Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn hoá và Văn học Việt Nam: Nhân vật nữ trong văn xuôi của Tống Ngọc Hân
lượt xem 5
download
Bài nghiên cứu tìm hiểu đề tài nhân vật nữ trong văn xuôi của Tống Ngọc Hân, chúng tôi muốn nhận diện những đặc điểm nổi bật về các kiểu nhân vật nữ và những nét đặc sắc về nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ trong sáng tác của nhà văn. Từ đó thấy được những đóng góp của nhà văn Tống Ngọc Hân đối với sự phát triển của văn xuôi nữ, nói riêng và văn học đương đại Việt Nam nói chung. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn hoá và Văn học Việt Nam: Nhân vật nữ trong văn xuôi của Tống Ngọc Hân
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ----------------------------------------- PHẠM THỊ THU HƯỜNG NHÂN VẬT NỮ TRONG VĂN XUÔI CỦA TỐNG NGỌC HÂN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ------------------------------------------- PHẠM THỊ THU HƯỜNG NHÂN VẬT NỮ TRONG VĂN XUÔI CỦA TỐNG NGỌC HÂN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN BÍCH THU THÁI NGUYÊN - 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Phạm Thị Thu Hường
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Văn – Xã hội, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Bích Thu đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tác giả Tống Ngọc Hân đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập những tài liệu quan trọng để hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Phạm Thị Thu Hường
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC…………………………………………………………………..iii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 PHẦN NỘI DUNG. ....................................................................................... 11 Chương 1: VĂN XUÔI NỮ ĐƯƠNG ĐẠI VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA TỐNG NGỌC HÂN. .......................................................... 11 1.1. Khái lược về văn xuôi nữ Việt Nam đương đại. ...................................... 11 1.1.1. Đội ngũ các nhà văn nữ đương đại. ...................................................... 11 1.1.2. Nhân vật nữ trong văn xuôi các cây bút nữ đương đại. ........................ 13 1.2. Hành trình sáng tác của Tống Ngọc Hân. ................................................ 20 1.2.1. Vài nét về tác giả và sáng tác của nhà văn Tống Ngọc Hân. ................ 20 1.2.2. Những sáng tác của Tống Ngọc Hân. ................................................... 22 1.2.3. Quan niệm sáng tác của Tống Ngọc Hân.............................................. 24 CHƯƠNG 2: CÁC KIỂU NHÂN VẬT NỮ TRONG VĂN XUÔI TỐNG NGỌC HÂN ........................................................................................... 27 2.1. Khái niệm nhân vật văn học và chức năng của nhân vật trong tác phẩm văn học. ................................................................................................... 27 2.1.1. Khái niệm nhân vật văn học. ................................................................. 27 2.1.2. Chức năng của nhân vật trong tác phẩm văn học. ................................ 30 2.2. Khái quát thế giới nhân vật trong sáng tác của Tống Ngọc Hân. ............ 32 2.3. Các kiểu nhân vật nữ trong sáng tác của Tống Ngọc Hân. ...................... 36 2.3.1. Nhân vật mang vẻ đẹp thiên chức nữ. ................................................... 36 2.3.2. Nhân vật có số phận bi kịch. ................................................................. 45 2.3.3. Bi kịch trong tình yêu, hôn nhân và bi kịch cá nhân. ........................... 52 2.3. Nhân vật bị tha hóa. ................................................................................. 57 2.3.1. Tha hóa về giá trị văn hóa truyền thống. .............................................. 57
- 2.3.2. Tha hóa về phẩm chất đạo đức. ............................................................. 60 2.3.3. Tha hóa về đồng tiền. ............................................................................ 62 Chương 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN NHÂN VẬT NỮ TRONG VĂN XUÔI TỐNG NGỌC HÂN .................................................................. 66 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật. ................................................................ 66 3.1.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình. ............................................................. 66 3.1.2. Nghệ thuật miêu tả hành động. ............................................................. 70 3.1.3. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. ...................................................... 74 3.2. Không gian và thời gian nghệ thuật. ........................................................ 77 3.2.1. Không gian nghệ thuật. ......................................................................... 77 3.2.2. Thời gian nghệ thuật. ............................................................................ 82 3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu. .......................................................................... 85 3.3.1. Ngôn ngữ. .............................................................................................. 85 3.3.2. Giọng điệu. ............................................................................................ 94 KẾT LUẬN .................................................................................................. 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 105
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Sau chiến thắng lịch sử 1975, đặc biệt từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, hòa trong bối cảnh đổi mới toàn diện của đất nước, nền văn học Việt Nam đã có những chuyển đổi rõ rệt, ngày càng sâu sắc và toàn diện. Trong sự chuyển đổi chung của nền văn học, với sự năng động và ưu thế riêng, văn xuôi đương đại đã có sự bứt phá và đạt được những thành tựu nghệ thuật nổi bật so với các thể loại văn học khác. Sự đổi mới văn xuôi xuất phát từ sự thức tỉnh ý thức cá nhân của người cầm bút với những quan niệm mới về nhà văn, từ sự đổi mới quan niệm về hiện thực, về con người đến những chuyển đổi trong thi pháp thể loại. Trên cơ sở đó, văn xuôi đương đại Việt Nam đã sáng tạo, kết tinh được những giá trị thẩm mĩ mới, đích thực. Đặc biệt trong dòng chảy văn xuôi đương đại có sự xuất hiện nhiều các cây bút nữ đã làm nên sự phát triển phong phú, đa dạng của văn học giai đoạn này. Tác giả Vũ Tuấn Anh trong bài viết “Đổi mới văn học vì sự phát triển” ghi nhận các cây bút nữ đã có được “những dấu ấn cá nhân trong tư duy nghệ thuật và cách thể hiện”. 1.2. Trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự phong phú, đa dạng của văn xuôi đương đại phải kể đến những đóng góp của các cây bút nữ. Sự xuất hiện đông đảo rầm rộ của họ đã đem đến cho văn xuôi “Một sinh khí mới rất cần thiết để phản ánh bề rộng, bề sâu của cuộc sống con người hôm nay”. Bên cạnh những tên tuổi một thời như Vũ Thị Thường, Nguyễn Thị Ngọc Tú là những tác giả trẻ trung, sôi nổi, bắt mạch thời sự như: Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Phong Điệp, Kiều Bích Hậu, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Quỳnh Trang, Đỗ Hoàng Diệu … Có thể nói, văn học Việt Nam đương đại đang chứng kiến sự bùng nổ về số lượng các nhà văn, nhà thơ nữ. Khó mà thống kê được con số chính xác, số lượng tác phẩm của họ nhiều không kém gì các đồng nghiệp nam. Có người đặt câu hỏi : Tại sao thời điểm hiện nay lại xuất hiện nhiều cây bút nữ như vậy? Câu hỏi này đã có nhiều người tìm cách lí giải, nhưng khó
- 2 mà tìm ra câu trả lời thấu đáo. Đó cũng là một trong những lí do khiến chúng tôi chọn nghiên cứu sáng tác của các nhà văn nữ. Bằng nỗ lực của bản thân, các cây bút nữ hôm nay vừa biết kế thừa các thế hệ đi trước, họ vừa học hỏi lẫn nhau để tự tìm cho mình những lối viết độc đáo. Vì vậy có ý kiến cho rằng: “Văn xuôi hôm nay mang gương mặt nữ”. Điều đó đã góp phần khẳng định sáng tác nữ - văn xuôi nữ đang ngày càng hiện diện như một bộ phận của văn học Việt Nam. 1.3. Tống Ngọc Hân là nữ nhà văn trẻ đương đại. Chị được nhắc đến với những tác phẩm thành công về đề tài miền núi. Đến nay Tống Ngọc Hân đã nhận được nhiều giải thưởng văn học, xứng đáng với công sức lao động vì nghệ thuật của chị. Giải thưởng của Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, giải thưởng Văn học nghệ thuật Phan Si Păng của UBND tỉnh Lào Cai, giải thưởng Văn nghệ Quân đội, giải thưởng của Bộ Công an và Hội nhà văn Việt Nam về đề tài Vì an ninh tổ quốc và bình yên cuộc sống, giải thưởng Nông thôn đổi mới của Bộ Nông nghiệp và nông thôn phối hợp với Hội nhà văn tổ chức. Văn xuôi của Tống Ngọc Hân cuốn hút ở lối viết tinh tế, mới đọc thấy nhẹ nhàng, càng ngẫm nghĩ càng thấy sâu sắc. Chị đã tạo dựng cho mình một lối viết riêng, một phong cách khó trộn lẫn, chị viết như một nhu cầu tự thân đồng thời cũng không ngừng tìm tòi, đổi mới về nội dung và hình thức thể hiện. Chất văn của chị đẹp, quyến rũ, mê hoặc hệt như vẻ đẹp tự nhiên, thuần khiết, khỏe khoắn, rạng rỡ của các thiếu nữ. Vì vậy dễ nhận ra nhân vật trung tâm trong văn xuôi Tống Ngọc Hân đều là nhân vật nữ. Hơn ai hết, chính các nhà văn nữ là những người thấu hiểu được tâm lý, có sự đồng cảm sâu sắc với người phụ nữ. Vậy nên, hình tượng nhân vật nữ trong các sáng tác của họ đã nhanh chóng được người đọc đón nhận. Song nhân vật nữ trong sáng tác của Tống Ngọc Hân lại mang những nét riêng, rất độc đáo. Điều này tạo nên sự khác biệt về nhân vật nữ trong sáng tác của Tống Ngọc Hân so với các tác giả nữ cùng thời. Tiếp cận nhân vật nữ trong văn xuôi Tống Ngọc Hân, chúng tôi hi vọng sẽ góp thêm một góc nhìn mới về khả năng phản ánh đời sống, giá trị nhân
- 3 văn, phong cách sáng tạo của chị. Qua đó khẳng định những đóng góp của nhà văn Tống Ngọc Hân với dòng văn học nữ nói riêng và với đời sống văn học Việt Nam đương đại nói chung. Vì những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Nhân vật nữ trong văn xuôi của Tống Ngọc Hân. 1. Lịch sử vấn đề Tống Ngọc Hân là cây bút trẻ ở tỉnh miền núi Lào Cai. Hiện nay chị đã cho ra đời 2 tập thơ mang tên Những nét vân tay, Lệ trăng và khoảng hơn 100 truyện ngắn, trong đó có 6 tập truyện đã lần lượt được xuất bản: Khu vườn yên tĩnh, Sợi dây diều, Đêm không bóng tối, Hồn xưa lưu lạc, Mây không bay về trời, Tam không và phần lớn tác phẩm xuất sắc được đăng trên ấn phẩm: Nhân dân hàng tháng, Tạp chí Văn nghệ, Văn nghệ Quân đội, Văn nghệ Công an… Cùng với đó là 2 cuốn tiểu thuyết Âm binh và lá ngón, Huyết ngọc ăm ắp chất liệu đời sống được thể hiện bằng những rung động tinh tế, sâu sắc. Những sáng tác liên tục ra mắt độc giả của chị đã giành được sự quan tâm của giới phê bình và bạn đọc trong nước. Khi đọc tập truyện Khu vườn yên tĩnh được xuất bản vào năm 2009, nhà văn Mã A Lềnh đã cảm nhận: “Hình như Tống Ngọc Hân với Khu vườn yên tĩnh nhắn nhủ rằng chớ có đọc truội đi, không phải loại sách đọc để chống lãng phí thời gian; không phải loại sách đọc to lên hay đọc lúc ồn ào cho ra vẻ sính chữ. Ý nghĩ ấy cứ găm trong tâm trí nên tôi phải tìm một nơi thật yên tĩnh để nhấm nháp từng câu, nhâm nhi từng ý. Hết trang cuối cùng, gấp sách, nhắm mắt, tôi tưởng tượng ra Khu vườn của Tống Ngọc Hân không phải mảnh vườn xinh xắn với những luống đất gọn ghẽ, với những hàng cây trồng mơn mởn qua tay nhà nông cần mẫn lão luyện; mà nó là cả một vùng quê núi nham nhở quặn quãi” [47]. Từ đó tác giả đã nhận xét về văn chương của Tống Ngọc Hân: “ Văn chương thuộc về xã hội khốn cùng, và khi nào còn hiện diện những số phận khốn cùng thì vẫn còn văn chương. Chắc chắn là vậy! Và đây, trong Khu vườn yên tĩnh ấy, bằng con mắt tinh tường của nhà văn, Tống Ngọc
- 4 Hân lùa những dòng chữ vào từng góc khuất, chỉ cho người đọc từng thân phận ngang trái, trớ trêu, những cuộc đời cho dù là cá biệt, nhưng hình như họ, nhân vật mà nhà văn bắt gặp vẫn có mặt thấp thoáng đây đó”[47]. Ấn tượng của nhà phê bình Nguyên An khi khép lại trang cuối cùng tập truyện ngắn Đêm không bóng tối: “... Truyện của Tống Ngọc Hân đấy ứ, đầy tràn những nỗi đời. Đôi khi ta như không rõ những chuyện trong truyện ngắn của chị là ở thời nào nữa... Mà cái thời nào đấy cũng chỉ thấy thoáng hiện qua thôi, hình như là mấy năm hợp tác xã, đâu như hồi còn chống Mỹ cứu nước giải phóng miền Nam, chả như là dạo mới kinh tế thị trường... Nhưng nỗi đời thì sâu đằm và da diết quá, buồn thương tiếc nuối rồi bâng khuâng ngẩn ngơ nữa. Cả một vùng đất với nhiều số phận đã được khai mở dần trong truyện ngắn Tống Ngọc Hân, mang mang mà mồn một rõ.” [3] Từ đó ông nhận ra: “ còn văn của chị, thì thấy tin yêu đời và thương đời lắm. Thương, ngay khi chị kể về những lỗi lầm, sai trái, oái oăm; Thương, ngay khi chị dựng lại những trang đời kể ra, cũng đáng trách, đáng giận. Tình thương ấy không có vẻ ban phát mà nó thấm thía cả nỗi thống hiểu, sẻ chia của người cùng cảnh.”[3] Sau cuộc thi truyện ngắn trên Tạp chí Văn Nghệ quân đội năm (2013- 2014), nhà văn Chu Lai bày tỏ ý kiến của mình với lối viết truyện của Tống Ngọc Hân “truyện của cô có độ thẩm thấu vi diệu về những con người vùng núi non phía Bắc với suy nghĩ, ngôn từ, cảnh sắc, quan niệm về tình yêu, tình vợ chồng, hạnh phúc”[39] Với tập truyện Hồn xưa lưu lạc, Hoàng Sông Gianh đã cảm nhận: “là khúc bi ca về đặc sắc tinh hoa văn hóa Mông nói riêng, văn hóa tộc người nói chung được chiu chắt, trao truyền, nâng giữ từ bao đời đang đứng trước cơn cưỡng bức, xâm thực bất khả cưỡng của văn hóa miền xuôi, văn hóa ngoại quốc” [25]. Và “Đến với Hồn xưa lưu lạc, người đọc được đắm mình trải nghiệm không gian đậm đặc văn hóa vùng cao. Ngoài những báu vật, linh vật lưu cữu hồn vía tộc người đã kể, còn là hội chơi núi (hội gầu tào), tục kéo vợ, là sinh hoạt lao động vẽ sáp, đi nương đi ruộng, nhuộm vải, trồng lanh, xe sợi,
- 5 thêu thùa, khâu vá, xay ngô, nấu rượu, nướng thịt...”. Qua tập truyện tác giả còn thể hiện tâm trạng “Chua chát đắng nghẹn bao nhiêu trước những đặc sản văn hóa, những “hồn xưa” sắc tộc bị “lưu lạc”, “chảy máu”.[28] Khi tiểu thuyết Huyết ngọc ra đời nhà phê bình Bùi Việt Thắng trong Trải qua một cuộc bể dâu… (Đọc Huyết ngọc, tiểu thuyết của Tống Ngọc Hân) đã viết như sau: “ Từ truyện ngắn chuyển sang tiểu thuyết, với ai đó có thể lúng túng, riêng với Tống Ngọc hân, tôi thấy chị vững vàng và tự tin khi viết. Có lẽ vì chị chỉ viết về những gì mình am tường nhất, trải nghiệm nhất không theo lối đi thực tế, có ghi chép và đúc rút.” Từ đó nhà phê bình Bùi Việt Thắng cho rằng “Kể cả truyện ngắn và tiểu thuyết của Tống Ngọc Hân, sở dĩ lôi cuốn đọc giả vì đều có “chuyện”, nghĩa là có cốt truyện hay với nhiều tình tiết điển hình, và ngồn ngộn các chi tiết sinh sắc.” [7] Đến với bài “ Ðọc “Mây không bay về trời ” của Tống Ngọc Hân: Níu giữ mây trời...” Ngọc Lợi đã ghi nhận: “ nếu có duyên may mở đọc một vài trang đầu, người đọc hẳn sẽ bị cuốn theo từng mạch truyện với những số phận, với những cuộc đời đang tìm cho họ một lối đi trước những vấn đề của nếp sống cũ - mới và cả những biến chuyển quá nhanh của cuộc sống…”[54] Hoàng Thụy Anh trong bài viết Tình người trong Tam không đã nhận định về “ Truyện ngắn của Tống Ngọc Hân vừa đậm bản sắc vùng miền vừa có sự đổi mới, cách tân ” [14]. Còn cốt truyện “ có sử dụng cốt truyện đơn tuyến và có truyện sử dụng cốt truyện đa tuyến ” [14]. Đến “t hời gian trần thuật lệch pha với thời gian cốt truyện; tạo được những tình huống truyện gay cấn, hấp dẫn; phá vỡ kiểu thời gian truyến tính ”[14] . Trong truyện có “ nhiều chi tiết, sự kiện đan xen; quan hệ giữa các nhân vật phức tạp”. Đặc biệt “nhiều truyện đã bứt khỏi kiểu kết thúc có hậu, kết thúc theo kiểu mở, khơi gợi tính đồng sáng tạo ” [14]. Qua đó Tống Ngọc Hân đã đưa người đọc đến cái nhìn đa chiều về “đời sống cũng như khám phá những ray rứt trong thẳm sâu trái lòng của người dân vùng cao ”. [14]
- 6 Nguyễn Ngọc Dương qua “ Vài nét về thân phận người đàn bà trong truyện ngắn Nước mắt để dành của Tống Ngọc Hân ” đã chỉ ra nguyên nhân dẫn đến “ bi kịch của những người đàn bà trong gia đình Phàn Quang phần lớn do người đàn ông gây nên… Cái bi kịch của người đàn bà còn nguyên nhân nữa là do chính họ gây nên. Ấy là sự cam chịu, là sự buông xuôi số phận, không muốn vươn lên để dành lấy những quyền cơ bản của mình ” [21]. Trong Lời bình truyện ngắn Lửa cười lửa khóc của Tống Ngọc Hân, Mai Thùy Nhung đã nhận định “ Lửa cười lửa khóc là tiếng nức nở, xót xa cho những giá trị đạo đức sắp sửa lụi tàn ”. Qua tập truyện dường như tác giả nhận thức giá trị “ về phẩm chất cần có của người phụ nữ trong gia đình đã phần nào bị cuốn trôi, mai một bởi guồng quay lốc xoáy của xã hội hiện đại ”. Cuối cùng tác giả đã nhận ra được “ Phải chăng giọt nước mắt âm thầm của mẹ, giọt nước mắt vo tròn lăn nhanh qua đôi gò má rám nắng của cha, giọt nước mắt rỉ ra loang loáng của ông, câu hỏi đau đáu của bà và hình ảnh ngọn lửa khóc chính là biểu hiện xót xa cho những giá trị truyền thống đành phải lui bước, đầu hàng trước đổi thay của con người và thời cuộc? ”. Phải chăng “bằng một kĩ thuật chắc tay, điêu luyện, là tiếng nói đầy trách nhiệm của một công dân – nhà văn, là sản phẩm sáng tạo của một cá tính sắc nét ” [54]. Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn “ Thân phận người phụ nữ miền núi trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy và Tống Ngọc Hân” Hà Thị Biên đã nhắc tới “Truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy và Tống Ngọc Hân đề cập nhiều vấn đề, trong đó vấn đề thân phận người phụ nữ miền núi có lẽ là những ám ảnh, day dứt nhất trong tâm trí độc giả. Thông qua việc tái hiện bản sắc, cuộc sống và con người, họ đã thể hiện niềm cảm thương sâu sắc đối với thân phận người phụ nữ miền núi, những thân phận đầy éo le, thiệt thòi, bất hạnh”[17]. Ngoài ra còn nhiều bài báo và tạp chí viết về Tống Ngọc Hân, nhiều nhận định về tập truyện, bài viết về chị, đặc biệt là một số truyện ngắn của Tống ngọc Hân được Đài tiếng nói Việt Nam VOV2, VOV3 sử dụng làm tư
- 7 liệu cho buổi phát thanh đọc truyện đêm khuya. Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn của Hà Thị Biên đã nghiên cứu truyện ngắn Tống Ngọc Hân ở khía cạnh thân phân người phụ nữ miền núi mà chưa hề động chạm đến những số phận của người nhân vật nữ ở các vùng miền khác. Đặc biệt tính cách, phẩm chất, diễn biến tâm lí của nhân vật nữ trong văn xuôi của Tống Ngọc Hân còn phát triển hơn nữa qua hai tập tiểu thuyết Huyết Ngọc, Âm binh và lá ngón chưa có tác giả nào khám phá tới. Đây cũng chính là một trong những lý do thôi thúc chúng tôi thực hiện đề tài này. Từ những ý kiến trên, đặc biệt là những nghiên cứu về Tống Ngọc Hân, chúng tôi thấy rằng: Các bài viết về nhân vật nữ đã ghi nhận những ấn tượng, những cảm nhận từ một tập truyện, tên truyện hay chỉ nghiên cứu ở một khía cạnh của nhân vật nữ miềm núi mà chưa thực sự đi sâu vào tìm hiểu thế giới nhân vật nữ trong sáng tác văn xuôi của chị. Vì vậy, đây cũng là gợi ý quý báu giúp chúng tôi mạnh dạn triển khai đề tài nghiên cứu “Nhân vật nữ trong văn xuôi của Tống Ngọc Hân”. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là nhân vật nữ trong văn xuôi của Tống Ngọc Hân. 3.2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn được triển khai nhằm hướng tới các mục tiêu sau: Tìm hiểu đề tài nhân vật nữ trong văn xuôi của Tống Ngọc Hân, chúng tôi muốn nhận diện những đặc điểm nổi bật về các kiểu nhân vật nữ và những nét đặc sắc về nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ trong sáng tác của nhà văn. Từ đó thấy được những đóng góp của nhà văn Tống Ngọc Hân đối với sự phát triển của văn xuôi nữ, nói riêng và văn học đương đại Việt Nam nói chung.
- 8 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái lược nhân vật và văn xuôi nữ Việt Nam đương đại cùng hành trình sáng tác của Tống Ngọc Hân. - Đưa ra những kiểu nhân vật nữ nhìn từ phương diện nội dung và cách thức thể hiện trong văn xuôi Tống Ngọc Hân. - Ghi nhận thành tựu trong văn xuôi Tống Ngọc Hân. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài của luận văn chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính sau đây: Phương pháp thống kê, phân loại: Với một lượng truyện ngắn khá nhiều, phương pháp này giúp chúng tôi trong quá trình khảo sát, phân loại các đặc điểm nổi bật về nội dung, các kiểu nhân vật nữ và một số phương thức biểu hiện nghệ thuật trong các sáng tác của Tống Ngọc Hân. Phương pháp so sánh, đối chiếu: Sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu giúp chúng tôi có điều kiện so sánh văn xuôi của Tống Ngọc Hân với các tác phẩm văn xuôi của một số nhà văn khác để thấy được những điểm khác biệt và đặc trưng trong sáng tác của nhà văn Tống Ngọc Hân. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở phân tích đối tượng và phạm vi nghiên cứu đã đề ra, chúng tôi sẽ tổng hợp để chỉ ra những bình diện, những yếu tố và những mối quan hệ cơ bản để tạo nên các kiểu nhân vật nữ trong sáng tác của Tống Ngọc Hân. Phương pháp tiếp cận liên ngành văn hóa- văn học: Chúng tôi sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành văn hóa - văn học để cho thấy rằng: văn hóa là một trong những yếu tố có sức lan tỏa và ảnh
- 9 hưởng sâu sắc đến đời sống của con người. Văn hóa hình thành ở con người cách cảm, cách nghĩ, cách nhìn nhận về mọi vấn đề của cuộc sống. Do đó tiếp cận theo phương pháp liên ngành giúp chúng tôi thấy được những ảnh hưởng của văn hóa dân tộc đến quan điểm sáng tác của nhà văn Tống Ngọc Hân. 5. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Các tập truyện ngắn: - Khu vườn yên tĩnh (2009); Nxb Phụ nữ, Hà Nội. - Sợi dây diều (2010); Nxb Hà Nội, Hà Nội. - Đêm không bóng tôí (2013); Nxb Hà Nội, Hà Nội. - Hồn xưa lưu lạc (2014); Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. - Mây không bay về trời (2015); Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. - Tam không (2016); Nxb Hội nhà văn,Hà Nội. - Cây sa mộc chết đứng (2016); Nguồn vannghequandoi.com.vn - Nghiệp đình (2016); Nguồn nhavantphcm.com Các cuốn tiểu thuyết: - Huyết Ngọc ( 2015); Nxb Phụ nữ, Hà Nội - Âm binh và lá ngón (2016); Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được triển khai thành ba chương: Chương 1: Văn xuôi nữ đương đại và hành trình sáng tác của Tống Ngọc Hân. Chương 2: Các kiểu nhân vật nữ trong văn xuôi Tống Ngọc Hân.
- 10 Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ trong văn xuôi Tống Ngọc Hân. 7. Đóng góp của luận văn Tìm hiểu một cách hệ thống nhân vật nữ trong văn xuôi Tống Ngọc Hân trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật thể hiện (trên cơ sở đối sánh với một số nhà văn nữ cùng thời), qua đó ghi nhận sự đổi mới về tư duy nghệ thuật, và lối viết trong văn xuôi Tống Ngọc Hân cùng đóng góp đáng kể của cây bút này với dòng văn xuôi nữ và rộng ra với văn xuôi Việt Nam đương đại.
- 11 NỘI DUNG Chương 1: VĂN XUÔI NỮ ĐƯƠNG ĐẠI VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA TỐNG NGỌC HÂN 1.1. Khái lược về văn xuôi nữ Việt Nam đương đại 1.1.1. Đội ngũ các nhà văn nữ đương đại Sau 1975, và nhất là sau 1986, bên cạnh các nhà văn nam, là sự hiện diện đông đảo các cây bút nữ, mang đến một sức sống mới, làm phong phú và đa dạng hơn đời sống văn học đương đại. Ngoài thế hệ các nhà văn trưởng thành từ giai đoạn chống Mỹ từng bước thay đổi cách viết như Nguyễn Thị Ngọc Tú, Lê Minh Khuê, Phạm Thị Minh Thư …, một thế hệ mới ra đời như Võ Thị Hảo, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Xuân Hà, Phan Thị Vàng Anh, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Ngọc Tư… , đã có những bứt phá về cách thức thể hiện, chiếm được thiện cảm với bạn đọc. Bằng những trang viết tưởng bình lặng mà dữ dội, tưởng nhỏ nhẹ mà quyết liệt, bằng số lượng tác phẩm và hiệu ứng thẩm mỹ được bạn đọc đón nhận và chấp nhận, các nhà văn nữ thế hệ trưởng thành sau 1986 đã góp phần không nhỏ trong tiến trình đổi mới và hiện đại hóa văn học. Về số lượng, sau năm 1975 các nhà văn nữ ngày càng nhiều. Ban đầu, cũng có không ít ý kiến cho rằng văn chương phụ nữ, chuyện của phụ nữ… chẳng bao giờ có tầm, một khi họ ít quan tâm về đại sự. Song, cuộc sống không chỉ được dệt nên bởi các đại sự; và hơi thở của cuộc sống lại thường nằm ở những chi tiết, những câu chuyện nhỏ nhất mà chỉ trái tim nhạy cảm của phụ nữ mới có thể phát hiện, trân quý và níu giữ. Về sau, cùng với những thay đổi của xã hội trong quan niệm về chức năng, nhiệm vụ của văn chương; cùng với những đòi hỏi khác của độc giả về văn học như một loại hình giải trí, các câu chuyện của phụ nữ, gắn với phụ nữ… ngày càng được chú ý. Chuyện thường ngày, chuyện tình yêu, hôn nhân, chuyện phụ nữ, cùng những vấn đề của thế sự nhân sinh khi bước vào trang viết của các chị đã trở thành những câu chuyện không chỉ của phụ nữ. Tiếng nói của giới nữ trong văn học khiến
- 12 độc giả phải nghĩ khác về một bộ phận văn học nữ. Có thể nói, đã có một “diễn ngôn” của giới nữ trong văn xuôi thế hệ nhà văn sau 1986. Đầu những năm chín mươi của thế kỉ XX, văn đàn Việt Nam xuất hiện nhiều cây bút nữ mới, đặc biệt ở lĩnh vực truyện ngắn. Phạm Thị Hoài gây ấn tượng với tiểu thuyết Thiên sứ và tập truyện ngắn Mê lộ. Y Ban khẳng định ngay tên tuổi với truyện ngắn Bức thư gửi mẹ Âu Cơ– giải thưởng cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội (1989 – 1990), và tập truyện Người đàn bà có ma lực - giải nhì cuộc thi viết về Hà Nội của NXB Hà Nội năm 1993). Võ Thị Hảo với tập truyện Biển cứu rỗi. Tiếp ngay đó, Nguyễn Thị Thu Huệ với mỗi năm mỗi tập truyện Cát đợi, Hậu thiên đường, Phù thủy, và Thành phố đi vắng (giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2012), thể hiện sức bền và không ngừng đổi mới cách viết của nhà văn… Với những tác phẩm của Lý Lan, Dạ Ngân, Bích Ngân… đã xác lập chỗ đứng sau ba thập kỉ sáng tác không ngừng nghỉ ở nhiều thể loại. Trần Thùy Mai, Võ Thị Xuân Hà, Trần Thanh Hà, Phan Thị Vàng Anh…cùng tạo dấu ấn khi còn khá trẻ và cùng làm nóng văn đàn với rất nhiều tập truyện ngắn ở thập niên 90 của thế kỉ XX… Văn xuôi nữ đầu thế kỉ XXI còn được tiếp sức bởi một số nhà văn nữ thế hệ sau 1986 sống và viết ở hải ngoại như Thuận, Đoàn Minh Phượng, Linda Lê…Trong xu thế hội nhập văn học toàn cầu, thế hệ nhà văn nữ sau 1986 không tỏ ra thụ động. Một số tác giả nữ đã đạt giải thưởng ở nước ngoài như Nguyễn Ngọc Tư (2008) được trao Giải thưởng Văn học ASEAN. Như vậy, văn chương nữ trước hết là tiếng lòng, là khát khao của phụ nữ, là bất cứ chuyện gì liên quan đến họ, giúp họ trải nghiệm cuộc sống, khẳng định và giải phóng bản ngã. Văn xuôi nữ trải lòng về tình yêu, hôn nhân, gia đình không phải cái cách lấy những đề tài gần gũi nhất của phụ nữ để kể, tả, bình luận từ “bên ngoài” như các nhà văn nam giới, mà kể về những cảm giác, những run rẩy hạnh phúc, đớn đau “trong mình” mà chỉ phụ nữ mới thấu cảm. Sự xuất hiện của những cây bút văn xuôi nữ đã không chỉ làm cho
- 13 những ai quan tâm đến văn chương Việt Nam đương đại nhận ra cái “Mới” lẫn cái “Lạ” mà còn là sự khẳng định ý thức nữ quyền. Hành trình viết văn của đội ngũ nhà văn nữ đương đại cũng là hành trình thể hiện bản lĩnh của người cầm bút khi họ dám chấp nhận sự sáng tạo đơn độc và trả giá cho những niềm tin riêng của mình về cái đẹp. 1.1.2. Nhân vật nữ trong văn xuôi các cây bút nữ đương đại Nói đến đội ngũ nhà văn đương đại, không thể không nhắc đến đội ngũ nhà văn nữ vừa đông đảo về số lượng vừa đa dạng về tiềm năng sáng tạo xuất hiện từ sau đổi mới. Những gương mặt nhà văn nữ đương đại đã tạo nên bản sắc nữ, một dấu ấn nữ rất đậm nét trên văn đàn và tạo nên diện mạo mới cho văn xuôi đương đại với những “thương hiệu” từ lâu đã đi vào lòng công chúng. Các nhà văn nữ tiêu biểu như Đoàn Lê, Lê Minh Khuê, Dạ Ngân, Lý Lan, Hà Thị Cẩm Anh, Trần Thùy Mai, Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Võ Thị Xuân Hà, Y Ban, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Ngọc Tư, Phong Điệp, Di Li, Nguyễn Quỳnh Trang, Từ Nữ Triệu Vương, Cấn Vân Khánh, Niê Thanh Mai, Tống Ngọc Hân… Là những cây bút nữ, điều mà các nhà văn nữ quan tâm nhiều nhất trong sáng tác của mình là thân phận của những người cùng giới được đan cài trong những câu chuyện thường ngày với những vui buồn được mất giữa cho và nhận, bất hạnh và hạnh phúc. Họ đã viết về những mảnh đời bất hạnh bằng tất cả sự thấu hiểu và cảm thông với nỗi đau của con người trong nhiều tình huống khác nhau. Bên cạnh những nét chung đó, mỗi cây bút nữ lại có những bản sắc riêng khó lẫn, tạo nên cá tính và phong cách khác nhau mà chúng ta có thể nhận diện qua một số chân dung cụ thể tiêu biểu sau. Đoàn Lê là một gương mặt nữ đã ít nhiều tạo được phong cách nghệ thuật của mình trên văn đàn sau 1986. Nhiều truyện ngắn của Đoàn Lê đã được giải thưởng và hai tập truyện ngắn được dịch ra tiếng Anh là Trinh tiết xóm chùa và Nghĩa địa xóm chùa. Truyện của Đoàn Lê được viết bằng một thứ ngôn ngữ dịu dàng, nền nã nhưng cũng đầy chất hài hước, hóm hỉnh và
- 14 thấm đẫm chất triết lý sâu sắc. Nhận xét về Đoàn Lê, Tạp chí Nghiệp đoàn ở Mỹ cho rằng truyện ngắn của nữ nhà văn “đã có một cái nhìn sâu vào bên trong văn hóa Việt Nam sau đổi mới” và đó là những tác phẩm “khảo sát tất cả những gì bí ẩn, tinh tế của trái tim con người”. Lê Minh Khuê được công chúng biết đến khi tập truyện ngắn Cao điểm mùa hạ với điểm nhấn là truyện Những ngôi sao xa xôi ra đời. Các tác phẩm xuất sắc của Lê Minh Khuê đã được dịch và giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới (Mỹ, Pháp, Nhật, Malaysia), đặc biệt tập truyện The Stars, the Earth, the River – Những ngôi sao, trái đất, dòng sông (Nxb Curbstone Press, Mỹ, 1998) của Lê Minh Khuê đã được tặng giải thưởng quốc tế Byeong - Ju Lee với lời đánh giá: “Tác phẩm thời hậu chiến của bà quan tâm đến hậu quả chiến tranh đối với đất nước mình, những vấn đề sau khi thống nhất đất nước, sự nghèo đói và tình trạng xói mòn văn hóa và tinh thần khi đất nước chuyển đổi sang một xã hội tiêu thụ. Những vấn đề này được thể hiện bằng một văn phong đẹp, chua xót và trang nghiêm”. Hiện diện như là một trong những đại diện xuất sắc của các cây bút cách tân từ chặng đầu tiên của văn học đổi mới, Phạm Thị Hoài nhanh chóng được bạn đọc chú ý khi chị trình diễn một lối viết hoàn toàn mới, khác hẳn với truyền thống. Tiểu thuyết Thiên sứ và sau đó là tập truyện ngắn Mê lộ đã cho thấy một phong cách văn chương khác lạ. Trong khát vọng canh tân văn học, văn chương của Phạm Thị Hoài là một cuộc dấn thân vào “trò chơi vô tăm tích”. Trong cảm quan của Phạm Thị Hoài, thế giới con người là một thế giới vô cảm vô hồn, thậm chí là những thây ma, nhiều nhân vật không có tên tuổi, địa chỉ, diện mạo, thậm chí chỉ còn là những ký hiệu... Thế giới diễn ngôn của nhà văn cũng là thế giới hỗn loạn của một thứ ngôn từ “phi thẩm mỹ” mang tính phức điệu. Tiếp nhận và ảnh hưởng nhiều luồng tư tưởng phương Tây, tác phẩm của Phạm Thị Hoài là một bản hợp âm của cuộc sống trong đó có sự đan xen giữa vô thức và bản năng tính dục, giữa những buồn nản, phi lý và khát vọng hướng về cái đẹp. Truyện của chị chưa phải đã
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 681 | 93
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 674 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 308 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 232 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 256 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 153 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
173 p | 236 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 203 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 248 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 171 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 170 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 165 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 206 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 158 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 159 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 121 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 159 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn