Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn hoá và Văn học Việt Nam: Tạp văn Phan Thị Vàng Anh
lượt xem 8
download
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu sự phát triển của tạp văn trong văn học Việt Nam đương đại và con đường đến với tạp văn của Phan Thị Vàng Anh. Đọc và khảo sát các tạp văn trong cuốn “Tạp văn Phan Thị Vàng Anh” (2011), Nxb Trẻ Hồ Chí Minh. Tìm hiểu đề tài và cảm hứng nghệ thuật trong “Tạp văn Phan Thị Vàng Anh”. Làm rõ đặc điểm về giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật trong “Tạp văn Phan Thị Vàng Anh”. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn hoá và Văn học Việt Nam: Tạp văn Phan Thị Vàng Anh
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TRẦN THỊ QUÝ TẠP VĂN PHAN THỊ VÀNG ANH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Thái Nguyên – 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TRẦN THỊ QUÝ TẠP VĂN PHAN THỊ VÀNG ANH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Kiến Thọ Thái Nguyên – 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Trần Thị Quý
- LỜI CẢM ƠN Bằng sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Kiến Thọ, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học, cán bộ phòng quản lý khoa học trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu trường Trung học phổ thông Trần Quốc Tuấn, đồng nghiệp, bạn bè, gia đình và những người thân đã động viên, quan tâm, chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khoá học. Do điều kiện và thời gian còn hạn chế, đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những sơ xuất và thiếu sót. Tôi mong nhận được sự đóng góp, bổ sung từ phía các thầy cô, các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Trần Thị Quý
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................. 3 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu .............................................................. 12 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 13 5. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 14 6. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 14 7. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 15 Chương 1: THỂ LOẠI TẠP VĂN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN CHƯƠNG ĐƯƠNG ĐẠI VÀ NHÀ VĂN PHAN THỊ VÀNG ANH ........... 16 1.1. Thể loại tạp văn trong đời sống văn chương đương đại .......................... 16 1.1.1. Khái niệm tạp văn ................................................................................ 16 1.1.2. Phân biệt tạp văn với các thể loại gần gũi ............................................. 17 1.1.3. Đặc trưng cơ bản của thể loại tạp văn ................................................... 21 1.1.4.Vị trí của tạp văn trong đời sống văn chương đương đại ...................... 23 1.2. Nhà văn Phan Thị Vàng Anh ................................................................... 26 1.2.1. Vài nét về tiểu sử ................................................................................... 26 1.2.2. Hành trình sáng tác và quan niệm thẩm mĩ ........................................... 27 1.2.3.Vị trí của thể loại tạp văn trong hành trình sáng tạo và sự nghiệp văn chương của nhà văn .................................................................................. 35 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................. 37 Chương 2: ĐỀ TÀI VÀ CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT TRONG TẠP VĂN PHAN THỊ VÀNG ANH ...................................................................... 38 2.1. Một số đề tài chủ đạo của Tạp văn Phan Thị Vàng Anh .......................... 38 2.1.1. Khái niệm đề tài .................................................................................... 38 2.1.2. Đề tài chính trị xã hội nổi bật ................................................................ 39
- 2.1.3. Đề tài văn hóa, giáo dục ........................................................................ 42 2.2. Cảm hứng nghệ thuật trong Tạp văn Phan Thị Vàng Anh ....................... 49 2.2.1. Khái niệm cảm hứng nghệ thuật ........................................................... 49 2.2.2. Cảm hứng cảm thông, chia sẻ ............................................................... 51 2.2.3. Cảm hứng phê phán, phủ định .............................................................. 54 2.2.4. Cảm hứng suy tư, chiêm nghiệm .......................................................... 62 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................. 67 Chương 3: GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TẠP VĂN PHAN THỊ VÀNG ANH ...................................................................... 68 3.1. Giọng điệu nghệ thuật .............................................................................. 68 3.1.1. Giọng điệu ngậm ngùi, xa xót .............................................................. 68 3.1.2. Giọng điệu giễu cợt, hài hước, châm biếm .......................................... 70 3.1.3. Giọng điệu triết lí, thâm trầm ................................................................ 75 3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật ................................................................................ 77 3.2.1. Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị .................................................................. 78 3.2.2. Ngôn ngữ giàu hình ảnh và sắc thái biểu hiện ...................................... 82 3.2.3. Ngôn ngữ sắc sảo, giàu tính biện luận .................................................. 85 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................................. 93 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 96
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Thế kỉ XXI, với sự bùng nổ mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, thông tin và truyền thông, con người có thể dễ dàng tìm kiếm những thông tin cần thiết qua mạng internet ở mọi lúc, mọi nơi. Các tác phẩm văn học không còn giữ vị trí hàng đầu trong sự tìm kiếm tri thức và giải trí nghệ thuật như trước nữa. Do công việc bận rộn nên độc giả ít có thời gian để đọc những cuốn tiểu thuyết dài. Họ thường tìm đến những thể loại có khả năng đáp ứng nhu cầu đọc nhanh, dung lượng ngắn gọn, nội dung cô đọng, dễ hiểu, phản ánh sâu sát những vấn đề của đời sống thực tại. Đứng trước yêu cầu của thời đại mới, nền văn học Việt Nam đã có những cách tân đáng kể về hệ thống thể loại để phù hợp với nhu cầu nhận thức và thẩm mĩ của người đọc. Một trong những thể loại được sử dụng nhiều và được yêu thích nhất hiện nay là tạp văn. 1.2. Thể loại tạp văn có ưu thế trong thời hiện đại bởi tính chất ngắn gọn, có thể chớp được một suy nghĩ, một khoảnh khắc suy tư, một thoáng liên tưởng mang đậm dấu ấn cá nhân của tác giả, vì vậy nó dễ dàng đến với người đọc trên phương diện cảm xúc cũng như nhu cầu thông tin. Những năm gần đây, tạp văn xuất hiện dày đặc trên các báo như: Tuổi trẻ, Người lao động, Thanh niên, Văn nghệ,…và các trang mạng cá nhân. Tạp văn cũng được xuất bản khá nhiều, có chất lượng và được người đọc đón nhận nồng nhiệt. Sự nở rộ của tạp văn gắn liền với tên tuổi của nhiều tác giả nổi tiếng như Nguyễn Ngọc Tư, Trần Nhã Thụy, Tạ Duy Anh, Đỗ Bích Thúy, Phạm Quý, Nguyễn Việt Hà, Phan Thị Vàng Anh,…Điều đặc biệt là các tác giả Nguyễn Ngọc Tư, Hồ Anh Thái, Phan Thị Vàng Anh sau khi gặt hái rất nhiều thành công trên lĩnh vực truyện ngắn, tiểu thuyết đã bắt nhịp với sự phát triển của thể loại tạp văn và trở thành những “nhà tạp văn” thực thụ. Có rất nhiều tác giả không thuộc giới văn chương nhưng vẫn viết dồi dào và xuất bản nhiều tập tạp văn gây được tiếng vang. Đó là họa sĩ
- 2 Đỗ Phấn với các tập tạp văn Chuyện vãn trước gương (2005), Ông ngoại hay cười (2011), nữ đạo diễn Việt Linh với cuốn Chuyện mình, chuyện người (2008), Chuyện và truyện (2012), thầy giáo Dương Ngọc Dũng - Giảng viên khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh với cuốn Tạp văn Dương Ngọc Dũng,…Quả thực, thời đại này là mùa nở rộ của tạp văn trong văn học Việt Nam. 1.3. Sự nở rộ của tạp văn trong những năm đầu thế kỉ XXI là một hiện tượng văn học đáng chú ý. Khi nhắc đến những nhà văn viết tạp văn nổi tiếng ở giai đoạn này, không thể không kể đến Phan Thị Vàng Anh. Tạp văn của Phan Thị Vàng Anh tái hiện sinh động những mảnh vỡ của cuộc sống dưới con mắt quan sát tinh tế của một con người từng trải và thấu hiểu lẽ đời. Hiện thực cuộc sống được bóc trần, những nghịch lí xã hội được phân tích, diễn giải, bình luận hết sức sắc xảo. Điểm lôi cuốn, hấp dẫn trong tạp văn của Phan Thị Vàng Anh là “ngôn từ” cô đọng, súc tích nhưng gửi gắm nhiều suy tư cùng giọng văn châm biếm, xót xa của một trái tim nhân hậu, giàu yêu thương. Chính điều đó đã chinh phục được trái tim của những độc giả thời hiện đại và khiến họ yêu mến những sáng tác của chị. 1.4. Là một giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THPT, tôi nhận thấy rằng lâu nay học sinh chỉ được học, được nghiên cứu những thể loại văn học quen thuộc, những tác giả, tác phẩm văn học nổi tiếng thời kì trung đại và hiện đại. Vì vậy, tôi mong muốn giúp các em có điều kiện tiếp xúc với những thể loại văn học mới, những tác giả văn học trẻ của thời kì đương đại để các em có cái nhìn đầy đủ, toàn diện về diện mạo của nền văn học Việt Nam. Trên đây là những lí do khiến chúng tôi chọn đề tài Tạp văn Phan Thị Vàng Anh làm đề tài nghiên cứu của mình. Luận văn xác lập một cái nhìn khái quát về tạp văn, qua đó thấy được nét riêng độc đáo của nhà văn Phan Thị Vàng Anh trong dòng chảy của tạp văn đương đại. Chúng tôi hy vọng luận văn sẽ là
- 3 một đóng góp nhỏ trong nghiên cứu khoa học, có thể làm cơ sở để gợi ra những hướng nghiên cứu mới cho các công trình sau, đồng thời cung cấp cho độc giả yêu mến Phan Thị Vàng Anh những hiểu biết cơ bản về con người tác giả và thế giới trong tạp văn của chị. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu về sáng tác của Phan Thị Vàng Anh Sáng tác văn chương nói chung và văn xuôi nói riêng từ những năm 90 trở lại đây được kiến tạo bởi những cây bút trẻ, đặc biệt là sự xuất hiện nhiều cây bút nữ tài năng. Họ là lực lượng hùng hậu để tạo nên luồng gió mới cho các sáng tác ở thế kỉ XXI. Do vậy, những tác phẩm vừa mới ra đời của các nhà văn đều là mối quan tâm của độc giả và giới phê bình. Phan Thị Vàng Anh là một trong số những nhà văn mà các tác phẩm vừa được xuất bản đã thu hút ngay sự chú ý của dư luận. Đã có khá nhiều tác giả, nhiều công trình nghiên cứu đánh giá về truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh. Nhận xét về tài năng của Phan Thị Vàng Anh ở lĩnh vực truyện ngắn, tác giả Huỳnh Phan Anh trong tập “Không gian và khoảnh khắc văn chương” cho rằng: “Vàng Anh là một tài năng trẻ, một cây bút nhà nòi, một nhà văn đã sớm định hình từ tập truyện ngắn đầu tay, một giải thưởng quốc gia dành cho nhà văn trẻ… và còn gì nữa? tất cả đều đúng, nhưng tôi không quên rằng vượt lên trên những thông tin đó, tác phẩm của Vàng Anh hay bất luận của ai khác dù bao người đã đọc tới và nói tới, vẫn còn và mãi mãi vẫn còn là một sự chờ đợi, một thách thức” [4, tr.16]. Cũng tác giả này, khi đánh giá về hai tập truyện ngắn của Vàng Anh đã khẳng định: “Hai tập truyện ra đời trong khoảng cách hai năm, mỏng manh như nhau, bao gồm những truyện thường ngắn, có khi rất ngắn, bấy nhiêu cho một thế hệ đang hình thành, sinh sôi nảy nở, một thế giới không ngớt trở về trên trang giấy đang kêu gọi, bổ sung cho nhau, vẫn là nó
- 4 nhưng không đơn giản là nó, bởi nó luôn được vén mở, soi rọi thêm, nó luôn tìm kiếm những bến bờ và những chiều sâu mới” [4, tr.18]. Khi nghiên cứu về thế giới nghệ thuật của Phan Thị Vàng Anh, tác giả Huỳnh Phan Anh trong bài “Ghi nhận về thế giới nghệ thuật Phan Thị Vàng Anh” (Báo Văn nghệ Trẻ, số 1 năm 1995) nhận định: “Đọc Phan Thị Vàng Anh tức là tìm đến, làm quen cái thế giới rất gần gũi và cũng rất xa lạ của những tâm hồn trai gái với những ưu tư, những quan hệ buộc ràng, những biến cố không vượt ra ngoài cuộc sống đời thực thường ngày… Đối với họ dường như cuộc sống lúc nào cũng toát ra một mùi vị đơn điệu, buồn chán với toàn những cái nhạt nhẽo “vớ va vớ vẩn”. Nhân vật của Vàng Anh khi tỉnh táo cũng như lúc điên rồ họ không hề đánh mất sự thuần khiết, ngay trong tuyệt vọng, bế tắc. Vàng Anh rất tiết kiệm chữ nghĩa. Cô cũng không dẫn dắt, không tạo đột biến, không gây bất ngờ, tất cả chừng như chỉ còn là những tiểu xảo không cần thiết” [3, tr.5]. Tác giả Bùi Việt Thắng trong “Bình luận truyện ngắn” đã nhận xét: “Phan Thị Vàng Anh có lối kể chơi vơi của trẻ con nhưng rất hóm hỉnh và trí tuệ, cây bút trẻ này luôn muốn đem đến cho người đọc những cái lạ và bản thân cũng bị cái lạ thôi miên” [70, tr.169]. Ở bài viết “Tứ tử trình làng”, một lần nữa Bùi Việt Thắng khẳng định: “Vàng Anh là cây bút biến ảo lúc nghiêm trang (Cha tôi), lúc sắc ngọt (Kịch câm), lúc đắm đuối (Hoa muộn). Văn Phan Thị Vàng Anh là lối văn tung phá mang dấu ấn của kẻ trưởng thành không tránh khỏi sự bất thường… Đọc Phan Thị Vàng Anh ta biết được một lối nhìn đời đơn giản, một chiều, thêm một lần nữa ta tới được các thế giới bí ẩn của đời sống và con người không thôi làm ta ngạc nhiên” [70, tr.6]. Còn Tuyết Ngân trong bài “Phan Thị Vàng Anh và Trần Thanh Hà hai phong cách truyện ngắn trẻ” (Báo Văn nghệ Trẻ, số 8 năm 2001) chỉ ra điều làm nên một Phan Thị Vàng Anh chính là “chi tiết”. Tác giả viết “Phan Thị Vàng
- 5 Anh vô cùng tinh tế trong những chi tiết nghệ thuật. Tác giả tìm thấy đời sống chỉ trong một cử chỉ tưởng như đơn giản. Nhưng cử chỉ đó dường như là toát lên toàn bộ số phận của nhân vật” [58, tr.4]. Tác giả Nguyễn Phương Khánh trong bài “Hoa muộn – nơi mùa xuân đi qua” trên http:// vocw.edu.vn, có nhận xét: “Hoa muộn của Phan Thị Vàng Anh cũng tìm cách xử lý riêng qua cấu trúc câu ngắn, nhịp câu gọn, nhanh và sự thống nhất các điểm nhìn cũng như chuỗi thời gian sự kiện. Điều ấy làm cho đời sống bên trong tác phẩm gắn với thực tại, với đời sống bên ngoài, hòa vào dòng chảy đời thực. Tuy không phải để khuấy động điều gì, nhưng như một điệu buồn, âm thầm, ngậm ngùi, cho một đời người, một mùa hoa. Trong truyện ngắn tác giả đan xen kể và tả. Có những câu miêu tả ngắn gọn mà súc tích cao, đôi khi hàm chứa chất thơ và tâm trạng, gợi cảm giác mênh mang”[43]. Hồ Thế Hà trong bài “Đặc sản truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh” (Tạp chí Cửa Việt số 41, tháng 2 năm 1998) cho rằng: “Thế giới của Vàng Anh riêng và lạ lắm. Trước hết, nó rất ngắn, ngắn chỉ vài ba trang in mà người ta thường gọi là truyện ngắn mi ni. Ngắn nhưng lại chứa đựng nhiều ý tưởng, nhiều mối quan hệ đời sống và tất cả lại được chứa trong ngôn ngữ và kiểu viết tình cờ, tự nhiên như không phải đó là ngôn ngữ của văn chương vậy” [32]. Trong bài viết “Khi người ta trẻ… hai mươi năm sau” của Trần Ngọc Hiếu đăng trên Tạp chí Sông Hương – Số 299 (T.01-14) đã đánh giá về truyện ngắn của Vàng Anh: “Truyện của Vàng Anh, trong khi tưởng như đang kể những chuyện vặt vãnh, nhỏ nhặt hay bông đùa, đặt ta đối diện với một thế giới đang mất đi ý nghĩa: những cái chết vô nghĩa, sự trả thù vô nghĩa, sự chờ đợi vô nghĩa, tình yêu vô nghĩa, những ngày đi học đi làm vô nghĩa… Văn chương của Vàng Anh là một đề nghị thẳng thắn, một khẳng định bộc trực nhưng không đến mức gây hấn, khiêu khích về quyền được khác, được lạ trong cách nhìn, cách nghĩ và cách viết”[35]
- 6 Khẳng định đóng góp của các nhà văn trẻ trong tiến trình đổi mới văn học, Nguyễn Thị Bình rất sắc sảo nhận ra: “Nhìn chung ưu thế và tốc độ ngôn ngữ cũng như trong sinh hoạt thuộc về lớp trẻ. Vàng Anh viết cứ “như chơi” mà lột tả thật chính xác cái nhịp điệu cuộc sống, nhịp điệu tâm lý của bao nhiêu hạng người, bao nhiêu lứa tuổi” [18, tr.17] Phan Thị Vàng Anh luôn có ý thức trong tổ chức, sáng tạo ngôn từ nghệ thuật. Chị không bằng lòng với lối viết sáo mòn của văn chương. Ở mỗi truyện ngắn, người đọc nhận thấy những phương diện mới lạ, đặc sắc trong cách nhìn nhận hiện thực và nhân sinh mới mẻ. Ghi nhận tài năng văn chương của Phan Thị Vàng Anh, Tuyết Ngân viết: “Những năm đầu thập kỷ 90, văn đàn “nổi sóng” và những truyện ngắn “Kịch câm”, “Đất đỏ” cho đến “Hoa muộn” của nhà văn trẻ Phan Thị Vàng Anh. Khi đó chị mới ngoài 20 tuổi. Những truyện ngắn của chị đã khiến các nhà văn lớp trước và độc giả phải bàng hoàng về giọng điệu cũng như ý tưởng mới lạ của nó”[58, tr.46]. Bên cạnh những bài nghiên cứu, phê bình, đánh giá, còn có một số công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu về truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh. Chẳng hạn: Đinh Thị Hồng Hạnh với đề tài “Đặc điểm truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh” (Luận văn thạc sĩ Văn học, Đại học Sư Phạm Thái Nguyên). Hoàng Thị Thùy Dương với đề tài “Ngôn từ nghệ thuật trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh” (Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội 2) Phan Thị Vàng Anh không chỉ thu hút giới nghiên cứu phê bình và người đọc bởi lối viết mới lạ, đặc sắc trong cách nhìn nhận hiện thực và một quan niệm nhân sinh mới mẻ ở truyện ngắn mà những sáng tác thơ của chị cũng mang đến nhiều cảm hứng cho người đọc và giới phê bình bởi lối viết chân thực, giản dị nhưng vô cùng sâu sắc. Nhận xét về tập thơ “Gửi VB”, tác giả Hoài Nam trong bài “Gửi VB - Người đi kiếm tìm cảm giác” trên trang http://www.tienphong.vn (ngày
- 7 05/7/2008) viết: “Gửi VB cho người đọc cái cảm giác đang đọc những phiến đoạn, những trang rời rạc của một cuốn nhật kí. Trong đó, chỗ này thì kể chuyện về những chuyến đi; chỗ kia thì nói về việc chuyển nhà; chỗ khác nữa lại ghi chép những sự vụ vụn vặt: lúc dậy sớm, lúc đến công sở, lúc về nhà, lúc đi ngủ, lúc ốm, lúc xem một em bé vẽ tranh...Trong Gửi VB, đối lập với, và ở đằng sau một con người luôn gắng phát hiện những điều mới mẻ từ thế giới xung quanh, là một con người khác, cô đơn và rất nhạy cảm”[57]. Tác giả Hoàng Hưng trong bài viết “Thơ - văn xuôi của ngày thường trong “Gửi VB”” đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội số tháng 10/2007, cho rằng: “Đóng góp của “Gửi VB” cho thơ chính là ở những bài thơ - văn xuôi của ngày thường, với sự chân thật, giản dị, tự nhiên, nhẹ nhàng, có tâm trạng, có chiều sâu”[37]. Trên báo Thanh niên số ra ngày 01/11/2016 có đăng nhận xét về tập thơ “ Gửi VB” của tác giả N.T.T.X như sau: “Gửi VB, tên của tập thơ như một ẩn số. Giản dị nhất, và có lẽ gần đúng nhất là gửi cho một chàng trai - người đàn ông thân nhất của mình, có tên viết tắt là VB. Trẻ trung nghịch ngợm hơn, là gửi cho một cái tôi thứ hai: tôi là VA (Vàng Anh viết tắt) thì anh là VB. Và sâu thẳm trầm tư hơn, là À L'Infini, Gửi Vô biên. Ngay từ chữ đầu của tác phẩm, Phan Thị Vàng Anh đã tạo sự phân vân, nhờ thuật sử dụng từ” [77]. Nhìn chung, mỗi công trình nghiên cứu, mỗi bài viết đều có những đóng góp nhất định trong việc định hướng cho người tiếp nhận khi tìm hiểu về những sáng tác của Phan Thị Vàng Anh. 2.2. Lịch sử nghiên cứu về Tạp văn Phan Thị Vàng Anh Tạp văn Phan Thị Vàng Anh là cuốn sách tập hợp các bài viết đã đăng trên các báo Thể thao – Văn hóa; Đại biểu Nhân dân; Tuổi trẻ; Tia sáng; Thời báo Kinh tế Sài Gòn… từ năm 1988 đến 2010. “Các bài tạp văn đề cập đến những vấn đề về đất nước, con người Việt Nam với cái nhìn của một công dân
- 8 có trách nhiệm, từ chuyện tiểu tiết đến các vấn đề thời sự nóng hổi, từ chuyện vi mô đến chuyện vĩ mô. Dù viết về vấn đề gì thì sau mỗi bài viết đều đọng lại trong lòng người đọc những câu hỏi dạng câu lớn...” Với cuốn “Nhân trường hợp chị thỏ bông” (của Thảo Hảo – tức Phan Thị Vàng Anh), người biên soạn ghi ở bìa sách là tản văn, song qua khảo cứu, chúng tôi thấy hầu hết các bài trong cuốn sách này được tập hợp và in trong tập Tạp văn Phan Thị Vàng Anh, bởi vậy trong luận văn này, chúng tôi xem Nhân trường hợp chị thỏ bông không thuộc thể loại tản văn, mà đúng hơn phải là tạp văn. Cuốn sách sau khi xuất bản đã được đông đảo bạn đọc hưởng ứng và tán thưởng. Tác giả Mai Anh Tuấn có bài viết “Thời của tản văn” đăng trên trang Web của Khoa văn học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh có nhận xét: “Phan Thị Vàng Anh, ngược lại, tạp văn phần lớn đề viết ra để lạm bàn thế sự, thậm chí là “gây sự”. Duy trì nhãn quan sắc sảo trong phân tích, chất vấn, bình luận muôn mặt đời sống nhân sinh thường ngày khiến tạp văn của chị khá gần tính cách trực chiến, tiểu phẩm báo chí. Người đọc nhớ tạp văn Phan Thị Vàng Anh là nhớ những mảng miếng bắt mạch, chẩn bệnh vừa tức tốc vừa chính xác các trạng huống nhếch nhác, dớ dẩn và phi lí của xã hội mà ta đang sống” [68]. Viết về cuốn tạp văn “Nhân trường hợp chị thỏ bông” của Phan Thị Vàng Anh, tác giả Thu Hà trong bài viết “Thảo Hảo với 'sức nặng' của thỏ bông” trên trang http://giaitri.vnexpress.net nhận định: “Trong “Nhân trường hợp chị thỏ bông”, người viết hay đi lang thang, theo sự triền miên của cảm xúc nhưng nếu để ý kỹ sẽ thấy sự "thơ thẩn" ấy không đơn giản. Nó có sự logic sắc sảo của lý trí, phân tích nhìn nhận vấn đề theo nhiều chiều” [33]. Tác giả An Sơn, trong bài viết “ Từ “chị thỏ bông” đến “người cưỡi ngựa”” (trên trang http://news.zing.vn) nhận xét: “Sau 12 năm, nhà văn Phan Thị Vàng
- 9 Anh mới lại ra mắt bạn đọc thêm một tập tản văn, cuốn Ghi chép nhỏ của người cưỡi ngựa. Không còn gai góc, thậm chí cay nghiệt như ở tập đầu tiên (Nhân trường hợp chị Thỏ Bông - bút danh Thảo Hảo); Phan Thị Vàng Anh bây giờ đã đằm hơn, hiền hòa hơn khi nhìn về con người cũng như thế sự” [66]. Trên trang báo Tuoitre.vn, chuyên mục Văn hóa – giải trí, bài viết của tác giả Thúy Nga đã nhận định khái quát về cuốn “Nhân trường hợp chị thỏ bông” rằng: “Chuyện thời sự, chuyện văn hóa, chuyện ứng xử... ta vẫn thấy, vẫn gặp, vẫn đọc hằng ngày, nó trôi qua ta vùn vụt, nó chẳng làm ta suy nghĩ sâu xa. Vậy mà đọc tạp văn của Thảo Hảo, ta bỗng giật mình “ờ nhỉ”, có lúc bật cười vì một cách nghĩ cách nói chẳng giống ai, nhưng cũng có lúc lại hơi sờ sợ, hơi ngài ngại... Nói thẳng, lại thẳng quá như thế, đốp chát như thế... lại làm nhiều người mếch lòng mất thôi!” [61]. “Người viết lẩn thẩn suy nghĩ ngược xuôi mà làm người đọc ngơ ngẩn cười, rồi lan man âu lo” [61], tâm trạng ấy rất đúng khi đọc “Nhân trường hợp chị thỏ bông” của Thảo Hảo (Phan Thị Vàng Anh). Vốn có cá tính mạnh, linh hoạt, Phan Thị Vàng Anh đã tạc nên “những bài viết khi bất bình, khi giễu cợt, khi cay đắng, lúc xúc động, lúc lại đủ cả hỉ nộ ái ố... đã làm nên một tiếng nói riêng. Nhanh nhạy, chặt chẽ, sắc sảo (cũng có lúc hơi ngoa ngoắt một tí) và người đọc đã nhìn thấy từ đó một tấm lòng, một trách nhiệm, và cả một tâm trạng nôn nóng của một người cầm bút” [61]. Trên trang web Vinabook.com, cũng có bài viết giới thiệu về nội dung cuốn “Nhân trường hợp chị thỏ bông”, với những khảo chứng như: “Chị quyết liệt trong văn chương thế nào, chúng ta đều đã biết qua những tác phẩm của chị bấy nay, nhưng chị quyết liệt với lẽ nhân sinh, với cuộc sống và với con người như thế nào, thì chỉ trong tập tản văn này, chúng ta mới hiểu thấu. Chị cũng là người tham lam khi đặt chân lên gần như tất cả mọi chiến tuyến mà không có nơi nào không cần tiếng súng, nếu không muốn nói là khai hỏa thì cũng là nơi cần có những cuộc quyết đấu cho ra lẽ, dù “Học phí phải trả bằng máu”, như một tựa bài viết cũng trong tập tản văn này. Chị đã dám (mà theo chị, trong
- 10 những bài viết, thì không phải nhiều người Việt Nam ta làm được) nghĩ, dám nói và dám sống đúng với con người của chị, đúng với những giá trị mà chị trân trọng, và đúng với những gì chị cho rằng mình cần phải làm trong cuộc đời, trước cuộc đời, đối với cuộc đời” [29]. Trên website vnexpress.net, chuyên mục Văn hóa/Gương mặt nghệ sĩ, có bài viết đánh giá quá trình Phan Thị Vàng Anh gắn bó với tạp văn rằng: “Sau gần 3 năm liên tục xuất hiện trên mục Tôi xem – nghe – đọc – thấy (của) báo TT&VH, Vàng Anh tập hợp lại thành một tập sách nhỏ “Nhân trường hợp chị thỏ bông”. Bạn đọc như vừa gặp lại một Vàng Anh quen thuộc của truyện ngắn, lại vừa ngạc nhiên phát hiện ra một Vàng Anh khác, nhiều màu hơn. Trong 34 tản văn (thực ra là tạp văn) in trong tập này, có những cái thể hiện một Vàng Anh đầy tinh thần công dân, xây dựng, thẳng thắn và dân chủ. Duyên dáng nhất, hóm hỉnh nhất, đàn bà nhất phải nhắc tới cái “Nhân trường hợp chị thỏ bông”, lấy làm tiêu đề cho cả tập” [14]. Ngoài ra cũng có một số công trình khoa học nghiên cứu về tạp văn, tản văn của Phan Thị Vàng Anh. Nguyễn Thị Hải Yến trong đề tài “Chất trữ tình trong tản văn Phan Thị Vàng Anh, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Ngọc Tư” (Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư Phạm Hà Nội) cho rằng: “Đọc tản văn Phan Thị Vàng Anh người ta thấy hiển hiện một con người có tinh thần trách nhiệm công dân, một thái độ nhập cuộc đầy xông xáo, một can dự đời sống để đời sống ít ra có thể bớt xấu đi, dù là chuyện y tế, chuyện giáo dục, chuyện văn hóa nghệ thuật hay quản lí xã hội... Có lẽ vì thế mà văn chị dù không bộc lộ trong câu chữ nhưng chất trữ tình vẫn đằm dưới mỗi trang văn… Trong tản văn Phan Thị Vàng Anh, cái tôi trữ tình được thể hiện rõ nét. Đó là một cái tôi trữ tình đầy cá tính với những cảm xúc mãnh liệt, cái tôi đấu tranh không ngừng nghỉ vì một xã hội tiến bộ hơn. Ở đâu đó
- 11 trong những tác phẩm của Vàng Anh ẩn chứa chân dung của một con người sống quyết liệt, tự trọng, kiêu hãnh và tràn đầy tình cảm” [74]. Bùi Ngọc Anh với đề tài “Nghệ thuật viết tạp văn qua một số cây bút tiêu biểu” (Luận văn thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn). Trong công trình nghiên cứu của mình, Phạm Ngọc Anh khẳng định: “Điểm thành công lớn nhất của “Nhân trường hợp chị thỏ bông” nằm ở sức mạnh biện giải vấn đề một cách sắc bén của tác giả. Sức mạnh biện giải này được thể hiện qua hai yếu tố: thứ nhất là con mắt quan sát tinh tường, khả năng lật lại vấn đề, thứ hai là khả năng liên tưởng và dẫn dắt vấn đề của tác giả. Tất cả tạo nên sự logic, thuyết phục cho các bài viết. Mạch ngầm của những bài viết ấy thường cho người đọc cảm giác như người viết đang chơi trò tung hứng, đưa đẩy câu chữ với một nụ cười hóm hỉnh luôn thấp thoáng đằng sau trang giấy” [2]. Nguyễn Đăng Kiên với đề tài “Đặc điểm tạp văn của các cây bút nữ sau năm 1986” (Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng) nhận xét về nội dung tạp văn của Phan Thị Vàng Anh như sau: “Hầu hết các lĩnh vực của đời sống văn hóa, giáo dục như: ngành giáo dục, ngành hàng không, ngành đường sắt, ngành y tế, ngành du lịch, các chuyên ngành nghệ thuật (điện ảnh, văn học nghệ thuật…), thư viện, bảo tàng… đều được Phan Thị Vàng Anh phản ánh bằng nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, “tính có vấn đề” là điểm quy chiếu chung cho những khía cạnh, lĩnh vực đời sống văn hóa, giáo dục được soi rọi qua lăng kính thẩm thấu của nhà văn” [43]. Cũng tác giả này khi đánh giá về nghệ thuật viết tạp văn của Phan Thị Vàng Anh nhận định: “Đọc hết 73 bài tạp văn trong tập “Tạp văn Phan Thị Vàng Anh”, chúng ta thán phục tác giả trước hết là tài quan sát, khả năng phát hiện vấn đề, sau nữa là ngôn ngữ sắc bén, giàu lập luận, chính kiến. Một số bài tạp văn của Phan Thị Vàng Anh thể hiện rõ cách triển khai vấn đề đầy dụng ý nghệ thuật mà tác giả dày công xây dựng, đó chính là lối viết “vừa nâng vừa đập”, khen đó rồi lại chê đó, tạo sự bất ngờ đối với người đọc. Điều làm cho người đọc ái mộ. Điều làm cho người đọc ái mộ cách viết tạp văn của
- 12 Phan Thị Vàng Anh là chính bởi tác giả dám nói thẳng, nói thật, dám phơi bày những thói hư tật xấu của những thành phần trong xã hội. Người viết không e dè, hoặc không nhún nhường trước bất kì thành phần nào, dù đó là người nắm quyền cao chức trọng hay chỉ là một người nông dân “thấp cổ bé họng” [43]. Các bài viết và các công trình nghiên cứu trên đã ít nhiều đề cập đến đề tài, cảm hứng nghệ thuật cũng như giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật trong tạp văn của Phan Thị Vàng Anh. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu ấy mới chỉ đề cập đến một số phương diện nhất định trong tạp văn Phan Thị Vàng Anh, hoặc nghiên cứu về tạp văn Phan Thị Vàng Anh trong mối quan hệ với các “nhà tạp văn” khác. Đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về Phan Thị Vàng Anh và tạp văn của chị. Với mong muốn đánh giá khái quát, toàn diện, sâu sắc về tạp văn của Phan Thị Vàng Anh, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Tạp văn Phan Thị Vàng Anh”. Chúng tôi hy vọng đề tài này sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm diện mạo của thể loại tạp văn trong sự nghiệp sáng tác của nữ nhà văn cũng như phân biệt được nét đặc sắc của Phan Thị Vàng Anh so với những nhà văn khác khi viết tạp văn. 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Như tên đề tài đã xác định rõ, đối tượng nghiên cứu của luận văn là “Tạp văn Phan Thị Vàng Anh”. Thông qua việc tìm hiểu những đặc sắc về đề tài, cảm hứng nghệ thuật và ngôn ngữ, giọng điệu nghệ thuật để hiểu được tư tưởng sâu sắc của nhà văn . 3.2 Mục tiêu nghiên cứu Luận văn khảo sát về “Tạp văn Phan Thị Vàng Anh”, chúng tôi không đặt nhiều tham vọng đưa ra những kiến giải mới khác với nhận định của các nhà nghiên cứu trước đó mà chỉ vận dụng những thành tựu đã có để đưa ra những đánh giá có tính chất cụ thể bước đầu theo một hướng mới. Hy vọng kết quả
- 13 nghiên cứu của luận văn sẽ đem lại một cái nhìn khái quát, đầy đủ hơn về sáng tác tạp văn của Phan Thị Vàng Anh, chỉ ra được đặc trưng tiêu biểu về phương diện đề tài, cảm hứng nghệ thuật và ngôn ngữ, giọng điệu nghệ thuật trong tạp văn của Phan Thị Vàng Anh, đồng thời thấy được những đóng góp của chị đối với sự phát triển của nền văn học Việt Nam đương đại. 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Tìm hiểu sự phát triển của tạp văn trong văn học Việt Nam đương đại và con đường đến với tạp văn của Phan Thị Vàng Anh - Đọc và khảo sát các tạp văn trong cuốn “Tạp văn Phan Thị Vàng Anh” (2011), Nxb Trẻ Hồ Chí Minh. - Tìm hiểu đề tài và cảm hứng nghệ thuật trong “Tạp văn Phan Thị Vàng Anh”. - Làm rõ đặc điểm về giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật trong “Tạp văn Phan Thị Vàng Anh”. - Đối chiếu, so sánh với một số tạp văn của các tác giả khác để thấy được nét đặc sắc riêng trong “Tạp văn Phan Thị Vàng Anh”. - Bước đầu đánh giá và xác định được vị trí của tạp văn trong sáng tác văn chương của Phan Thị Vàng Anh; đóng góp của nhà văn Phan Thị Vàng Anh đối với thể loại tạp văn nói riêng và trong nền văn xuôi Việt Nam đương đại nói chung. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Trong luận văn này, chúng tôi có sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, cụ thể: Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại: Căn cứ đặc trưng thể loại tạp văn từ đó đối chiếu tìm hiểu những đặc sắc về đề tài, cảm
- 14 hứng nghệ thuật và ngôn ngữ, giọng điệu nghệ thuật trong “Tạp văn Phan Thị Vàng Anh”. Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng để thống kê các yếu tố trong “Tạp văn Phan Thị Vàng Anh” có liên quan đến việc biểu hiện đề tài và cảm hứng nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật. Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phương pháp này dùng để tìm hiểu đề tài và cảm hứng nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật trong các tác phẩm tạp văn của Phan Thị Vàng Anh từ đó rút ra những luận điểm chính của đề tài nghiên cứu. Đây là phương pháp chủ yếu trong quá trình nghiên cứu. Phương pháp so sánh: So sánh “Tạp văn Phan Thị Vàng Anh” với một số tác giả tạp văn trước và sau đó để thấy được nét đặc sắc của “Tạp văn Phan Thị Vàng Anh”. 5. Phạm vi nghiên cứu - Tác phẩm “Nhân trường hợp chị thỏ bông”, Nxb Trẻ năm 2005. - Các tác phẩm tạp văn của Phan Thị Vàng Anh được tập hợp trong cuốn “Tạp văn Phan Thị Vàng Anh”, Nxb Trẻ năm 2011. - Ngoài ra chúng tôi cũng tham khảo các tác phẩm tạp văn của một số tác giả khác trong văn học Việt Nam đương đại để phục vụ cho việc so sánh đối chiếu: Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Việt Hà,… 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thư mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm ba chương: Chương 1: Thể loại tạp văn trong đời sống văn chương đương đại và nhà văn Phan Thị Vàng Anh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 677 | 93
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với thành ngữ tiếng Anh)
199 p | 379 | 78
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 673 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 308 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 153 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 203 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 248 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn từ trong thơ Tố Hữu (nhìn từ bình diện từ vựng)
175 p | 179 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 171 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 170 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 165 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 206 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 158 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ dụng của ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt
154 p | 171 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 120 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Yếu tố giới trong lời chê và hồi đáp chê (trên cứ liệu giao tiếp của sinh viên tại tp.HCM)
123 p | 130 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 159 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn