intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Yếu tố khẩu ngữ trong Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:143

49
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xác định các yếu tố làm nên cái gọi là chất liệu khẩu ngữ trong HRCM; làm rõ đặc điểm phân bố của các yếu tố khẩu ngữ trong HRCM. Qua đó thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các yếu tố ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học trong một tác phẩm văn chương; tìm hiểu bước đầu tác dụng nghệ thuật của các yếu tố khẩu ngữ trong HRCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Yếu tố khẩu ngữ trong Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN BÍCH NGỌC YẾU TỐ KHẨU NGỮ TRONG HƯƠNG RỪNG CÀ MAU CỦA SƠN NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thái Nguyên - 2015
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN BÍCH NGỌC YẾU TỐ KHẨU NGỮ TRONG HƯƠNG RỪNG CÀ MAU CỦA SƠN NAM Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã số: 60.22.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Cao Cương Thái Nguyên - 2015
  3. LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn Thạc sĩ ngôn ngữ với đề tài “Yếu tố khẩu ngữ trong Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam”. Qua đây, tôi xin chân thành bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, TS. Hoàng Cao Cương đã tâm huyết, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này và là người thầy đã truyền dạy cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong công tác giảng dạy sau này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến BGH, khoa sau Đại học, ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, cùng các thầy, cô trực tiếp giảng dạy bộ môn chuyên ngành ngôn ngữ của Trường ĐHSP Thái Nguyên đã tạo điều kiên thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Thái Nguyên, ngày 25 thánh 8 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Bích Ngọc i
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là do tôi viết. Mọi số liệu, tư liệu cũng như kết quả nghiên cứu là của riêng tôi. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Thái Nguyên, ngày 25 tháng 8 năm 2015 Người cam đoan Nguyễn Bích Ngọc ii
  5. MỤC LỤC Lời cảm ơn .........................................................................................................i Lời cam đoan.....................................................................................................ii Mục lục ............................................................................................................iii Danh mục các từ viết tắt ...................................................................................iv MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5 5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 6 6. Đóng góp của luận văn ................................................................................. 6 7. Bố cục luận văn ............................................................................................ 7 Chương 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT .................................................................... 8 1.1. Dẫn nhập.................................................................................................... 8 1.2. Một số khái niệm ngôn ngữ học và nghiên cứu văn học............................. 8 1.2.1. Ngôn ngữ toàn dân.................................................................................. 8 1.2.2. Tiếng địa phương .................................................................................... 9 1.2.3. Ngôn ngữ văn hóa. Ngôn ngữ văn học. Ngôn ngữ văn chương ............. 10 1.2.4. Khẩu ngữ .............................................................................................. 15 1.2.5. Chủ đề .................................................................................................. 22 1.2.6. Chi tiết nghệ thuật................................................................................. 23 1.2.7. Hình tượng nhân vật ............................................................................. 24 1.3. Nhà văn Sơn Nam và Hương rừng Cà Mau ............................................. 25 1.3.1. Nhà văn Sơn Nam ................................................................................. 25 1.3.2. Hương rừng Cà Mau............................................................................. 26 1.4. Tiểu kết.................................................................................................... 27 Chương 2. TÍNH KHẨU NGỮ THỂ HIỆN TRONG TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG iii
  6. 2.1. Dẫn nhập.................................................................................................. 30 2.2. Danh sách từ ngữ Nam Bộ trong HRCM ................................................. 31 Cơ sở dữ liệu ...................................................Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Nhóm tương ứng ngữ âm với từ toàn dân.............................................. 32 2.2.2. Nhóm không có tương ứng về ngữ âm với từ toàn dân.......................... 39 2.3. Tiểu kết.................................................................................................... 45 Chương 3. TÍNH KHẨU NGỮ THỂ HIỆN TRONG CÁC LỚP TỪ VÀ TÊN GỌI....................................................................................................... 46 3.1. Dẫn nhập.................................................................................................. 46 3.2. Danh từ .................................................................................................... 46 3.2.1. Danh từ chung: loài cây ........................................................................ 47 3.2.2. Danh từ chung: loài vật......................................................................... 49 3.2.3. Danh từ riêng: tên đất, tên người .......................................................... 54 3.3. Đại từ....................................................................................................... 70 3.4. Tiểu từ cuối câu ....................................................................................... 75 3.5. Cấu trúc vị từ ........................................................................................... 79 3.6. Thành ngữ, quán ngữ ............................................................................... 85 3.6.1. Thành ngữ............................................................................................. 85 3.6.2. Quán ngữ .............................................................................................. 88 3.7. Tiểu kết.................................................................................................... 89 KẾT LUẬN ................................................................................................... 92 THƯ MỤC THAM KHẢO .......................................................................... 95 PHỤ LỤC .................................................................................................... 100 iv
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. HRCM: HƯƠNG RỪNG CÀ MAU 2. TSXH: TẦN SỐ XUẤT HIỆN 3. NAM BÔ: NAM BỘ 4. TD: TOÀN DÂN 5. CTĐD: CẤU TRÚC ĐỊNH DANH 6. YTĐT: YẾU TỐ ĐỨNG TRƯỚC 7. ÝTĐS: YẾU TỐ ĐỨNG SAU 8. TTCC: TIỂU TỪ CUỐI CÂU 9. TTMĐ: TIỂU TỪ MỤC ĐÍCH 10. TTTC: TIỂU TÌNH THÁI CUỐI 11. TNTN: THÀNH NGỮ TỤC NGỮ iv
  8. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Để giao tiếp và sáng tạo, con người có thể dùng âm thanh hoặc chữ viết, nhưng giao tiếp và sáng tạo bằng âm thanh vẫn là tự nhiên và phổ dụng hơn, vì lịch sử giao tiếp bằng âm thanh đã có hàng triệu năm trong khi thói quen dùng chữ viết mới bắt đầu từ dăm ngàn năm lại đây. Những năm gần đây, đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu về từ khẩu ngữ và tác dụng của nó được dùng trong các tác phẩm văn chương như các tác giả: Nguyễn Thị Thanh Nga (2000), Những từ ngữ mang sắc thái khẩu ngữ trong tiếng Việt, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Nguyễn Thị Điệp (2009), Dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam, Luận văn Cao học, Đại học Cần Thơ, Trần Thị Hạnh (2012), Sơn Nam trong tiến trình văn học Nam Bộ, www.yersin.edu.vn/Uploads/2013/03/Thong_Tin_KH_So_01_091.pdf, Nguyễn Văn Nở, Nguyễn Thị Tuyết Hoa (2015), Cách vận dụng từ địa phương trong truyện ngắn của Sơn Nam, http. nguvan. hnue. vn/nghiencuu/ tabid/100/newstab/468/default.aspx, Phạm Thị Thu Thủy (2011), Dấu ấn Nam Bộ trong tập truyện ngắn "Mùa len trâu" của nhà văn Sơn Nam, www.tonvinhvanhoadoc.vn, Nguyễn Nghiêm Phương (2009), Màu sắc Nam Bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam, Luận văn Cao học, ĐHSP Tp Hồ Chí Minh, Lê Thị Thùy Trang (2003), Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam giai đoạn 1954-1975, Luận văn Cao học, ĐHSP Tp Hồ Chí Minh. Những tác giả trên đã nói về tác dụng của khẩu ngữ, về nhà văn Sơn Nam một nhà văn đã mang đậm chất Nam Bộ. Nối tiếp cách tiếp cận này, chúng tôi chọn đề tài để nghiên cứu : Yếu tố khẩu ngữ trong Hương Rừng Cà Mau của Sơn Nam. Mong muốn khắc sâu hơn nữa giá trị, tác dụng của khẩu ngữ được Sơn Nam sử dụng trong sáng tác của mình, cụ thể, chúng tôi đi tìm hiểu về yếu tố khẩu ngữ, tác dụng của nó mà tác giả sử dụng trong tập truyện Hương Rừng Cà Mau. 1
  9. HRCM của Sơn Nam là tuyển tập truyện ngắn về những người nông dân Nam Bộ sống cách nay năm sáu chục năm. Việc nghiên cứu hệ thống từ ngữ, cách kết nối cú pháp và kết nối đoạn trong từng tác phẩm có thể giúp chúng ta hiểu được những dụng công của tác giả trong việc tận dụng các yếu tố khẩu ngữ cho xây dựng nhân vật và các hoàn cảnh điển hình. Xuất phát từ mong muốn này, chúng tôi chọn đề tài “Yếu tố khẩu ngữ trong HRCM của Sơn Nam”. 2. Lịch sử nghiên cứu Mặc dù xuất hiện rất sớm trên văn đàn Miền Nam, nhưng trước 1975 Sơn Nam ít được giới học giả Sài Gòn nhắc tới. Có lẽ bên cạnh lí do về vấn đề chính trị, còn có vấn đề về phong cách viết của ông, cái phong cách có phần ngược với xu thế văn chương thời thượng hồi đó ở vùng tạm chiếm, dưới ách Mỹ Ngụy. Sơn Nam chỉ được chú ý và được đánh giá cao sau ngày đất nước được giải phóng, khi trào lưu trở về nguồn đã trở thành một xu hướng mới của thời đại. Chỉ khoảng sau 10 năm đất nước thống nhất, nhiều tác phẩm của ông đã được tái bản, trong đó nổi tiếng nhất là HRCM. Trong lời tựa cho HRCM tập 1, nhà thơ Viễn Phương coi Sơn Nam là một cây bút xuất sắc và tiêu biểu cho văn chương Nam Bộ thế kỉ XX. Trong Các tác gia văn học Việt Nam, viết năm 1992, các tác giả Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Đình Chú, Nguyên An đã coi HRCM là tác phẩm tiêu biểu nhất, đặc sắc nhất của Sơn Nam. Từ điển văn học bộ mới in năm 2004 cho tác phẩm này là "đã đem lại cho nhiều thế hệ người đọc những xúc cảm thẩm mĩ bổ ích, những gợi ý chân thành cao quý về đất nước và tình người" [27,1566]. Với Trần Hữu Tá, HRCM đã chứng tỏ được tác giả của nó là "một người cầm bút có dáng vẻ và hương sắc riêng" [45,72]. Bàn về phong cách nghệ thuật của Sơn Nam trong HRCM, Từ điển văn học, bộ mới, cho rằng: "Truyện ngắn của Sơn Nam có cốt cách, ý vị riêng … Tác giả viết hết sức thoải mái, tự nhiên, như lời kể trong bữa nhậu bằng ngôn 2
  10. ngữ đời thường. Phương ngữ được dùng vừa phải, đúng chỗ. Con người và vùng đất "nê địa" Cà Mau cứ thế hiện lên trên từng trang viết của ông, cuốn hút, say người." [27, 1566]. Bước sang thế kỉ XXI, các nghiên cứu về Sơn Nam tiếp tục đi theo hướng này nhưng dưới một tiếp cận mới: nghiên cứu thi pháp. Phong cách Sơn Nam được các nhà nghiên cứu cụ thể và chi tiết hóa qua những dụng công của ông trong sử dụng lời ăn tiếng nói hàng ngày của người Nam Bộ. Các công trình nghiên cứu đều có khát vọng chung là mong muốn cắt nghĩa cho thật khoa học cái gọi là "hương sắc riêng", cách "viết như nói" của Sơn Nam. Truyện ngắn Sơn Nam gồm "một thế giới nhân vật phong phú và đa dạng", từ những người lao động chăm chỉ đến những kẻ quen sống dựa dẫm, lười biếng; từ những người thật thà, chân chỉ đến những kẻ bịp bợm, sống lang bạt kì hồ; từ những người còn nặng lòng với đất nước, quê hương đến những kẻ rắp tâm làm tay sai cho ngoại bang... Ứng với mỗi một loại nhân vật là một loại tính cách. Theo Lê Thị Thùy Trang, 2003, trong HRCM, các nhân vật đều ít được mô tả ngoại hình. Thay vào đó là cách mô tả đặc biệt riêng của Sơn Nam: thông qua lời nói, thái độ, hành động.. Nhưng cái làm nên ấn tượng Sơn Nam nhất trong lòng người đọc là nghệ thuật sử dụng tiếng địa phương Nam Bộ. "Đó là cách diễn đạt khéo léo mà không cầu kì, mộc mạc, chân thành, giản dị, dễ hiểu mà không kém mượt mà, không làm mất đi tính thẩm mĩ của văn học" [56, 113]. "Nhiều tác phẩm trong HRCM mang đậm khẩu khí Nam Bộ. Ở những tác phẩm này gần như tác giả đã sao chụp nguyên mẫu ngoài cuộc sống" [56, 116]. Nguyễn Văn Nở và Nguyễn Thị Tuyết Hoa, 2015, cho rằng, "Một trong những yếu tố làm nên sức hấp dẫn trong truyện ngắn của Sơn Nam là cách vận dụng ngôn ngữ của ông, đặc biệt là phương ngữ Nam Bộ. Lớp từ vựng trong phương ngữ Nam Bộ được vận dụng để miêu tả trong truyện ngắn Sơn Nam rất đa dạng.". Theo các tác giả này, " …một số lớp từ sau: lớp từ xưng hô, lớp từ định danh một số động vật, thực vật, lớp từ chỉ đặc điểm địa hình, hiện tượng 3
  11. tự nhiên, lớp từ chỉ vật thể nhân tạo được dùng phổ biến trong cách nói năng của người Nam Bộ. Bởi lẽ đây là lớp từ phản ánh trực tiếp đặc điểm vùng đất, cuộc sống lao động sản xuất, nét sinh hoạt văn hóa cùng cách ứng xử trong giao tiếp của người Nam Bộ" [39]. Theo Trần Thị Hạnh, "đặc biệt, Sơn Nam trong nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ bình dân đã có những bước tiến đáng ghi nhận" [21, 45]. và bà lí giải điều đó như sau: "… vẫn là lời ăn tiếng nói của người dân Nam Bộ nhưng nó không làm cho người đọc các vùng khác khó hiểu. Ông không sử dụng ngôn ngữ quá cũ, mà thông qua giọng điệu, cách ví dụ vẫn thể hiện được cá tính Nam Bộ" [21, 45]. Tóm lại, việc nghiên cứu Sơn Nam trong những năm đầu của thế kỉ đã có chiều sâu: đi theo hướng thi pháp. Các tác giả nghiên cứu dần đi tới được những đồng thuận khi đánh giá nghệ thuật văn chương của ông. Từ phương diện xây dựng kết cấu và cốt truyện thì thật ra truyện ngắn Sơn Nam không có những đóng góp thật đặc biệt. Tuy nhiên, cái đặc sắc trong các truyện của ông lại nằm ở cách sử dụng sáng tạo vốn từ địa phương, cách đặt tên nhân danh và địa danh độc đáo và lối kể chuyện đượm màu sắc dân gian. Chính cái độc đáo này đã đưa Sơn Nam vào một vị trí thật đặc biệt của trong tiến trình văn chương Nam Bộ. Gộp các yếu tố này cho dễ gọi trong một danh từ chuyên môn chung hơn, ta có thể nói: đó là sự thành công từ chất liệu khẩu ngữ trong từng sáng tác. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích - Xác định các yếu tố làm nên cái gọi là chất liệu khẩu ngữ trong HRCM - Làm rõ đặc điểm phân bố của các yếu tố khẩu ngữ trong HRCM. Qua đó thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các yếu tố ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học trong một tác phẩm văn chương. - Tìm hiểu bước đầu tác dụng nghệ thuật của các yếu tố khẩu ngữ trong HRCM. 4
  12. 3.2. Nhiệm vụ - Xác định đặc điểm cấu trúc khẩu ngữ trong HRCM. - Tìm hiểu tác dụng nghệ thuật của các yếu tố khẩu ngữ trong HRCM. Tìm hiểu các mặt tích cực và hạn chế của yếu tố này trong sáng tạo văn chương. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Một trong những yếu tố tạo nên giá trị nghệ thuật của một tác phẩm văn học là chất liệu ngôn ngữ mà nhà văn sử dụng. Thông thường, chất liệu này là ngôn ngữ chuẩn mực, ngôn ngữ văn chương, nơi hạn chế đến thấp nhất cách sử dụng vốn từ địa phương và cách diễn đạt theo ngôn ngữ nói, ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên tiến trình văn học Việt Nam đã từng được chứng kiến tình trạng có những tác giả dùng ngôn ngữ nói làm phương tiện biểu đạt văn chương. Những tác giả này có người thành công nhưng cũng có người chưa thật thành công. Chẳng hạn hiện tượng dùng ngôn ngữ nói của Hồ Xuân Hương tạo nên dòng thơ Nôm tuyệt tác trong quá khứ là một ví dụ thành công. Còn ở địa hạt văn xuôi thế kỉ XX người ta cũng đã ghi nhận được hàng loạt các tác giả có nhiều tìm tòi trong sử dụng ngôn ngữ bình dân như Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc, Nguyễn Văn Bổng, Sơn Nam hoặc các trường hợp Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Ngọc Tư sau này. Để tìm hiểu bí quyết nào giúp nhà văn sử dụng ngôn ngữ nói trong sáng tác lại gặt hái được thành công, trước hết cần tìm hiểu sự phân bố các yếu tố khẩu ngữ có trong tác phẩm của họ và cách khai thác chúng cho mục đích thẩm mĩ. Chúng tôi chọn các tập truyện ngắn của Sơn Nam cho việc tìm hiểu bước đầu này. Tên tuổi của nhà văn Sơn Nam gắn liền với tập truyện HRCM. Năm 1962 tập truyện được Nhà xuất bản Phù Sa xuất bản, chỉ gồm 18 truyện, Sau đó nó được nhiều nhà xuất bản tái bản nhiều lần, cả trước lẫn sau giải phóng. Đến 2001 Nhà xuất bản Trẻ nhân khi tái bản đã tập hợp những truyện ngắn khác nữa 5
  13. của ông và xuất bản thêm 2 tập mới. Ngoài 18 truyện trước đây, HRCM có thêm 47 truyện ngắn nữa. 18 truyện cũ từ 1962 được đặt tên là HRCM, Tập Một. Hai tập tiếp sau là HRCM, Tập Hai và Tập Ba.Tập 2: 26 truyện;Tập Ba:21 truyện. Hiện nay dưới tiêu đề HRCM là một tổng tập truyện ngắn dày dặn gồm 65 truyện, gấp hơn 3 lần số truyện xuất bản lần đầu. Trong công trình này cả 3 tập HRCM này là ngữ liệu cơ sở dùng cho phân tích các đặc điểm khẩu ngữ mà nhà văn đã sử dụng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Chất khẩu ngữ của HRCM được bộc lộ qua: a. Vốn từ ngữ địa phương b. Cấu trúc cú pháp đặc trưng của ngôn ngữ nói theo phong cách Nam Bộ Hai yếu tố này sẽ được phân tích trong công trình. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:: 5.1. Phương pháp thống kê: Những yếu tố khẩu ngữ tiêu biểu xuất hiện trong HRCM được lên danh sách kèm với tần số xuất hiện (TSXH) của chúng. Nhờ các phân tích thống kê có thể phát hiện ra dược mức độ sử dụng và hiệu lực thông tin của chúng trong HRCM. 5.2. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa: Các yếu tố khẩu ngữ được tập hợp theo các dạng đơn vị khác nhau có trong hệ thống ngôn ngữ và xem xét nội dung biểu đạt chính của chúng theo phương pháp phân tích ngữ nghĩa ở từng ngữ cảnh có thể. 5.3. Phương pháp phân tích diễn ngôn: Đặt các yếu tố khẩu ngữ vào văn bản và các hoàn cảnh cụ thể để xem xét tác dụng của các yếu tố này trong liên kết văn bản và qua đó tìm hiểu các hiệu lực dụng ngôn của chúng. 6. Đóng góp của luận văn 6.1. Ý nghĩa lí luận 6
  14. - Nhằm khẳng định vai trò tích cực của chất liệu khẩu ngữ trong truyện ngắn Sơn Nam, nói riêng và truyện ngắn Việt Nam, nói chung. Trong việc xác định phong cách một tác giả, bên cạnh việc quan tâm đến các yếu tố nghệ thuật liên quan đến xây dựng nhân vật, tính cách nhân vật và phác họa các hoàn cảnh xuất hiện nhân vật, người nghiên cứu cần có cái nhìn chi tiết hơn nữa về chất liệu ngôn ngữ mà nhà văn ưa thích dùng trong sáng tác. 6.2.Ý nghĩa thực tiễn - Bước đầu tìm hiểu đặc điểm cấu trúc của cái gọi là chất liệu khẩu ngữ. - Khẳng định vai trò ngôn ngữ cá nhân nhà văn trong sáng tác văn chương. - Giới thiệu thủ pháp phân tích ngôn ngữ cho xác định phong cách. - Góp thêm tiếng nói khẳng định vị trí của Sơn Nam trong tiến trình truyện ngắn Việt Nam hiện đại. 7. Bố cục luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận, luận văn gồm 3 chương chính: Chương 1: Cơ sở lí thuyết Chương 2: Vốn từ ngữ Nam Bộ trong HRCM Chương 3: Những lớp từ ngữ đặc biệt 7
  15. Chương 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1. Dẫn nhập Như là các khái niệm công cụ cho khảo sát hiện tượng khẩu ngữ trong HRCM của Sơn Nam, chương này xin trình bày một số khái niệm ngôn ngữ học và nghiên cứu văn học liên quan trực tiếp với đề tài. Đó là các khái niệm ngôn ngữ học về loại hình ngôn ngữ chức năng với tư cách là các hệ thống con trong hệ thống ngôn ngữ một tộc người và các khái niệm sơ giản về cấu trúc nghệ thuật trong một tác phẩm văn học. Chương cũng dành phần còn lại cho giới thiệu về Sơn Nam và tác phẩm HRCM. 1.2. Một số khái niệm ngôn ngữ học và nghiên cứu văn học 1.2.1. Ngôn ngữ toàn dân Trong quá trình tộc người, khi hội đủ các điều kiện kinh tế - xã hội nhất định thi tiếng nói tộc người bước sang giai đoạn phát triển trở thành phương tiện giao tiếp chung cho cả một quốc gia. Đến lượt chúng, những tiếng nói trong các vùng dân cư khác nhau trở thành phương ngữ (tiếng địa phương) của quốc gia. Cái ngôn ngữ bao trùm lên, được dùng như phương tiện giao tiếp chung giữa các địa phương chính là ngôn ngữ toàn dân của một quốc gia. Mặc dù có những khác biệt nhất định về giọng nói giữa các địa phương, nhưng nòng cốt một ngôn ngữ toàn dân đã được hình thành trên cơ sở vốn từ vựng chung. Đó là những từ ngữ được tất cả thành viên nói năng trong một quốc gia hiểu và sử dụng một cách tự nhiên. Chúng được dùng theo phong cách trung hòa. Đối lập với vốn từ này là các lớp từ được dùng hạn chế như từ địa phương, từ nghề nghiệp, tiếng lóng , thuật ngữ… Vốn từ của ngôn ngữ toàn dân được xây dựng trên lớp từ cơ bản và làm cơ sở thống nhất ngôn ngữ và quốc gia. Nó cũng chính là nòng cốt của vốn được sử dụng trong ngôn ngữ văn học, khi tiếng nói của một dân tộc dấn thêm một bước nữa trong tiến trình phát triển của mình để thành một ngôn ngữ thống nhất và được chuẩn hóa. 8
  16. 1.2.2. Tiếng địa phương Đối lập với ngôn ngữ toàn dân là tiếng địa phương, thứ tiếng nói được dùng hạn chế trong một vùng nhất định. Những khác biệt về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp trong so sánh giữa các vùng miền cho phép tách chia các tiếng địa phương trong cùng một ngôn ngữ. Sự khác biệt về ngữ pháp giữa các tiếng địa phương thường ít được bộc lộ hoặc nếu có cũng không gây nên những ấn tượng quá đặc biệt đối với người tiếp nhận. Ấn tượng nổi bật là nằm ở các khác biệt về ngữ âm và từ vựng. Giọng nói cùng những biểu hiện âm thanh khác lạ là đặc điểm dễ nhận ra nhất khi giao tiếp với người ở địa phương khác. Đó chính là các biểu hiện về mặt ngữ âm của một tiếng địa phương. Những đặc điểm ngữ âm khác biệt này là biểu hiện bề mặt, còn các đặc điểm âm vị chung cho tất cả các tiếng địa phương của cùng một ngôn ngữ thì được định vị ở cấu trúc sâu, ở tầng nền cấu trúc một ngôn ngữ. Chính mối quan hệ này giữa hai tầng cấu trúc đã cho phép những người nói các tiếng địa phương khác nhau vẫn hiểu nhau được. Ở cấp độ từ vựng học, ngoài phần chung vốn từ trong ngôn ngữ toàn dân, mỗi tiếng địa phương đều có những từ ngữ đặc trưng riêng của mình. Đó là những thông tin quan trọng về địa lí, hoàn cảnh kinh tế, xã hội và nhất là về phong tục và tập quán của một địa phương. Theo Dẫn luận ngôn ngữ học, "Từ địa phương là những từ ngữ dùng hạn chế ở một hoặc vài địa phương. Nói chung, từ địa phương là bộ phận từ vựng của ngôn ngữ nói hằng ngày của bộ phận nào đó của dân tộc chứ không phải là từ vựng của ngôn ngữ văn học. Khi dùng vào sách báo nghệ thuật, các từ địa phương thường mang sắc thái tu từ: diển tả lại đặc điểm của địa phương, đặc điểm của nhân vật” [20; 14]. Còn Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ thì đưa ra một định nghĩa ngắn nhưng tổng quát hơn:“Từ địa phương không ở trong ngôn ngữ văn học mà thuộc về tiếng nói của một vùng đất nhất định. Chúng mang sắc thái địa phương. Người của địa phương này không hiểu từ của địa phương khác”. [62; 399]. 9
  17. Về nguyên tắc, nói chung, ở những phong cách viết như hành chính công vụ, chính luận báo chí hoặc khoa học kĩ thuật thì không thể sử dụng vốn từ địa phương được. Tuy nhiên, trong sáng tác văn chương, đôi khi vốn từ địa phương lại có tác dụng quan trọng. Nhờ vốn từ địa phương được sử dụng một cách có chọn lọc, nhà văn có thể mô tả và bộc lộ cụ thể và sinh động hệ thống các tính cách nhân vật và những môi trường sống khác nhau của họ. Theo bản chất tín hiệu của từ ngữ, người ta phân vốn từ địa phương thành hai loại: từ địa phương ngữ âm và từ địa phương từ vựng. Nếu khác biệt giữa từ địa phương và từ toàn dân chỉ dừng trên bề mặt thì đó là các từ địa phương ngữ âm. Ví dụ thiệt, lịnh, đờn, thiếm… trong tiếng Nam Bộ tương đương với các từ toàn dân như thật, lệnh, đàn, thím …Những tương đương này là có quy luật. Còn khi các từ địa phương không tìm thấy những từ tương ứng về mặt ngữ âm trong tiếng toàn dân thì đó chính là các từ đặc hữu của địa phương đó. Chúng là các từ địa phương từ vựng như: bần, măng cụt, len trâu, càm ràm, mẻ ung, nhậu, lé đé… Trong các trích dẫn sau: - “Hồi đầu mùa, tao biểu giao trâu cho họ len đi miệt khác kiếm cỏ. Mà mày ngăn cản. Bây giờ tới nước này rồi…”[HRCM.1.131]. - “Mày ăn trộm búa nữa hả? Ráng mà đỡ. Nè!” [HRCM.1.216]. -“Ghiền rồi hả mậy?”[HRCM.1.140]. Những từ địa phương Nam Bộ được in đậm. Trong số này, biểu, nè, ghiền, mậy là những từ địa phương ngữ âm; còn miệt, ráng là từ địa phương từ vựng. Trong thực tế, từ địa phương ngữ âm luôn chiếm tỉ lệ áp đảo, còn từ từ vựng thì thường có số lượng ít hơn rất nhiều. Những từ địa phương từ vựng cung cấp nhiều thông tin về một vùng đất. Đó là các từ chỉ những sản vật đặc hữu, lối tư duy và tính cách riêng của một vùng dân cư do điều kiện xã hội- kinh tế trong tiến trình lịch sử cụ thể đưa lại. 1.2.3. Ngôn ngữ văn hóa. Ngôn ngữ văn học. Ngôn ngữ văn chương 10
  18. Khi một nhà nước đã hình thành thì do áp lực hệ thống chữ viết mà các thổ ngữ, phương ngữ dần quy tụ thống nhất vào ngôn ngữ toàn dân. Ngôn ngữ này, đến lượt nó, do những đòi hỏi ngày càng gay gắt của kinh tế - xã hội tất yếu bị chuẩn mực hóa. Đấy là một quá trình diễn ra lâu dài ở cả bình diện cấu trúc lẫn bình diện chức năng. Về cấu trúc đó là sự thống nhất giữa các thành viên trong cộng đồng nói năng về hình thức âm thanh của từ, về hệ thống từ vựng và về hệ thống từ pháp và cú pháp. Còn về chức năng đó là xuất hiện những quy định bắt buộc sử dụng ngôn ngữ đã chuẩn hóa cho từng khu vực giao tiếp nhất định. Những khu vực giao tiếp quen thuộc trước đây bằng ngôn ngữ viết sẽ được ngôn ngữ chuẩn hóa tiếp quản và mở rộng ra tiếp theo yêu cầu của xã hội hiện đại. Theo Trường phái ngôn ngữ học chức năng Praha, ngôn ngữ đã trải qua quá trình chuẩn hóa như vậy được gọi là ngôn ngữ văn hóa. Thuật ngữ này tương đương với thuật ngữ ngôn ngữ văn học ở nước ta quen dùng. "Ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ mẫu mực đã được chuẩn hóa, phục vụ cho tất cả các lĩnh vực giao tiếp giữa người với người, và giữ vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển tư duy, phát triển tâm lí, trí tuệ và toàn bộ hoạt động tinh thần của con người, còn gọi là ngôn ngữ chuẩn, ngôn ngữ tiêu chuẩn”[35,127]. Tuy nhiên, thuật ngữ ngôn ngữ văn học, mặt khác, lại trùng với khái niệm "ngôn ngữ mang tính nghệ thuật được dùng trong văn học". Để tránh nhầm lẫn, ở đây chung ta tạm gọi đó là ngôn ngữ văn chương. Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học, như màu sắc đối với hội họa, âm thanh đối với âm nhạc, hình khối đối với kiến trúc. Trong sự sáng tạo của nhà văn, sự sáng tạo về ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng. Ngôn ngữ của tác phẩm văn học chính là ngôn ngữ của đời sống, ngôn ngữ toàn dân đã được nâng đến trình độ nghệ thuật. Trong văn chương, ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. Mỗi nhà văn lớn bao giờ cũng là những tấm gương sáng về mặt hiểu biết về 11
  19. ngôn ngữ của nhân dân. Bằng ngôn ngữ, nhà văn cụ thể hóa, vật chất hóa sự biểu hiện của chủ đề và tư tưởng, tính cách nhân vật và cốt truyện. Lời M.Gorki “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và cùng với các sự việc, hiện tượng của cuộc sống là chất liệu văn học.” Ngôn ngữ hiện thực trong đời sống có những điểm khác biệt quan trọng với ngôn ngữ văn chương. Theo M. Gorki, ngôn ngữ bình dân là tiếng nói “nguyên liệu”, còn ngôn ngữ văn chương là thứ tiếng nói đã được nhào luyện tinh xảo. Mỗi tác phẩm văn chương đều lấy thực tế làm khuôn mẫu để phản ánh. Đó là những cảnh huống con người thuộc nhiều nhóm xã hội khác nhau, nhiều mục đích và phương thức sống khác nhau tồn tại thực trong một xã hội. Để phản ánh được thực tế đa dạng và muôn màu này ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương phải là phương tiện đa giọng điệu. Trong một phương thức phản ánh đặc thù, ngôn ngữ văn chương là kết quả của môt quá trình lao động và học tập không mệt mỏi của nhà văn. Nó vừa là kết tinh của truyền thống sử dung ngôn từ của cả dân tộc lại vừa là kết quả sáng tạo của cá nhân của nhà văn. Khác với ngôn ngữ trong đời sống thực và cả những dạng ngôn ngữ chức năng khác nhau được dùng trong các phong cách viết, ngôn ngữ văn chương có những đặc trưng riêng sau đây: 1. Biểu cảm Ngôn ngữ trong các môi trường như luật pháp, nhà nước hay trong ngành nghề, trong khoa học luôn phải khách quan, không phụ thuộc vào tình cảm thái độ của người dùng. Đó là thứ ngôn ngữ của công việc, của các thuật ngữ vừa trừu tượng, khái quát vừa trung tính về phong cách. Còn ngôn ngữ trong môi trường sáng tạo nghệ thuật thì trước hết là thứ ngôn ngữ có thể nói được thế giới nội tâm của người viết. Người viết có rung cảm thật sự trước thế giới hiện thực thì mới nạp đầy nguồn cảm hứng cho sáng tạo. Sự rung cảm đó, suy cho cùng, bắt nguồn từ tình cảm thái độ của tác giả trước cuộc sống. Do vậy ngôn ngữ văn chương mang tính chủ quan. Ngôn ngữ văn học là phương 12
  20. tiện bộc lộ thế giới quan người viết, thế giới tâm hồn của anh ta và đậm đặc cá tính riêng có của nhà văn. Và trên hết đó là thứ ngôn ngữ của tình cảm. Các hình tượng văn học, hệ thống tính cách nhân vật được mô tả một cách nhân văn, cụ thể, cần là những sản phẩm độc đáo, không vay mượn, do chính người viết tạo dựng. Chúng có sứ mệnh tác động mạnh mẽ đến người đọc và kêu gọi sự cảm thông, rung cảm của người đọc trước những số phận, hoàn cảnh nhân vật mà một tác phẩm xây dựng nên. Để có sức mạnh truyền cảm, sức lan tỏa như vậy, nhà văn phải chọn được chất liệu ngôn ngữ phù hợp: ngôn ngữ biểu cảm. 2. Hình tượng Triết học, chính trị, khoa học là khu vực làm việc với các khái niệm được xã hội quy định một cách chuẩn xác vì yêu cầu của các giao tiếp ở những khu vực này là yêu cầu về thông tin trí tuệ. Những khái niệm được thể hiện qua các thuật ngữ khoa học, đảm bảo mối quan hệ 1 đối 1 giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Những hiện tượng đồng âm, đa nghĩa, đồng nghĩa, những lối nói ví von so sánh hoặc các biện pháp ẩn dụ hóa trong giao tiếp bằng thuật ngữ, do vậy, bị loại trừ. Nhưng do vậy, nó cũng loại trừ luôn cả tính biểu cảm ẩn chứa trong từng từ ngữ. Thay vào đó là tính trừu tượng và khách quan hóa cao độ của phương tiện giao tiếp. Ngược lại trong văn chương, ngôn ngữ có đích là để tạo nên một không gian thẩm mĩ cho việc tiếp thụ của người đọc. Ngôn ngữ được lựa chọn do vậy phải đầy màu sắc, đa dạng về hình ảnh và đa thanh. Nhờ khắc họa các tính cách nhân vật một cách cụ thể và chi tiết mà nhà văn đưa đến cho người đọc các khía cạnh khác nhau của chủ đề và tìm cách để thuyết phục được người đọc. Trong văn chương, phương thức sáng tạo riêng đó chính là nhờ vào hệ thống các hình tượng. Chẳng hạn, để mô tả khách quan và lô gic sự cố khô hạn kéo dài, báo cáo công vụ đưa các số liệu về ngày mưa/ không mưa, số lượng hồ trữ nước đã cạn trong một địa phương. Còn trong văn chương, thay vì các số liệu, nhà văn 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2