intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Truyền thuyết và lễ hội về nữ thần ở Hải Phòng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:144

45
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở các truyền thuyết được tập hợp, thống kê, tiến hành phân loại các nhóm truyền thuyết về nữ thần ở Hải Phòng. Phân tích các hình tượng nhân vật nữ thần trong các truyền thuyết về nữ thần ở Hải Phòng. Tiếp cận, khảo sát, mô tả, trình bày về các lễ hội về Nữ thần tiêu biểu của Hải Phòng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Truyền thuyết và lễ hội về nữ thần ở Hải Phòng

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ HẢI THÀNH TRUYỀN THUYẾT VÀ LỄ HỘI VỀ NỮ THẦN Ở HẢI PHÒNG Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Huế Thái Nguyên – 2017
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017 Tác giả luận văn Lê Thị Hải Thành
  3. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Văn - Xã hội, Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Huế vì sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình dành cho tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của ông Chủ tịch hội khoa học lịch sử Hải Phòng Ngô Đăng Lợi cùng các trí thức, người dân địa phương đã giúp tác giả trong vấn đề cung cấp nguồn tài liệu quý báu về lịch sử, về văn học dân gian và lễ hội ở Hải Phòng. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017 Tác giả luận văn Lê Thị Hải Thành
  4. iii MỘT SỐ QUY ƯỚC TRÌNH BÀY TRONG LUẬN VĂN PGS.TS Phó giáo sư –tiến sĩ Nxb Nhà xuất bản [X] X là số thứ tự của tài liệu tham khảo trong mục tài liệu tham khảo [X,Y] X là số thứ tự của tài liệu tham khảo trong mục tài liệu tham khảo, Y là số trang chứa phần trích dẫn. KHXH Khoa học xã hội TCN Truớc công nguyên KHLS Khoa học lịch sử
  5. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii MỘT SỐ QUY ƯỚC TRÌNH BÀY TRONG LUẬN VĂN ............................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................. vii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1.Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 1.1.Lí do khoa học .............................................................................................................. 1 1.2.Lý do cá nhân................................................................................................................ 2 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu truyền thuyết về nữ thần ở Hải Phòng ............ 3 2.1. Một số công trình nghiên cứu truyền thuyết về nữ thần Việt Nam và Hải Phòng trước nay .................................................................................................................. 3 2.2. Cơ sở lý luận để nghiên cứu đề tài - vấn đề liên quan đến truyền thuyết ... 4 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu .................................................................. 6 3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 6 3.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 6 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 6 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 6 4.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 6 5. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 7 6. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 7 7. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 7 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT ĐIỀU KỆN ĐỊA LÝ NHÂN VĂN HẢI PHÒNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................................................ 9 1.1. Khái quát điều kiện địa lý - nhân văn:.................................................................. 9 1.1.1.Đặc điểm địa lý tự nhiên ........................................................................................ 9 1.1.2.Lịch sử Hải Phòng.................................................................................................... 10 1.1.3. Môi trường xã hội nhân văn ................................................................................. 12
  6. v 1.2. Tình hình sưu tầm, nghiên cứu về truyền thuyết và lễ hội về các vị nữ thần ở Hải Phòng ............................................................................................................................. 13 1.2.1. Tình hình sưu tầm, nghiên cứu về truyền thuyết ở Hải Phòng và truyền thuyết về nữ thần ở Hải Phòng ........................................................................................ 13 1.2.2. Tình hình giới thiệu và nghiên cứu về lễ hội ở Hải Phòng ........................... 15 CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT VÀ PHÂN LOẠI TRUYỀN THUYẾT VỀ NỮ THẦN Ở HẢI PHÒNG ................................................................................................... 18 2.1. Khảo sát hệ thống truyền thuyết dân gian về nữ thần ở Hải Phòng ............... 18 2.1.1. Nguồn tư liệu............................................................................................................ 18 2.1.2. Bảng thống kê truyền thuyết về nữ thần ở Hải Phòng ................................... 20 2.1.3. Phân tích bảng thống kê ........................................................................................ 33 2.2. Phân loại hệ thống truyền thuyết về nữ thần ở Hải Phòng ............................... 38 2.2.1. Truyền thuyết về Nữ thần – nhân vật lịch sử, anh hùng chống xâm lăng ở Hải Phòng ............................................................................................................................. 40 2.2.2.Truyền thuyết về Nữ thần liên quan đến biển ở Hải Phòng .......................... 56 CHƯƠNG 3 TRUYỀN THUYẾT VỀ NỮ THẦN Ở HẢI PHÒNG TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI LỄ HỘI VÀ TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN ............................... 64 3.1. Lễ hội và tín ngưỡng dân gian ................................................................................. 64 3.1.1.Khái niệm lễ hội ....................................................................................................... 64 3.1.2. Khái niệm tín ngưỡng ............................................................................................ 65 3.2. Mối quan hệ giữa truyền thuyết, lễ hội và tín ngưỡng dân gian ..................... 66 3.3. Truyền thuyết Thánh Chân công chúa (Nữ tướng Lê Chân) và lễ hội Đền Nghè ....................................................................................................................................... 70 3.3.1. Truyền thuyết về Thánh Chân công chúa ......................................................... 71 3.3.2. Lễ hội đền Nghè – lễ hội kỷ niệm về Nữ tướng Lê Chân ............................. 75 3.4. Truyền thuyết Bà chúa Mõ (Công chúa Quỳnh Trân) và lễ hội đền Mõ ở Kiến Thụy ............................................................................................................................. 79 3.4.1.Truyền thuyết về bà chúa Mõ................................................................................ 79
  7. vi 3.4.2. Lễ hội đền Mõ .......................................................................................................... 85 3.5. Truyền thuyết Tứ vị Thánh Nương và lễ hội đền Vạn Chài ........................... 89 3.5.1. Truyền thuyết Tứ vị Thánh Nương..................................................................... 90 3.5.2. Quy trình lễ hội đền Vạn Chài ............................................................................. 94 3.6. Giá trị, ý nghĩa lễ hội thờ nữ thần trong truyền thuyết dân gian Hải Phòng............. 97 3.6.1. Lễ hội là nơi duy trì, liên kết cộng đồng qua tín ngưỡng thờ thần và Thành hoàng ...................................................................................................................................... 97 3.6.2.Lễ hội là nơi duy trì và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống ........... 98 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 103 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 111
  8. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Bảng thống kê truyền thuyết về nữ thần ở Hải Phòng........................ 20 Bảng 2: Bảng thống kê truyền thuyết về nữ thần – nhân vật lịch sử anh hùng chống xâm lăng ở Hải Phòng .............................................................................. 41 Bảng 2.3. Bảng thống kê truyền thuyết về nữ thần liên quan đến biển .............. 56
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Lí do khoa học Truyền thuyết, trong nền văn học dân gian Việt Nam, cùng với thần thoại và truyện cổ tích, được coi là những thể loại độc đáo của loại hình tự sự dân gian. Trong đó, truyền thuyết ra đời gắn liền với công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Truyền thuyết dân gian theo nhận định của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng thì “thường có một cái cốt lõi là sự thực lịch sử mà nhân dân qua nhiều thế hệ đã lí tưởng hóa, gửi gắm vào đó tâm tình tha thiết của mình. Chắp đôi cánh của sức tưởng tượng và nghệ thuật dân gian làm nên những tác phẩm văn hóa mà đời đời con người ưa thích”. Vì vậy nghiên cứu truyền thuyết là một công việc nghiên cứu về một đối tượng khoa học mang nhiều ý nghĩa về lịch sử, về văn hóa, văn học ... Nhân vật và nhân vật nữ trong truyền thuyết thường là những nhân vật lịch sử, những người có công trạng ảnh hưởng rộng lớn tới đời sống nhân dân. Đó là những anh hùng có công dựng nước và giữ nước, những anh hùng văn hóa, anh hùng nông dân.... Trong những người anh hùng ấy không thể không kể đến những người phụ nữ đã có nhiều đóng góp, hy sinh to lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Vai trò to lớn của người phụ nữ trong đời sống thực tại đã ghi dấu ấn sâu đậm trong tiềm thức của nhân dân, được nhân dân tôn vinh đưa vào các thần điện, bất tử hóa trong thế giới thần linh, được lưu truyền trong những truyện kể, những bài ca dân gian để đời đời được ngợi ca, ngưỡng mộ và thờ phụng. Trong kho tàng truyền thuyết các dân tộc Việt Nam, sự xuất hiện của các nhân vật nữ thần chiếm một vị trí và số lượng đáng kể. Đặc biệt gần gũi và thiết thực hơn cả là các vị nữ thần vốn là các anh hùng liệt nữ, các danh tướng ngoài trận mạc, là những người có tài góp sức xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc.
  10. 2 1.2. Lý do cá nhân Hải Phòng là vùng đất ven biển, vùng đất đầu sóng ngọn gió, “phên dậu” phía Đông Bắc của đất nước. Hải Phòng có vị thế chiến lược trong toàn bộ tiến trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Vì vậy, vùng đất Hải Phòng đã lưu truyền và tồn tại khá dồi dào một số lượng truyền thuyết dân gian phản ánh lịch sử hình thành và phát triển của mảnh đất nơi đây, trong đó có một bộ phận là những truyền thuyết kể về các nhân vật nữ với rất nhiều dấu tích, đền thờ, lễ hội ... Đây là một hiện tượng văn hóa – văn học thú vị cần được nghiên cứu, song chưa được các trí thức địa phương cũng như trung ương quan tâm, giới thiệu. Bởi vậy, vệc tìm hiểu văn học dân gian của quê hương giúp tôi có điều kiện hiểu sâu sắc hơn về truyền thống quê hương, góp một tiếng nói trong công cuộc gìn giữ và phát triển văn học dân gian của tỉnh nhà trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Do vậy, với tất cả những lí do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu, tìm hiểu về đề tài: “Truyền thuyết và lễ hội về các vị nữ thần ở Hải Phòng” làm đề tài luận văn thạc sĩ. Chọn đề tài luận văn nghiên cứu về quê hương là việc cần thiết để chúng tôi hiểu sâu diện mạo văn học dân gian địa phương Hải Phòng, cũng như thấy được sự đóng góp của sắc thái văn học dân gian Hải Phòng vào nền văn học dân gian Việt Nam nói chung. Trong phạm vi một đề tài luận văn thạc sĩ, chúng tôi cố gắng đưa ra những đánh giá, hệ thống các nữ thần trong thuyết dân gian ở Hải Phòng. Đồng thời xem xét các mối quan hệ giữa truyền thuyết với lễ hội, tín ngưỡng dân gian để từ đó khẳng định ý nghĩa, giá trị to lớn của nhóm nhân vật nữ thần trong truyền thuyết dân gian ở Hải Phòng.
  11. 3 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu truyền thuyết về nữ thần ở Hải Phòng 2.1. Một số công trình nghiên cứu truyền thuyết về nữ thần Việt Nam và Hải Phòng từ xưa đến nay Trên phạm vi cả nước thì công trình sưu tập, giới thiệu đầu tiên về các nhân vật nữ trong huyền thoại, truyền thuyết và thần tích có thể kể tới công trình Các nữ thần Việt Nam của Đỗ Thị Hảo và Mai Ngọc Chúc, (NXB Phụ nữ, H, 1984). Các tác giả đã giới thiệu sơ lược về huyền thoại, truyền thuyết và thần tích, trong đó gồm 75 vị nữ thần tiêu biểu của nước ta. Sau đó là các công trình khác như Nữ thần và Thánh mẫu Việt Nam của Vũ Ngọc Khánh (chủ biên), Mai Ngọc Chúc, Phạm Hồng Hà (NXB Thanh niên, H, 2004), Thần nữ Việt Nam của Mai Ngọc Chúc (NXB Văn hóa thông tin, H, 2005) ... Các công trình nêu trên đã giúp người đọc có cái nhìn hệ thống, khái quát về các huyền thoại, truyền thuyết, thần tích kể về nguồn gốc, sự tích các vị nữ thần được thờ phụng ở Việt Nam. Hầu hết các nữ thần trong các truyện kể nói trên đều là những con người có thật, những vị nữ anh hùng có công giết giặc chống ngoại xâm hoặc những bà chúa, các vị tổ của làng nghề truyền thống. Đối với Hải Phòng, hệ thống truyện kể về các nữ thần lưu truyền trong dân gian được biết đến không nhiều. Bởi đến nay vẫn chưa có một công trình sưu tập, thống kê nào về những truyền thuyết cũng như các nữ thần trong các truyền thuyết đó của Hải Phòng. Tuy nhiên, cũng đã có một số bài viết, một số sưu tập về các nữ thần trong truyền thuyết ở Hải Phòng như Nữ thần và tục thờ nữ thần ở Hải Phòng của nhà sử học Ngô Đăng Lợi và lác đác có những câu chuyện kể về một số nữ thần được sưu tầm trong cuốn Kể chuyện lịch sử - địa lí Hải Phòng , nhóm tác giả Mai Đắc Lượng (chủ biên) – Ngô Đăng Lợi – Hoàng Ngọc Kỳ, NXB Hải Phòng, 2016. Các công trình nghiên cứu và các sưu tập nói trên, đặc biệt là cuốn Nữ thần và Thánh mẫu Việt Nam của nhóm tác giả Vũ Ngọc Khánh – Mai Ngọc Chúc – Phạm Hồng Hà và công trình nghiên cứu Nữ thần và tục thờ nữ thần ở
  12. 4 Hải Phòng của nhà sử học Ngô Đăng Lợi là cơ sở tham khảo chính cho chúng tôi trong việc nghiên cứu, tìm hiểu về đề tài “Truyền thuyết và lễ hội về các vị nữ thần ở Hải Phòng” 2.2. Cơ sở lý luận để nghiên cứu đề tài - vấn đề liên quan đến truyền thuyết Việc tìm hiểu truyền thuyết và lễ hội về nữ thần trong truyền thuyết dân gian ở Hải Phòng đòi hỏi một cơ sở lí thuyết về thể loại, cụ thể ở đây là lý thuyết về thể loại truyền thuyết. Việc xác định bản chất thể loại của truyền thuyết dân gian trong giới nghiên cứu văn học dân gian nước ta không phải lúc nào cũng thống nhất, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều cách hiểu, những định nghĩa khác nhau về truyền thuyết: Nguyễn Đổng Chi trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (Viện Văn học, NXB Giáo dục, H, 2000), Tầm Vu trong Tư tưởng chủ yếu của người Việt thời cổ qua những truyện đứng đầu trong thần thoại và truyền thuyết (Sách Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam, NXB KHXH, H, 1971) ... hai tác giả trên đều đặt truyền thuyết trong mối quan hệ với thần thoại và cổ tích để xác định bản chất thể loại của truyền thuyết, giúp người đọc có ý niệm ban đầu về truyền thuyết. Các tác giả như Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) định nghĩa: “Truyền thuyết là một thể loại truyện dân gian mà chức năng chủ yếu là phản ánh và lý giải các nhân vật và sự kiện lịch sử có ảnh hưởng quan trọng đối với một thời kỳ, một dân tộc, một quốc gia hay một địa phương.” [15]. Viết khá công phu về truyền thuyết là tác giả Kiều Thu Hoạch. Bài viết Truyền thuyết anh hùng trong thời kì phong kiến (Sách Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội, 1971) là một đóng góp quan trọng. Trong chuyên luận này, tác giả đã đề cập khá toàn diện về một thể loại văn học dân gian – đó là truyền thuyết. Ông đã nêu ra định nghĩa về truyền thuyết và sự phân loại dễ được chấp nhận: “Truyền thuyết là một
  13. 5 thể tài truyện kể bằng miệng trong loại hình tự sự dân gian. Nội dung cốt truyện kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích các nhân vật địa phương theo quan điểm của nhân dân. Biện pháp nghệ thuật chủ yếu là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại. Nó khác cổ tích là ở chỗ không nhằm phản ánh xung đột gia đình, sinh hoạt xã hội và số phận cá nhân mà phản ánh những vấn đề thuộc phạm vi quốc gia dân tộc rộng lớn. Nó khác với thần thoại ở chỗ nhào nặn tự nhiên và xã hội trên cơ sở lịch sử chứ không hoàn toàn trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng” Tác giả Kiều Thu Hoạch chia truyền thuyết thành: truyền thuyết nhân vật và truyền thuyết phong vật. Riêng truyền thuyết nhân vật được ông chia như sau: Truyền thuyết anh hùng (những truyền thuyết nói về anh hùng lịch sử chống xâm lược và anh hùng văn hóa), truyền thuyết phản diện (truyền thuyết nói về bọn xâm lược và bọn bán nước...). Trong các công trình nghên cứu sau đó, tác giả Kiều Thu Hoạch đã phân tích khá rõ ràng và sâu sắc những đặc trưng về mặt nghệ thuật và nội dung của thể loại truyền thuyết trong phần Khải luận viết cho tập 4, tập 5 Truyền thuyết dân gian người Việt (trong bộ Tổng tập văn học dân gian người Việt, Viện KHXH Việt Nam, Nxb KHXH). Tác giả đã đặt ra vấn đề Phân loại truyền thuyết, trong đó có bổ sung điều chỉnh cách phân loại hợp lí hơn: 1. Truyền thuyết các nhân vật, 2. Truyền thuyết địa danh; 3. Truyền thuyết phong vật. Chúng tôi quan tâm đặc biệt tới tiểu loại truyền thuyết nhân vật. Theo quan điểm này, tác giả Kiều Thu Hoạch đã chia thành các loại nhỏ sau: 1. Truyền thuyết về anh hùng chống xâm lược; 2. Truyền thuyết về anh hùng văn hóa; 3. Truyền thuyết về anh hùng nông dân.... Chúng tôi thống nhất quan điểm với tác giả và bước đầu lấy đó làm cơ sở lí thuyết cho việc nghiên cứu, tìm hiểu truyền thuyết về nữ thần ở Hải Phòng.
  14. 6 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Hệ thống truyền thuyết về nữ thần ở Hải Phòng - Một số lễ hội tiêu biểu về nữ thần ở Hải Phòng 3.2. Mục tiêu nghiên cứu - Khái quát diện mạo truyền thuyết về nữ thần ở Hải Phòng - Nhận diện hình tượng nhân vật nữ thần, đánh giá vai trò, ảnh hưởng của họ trên phương diện lịch sử, văn hóa, đời sống tinh thần của nhân dân. - Tìm hiểu về lễ hội, di tích, đền miếu gắn với các nhân vật nữ thần ở Hải Phòng. 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Trên cơ sở các truyền thuyết được tập hợp, thống kê, tiến hành phân loại các nhóm truyền thuyết về nữ thần ở Hải Phòng. - Phân tích các hình tượng nhân vật nữ thần trong các truyền thuyết về nữ thần ở Hải Phòng - Tiếp cận, khảo sát, mô tả, trình bày về các lễ hội về Nữ thần tiêu biểu của Hải Phòng 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điền dã: Chúng tôi sử dụng phương pháp này khi đến các địa danh có đền thờ và truyền thuyết về các nữ thần được lưu truyền ở Hải Phòng để sưu tầm và tìm hiểu truyền thuyết trong mối quan hệ với lễ hội. - Phương pháp thống kê, phân loại: Chúng tôi sử dụng phương pháp này trong quá trình khảo sát các truyền thuyết sưu tầm được qua việc sưu tầm, điền dã trên địa bàn thực địa Hải Phòng và tiến hành phân loại các truyền thuyết theo nhóm nội dung và nhóm các nhân vật nữ.
  15. 7 - Phương pháp phân tích, mô tả: Là phương pháp giúp chúng tôi tiếp cận, mô tả một số lễ hội tiêu biểu gắn bó chặt chẽ với các nhân vật nữ trong truyền thuyết, để từ đó thấy rõ mối quan hệ khăng khít giữa truyền thuyết với lễ hội và tín ngưỡng dân gian ở địa phương. - Ngoài ra là các phương pháp liên ngành, phương pháp nghiên cứu trường hợp: Do văn học dân gian nói chung và truyền thuyết nói riêng có tính nguyên hợp, tính chất sinh hoạt thực hành, nên khi tiến hành đề tài, chúng tôi sẽ vận dụng những phương pháp và kiến thức liên ngành như: Dân tộc học, sử học, văn hóa học, xã hội học, v.v ... để có thể lý giải một số vấn đề liên quan đến đề tài. 5. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi địa lý: Các địa phương thuộc Hải Phòng có lưu truyền truyền thuyết và lễ hội, di tích, đền miếu về nữ thần. - Phạm vi đối tượng nghiên cứu: Thể loại truyền thuyết và các truyền thuyết, lễ hội về nữ thần ở Hải Phòng 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn có cấu trúc 3 chương Chương 1: Khái quát điều kiện địa lý nhân văn Hải Phòng và một số vấn đề liên quan đến đề tài Chương 2: Truyền thuyết về các vị nữ thần ở Hải Phòng Chương 3: Một số lễ hội tiêu biểu về nữ thần ở Hải Phòng 7. Đóng góp của luận văn - Luận văn lần đầu tiên tập hợp và đưa ra được một hệ thống về truyền thuyết về các nữ thần ở Hải Phòng.
  16. 8 - Qua hệ thống truyền thuyết về nữ thần ở Hải Phòng, luận văn xem xét các hình tượng nhân vật nữ thần, thấy được vai trò, vị trí, sự đóng góp của họ ở cả phương diện lịch sử và văn hóa, chỉ ra được sự ảnh hưởng to lớn của họ đối với đời sống tinh thần, đặc biệt là đời sống tâm linh của người dân Hải Phòng nói riêng và cả nước nói chung. - Đồng thời luận văn lần đầu tiên giới thiệu một số lễ hội tiêu biểu ở Hải Phòng gắn với các nhân vật nữ thần trong truyền thuyết.
  17. 9 Chương 1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KỆN ĐỊA LÝ NHÂN VĂN HẢI PHÒNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Khái quát điều kiện địa lý - nhân văn 1.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm phía Đông miền duyên hải Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 102 km, có tổng diện tích tự nhiên là 1520.7 km 2 (số liệu thống kê năm 2006) bao gồm: phần đồng bằng ven biển và phần biển – hải đảo. Ranh giới hành chính: phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương; phía Nam giáp tỉnh Thái Bình; phía Đông giáp biển Đông. Vùng đất ven biển Hải Phòng gồm 8 quận huyện: Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Kiến Thụy, Thủy Nguyên, Cát Hải, Hải An và Đồ Sơn và các quận huyện khác. Các quận huyện này đều có địa hình thay đổi rất đa dạng phản ánh một quá trình lịch sử địa chất lâu dài và phức tạp. Phần phía Bắc của vùng đất ven biển có dáng dấp của một vùng trung du với những đồng bằng xen đồi. Phần phía nam thành phố có địa hình thấp và khá bằng phẳng của một vùng đồng bằng nghiêng ra biển. Hầu hết các cánh đồng đều do phù sa của 5 dòng sông lớn bồi tụ, tạo ra những vùng đất ven biển với đầy đủ những đặc trưng điển hình của văn hóa cận duyên. Hải Phòng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, mật độ trung bình từ 0,6 – 0,8 km trên 1 km2. Sông ngòi Hải Phòng đều là những chi lưu của sông Thái Bình đổ ra vịnh Bắc Bộ. Nếu ngược dòng ta sẽ thấy như sau: Sông Cầu bắt nguồn từ vùng núi Văn Ôn ở độ cao trên 1.170m thuộc Bắc Kạn, về đến Phả Lại thì hợp lưu với sông Thương và sông Lục Nam, là nguồn của sông Thái Bình chảy vào đồng bằng trước khi đổ ra biển với độ dài 97km và chuyển hướng chảy theo Tây Bắc - Đông Nam. Từ nơi hợp lưu đó, các dòng sông chảy trên độ dốc ngày càng
  18. 10 nhỏ, và sông Thái Bình tạo ra mạng lưới chi lưu các cấp như Văn Úc, Lạch Tray, sông Kinh Môn, Kinh Thầy, Đa Độ ... đổ ra biển bằng 5 cửa sông chính. Bờ biển Hải Phòng có hướng một đường cong lõm của bờ vịnh Bắc Bộ, thấp v à khá bằng phẳng, cấu tạo chủ yếu là cát bùn do 5 cửa sông chính đổ ra. Trên địa hình giáp biển, mũi Đồ Sơn nhô ra như một bán đảo. Đây là điểm nút của dải đồi núi chạy ra từ trong đất liền. Ưu thế về cấu trúc tự nhiên này đã tạo cho Đồ Sơn một vị trí chiến lược quan trọng trên mặt biển, đồng thời cũng là một thắng cảnh nổi tiếng. Dưới chân những đồi đá cát có bãi tắm, có nơi nghỉ mát và khu an dưỡng có giá trị. Ngoài khơi thuộc địa Hải Phòng có nhiều đảo rải rác trên khắp mặt biển, lớn nhất có đảo Cát Bà, xa nhất là đảo Bạch Long Vĩ. Biển, bờ biển và hải đảo đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của thành phố duyên hải. Đây cũng là thế mạnh tiềm năng của nền kinh tế địa phương. Phần diện tích tính từ bờ biển vào sâu lục địa khoảng 20 km thì mới được coi là ven biển, trong khi đó diện tích tự nhiên của Hải Phòng ăn sâu vào lục địa tới 50km, có chỗ lên đến 68km thuộc về đất huyện An Lão. Quá trình nghiên cứu thực địa về truyền thuyết và lễ hội các nhân vật nữ ở Hải Phòng, tác giả tập trung nghiên cứu các nhân vật nữ gắn liền với đặc trưng vùng địa lí ven biển và cửa sông vùng ven biển. 1.1.2. Lịch sử Hải Phòng Sự hình thành và phát triển của Hải Phòng gắn kiền với các chứng tích của người tiền sử ở di chỉ khảo cổ học Cái Bèo (Cát Bà) thuộc văn hóa Hạ Long cách đây khoảng từ 4000 năm đến 6000 năm. Với sự hình thành của nền văn minh sông Hồng thuộc văn hóa Đông Sơn với các chứng tích của con người ở đi chỉ khảo cổ học Tràng Kênh (Thủy Nguyên), núi Voi (An Lão) cách ngày nay từ 2000 đến 3000 năm. Không những thế, Hải Phòng còn gắn liền với các truyền thuyết về tên tuổi nữ tướng Lê Chân, người lập trang An Biên vào hồi đầu công nguyên - cái nôi hình thành nên đô thị Hải Phòng ngày nay. Cho nên từ 4000 đến 6000 năm trước đây, vùng đất này đã có sự xuất hiện của con người. Cư dân
  19. 11 tập trung sinh sống chủ yếu ở vùng cửa sông Cấm, sông Tam Bạc, họ lập thành các làng chài ven biển. Theo tác giả Đinh Văn Nhật trong bài viết “Đất Hải Phòng với các huyện Câu Lậu, Kê Từ, An Định từ thế kỉ II đến thế kỉ VI” (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử Hải Phòng, số 2/1986), thì phần đất cổ Hải Phòng vạch theo một đường kể từ mũi Đồ Sơn về Phủ Lý; phía Bắc giáp đường ranh giới là đất cổ còn nhiều vết tích các đền thờ các vị tướng của Hai Bà Trưng (năm 40 - 44 đầu Công nguyên). Phía nam đường ranh giới là đất bãi biển mới hình thành sau thế kỉ I của Công Nguyên. Hải Phòng là một vùng đất cổ nổi tiếng trong lịch sử do nữ tướng Lê Chân khai phá lập nên những trang ấp mới tại đây, theo truyền thuyết vì nhớ quê hương cũ Lê Chân đã lấy tên quê hương là An Biên (Đông Triều) để đặt tên cho vùng đất này là An Biên (Hải Phòng ngày nay). Hai ngàn năm trước vùng đất Hải Phòng đã được hai Bà Trưng chọn làm tuyến phòng thủ bờ biển chống lại sựu đô hộ của phương Bắc. Theo truyền thuyết và các thư tịch cổ để lại, quá trình hình thành và phát triển của làng An Biên xưa gắn liền với sự nghiệp xây dựng và đánh giặc giữ nước của nữ tướng Lê Chân. Cái tên làng An Biên – hay còn gọi là Vẻn cũng có cả một hệ thống truyền thuyết quanh nó. Khu vực hồ An Biên bây giờ chính là trung tâm của làng An Biên xưa nơi người chủ thần của vùng đất đầu sóng ngọn gió là Lê Chân và dân chúng sống làm nghề chài lưới. Thời kì độc lập tự chủ của các triều đại phong kiến Việt Nam, vùng đất này đã từng nổi tiếng với nhiều chiến công oanh liệt như: trận Bạch Đằng – năm 938 của Ngô Quyền, trận Bạch Đằng – năm 981 của Lê Hoàn, trận Bạch Đằng - năm 1288 của Trần Hưng Đạo. Đến triều đại Hậu Lê (Giai đoạn Lê Sơ), vùng này nằm trong xứ Hải Dương. Ở thời nhà Mạc, Hải Phòng là quê hương của các vị vua Mạc nên vùng này được chú ý xây dựng thành kinh đô thứ hai gọi là Dương Kinh. Sau đó từ nhà Lê Trung Hưng đến nhà Ngyễn, vùng này đều thuộc trấn Hải Dương và sau này là tỉnh Hải Dương (1831).
  20. 12 Trong quá trình nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội về các nhân vật nữ của Hải Phòng, tác giả luận văn sẽ tập trung nghiên cứu các truyền thuyết ở những địa danh gắn liền với lịch sử đấu tranh bảo vệ dân tộc và các địa danh ven biển với phong tục thờ nữ thần biển của người dân vùng biển. 1.1.3. Môi trường xã hội nhân văn Căn cứ vào kết quả nghiên cứu ngành khảo cổ học và truyền thuyết dâm gian, miền đất Hải Phòng ngày nay từ đất liền đến hải đảo, đã có người cổ sinh sống làm ăn từ lâu. Họ là chủ nhân của nền văn hóa Hạ Long nổi tiếng. Thời các vua Hùng dựng nước, theo truyền thuyết 100 trứng nở ra 100 con, trong đó 50 con theo cha là Lạc Long Quân về biển. Vùng Phong Châu có đường sông thuận tiện xuôi xuống vùng biển Hải Phòng. Nhiều hiện vật khảo cổ đồ đá, đồng thau, nhiều mộ táng bằng quan tài gỗ cây hình thuyền đã được phát hiện ở Thủy Nguyên, với cả một công xưởng chế tác đồ trang sức Tràng Kênh gần chỗ hợp lưu sông Giá với Bạch Đằng (Sông Dầng). Mật độ đền miếu thờ nhân vật đời vua Hùng khá cao ở đây, với những huyền tích làm say đắm lòng người. Thực tế, về nhân vật là người Hải Phòng xưa trong các bộ chính sử ghi chép không nhiều, song dấu tích của họ trên đất Hải Phòng rất đậm nét. Tiền Ngô vương dựng nên sự nghiệp ở địa bàn Hải Phòng đến nay còn lưu lại nhiều dấu tích, nhiều hơn cả ở Đường Lâm là nơi ngài sinh ra và Cổ Loa là nơi ngài đóng đô. Hai lần kiểm kê của ngành Văn hóa Hải Phòng cho kết quả có đến 30 đình, đền miếu thờ Ngô Quyền, thờ Ngô Xương Ngập và bộ tướng đời Ngô. Các cuốn tộc phả, gia phả cũng có nhiều thông tin. Sách Đồng Khánh Địa Chí Dư Lược, căn cứ vào tục chọi trâu, cho rằng dân Đồ Sơn thuộc chủng Đãn Nãi, một giống người Man phương Nam (Mã Lai) chuyên về chài lưới. Hiện chỉ nắm chắc nguồn gốc một số họ mà chính sử có ghi. Họ Ngô có Ngô Lý Tín, quê gốc ở Khoái Châu, Sơn Nam đến định cư ở làng Gắm (Cẩm Khê – Tiên Lãng) làm quan Thái Úy, Phụ chính đại thần, giúp Lý Cao Tông, được thờ ở đền Gắm. Họ Trần ở làng Cổ Am (Vĩnh Bảo) quê gốc ở Nam Xương nay thuộc Phủ Lý – Hà
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2