Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Văn xuôi viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc Tày
lượt xem 6
download
Luận văn đi sâu nghiên cứu những đóng góp của văn xuôi viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc Tày từ góc độ nội dung như: Sự phản ánh thế giới thiên nhiên, tâm hồn trẻ em. Đánh giá về ý nghĩa, tác dụng của các tác phẩm văn xuôi viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc Tày đối với đời sống tinh thần của trẻ em. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Văn xuôi viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc Tày
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ NHỊ HÀ VĂN XUÔI VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ DÂN TỘC TÀY LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số : 60 22 01 21 Thái Nguyên – Năm 2015 Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN i http://www.lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ NHỊ HÀ VĂN XUÔI VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ DÂN TỘC TÀY Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số : 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. CAO THỊ HẢO Thái Nguyên, Năm 2015 Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ii ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Nhị Hà Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – iii ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Lời cảm ơn! Để hoàn thành luận văn này, em nhận được sự giúp đỡ lớn nhất từ cô giáo hướng dẫn là PGS – TS. Cao Thị Hảo. Em xin gửi tới cô lời cảm ơn chân thành và sâu sắc. Cảm ơn cô đã cho em những chỉ dẫn khoa học quý báu trong việc triển khai đề tài. Cảm ơn cô đã đồng hành và giúp đỡ em! Đồng thời, trong quá trình thực hiện luận văn em đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Ngữ văn, phòng Đào tạo trường ĐHSP Thái Nguyên. Cảm ơn các thầy cô đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè – những người đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn. Thái Nguyên, ngày 8 tháng 5 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Nhị Hà Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – iv ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- MỤC LỤC Lời cam đoan ....................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................iv MỤC LỤC .......................................................................................................... v MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 9 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 10 5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 10 6. Đóng góp của luận văn. ................................................................................ 11 7. Cấu trúc luận văn ......................................................................................... 11 NỘI DUNG...................................................................................................... 12 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC THIẾU NHI VIỆT NAM VÀ VĂN HỌC THIẾU NHI DÂN TỘC THIỂU SỐ THỜI KÌ HIỆN ĐẠI .... 12 1.1. Khái niệm văn học thiếu nhi ..................................................................... 12 1.1.1. Khái niệm ............................................................................................... 12 1.1.2. Một số đặc điểm cơ bản của văn học thiếu nhi ...................................... 14 1.2. Diện mạo chung của văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số........................... 17 1.3. Những mạch nguồn cảm hứng của các nhà văn Tày khi viết cho thiếu nhi ... 25 1.3.1. Cảm hứng bắt nguồn từ những ký ức tuổi thơ ....................................... 25 1.3.2. Cảm hứng đề cao những giá trị văn hóa truyền thống ........................... 29 CHƢƠNG 2: VĂN XUÔI VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ DÂN TỘC TÀY NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG................ 34 2.1. Thế giới thiên nhiên miền núi dưới góc nhìn trẻ thơ ................................ 34 2.1.1. Thiên nhiên hùng vĩ kì thú ..................................................................... 34 2.1.2. Thiên nhiên hoang dã ẩn chứa những hiểm nguy .................................. 38 2.1.3. Thiên nhiên là bạn, là nguồn sống của con người ................................. 42 Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – vĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 2.2. Hiện thực về cuộc sống của trẻ em miền núi ............................................ 49 2.2.1. Những em nhỏ cần cù yêu lao động ....................................................... 49 2.2.2. Trẻ em miền núi yêu quê hương và gắn bó sâu sắc với nguồn cội ........ 52 2.2.3. Những em nhỏ vượt mọi khó khăn để học tập, thực hiện ước mơ ........ 56 2.2.4. Những mảnh đời bất hạnh và niềm tin vào tấm lòng nhân ái ................ 61 2.3. Thế giới loài vật thông minh, ngộ nghĩnh, đáng yêu ................................ 67 CHƢƠNG 3: VĂN XUÔI VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ DÂN TỘC TÀY NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ........ 72 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .................................................................. 72 3.1.1. Xây dựng nhân vật thông qua miêu tả ngoại hình ................................. 72 3.1.2. Xây dựng nhân vật thông qua miêu tả nội tâm ...................................... 72 3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật ................................................................................. 77 3.2.1. Ngôn ngữ giàu chất trữ tình ................................................................... 78 3.2.2 Ngôn ngữ phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi .................................................. 81 3.2.3. Ngôn ngữ mang sắc thái dân tộc Tày ..................................................... 83 3.3. Giọng điệu nghệ thuật ............................................................................... 87 3.3.1. Giọng thủ thỉ tâm tình ............................................................................ 88 3.3.2. Giọng xót xa thương cảm ....................................................................... 89 3.3.3. Giọng điệu khôi hài, hóm hỉnh............................................................... 91 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 98 Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – vi ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong cuộc sống của con người những cuốn sách tuổi thơ bao giờ cũng để lại những dấu ấn sâu đậm cho đến khi trưởng thành, thậm chí những cuốn sách đọc khi còn bé thơ đã phần nào tác động đến sự hình thành tính cách và tâm hồn. Những sáng tác cho thiếu nhi không chỉ góp phần xây dựng lòng nhân ái, tình yêu cuộc sống mà còn góp phần mở rộng những cánh cửa để các em khám phá thế giới với bao điều kì thú. Rõ ràng rằng văn học thiếu nhi có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với việc nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn cho những chủ nhân tương lai của đất nước và có một vị trí nhất định trong nền văn học nước nhà. Khi nói đến văn học thiếu nhi Việt Nam người ta thường nghĩ ngay đến những tác phẩm thuộc hàng kinh điển như: Dế mèn phiêu lưu ký (Tô Hoài), Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi), Quê nội (Võ Quảng), Chuyện hoa chuyện quả (Phạm Hổ), Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán)…. Hay trong những năm gần đây, người ta nói nhiều đến Kính vạn hoa và một số tác phẩm khác của Nguyễn Nhật Ánh, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần. Tóm lại, trong “miền nhớ” của độc giả nhỏ tuổi Việt Nam hầu như chỉ có các tác giả người Kinh mà đôi khi quên mất có một mảng rất quan trọng trong văn học thiếu nhi đó là văn học viết cho thiếu nhi của các tác giả người dân tộc thiểu số như Vi Hồng, Mã A Lềnh, Ma Trường Nguyên, Dương Thuấn, Inrasara… Chúng ta đều biết, cuộc sống của thiếu nhi miền núi so với thiếu nhi miền xuôi có sự chênh lệch rất lớn. Do đặc điểm về địa hình và nhiều lí do khác cuộc sống của trẻ em miền núi còn nhiều thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần. Chính vì thế rất cần những món ăn tinh thần dành riêng cho các em. Thấu hiểu được điều đó các tác giả dân tộc thiểu số rất quan tâm đến sáng tác cho thiếu nhi, có tác giả dành cả sự nghiệp của mình cho văn học thiếu nhi. Văn học viết cho thiếu nhi của các tác giả dân tộc thiểu số không chỉ cung cấp 1
- cho trẻ em miền núi những tác phẩm phù hợp với các em mà nó còn hấp dẫn cả trẻ em miền xuôi bởi nhờ đó mà các em có thể khám phá một thế giới mới mẻ và vô cùng hấp dẫn. Trên lĩnh vực văn chương, văn đàn Việt Nam ghi nhận sự góp mặt của đông đảo các cây bút người Tày. Trong hai năm 2003 và 2004, Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số đã kết hợp với Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc cho ra đời cuốn Nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam - Đời và văn gồm hai tập giới thiệu về các nhà văn người dân tộc thiểu số. Trong hai tập của cuốn sách này, ban biên soạn đã giới thiệu đến độc giả tổng cộng 87 cây bút người dân tộc, trong đó chúng tôi thống kê được có tới 30 cây bút người dân tộc Tày. Trong tổng số 30 cây bút người Tày thì có 8 tác giả có tác phẩm viết cho thiếu nhi là: Vi Hồng, Ma Trường Nguyên, Hà Lâm Kỳ, Hữu Tiến, Hoàng Hữu Sang, Dương Thuấn, Đoàn Lư, Đoàn Ngọc Minh, Hoàng Tương Lai. Số lượng tác giả, số lượng tác phẩm và cả chất lượng sáng tác đều chứng tỏ các sáng tác cho thiếu nhi của tác giả Tày chiếm một vị trí đáng kể trong văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số. Trong khi đó, các sáng tác cho thiếu nhi của những tác giả này, cho tới nay vẫn chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống. Văn học miền núi nói chung và văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số nói riêng hiện vẫn còn là một vùng đất hoang sơ và hầu như chưa được khai phá, trong khi đây lại là một mảng văn học với nhiều đặc sắc riêng rất đáng trân trọng. Bên cạnh đó, thiếu nhi cũng như đồng bào miền núi vẫn còn rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn sách dành riêng cho mình, chưa kể đến số lượng những sáng tác văn học dân tộc thiểu số vẫn còn khá ít ỏi so với văn học của người Kinh, cho nên việc quan tâm nghiên cứu đến văn học dân tộc thiểu số nói chung và văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số nói riêng là cần thiết. Chính vì những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài Văn xuôi viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc Tày làm luận văn tốt nghiệp. 2
- Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi hi vọng sẽ có một cái nhìn tương đối chính xác, có hệ thống về những đặc điểm của văn xuôi thiếu nhi dân tộc Tày cũng như những đóng góp của mảng văn học này đối với văn học thiếu nhi nói chung và văn học các dân tộc thiểu số nói riêng. 2. Lịch sử vấn đề Hiện nay, đề tài miền núi là một trong những đề tài thu hút được sự quan tâm của cả giới nghiên cứu và sáng tác văn học. Điều này thể hiện ở đội ngũ sáng tác ngày càng đông đảo cũng như số lượng tác phẩm dày dặn, phong phú và chất lượng ngày càng cao. Đồng hành với lĩnh vực sáng tác nhiều công trình nghiên cứu về văn học dân tộc thiểu số đã ra đời. Đặc biệt cuốn Nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam – Đời và văn gồm hai tập do nhà xuất bản Văn hóa dân tộc ấn hành trong hai năm 2003 – 2004 đã giới thiệu về 87 tác giả người dân tộc thiểu số trong đó có những cây bút người Tày có nhiều tác phẩm khá quen thuộc với thiếu nhi miền núi nói riêng và trẻ em Việt Nam nói chung như Vi Hồng, Hà Lâm Kỳ, Đoàn Lư, Đoàn Ngọc Minh… Sự ra đời của cuốn sách này đem đến cho độc giả những hiểu biết toàn diện về lực lượng sáng tác của văn học dân tộc thiểu số cũng như những tác giả người dân tộc đã và đang dành nhiều tâm huyết sáng tác cho các thế hệ độc giả nhỏ tuổi. Về văn học thiếu nhi, nhìn chung các công trình nghiên cứu về văn học thiếu nhi không phải là ít và không ít nhà nghiên cứu đã dành tâm huyết cũng như thời gian để nghiên cứu phê bình những sáng tác dành riêng cho thiếu nhi. Tuy nhiên, so với những công trình nghiên cứu về tác phẩm viết cho người lớn quả thật nghiên cứu văn học thiếu nhi vẫn còn rất khiêm tốn. Đặc biệt là văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số càng ít được quan tâm nghiên cứu. Là một tác giả tâm huyết với việc nghiên cứu văn học thiếu nhi, Lã Thị Bắc Lý đã xuất bản cuốn Giáo trình Văn học trẻ em do nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội ấn hành để phục vụ việc giảng dạy cho sinh viên khoa Giáo dục mầm non. Đây là công trình nghiên cứu cung cấp khá đầy đủ, hệ thống 3
- những kiến thức cơ bản về nền văn học thiếu nhi Việt Nam. Trong công trình này, Lã Thị Bắc Lý đã giới thiệu đến cho độc giả ba nhà văn Tày có tác phẩm viết cho thiếu nhi là Vi Hồng với Đường về với mẹ chữ, Hà Lâm Kỳ với Kỉ vật cuối cùng và Đoàn Lư với truyện ngắn Chân trời rộng mở. Trong Truyện viết cho thiếu nhi sau 1975, tác giả Lã Thị Bắc Lý cũng thể hiện cái nhìn khái quát về nền văn học thiếu nhi sau chiến tranh. Tác giả đã có những tìm kiếm, phát hiện những đổi mới trong quan niệm sáng tác, hình tượng nhân vật và hàng loạt những vấn đề có liên quan đến mảng văn học trẻ em thời bình. Trong công trình này tác giả tiếp tục đề cập đến một số sáng tác cho thiếu nhi của ba nhà văn Tày Vi Hồng, Đoàn Lư, Hà Lâm Kỳ. Như vậy văn xuôi của các tác giả người Tày viết cho thiếu nhi đã có chỗ đứng nhất định trong giới nghiên cứu văn học. Đây là một tín hiệu vô cùng đáng mừng đối với văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số. Tuy nhiên đó cũng mới chỉ là sự điểm tên tác giả và tác phẩm, chứ chưa có những nhận xét cụ thể. Các sáng tác của Vi Hồng cho thiếu nhi đã được giới chuyên môn quan tâm ngay từ rất sớm, trong bài viết Đôi điều về sự khởi sắc của văn học thiếu nhi những năm 90 in trong Tạp chí Văn học số ra tháng 6 năm 1995 tác giả Vân Thanh đã đưa ra nhận xét về truyện Người làm mồi bẫy hổ của Vi Hồng như sau: “Người làm mồi bẫy hổ của Vi Hồng (NXB Kim Đồng, 1990); in lại lầm thứ hai năm 1994 – tác giả là người dân tộc Tày) lại đưa các em về quá khứ đen tối của người dân Mường Cốc Nặm. Tên tạo bản Xấn Xáng đã dùng trẻ em làm mồi bắt hổ. Chính sự đùm bọc lẫn nhau của người dân Mường Cốc Nặm đã cứu các em thoát khỏi hoạn nạn. Với giọng điệu riêng, Vi Hồng đã giúp các em hiểu thêm về cuộc sống tăm tối của xã hội miền núi hẻo lánh trước kia” [45, tr.210]. Nhận xét của nhà nghiên cứu Vân Thanh đã khái quát được những điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Điều này đồng thời cũng chứng tỏ rằng sáng tác cho thiếu nhi của Vi Hồng đã có chỗ đứng nhất định trong lòng độc giả cũng như đối với giới nghiên cứu. 4
- Trong bài giới thiệu cuốn Đường về với Mẹ Chữ nhà thơ Dương Thuấn đã viết: “Con đường từ nhà đến trường dài hơn ba trăm cây số cheo leo hiểm trở đầy thú dữ hùm beo đã không ngăn cản được bước chân của các cậu học trò người Tày đi học chữ. Nhà văn Vi Hồng đã kể lại câu chuyện ngày nhỏ đi học của mình rất cảm động” [7]. Với mục đích giới thiệu sách cho nên Dương Thuấn chỉ đưa ra những nhận xét khái quát, chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu một cách cụ thể, nhưng nhận xét ngắn gọn đó cũng đã hé lộ những thú vị hấp dẫn đang chờ đón bạn đọc nhỏ tuổi trong tác phẩm này. Năm 2004, Vi Hà Nguyên (Đại học Sư phạm Thái Nguyên) đã bảo vệ thành công khóa luận tốt nghiệp với đề tài Hình tượng nhân vật thiếu nhi trong truyện viết cho thiếu nhi của Vi Hồng. Khóa luận nghiên cứu sáng tác cho thiếu nhi của Vi Hồng về hình tượng nhân vật chứ chưa phải là một cái nhìn tương đối toàn diện về các sáng tác cho thiếu nhi của ông. Như vậy tác phẩm viết cho thiếu nhi của Vi Hồng đã bước đầu được quan tâm nghiên cứu, nhưng mới chỉ là những nhận xét bước đầu chứ chưa được nghiên cứu toàn diện. Hà Lâm Kỳ cũng là một tác giả viết cho thiếu nhi được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Điểm qua các bài nghiên cứu về các sáng tác cho thiếu nhi của Hà Lâm Kỳ ta có thể kể đến các bài viết như: Ra đời dưới ánh đèn bão (đăng trên báo Văn nghệ dân tộc và miền núi năm 1996). Tác giả Nguyễn Quỳnh đã đưa ra những nhận định về nhà văn Hà lâm Kỳ như sau: “Hà Lâm Kỳ là một trong số rất ít tác giả viết nhiều về thiếu nhi dân tộc thiểu số. Anh có vốn sống khá phong phú nên hầu hết các tác phẩm viết cho thiếu nhi của anh mang được sắc thái văn hóa dân tộc”[10, tr.537]. Tác giả bài viết đã đánh giá cao văn xuôi viết cho thiếu nhi của Hà Lâm Kỳ ở khía cạnh mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Trong bài viết Nhà văn của thiếu nhi tác giả Diệu Thuần nhận xét về sáng tác của Hà Lâm Kỳ như sau: “Có thể nói rằng, sự nâng niu, quý trọng và 5
- những trải nghiệm trong cuộc sống đã gắn bó Hà Lâm Kỳ với tuổi thơ vùng cao miền núi. Anh hiểu sâu sắc về những con người được sinh ra và lớn lên từ những câu chuyện cổ tích, thần thoại, từ dòng suối mát trong và từ những gì thân thương nhất của núi rừng. Cũng chính vì vậy mà trong suốt quá trình sáng tác văn học, anh luôn cố gắng tìm chất dân gian để đưa vào tác phẩm của mình, bởi theo anh, đó là yếu tố quan trọng tạo nên sự gần gũi, dễ hiểu và hấp dẫn đối với thiếu nhi dân tộc thiểu số” [10, tr.553]. Những nhận xét của Diệu Thuần rất đúng và rất trúng với những đặc điểm trong sáng tác của nhà văn Hà Lâm Kỳ. Tuy nhiên giới hạn trong khuôn khổ một bài viết tác giả chưa thể đi sâu nghiên cứu một cách cụ thể. Trong kịch bản phim tài liệu Nhà văn của thiếu nhi miền núi của Đài Phát thanh Truyền hình Yên Bái, tác giả Ngọc Chấn cũng nhấn mạnh đến chất dân gian trong các sáng tác của Hà Lâm Kỳ: “Truyện của Hà Lâm Kỳ mang đậm chất dân gian từ mỗi con người trong cuộc sống đời thường mà ta bắt gặp khi trở thành nhân vật trong truyện của anh đều có cá tính bởi cách nghĩ, cách nói của người dân tộc thiểu số. Lòng sao, viết vậy văn Hà Lâm Kỳ như ngọn núi mà anh leo lên, như dòng suối mà anh đã tắm, không cầu kì tô vẽ nhưng người đọc vẫn bị cuốn hút bởi tình cảm sâu nặng của người viết đối với từng nhân vật” [10, tr.561]. Nhìn chung tác giả bài viết đã có một cái nhìn tổng quát đối với toàn bộ sáng tác cho thiếu nhi của Hà Lâm Kỳ và nhận ra hơi thở riêng trong những trang văn của ông. Những sáng tác của Hà Lâm Kỳ bình dị nhẹ nhàng nhưng sâu lắng để lại nhiều dư âm trong lòng độc giả. Các bài viết nghiên cứu về sáng tác của Hà Lâm Kỳ cho thiếu nhi đã được tập hợp lại và in chung trong phần hai của cuốn Văn xuôi Hà Lâm Kỳ. Những bài viết này là nguồn tư liệu quý giá giúp độc giả có cái nhìn toàn diện về sáng tác cho thiếu nhi của nhà văn họ Hà, đồng thời gợi mở cho bạn đọc hướng tiếp cận đúng đắn khi đọc sáng tác của ông. Nhìn chung, các bài viết đều nhìn nhận Hà Lâm Kỳ là cây bút khá quen thuộc và có uy tín đối với các 6
- em thiếu nhi và các sáng tác của ông đều mang đậm dấu ấn của bản sắc văn hóa của dân tộc Tày. Tác giả Đoàn Lư là một trong những cây bút có uy tín đối với các em thiếu nhi. Vốn là một bác sĩ chuyển sang viết văn cho nên Đoàn Lư được đánh giá như “một sự lạ” trong làng văn. Trong bài viết Đoàn Lư – Một sự lạ, Chu Văn Pản viết: “Người ta tọc mạch đọc những cuốn sách của Đoàn Lư. Họ ngạc nhiên bởi những trang viết toát ra những kiến thức văn hóa tâm linh, văn hóa âm nhạc dân tộc, văn hóa ẩm thực, văn hóa du lịch, võ thuật cổ truyền, chăn thả gia súc, nuôi trồng và chăm sóc cây con… của anh thật sâu sắc” [43, tr.273]. Nhận xét này cho thấy trong sáng tác của Đoàn Lư có một kho kiến thức rất dồi dào, phong phú mà độc giả sẽ được tiếp nhận. Và có lẽ cũng vì thế mà tác giả Phạm Thị Quyên trong luận văn thạc sĩ với đề tài Văn xuôi viết cho thiếu nhi của Đoàn Lư (bảo vệ tại trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, năm 2014) đã dành một chương để khai thác “kho kiến thức hấp dẫn và những bài học có ý nghĩa đối với tuổi thơ trong văn xuôi viết cho thiếu nhi của Đoàn Lư”. Nếu như trước đây nhà văn Đoàn Lư và những sáng tác của ông chỉ được giới thiệu đó đây trong các bài viết nhỏ lẻ hoặc chỉ được điểm tên trong một số công trình nghiên cứu thì với luận văn này, lần đầu tiên sáng tác cho thiếu nhi của Đoàn Lư được nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ nhất. Luận văn nghiên cứu sáng tác văn xuôi cho thiếu nhi ở các phương diện như: cảm hứng nghệ thuật, kho kiến thức bổ ích mà tác giả đem đến cho các em nhỏ từ trang viết của mình và một số phương diện nghệ thuật tiêu biểu trong các sáng tác của Đoàn Lư. Sự xuất hiện của luận văn cho thấy văn xuôi của các tác giả người Tày viết cho thiếu nhi đã bắt đầu giành được sự chú ý không chỉ đối với độc giả tiếp nhận mà còn đối với giới nghiên cứu văn học. Đồng thời luận văn cũng gợi mở cho chúng tôi ham muốn được tiếp tục khai thác các sáng tác văn xuôi cho thiếu nhi của các tác giả dân tộc Tày vốn rất đa dạng, hấp dẫn và ẩn chứa nhiều thú vị. 7
- Đoàn Ngọc Minh là cây bút sáng tác đồng thời cả thơ và văn xuôi, viết cho cả người lớn và trẻ em. Nhìn chung mảng sáng tác của Đoàn Ngọc Minh dành cho người lớn dành được sự quan tâm nhiều hơn. Nhưng trên thực tế, những sáng tác văn học thiếu nhi của Đoàn Ngọc Minh đã và đang được các em thiếu nhi miền núi đón nhận và yêu thích. Về các sáng tác của bà cho lứa tuổi thiếu nhi, trong bài viết Văn xuôi dân tộc thiểu số - hành trình cùng bè bạn của tác giả Cao Duy Sơn đăng trên trang baovannghe.vn có giới thiệu về Đoàn Ngọc Minh với tác phẩm Núi Bó Phạ trở về. Tác giả Vũ Thị Thanh Huyền trong bài viết Đoàn Ngọc Minh “cất nỗi buồn vào trang viết” đăng trên trang vietvan.vn cũng giới thiệu hai cuốn sách cho thiếu nhi của tác giả Đoàn Ngọc Minh là tập truyện ngắn Cánh chim và cuốn Phía sau đỉnh Khau Khoang. Trong bài Phía sau đỉnh Khau Khoang – một tập truyện thiếu nhi đặc sắc đăng trên trang web.cema.gov.vn, tác giả Nông Quốc Lập viết: “Câu chuyện ngày hè của Tiếu được gói gọn trong gần 100 trang sách. Mở đầu là lúc mẹ con Tiếu lên đường về quê ngoại, kết thúc khi ba người trở lại thị trấn Mục Mạ với chiến công, phần thưởng rất ý nghĩa, hai đứa trẻ, hai tâm hồn với những cá tính đối lập nhưng lại rất ăn ý với nhau để cùng khám phá những điều mới lạ của núi rừng. Đó là những ngày hè đáng nhớ nhất của Bưu và Tiếu. Tác giả Đoàn Ngọc Minh, người đã đạt nhiều giải thưởng của Trung ương và địa phương đã viết “Phía sau đỉnh Khau Khoang” rất nhẹ nhàng, dung dị, không lên gân, lên cốt. Mọi diễn biến tâm lý đều diễn ra một cách tự nhiên, có đoạn đối thoại, có đoạn độc thoại và có đoạn các nhân vật có suy nghĩ đấu tranh tư tưởng và hành động theo cảm tính. Đọc “Phía sau đỉnh Khau Khoang” giúp các em yêu thiên nhiên, hiểu được tình người miền núi. Đây là cuốn truyện có ích với các em thiếu nhi trong kỳ nghỉ hè” [11]. Cũng với mục đích giới thiệu sách, Nông Quốc Lập đã đưa ra những nhận xét ngắn 8
- gọn về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Những nhận xét ấy đủ để cuốn hút độc giả, tạo nên tâm thế đón đợi cho bạn đọc. Qua khảo sát sơ bộ, chúng tôi nhận thấy các sáng tác của nhà văn dân tộc Tày cho thiếu nhi đã ghi được dấu ấn không chỉ trong lòng độc giả mà bước đầu đã thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu. Tuy nhiên hiện vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về sáng tác cho thiếu nhi của các tác giả người Tày. Vì thế chúng tôi lựa chọn đề tài Văn xuôi viết cho thiếu nhi của một số nhà văn dân tộc Tày với hi vọng sẽ đem đến một cái nhìn hệ thống về sáng tác cho thiếu nhi của các tác giả người Tày. Tuy nhiên trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi không tham vọng khảo sát được tất cả các sáng tác cho thiếu nhi của toàn bộ tác giả người Tày mà chỉ giới hạn chủ yếu nghiên cứu các sáng tác của bốn nhà văn với số lượng tác phẩm tương đối dày dặn và dành được sự yêu mến của đông đảo bạn đọc là Vi Hồng, Hà Lâm Kỳ, Đoàn Lư và Đoàn Ngọc Minh 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Văn xuôi viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc Tày. - Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu của luận văn chủ yếu là các sáng tác văn xuôi viết cho thiếu nhi của bốn tác giả dân tộc Tày tiêu biểu: Vi Hồng, Hà Lâm Kỳ, Đoàn Lư và Đoàn Ngọc Minh. Cụ thể là: Tác giả Vi Hồng với ba tập: Người làm mồi bẫy hổ, (truyện vừa), Nxb Kim Đồng (1990); Thách đố, (truyện vừa) Nxb Kim Đồng (1995); Đường về với mẹ chữ, (truyện ký) Nxb Kim Đồng (1998); Với tác giả Hà Lâm Kỳ chúng tôi sử dụng văn bản toàn bộ truyện viết cho thiếu nhi của ông được tập hợp và in chung trong cuốn Văn xuôi Hà Lâm Kỳ, Nxb Kim Đồng (2014). Tác giả Đoàn Lư với các tác phẩm: Miếng hiểm cuối cùng, (tập truyện), Nxb Kim Đồng (1995); Tướng cướp hoàn lương, (tập truyện), Nxb Kim Đồng 9
- (1997); Kỉ niệm về một dòng sông, (truyện kí), Nxb Trẻ (1997); Ngựa hoang lột xác, (tập truyện), Nxb Văn hóa dân tộc (1998); Quái cẩu Pi – tơ – chun (truyện vừa), Nxb Kim Đồng, (1999); Bên dòng Quây Sơn, (truyện dài), Nxb Kim Đồng (2000); Những giấc mơ thời thơ ấu, (tập truyện), Nxb Thanh Hóa (2001); Lêna Kítti – Cô bé siêu nhân, (tiểu thuyết), Nxb Văn học, 2009; Lêna – Kítti – Thiên thần của tình yêu, (tiểu thuyết), Nxb Thanh niên, 2010; Lêna – Kítti - Ảo thuật gia của sự hồi sinh, (tiểu thuyết), Nxb Dân Trí, 2012; Li kì Xuyên Sơn, Nxb Kim Đồng, 2013. Tác giả Đoàn Ngọc Minh với ba cuốn:Cánh chim, (tập truyện),Nxb Kim Đồng(2000); Núi Bó Phạ trở về, (truyện dài), Nxb (2003); Phía sau đỉnh Khau Khoang, (truyện dài), Nxb Kim Đồng (2003). Ngoài ra chúng tôi cũng chú ý đến những sáng tác viết cho thiếu nhi của các tác giả khác để so sánh đối chiếu khi cần thiết nhằm làm nổi bật vấn đề nghiên cứu. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn đưa ra một cái nhìn khái quát về quá trình phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam và văn xuôi viết cho thiếu nhi của các tác giả dân tộc Tày. Khẳng định vị trí của văn xuôi viết cho thiếu nhi của các tác giả dân tộc Tày trong dòng chảy của văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số cũng như văn học thiếu nhi Việt Nam. Luận văn đi sâu nghiên cứu những đóng góp của văn xuôi viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc Tày từ góc độ nội dung như: Sự phản ánh thế giới thiên nhiên, tâm hồn trẻ em. Đánh giá về ý nghĩa, tác dụng của các tác phẩm văn xuôi viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc Tày đối với đời sống tinh thần của trẻ em. Luận văn nghiên cứu và tìm hiểu một số phương diện nghệ thuật nổi bật, chỉ ra những thành công và hạn chế về nghệ thuật trong sáng tác văn xuôi viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc Tày. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này chúng tôi đã sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây: Phương pháp khảo sát, thống kê; Phương pháp so sánh đối chiếu; Phương pháp phân tích tổng hợp và phương pháp nghiên cứu theo đặc trưng thể loại. 10
- 6. Đóng góp của luận văn Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về văn học thiếu nhi dân tộc Tày trong một cái nhìn hệ thống để chỉ ra những đóng góp và vị trí của các tác giả dân tộc Tày cho văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số nói riêng và văn học thiếu nhi Việt Nam nói chung. Ở nước ta hiện nay, những công trình nghiên cứu về văn học thiếu nhi chưa nhiều, các công trình nghiên cứu về văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số thì lại càng ít ỏi hơn. Vì vậy, luận văn hoàn thành sẽ là tài liệu tham khảo quan trọng bổ khuyết thêm cho những nghiên cứu về văn học thiếu nhi, góp phần đem lại cái nhìn toàn diện hơn về văn học thiếu nhi nước nhà cũng như văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Qua kết quả nghiên cứu, luận văn cũng góp một tiếng nói về sự cần thiết phải có sự tham gia tích cực hơn của các cây bút dân tộc thiểu số vào sáng tác dành riêng cho thiếu nhi người dân tộc. Bởi không ai có thể viết thay họ về chính con em họ với những đặc trưng riêng về cả hiện thực cuộc sống cũng như đời sống tinh thần. Ngoài ra, thông qua luận văn này chúng tôi cũng nhen nhóm một hi vọng cả cộng đồng hãy chú ý hơn đối với việc đưa văn học dân tộc thiểu số nói chung, văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số nói riêng đến với miền núi, vùng sâu vùng xa cũng như mọi vùng miền khác trong cả nước, để độc giả có thể hiểu hơn về những giá trị văn hóa tinh thần của mảng văn học này. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Thư mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về văn học thiếu nhi Việt Nam và văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số thời kì hiện đại. Chương 2: Văn xuôi viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc Tày nhìn từ phương diện nội dung Chương 3: Văn xuôi viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc Tày nhìn từ phương diện nghệ thuật 11
- NỘI DUNG CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC THIẾU NHI VIỆT NAM VÀ VĂN HỌC THIẾU NHI DÂN TỘC THIỂU SỐ THỜI KÌ HIỆN ĐẠI 1.1. Khái niệm văn học thiếu nhi 1.1.1. Khái niệm Từ lâu nay, trên thế giới đã có một bộ phận sáng tác dành riêng cho lứa tuổi thiếu nhi. Những cuốn sách đầu tiên của loại này là những cuốn sách về các quy tắc ứng xử, chúng nhằm mục đích uốn nắn cho các em những chuẩn mực đạo đức trong môi trường xã hội đương thời. Ở châu Âu thể loại sách này xuất hiện đầu tiên vào khoảng thế kỉ XIV. Ở Việt Nam trong thời phong kiến không tồn tại bộ phận văn học viết dành cho thiếu nhi. Nhưng vào thời bấy giờ, trẻ em Việt Nam có may mắn là được tiếp thu một nền văn học dân gian phong phú qua những lời ru của mẹ, qua những câu chuyện kể của bà. Đến đầu thế kỉ XX ở nước ta bắt đầu xuất hiện những tác phẩm viết cho thiếu nhi, mà môt trong những tác giả của buổi ban đầu ấy chính là Tản Đà với Lên sáu lên tám (1921). Sau khi cách mạng thành công được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, văn học thiếu nhi Việt Nam mới chính thức ra đời. Vậy văn học thiếu nhi là gì? Những tác phẩm nào có thể được xếp vào mảng văn học này? Trong bài viết Từ cuộc sống hôm nay, văn học chuẩn bị bản lĩnh và lòng tin cho con em chúng ta bước vào thế kỷ thứ XXI tác giả Hà Xuân Trường đã nêu lên những suy nghĩ của mình về khái niệm văn học thiếu nhi: “Nếu hiểu một cách đầy đủ, theo tôi nghĩ, văn học thiếu nhi gồm ba bộ phận: văn học về thiếu nhi, văn học cho thiếu nhi và văn học của thiếu nhi; hai bộ phận sau có những đặc điểm riêng biệt, mà văn học cho thiếu nhi là bao trùm” [45,tr.438]. Từ đó tác giả đề xuất lấy bộ phận chủ yếu “văn học cho thiếu nhi” để chỉ nền văn học viết cho các em và viết về các em. Các tác giả cũng còn nhiều băn khoăn về cách gọi văn học thiếu nhi. Một số tác giả gọi văn học dành cho lứa tuổi thiếu nhi là văn học trẻ em. Tác giả Lã Thị Bắc Lý trong cuốn Giáo trình Văn học trẻ em đã dùng cụm từ văn 12
- học trẻ em thay vì dùng cụm từ văn học thiếu nhi vốn vẫn quen thuộc và được nhiều người sử dụng. Trong bài viết Nghĩ về nghề tác giả Vũ Ngọc Bình cũng thiên về cách gọi là Văn học trẻ em. Ông viết: “Gọi là thiếu nhi thì hơi chữ nghĩa,“hơi tàu”. Gọi là trẻ con thì lại khinh thị. Gọi là trẻ em thì vừa nôm na, lại vừa rất trúng” [45, tr.327]. Nhưng nhìn chung, hiện nay bạn đọc và đông đảo các nhà nghiên cứu vẫn quen dùng cụm từ văn học thiếu nhi để chỉ bộ phận văn học dành cho tuổi nhỏ. Theo Từ điển thuật ngữ văn học khái niệm văn học thiếu nhi được định nghĩa như sau: “Theo nghĩa hẹp, văn học thiếu nhi gồm những tác phẩm văn học hoặc phổ cập khoa học dành riêng cho thiếu nhi. Tuy vậy khái niệm văn học thiếu nhi cũng thường bao gồm một phạm vi rộng rãi những tác phẩm văn học thông thường (cho người lớn) đã đi vào phạm vi đọc của thiếu nhi, như Đôn Ki - hô - tê của M. Xéc - van - tex, Rô - bin - xơn Cơ - ru - xô của Đ. Đi - phô, Gu - li - vơ du kí của Gi. Xuýt - tơ, Túp lều bác Tôm của H. Bi - sơ – Xtâu” [39, tr.412 - 413]. Khái niệm văn học thiếu nhi trong Từ điển thuật ngữ văn học cho đến nay vẫn là một khái niệm được nhiều người biết đến và sử dụng. Nó cũng là khái niệm được dùng trong các cuốn giáo trình giảng dạy về văn học thiếu nhi mà cuốn Giáo trình văn học trẻ em của Lã Thị Bắc Lý là một ví dụ. Theo Bách khoa thư văn học thiếu nhi Việt Nam, văn học thiếu nhi là: “Những tác phẩm văn học được mọi nhà văn sáng tạo ra với mục đích giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, tính cách cho thiếu nhi. Nhân vật trung tâm của nó là thiếu nhi nhiều khi cũng là người lớn, hoặc một cơn gió, một loài vật, một cái cây… Tác giả không chỉ là chính các em, mà cũng là nhà văn thuộc mọi lứa tuổi” [46, tr.6]. Như vậy Bách khoa thư văn học thiếu nhi Việt Nam xem xét khái niệm văn học thiếu nhi ở nhiều góc độ: chủ thế sáng tác, đối tượng tiếp nhận, nhân vật trung tâm, mục đích sáng tác. Tóm lại, hiểu một cách chung nhất thì văn học thiếu nhi là những sáng tác của cả trẻ em và người lớn dành cho đối tượng là các thế hệ thiếu nhi và có nội 13
- dung hướng đến việc giáo dục nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn cho thế hệ trẻ. Những tác phẩm này được các em thiếu nhi say mê thích thú vì các em tìm thấy trong đó cả một thế giới được quan sát dưới “lăng kính” hồn nhiên, trong trẻo của trẻ thơ. 1.1.2. Một số đặc điểm cơ bản của văn học thiếu nhi 1.1.2.1. Văn học thiếu nhi kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính giáo dục với tính giải trí Văn học thiếu nhi có vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện nhân cách trẻ em, cả về đạo đức, trí tuệ và thẩm mĩ. Trong bài Mấy suy nghĩ về đặc trưng và chức năng giáo dục của văn học thiếu nhi Võ Quảng viết: “Chức năng giáo dục là chức năng hàng đầu của văn học thiếu nhi. Đó là điều khẳng định, không cần bàn cãi. Người viết cho thiếu nhi phải có hai tư cách, tư cách người viết văn và tư cách người làm cha mẹ muốn cho con mình nên. Câu chuyện phải rõ ràng, tư tưởng chủ đề phải trong sáng. Khi diễn tả tránh mọi hình tượng có thể đưa lại những ý nghĩ không tốt cho các em. Quan điểm sư phạm và văn học thiếu nhi là hai anh em sinh đôi. Văn học thiếu nhi không có lí do đứng được, nếu không phát huy được chức năng giáo dục” [45, tr.302]. Tuy nhiên, để thực hiện tốt chức năng giáo dục, nhà văn không thể nói với các em bằng những lời thuyết giáo, răn dạy khô khan mà phải bằng hình tượng nghệ thuật sinh động, bằng ngôn ngữ nghệ thuật hấp dẫn phù hợp với tuổi thơ. Chức năng giáo dục của văn học thiếu nhi phải được chứa đựng trong một tác phẩm mà khi đọc lên, các em thấy lôi cuốn. Trong bài Nghĩ về tính hấp dẫn trong văn học thiếu nhi, tác giả Hải Hồ viết: “Nhà trường có quyền bắt các em học đủ các môn trong chương trình giáo khoa. Không thích cũng phải học. Còn quyển sách của nhà văn thì hoàn toàn phụ thuộc vào sự lựa chọn của các em. Sách viết về những điều tốt lành đấy, nhưng không hấp dẫn, các em vẫn ngán và bỏ dở giống như ngại uống thuốc bổ. Bổ nhưng đắng và khó nuốt lắm! Các nhà y tế đã biết rõ điều đó và thường bọc đường vào những viên thuốc bổ để các em uống thuốc mà thấy ngon như ăn kẹo. Vừa 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 667 | 92
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 666 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 302 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 229 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 247 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 152 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 201 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 238 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 170 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 168 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 163 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 166 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 205 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 155 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 155 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 119 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 155 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Tố Hữu
25 p | 121 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn