Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn hoá và Văn học Việt Nam: Hà Nội trong tản văn Nguyễn Trương Quý
lượt xem 7
download
Cấu trúc của luận văn gồm phần mở đầu, kết luận và mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1 - Khái quát về thể loại tản văn và tản văn của Nguyễn Trương Qúy; Chương 2 - Bức tranh Hà Nội từ những góc nhìn: Kiến trúc, văn hóa và âm nhạc; Chương 3 - Văn phong của Nguyễn Trương Qúy trong tản văn viết về Hà Nội. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn hoá và Văn học Việt Nam: Hà Nội trong tản văn Nguyễn Trương Quý
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC --------------- TRỊNH THỊ HÀO HÀ NỘI TRONG TẢN VĂN NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Thái Nguyên– 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC --------------- TRỊNH THỊ HÀO HÀ NỘI TRONG TẢN VĂN NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã ngành: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TÔN THẢO MIÊN Thái Nguyên– 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Trịnh Thị Hào
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa sau đại học, Khoa báo chí Truyền thông và Văn học, Trường Đại Học Khoa Học, Đại Học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn PGS,TS Tôn Thảo Miên đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Trịnh Thị Hào
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 1.Lý do chọn đề tài ..........................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề..............................................................................................................3 2.1. Những bài viết và công trình nghiên cứu văn chương Nguyễn Trương Qúy ........... 3 2.2. Những công trình nghiên cứu tản văn Nguyễn Trương Qúy..................................... 5 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................7 3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................. 7 3.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 7 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu .......................................................................7 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................... 7 4.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 8 4.2.1. Phương pháp phân tích - tổng hợp ........................................................................... 8 4.2.2. Phương pháp nghiên cứu tiểu sử .............................................................................. 8 4.2.3. Phương pháp so sánh - thống kê ............................................................................. 8 4.2.4. Phương pháp cấu trúc ............................................................................................... 8 4.2.5. Phương pháp liên ngành ........................................................................................... 8 5. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................8 6. Đóng góp của luận văn ................................................................................................ 9 7. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................................9 CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ THỂ LOẠI TẢN VĂN VÀ TẢN VĂN ..................10 CỦA NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ .................................................................................10 1.1. Khát quát về thể loại Tản văn .................................................................................. 10 1.1.1. Khái niệm tản văn ................................................................................................... 10 1.1.2. Đặc trưng thể loại tản văn....................................................................................... 11 1.1.3. Phân loại tản văn ..................................................................................................... 14 1.1.4. Mối liên hệ tản văn và kí ........................................................................................ 16 1.2. Đề tài Hà Nội trong văn chương Việt Nam ............................................................ 18 1.2.1. Đề tài Hà Nội trong văn chương Việt Nam hiện đại ............................................ 18
- 1.2.2. Hà Nội qua những cuốn tiểu thuyết, tản văn, và khảo cứu viết về Hà Nội .........20 1.3. Tản văn của một kiến trúc sư – Nguyễn Trương Qúy ............................................25 1.3.1. Nguyễn Trương Quý – nghiệp đời, nghiệp văn ...................................................25 1.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến ngòi bút Nguyễn Trương Qúy ............................ 29 1.3.3. Hà Nội đối tượng nghệ thuật trong sáng tác Nguyễn Trương Quý...................... 33 1.3.4. Tấm căn cước của không gian sống trong tản văn Nguyễn Trương Qúy ..........34 CHƯƠNG 2: BỨC TRANH HÀ NỘI NHÌN TỪ GÓC NHÌN: ...................................40 KIẾN TRÚC - VĂN HÓA - ÂM NHẠC ......................................................................40 2.1. Bức tranh Hà Nội từ góc nhìn của một Kiến trúc sư Nguyễn Trương Qúy. ..........40 2.1.1. Bức tranh Hà Nội từ góc nhìn kiến trúc .............................................................. 40 2.1.2. Đời sống thị dân Hà Nội nhìn từ góc nhìn của một kiến trúc sư. ........................48 2.2. Bức tranh Hà Nội từ góc nhìn văn hóa ..................................................................... 59 2.2.1. Đời sống văn hóa Hà Nội trong phạm vi trung tâm Hà Nội. ............................. 59 2.2.2. Đời sống văn hóa Hà Nội khi ra khỏi phạm vi trung tâm Hà Nội. ...................... 64 2.2.3. Đời sống văn hóa Hà Nội ở cự li 1000 cây số và xa hơn thế. ............................. 66 2.3. Bức tranh Hà Nội từ góc nhìn âm nhạc .................................................................... 69 2.3.1. Từ trong ca khúc Hà Nội diễm lệ và kì ảo .......................................................... 70 2.3.2. Từ trong ca khúc người Hà Nội lịch lãm, duyên dáng ......................................73 2.3.3. Nhạc sĩ, nhạc sư và ca sĩ hát về Hà Nội tài hoa, lãng mạn ................................ 75 CHƯƠNG 3: VĂN PHONG CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ TRONG TẢN VĂN VIẾT VỀ HÀ NỘI ......................................................................................79 3.1. Cách đặt “tựa” cho từng bài tản văn viết về Hà Nội ................................................ 79 3.2. Giọng văn dí dỏm và trần trụi trong tản văn viết về Hà Nội của Nguyễn Trương Qúy ................................................................................................................................ 85 3.3. Tính thời sự trong tản văn Nguyễn Trương Qúy. ..................................................88 3.4. Kết cấu và “thủ thuật” trong tản văn viết về Hà Nội của Nguyễn Trương Qúy ....93 KẾT LUẬN .................................................................................................................100 TÀI LIỆU THAM KHẢO. ..........................................................................................102
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1.Thăng Long – Hà Nội luôn là niềm tự hào và thiêng liêng đối với mỗi người dân Việt Nam, niềm tin yêu đối với bạn bè quốc tế. Đây là thành phố ngàn năm tuổi với nhiều trầm tích văn hóa, kết tinh văn minh của Việt Nam. Cho nên “hiếm thấy một thành phố nào mà tốn văn, tốn chữ, tốn nhạc, của nhạc sĩ, thi sĩ, nhà văn như Hà Nội. Có nhiều tác phẩm văn học viết về thành phố ngàn năm tuổi này đã đi vào lòng người yêu sách, vậy nhưng mỗi tác phẩm đều phác họa cho ta thấy những Hà Nội rất khác nhau”[49]. Hà Nội trong tản văn của Nguyễn Trương Qúy là một Hà Nội của những câu chuyện nho nhỏ, be bé, rất đời thường, đôi khi vớ va vớ vẩn như “xe máy tiếu ngạo”, “Forum nước chè”, “Phố vẫy đủ mười khúc ngâm”, của những người vô danh, những người thích tụ bạ ở quán nước chè vạ vật từ ngày này qua tháng khác chỉ để đánh dăm con đề và nói chuyện phiếm về cuộc đời, … Nhưng từ những câu chuyện dung dị, đời thường đó Nguyễn Trương Qúy đã phác họa một Hà Nội sống động như một thực thể sống cùng thời đại chúng ta. Cứ như vậy, tác giả Nguyễn Trương Qúy đã góp cho Hà Nội thêm “duyên”, thêm “toàn bích” hơn. Đây cũng là một nỗ lực đóng góp của nhà văn khi viết về Hà Nội, một trong những đề tài tưởng như không còn “đất” để khai thác nữa. 1.2. Ngay từ khi cầm bút viết, nhà văn Nguyễn Trương Qúy đã “bén duyên” với thể loại tản văn. Tác giả cho rằng, điều khiến anh trung thành với thể loại này chính là “khả năng càn lướt hiện thực”. Anh đã “lựa chọn tản văn để chuyển tải những tứ của đời sống có cái hấp dẫn là cho phép tôi thoải mái mổ xẻ và đưa ra những quan niệm của mình trong vai trò một người đối thoại với người đọc – dĩ nhiên là những người đọc vô hình mà tôi phải phân thân đặt mình vào vị trí của họ”[40]. Nguyễn Trương Qúy cũng cho rằng độ tương tác cao của thể tản văn cũng là một thách thức thú vị để khẳng định mình. Bằng việc liên tục ấn hành 6 cuốn tản văn, nhà văn Nguyễn Trương Qúy đã bước qua những định kiến rằng: “tản văn là món nộm, món gỏi, món đồ ăn nhanh, hay là khúc nghỉ chân, là văn học loại hai …” và một phần nào đó khẳng định được vai trò, vị trí của thể loại tản văn trong đời sống văn học hiện đại hiện nay. Đây
- 2 cũng là đóng góp của tác giả - nhà văn Nguyễn Trương Qúy về thể loại tản văn mà chúng tôi muốn hướng tới làm rõ trong khuôn khổ luận văn này. 1.3. Khi nghiên cứu đề tài này, chúng ta có thêm một cái nhìn về nghiệp văn chương của mỗi nhà văn. Đúng vậy, văn chương không chỉ dành cho những nhà văn, nhà thơ được đào tạo bài bản mà còn dành “đất” cho bất cứ đối tượng nào. Chỉ cần họ có tâm hồn của một người nghệ sĩ và có một tấm lòng trải rộng với đời… Mà trường hợp Nguyễn Trương Qúy được xem là điển hình. Nhà văn Nguyễn Trương Qúy sinh năm 1977, tốt nghiệp Đại học kiến trúc nhưng lại chọn nghề “viết văn”: “Anh đã mang chiếc bút chì cũ của mình, trở thành kẻ “tay ngang” bước vào văn chương và “biên niên” Hà Nội thị dân bằng những rung động của gã 7X dường như là duy nhất còn sót lại ở đất này”. Chỉ hơn mười năm “gã tay ngang 7X” đã cho xuất bản sáu cuốn tản văn: Tự nhiên như người Hà Nội (2004), Ăn phở rất khó thấy ngon (2008), Hà Nội là Hà Nội (2010), Xe máy tiếu ngạo (2012), Còn ai hát về Hà Nội (2013); và một tập truyện “Dưới cột đèn đường rót một ấm trà” (gồm 14 truyện ngắn và một truyện vừa, xuất bản năm 2013) – đều là những tản văn viết về con người và phố thị Hà Nội. Ngoài ra, Nguyễn Trương Qúy cũng tham gia dịch sách. Một số tác phẩm anh tham gia dịch gồm: Hà Nội và Rumba Cửu Long – Câu chuyện âm nhạc Việt Nam của Jason Gibbs (2008), Chuyến tàu mang tên dục vọng của Tennesse William (2011),... Năm 2016, tản văn của anh nằm trong danh sách những tác phẩm được đề cử nhận giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội. Chúng tôi cho rằng, đây là một thành công đáng ghi nhận của kiến trúc sư, họa sĩ, nhà văn Nguyễn Trương Qúy. Đặc biệt, mỗi cuốn tản văn của Nguyễn Trương Qúy đều nhận được sự chờ đón, yêu mến của bạn đọc trong và ngoài nước: Có những cuốn tản văn của anh được tái bản 5 – 7 lần: Tự Nhiên như người Hà Nội (2004), Ăn phở rất khó thấy ngon (2008), Xe máy tiếu ngạo (2012). Riêng cuốn “Xe máy tiếu Ngạo” của nhà văn còn được Jacob O. Gold, Đại học Michigan, Mỹ dịch sang Tiếng Anh như một cuốn tài liệu để sinh viên Mỹ, Việt kiều ở Mỹ đọc và hiểu thêm một nét văn hóa riêng của người Hà Nội nói riêng, thành phố Hà Nội nói chung. Nghiên cứu Hà Nội trong tản văn Nguyễn Trương Qúy, chúng ta sẽ thấy một bức tranh Hà Nội với đầy đủ sắc thái, khi thì dưới góc nhìn kiến trúc, góc nhìn văn
- 3 hóa, lúc lại là những con người sống trong đô thị với đủ mọi thói tật và hành vi…qua lối viết tung tẩy, dí dỏm, vừa đủ, lối dẫn dắt khi nào cũng từ chuyện xưa đến chuyện hiện đại ngày nay, nhịp nhàng và rất có duyên. 1.4. Gần đây, sách giáo khoa ở cấp học phổ thông có dành một số lượng đáng kể cho những bài viết thuộc thể loại kí. Tuy nhiên, nguồn tài liệu làm cơ sở khám phá thể loại này còn ít. Thực hiện đề tài này, chúng tôi muốn thúc đẩy sự quan tâm nghiên cứu, đồng thời vạch ra những định hướng tiếp cận thể loại tản văn nói riêng, thể kí nói chung ở mảng văn học trong nhà trường. Vì vậy, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Hà Nội trong tản văn Nguyễn Trương Qúy”. Một mặt, chúng tôi mong muốn góp phần làm sáng rõ thêm tài năng văn chương của một nhà văn trẻ ở thể loại tản văn, mặt khác chúng tôi cũng đưa ra cái nhìn tương đối hệ thống và toàn diện về giá trị tác phẩm của nhà văn này. Qua đó thấy được những đóng góp của nhà văn đối với thể loại tản văn viết về đề tài Hà Nội nói riêng, thể loại tản văn nói chung trong thế kỷ XXI này. 2. Lịch sử vấn đề Khảo sát đề tài “Hà Nội trong tản văn của Nguyễn Trương Qúy” chúng tôi tìm hiểu và sắp xếp lại những bài viết, những công trình nghiên cứu của những người đi trước theo các ý sau: 2.1. Những bài viết và công trình nghiên cứu văn chương Nguyễn Trương Qúy Nguyễn Trương Qúy chuyển ngang từ một kiến trúc sư, họa sĩ vẽ màu nước sang viết văn từ năm 2002 đến nay. Những tác phẩm của nhà văn chưa nhiều, tuy nhiên nhà văn cũng nhận được nhiều sự quan tâm, yêu mến của báo chí, truyền thông, bạn văn và bạn đọc trong và ngoài nước. Xoay quanh hiện tượng văn học này cũng có nhiều ý kiến đánh giá đáng lưu ý: Tại chương trình Khách mời quán văn Nguyễn Trương Qúy (Thứ 7,ngày 13/10/2012), trong bài viết của nhà báo Xuân Thủy có trích dẫn phần nhận xét của nhà văn Đỗ Bích Thúy: “Người yêu Hà Nội thì rất nhiều, người viết về Hà Nội cũng nhiều, nhưng cách viết của Nguyễn Trương Qúy hấp dẫn ở chỗ: Từ những điều dung dị nhất, ai cũng có thể hình dung ra một Hà Nội của thế kỉ 21 – một Hà Nội ồn ào, đông đúc, chật chội, pha tạp bên cạnh một Hà Nội trầm tĩnh, kín đáo, tự trọng.
- 4 Giọng văn thông minh, quan sát tinh tế, tư duy mạch lạc, khả năng liên tưởng phong phú, óc hài ước, có kiến thức hệ thống trong nhiều lĩnh vực… là những yếu tố để Nguyễn Trương Qúy níu bạn đọc ở lại với cuốn tản văn Xe máy tiếu ngạo. Cách nhìn của Nguyễn Trương Qúy còn dễ được đồng cảm ở chỗ người viết đại diện cho một lớp công dân mới của thủ đô, đi nhiều, biết nhiều, nhưng vẫn lặng lẽ yêu Hà Nội theo cách riêng của mình cho dù cuộc sống đang trôi đi gấp gáp”[52]. Trong trang bìa sau của cuốn Tự nhiên như người Hà Nội, nhà thơ Thụy Anh lại có nhận xét: Đọc Qúy, độc giả được thỏa mãn nhiều điều: Nhận được kiến thức về Hà Nội cổ và Hà Nội bây giờ (đều dồi dào không kém gì nhau, thể hiện một năng lực tổng hợp và khiếu quan sát tuyệt vời), nhận được sự đồng cảm trong những vấn đề đang nóng của xã hội… Và nữa là được cười . Mỉm cười, rồi cười phá lên, hoặc có thể khúc khích cười rõ lâu …”[27] Trong trang bìa sau của cuốn Hà Nội là Hà Nội, Nguyễn Trương Qúy có dẫn lời của Jacob O.Gold, Đại học Michigan, Mỹ: Nguyễn Trương Qúy thuộc về thế hệ giao điểm của sự chuyển đổi kinh tế xã hội rộng lớn của Việt Nam. Anh đủ già để nhớ những điều xảy ra trước đó và đủ trẻ để hứng khởi với những điều tương lai dự báo ở Hà Nội. Góc nhìn lịch sử trung gian của Qúy giúp anh có thể cân đo và so sánh phần nào quá khứ và hiện tại: một mặt nếm trải những sự bằng lòng giản đơn của đời sống thiếu thốn vật chất những năm tháng cũ, trong khi mặt khác lại châm chích thói tiêu thụ phù phiếm hời hợt dường như đang ngự trị trong các tầng lớp giàu mới ngày nay. Thêm vào đó đây không phải là một tập hợp của những hình mẫu xã hội được biếm họa. Nguyễn Trương Qúy là một bậc thầy trong việc truyền tải những tấn kịch đời thường nho nhỏ nhưng sắc sảo về quan hệ trong gia đình và nơi công sở"[28]. Như vậy, hầu hết các ý kiến đều tập trung phản ánh những đặc sắc trong văn chương của Nguyễn Trương Qúy: quen mà lạ, vừa cổ kính rêu phong vừa hiện đại, vừa đầy màu sắc lôi cuốn về một thời đại mới, thời đại mà chúng ta đang cùng hít thở một bầu không khí.
- 5 2.2. Những công trình nghiên cứu tản văn Nguyễn Trương Qúy Hiện tại, Nguyễn Trương Qúy đã ra mắt bạn đọc 6 cuốn tản văn, nội dung trọng tâm viết về Hà Nội. Có thể nói, các tác phẩm của anh đã cho thấy: Anh là tác giả có những quan sát tinh tế về cuộc sống đô thị với con mắt của “nhà quy hoạch”, bằng tư duy của người đang sống với thời đại của mình. Câu dài hay câu ngắn trong sáng tác của anh đều đi từ những chất liệu đời sống đương diễn ra. Vì vậy mà tản văn của anh hầu hết đều nhận được những lời khen ngợi từ độc giả và những đánh giá tích cực từ những bạn văn, nhà phê bình văn học. Cho đến nay, cũng đã có một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu về tản văn Nguyễn Trương Quý nhưng mới đi vào một khía cạnh nội dung nào đó, hoặc nghiên cứu tản văn của anh với các nhà văn khác như Luận văn viết về đề tài Đô thị hiện đại trong các sáng tác của các nhà văn viết về Hà Nội (Qua sáng tác của Nguyễn Việt Hà, Đỗ Phấn và Nguyễn Trương Qúy) của Lê Ngọc Hà - học viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, chuyên ngành lí luận, năm 2015. Nhưng lại chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu về Hà Nội trong tản văn Nguyễn Trương Qúy. Tuy vậy, vẫn có nhiều ý kiến từ các nhà phê bình nghiên cứu, nhà thơ, nhà văn, nhà báo đã có những nhận xét đánh giá về tản văn của Nguyễn Trương Qúy. Trên trang bìa cuốn tản văn Ăn phở rất khó thấy ngon, nhà văn trích dẫn nhận xét của Nguyễn Vĩnh Nguyên: Nguyễn Trương Qúy không chỉ dừng lại ở việc mô tả cho ra những câu chuyện tếu táo nghe để mà biết nhưng anh dẫn dắt người đọc từ cái nhìn tự trào, hóm hỉnh của người trong cuộc, tinh tế, giàu liên tưởng đời sống thú vị trong bức tranh tâm thế của dân công sở thời mới. Trăm thứ bệnh: ngáo ngơ, quan liêu, bốc phét đơn điệu, hình thức, phung phí, sĩ diện, nhiễu sự tám vặt ... và cả những phút lãng mạn, tình thương mến thương nhất của dân văn phòng được viết dưới giọng văn đầy chất châm biếm, hóm hỉnh nhưng cũng đầy dằn vặt về thành phần "phức tạp về nghĩ ngợi" nhất trong xã hội. Cuốn tản văn đáng đọc nhất trong vài năm trở lại đây, nếu bạn là dân văn phòng"[24]. Trong bài viết "lời giới thiệu cho bản dịch Xe máy tiếu ngạo" Jacob O. Gold, UIC có viết: ... Mỗi bài tản văn như một cuộc du ngoại được dẫn dắt qua không gian của hoài niệm, của ghi chép về xã hội, của những tham chiếu văn hóa sâu xa và những
- 6 sáng tạo hài ước pha cay đắng. Những cuốn sách của anh đưa chúng ta đến với Hà Nội, cho chúng ta có được cơ hội trở nên thông thạo nơi này cùng một trong những nhà quan sát sắc sảo nhất của nó"[30]. Trên trang cá nhân Facebook của thầy Lê Phạm Hùng, giáo viên chuyên văn trường Amsterdam có viết: “Tản văn của Qúy trong Mỗi góc phố một con người đang sống nói về những điều nhỏ nhặt mà không mấy người biết, hoặc biết mà chưa chắc chắn đã biết đúng, hiểu đúng. Qúy nói với những người chưa hiểu nhiều về Hà Nội rằng: Những ai quen với bộ mặt tươi cười, giọng nói ngọt ngào êm ái của những người làm nghề dịch vụ ở những miền khác, gặp phải bộ mặt lạnh lùng khó đăm đăm của người bán hàng Hà Nội, dễ sốc. Nhưng có sống quen mới biết, ở Hà Nội vẫn có những công việc mà người phục vụ ân cần hơn cả mong đợi.” Jason Gibbs (Jason Michael Gibbs, sinh năm 1960, làm công tác thư viện ở Thư viện công cộng Francisco, California, Mỹ, chuyên về âm nhạc) trong bài viết Lời giới thiệu cho cuốn tản văn Còn ai hát về Hà Nội của Nguyễn Trương Qúy có bày tỏ suy nghĩ: “Những bài ca Hà Nội này được người Việt khắp thế giới xem như vật yêu dấu đem theo, là nhu cầu của một văn hóa xa xứ. Còn những người ở lại Hà Nội thuở nào cũng giữ chật những tà áo bay, những mùa thu lá vàng rơi trong kí ức nội tâm. Mặc dù là người yêu Hà Nội xưa, Nguyễn Trương Qúy cũng viết đến nhạc Hà Nội thời chiến, thời bao cấp, thời hội nhập một cách rất chu đáo và tận tụy. Hà Nội hoài niệm và hiện thực đều sống hòa thuận với nhau”[25,tr.20]. Trong bài viết “Để ngàn năm không còn là vô nghĩa” nhân dịp nhà văn cho ra tập sách mới, nhà thơ Thụy Anh đã đánh giá “Có cảm tưởng như Trương Qúy có thể viết mãi không dừng, vì với tài quan sát của anh thì bất kỳ hiện tượng gì cũng là đề tài để viết. Từ to tát vĩ mô như chuyện quy hoạch thành phố, văn hóa công viên, bàn về kiến trúc, ... cho đến cái vi mô là cái chợ nhỏ chợ to, chuyện ngập lụt, chuyện oi nực không lãng mạn chút nào của đời sống Thủ đô, rồi lại bàn cả vòng hai của gái ba mươi, chuyện tình online, chuyện lễ tết, chuyện chùa chiền đức tin... Đang bàn đến món ăn tinh thần người Hà Nội, thoắt cái lại "tám" về món ăn quốc hồn quốc túy đang khiến nhiều người "khó thấy ngon" là Phở ...”[34].
- 7 Nhìn chung, khi bàn về tản văn của Nguyễn Trương Qúy, các ý kiến đều thống nhất ở chỗ: Cách tiếp cận hiện thực trong tản văn Nguyễn Trương Qúy linh hoạt, tinh tế, lối dẫn dắt nhẹ nhàng nhưng rất có duyên từ chuyện nhỏ đến những chuyện to tát: có khi từ góc nhìn của nhà kiến trúc, có khi lại nhìn cuộc sống từ những sắc màu lôi cuốn của những chuyến đi để tô tỉa đậm nhạt bức tranh về Hà Nội như một bức bích họa của một tay họa sĩ. Nhưng đa số vẫn là điểm nhìn trung gian giữa Hà Nội xưa và nay, cũ và mới mà bắt đầu đều là những cái xưa cũ, rồi mới đến những cái ở hiện tại, tiếp theo là hình dung trong tương lai gần, tương lai xa...; mới đọc tưởng như là chuyện tám gẫu, chuyện phiếm nhưng khi đọc xong rồi mới thấy được những day dứt trăn trở trong lòng người đọc, với câu hỏi cho riêng mỗi người “Hà Nội ơi, làm sao để ngàn năm không là vô nghĩa”. Những tư liệu trên đây tuy còn ít ỏi song đó là những gợi ý quan trọng để chúng tôi hoàn thành luận văn này. 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu đặc sắc của đề tài Hà Nội trong sáu cuốn tản văn của nhà văn Nguyễn Trương Qúy. 3.2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu đề tài Hà Nội trong tản văn Nguyễn Trương Qúy, chúng tôi hi vọng sẽ chỉ ra được những sáng tạo mới mẻ của nhà văn trẻ Nguyễn Trương Qúy khi viết về đề tài Hà Nội – một đề tài dường như “không còn đất để khai thác” nữa. Ngoài ra, chúng tôi cũng muốn cùng bạn đọc thấy được một Hà Nội mang hơi thở đương đại, từ góc nhìn hiện đại, góc nhìn kiến trúc, văn hóa và âm nhạc của nhà văn được xem là gã “tay ngang” bước vào làng văn chương Nguyễn Trương Qúy. Đây cũng chính là nét làm nên sự khác biệt của nhà văn Nguyễn Trương Qúy với các nhà văn khác 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận văn tập trung khảo sát những nội dung của tản văn Nguyễn Trương Qúy về đề tài Hà Nội, chỉ ra những sáng tạo của nhà văn ở đề tài quen thuộc này.
- 8 - Làm rõ những hiệu quả của "thủ thuật", thủ pháp, biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng để xây dựng hình tượng Hà Nội trong tản văn. - Bước đầu đánh giá những đóng góp của nhà văn Nguyễn Trương Qúy đối với thể loại tản văn trong văn học Việt Nam đương đại. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 4.2.1. Phương pháp phân tích - tổng hợp Phương pháp này được sử dụng để phân tích, tổng hợp những nội dung, đặc sắc nghệ thuật trong tản văn của nhà văn Nguyễn Trương Qúy. Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu. 4.2.2. Phương pháp nghiên cứu tiểu sử Tìm hiểu tiểu sử, con người Nguyễn Trương Qúy để có cơ sở hiểu hơn về sáng tác của nhà văn, nhất là tản văn, thể loại đòi hỏi tính chân thực, bộc lộ “cái tôi” cá nhân của nhà văn. 4.2.3. Phương pháp so sánh - thống kê So sánh tản văn của Nguyễn Trương Qúy với các tản văn viết về Hà Nội của những người đi trước và cùng thời với nhà văn. Đối chiếu tản văn ở mỗi thời điểm sáng tác khác nhau để thấy được những đặc sắc riêng của nhà văn. Đọc và thống kê các từ mới, cách đặt các câu hỏi được sử dụng trong tản văn để thấy được văn phong riêng của nhà văn. 4.2.4. Phương pháp cấu trúc -Trong quá trình nghiên cứu phải luôn đặt mỗi tản văn trong tính chỉnh thể của toàn bộ tản văn viết về Hà Nội. 4.2.5. Phương pháp liên ngành Phương pháp này được sử dụng để hiểu sâu hơn mọi khía cạnh của từng tác phẩm từ đó thấy được những đặc sắc riêng trong tản văn Nguyễn Trương Qúy. 5. Phạm vi nghiên cứu Trong công trình nghiên cứu này chúng tôi khảo sát 6 cuốn tản văn của nhà văn Nguyễn Trương Qúy: - Tự nhiên như người Hà Nội (2004)
- 9 - Ăn phở rất khó thấy ngon (2008) - Hà Nội là Hà Nội (2010) - Xe máy tiếu ngạo (2012) - Mỗi góc phố một con người đang sống (2013) - Còn ai hát về Hà Nội (2013) Truyện ngắn Dưới cột đèn đường rót một ấm trà, và những bài trả lời phỏng vấn, bài viết trên Blog TQ, bài viết đăng báo của Nguyễn Trương Qúy chỉ được đề cập khi làm tư liệu so sánh. 6. Đóng góp của luận văn - Về mặt lí luận: Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện tản văn của nhà văn Nguyễn Trương Qúy về đề tài Hà Nội. Từ đó góp phần khẳng định đóng góp của nhà văn đối với thể loại tản văn trong văn học đương đại; cả những đóng góp của nhà văn trong dòng văn học viết về đề tài Hà Nội. - Về mặt thực tiễn: Luận văn sẽ là tài liệu cần thiết và bổ ích góp phần vào việc tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về tản văn Nguyễn Trương Qúy, ngoài ra còn có ý nghĩa định hướng gợi mở cho việc tìm hiểu, nghiên cứu nét đặc sắc trong sáng tác văn xuôi của nhà văn nói chung. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Khái quát về thể loại tản văn và tản văn của Nguyễn Trương Qúy. Chương 2. Bức tranh Hà Nội từ những góc nhìn: Kiến trúc, văn hóa và âm nhạc. Chương 3. Văn phong của Nguyễn Trương Qúy trong tản văn viết về Hà Nội.
- 10 CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ THỂ LOẠI TẢN VĂN VÀ TẢN VĂN CỦA NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 1.1. Khát quát về thể loại Tản văn 1.1.1. Khái niệm tản văn Tản văn – một thể loại tưởng như không có thời hưng thịnh, tưởng như người đọc chẳng có lúc nào phải đắn đo, và cũng chẳng đến nỗi có lúc phải đưa ra bàn tán, ấy thế mà đã đến lúc mọi việc đều đã thay đổi và người đọc đã phải tìm đến những cuốn tản văn, và những trang tản văn cũng đeo đuổi bám rễ và làm trắc ẩn những suy nghĩ trong tâm hồn người đọc. Tuy vậy, cho đến nay cách gọi tản văn vẫn chưa thống nhất về nội hàm ý nghĩa : Theo Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê định nghĩa: “Tản văn: 1. Văn xuôi. 2. Loại văn gồm các thể kí và các thể văn khác, ngoài truyện, thơ và kịch” [23,Tr.857]. Theo Từ điển Hán Việt, Đào Duy Anh định nghĩa: “Tản văn, văn xuôi không có vần” [1,Tr. 233]. Từ điển thuật ngữ văn học – Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội, năm 1997 là cuốn duy nhất đã xác định tản văn ngoài nghĩa là văn xuôi còn có nghĩa là một thể loại văn học có những đặc trưng riêng biệt: “Tản văn là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả phong cảnh, khắc họa nhân vật, lối thể hiện đời sống mang tính chất khám phá, không nhất thiết đòi hỏi có cốt truyện phức tạp, nhân vật hoàn chỉnh, điều cốt yếu là tái hiện được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội, bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩ của tác giả”[11,Tr. 329]. Trong cuốn Năm bài giảng về thể loại, Hoàng Ngọc Hiến quan niệm “Tản văn là một tiểu loại kí ngắn gọn, hàm súc theo tùy hứng của tác giả có thể bộc lộ trữ tình, tự sự hoặc nghị luận, thường có mấy thứ đan quyện vào nhau”[14,Tr.32]. Trần Đình Sử trong bài viết “Tản văn hiện đại Việt Nam – Một thể loại bị lãng quên” - lời giới thiệu cuốn Tản văn hiện đại Việt Nam có viết: “Tản văn là một thể loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc. Nó không đòi hỏi phải có một cốt truyện đầy đủ hay phải sáng tạo những nhân vật hoàn chỉnh. Cấu tứ tác phẩm được triển khai từ một vài tín hiệu thẩm mỹ đóng vai trò trung tâm trong thế giới nghệ thuật. Đó có thể là những hình ảnh, chi tiết hoặc một hiện tượng đời sống cụ thể”[47].
- 11 Có rất nhiều các quan niệm xoay quanh khái niệm tản văn tuy nhiên các quan niệm trên đều thống nhất: tản văn là một thể loại văn xuôi có tính hàm súc, có thể là trữ tình, tự sự, nghị luận đan xen và đều bộc lộ trực tiếp dấu ấn riêng, cái tôi tác giả. Có lẽ cũng vì vậy, nhà văn trẻ Nguyễn Trương Qúy đã lựa chọn tản văn để chuyển tải những cái tứ của đời sống. Tản văn cho phép tác giả thoải mái mổ xẻ và đưa ra quan niệm riêng của mình. 1.1.2. Đặc trưng thể loại tản văn Gần đây, Tiến sĩ Lê Trà My đã có những công trình nghiên cứu về thể loại tản văn. Theo Tiến sĩ Lê Trà My thì tản văn có nhiều yếu tố tương đồng với những thể loại như tạp văn, tạp bút… nhưng về cơ bản, tản văn vẫn có những đặc trưng riêng để phân biệt với các thể loại khác của văn học. 1.1.2.1. Tản văn là những tác phẩm văn xuôi có dung lượng ngắn, hàm súc và không có cốt truyện. Tản văn chủ yếu chú trọng vào chi tiết nên có thể coi đây là một thể loại văn xuôi không đòi hỏi cốt truyện. Người viết tản văn thường lựa chọn vài ba nét từ chất liệu cuộc sống, dựa vào đó để bày tỏ thế giới nội tâm cũng như cảm xúc của mình về thế giới. Ví như từ một cành hoa mận mà gợi nhớ bao kí ức tuổi thơ êm đềm, đầy ắp những kỉ niệm ngọt ngào thời thơ ấu bên gia đình (Một loài hoa thương nhớ - Đỗ Bích Thúy);... chỉ là chuyện đi làm công sở cũng thành chuyện: “Tại sao khi mới đi làm chúng ta ai cũng hăm hở? “Tưởng như bầu nhiệt huyết đang sôi sục trong người chỉ chờ có cơ hội là được bộc lộ. Vậy mà chỉ sau vài ngày đi làm ở công sở, chúng ta cứ chuội dần đi…”[24] Và thấy cái gì cũng như ngày càng có vẻ chậm hơn… Tất cả những điều tưởng chừng như tủn mủn, lặt vặt ấy đều có thể là cái cớ cho một tản văn ra đời. “Vấn đề còn lại chỉ là sức cảm, sức nghĩ, là độ rộng và chiều sâu trong trường liên tưởng của người viết mà thôi. Nói gọn lại, tản văn là phải tạo ra “một cái gì đó” có ý nghĩa tiếp sau cái cớ ban đầu kia; “một cái gì đó”, nói kiểu công thức “chạm vào trái tim và khối óc người đọc” theo một cách riêng của văn chương”[24,tr.40]. Với công phu tinh lọc như vậy, các chi tiết xuất hiện trong tản văn thường rất hàm súc, giàu sức gợi. Có thể coi tản văn như là “thơ tứ tuyệt” của văn xuôi. 1.1.2.2. Tản văn là loại tác phẩm được cấu tứ. Về phương diện kết cấu, tản văn là loại tác phẩm trữ tình biểu lộ thế giới tinh thần của chủ thể. Nó không coi trọng
- 12 thông tin, sự kiện mà cốt là ở cách nhìn, cách lí giải sự kiện. Kết cấu tác phẩm tản văn dựa trên sự liên tưởng kết nối các sự kiện, nhân vật, hình ảnh, chi tiết vào với nhau. Các chi tiết trong tản văn thường không gắn kết thành một bức tranh đời sống mang tính khách quan như trong các tác phẩm tự sự mà chúng chỉ là những tín hiệu bộc lộ chủ thể nhà văn bởi nghệ thuật tản văn như đã nói là nghệ thuật biểu hiện. Giả Bình Ao nói nghệ thuật tản văn là “nghệ thuật của biểu hiện chứ không phải đòi bạn tái hiện”. Do vậy, quan hệ giữa các chi tiết thường là quan hệ liên tưởng nhờ sự tưởng tượng phóng túng, bay bổng của nhà văn tạo nên ý tưởng độc đáo cho tác phẩm. Cấu tứ trong tản văn chủ yếu dựa trên sự liên tưởng này. Tản văn có thể coi là thể loại có vẻ dễ viết nhưng khó hay. Muốn tạo ra những tác phẩm tản văn hay đòi hỏi trình độ người viết phải tạo ra một cấu tứ, một tổ chức mang tính nghệ thuật cao, một vốn kiến thức đa ngành, liên ngành; cả nghệ thuật chơi chữ, mặc dù chỉ là tiểu xảo nhưng lại có khả năng điểm xuyến làm sinh động ý tưởng. 1.1.2.3. Tản văn bộc lộ trực tiếp cái “tôi” của tác giả. Đây là đặc điểm nổi bật nhất của tản văn so với các thể loại khác. Xét một cách khách quan, ở thể loại văn học nào thì cái tôi nghệ sĩ của tác giả cũng ít nhiều in dấu trong tác phẩm. Ở truyện ngắn, tiểu thuyết, cái tôi của nhà văn ẩn mình vào những hình tượng nhân vật. Ở thơ, cái tôi nhà thơ có phần bộc lộ rõ hơn so với truyện ngắn và tiểu thuyết, tuy nhiên vẫn ẩn mình dưới hình tượng nhân vật trữ tình. Ở tản văn, nhà văn trực tiếp cất lên tiếng nói, như nói trực tiếp câu chuyện, quan điểm của chính mình. Ở tản văn, người viết văn công khai với tư cách là chủ thể lời nói nghệ thuật và biến mình trở thành hình tượng nhân vật. Nhà tản văn nổi tiếng người Trung Quốc Tiền Cốc Dung có từng viết về đặc trưng của tản văn như sau: “Vốn dĩ mọi tác phẩm văn học đều in dấu tính tình, phẩm cách của tác giả nhưng ở thơ, tiểu thuyết, kịch, tác giả thường ẩn mình đi, bọc mình lại khiến bạn đọc không dễ gì thấy ngay được diện mạo thật của họ. Còn tản văn thì không thế. Tác giả của chúng không hề tô điểm, trang sức mà cứ trần trụi ra trong mắt bạn đọc. Hễ điều gì nói ra đều là những điều phát tự lòng mình, không một chút giả dối, điểm tô. Tác giả dường như thủ thỉ tự nói một mình, tự thổ lộ nỗi niềm, hoặc như trút bầu tâm sự với người quen cũ lâu ngày không gặp lại. Qua tác phẩm của họ, bạn đọc thấy ngay được con người họ, thấy ngay được bản sắc, bản tướng của họ. Cho nên
- 13 tản văn là tác phẩm thấy được tính tình tác giả rõ nhất, do vậy dễ viết nhất mà cũng khó viết nhất. Những ai không thực sự có tính tình, hoặc không thực sự có lời muốn ngỏ thì tốt nhất là không nên viết tản văn”[17]. Dựa trên nguyên tắc tự biểu hiện, người viết tản văn thường có xu hướng lấy ngay chính cuộc sống của mình ra làm chất liệu để xây dựng tác phẩm. Do đó, sức mạnh của tản văn trước hết là nhân cách, bản lĩnh, tầm tư tưởng, cách nhìn, cách cảm và sự uyên bác của người cầm bút. 1.1.2.4. Tản văn có cách thức biểu hiện đa dạng: Tản văn được xem là thể văn tự do và phóng túng nhất. Vì “Tất cả các yếu tố của thể loại, đối với tản văn đều hết sức tự do, bất luận là chọn đề tài, lập ý hay bố cục kết cấu, hay vận dụng thủ pháp biểu hiện”[47]... Có nhiều phong cách viết tản văn khác nhau có cách viết nghiêm túc, có khi là cười cợt,trữ tình, chính luận, triết lí... Cách viết tản văn cũng rất đa dạng: tự sự, trữ tình, hoặc nghị luận, hoặc pha xen các cách viết khác nhau. Giả Bình Ao từng nói: “Tản văn là nghệ thuật bay, nghệ thuật bơi, nó tự do thoải mái”. Tản văn là thể văn cho phép người viết thỏa sức khai thác đề tài ở mọi lĩnh vực đời sống, không hạn định bởi một khuôn mẫu nào. Trần Đình Sử trong Tản văn Việt Nam hiện đại – một thể loại bị lãng quên có viết: “Tản văn nói được bao điều suy nghĩ, nung nấu, cảm xúc trong lòng về con người, thế sự, đạo lí, về thiên nhiên, môi trường, chính trị, văn nghệ...”[47]. Tính tự do của tản văn khiến tản văn có thể kết hợp nhiều kiểu loại chi tiết từ chi tiết xác thực đến chi tiết hư ảo, hoang đường. Có thể nói, chưa có thể loại nào đạt tới sự ngẫu hứng, phong phú và đa dạng như tản văn. 1.1.2.5. Giọng điệu tản văn: Tản văn được coi là thể loại văn ngẫu hứng, văn chơi nên giọng điệu thường nhẩn nha, trò chuyện, tâm sự. Có người nói đọc tản văn như “nghe những lời nhỏ nhẹ của mẹ, của vợ, của bạn thân quanh bàn trà, điếu thuốc”. Người viết tản văn có tâm thế nhàn tản, cái nhàn của con người biết thoát khỏi những o ép đời thường, tìm tới sự thấu triệt sâu sắc của lẽ đời. Tản văn thích hợp với sự ngâm ngợi, chiêm nghiệm, điềm tĩnh mà đằm sâu. Thủ thỉ đấy, nhẩn nha đấy nhưng thâm trầm sâu sắc và đầy triết lí. 1.1.2.6. Theo tác giả Nguyễn Đức Dũng “Ngôn ngữ tản văn bóng bẩy, trong sáng, súc tích, tươi mới, tự nhiên. Tản văn không lấy hiệu quả ở tình tiết, cũng không lấy nhân vật để khắc họa sự hiểu biết, đồng thời cũng không yêu cầu có tình cảm đặc
- 14 biệt mãnh liệt như thơ, đề tài của tản văn tuy rộng nhưng cái rộng lớn đa dạng của nó là những điều bên ngoài mà tác giả tự mình nhìn thấy, nghe thấy, suy nghĩ, mong muốn, xúc động từ cuộc sống thường nhật cho đến những hiện tượng khác. Loại nội dung và yêu cầu thể loại nhàn nhã tự tại của nó rất hợp với ngôn ngữ tự nhiên, tươi mới, gọn gàng, bóng bẩy. Tản văn miêu tả nhân vật phải sinh động như cuộc sống, rõ ràng như đang hiện ra trước mắt, truyền đạt âm thanh phải giống hệt; tình cảm biểu hiện thì phải chân thực thiết tha, tế nhị; thuyết lí nghị luận phải vừa trang trọng vừa hài hước, thú vị, không cần kiểu cách mất tự nhiên, không cần che đậy, tất cả phải lên xuống tự do như mạch đập của con người, như tiếng nước chảy trong khe núi”[38]. Có thể nói tác giả Nguyễn Đức Dũng đã có những nhận định tiêu biểu về ngôn ngữ của tản văn. Trên đây là những đặc trưng của tản văn. Cũng căn cứ vào đặc trưng thể loại tản văn chúng ta nhận thấy: Không thể nói tản văn như một thể loại thuần khiết, trong đó có nhiều sự pha trộn, sự giao thoa của nhiều thể loại khác nhau. Cho nên bản chất của tản văn là rất tự do, đường biên của nó có sự giãn nở tùy theo nhu cầu sáng tạo của nghệ sĩ. 1.1.3. Phân loại tản văn Cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào thống nhất quan điểm của các nhà nghiên cứu về phân loại tản văn. Bất kể từ góc độ nào, căn cứ nào cũng có thể chia tản văn thành nhiều chủng loại khác nhau. Cũng như tác giả Nguyễn Đức Dũng đã căn cứ vào “đối tượng và hình thức thể hiện để chia tản văn thành ba loại: tản văn tự sự, tản văn trữ tình, tản văn nghị luận. Tản văn tự sự vẫn lấy sự kiện, nhân vật, cảnh vật làm nội dung biểu đạt chủ yếu, lấy sự trần thuật miêu tả làm phương thức biểu đạt chủ yếu. Nó chú trọng kể việc, ghi người, tả cảnh nhưng cũng không giống như kể việc ghi người tả cảnh trong tiểu thuyết. Kể chuyện trong tản văn chỉ là trần thuật một số phiến đoạn của sự kiện; ghi người chỉ là ghi một số mặt quan trọng của nhân vật, tả cảnh chỉ là tả một số phương diện nào đó của cảnh vật; hơn nữa, những sự việc, con người, cảnh vật này đại đa số chỉ là những sự việc, con người, cảnh vật mà tác giả đã tiếp xúc qua, tác giả thường lấy nhân xưng ngôi thứ nhất “Tôi” làm sợi dây liên kết những phiến đoạn của sự kiện,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 685 | 93
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 677 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 308 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 239 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 256 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 154 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
173 p | 237 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 203 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 248 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn từ trong thơ Tố Hữu (nhìn từ bình diện từ vựng)
175 p | 180 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 171 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 170 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 165 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 209 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 122 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Yếu tố giới trong lời chê và hồi đáp chê (trên cứ liệu giao tiếp của sinh viên tại tp.HCM)
123 p | 130 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 162 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn