intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Văn học dân gian dân tộc Thái ở Mai Châu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:153

40
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nhằm mục đích nghiên cứu, tìm hiểu giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm văn học dân gian dân tộc Thái huyện Mai Châu - tỉnh Hòa Bình. Thông qua việc sưu tầm, tìm hiểu, nghiên cứu về văn học dân gian Thái, luận văn nêu ra một số định hướng, biện pháp nhằm bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa nói chung và văn học dân gian Thái nói riêng của cộng đồng dân tộc Thái ở Mai Châu - Hòa Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Văn học dân gian dân tộc Thái ở Mai Châu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VŨ ĐỨC HẠNH VĂN HỌC DÂN GIAN DÂN TỘC THÁI Ở MAI CHÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VŨ ĐỨC HẠNH VĂN HỌC DÂN GIAN DÂN TỘC THÁI Ở MAI CHÂU Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HẰNG PHƯƠNG THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài này là do tôi tự tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thiện dưới sự hướng dẫn của Phó giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Hằng Phương. Kết quả của luận văn này chưa được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Hòa Bình, ngày 9 tháng 11 năm 2015 Tác giả luận văn Vũ Đức Hạnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN i http://www.lrc.tnu.edu.vn
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình tới PGS. TS. Nguyễn Hằng Phương, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả xin trân trọng cảm ơn các quý thầy cô trong Ban giám hiệu; Khoa sau đại học; Ban chủ nhiệm; quý thầy cô trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu khoa học. Tác giả xin chân thành cảm ơn các nghệ nhân dân gian, các già làng trưởng bản thuộc huyện Mai Châu - tỉnh Hòa Bình đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp tư liệu trong quá trình sưu tầm tài liệu để hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các đồng nghiệp thuộc ngành Giáo dục huyện Mai Châu - tỉnh Hòa Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ, động viên tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Mai Châu, ngày 9 tháng 11 năm 2015 Tác giả Vũ Đức Hạnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN ii http://www.lrc.tnu.edu.vn
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 7 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 8 7. Bố cục của luận văn ......................................................................................... 8 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, LỊCH SỬ, VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI Ở MAI CHÂU .......................................................................9 1.1. Sơ lược về quá trình di cư và lập đất của dân tộc Thái ở Mai Châu ............ 9 1.2. Khái quát về văn hóa của người Thái ở Mai Châu ..................................... 11 1.2.1. Văn nghê ̣ dân gian ................................................................................... 11 1.2.2. Lễ hô ̣i Xên Bản, Xên Mường .................................................................. 12 1.2.3. Mô ̣t số phong tu ̣c tâ ̣p quán khác .............................................................. 13 1.3. Vài nét về văn học dân gian dân tộc Thái ở Mai Châu .............................. 14 Chương 2. TRUYỀN THUYẾT, TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ TRUYỆN CƯỜI DÂN TỘC THÁI Ở MAI CHÂU..................................................................... 16 2.1. Truyền thuyết .............................................................................................. 16 2.1.1. Phân loại truyền thuyết của dân tộc Thái ở Mai Châu ............................ 17 2.1.2. Nội dung truyền thuyết của dân tộc Thái ở Mai Châu ............................ 17 2.1.3. Nghệ thuật của truyền thuyết dân tộc Thái ở Mai Châu ......................... 23 2.2. Truyện cổ tích ............................................................................................. 24 2.2.1. Phân loại truyện cổ tích của dân tộc Thái ở Mai Châu ........................... 25 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iii http://www.lrc.tnu.edu.vn
  6. 2.2.2. Nội dung truyện cổ tích dân tộc Thái ở Mai Châu .................................. 27 2.2.3. Nghệ thuật truyện cổ tích dân tộc Thái ở Mai Châu ............................... 36 2.3. Truyện cười................................................................................................. 39 2.3.1. Phân loại truyện cười của dân tộc Thái ở Mai Châu ............................... 40 2.3.2. Nội dung truyện cười dân tộc Thái Mai Châu ......................................... 40 2.3.3. Nghệ thuật truyện cười dân tộc Thái Mai Châu ...................................... 45 Chương 3. KHẮP VÀ TỤC NGỮ DÂN TỘC THÁI Ở MAI CHÂU ......... 50 3.1. Khắp ............................................................................................................ 50 3.1.1. Phân loại khắp của dân tộc Thái ở Mai Châu .......................................... 51 3.1.2. Nội dung khắp của dân tộc Thái ở Mai Châu .......................................... 52 3.1.3. Phương thức diễn xướng và nghệ thuật khắp của dân tộc Thái ở Mai Châu .... 75 3.2. Tục ngữ ....................................................................................................... 81 3.2.1. Phân loại tục ngữ của dân tộc Thái ở Mai Châu ..................................... 82 3.2.2. Nội dung tục ngữ dân tộc Thái ở Mai Châu ............................................ 82 3.2.3. Nghệ thuật tục ngữ dân tộc Thái ở Mai Châu ......................................... 86 KẾT LUẬN....................................................................................................... 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 93 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một quốc gia bao gồm nhiều dân tộc. Bên cạnh dân tộc Kinh còn có 53 dân tộc thiểu số khác sống rải rác trên mọi miền đất nước. Thành phần các dân tộc có khác nhau, nhưng đều chung nguồn gốc Bách Việt. Từ buổi đầu dựng nước đến nay, các dân tộc thiểu số đã có sự tham gia tích cực trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước, xây dựng những truyền thống lịch sử, văn hóa của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Văn học dân gian các dân tộc thiểu số có những thành tựu độc đáo với những sắc thái riêng biệt. Diện mạo của nền văn học dân gian Việt Nam sẽ được nhìn nhận đầy đủ, chính xác hơn trên mối quan hệ tổng thể văn học dân gian các dân tộc. Văn học dân gian dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số có mối quan hệ gắn bó, mật thiết, có sự giao lưu và chuyển hóa lẫn nhau đến mức có những trường hợp không thể tách rời. Việc nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc thiểu số là rất cần thiết. Do đó, văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa VIII đã nêu rõ: “coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và phát triển những giá trị mới về văn hóa, văn học nghệ thuật của các dân tộc thiểu số là nhiệm vụ vô cùng cấp bách” [40]. Sinh ra và lớn lên trên quê hương Mai Châu - Hòa Bình, nơi được coi là cửa ngõ lên miền Tây Bắc của đất nước, cũng là một trong những khu vực cư trú tập trung của đồng bào dân tộc Thái ở Việt Nam, tôi đã sớm được tiếp xúc với một nền văn hóa Thái phong phú và rất đậm bản sắc riêng. Đó là các lễ hội như Xên Bản, xên mường; là các phong tục tập tập quán như tết cơm mới, ma chay, cưới xin... Đồng thời tôi cũng được tiếp xúc với những tác phẩm văn học dân gian của dân tộc Thái qua lời kể, các điệu khắp của các ông mo, các già bản, các chàng trai cô gái Thái, tôi nhận thấy rằng dân tộc Thái ở huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình có một kho tàng văn học dân gian khá phong phú về số lượng văn bản và thể loại, khá sâu sắc về nội dung ý nghĩa. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu để giúp cho việc sưu tầm, nghiên cứu và sử dụng kho tàng ấy một cách hiệu quả. Chính vì vậy, hiện tại việc thực hiện nội dung Ngữ văn địa phương ở các trường Trung học cơ sở trong huyện rất khó khăn do thiếu tư liệu và cơ sở để biên soạn các tiết dạy. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 1 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  8. Từ những lí do trên, tôi chọn: "Văn học dân gian dân tộc Thái ở Mai Châu" làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. Mong rằng qua công trình này, tôi sẽ góp được một phần công sức bé nhỏ vào việc giới thiệu, gìn giữ, bảo tồn và quảng bá cho nền văn học dân gian của dân tộc Thái huyện Mai Châu; đồng thời tạo thêm một cơ sở, một nguồn tư liệu về văn học dân gian để giúp các giáo viên Ngữ văn ở huyện Mai Châu có thể thực hiện các tiết dạy Ngữ văn địa phương một cách thuận lợi hơn. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa đặc thù riêng, những giá trị văn hóa đậm bản sắc đó đã tạo thành nền văn hóa thống nhất và đa dạng của đại gia đình 54 dân tộc Việt Nam. Nghiên cứu văn học dân gian dân tộc Thái ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình là nhằm giữ gìn và phát huy các giá tri văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; đồng thời ứng dụng vào các công việc có giá trị thiết thực ở địa phương. Từ trước đến nay, tuy chưa có những công trình nghiên cứu chuyên sâu về văn học song nền văn hóa dân tộc Thái nói chung và văn học dân tộc Thái ở huyện Mai Châu, Hòa Bình nói riêng đã được một số tác giả đề câ ̣p đến, cụ thể như sau: Năm 1977, giáo sư Đặng Nghiêm Vạn công bố cuốn "Tư liệu về lịch sử và xã hội dân tộc Thái" do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành. Trong công trình này có phần nói về người Thái Mai Châu, Hoà Bình với tư liệu là cuốn gia phả của dòng họ Hà Công (Xóm Chiềng Hạ, xã Mai Hạ, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) được các thế hệ của dòng họ này ghi chép liên tục từ ngày đến mở đất sinh cư (khoảng cuối thế kỷ XIII, đầu thế kỷ XIV) và dừng lại vào Cách mạng tháng 8 năm 1945. Năm 1978, cuốn “Các dân tộc ít người ở Việt Nam” đã giới thiệu khá chi tiết về đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của các dân tô ̣c, trong đó có dân tộc Thái ở Việt Nam, đây là cơ sở quan tro ̣ng cho việc tìm hiểu về nguồn gốc và các đặc điểm cơ bản của dân tộc Thái. Cuốn “Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam” (trước Cách mạng tháng 8 năm 1945) của tác giả Phan Đăng Nhật được Nhà xuất bản Văn hóa ấn hành năm 1981 là công trình chủ yếu nghiên cứu về văn học dân gian các dân tộc thiểu số ở nước ta, trong đó có phần quan trọng về văn học dân gian dân tộc Thái. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, trước xu thế hội nhập văn hóa giữa các dân tộc, các nhà nghiên cứu trẻ đã có nhiều công trình tìm hiểu chi tiết hơn về nền văn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 2 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  9. hóa Thái nói chung và nền văn học dân tộc Thái nói riêng. Như chúng ta đã biết, dân tộc Thái cư trú nhiều ở vùng Tây Bắc và một số tỉnh khác như Thanh Hóa, Nghệ An... Mặc dù có địa bàn cư trú rộng nhưng những đặc điểm cơ bản về lối sống, về văn hóa là khá đồng nhất. Tác giả Nguyễn Văn Phượng - Giảng viên Khoa Triết & Chủ nghĩa xã hội khoa học có bài viết đăng trên trang web của trường chính trị tỉnh Nghệ An “Tiếp cận những khía cạnh cơ bản văn hoá dân tộc Thái từ góc độ triết học”. Về văn hóa vật chất, ông khẳng định: Không gian cư trú là các bản làng ven các nguồn nước; bản Thái không lấy vườn tược, đồi nương và đường đi lối lại để quy định vị trí mà lấy thế đất làm điểm trung tâm cho việc khai mở. Về kiến trúc, người Thái chủ yếu là ở trong nhà sàn, loại nhà được kiến thiết bằng những chất liệu từ thiên nhiên, gần gũi với nơi họ sinh sống. Về trang phục, người Thái có truyền thống dệt vải lâu đời. Giới nam của dân tộc Thái mang trang phục rất đơn giản, ít giữ bản sắc. Đặc biệt, ngày nay với sự thâm nhập của người Kinh, thì nam giới Thái đã mang trang phục như miền xuôi. Phụ nữ xính trang sức đã làm tăng thêm nét duyên dáng và tươi đẹp của họ. Việc mặc váy đã tôn lên được thân hình mảnh dẻ, điệu đà của họ, nhân lên phong cách Á Đông của người phụ nữ Việt Nam. Về lĩnh vực văn hóa tinh thần của dân tộc Thái, tác giả Nguyễn Văn Phượng cho rằng tín ngưỡng dân gian của người Thái là biểu hiện nhận thức, tâm lý, tình cảm của họ về các hiện tượng xung quanh tự nhiên và xã hội. Trong quan niệm về vũ trụ, người Thái chia vũ trụ làm ba phần: Thứ nhất là Mường Phạ - mường của các vị Then; thứ hai là Mường Lùm (Mường người); thứ ba là Mường Boọc Đai (Mường trong lòng đất). Với người Thái xưa coi đấng siêu nhiên, toàn năng là "Phi". "Phi" bao gồm linh hồn người sống (Phi vẳn); linh hồn người chết (Phi hương); tổ sư nghề mo (Phi ôn, Phi một); các loại ma quỷ trong tự nhiên (Phi Pu, Phi Pả). Người Thái có quan niệm duy linh về con người. Họ cho rằng, con cái được sinh ra là quà ban thưởng của trời đất cho họ. Mỗi đứa trẻ sinh ra được gửi gắm rất nhiều hi vọng. Tác giả Nguyễn Văn Phượng cũng cho rằng đời sống tinh thần của dân tộc Thái là vô cùng phong phú với rất nhiều nghi lễ như lễ hội Xên Mường, lễ hội Xăng Khan, tết cơm mới, nghi lễ tang ma, nghi lễ cưới xin… Đặc biệt Người Thái có vốn văn nghệ dân gian rất phong phú và đặc sắc, đó là cả kho tàng văn hóa của một tộc người có lịch sử hàng ngàn năm sinh tụ ổn định trên một địa bàn tương đối rộng. Đó Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 3 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  10. là chưa kể dọc đường hành trình của họ, họ đã từng gặp gỡ tiếp xúc các cư dân Việt- Mường, những cư dân Môn- Khơme, cư dân Lào... làm cho vốn văn nghệ dân gian Thái mang thêm nhiều màu sắc của nhiều dân tộc. Trên trang web “Biên phòng Việt Nam” số ra ngày 24/4/2013 có bài viết “Những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái” có những nhận định tương tự “Dân tộc Thái có trên một triệu người sinh sống tập trung chủ yếu tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Nghệ An, Thanh Hóa và sinh sống rải rác ở một số tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên do di cư. Dân tộc Thái còn có những tên gọi khác là Táy và có các nhóm Táy Đăm, Táy Khao, Táy Mười, Táy Thanh, Hàng Tổng, Pu Thay, Thổ Đà Bắc. Tiếng Thái thuộc hệ ngôn ngữ Tày - Thái. Trải qua các cuộc thiên di trong lịch sử, dân tộc Thái có mặt ở Việt Nam từ hàng trăm năm trước, họ có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, dựng cọn, bắc máng lấy nước làm ruộng. Bản mường Thái thường định cư gần nguồn nước, mỗi bản có từ vài chục đến hơn trăm nóc nhà kề bên nhau. Người Thái có quan niệm đa thần và giữ tục cúng tổ tiên. Do đời sống gắn liền với sản xuất nông nghiệp nên có tục lấy nước đêm giao thừa, lễ hội đón tiếng sấm năm mới và một số lễ hội cầu mùa khác. Đối với người chết, họ quan niệm là tiếp tục “sống” ở thế giới bên kia vì vậy đám ma là lễ tiễn người chết về với “mường trời”. Người Thái có nhiều họ, mỗi họ có những qui định kiêng kỵ khác nhau, chẳng hạn: họ Lò kiêng không ăn thịt chim Táng Lò, họ Quàng kiêng con hổ… Về văn học nghệ thuật, do người Thái có chữ viết riêng nên kho tàng văn học dân gian như truyền thuyết, ca dao, truyện thơ, văn học, dân ca… và một số luật lệ còn được lưu giữ và truyền lại khá nguyên vẹn qua các bản ghi chép trên giấy bản hoặc trên lá cây. Đồng bào Thái rất thích ca hát, đặc biệt là khắp. Khắp là lối ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, có thể đệm đàn và múa. Nhiều điệu múa như múa xòe, múa sạp, múa quạt rất độc đáo đã được trình diễn trên sân khấu trong và ngoài nước, hấp dẫn đông đảo khán giả. Vào dịp lễ hội, hạn khuống và ném còn là hai trò chơi mang nét đặc trưng văn hóa nổi tiếng của người Thái. Tác giả Nguyễn Văn Hòa có công trình nghiên cứu “Dân ca Thái vùng Tây Bắc Việt Nam” công trình đã được Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin xuất bản năm 2011. Công trình đã sưu tầm, nghiên cứu, tổng hợp và đưa ra nhiều nhận định có giá trị về thể loại dân ca Thái vùng Tây Bắc, trong đó có dân ca Thái Hòa Bình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 4 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  11. Riêng về văn hóa dân gian dân tộc Thái ở huyện Mai Châu - tỉnh Hòa Bình, tác giả Nguyễn Hữu Thức - Hội văn nghệ dân gian Việt Nam - đã có công trình nghiên cứu “Di sản văn hóa phi vật thể của người Thái ở Mai Châu”. Công trình này đã được Nhà xuất bản Lao động ấn hành. Trong công trình của mình, tác giả Nguyễn Hữu Thức đã nghiên cứu về quá trình thiên di lập đất của người Thái ở Mai Châu, các phong tục tập quán và sưu tầm một số tác phẩm văn học dân gian của dân tộc Thái ở Mai Châu. Ông khẳng định tính trội của văn hóa Thái Mai Châu thể hiện ở một số biểu hiện như văn hóa ăn ở của người Thái gắn liền với nguồn nước. Bản mường người Thái Mai Châu bám theo hai bờ dòng chảy các con suối, trong đó có hai suối lớn là suối Mùn và suối Xia. Người Thái thành thạo trong làm ruộng nước. Đến đất Mai Châu đã hơn sáu thế kỷ, họ đã cải tạo thung lũng thành những thửa ruộng bậc thang, xây dựng hệ thống mương máng, đặt guồng đưa nước vào ruộng để cấy, gặt hai vụ một năm. Người Thái có tập quán cư trú mật tập, các nhà sàn liền mái, ngõ đi chung, ý thức cộng đồng được đề cao trong quan hệ xã hội; họ hiếu khách, trân trọng và luôn dành những tình cảm tốt đẹp cho khách. Mọi công việc đều khởi đầu bằng cốc rượu, uống rượu không khích bác nhau mà dành cho nhau nhưng lời nói tốt đẹp nhất tạo sự thân thiện giữa các cá nhân với cộng đồng. Tác giả Nguyễn Hữu Thức nhận định “Dù gian lao, vất vả, chiến tranh, giặc giã, đói kém, dịch bệnh, mất gì thì mất chứ nhất quyết không để mất chữ. Chữ viết người Thái là vốn vô giá của tổ tiên để lại cho con cháu. Nhờ vào chữ viết, vốn liếng tri thức được các đời ghi chép và truyền lại cho các thế hệ tiếp thu để chăm lo sản xuất, bảo vệ sức khỏe, đặt ra luật lệ quản lý xã hội, xây dựng bản mường” [35,tr.54]. Về văn học dân gian dân tộc Thái Mai Châu, tác giả Nguyễn Hữu Thức có sưu tầm một số tác phẩm và sơ lược về ba thể loại có số lượng tác phẩm lớn là dân ca, truyền thuyết và truyện cười. Ông cũng có những nhận định chính xác về văn học dân gian Thái như “Dân ca Thái thoát thai từ lao động, không thể tách rời cơ sở kinh tế - xã hội của thời đại sản sinh ra nó” [35,tr.124]; “... Nạn cát cứ phong kiến tranh đất, tranh mường của nhau đã bao phen binh đao làm thân phận người dân Thái vô cùng điêu đứng. Có biết bao truyền thuyết như một bản cáo trạng truyền đời cho con cháu mai sau nói lên thảm họa đó” [35,tr.142]; “Tiếng cười là vũ khí của kẻ mạnh. Trước muôn vàn khó khăn người Thái Mai Châu đã biết tìm cho mình vũ khí sắc bén ấy” [35,tr.160]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 5 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  12. Như vậy, việc sưu tầm trên diện rộng và đi sâu tổng hợp, nghiên cứu để nêu ra những nhận định, đánh giá mang tính chất toàn diện về những đặc điểm cơ bản của văn học dân gian Thái Mai Châu chưa được thực hiện từ trước đến nay. Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi sẽ cố gắng để đáp ứng điều đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Luận văn nhằ m mục đích nghiên cứu, tìm hiểu giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm văn học dân gian dân tộc Thái huyện Mai Châu - tỉnh Hòa Bình. - Thông qua việc sưu tầm, tìm hiểu, nghiên cứu về văn học dân gian Thái, luận văn nêu ra một số định hướng, biện pháp nhằm bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa nói chung và văn học dân gian Thái nói riêng của cộng đồng dân tộc Thái ở Mai Châu - Hòa Bình. - Một trong những mục tiêu quan trọng mà luận văn muốn hướng tới là dùng kết quả sưu tầm, nghiên cứu để ứng dụng vào việc giảng dạy nội dung Ngữ văn địa phương ở các đơn vị trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Mai Châu. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích của đề tài, trước tiên cần tìm hiểu và nắm vững những vấn đề lý luận và thực tế có liên quan đến đề tài làm nền tảng khoa học cho việc nghiên cứu. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến các điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội và đời sống văn hóa của dân tộc Thái ở Mai Châu bởi đó là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển văn học dân gian của dân tộc Thái ở địa phương. Trên cơ sở hệ thống văn bản tác phẩm đã được sưu tầm, chúng tôi khảo sát, phân loại, tìm hiểu, phân tích để từ đó rút ra những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của văn học dân gian dân tộc Thái huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Các tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết, thần thoại, cổ tích, khắp (dân ca) và tục ngữ của dân tộc Thái huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 6 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  13. - Một số tác phẩm có nét tương đồng của dân tộc Kinh (trường hợp có tác phẩm tương đồng). 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Phạm vi tư liệu nghiên cứu Trong giới hạn của luận văn, tôi chỉ tìm hiểu về các thể loại có số lượng tương đối phong phú, bao gồm truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, tục ngữ và phần lời của khắp (dân ca) thuộc văn học dân gian dân tộc Thái huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Những thể loại khác như thần thoại, sử thi... do chưa được sưu tầm một cách thực sự đầy đủ nên xin được trình bày trong một dịp khác. 4.2.2. Phạm vi vấn đề nghiên cứu Luận văn giới hạn chủ yếu ở việc tìm hiểu những đặc điểm nội dung, nghệ thuật cơ bản của một số thể loại văn học dân gian tiêu biểu ở Mai Châu, Hòa Bình. Có thể so sánh với văn học dân gian các dân tộc khác trong trường hợp cần thiết. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Trên cơ sở tìm hiểu những văn bản văn học dân gian Thái ở Mai Châu, chúng tôi có phối hợp với một số phương pháp sử học, dân tộc học để nghiên cứu. - Phương pháp điền dã: Đây là phương pháp chúng tôi đã sử dụng để thu thập tư liệu về văn học dân gian Thái ở Mai Châu. Thường vào những ngày nghỉ cuối tuần, chúng tôi tìm đến các xóm bản để sưu tầm. Các tác phẩm đều được sưu tầm trực tiếp từ các nghệ nhân dân gian, các già làng trưởng bản, những người am hiểu về văn hóa và văn học dân gian Thái trên địa bàn huyện Mai Châu - tỉnh Hòa Bình. - Phương pháp khảo sát, phân loại: Sau khi sưu tầm tác phẩm văn học dân gian, chúng tôi đã đọc kỹ nhằm sơ bộ tìm hiểu về các tác phẩm đó. Sau đó đối chiếu với kiến thức văn học dân gian mà bản thân đã có để phân loại chúng vào những thể loại cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích, tổng hợp. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Từ kết quả phân loại các tác phẩm văn học dân gian Thái theo thể loại, chúng tôi tiến hành phân tích và đưa ra những nhận xét, đánh giá đối với những giá trị cơ bản về nội dung, nghệ thuật của các thể loại đó - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Trong quá trình phân tích, tổng hợp, chúng tôi cố gắng so sánh, đối chiếu các tác phẩm văn học dân gian của dân tộc Thái ở Mai Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 7 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  14. Châu với các tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc anh em khác nhằm làm rõ những nét tương đồng và dị biệt trong những trường hợp cần thiết. 6. Đóng góp của luận văn Từ việc sưu tầm, phân loại, phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh các văn bản văn học dân gian dân tộc Thái Mai Châu - Hòa Bình, luận văn sẽ góp phần xây dựng diện mạo chung của nền văn học dân gian của dân tộc Thái Mai Châu. Luận văn cũng sẽ đề xuất một số biện pháp phát huy giá trị, góp phần bảo tồn nền văn học dân gian dân tộc Thái huyện Mai Châu. Các kết quả nghiên cứu sẽ được tham khảo và ứng dụng vào việc giảng dạy các tiết Ngữ văn địa phương trong các trường Trung học cơ sở thuộc huyện Mai Châu - tỉnh Hòa Bình. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa dân tộc Thái ở Mai Châu Chương 2. Truyền thuyết, cổ tích và truyện cười dân tộc Thái ở Mai Châu Chương 3. Khắp và tục ngữ của dân tộc Thái ở Mai Châu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 8 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  15. NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, LỊCH SỬ, VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI Ở MAI CHÂU Mai Châu là một huyện vùng cao, nằm ở phía tây bắc tỉnh Hoà Bình, có tọa độ địa lý 20o24’ - 20o45’ vĩ bắc và 104o31’ - 105o16’ kinh đông; phía đông giáp huyện Đà Bắc và huyện Tân Lạc (Hòa Bình), phía tây và phía nam giáp huyện Quan Hóa (Thanh Hóa), phía bắc giáp huyện Mộc Châu (Sơn La). Toàn huyện có 23 xã và thị trấn với diện tích là 564,54 km², dân số tính đến năm 2014 là 53.944 người; trong đó dân tộc Thái chiếm đa số với 60,2%; dân tộc Mường chiếm 15,1%; dân tộc Kinh chiếm 15,6%; dân tộc Mông chiếm 7,0%; dân tộc Dao chiếm 2,1%, còn lại là đồng bào các dân tộc khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Mai Châu vốn là một trong năm châu của phủ Chợ Bờ khi thành lập tỉnh Mường, tiền thân của tỉnh Hòa Bình (năm 1886). Đến năm 1892, Mai Châu là một trong năm châu của Hòa Bình. Trong kháng chiến chống Pháp, Mai Châu thuộc phần phía nam sông Đà của huyện Mai Đà, thuộc Liên khu Việt Bắc. Ngày 21 tháng 9 năm 1956, huyện Mai Đà chia làm hai huyện Đà Bắc và Mai Châu. Mai Châu có địa hình khá phức tạp với hai vùng cơ bản, vùng cao giống như một vành đai bao quanh vùng thấp, có nhiều dãy núi cao và hiểm trở. Hệ thống sông, suối khá dày đặc với hai con sông lớn chảy qua là sông Đà và sông Mã cùng nhiều suối lớn là nguồn cung cấp nước phong phú phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Được thiên nhiên ưu đãi, cảnh quan môi trường ở Mai Châu rất đẹp, với núi non hùng vĩ, thảm rừng được bảo vệ luôn giữ màu xanh tươi. Mai Châu từ lâu đã nổi tiếng với những di tích, danh thắng là điểm thu hút đông đảo khách du lịch như hang Chiều, hang Khoài, bản Lác (xã Chiềng Châu), bản Bước (xã Xăm Khoè), xóm Hang Kia (xã Hang Kia)... 1.1. Sơ lược về quá trình di cư và lập đất của dân tộc Thái ở Mai Châu Người Thái Việt Nam nằm trong cộng đồng ngôn ngữ dòng Nam Á, bao gồm nhiều ngành, mỗi ngành lại chia thành nhiều nhóm, với những tên gọi khác nhau tuỳ theo từng địa phương. Tuy vậy, rõ rệt và quen thuộc hơn cả là cách gọi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 9 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  16. theo sự phân chia của chính người Thái, đó là hai ngành: Thái trắng và Thái đen (Tày Đón và Tày Đăm). Những ngành Thái ở Việt Nam đều chung một gốc với các nhóm Thái ở nam Trung Hoa, Lào, Thái Lan và Miến Điện. Có thể nói rằng tổ tiên người Thái xưa bắt nguồn từ nhóm Thái Bách Việt, trong khối ngôn ngữ tiền Thái, sinh tụ ở miền đông nam Trung Hoa và đông bắc Việt Nam. Ở đây, họ đã tiếp thu được việc thuần dưỡng lúa từ tổ tiên người Tạng - Miến, đưa cây lúa thành cây lương thực chính và tạo nên một nền văn minh lúa nước độc đáo trong vùng. Đến thiên niên kỷ thứ I trước công nguyên, do bị sức ép của các thế lực chính trị người Hán, một bộ phận tổ tiên người Thái cổ tách rời khỏi đồng tộc của mình phía đông, thiên di nhiều đợt theo hướng tây nam và nam, vào miền nam tỉnh Vân Nam và miền tây Đông Dương, dọc theo các con sông lớn và các chi nhánh của nó đổ xuống châu thổ miền Đông Nam Á. Đến những thế kỷ đầu của thiên niên kỷ thứ nhất sau Công nguyên, người Thái cũng đã lập được một loạt các tiểu quốc ở miền thượng Đông Dương, thượng Lào và Tây Bắc Việt Nam. Nhiều nhà nghiên cứu sử, dân tộc học đã khẳng định, từ đời Đường, tổ tiên người Thái ngành phía tây, trong đó có Tây Bắc Việt Nam, đã đến cư trú ở vùng này. Điều đó được chứng minh từ chính sử Trung Quốc, từ sự hỗ trợ của các nguồn tài liệu biên niên sử chép tay; các truyền thuyết lưu hành trong nhân dân ở Tây Bắc Việt Nam, Lào, Mianma, Thái Lan... Ở Việt Nam, sau đợt thiên di này, cư dân người Thái chưa nhiều... Phải đến những thế kỷ của cuối thiên niên kỷ I hay đầu thiên niên kỷ II sau Công nguyên, các nhóm Thái ở Vân Nam mới lớn mạnh lên và bắt đầu những cuộc thiên di lớn xuống phía nam. Chúa đất Thái đen là Lạng Chượng, từ mường Lò (nay thuộc Nghĩa Lộ - Yên Bái), tràn ra đánh chiếm toàn bộ miền Tây Bắc Việt Nam. Khi Lạng Chượng đến các vùng đã gặp các tù trưởng Thái Trắng có mặt sớm hơn. Quá trình thiên di và định cư của người Thái ở Mai Châu - Hòa Bình được ghi chép lại trong một cuốn sử biên niên tìm thấy ở Chiềng Hạ (xã Mai Hạ - huyện Mai Châu - tỉnh Hòa Bình). Đây là một cuốn gia phả của dòng họ Hà Công được các thế hệ ghi chép liên tục từ ngày đến mở đất sinh cư (khoảng cuối thế kỷ XIII, đầu thế kỷ XIV) và dừng lại năm 1945 khi xảy ra Cách mạng tháng tám năm 1945. Cuốn gia phả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 10 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  17. này được giáo sư Đặng Nghiêm Vạn công bố trong cuốn "Tư liệu về lịch sử và xã hội dân tộc Thái" do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm 1977. Kết hợp với những thông tin ít ỏi trong sử liệu Việt Nam, ta thấy được tổ tiên của người Thái ở Mai Châu từ miền đầu nguồn sông Hồng, vùng đất Mường Hước, Pước Khà (bây giờ thuộc huyện Bắc Hà - tỉnh Lào Cai) thiên di dọc sông Hồng, đế n ngã ba Hồ ng Đà thì rẽ sang sông Đà rồi tới lập nghiệp ở Mường Xang (bây giờ thuộc huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La), Mường Khoòng (bây giờ thuộc huyện Bá Thước - tỉnh Thanh Hoá) và Mường Mùn (bây giờ thuộc huyện Mai Châu - tỉnh Hoà Bình) từ cách ngày nay ngót 700 năm. Cuộc thiên di của người Thái đến Mai Châu và quan hệ giữa ba nhóm Thái Mai Châu, Mộc Châu, Bá Thước còn được truyền thuyết hoá lưu truyền trong dân gian, không những ở vùng Hoà Bình, Thanh Hoá, Sơn La… mà còn phổ biến ở vùng Lào Cai. Theo biên niên sử của dòng họ Hà Công, người Thái đến Mường Mùn phải gian nan vất vả khai khẩn đất đai, một quá trình kéo dài hàng chục đời người mới xây đắp nên ruộng đồng, mường bản để lại cho con cháu cho đến ngày nay. Cũng như các bộ phận Thái khác, các chúa đất Thái ở Mai Châu đến lập nghiệp cho đến tận ngày nay đều thần phục triều đình và đã cùng các tộc người khác tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương. Đến đầu thời Lê, mường Mai đươ ̣c triề u điǹ h đặt tên là Châu Mai và là một trung tâm chính tri ̣ trong vùng, người đứng đầ u mường đươ ̣c giao cai quản người Thái ở một vùng rộng lớn gồ m Sơn La, Hòa Biǹ h, Thanh Hóa. Có thể nói rằ ng: dân tô ̣c Thái Mai Châu đã có những đóng góp quan tro ̣ng trong việc khai phá, mở mang đất đai, xây dựng mô ̣t quê hương Mai Châu giàu đe ̣p ngày nay. 1.2. Khái quát về văn hóa của người Thái ở Mai Châu 1.2.1. Văn nghê ̣ dân gian Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của mình, đồng bào Thái ở Mai Châu - Hòa Bình nói riêng và ở Tây Bắc nói chung đã sáng tạo ra nền văn hoá văn nghệ dân gian đa dạng phong phú đậm đà bản sắc dân tộc, tiêu biểu là các giá trị văn hóa nghệ thuật. Chúng ta không thể không nói đến “Xển mo”, “Khắp một lao”, “Khắp sư”, “Khắp báo sao” và các làn điệu múa dân gian. “Khắp sư”, “Khắp báo sao” có nghĩa là đọc, là ngâm, là hát những bài hát dân gian của dân tộc. Trong sản xuất, đời Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 11 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  18. sống sinh hoạt, hát (người Thái gọi là khắp) đối với họ không thể thiếu được. Người ta tự hát một mình hoặc hát cho mọi người nghe một cách say sưa. Trước đây đã có những cuộc hát kéo dài hai, ba ngày đêm. Qua hát người ta không những thưởng thức thi vị của ý thơ mà còn gửi gắm tâm tư, tình cảm vào những âm thanh trầm bổng của giọng hát. Hễ có thơ là người ta có thể hát ngay theo một lối hát cho hợp với thể loại. Đó chính là các làn điệu khắp biểu hiện bằng lối hát thơ thích hợp của từng vùng. Cũng là truyện thơ, nhưng khi hát làn điệu khác nhau hoàn toàn. Không bao giờ hát sử thi “Táy pú xắc” như hát anh hùng ca “Chương Han”; người ta cũng không hát “Phanh mương” (Kể chuyện dựng bản mường) như hát truyện thơ “Chàng Lú, Nàng Ủa”. Lại cũng có thể có hai lối hát cho cùng một tác phẩm thơ. Truyện thơ “Sống chụ xon sao” khi nhàn rỗi ngâm nga thì phải theo làn điệu “Khắp sư”, khi hát ở các bữa tiệc cưới thì phải theo làn điệu “Khắp báo sao”. Hát có kèm theo nhạc khí, chiêng trống tăng thêm không khí rạo rực, sôi nổi hoặc lâm ly thống thiết... Có thể nói, những giá trị văn hoá tinh thần phong phú đa dạng của dân tộc Thái tràn đầy sức sống. 1.2.2. Lễ hội Xên Bản, Xên Mường Đã từ lâu, các lễ hội Xên Bản, Xên Mường trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thái Mai Châu - Hòa Bình. Theo sử sách của người Thái cổ và truyền thuyết còn lưu đến ngày nay, lễ hội Xên Mường là tổ chức cho cả huyện, Xên Bản tổ chức ở làng xã. Lễ hội thể hiện tấm lòng tôn kính tri ân của nhân dân tưởng nhớ công lao to lớn của các vị nhân thần tiền bối và cầu cho quốc thái, dân an, bản mường no ấm, quanh năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình hạnh phúc, đất nước vinh hoa phồn thịnh… Cỗ cúng thường gồm ba mâm nhưng phải đảm bảo có thịt trâu chín, gạo và rượu. Ông mo khấn bảy lần, mời các vị thần, tổ tiên về dự lễ và phù hộ cho dân bản được ấm no, sung túc, cuộc sống an vui. Trong những ngày lễ hội đồng bào có phong tục kiêng không được giã gạo, làm nhà, xẻ gỗ, vào rừng lấy củi, săn bắt, hái lượm... Ở Mai Châu, lễ hội Xên Mường được tổ chức tại xã Chiềng Châu - nơi được coi là thủ phủ, điểm phát tích của người Thái di cư từ Bắc Hà về vào khoảng thế kỷ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 12 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  19. thứ XIII. Trải qua bao biến cố lịch sử, các thế hệ chúa đất người Thái đã có công lao to lớn trong việc cùng với muôn dân khai khẩn đất đai lập nên bản, nên mường, trở thành mảnh đất trù phú như ngày nay… 1.2.3. Một số phong tục tập quán khác Cùng với những tinh hoa văn hoá độc đáo thể hiện đời sống tình cảm đằm thắm thiết tha của cộng đồng dân tộc, đồng bào Thái còn có nhiều phong tục tập quán tốt đẹp như: lễ mừng thọ, lễ mừng cơm mới, mừng nhà mới, hội ném còn, hạn khuống... Ngoài ra, đồng bào Thái còn có các tập tục truyền thống lâu đời như: ma chay, cưới xin, cúng bản... Mỗi phong tục tập quán có một sắc thái riêng, nhưng tựu trung lại là thể hiện sự phong phú của đời sống tình cảm, nếp tư duy của cộng đồng dân tộc đã phát triển đạt đến trình độ cao. Về cưới xin, người Thái có xu hướng hiện đại hơn nhiều dân tộc khác trong cộng đồng người Việt. Mọi người khuyến khích trai gái tự do tìm hiểu, yêu đương. Khi tâm đầu ý hợp, họ hẹn hò nhau ở nương rẫy, ở chợ phiên, ở các lễ hội… Sau khi được gia đình nhà gái đồng ý, chàng trai đến ở rể và chung sống với gia đình cô gái. Khi nào tình yêu thực sự chín muồi, họ mới làm lễ cưới. Về tang lễ, người Thái coi sự ra đi của mỗi cá nhân trong cộng đồng là một sự kiện lớn. Việc tổ chức tang lễ được tiến hành một cách cẩn trọng. Mọi người thân trong dòng tộc và cộng đồng trong làng xóm đều tham gia. Mỗi người đến viếng đều mang theo gạo, rượu, thịt… tùy theo quan hệ với người đã mất. Họ ở lại cùng tổ chức đám ma với rất nhiều nghi lễ cúng bái như lễ tắm xác, lễ nhập quan, lễ dẫn hồn, lễ đưa tang, lễ chôn cất, lễ gọi hồn… Một đám ma thường kéo dài trung bình khoảng ba, bốn ngày và luôn thể hiện tính nhân văn sâu sắc trong đời sống cộng đồng của người Thái. Về lễ tết, trước đây, người Thái không tổ chức Tết nguyên đán. Tết lớn nhất trong năm là tết cơm mới được tổ chức hai lần trong năm. Sau khi gặt hái xong vụ chiêm hoặc vụ mùa, mỗi gia đình thường làm mâm cơm nấu gạo mới cúng tổ tiên nhằm báo cáo và tỏ lòng biết ơn tổ tiên đã phù hộ trong cả một mùa trồng cấy. Trong tết cơm mới nhất thiết phải có cá và người Thái kiêng ăn thịt gà trong ngày này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 13 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  20. Song song với viê ̣c giữ đươ ̣c những nét văn hóa đă ̣c trưng của người Thái cổ , trong quá trình sinh tồn của mình, người Thái Mai Châu đã có sự tiế p xúc liên tu ̣c về văn hóa với các dân tô ̣c phổ biế n trong vùng, nhấ t là văn hóa dân tô ̣c Mường. Vì vâ ̣y, văn hóa Thái Mai Châu chịu nhiều ảnh hưởng của các yế u tố văn hóa Mường. Điề u này thể hiện rõ ở cách thiế t kế nhà, trang phu ̣c… có nhiề u nét gầ n với người Mường Bi (huyện Tân Lạc - tỉnh Hòa Bình). 1.3. Vài nét về văn học dân gian dân tộc Thái ở Mai Châu Là một huyện nhỏ nằm ở cửa ngõ lên vùng Tây Bắc, dù chỉ có khoảng 54 nghìn dân nhưng huyện Mai Châu lại có tới 7 dân tộc anh em cùng chung sống gồm Thái, Mường, Dao, H’Mông, Tày, Hoa và Kinh; trong đó dân tộc Thái chiếm đa số (trên 60%). Các dân tộc đều có nền văn hóa riêng phong phú, đa sắc màu. Thêm nữa, do đã chung sống từ lâu đời nên còn có hiện tượng giao thoa văn hóa, khiến cho các sinh hoạt văn hóa của mỗi dân tộc càng trở nên đa dạng. Người Thái có lợi thế là đã có chữ viết từ lâu đời, chữ Thái có nguồn gốc từ chữ Phạn. Từ nhiều thế kỷ trước, chữ Thái cổ đã được dùng để sáng tác văn học, ghi chép văn học dân gian. Chính vì vậy, kho tàng văn học dân gian của dân tộc Thái huyện Mai Châu - tỉnh Hòa Bình khá phong phú, đa dạng và độc đáo với đủ các thể loại: Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện thơ, sử thi, khắp, tục ngữ, thành ngữ… Tuy nhiên, do chưa có điều kiện để tìm hiểu hết các thể loại nên ở đề tài này chỉ xin đề cập đến một số thể loại có số lượng lớn hơn. Đó là truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, khắp và tục ngữ. Trong kho tàng văn học dân gian dân tộc Thái huyện Mai Châu, rất nhiều truyền thuyết có giá trị nội dung khá sâu sắc, đó là những truyền thuyết thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa người Kinh và người Thái, truyền thống hiếu học và lòng biết ơn những người đã xây dựng bản mường giàu mạnh của người Thái…. Trong khi đó, truyện cổ tích và truyện cười thể hiện các vấn đề đấu tranh giữa thiện - ác, giàu - nghèo, mạnh - yếu, thông minh - ngu dốt… Đặc biệt, thể loại khắp Thái rất phong phú, được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống lao động và trong các phong tục, tập quán của người Thái. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 14 http://www.lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2