Vũ (Mai Thị Tâm), luận văn Thế giới nhân vật trong kịch Lưu Quang Vũ (Bùi Thùy Linh), luận văn Kịch Lưu Quang Vũ qua một số tác phẩm viết về đề tài đổi mới (Đỗ Thị Hạnh), luận văn Liên văn bản trong kịch Lưu Quang Vũ (Nguyễn Hồng Yến)… Điểm qua những công trình nghiên cứu kể trên, có thể nhận thấy vấn đề truyền thống và hiện đại trong kịch Lưu Quang Vũ đã được đề cấp tới trong các bài nghiên cứu, các nhận định của nhiều tác giả. Tuy nhiên vẫn chưa có công trình nào thực sự quan tâm đúng mức đến vấn đề này. Các nhận định vẫn còn đơn lẻ, chưa mang tính hệ thống và được phân tích, lí giải đầy đủ. Luận văn Đặc điểm kịch dựa trên tích truyện dân gian của Lưu Quang Vũ của Mai Thị Tâm có nêu lên được một nét truyền thống trong kịch Lưu Quang Vũ, hay luận văn Kịch Lưu Quang Vũ qua một số tác phẩm viết về đề tài đổi mới của Đỗ Thị Hạnh thì ngược lại, tập trung vào những vở kịch mang hơi hướng hiện đại hóa nhiều hơn. Nguyễn Thị Minh Thái có bài viết Tính hiện đại - linh hồn kịch
- 9 Lưu Quang Vũ lại chỉ nhấn mạnh vào sức sống bền bỉ của kịch Lưu Quang Vũ qua thời gian. Cũng chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài Truyền thống và hiện đại trong kịch Lưu Quang Vũ, từ việc tiếp thu những ý kiến, nhận định của những công trình nghiên cứu trước đó, với hi vọng có thể nghiên cứu một cách có hệ thống sự đan xen giữa truyền thống và hiện đại trong những tác phẩm của nhà viết kịch tài ba; để thấy được sự kế thừa, vận dụng những nét đẹp truyền thống dân tộc và phát triển thành những tác phẩm mang hơi thở thời đại. Việc làm này góp phần khẳng định một lần nữa những giá trị mà Lưu Quang Vũ đã đóng góp cho nền nghệ thuật kịch Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: truyền thống và hiện đại trong kịch Lưu Quang Vũ. Phạm vi nghiên cứu: Lưu Quang Vũ sáng tác trên 50 vở kịch. Tuy nhiên, do giới hạn của một luận văn Thạc sĩ và phạm vi nghiên cứu đề tài, chúng tôi chỉ tìm hiểu, khảo sát 10 kịch bản tiêu biểu, đã được dàn dựng nhiều lần trên sân khấu kịch: Kịch bản dựa trên truyện dân gian, lịch sử - Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Ông vua hóa hổ - Ngọc Hân công chúa Kịch bản viết về vấn đề đổi mới - Tôi và chúng ta - Nếu anh không đốt lửa Kịch bản viết về các vấn đề xã hội/cuộc sống đời thường - Nguồn sáng trong đời - Mùa hạ cuối cùng - Lời thề thứ 9 - Điều không thể mất
- 10 - Trái tim trong trắng 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích - tổng hợp: phương pháp này được sử dụng để phân tích tác phẩm của tác giả ở những khía cạnh như đề tài, xung đột kịch, các kiểu nhân vật kịch, ngôn ngữ thoại kịch… từ đó có những đánh giá về sự hòa phối giữa truyền thống và hiện đại trong kịch Lưu Quang Vũ. Phương pháp lịch sử - xã hội: Người viết sẽ tìm hiểu đến bối cảnh lịch sử - xã hội kịch nói có mặt ở nước ta vào khoảng những năm đầu thế kỉ XX cho đến những năm 80 của thế kỉ XX - cũng như bối cảnh gắn bó với những sáng tác của Lưu Quang Vũ. Từ đó suy ra được con đường hình thành và phát triển của kịch nói Việt Nam, cũng như những ảnh hưởng của bối cảnh xã hội đến những sáng tác của Lưu Quang Vũ. Phương pháp so sánh đối chiếu: người viết sẽ so sánh kịch nói Việt Nam các giai đoạn khác nhau, so sánh những loại hình sân khấu cũ và mới, so sánh kịch Lưu Quang Vũ với kịch của một số tác giả khác, cũng như so sánh những tác phẩm của Lưu Quang Vũ, từ đó thấy được sự phát triển của kịch qua từng thời kì, cũng như tìm ra được sự khác biệt, đặc sắc nghệ thuật và cá tính sáng tác riêng của Lưu Quang Vũ. Phương pháp loại hình: xem xét, phân tích tác phẩm kịch theo lí thuyết loại hình (kịch), người viết sẽ chú trọng đến những đặc trưng như xung đột kịch, nhân vật kịch, ngôn ngữ kịch… để hiểu một cách toàn diện tác phẩm. Ngoài ra luận văn còn sử dụng những phương pháp khác như thống kê, cấu trúc – hệ thống, liên ngành… để làm nổi lên nét truyền thống và nét hiện đại trong kịch Lưu Quang Vũ. 5. Mục đích của luận văn Làm rõ khái niệm truyền thống và hiện đại, đồng thời chỉ ra mối quan hệ của chúng trong văn học nghệ thuật. Khái quát vấn đề truyền thống và hiện đại trong văn học nói chung cũng như trong kịch nói Việt Nam nói riêng.
- 11 Luận văn nhắm tới việc chỉ ra được sự đan xen giữa những yếu tố truyền thống và hiện đại trong kịch Lưu Quang Vũ, từ đó thấy được cách mà tác giả đã kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống để tạo nên những kịch bản xuất sắc, mang lại nhiều giá trị từ nội dung đến nghệ thuật. Khẳng định hơn những thành công và đóng góp của tác giả Lưu Quang Vũ. Đồng thời cũng thấy được tầm ảnh hưởng và vị trí khó thay thế của một con người tài ba trong nền kịch nói nước nhà. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung được triển khai thành các chương - Chương 1. Vài nét về vấn “truyền thống”, “hiện đại” và vị trí của Lưu Quang Vũ trong văn học kịch Việt Nam những năm 80 (thế kỉ XX Chương này chúng tôi sẽ khái quát lại một vài vấn đề về lý thuyết, giải thích các khái niệm “truyền thống”, “hiện đại”. Tóm tắt lại tình hình chung của vấn đề truyền thống và hiện đại trong văn học kịch cũng như sân khấu kịch trong nước, sự vận động thay đổi của văn học nghệ thuật, ảnh hưởng của các yếu tố truyền thống đến hiện đại. Cuối cùng là nêu những khái quát chung về tác giả Lưu Quang Vũ: tiểu sử, quá trình sáng tác và đặc biệt là vị trí của ông của văn học kịch hiện đại Việt Nam. - Chương 2. Truyền thống và hiện đại trong kịch Lưu Quang Vũ nhìn từ phương diện nội dung Chương này chúng tôi chỉ ra sự hài hòa giữa truyền thống và hiện đại trong kịch Lưu Quang Vũ thể hiện qua 3 phương diện nội dung: đề tài, cốt truyện và nhân vật là những vấn đề cốt lõi quan trọng nhất tạo nên nội dung hoàn chỉnh của một vở kịch. Về đề tài: cho thấy được sự đa dạng trong việc khai thác đề tài của Lưu Quang Vũ, từ những đề tài có sẵn trong lịch sử, văn học dân gian hay những đề tài mới mẻ, nóng hổi, phù hợp với thời đại.
- 12 Về cốt truyện: đi vào tìm hiểu cách xây dựng cốt truyện của Lưu Quang Vũ thông qua những xung đột hấp dẫn – một yếu tố quan trọng tạo nên “độ căng”, sự kịch tính cho vở kịch. Quan trọng là tìm hiểu cách xây dựng cốt truyện của Lưu Quang Vũ có gì mới mẻ và có gì là kế thừa từ truyền thống. Về nhân vật: tìm hiểu cách xây dựng thế giới nhân vật vô cùng rộng lớn và phong phú của tác giả, cách phát triển những tuyến nhân vật có sẵn, quen thuộc và đặc biệt là thấy được cách đánh giá khác của tác giả về những nhân vật trong văn học truyền thống hoặc có thật trong lịch sử. - Chương 3. Truyền thống và hiện đại trong kịch Lưu Quang Vũ nhìn từ phương diện nghệ thuật Chương này tập trung nghiên cứu sự hài hòa giữa truyền thống và hiện đại trong kịch Lưu Quang Vũ qua các phương diện: thể loại và ngôn ngữ kịch, đồng thời tìm hiểu về những yếu tố kì ảo được sử dụng trong một số vở kịch của mình. Về thể loại: chỉ ra được sự “đan xen thể loại” trong kịch Lưu Quang Vũ, những ảnh hưởng từ thể loại kịch hát truyền thống tạo nên kiểu kịch nói phù hợp với thị hiếu thưởng thức nghệ thuật của người Việt, của riêng người Việt. Đồng thời cũng cho thấy được sự hiểu biết của tác giả về văn hóa dân gian cũng như niềm yêu thích đối với sân khấu truyền thông Việt Nam của Lưu Quang Vũ Về ngôn ngữ: tìm hiểu được cách xây dựng lời thoại của tác giả - yếu tố quan trọng bậc nhất của kịch - ở cả 2 loại là đối thoại và độc thoại. Chỉ ra được đặc điểm ngôn ngữ trong kịch Lưu Quang Vũ tự nhiên đơn giản nhưng lại nhiều sức gợi, đặc biệt là khả năng đối thoại lại với chính khán giả của mình. Các yếu tố kì ảo: tìm hiểu cách vận dụng yếu tố kì ảo – một đặc trưng phổ biến trong văn học dân gian – vào trong kịch nói là một thể loại thiên về tả thực. Từ đó thấy được một thể nghiệm mới rất xuất sắc của Lưu Quang Vũ trong nghệ thuật viết kịch của mình.
- 13 Chương 1. VÀI NÉT VỀ VẤN ĐỀ “TRUYỀN THỐNG”, “HIỆN ĐẠI” VÀ VỊ TRÍ CỦA LƯU QUANG VŨ TRONG VĂN HỌC KỊCH NHỮNG NĂM 80 THẾ KỈ XX 1.1. Vài nét về vấn đề “truyền thống” và “hiện đại” 1.1.1. Khái niệm “truyền thống” và “hiện đại” Luận văn tìm hiểu hai khái niệm “truyền thống” và “hiện đại”, chỉ ra bản chất cũng như mối quan hệ giữa hai yếu tố này trong văn học nghệ thuật nhằm tạo cơ sở luận cho những phân tích cụ thể ở các chương sau. Theo Hoàng Phê trong Từ điển Tiếng Việt, “truyền thống” có nghĩa là “thói quen hình thành đã lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” [36, tr.1017- tr.1018]; “hiện đại” nghĩa là “thuộc về thời ngày nay” [36, tr.422]. Dựa vào khái niệm nền tảng này, người viết đi tìm hiểu “truyền thống” và “hiện đại” văn học nghệ thuật nói chung và trong kịch Lưu Quang Vũ nói riêng. Từ cách lý giải của Hoàng Phê, có thể hiểu truyền thống trong văn học dùng để chỉ những đặc trưng văn học được chắt lọc, lưu giữ, truyền từ đời này sang đời khác. Truyền thống thể hiện ở việc sử dụng kế thừa vào phát huy đề tài, tư tưởng, quan điểm, các hình tượng, biểu tượng quen thuộc trong văn học truyền thống. Phải nói thêm rằng, ở một góc độ nhất định, truyền thống gắn liền với bản sắc. “Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước” [65, tr.1]. Theo dòng chảy lịch sử, có thể thấy, văn học truyền thống Việt được hòa trộn và liên kết giữa ba lớp văn hóa chính: Lớp văn hóa bản địa (Nền văn hóa Nam Á và Đông Nam Á); Lớp thứ hai chịu sự ảnh hưởng của khu vực (Văn hóa Trung Hoa); Lớp thứ ba là sản phẩm của sự chuyển mình đầy mạnh mẽ và dữ
- 14 dội (Văn hóa phương Tây). Trong lớp văn hóa bản địa nền, chính nghề nông trồng lúa nước đã có sự chi phối đến mọi mặt như đời sống vật chất (phương thức và kĩ thuật nông nghiệp, địa hình đất đai sông hồ quyết định giao thương…), đời sống tinh thần (tính cộng đồng, tính khép kín trong bộ phận làng, xã…), nhận thức (tư duy tổng hợp, tư duy biện chứng với triết lí âm dương và lối sống quân bình trọng ổn định, âm tính…), sự năng động và linh hoạt của con người trên nền tảng cơ bản là sự ổn định. Về sau, lớp tính cách bản địa chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, tiếp thu từ cưỡng chế đến chọn lọc những văn hóa vật chất (kĩ thuật luyện sắt, làm thuốc…), lĩnh vực tinh thần (ngôn ngữ và Hán tự, cách tổ chức chính quyền, tư tưởng…), về tôn giáo – nghệ thuật (Nho, Phật, Đạo,…), một số phong tục tập quán cũng thâm nhập và bén rễ ở nước ta. Từ khi nền văn hóa phương Tây thâm nhập đất nước ta trên mọi nẻo đường, cùng lúc là sự suy thoái của nền văn hóa Trung Hoa, thì chính nền văn hóa bản địa Việt lớp thứ hai có sự chuyển mình đầy mạnh mẽ, trên mọi hướng tích cực và tiêu cực. Nền văn hóa Việt lớp thứ ba này có sự hòa trộn và ảnh hưởng đến từ Đông – Tây, kim – cổ trong từng nếp sinh hoạt, ăn ở, nếp sống, nếp nghĩ. Qua sự sàng lọc của thời gian và trí tuệ, có nhiều yếu tố đã bị loại bỏ, nhưng cũng có nhiều yếu tố đã được giữ lại và cải biên vừa mang nét truyền thống vừa mang nét hiện đại. Hiện đại là một phạm trù văn hoá và văn học có nhiều nghĩa. “Tính hiện đại trong sáng tác văn học là sự hình thành những nguyên tắc sáng tác mới trong các trường phái văn học nghệ thuật hiện đại chủ nghĩa. Trong văn hoá, xã hội học, chính trị học, triết học tính hiện đại là một sự phản tư về các giá trị hiện đại. Nhìn chung, tính hiện đại là sự thay đổi hệ hình tư duy, hệ thống giá trị, sự hình thành một giai đoạn văn hóa mới trong đời sống dân tộc và nhân loại. Tuỳ theo bối cảnh của mỗi nền văn hóa mà tính hiện đại có nội dung khác nhau” [78, tr.1]. Cần hiểu rằng, hiện đại không chỉ đơn thuần là những yếu tố du
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 670 | 92
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 668 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 305 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 232 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 253 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 152 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
173 p | 235 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 201 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 242 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 170 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 169 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 163 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 167 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 205 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 156 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 159 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 119 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 155 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn