Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Văn tế Nôm nửa cuối thế kỷ XIX
lượt xem 4
download
Luận văn tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử thế giới và Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX; những vấn đề chung về văn tế, văn tế Nôm thời trung đại để có cái nhìn khách quan, toàn diện, phát hiện ra những giá trị độc đáo, mới mẻ của văn tế Nôm nửa cuối thế kỷ XIX. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Văn tế Nôm nửa cuối thế kỷ XIX
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ĐÀO VĂN HỢP VĂN TẾ NÔM NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Thái Nguyên – 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ĐÀO VĂN HỢP VĂN TẾ NÔM NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mãsố: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Thị Tuyết Mai Thái Nguyên – 2018
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Đào Văn Hợp
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Văn-Xã hội, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các thầy, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn – TS. Hoàng Thị Tuyết Mai đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Đào Văn Hợp
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ii PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................................... 1 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu..................................................................................... 9 3.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................... 9 3.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................... 9 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 9 4.1.Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................................... 9 4.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 10 5. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................... 11 6. Cấu trúc của luận văn....................................................................................................... 11 NỘI DUNG .......................................................................................................................... 12 CHƯƠNG I. BIẾN ĐỘNG LỊCH SỬ NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN TẾ, VĂN TẾ NÔM .............................................................................. 12 1.1. Bối cảnh lịch sử nửa cuối thế kỷ XIX........................................................................... 12 1.1.1. Bối cảnh lịch sử quốc tế ............................................................................................. 12 1.1.2. Bối cảnh lịch sử trong nước ....................................................................................... 13 1.2. Những vấn đề chung về Văn tế ..................................................................................... 15 1.2.1. Định nghĩa về văn tế .................................................................................................. 15 1.2.2. Nguồn gốc của Văn tế ................................................................................................ 17 1.2.3. Đặc trưng thể loại của văn tế ..................................................................................... 18 1.3. Những vấn đề chung về Văn tế Nôm ............................................................................ 20 1.3.1. Khái lược về văn tế Nôm, nguồn gốc và đặc trưng thể loại ...................................... 20 1.3.2. Khái lược quá trình phát triển của Văn tế Nôm ........................................................ 21 1.3.3. Khái lược về chức năng và đặc điểm của văn tế Nôm ............................................... 25 CHƯƠNG II. VĂN TẾ NÔM NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX – TIẾNG KHÓC ĐA THANH30 2.1. Tiếng khóc bi hùng ....................................................................................................... 30 2.1.1. Những tiếng khóc thương đau đớn ............................................................................ 30 2.1.2. Ngợi ca vẻ đẹp anh hùng ........................................................................................... 35
- iv 2.2. Tiếng khóc trữ tình ....................................................................................................... 41 2.2.1. Vẻ đẹp lúc sinh thời của người quá cố hiện lên qua tiếng khóc ................................ 41 2.2.2. Nỗi đau khi người thân ra đi...................................................................................... 43 2.3. Tiếng khóc trào phúng .................................................................................................. 45 2.3.1. Đả kích kẻ thù cùng bè lũ tay sai ............................................................................... 45 2.3.2. Tự trào lộng ............................................................................................................... 50 CHƯƠNG III. ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT CỦA VĂN TẾ NÔM NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX ...................................................................................................................................... 55 3.1. Sử dụng ngôn ngữ sáng tạo ........................................................................................... 55 3.2. Xây dựng hình tượng độc đáo....................................................................................... 66 3.3. Sử dụng giọng văn đặc sắc............................................................................................ 73 KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 84 PHỤ LỤC 1 .......................................................................................................................... 91
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài - Văn học trung đại tồn tại và phát triển qua nghìn năm lịch sử, để lại một di sản văn học đồ sộ, quý báu cho lịch sử văn học nước nhà. Văn tế là một trong những thể loại văn học quan trọng trong di sản văn học đó. Đã có một số công trình nghiên cứu đáng ghi nhận về văn tế nói chung, văn tế Nôm nói riêng. Song, văn tế Nôm nửa cuối thế kỷ XIX cho đến nay vẫn là một trong những mảnh đất văn học màu mỡ, giàu giá trị về nội dung và nghệ thuật chưa được ai nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu. Đặc biệt là quá trình dân tộc hóa và dân chủ hóa của Văn tế Nôm nửa cuối thế kỷ XIX. Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Văn tế Nôm nửa cuối thế kỷ XIX” để làm sáng tỏ những giá trị về nội dung và nghệ thuật sâu sắc, độc đáo mà các tác giả văn tế Nôm giai đoạn này đã để lại cho hậu thế chúng ta, góp phần hoàn thiện hơn bức tranh nghiên cứu về văn tế nói chung, văn tế Nôm nói riêng. - Việc nghiên cứu “Văn tế Nôm nửa cuối thế kỷ XIX” sẽ là một trong những tiền đề thuận lợi giúp tôi và các đồng nghiệp của tôi hiện đang giảng dạy Ngữ văn tại các trường Trung học phổ thông có cái nhìn hệ thống, chuyên sâu mảng đề tài này, để có cách tiếp cận hợp lý, đúng đắn tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Đây sẽ là một trong những tài liệu bổ ích cho các bạn học sinh, sinh viên. 2. Lịch sử vấn đề Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, chúng tôi thấy thể loại văn tế đã được xem xét ở các phương diện nguồn gốc, nội dung, nghệ thuật… Tuy nhiên mức độ còn hạn chế. Số lượng tài liệu nghiên cứu liên quan cũng còn khiêm tốn. Có một số công trình nghiên cứu của các tác giả như sau:
- 2 Dương Quảng Hàm trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu, Nxb Trẻ, 1943 cũng có nói định nghĩa về văn tế, các lối văn tế và trích dẫn một số bài văn tế. Do tác giả là một trong những nhà nghiên cứu tiên phong về thể loại này nên vấn đề nêu trong đó vẫn còn ngắn gọn và sơ lược. Nguyễn Huyền Anh trong cuốn Việt Nam danh nhân tự điển do Hội Văn hóa bình dân xuất bản năm 1960 cũng có các mục nói về tác giả và tác phẩm của một số bài văn tế. Trong cuốn tự điển có bảy mục nói về tác giả, tác phẩm văn tế. Do tính chất của một cuốn tự điển, tác giả chú trọng nhiều hơn đến việc giới thiệu các tác giả, tác phẩm văn tế nên không có phần nào dành cho việc nghiên cứu. Trong cuốn Văn tế cổ và kim của tác giả Phong Châu – Nguyễn Văn Phú, Nxb Văn hóa – Viện văn học, 1960 đã dành ra phần đầu để giới thiệu qua một số đặc điểm về nội dung và hình thức nghệ thuật của văn tế. Về nội dung, tác giả đã nói lên sự phát triển của văn tế đi từ đơn giản đến việc thể hiện tình cảm mang tính chất xã hội, chứa đựng được cả một tinh thần nhân đạo lớn lao. “Trong sự tiếc thương và ca ngợi công đức người quá cố, tác giả các bài văn tế đã lồng vào để nói lên tâm trạng của mình trước thời cuộc. Cái khóc ở đây không còn ở mức thuộc tình cảm cá nhân mà đã có tính chất xã hội. Đó là cái khóc uất ức về nỗi nước mất nhà tan, nhân dân đồ thán, khóc tiếc thương người hy sinh vì nghĩa lớn đồng thời cũng là nguyền rủa sự bóc lột hà khắc, đàn áp tàn bạo của giai cấp thống trị, của kẻ thù”[5; 3]. Về hình thức, văn tế được làm theo nhiều thể khác nhau như: thể phú, thể đường luật, thể văn xuôi, văn vần… “Nghệ thuật văn tế mang rất nhiều dân tộc tính và về mặt hình thức cũng có những nét riêng không đến nỗi quá gò bó như phú. Do đó khả năng miêu tả, biểu hiện tình cảm cũng có phần nào được khoáng đạt hơn”[5; 4]. Nhìn chung đây là một ý kiến quí báu, song chưa có cái nhìn toàn diện về văn tế. Điều đáng chú ý là quyển sách này có tới 67 bài văn tế, đó là tài sản tư liệu văn học vô giá cho hậu thế chúng ta.
- 3 Nguyễn Lộc trong giáo trình Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX, xuất bản năm 1976 có trích dẫn một số bài văn tế và nêu lên những nhận xét xác đáng về từng tác phẩm. Ngoài ra, cuốn giáo trình Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX cùng xuất bản năm 1976, ông cũng nhắc đến một số tác giả và tác phẩm văn tế tiêu biểu và đưa ra một số nhận định có tính khái quát hơn về văn tế: Văn tế là một trong những thể loại “có tính chất đại chúng, sáng tác nhanh phục vụ kịp thời”, văn tế là một trong những thể loại “phát triển nhất của giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, văn tế thích hợp trong việc diễn đạt những tình cảm lớn”[26; 27]. Tác giả cũng mạnh dạn đưa ra những nhận định về hạn chế trong tư tưởng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu là có hiện tượng chuyển từ tin tưởng hy vọng sang bi quan, thất vọng. Tuy nhiên, tác giả chỉ bày tỏ sự cảm thông với Nguyễn Đình Chiểu mà chưa đưa ra lý giải thỏa đáng cho hiện tượng trên. Giáo trình Cơ sở ngữ văn Hán Nôm, Lê Trí Viễn chủ biên, Nxb Giáo dục, năm 1986 cũng có một số dòng giới thiệu ngắn gọn, đề cập đến vấn đề nội dung, nghệ thuật, thể tài của văn tế. Về nội dung, tác giả nhận định: Vì mục đích của văn tế là nêu lên tính tình, công đức của người chết và tỏ lòng thương tiếc của người sống nên nội dung văn tế coi như bị mục đích hạn chế, văn tế nào cũng lấy cuộc đời người quá cố làm đối tượng, nên cái khác nhau giữa những bài văn tế chỉ là sự khác nhau ở con người cụ thể, người đã chết, người còn sống, và quan niệm giữa kẻ chết, người sống. Nhận định trên đúng nhưng chưa đủ. Bởi vì, về mặt công thức, văn tế nào cũng lấy cuộc đời người quá cố làm đối tượng, chỉ là nói về mặt công thức. Nhưng cuộc đời người quá cố lại không ai giống ai thì đương nhiên việc diễn đạt trong văn tế cũng khác nhau. Nghệ thuật diễn đạt văn tế cũng có nhiều dạng. Cho nên, nhận định trên là chưa nhìn vấn đề một cách toàn diện. Nhiều vấn đề thuộc về thể loại văn tế đã được Phạm Thế Ngũ trình bày trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập 2, Nxb Đồng Tháp, 1997.
- 4 Tác giả đã đưa ra nhiều lời bình và lời trích có giá trị về thể tài, vai trò, ý nghĩa của văn tế. Về thể tài, ông cho rằng: văn tế có vần ở cuối nên có thể xếp vào văn vận, và vì có đối nên cũng có thể xếp vào biền văn. Nói về sự phát triển của văn tế, ông cho rằng, văn tế phát triển cao vào thời Tây Sơn. Tuy nhiên về nhận định trên còn có rất nhiều những ý kiến khác nhau. Theo chúng tôi, đó là nhận định chưa xác đáng. Trong Đặc trưng thể loại của văn tế, Ngô Gia Võ, tạp chí Hán Nôm, số 1 năm 1998, sau khi nhắc lại một số thể loại chung của văn tế đã được công bố và thừa nhận như: đối tượng, nội dung cơ bản, phương thức biểu cảm, thể tài văn học, giá trị văn học, tác giả trình bày thêm một đặc trưng thể loại quan trọng, đặc trưng này nằm ở ý thức và mục đích sáng tác của tác giả văn tế: Mục đích của văn tế là viết để tế người chết, sau đó là người sống. Mặc dù vậy, sự chi phối tâm lý sáng tạo và không gian nghệ thuật riêng của văn tế vẫn là những cái có đầy đủ giá trị. Song, chúng tôi nghĩ rằng, vấn đề tác giả đưa ra vẫn chủ yếu ở bình diện khái quát, chưa chi tiết và thuyết phục. Giáo trình Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XX của Nguyễn Phạm Hùng, Nxb ĐHQG Hà Nội xuất bản năm 2001 là quyển giáo trình viết về Văn học Việt Nam theo thể loại. Quyển sách cũng đã trình bày khá đầy đủ các thể loại tiêu biểu cho từng thời kì, trong đó có thể loại văn tế. Ông đã đưa ra nhận định của mình về văn tế, cho rằng Nguyễn Đình Chiểu là tác giả nổi tiếng nhất về văn tế và giới thiệu một số bài văn tế của tác giả này. Với cách tiếp cận văn hóa học, Trần Nho Thìn đã có nhiều công trình viết về văn học thế kỷ XVIII – XIX. Những công trình đó đã giúp chúng tôi hiểu hơn quan niệm về cái chết trong văn học giai đoạn này. Công trình Văn học trung đại Việt nam dưới góc nhìn văn hóa với những bài viết về Nguyễn Du và Truyện Kiều như: Triết lý Truyện Kiều trong bối cảnh văn hóa xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX; Nhân vật Truyện Kiều và vấn đề tiếp cận nhân học văn hóa; Trần Nho Thìn đã đi sâu vào phân tích giá trị to
- 5 lớn của Truyện Kiều với một góc nhìn mới. Vấn đề cái chết lần đầu tiên được định danh, nằm trong hệ thống các phạm trù giá trị văn hóa khi ông tiến hành phân tích nhân vật trong Truyện Kiều với cách tiếp cận nhân học văn hóa với hai khái niệm “Thân” và “Tâm”. Đây là một trong những tài liệu quan trọng để chúng tôi tham khảo trong phần triển khai luận văn của mình. Qua những tranh cãi khen chê trái chiều về nhân vật Kiều của các nhà Nho thời trung đại, đặc biệt là chuyện Kiều không tự tử, chết để bảo toàn danh tiết theo quan điểm truyền thống của Nho giáo, Trần Nho Thìn đã chỉ ra sự phân hóa quan điểm đạo đức trong văn học thời kỳ trung đại về vấn đề cái chết. Bài viết còn cung cấp những đánh giá và phân tích cụ thể về tiến trình vận động của quan niệm về cái chết trong lịch sử tư tưởng và văn học trung đại. Phạm Tuấn Vũ trong bài Cảm nhận về Văn tế Trương Quỳnh Như đăng trên Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, tập 64 năm 2001, đã có những nhận định khá sắc sảo về giá trị của tác phẩm này, đồng thời người viết đã khai thác sự độc đáo về nghệ thuật thể hiện của Phạm Thái trong cách tổ chức lời văn, sử dụng hình ảnh và dùng phép đối xứng. Đề tài Văn học quốc ngữ nửa sau thế kỷ XIX của Lại Văn Hùng – Chủ nhiệm đề tài, Viện văn học Hà Nội năm 2010 đã trình bày khá đầy đủ về nội dung và nghệ thuật của văn học quốc ngữ Nôm, văn học quốc ngữ La – tinh, cùng với việc tuyển chọn những tác giả, tác phẩm tiêu biểu của thời kì văn học này. Khi viết về thể loại Văn tế Nôm, nhóm tác giả đã nhận định “Văn tế giai đoạn này hầu hết là văn tế phỏng theo thể phú. Cho nên, có người coi văn tế là một biến thể của phú như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, văn tế Nguyễn Tri Phương của Nguyễn Đôn Tiết, Văn tế Cao Thắng của Võ Phát… Ngoài ra còn có những bài văn tế làm bằng thể luật Đường như Văn tế Trương Công Định của Nguyễn Đình Chiểu, thể song thất lục bát như bài Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến. Trong lịch sử văn học Việt Nam, có lẽ chưa bao giờ thể loại văn tế được sáng tác nhiều và có số
- 6 lượng người tiếp nhận đông đảo như ở giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX.” [18; 89]. Đây là những gợi ý quý báu cho luận văn tiếp tục triển khai nghiên cứu. Tác giả Hoàng Thị Tuyết Mai trong bài viết Thi pháp hoàng gia của văn học thời Hồng Đức đăng trên Tạp chí Văn hóa Nghệ An số 225 đã đi sâu tìm hiểu và đề cập đến phương thức sáng tác văn học chữ Nôm thời Hồng Đức với đại diện tiêu biểu là Lê Thánh Tông. Ở nội dung thứ 4 “Văn Nôm biền ngẫu trong Thập giới cô hồn quốc ngữ văn – Nôm hóa cách thức thìn giới”, tác giả bài viết chủ yếu khai thác ở mặt hình thức, kết cấu thơ văn Nôm biền ngẫu, từ việc sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu, cách kết thúc mỗi đoạn bằng những bài kệ, sử dụng điển cố, điển tích, cách sử dụng phép đối, sử dụng hình ảnh, sáng tạo thanh luật, để đi đến khẳng định Thập giới cô hồn quốc ngữ văn “là bước tiến về ngôn ngữ và thể loại của văn học Nôm trong diễn trình văn học Nôm dân tộc” [60; 29]. Theo đó ta thấy, toàn bộ bài viết tập trung phân tích, làm rõ các khía cạnh về mặt nghệ thuật cũng như những đóng góp to lớn của Lê Thánh Tông đối với việc phát triển của văn Nôm nước nhà. Vấn đề về nội dung các tác phẩm văn tế nói chung và Thập giới cô hồn quốc ngữ văn nói riêng ít được nhắc đến trong bài viết này. Một bài viết khác của tác giả Hoàng Thị Tuyết Mai: Biền văn Nôm (qua Thập giới cô hồn quốc ngữ văn) – một di sản văn hóa phi vật thể đăng trên Tạp chí Di sản văn hóa số 4 đề cập đến phương diện nghệ thuật trong Thập giới cô hồn quốc ngữ văn. Ở bài viết này, tác giả đã cho người đọc thấy được tác dụng của việc sử dụng thể biền văn trong việc truyền tải nội dung tác phẩm. Tác giả đã tỉ mỉ làm rõ tác dụng của từng biện pháp nghệ thuật trong tác phẩm. Theo tác giả “Thập giới cô hồn quốc ngữ văn sử dụng hầu hết các phép đối của cổ nhân một cách khá linh hoạt, cân đối, mực thước và điền nhã” [61; 87], các cặp đối hoàn chỉnh đã cho ta cái nhìn sắc nét về từng giới người trong xã hội cũ, đồng thời làm nổi bật dấu ấn của tác giả, đó là “con
- 7 người trần thế với tâm hồn nhạy cảm, biết sẻ chia với kiếp người trong cuộc thế vốn lắm khổ đau, nhiều thăng trầm” [61; 89]. Bên cạnh đó, tác giả cũng cho người đọc thấy được khả năng dụng điển tài hoa của Lê Thánh Tông và thanh luật hài hòa trong tác phẩm. Tác giả nêu rõ việc sử dụng thanh luật trong tác phẩm: “Cách vận dụng linh hoạt, sáng tạo thanh luật, việc lựa chọn hình ảnh, ví von, so sánh hết sức sắc sảo, chân thực và đầy tính thẩm mĩ, biền văn Nôm trong Thập giới cô hồn quốc ngữ văn có sức ám ảnh, sức lôi cuốn người đọc, sức cảm và sức lay động sâu sắc tới những ai từng lật giở những trang biền văn Nôm vào loại tương đối cổ này” [61; 90]. Bài viết đã cho người đọc thấy rõ thành công trong việc sử dụng biền văn của tác giả, từ đó cho ta thấy Thập giới cô hôn quốc ngữ văn là một áng văn Nôm mẫu mực và đặc sắc. Trong khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Trần Thị Mười, Khoa Văn – Xã hội, Trường Đại học khoa học – Đại học Thái Nguyên đã tập trung nghiên cứu đề tài Quan niệm về cái chết trong Văn tế trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, năm 2012, cũng đưa ra những nhận định rất xác đáng về Văn tế giai đoạn này: “ văn tế Việt Nam cả nội dung và hình thức đều có những thay đổi đáng kể và có nhiều thành tựu. Nhiều bài văn tế lấy đề tài từ các quan hệ xã hội, thể hiện những tình cảm ở một tầm độ mới. Đây là thời kì đời sống lịch sử chính trị, đời sống tư tưởng Việt Nam có những biến động sâu sắc. Đây là thời kì có thế năng lớn cho việc mở rộng ý nghĩa xã hội của văn tế. Hình ảnh người tướng sĩ, nghĩa sĩ trong các bài văn tế thời kì này là rất phổ biến. Đến thời kì này có thể nói chính những người dân vô danh, thân phận thấp hèn trong cơn khủng hoảng của lịch sử đã vụt đứng dậy thành những anh hùng giữ nước. Họ theo đạo lý chết vinh hơn sống nhục, chết cho nòi giống được thuần khiết”[69; 38]. Về phương diện nghệ thuật, khóa luận cũng đề cập đến Văn tế trung đại Việt Nam được làm theo lối phú Đường
- 8 luật, và các thể khác như song thất lục bát, lối tán, văn vần hoặc văn xuôi. Song, khóa luận chưa tập trung đi sâu tìm hiểu một cách hệ thống Văn tế Nôm nửa cuối thế kỷ XIX. Trong luận văn Thạc sĩ của Huỳnh Văn Minh, Khoa Văn học, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội đã nghiên cứu đề tài Tìm hiểu đặc điểm của Văn tế Nôm và chữ Nôm qua một số bài Văn tế thế kỷ XVIII-XIX. Luận văn cũng đã nghiên cứu khá rõ ràng, sâu sắc về khái niệm, thể loại, phạm vi, đối tượng, chức năng, đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của Văn tế Nôm. Đặc biệt, tác giả đã đi sâu khảo cứu chữ Nôm trong văn bản Văn tế Nôm thế kỷ XVIII-XIX một cách tỉ mỉ để thấy được những nét riêng về chữ Nôm qua một số bài Văn tế trong giai đoạn này. Song, những vấn đề về giá trị nội dung và nghệ thuật của Văn tế Nôm nửa cuối thế kỷ XIX vẫn chỉ nghiên cứu ở mức khái quát, sơ lược. Luận văn Thạc sĩ của Đinh Thị Thu Hằng, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu đề tài Đặc trưng nghệ thuật của Văn tế Nôm trung đại. Luận văn đã nghiên cứu khá rõ nét về chức năng, đặc điểm, quá trình phát triển của Văn tế Nôm trung đại; hình tượng con người, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ, thể tài, kết cấu và giọng điệu của Văn tế Nôm trung đại. Song, nội dung nghiên cứu về Văn tế Nôm nửa cuối thế kỷ XIX về nội dung và nghệ thuật còn sơ sài, chưa đầy đủ, hệ thống. Tóm lại, qua tìm hiểu chúng tôi thấy những nghiên cứu về văn tế còn rất rải rác, chưa đầy đủ, sâu sắc, một số nhận định còn phiến diện, hoặc chỉ nhìn ở một bộ phận nhỏ của văn tế. Đặc biệt chưa có tài liệu nào nói về Văn tế Nôm nửa cuối thế kỷ XIX một cách chuyên sâu và hệ thống. Đây là một đề tài mới, chưa có công trình nghiên cứu nào tìm hiểu với cấp độ và quy trình tương tự. Dù vậy, chúng tôi cũng thừa nhận đã tiếp thu không ít những thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước.
- 9 Chúng tôi hy vọng rằng đề tài này sẽ góp phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu một cách cụ thể và đầy đủ hơn vấn đề Văn tế Nôm nửa cuối thế kỷ XIX. 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các bài văn tế Nôm tiêu biểu nửa cuối thế kỷ XIX (23 bài) 3.2. Mục tiêu nghiên cứu - Luận văn tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử thế giới và Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX; những vấn đề chung về văn tế, văn tế Nôm thời trung đại để có cái nhìn khách quan, toàn diện, phát hiện ra những giá trị độc đáo, mới mẻ của văn tế Nôm nửa cuối thế kỷ XIX. - Luận văn tiến hành nghiên cứu những giá trị về nội dung và nghệ thuật của văn tế Nôm nửa cuối thế kỷ XIX (nghiên cứu 23 bài văn tế tiêu biểu của giai đoạn này) để thấy được vai trò, đóng góp to lớn của văn tế Nôm giai đoạn này cho văn tế Nôm nói riêng, văn tế và văn học trung đại nói chung. 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 4.1.Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu về hoàn cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX. - Nghiên cứu quá trình phát triển, những đặc điểm cơ bản của Văn tế, Văn tế Nôm trung đại Việt Nam. - Nghiên cứu quá trình phát triển, những đặc điểm cơ bản của văn tế Nôm giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX . - Nghiên cứu những giá trị về nội dung và nghệ thuật của văn tế Nôm giai đoạn này.
- 10 4.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu một đối tượng văn học là một trong những công việc khó, đòi hỏi người nghiên cứu phải có tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học, công phu, sáng tạo, phải có một phông nền kiến thức văn hóa và văn học nhất định …Một trong những yếu tố làm nên sự thành công của một công trình khoa học văn học là người nghiên cứu phải hiểu rõ và sử dụng hiệu quả những phương pháp nghiên cứu văn học của những nhà nghiên cứu đi trước. Trong quá trình nghiên cứu luận văn, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp xã hội học văn học: Phương pháp xã hội học văn học có nhiệm vụ tìm hiểu các mối quan hệ giữa văn học với xã hội và xã hội ngôn ngữ, đặt văn học trong bối cảnh hiện thực xã hội để lí giải, phân tích. Cách tiếp cận này dựa trên những tri thức và các thao tác của xã hội học, nhìn nhận vấn đề mang tính khách quan hơn và khoa học hơn. - Phương pháp nghiên cứu văn học sử: Đặt vấn đề nghiên cứu trong cái nhìn lịch sử. Từ lịch sử đưa ra những vấn đề để luận giải, tìm ra nguồn gốc, căn nguyên của các hiện tượng, vấn đề. - Cách tiếp cận liên ngành đối với vấn đề nghiên cứu: đây là cách tiếp cận, xem xét đối tượng từ góc độ liên ngành để tìm ra các điểm nhìn toàn diện và đảm bảo được tính chính xác cho các nhận định đưa ra. Trong luận văn, chúng tôi có đặt vấn đề mối liên hệ giữa văn và sử. - Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Phương pháp nghiên cứu này được sử dụng để nghiên cứu những tác giả, tác phẩm cụ thể, có tính đại diện. - Phương pháp thi pháp học: được vận dụng xuyên suốt trong luận văn nhằm minh họa cụ thể, sinh động những đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm nửa cuối thế kỷ XIX. Đây sẽ là nền tảng thuyết phục cho những nhận định
- 11 mang tính khái quát của từng đặc trưng nghệ thuật trong các chương, các phần khác nhau. 5. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu văn tế Nôm nửa cuối thế kỷ XIX (khoảng những năm 1858 đến 1900), chúng tôi tập trung nghiên cứu hoàn cảnh lịch sử Việt Nam và thế giới nửa cuối thế kỷ XIX để thấy được sự tác động của hoàn cảnh lịch sử giai đoạn này đối với văn tế Nôm nửa cuối thế kỷ XIX. Bên cạnh đó, chúng tôi nghiên cứu những vấn đề chung của văn tế, văn tế Nôm để có định hướng đúng đắn khi nghiên cứu văn tế Nôm giai đoạn này. Phần quan trọng nhất của luận văn là chúng tôi nghiên cứu 23 bài văn tế Nôm tiêu biểu giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX để thấy được những giá trị sâu sắc, độc đáo, những đóng góp quan trọng về nội dung và nghệ thuật của văn tế Nôm nửa cuối thế kỷ XIX đối với văn tế nói riêng, nền văn học nước nhà nói chung. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn sẽ gồm có 03 chương với những vấn đề cơ bản sau: Chương 1. Biến động lịch sử nửa cuối thế kỷ XIX và những vấn đề chung về Văn tế, Văn tế Nôm Chương 2. Văn tế Nôm nửa cuối thế kỷ XIX – tiếng khóc đa thanh Chương 3: Đặc sắc nghệ thuật của Văn tế Nôm nửa cuối thế kỷ XIX
- 12 NỘI DUNG CHƯƠNG I. BIẾN ĐỘNG LỊCH SỬ NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN TẾ, VĂN TẾ NÔM 1.1. Bối cảnh lịch sử nửa cuối thế kỷ XIX 1.1.1. Bối cảnh lịch sử quốc tế Từ những năm 60 của thế kỷ XVIII, cách mạng công nghiệp đã làm cho sản xuất phát triển nhanh chóng, của cải ngày càng dồi dào. Công nghiệp hóa diễn ra đầu tiên ở Anh, sau đó nhanh chóng phát triển ở nhiều nước châu Âu. Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản: nhờ phát minh máy móc, nhiều khu công nghiệp lớn, nhiều thành phố mọc lên, thu hút dòng người từ nông thôn đến tìm việc làm, hàng hóa ngày càng nhiều, vv… Bên cạnh những mặt tính cực mà cuộc cách mạng công nghiệp đem lại cho châu Âu nói riêng, thế giới nói chung, nó đã tạo ra những hậu quả lớn. Về mặt xã hội, là sự hình thành mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản; về mặt chính trị, xã hội tư bản đã hình thành Chủ nghĩa đế quốc thực dân. Trong thời kì cách mạng công nghiệp, kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh, Pháp, Tây Ban Nha… phát triển nhanh chóng làm tăng nhu cầu tranh giành thị trường, đẩy mạnh việc xâm lược các nước trên thế giới nhằm vơ vét, bóc lột sức người sức của của các nước thuộc địa, đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa công nghiệp ở chính quốc. Đông Nam Á nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc, tiếp giáp với Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, có một vị trí chiến lược quan trọng và giàu tài nguyên, nên sớm bị tư bản phương Tây nhòm ngó. Năm 1824, Anh bắt đầu xâm lược Miến Điện; đến cuối thế kỷ XIX, hoàn thành công cuộc chinh phục nước này. Năm 1858, các nước Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào lần lượt bị Pháp đô hộ, Xiêm trở thành nơi tranh chấp thế lực giữa Anh và Pháp. Châu Phi vào nửa đầu thế kỷ XIX còn là một lục địa bí hiểm đối với các nước
- 13 tư bản phương Tây, các nước này mới đặt được một số căn cứ thương mại ở ven biển. Đến nửa sau thế kỷ XIX, thực dân phương Tây mới tìm cách đi sâu vào đất liền. Kết quả là, hầu hết các nước châu Á, châu Phi lần lượt trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc của thực dân phương Tây. 1.1.2. Bối cảnh lịch sử trong nước Âm mưu xâm lược của tư bản Pháp đối với Việt Nam lâu dài và liên tục, bắt nguồn từ những năm đầu thế kỷ XVII, và ngày càng được xúc tiến một cách mạnh mẽ. Đặc biệt từ giữa thế kỷ XIX, chúng liên tiếp “tạo cớ” để tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam: phản đối triều đình nhà Nguyễn ngăn cản “truyền bá văn minh công giáo”, không tiếp nhận quốc thư của Pháp, “làm nhục quốc kì” Pháp…Đến chiều ngày 31 tháng 8 năm 1858, thực dân Pháp cùng liên quân Tây Ban Nha đã bất ngờ nổ súng tấn công bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng, sau đó chúng lần lượt tấn công 3 tỉnh miền Đông, 3 tỉnh miền Tây Nam Bộ. Chiến tranh ngày càng lan rộng ra miền Trung, miền Bắc. Đến khoảng năm 1884, về cơ bản, triều đình nhà Nguyễn đã chính thức thừa nhận Việt Nam là thuộc địa của thực dân Pháp. Tư bản Pháp lăm le nổ súng xâm lược đúng vào lúc chế độ phong kiến Việt Nam đang đi sâu vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng. Chế độ phong kiến Việt Nam đã khủng hoảng nặng từ cuối thế kỷ XVIII. Song, để duy trì chế độ phong kiến của mình nhằm bảo vệ đặc quyền đặc lợi, phong kiến nhà Nguyễn đã ra sức củng cố trật tự bằng mọi cách. Đối nội, chúng ra sức đàn áp khủng bố các phong trào của quần chúng, huy động những lực lượng quân sự to lớn vào việc dập tắt các cuộc khởi nghĩa nông dân trong biển máu. Đối ngoại, chúng ra sức đẩy mạnh thủ đoạn xâm lược đối với các nước láng giềng như Cao Miên, Lào làm cho quân lực bị tổn thất, tài chính quốc gia và tài lực nhân dân bị khánh kiệt. Còn đối với các nước tư bản phương Tây thì chúng thi hành ngày một thêm gắt gao chính sách bế quan tỏa cảng và cấm đạo, giết
- 14 đạo. Trước âm mưu xâm lược ngày càng ráo riết của bọn tư bản nước ngoài – nhất là tư bản Pháp – phong kiến nhà Nguyễn tưởng làm như vậy là tránh được nạn lớn. Trái lại, càng đóng chặt cửa và càng cấm đạo, giết đạo, lại càng tạo thêm lí do cho thực dân Pháp nổ súng xâm lược sớm hơn mà thôi. Chiều ngày 31 tháng 8 năm 1858, liên quân Pháp – Tây đã kéo tới dàn trận tại cửa biển Đà Nẵng (Quảng Nam). Mờ sáng hôm sau (ngày 1-9-1858), chúng đã cho người đưa tối hậu thư buộc trấn thủ Trần Hoàng phải trả lời ngay trong vòng hai giờ. Không đợi hết hạn, chúng đã ra lệnh cho tàu chiến bắn đại bác lên các đồn Điện Hải, An Hải của triều đình suốt trong ngày hôm đó. Tiếp sau, chúng cho quân đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. Ngày 9-2-1859, hạm đội Pháp tập trung đầy đủ ở Vũng Tàu. Sáng hôm sau (mồng 10 tháng 2), chúng bắt đầu công phá các pháo đài Phúc Thắng, Lương Thiện, Phúc Mĩ, Danh Nghĩa thuộc các tỉnh Biên Hòa, Gia Định, có nhiệm vụ bảo vệ đường thủy vào Gia Định. Sau đó, tàu chiến giặc ngược sông Cần Giờ, vừa tiến vừa bắn phá các đồn hai bên bờ. Trong khi triều đình hoang mang dao động thì nhân dân cả nước đã ngay từ đầu sôi nổi chống giặc. Điển hình có các cuộc nổi dậy của Trương Định ở Gò Công, Gia Định, Chợ Lớn, Tân An từ năm 1860 đến năm 1864; kế đó là Võ Duy Dương ở Đồng Tháp Mười từ năm 1865 đến năm 1866; Nguyễn Trung Trực ở Tân An và Rạch Giá từ năm 1861 đến năm 1868. Ngoài ra, rất nhiều văn thân khác cũng tự động mộ quân chống Pháp, phối hợp tác chiến với nghĩa quân Trương Định. Ngoài Bắc có Hoàng Tá Viêm đóng quân ở Sơn Tây, củng cố lưc lượng đánh Pháp. Nhân dân Hà Nội, Sơn Tây cũng nhất tề hưởng ứng nên địch rất lo sợ. Hưởng ứng “chiếu Cần Vương” do Tôn Thất Thuyết khởi xướng, nhân dân ta ở khắp nơi, dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước đã sôi nổi đứng lên chống Pháp. Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa: ở Bình Định có khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng; ở Quảng Bình có khởi nghĩa của Lê Trực và Nguyễn Phạm Tuân; ở Hải Dương
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 667 | 92
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 667 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 303 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 229 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 248 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 152 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 201 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 238 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 170 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 168 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 163 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 166 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 205 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 155 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 155 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 119 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 155 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Tố Hữu
25 p | 122 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn