intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn hoá và Văn học Việt Nam: Giá trị văn học và giá trị sử học của tác phẩm Hoàng Việt xuân thu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

48
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu, tìm hiểu để khẳng định giá trị sử học của tác phẩm. Hoàng Việt xuân thu đã cung cấp những sự kiện, nhân vật lịch sử, từ đó giúp các thế hệ người đọc hiểu thêm về giai đoạn lịch sử đầy biến động của nước nhà: Nhà Trần suy vi, Hồ Quý Ly tiếm ngôi, quân Minh xâm lược nước ta, Lê Lợi lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn thống nhất đất nước lập nên triều đại nhà Lê hưng thịnh trong lịch sử Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn hoá và Văn học Việt Nam: Giá trị văn học và giá trị sử học của tác phẩm Hoàng Việt xuân thu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TRỊNH BÍCH THÙY GIÁ TRỊ VĂN HỌC VÀ GIÁ TRỊ SỬ HỌC CỦA TÁC PHẨM HOÀNG VIỆT XUÂN THU LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Thái Nguyên - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TRỊNH BÍCH THÙY GIÁ TRỊ VĂN HỌC VÀ GIÁ TRỊ SỬ HỌC CỦA TÁC PHẨM HOÀNG VIỆT XUÂN THU Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã ngành: 8 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thời Tân Thái Nguyên - 2018
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Trịnh Bích Thùy
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn Giá trị văn học và giá trị sử học của tác phẩm Hoàng Việt xuân thu, cùng với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo, PGS. TS. Lê Thời Tân, người đã hết lòng giúp đỡ và hướng dẫn tận tình, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình chuẩn bị, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tập thể thầy cô giáo Khoa Sau Đại học trường Đại học Thái Nguyên đã dày công giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức quý báu để việc nghiên cứu luận văn của tôi được thuận lợi và đạt kết quả tốt hơn. Tuy đã cố gắng rất nhiều trong quá trình nghiên cứu nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự thông cảm, đóng góp ý kiến từ phía những nhà khoa học, quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018 Học viên Trịnh Bích Thùy
  5. iii MỤC LỤC Trang TRANG BÌA PHỤ LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii A. MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 1 3. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 6 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 7 7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 7 B. NỘI DUNG .................................................................................................. 8 Chương 1: HOÀNG VIỆT XUÂN THU – LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ TIẾP NHẬN TÁC PHẨM ........................................................................................ 8 1.1 Sự ra đời của tác phẩm Hoàng Việt xuân thu .............................................. 8 1.2 Hoàng Việt xuân thu – vấn đề văn bản và tác giả ..................................... 10 1.2.1 Một số vấn đề về văn bản tác phẩm Hoàng Việt xuân thu ................... 10 1.2.2. Một số vấn đề về tác giả tác phẩm Hoàng Việt xuân thu ..................... 12 1.3 Lịch sử tiếp nhận Hoàng Việt xuân thu.................................................... 17 Tiểu kết ........................................................................................................... 22 Chương 2: GIÁ TRỊ VĂN HỌC CỦA HOÀNG VIỆT XUÂN THU......... 23 2.1. Nhận diện thể loại của tác phẩm Hoàng Việt xuân thu ............................ 23 2.1.1 Đi từ thuật ngữ “tiểu thuyết chương hồi” .............................................. 23 2.1.2 Đến khái niệm “tiểu thuyết lịch sử” ...................................................... 24 2.2 Kết cấu tác phẩm Hoàng Việt xuân thu..................................................... 25 2.2.1 Kết cấu bề mặt văn bản trần thuật của tác phẩm.................................... 26
  6. iv 2.2.2. Kết cấu nội tại tác phẩm ....................................................................... 30 2.3 Nghệ thuật tự sự trong Hoàng Việt xuân thu ............................................ 32 2.3.1 Khái lược về nghệ thuật tự sự ................................................................ 32 2.3.2 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện ............................................................. 33 2.3.3 Nghệ thuật miêu tả các sự kiện lịch sử .................................................. 36 2.3.4 Ngôn ngữ tự sự ....................................................................................... 38 2.4 Bút pháp khắc họa chân dung nhân vật..................................................... 41 2.4.1 Khái niệm nhân vật và vai trò của nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi... 41 2.4.2 Nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi ................... 42 2.4.3 Bút pháp khắc họa chân dung nhân vật trong Hoàng Việt xuân thu ..... 44 Tiểu kết ........................................................................................................... 57 CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ SỬ HỌC CỦA HOÀNG VIỆT XUÂN THU........ 59 3.1 Giá trị sử liệu (sự kiện – nhân vật)............................................................ 59 3.1.1 Nhân vật lịch sử...................................................................................... 59 3.1.2 Sự kiện lịch sử ........................................................................................ 70 3.2 Khái quát hóa diễn trình thời đại Trần - Hồ - Lê ...................................... 79 3.3 Quan điểm lịch sử của tác giả Hoàng Việt xuân thu ................................. 85 Tiểu kết ........................................................................................................... 91 KẾT LUẬN .................................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 94
  7. 1 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tác phẩm Hoàng Việt xuân thu (còn gọi là Việt Lam xuân thu hay Việt Lam tiểu sử) là cuốn tiểu thuyết chữ Hán được viết theo kiểu chương hồi, là tác phẩm viết tay, và chưa rõ tác giả. Tác phẩm phản ánh những biến cố lịch sử quan trọng trong những thời điểm lịch sử đặc biệt ở thế kỉ XV. Tác giả đã khởi chép từ đời hậu Trần, Hồ Quý Ly thoái vị, rồi Hồ mạt, quân nhà Minh sang xâm lược, Lê Thái tổ khởi nghĩa, lãnh đạo nhân dân đấu tranh và chiến thắng quân Minh. Tiểu thuyết Hoàng Việt xuân thu đã thể hiện được khát vọng độc lập dân tộc, ca ngợi lòng yêu nước và đề cao chính nghĩa. Tác phẩm đã khiến người đọc như được sống trong những năm tháng hào hùng của lịch sử nước nhà, từ đó biết trân trọng những thành quả mà cha ông đã giành được và nâng cao lòng tự hào dân tộc của các thế hệ người Việt. Hoàng Việt xuân thu ra đời vào buổi xế chiều của văn học trung đại Việt Nam nhưng những đóng góp về giá trị nội dung và nghệ thuật đã góp phần tạo nên thành công của văn xuôi trung đại, khẳng định văn xuôi trung đại Việt Nam đủ sức phản ánh những vấn đề lớn lao của lịch sử dân tộc. Bằng sự sáng tạo của một tác phẩm văn học, những nhân vật trong lịch sử đã trở thành những hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm, hiện lên chân thực và sinh động. Tác phẩm không chỉ có giá trị về mặt văn học, mà còn có giá trị về mặt sử học. Hoàng Việt xuân thu đã khái quát hóa diễn trình thời đại Trần - Hồ - Lê, cung cấp những sự kiện và nhân vật có thật trong lịch sử, giúp người đọc hiểu được phần nào giai đoạn lịch sử đầy biến động của nước nhà. Đó chính là lí do thôi thúc tác giả luận văn nghiên cứu đề tài Giá trị văn học và giá trị sử học tác phẩm Hoàng Việt xuân thu. 2. Lịch sử vấn đề Người đầu tiên đề cập đến tác phẩm Hoàng Việt xuân thu có lẽ là Ngô Giáp Đậu. Trong lời tựa của tác phẩm Long hưng chí viết năm 1804, Ngô
  8. 2 Giáp Đậu đã xếp Hoàng Việt xuân thu trước Việt Nam quốc chí và Hoàng Lê nhất thống chí. Tuy nhiên vấn đề ai là tác giả tác phẩm này vẫn được bỏ ngỏ. Năm 1914, Nguyễn Đông Châu khi dịch Việt Lam xuân thu đã viết trong “Nhời của người dịch sách” rằng “Việt Lam xuân thu đã có lâu lắm, không biết đích xác là ai làm, nhưng có người truyền là của ông Nguyễn Trãi” [3, tr. 1]. Đến năm 1964, nhà sử học Phan Huy Lê có bài viết “Tác phẩm Việt Lam xuân thu có gía trị về mặt sử học hay không?” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 58 năm 1964 đã bác bỏ ý kiến của Nguyễn Đông Châu khi cho rằng tác phẩm không phải do Nguyễn Trãi viết. Năm 1971, Phương phủ Nguyễn Hữu Quỳ được Ủy ban dịch thuật cổ văn thuộc Phủ Quốc Vụ Khanh đặc trách Văn hóa Việt Nam Cộng hòa giao nhiệm vụ dịch thuật tác phẩm Hoàng Việt xuân thu và được xuất bản vào năm 1971. Nguyễn Hữu Quỳ đã đề là “Vô danh thị” và cho rằng Hoàng Việt xuân thu ngoài giá trị lịch sử còn “có thêm một giá trị văn chương nữa nhất là trong đó tác giả còn trích dẫn thêm những áng văn kiệt tác của tiền nhân” (Ý kiến của người dịch sách Hoàng Việt xuân thu). Trong Tạp chí Hán Nôm số 3 - 1997, nhà nghiên cứu Trần Nghĩa nghiên cứu tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, ông đã lập danh mục và phân loại tiểu thuyết chữ Hán và xác định Hoàng Việt Xuân Thu là tiểu thuyết chương hồi do Vũ Xuân Mai biên soạn vào khoảng thời gian cuối TK XIX – 1908. Nhà nghiên cứu Trần Nghĩa đã tiến hành sưu tầm và dịch Hoàng Việt Xuân Thu giúp người đọc có thể tiếp cận, thưởng thức tác phẩm ở dạng đầy đủ nhất. Trong Tìm hiểu kho sách Hán Nôm (Tập 2), Trần Văn Giáp cho rằng “sách Việt Lam xuân thu mới soạn khoảng cuối thế kỉ XIX” [6, tr. 179] và tương truyền là của Vũ Xuân Mai. Tuy nhiên ông cũng nhấn mạnh “Lời truyền này chưa tìm thấy ghi trong sách nào cả” [7, tr. 179]. Trên Tạp chí văn học số 8 – 1999, nhà nghiên cứu Chương Thâu có bài viết “Đọc Việt Lam Xuân Thu bản duy tân nghĩ về người khắc in, công bố và
  9. 3 một vài nhân vật thời đại”. Trong bài viết, nhà nghiên cứu đã không đánh giá tác phẩm như một tác phẩm sử học mà chỉ xem nó đơn thuần là một cuốn tiểu thuyết lịch sử. Theo tác giả, bút pháp chủ yếu của Hoàng Việt Xuân Thu là “theo kiểu chương hồi, cách diễn thuật miêu tả không hợp với nghệ thuật tiểu thuyết hiện đại, nhưng chủ đề, chủ ý của tác giả thì rõ ràng là rất được chân trọng. Tác giả muốn tô đậm cho những cử chỉ nghĩa khí, những sự tích anh hùng. Tư tưởng dân tộc, lòng tự hào, chí bất khuất, niềm tha thiết với vận mệnh tổ quốc là điều rõ ràng không thể phủ nhận được” [41, tr. 64]. Quan điểm này của Chương Thâu góp phần khẳng định Hoàng Việt Xuân Thu là một tác phẩm văn chương thực sự góp phần khẳng định giá trị của văn học trung đại Việt Nam. Nhà nghiên cứu Chương Thâu thông qua bài viết cũng bày tỏ những suy nghĩ của mình về những người hoạt động quốc sự ở nước ta vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Hoàn cảnh đất nước thời kì đó đã khiến cho các tầng lớp sĩ phu có sự phân hóa sâu sắc, một bộ phận đông đảo đứng lên chống lại kẻ thù nhưng cũng có người vì hoàn cảnh phải hợp tác với kẻ địch. Một trong số những người gây nhiều điều tiếng khi phải hợp tác với kẻ địch là Lê Hoan, ông cũng là người “nhuận sắc” cho Hoàng Việt Xuân Thu. Nhà nghiên cứu Chương Thâu cho rằng khi nghiên cứu Hoàng Việt Xuân Thu, chúng ta nên chú ý đến lời tựa của Lê Hoan khi cho khắc in và công bố tác phẩm này: “… Mở ra xem, thấy tường tận bản sắc anh hùng của Lê Thái Tổ. Khi thời cơ chưa đến thì thuận theo đạo trời, an tâm với mệnh, thương kẻ sĩ, yêu dân dân lành, giả cách nhún nhường để khỏi nhận chức tước của triều ngụy… Nếu không phải ông vua độ lượng có thể như thế được chăng? Cuốn sách qua 60 hồi đã khái quát được quá trình Lê Thái Tổ giành lại đất nước. Tôi say sưa đọc đi đọc lại mấy lần, tưởng chừng như thấy hình bóng ngài hiện ra trên từng trang sách. Bất giác tôi cảm thấy phục lăn phục lóc…” (Lời tựa của Lê Hoan). Thông qua lời tựa của Lê Hoan, tác giả bài viết còn bày tỏ
  10. 4 sự ngạc nhiên về trình độ của Lê Hoan và khẳng định Lê Hoan phải là người có tâm huyết thì mới có thể nói lời kính phục như vậy đối với Lê Thái Tổ. Trên Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 58-1964, nhà sử học Phan Huy Lê có bài viết “Tác phẩm Việt Lam Xuân Thu có giá trị về mặt sử liệu hay không?”. Tác giả bài viết đã khẳng định Việt Lam Xuân Thu “là một bộ tiểu thuyết lịch sử về căn bản xây dựng theo hư cấu, theo trí tưởng tượng của tác giả, trong đó những tình tiết lịch sử chỉ được tôn trọng về mặt chi tiết mà thôi” [16,tr. 34] . Với nhận định trên GS. Phan Huy Lê đã nhận định Hoàng Việt Xuân Thu là một cuốn tiểu thuyết lịch sử có giá trị về mặt văn học nhưng không thể dùng làm căn cứ cho những công trình nghiên cứu lịch sử. PGS Nguyễn Đăng Na có bài viết “Tiểu thuyết chương hồi Việt Nam thời trung đại – quá trình hình thành, phát triển và đặc trưng nghệ thuật” in trong Con đường giả mã văn học trung đại Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội – 2006, đã phân tích từ con đường hình thành, nội dung, nghệ thuật đến những mặt tích cực và hạn chế của tiểu thuyết Hoàng Việt xuân thu. Ông nhận định “Việt Lam tiểu sử lấy bối cảnh nước ta ba chục năm đầu thế kỉ XV làm nền. Vào thời điểm ấy hàng loạt biến cố trọng đại của dân tộc diễn ra: Nhà Trần mất vai trò lãnh đạo và bị nhà Hồ thay thế; cuộc xâm lược của người Trung Hoa vào quốc gia Đại Việt với quy mô lớn chưa từng có và mang tính chất khốc liệt. Cuộc chiến tranh toàn gian khổ hy sinh dưới sự lãnh đạo của người anh hùng Lê Lợi, đã giành thắng lợi vẻ vang, giải phóng nước nhà, lập triều Lê một triều đại đánh dấu bước ngoặt lịch sử vĩ đại của dân tộc. Ba chục năm ấy chứa đầy chất sử thi, cuộc đời của mỗi nhân vật lịch sử của thời đại là một bản hùng ca” [20, tr. 543] . Bài viết “Cái chết của tác giả (tiểu thuyết lịch sử)? Những vấn đề nhân đọc Hoàng Việt xuân thu” của tác giả Nguyễn Nam đã tiến hành khảo sát văn bản và các cứ liệu liên quan, có thể giả định quá trình và thời gian biên soạn – nhuận sắc, cùng với những diễn biến của tựa sách. Tác giả đã nhận định tác
  11. 5 phẩm được biên soạn khá lâu trước năm 1883 và sau khi Pháp xâm lược (1858), trong khoảng 1858 - 1883, bộ sách có thể đã có nguyên tựa là Hoàng Việt xuân thu đồng thời sách cũng có tên là Việt Lam xuân thu, tựa đề lấy sự kiện khởi nghĩa Lam Sơn làm trọng điểm. Sau, sách được Vũ Xuân Mai (hoặc một người nào khác) viết “Truyện tự” và phê hiệu. Vào năm 1908, Lê Hoan nhuận sắc Việt Lam xuân thu (bản đã có “Truyện tự” và phê hiệu), viết bài tựa, đổi tựa sách thành Việt Lam tiểu sử. Đây chỉ là một giả thuyết về quá trình biên soạn, lưu hành, cải biến và nhuận sắc của tác phẩm. Tác giả khẳng định: “… tác giả đến nay vẫn là khuyết danh; sách đã được lưu hành hạn chế trước năm 1883; trước khi Lê Hoan nhuận sắc và đề tựa, sách đã được một người nào đó (Vũ Xuân Mai?) viết “Truyện tự” và phê hiệu. Với một tác giả không rõ, tác phẩm này càng mở ra thêm nhiều cách đọc, mời gọi thêm những diễn giải khác nhau cho nội dung của nó”. Luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan của Phạm Thị Hồng Xiêm, Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên đã tập trung nghiên cứu nhân vật từ nguyên mẫu đến hình tượng văn học và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Việt Lam tiểu sử nói riêng và trong tiểu thuyết chương hồi nói chung. Tác giả luận văn nghiên cứu Việt Lam tiểu sử là một tác phẩm văn học của tác giả Lê Hoan. Qua quá trình nghiên cứu, khảo sát những tài liệu, bài viết về tác phẩm Hoàng Việt Xuân Thu, chúng tôi thấy những nhà nghiên cứu đã có những bài viết đánh giá, nhận định riêng về tác phẩm trên. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào khẳng định giá trị sử học của tác phẩm Hoàng việt xuân thu chính vì vậy đã thôi thúc tác giả luận văn nghiên cứu đề tài Giá trị văn học và giá trị sử học tác phẩm Hoàng Việt xuân thu. 3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu hai bản dịch là Hoàng Việt xuân thu của Phương phủ Nguyễn Hữu Quỳ và bản dịch Việt Lam xuân thu của Trần Nghĩa
  12. 6 đăng trên Tổng tập Văn học Việt Nam, quyển 8B, xuất bản năm 1996. Luận văn tiến hành so sánh đối chiếu tác phẩm với Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục, Việt sử tiêu án, Đại Việt thông sử… để từ đó thấy được giá trị văn học và giá trị sử học của tác phẩm Hoàng Việt xuân thu. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn nghiên cứu, tìm hiểu để góp phần làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến tác giả, tác phẩm Hoàng Việt xuân thu. Luận văn nghiên cứu chỉ rõ được giá trị văn học và giá trị sử học của tác phẩm Hoàng Việt xuân thu. Nhiên cứu để thấy được những đóng góp về mặt văn chương đối với văn học trung đại nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp tiếp cận tác phẩm theo loại thể: mỗi thể loại văn học đều có những đặc trưng riêng biệt. Việc sử dụng phương pháp này giúp người viết tiếp cận với Hoàng Việt xuân thu đúng như là một cuốn tiểu thuyết lịch sử chương hồi. Dĩ nhiên hình thức “chương hồi diễn nghĩa” ở đây cũng chỉ là một tiểu loại của thể loại tiểu thuyết lịch sử nói chung. Phương pháp tiếp cận tác phẩm theo loại thể được vận dụng giúp tác giả luận văn có được một cách tiếp cận thích đáng và phù hợp với đối tượng nghiên cứu là tiểu thuyết Hoàng Việt xuân thu. - Phương pháp so sánh - đối chiếu: Trong qua trình nghiên cứu, tác giả luận văn tiến hành so sánh, đối chiếu tác phẩm Hoàng Việt xuân thu với các bộ sử, chính sử như Việt sử tiêu án, Lam sơn thực lục, Đại Việt sử kí toàn thư… để từ đó khẳng định được giá trị sử học của tiểu thuyết Hoàng Việt xuân thu. - Phương pháp liên ngành: Trong quá trình nghiên cứu luận văn, người viết vận dụng những phương pháp nghiên cứu như sử học, ngữ văn học… để tập trung làm rõ những giá trị về mặt văn học và sử học của tác phẩm.
  13. 7 - Phương pháp phân tích - tổng hợp: Trên cơ sở nguồn tài liệu đã có, người viết tiến hành phân tích tác phẩm và các tư liệu, từ đó thấy được những giá trị của tác phẩm về nghệ thuật tự sự, bút pháp khắc họa chân dung nhân vật, khái quát hóa một giai đoạn lịch sử đầy biến động… 6. Đóng góp của luận văn Luận văn nghiên cứu để người đọc thấy được những đóng góp, những giá trị về mặt văn chương của Hoàng Việt xuân thu trong nền văn học trung đại nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Luận văn nghiên cứu, tìm hiểu để khẳng định giá trị sử học của tác phẩm. Hoàng Việt xuân thu đã cung cấp những sự kiện, nhân vật lịch sử, từ đó giúp các thế hệ người đọc hiểu thêm về giai đoạn lịch sử đầy biến động của nước nhà: Nhà Trần suy vi, Hồ Quý Ly tiếm ngôi, quân Minh xâm lược nước ta, Lê Lợi lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn thống nhất đất nước lập nên triều đại nhà Lê hưng thịnh trong lịch sử Việt Nam. 7. Cấu trúc của luận văn Luận văn cấu trúc ba chương: Chương 1 – Hoàng Việt xuân thu - Lịch sử ra đời và tiếp nhận tác phẩm Chương 2 – Giá trị văn học của Hoàng Việt xuân thu Chương 3 – Giá trị sử học của Hoàng Việt xuân thu
  14. 8 B. NỘI DUNG Chương 1: HOÀNG VIỆT XUÂN THU – LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ TIẾP NHẬN TÁC PHẨM 1.1 Sự ra đời của tác phẩm Hoàng Việt xuân thu Tác phẩm Hoàng Việt xuân thu (hay còn gọi là Việt Lam tiểu sử, Việt Lam xuân thu) là cuốn tiểu tiểu thuyết chương hồi chữ Hán phản ánh những biến cố lịch sử quan trọng ở thế kỉ XV của nước ta, đó là giai đoạn nhà Hồ thay thế nhà Trần, quân Minh sang xâm lược nước ta, Lê Lợi khởi nghĩa giành độc lập và lập nên nhà Lê. Tiểu thuyết Hoàng Việt xuân thu là tác phẩm khuyết danh và niên đại không rõ ràng. Trong Tổng tập Văn học Việt Nam, quyển 8B (1996), theo Giáo sư Trần Nghĩa, tác phẩm được viết vào khoảng cuối thế kỉ XIX và tương truyền là do Vũ Xuân Mai khởi thảo, Lê Hoan tìm thấy và biên soạn lại, được xuất bản vào năm Duy Tân Mậu Thân (1908). Nhưng cũng có người cho rằng tác phẩm là do Lê Hoan viết để bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với Lê Lợi và thanh minh với đồng hữu, với dân tộc về việc hợp tác với Pháp của mình. Có thể nói, tác giả của Hoàng Việt xuân thu đến nay vẫn còn là một bí ẩn. Khi nghiên cứu sự ra đời của tác phẩm Hoàng Việt xuân thu, chúng ta không thể không chú ý đến hoàn cảnh lịch sử xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XV (hoàn cảnh lịch sử trong tác phẩm) và những năm cuối thế kỉ XIX và đầu XX (hoàn cảnh ra đời tác phẩm). Đầu thế kỉ XV, sau khi đánh bại nhà Hồ, đàn áp các cuộc nổi dậy của người Việt, nhà Minh coi như đã đặt ách thống trị lên nước ta, chúng muốn biến Việt Nam thành quận huyện của Trung Hoa, bóc lột vơ vét của cải tài nguyên của nước ta. Vào cuối thế kỉ XIX đầu XX, hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam cũng diễn ra tương tự như những năm đầu thế kỉ XV. Ngày 31 tháng 8 năm 1858, thực dân Pháp nổ súng vào bán đảo Sơn Trà mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Đến đầu thế kỉ XX dưới sự đô hộ của thực dân Pháp xã hội có
  15. 9 sự phân hóa sâu sắc. Có những người đã đứng vào hàng ngũ đối lập với kẻ địch, quyết đấu tranh để dành độc lập dân tộc. Có những người đầu hàng địch làm tay sai phản bội Tổ Quốc, có những người vì hoàn cảnh và một số lí do mà phải hợp tác với Pháp trong đó có Lê Hoan. Cả giặc Minh và giặc Pháp đều bóc lột và khai thác thuộc địa một cách man rợ, làm cho nhân dân lầm than khiến họ phải vùng lên đấu tranh. Trong tác phẩm Hoàng Việt xuân thu, Lê Lợi vì thời cơ chưa tới nên đã giả cách nhún nhường, tạm thời hợp tác với nhà Minh để đánh nhà Hồ, sau đó khi thời cơ đến đã khởi nghĩa đánh đuổi giặc Minh ra khỏi đất nước, giành độc lập dân tộc. Qua tác phẩm Hoàng Việt xuân thu, phải chăng Lê Hoan đã mượn hình ảnh của Lê Lợi, Lê Thiện để giãi bày, thanh minh với đồng bào về hành động hợp tác với Pháp của mình? Xung quanh những uẩn khúc trong cuộc đời Lê Hoan sau này đã có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu và đưa ra nhận định của mình về nhân vật đặc biệt này. Theo thống kê của Giáo sư Trần Nghĩa trong Tổng tập Văn học Việt Nam, quyển 8B (1996) hiện có 12 dị bản của Hoàn Việt xuân thu: 5 bản của Thư viện nghiên cứu Hán Nôm mang các kí hiệu VHv.1898/1-3 (sách in, mang tiêu đề Việt Lam xuân thu, thiếu 10 hồi cuối), A.13 (viết tay), A.325 ( viết tay, mang tiêu đề Hoàng Việt xuân thu), VHv.1683 (viết tay, thiếu 32 hồi cuối), VHv.2085 (viết tay, thiếu 9 hồi đầu và hồi 60 ở cuối sách); 2 bản của Thư viện Viện Sử học mang các ký hiệu HV.84 (sách in, đủ cả 3 quyển và 60 hồi) và Hv.141 (viết tay); 1 bản của Thư viện Quốc gia Hà Nội, ký hiệu R.451 (viết tay, chỉ có Q.2 với các hồi từ 22 đến 40); 1 bản của Thư viện Quốc gia Paris, ký hiệu A.69/1-2; 1 bản của Bảo tàng Guimet Paris, ký hiệu MG.FV.55732 (sách in); và 1 bản của Đông Dương văn khố Nhật Bản (sách in). Trong Tổng tập Văn học Việt Nam, quyể 8B, tác giả Trần Nghĩa cũng đã giới thiệu lời tựa của Lê Hoan trước khi cho xuất bản sách và cho rằng đó là “phần còn giữ được toàn vẹn nhất của nguyên tác”. Đối với một tác phẩm văn
  16. 10 học, lời tựa thường là lời của tác giả, lời tựa có thể ngắn hoặc có thể dài, được đặt ở đầu tác phẩm, để giới thiệu tác phẩm đó hoặc nói lên chủ đích của tác giả hay cảm hứng khởi nguồn cho tác phẩm của mình. Trong lời tựa của tác phẩm, Lê Hoan đã bày tỏ lòng ngưỡng mộ, sùng kính đối với Đức vua Lê Thái Tổ - một người có đủ “trí, nhân, dũng, sự nghiệp làm vua chính đại, công việc sắc sảo hơn đời” (Lời tựa của Lê Hoan). Chính vì sùng kính vua Lê Thái Tổ nên Lê Hoan để ý sưu tầm sự tích về Người nên khi tìm thấy cuốn sách, ông đã thấy được tường tận bản sắc anh hùng của vua Lê Thái Tổ “Khi thời cơ chưa đến thì thuận theo đạo trời, an tâm với mệnh, thương kẻ sĩ, yên dân lành, giả cách nhún nhường để khỏi nhận chức tước của triều ngụy. Lúc thời cơ tới thì dùng người hiền tài, dựa vào kẻ có năng lực, điều binh khiển tướng tiêu diệt giặc Minh khôi phục nước nhà” (Lời tựa của Lê Hoan). Lời tựa của Lê Hoan đã giải thích ông tìm thấy cuốn Việt Lam xuân thu từ hòm sách của một gia đình nổi tiếng và trong lúc nhàn rỗi đã đem sách ra sửa sang, trau chuốt thêm rồi đưa in và công bố nhằm giúp người đời sau biết được, hiểu được công lao to lớn của vua Lê Thái Tổ và muốn tên tuổi của Người được lưu truyền khắp Âu Á năm châu. Đó quả thực là mục đích tốt đẹp và nhân văn của Lê Hoan khi đã giành tâm huyết để sửa sang, trau chuốt, cho in và công bố tác phẩm này. 1.2 Hoàng Việt xuân thu – vấn đề văn bản và tác giả 1.2.1 Một số vấn đề về văn bản tác phẩm Hoàng Việt xuân thu Tác phẩm Hoàng Việt xuân thu gồm 60 hồi, là tác phẩm được viết tay bằng chữ Hán, ra đời vào buổi xế chiều của tiểu thuyết chương hồi Việt Nam. Ngay từ khi được công bố, đây là tác phẩm có nhiều vấn đề cần được tìm hiểu kể cả về tên gọi của tác phẩm và tác giả của tác phẩm. Tác phẩm Hoàng Việt xuân thu còn có hai tên gọi khác là Việt Lam xuân thu và Việt Lam tiểu sử. Xuân là mùa xuân, thu là mùa thu vì vậy khi hai từ xuân thu đặt liền nhau chính là biểu tượng của một năm. Hai chữ “xuân thu”
  17. 11 là thuật ngữ được dùng để gọi các bộ sử biên niên của Trung Hoa. Điều này xuất phát từ truyền thuyết cho rằng Khổng Tử đã san định bộ sử biên niên nước Lỗ mà đời sau gọi là Kinh Xuân Thu. Khi viết sách Xuân Thu, Khổng Tử không đơn thuần ghi sự việc theo niên biểu mà Ngài đã dùng bút pháp thần thánh của mình để gửi gắm vào tác phẩm những nhận xét chê khen, những phân biệt thiện ác. Sách Xuân Thu được liệt vào 5 bộ kinh của Nho gia (Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân thu). Cũng chính vì thế mà sau này các nhà lịch sử thường dùng danh từ “xuân thu” để đặt cho tác phẩm của mình ví dụ như: Ngô Việt xuân thu, Thập lục quốc xuân thu, Lã Thị xuân thu…. “Hoàng Việt” là khái niệm dùng để chỉ các triều vua nước Việt nói chung, không giới hạn ở một đời vua nào. Chữ “Lam” trong chữ “Lam Sơn”, “Việt” trong “Việt Nam”. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na, hiện có 8 bản còn lưu trữ tại các Thư viện Quốc gia, Viện Sử học và Viện Nghiên cứu Hán Nôm thì có tới 6 bản ghi tên tác phẩm là “Hoàng Việt xuân thu”. Đó là các bản mang kí hiệu VHv.2085, VHv.1683, A.13, A.3215, VH.141 và R.451. Có 2 bản ghi tên là “Việt Lam xuân thu”, “Việt lam tiểu sử” là các bản mang kí hiệu VHv.1819 và HV.84. Trong cuốn sách Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Đăng Na đã trích lời tựa tác phẩm Hoàng Việt long hưng chí viết năm 1804 của Ngô Giáp Đậu: “Các truyện, chí của nước Nam ta thời nào cũng có người sáng tác. Sách Hoàng Việt xuân thu thuật lại duyên cớ phế hưng qua các đời” [20, tr. 332]. Từ lời đề tựa đó, Nguyễn Đăng Na khẳng định “Hoàng Việt xuân thu là nhan đề vốn có của tác phẩm và tới năm 1904 vẫn còn mang tên gọi như vậy” [20, tr. 332]. Theo Phương phủ Nguyễn Hữu Quỳ khi dịch tác phẩm vào năm 1971 thì tác phẩm Hoàng Việt xuân thu đã khởi chép từ đời hậu Trần, Hồ Quý Ly thoán vị, rồi Hồ mạt, quân Minh sang xâm lược nước ta, Lê Thái Tổ khởi nghĩa giành độc lập dân tộc là giai đoạn lịch sử đầy biến động của nước nhà
  18. 12 “rất tương đồng với thời đại Xuân –Thu ở Trung Hoa” (Ý kiến của dịch giả sách Hoàng Việt xuân thu), có lẽ vì vậy mà tác giả đã đặt tên cho tác phẩm của mình là Hoàng Việt xuân thu. 1.2.2. Một số vấn đề về tác giả tác phẩm Hoàng Việt xuân thu Hoàng Việt xuân thu là tác phẩm khiến nhiều nhà nghiên cứu dày công tìm hiểu không chỉ về tên gọi của tác phẩm mà còn các vấn đề xung quanh việc xác định ai là tác giả của tác phẩm. Đã có nhiều nhận định của nhiều nhà nghiên cứu về việc xác định tác giả tác phẩm này. Nguyễn Đông Châu nói rằng tương truyền là của Nguyễn Trãi, Phương phủ Nguyễn Hữu Quỳ cho rằng đây là tác phẩm khuyết danh, Trần Văn Giáp và Trần Nghĩa cho rằng tương truyền là của Vũ Xuân Mai… Bài viết “Việt Lam tiểu sử, văn bản, tác giả và phương pháp sáng tác” của Nguyễn Đăng Na in trong sách Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam đã nghiên cứu và đưa ra những chứng cứ để đi tới kết luận Lê Hoan là tác giả của tác phẩm này. Thứ nhất, Lê Hoan chỉ nói tìm thấy quyển sách này trong tủ sách của một gia đình nhưng ông không công bố tên quyển sách mà ông đã tìm được, ông chỉ gọi một cách lấp lửng là “sách ấy”. Điều này có làm người đọc đặt ra câu hỏi phải chăng Lê Hoan chính là tác giả của cuốn sách này? Thứ hai, trong bài Tựa, Lê Hoan đã cho biết trong quá trình tạo dựng tác phẩm, Lê Hoan đã sử dụng hương pháp thực địa “có lúc lên núi Lam Sơn ghé thăm Mường Một, tới Đông Triều qua ải Chi Lăng, muốn thấy lại cảnh năm xưa chống Trương Phụ, phá Mã Kỳ, vây Vương Thông, chém Liễu Thăng, bắt Hoàng Phúc, đánh bại Mộc Thạnh” (Lời tựa của Lê Hoan). Tác phẩm được biên soạn vào khoảng cuối thế kỉ XIX, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã lùi sâu vào quá khứ cho nên muốn dựng lại thời kì lịch sử huy hoàng đó thì người cầm bút phải đọc rất nhiều và phải là người có học thức và kiến thức sâu rộng. Đúng như Giáo sư Phan Huy Lê đã nhận xét: “Đọc Việt Lam xuân thu tôi có
  19. 13 ấn tượng rằng tác giả là một người đọc rộng, biết nhiều. Để viết tác phẩm này, tác giả không những đã tham khảo nhiều sử sách trong nước, nhiều tập truyện trong dân gian mà còn tham khảo cả một số sử sách Trung Quốc nữa” [16, tr. 34]. Việc sử dụng phương pháp thực địa, nghiên cứu di tích lịch sử để tạo dựng tác phẩm có thể nói là phương pháp sáng tác rất mới trong thời kì đó. Trong ba nguồn dùng để sáng tác thì “sử liệu Trung Hoa là cái cớ nói có sách để chốt lại nội dung, dã sử là hương men quyến rũ người đọc và thực địa là tang chứng củng cố nội dung” [20, tr. 545]. Điều đó cho thấy nếu như Lê Hoan không phải là tác giả tác phẩm thì cũng là người có vai trò quan trọng trong việc tạo ra tác phẩm mà chúng ta đã được tiếp nhận. Thứ ba, trong tác phẩm nhân vật Lê Thiện dường như là phát ngôn viên của tác giả, đó là một người có trí tuệ hơn người và không màng danh lợi. Khi bàn về quan hệ với nhà Minh, Lê Thiện đã trình bày “Ta nên hiệp sức với nhà Minh mà diệt họ Hồ để khôi phục nhà Trần, cai trị một phương, cứu cho dân khỏi sự khổ sở” (Hồi thứ mười). Đây cũng chính là tư tưởng của Lê Hoan thể hiện trong bài Tựa, ông đã cảm phục sự nghiệp anh hùng của vua Lê Thái Tổ “khi thời cơ chưa đến thì thuận theo đạo trời, an tâm với mệnh, thương kẻ sĩ, yêu dân lành, giả cách nhún nhường để khỏi nhận chức tước của triều ngụy. Lúc thời cơ tới thì dùng người hiền tài, dựa vào kẻ có năng lực, điều binh khiển tướng tiêu diệt giặc Minh, khôi phục nước nhà... Nếu không phải ông vua độ lượng, có thể như thế được chăng?” (Lời tựa của Lê Hoan). Với những chứng cớ đã trình bày cho phép người đọc nghi ngờ rằng Lê Hoan chính là tác giả của tác phẩm Hoàng Việt xuân thu. Có lẽ do cuộc đời Lê Hoan có nhiều uẩn khúc nên ông muốn mượn tác phẩm, mượn hình tượng Lê Lợi, Lê Thiện để giải thích, thanh minh với đồng hữu, với dân tộc. Lê Hoan (1856 – 1915) tự là Ưng Chi, hiệu là Mục Đình, thụy là Vân Nghị. Ông là người thôn Quan Nhân, xã Nhân Mục, huyện Thanh Trì, từng được giao chức Tư thiện đại phu, Binh bộ Thượng thư kiêm Đô sát viện Hữu
  20. 14 đô ngự sử, Tổng đốc Ninh – Thái – Hải – Yên, tước Phú Hoàn Nam… Đến tháng 7 năm 1909 được gia phong Bắc Kì Khâm sai đại thần tấn phong tước Phú Hoàn tử, lãnh Hải Dương Tổng đốc. Theo cách nhìn nhận của người đương thời, Lê Hoan chính là kẻ thù không đội trời chung của nhà yêu nước và thủ lĩnh khởi nghĩa Hoàng Hoa Thám, là kẻ hợp tác với thực dân Pháp, là người phản bội lại sự nghiệp giành độc lập dân tộc Việt Nam. Đã có câu thơ móc máy ông Giặc nhờ Đề Thám nổi công lao và Khâm sai mà vẫn hùa theo Pháp/ Nhục ấy còn vinh ở chỗ nào?. Trên thực tế, xung quanh cuộc đời của Lê Hoan còn nhiều uẩn khúc. Gần đây có nhiều nhà nghiên cứu đã thu thập và cho công bố một số tư liệu quan trọng về cuộc đời Lê Hoan giúp cho chúng ta có cái nhìn nhận mới hơn về nhân vật đặc biệt này. Trên Tạp chí Xưa và Nay, số 55 năm 1998 đã đăng tải bức thư của nhà sử học Charles Fourniau gửi cho Giáo sư Lê Thành Khôi. Charles Fourniau cho biết trong một báo cáo của viên chỉ huy Pháp Penequin cho tổng chỉ huy quân đội Pháp đề ngày 13 tháng 10 năm 1897 (nằm trong hồ sơ số 1243 ở Aixcote) nói ông ta nắm trong tay bức thư của Lê Hoan viết năm 1982 gửi cho Đề Kiều nói rằng: “Lúc này chống với quan Pháp phỏng có ích gì, vì họ mạnh hơn. Chúng ta hãy làm như đã từ bỏ sự nghiệp của người nước Nam, mà chỉ can thiệp với Pháp thôi. Chúng ta phải kiên trì rồi một ngày kia chúng ta sẽ tập hợp chống lại chúng và tống chúng ra biển. Thời cơ lúc này chưa đến, tốt hơn hết hãy ru ngủ chúng bằng tình bạn giả vờ của chúng ta” [46, tr. 29]. Trên Tạp chí Xưa và Nay, số 110 (2-2002) có đăng bài viết “Quanh việc đánh giá nhân vật Lê Hoan trong lịch sử cận đại” của Gerard Sasges. Khi bắt tay vào nghiên cứu những cuộc nổi dậy và bạo động của nông dân Trung du Bắc Bộ vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX, Gerard Sasges đã gặp phải những vấn đề liên quan đến viên Khâm sai đại thần Lê Hoan. Ngay khi ông bắt đầu tiếp xúc với những tư liệu trong Cục Lưu trữ Hải ngoại của Pháp và trong Cục
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0