Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn học và Văn hoá Việt Nam: Đặc điểm thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày Bắc Kạn
lượt xem 5
download
Nhiệm vụ chính của luận văn là hệ thống được một số thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày sử dụng tại Bắc Kạn. Chỉ ra được tri thức, kinh nghiệm của người Tày Bắc Kạn trong ứng xử với môi trường tự nhiên, xã hội thông qua thành ngữ, tục ngữ. Đánh giá sơ bộ về thực trạng sử dụng thành ngữ, tục ngữ hiện nay và đề ra một số giải pháp bảo tồn, phát huy thành ngữ, tục ngữ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn học và Văn hoá Việt Nam: Đặc điểm thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày Bắc Kạn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐINH THỊ TUYẾN ĐẶC ĐIỂM THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ DÂN TỘC TÀY BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐINH THỊ TUYẾN ĐẶC ĐIỂM THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ DÂN TỘC TÀY BẮC KẠN Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Tôn Thảo Miên THÁI NGUYÊN - 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn khoa học: “Đặc điểm thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày Bắc Kạn” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố ở bất cứ công trình nào khác. Bắc Kạn, ngày 08 tháng 7 năm 2018 Tác giả luận văn Đinh Thị Tuyến i
- LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Cô PGS.TS. Tôn Thảo Miên - Người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trong khoa Văn học và khoa Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến các sở, ngành liên quan, Thư viện tỉnh Bắc Kạn, các em học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Bắc Kạn, các cô bác là người am hiểu tiếng Tày tại Bắc Kạn đã không ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ. Bắc Kạn, tháng 7 năm 2018 Học viên thực hiện Đinh Thị Tuyến ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC............................................................................................................iii DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ......................................................................... iv MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 3 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................. 6 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 7 5. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 8 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG ............................................................... 9 1.1. Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Kạn ....... 9 1.1.1. Về điều kiện tự nhiên................................................................................. 9 1.1.2. Về điều kiện kinh tế-xã hội ..................................................................... 11 1.2. Giới thiệu sơ lược về dân tộc Tày tại tỉnh Bắc Kạn ................................... 12 1.2.1. Đời sống kinh tế....................................................................................... 13 1.2.2. Phong tục, tập quán ................................................................................. 14 1.2.3. Tín ngưỡng, tôn giáo ............................................................................... 17 1.2.4. Một số đặc điểm ngôn ngữ dân tộc Tày tỉnh Bắc Kạn ............................ 18 1.3. Tiêu chí phân loại thành ngữ, tục ngữ qua các công trình nghiên cứu trước đây .................................................................................................. 21 1.3.1. Khái niệm về thành ngữ, tục ngữ ............................................................ 21 1.3.2. Các công trình nghiên cứu về việc đưa ra các tiêu chí phân loại thành ngữ và tục ngữ ............................................................................... 23 Chương 2: TRI THỨC, KINH NGHIỆM ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA NGƯỜI TÀY Ở BẮC KẠN PHẢN ÁNH QUA KHO TÀNG TỤC NGỮ, THÀNH NGỮ ..................................................................... 28 iii
- 2.1. Tri thức, kinh nghiệm về thời tiết ............................................................... 28 2.1.1. Dựa vào thiên tượng để dự đoán thời tiết ................................................ 29 2.1.2. Dựa vào hiện tượng thiên nhiên .............................................................. 31 2.1.3. Dựa vào vật tượng trong cuộc sống......................................................... 34 2.2. Tri thức, kinh nghiệm về lao động sản xuất nông nghiệp .......................... 36 2.3. Tri thức, kinh nghiệm về thế giới động vật ................................................ 42 2.4. Tri thức, kinh nghiệm về thế giới thực vật ................................................. 49 Chương 3: TRI THỨC, KINH NGHIỆM ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI TÀY Ở BẮC KẠN PHẢN ÁNH QUA KHO TÀNG TỤC NGỮ, THÀNH NGỮ ................................................................................. 54 3.1. Lối ứng xử về ăn, mặc, ở, đi lại .................................................................. 55 3.1.1. Lối ứng xử về ăn ...................................................................................... 55 3.1.2. Lối ứng xử về mặc ................................................................................... 57 3.1.3. Lối ứng xử về ở ....................................................................................... 58 3.1.4. Đi lại, vận chuyển .................................................................................... 61 3.2. Lối ứng xử trong các mối quan hệ xã hội ................................................... 63 3.2.1. Lối ứng xử trong gia đình, dòng họ ......................................................... 64 3.2.2. Lối ứng xử với các dân tộc anh em ......................................................... 73 3.2.3. Lối ứng xử với làng xóm, quốc gia ......................................................... 75 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .................................................................................. 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 82 PHỤ LỤC ............................................................................................................... iv
- DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH Bảng Bảng 2.1. Bảng thống kê thành ngữ, tục ngữ về động vật............................. 42 Bảng 3.1. Bảng thống kê thành ngữ, tục ngữ về tri thức, kinh nghiệm đối với môi trường xã hội của dân tộc Tày Bắc Kạn .......................... 54 Hình Hình 3.1. Nhà sàn tại thôn Pác Ngòi, huyện Ba Bể ...................................... 61 iv
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Bắc Kạn là tỉnh miền núi, nội địa, nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, giáp với 4 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Tỉnh được tái lập ngày 01 tháng 01 năm 1997, hiện có 8 đơn vị hành chính (7 huyện, 1 thành phố) với 122 xã, phường, thị trấn. Diện tích đất tự nhiên 4.859 km2, dân số trên 312.000 người, gồm 7 dân tộc anh em (Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, Hoa và Sán Chay) sinh sống, trong đó dân tộc Tày chiếm trên 54% trên tổng dân số tỉnh Bắc Kạn. Là một trong những địa bàn cư trú của người Tày cổ, người dân nơi đây đã sáng tạo, lưu truyền, lưu giữ một kho tàng văn hóa - văn nghệ dân gian vô cùng phong phú, đa dạng. Ở lĩnh vực ngôn ngữ, đồng bào cũng có một kho tri thức, kinh nghiệm vô cùng đặc sắc, được phản ánh một phần qua kho tàng tục ngữ, thành ngữ dân gian của chính mình. Tuy nhiên, cho đến nay ở Bắc Kạn, hiện vẫn chưa có ai tiếp cận nghiên cứu về thành ngữ, tục ngữ trong đời sống của người Tày. Điều này ít nhiều đã tạo ra một khoảng trống trong hoạt động khoa học, nhất là khi tiếp cận nghiên cứu về người Tày bản địa, vốn được nhiều nhà nghiên cứu cho rằng họ nằm trong khu vực Tày cổ “Cần Tày cốc đin mác nhả” (Người Tày gốc đất hạt cỏ). 1.2. Trong các sáng tạo của tiền nhân, hệ thống tri thức, kinh nghiệm của mỗi dân tộc thường được phản ánh rõ nét qua việc tổng hợp, cô đọng... một cách hết sức ngắn gọn bằng những lời nói có vần điệu, gọn và dễ nhớ mà chúng ta thường gọi là thành ngữ, tục ngữ. Do vậy, thành ngữ, tục ngữ không chỉ là đối tượng nghiên cứu cho một ngành khoa học đơn lẻ mà còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều chuyên ngành như: văn học, ngôn ngữ học, văn hóa học, dân tộc học, nhân học, xã hội học, lịch sử... Tuy nhiên, các tiếp cận nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ của dân tộc Tày từ góc góc độ văn hóa (nhấn mạnh vai trò của môi trường diễn xướng) còn rất ít. Đối với tỉnh Bắc Kạn, kết quả khảo sát, 1
- thống kê của cá nhân cho biết hiện chưa có tác giả nào đặt vấn đề nghiên cứu về nội dung bản sắc dân tộc Tày Bắc Kạn thông qua thành ngữ, tục ngữ. Đây là một khó khăn nhưng cũng là cơ hội để bản thân tôi có thể tìm ra được những vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn trong quá trình nghiên cứu. Vần đề này sẽ càng trở nên ý nghĩa và thú vị hơn khi tác giả tiếp cận với cách sử dụng ngôn ngữ cùng với lối so sánh, ví von... của người Tày xưa, ở một thời điểm mà sự lai tạp giữa tiếng Tày và tiếng phổ thông dường như chưa diễn ra. Ví dụ: từ “chăn bông” tiếng Tày tại khu vực thành phố Bắc Kạn ngày nay gọi là “phà bông”, trong khi tiếng Tày cổ lại gọi là “phà mèng”. 1.3. Trong bối cảnh của xã hội hiện đại, chịu sự ảnh hưởng, chi phối của quá trình toàn cầu hóa, rất nhiều giá trị văn hóa truyền thống đang bị đặt trước nguy cơ mai một. Tục ngữ, thành ngữ của dân tộc Tày, một bộ phận nhỏ của di sản văn hóa phi vật thể cũng đang chịu tác động rất mạnh của quá trình phát triển. Bởi di sản văn hóa phi vật thể luôn tồn tại trong con người, mà con người thì vốn mong manh trước các giá trị của sự phát triển theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Sự biến mất dần thói quen sử dụng trang phục và ngôn ngữ truyền thống của tộc người, thay vào đó là các sản phẩm, thói quen sử dụng ngôn ngữ, trang phục theo xu hướng phổ thông luôn đem lại sự âu lo cho những người làm công tác gìn giữ văn hóa, văn học và các di sản văn hóa tộc người mà tiền nhân đã dày công hun đúc và mong được cháu con tiếp tục trao truyền. Điều này sẽ càng trở nên ý nghĩa hơn tại một địa phương vốn được nhiều nhà khoa học khẳng định là một trong những cái nôi, là địa bàn sinh tụ của người Tày cổ. Bản thân tôi là người dân tộc Tày, sinh sống và làm việc tại tỉnh Bắc Kạn, mong muốn tìm hiểu sâu hơn về bản sắc dân tộc Tày thông qua tục ngữ, thành ngữ, qua đó góp phần nhỏ bé trong việc bảo tồn các thành ngữ, tục ngữ quý báu của dân tộc. Đó là lý do tôi lựa chọn đề tài Đặc điểm thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày Bắc Kạn. 2
- 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Việc sưu tầm, biên soạn thành ngữ, tục ngữ nói chung Thừa hưởng kết quả luận văn nghiên cứu của Hà Huyền Nga, “Đặc điểm cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa của tục ngữ dân tộc Tày” (2009), có thể sơ lược về việc sưu tầm thành ngữ, tục ngữ ở nước ta như sau: [33]. Ở nước ta, trước thế kỷ XIX, các tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm đã có ít nhiều dấu vết của các tư tưởng dân gian. Nguyễn Trãi là người đầu tiên sử dụng các câu tục ngữ dân gian trong sáng tác của mình. Sau đó phải kể đến các sáng tác chữ Nôm như: “Hồng Đức quốc âm thi tập” của Lê Thánh Tông (thế kỷ XV), “Bạch vân quốc ngữ thi tập” của Nguyễn Bỉnh Khiêm (thế kỷ XVI), “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu (thế kỷ XVIII, XIX)… Trong điều kiện lịch sử giai đoạn đó, chưa tìm thấy một công trình nghiên cứu nào chuyên về tục ngữ, thành ngữ thì các tác phẩm trên là đối tượng rất quan trọng của các nhà nghiên cứu. Từ thế kỷ thứ XIX đến đầu thế kỷ XX, đã xuất hiện các công trình như: “Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn”,(1897) của Huỳnh Tịnh Của; “Tục ngữ và cách ngôn” (1920) của Hàn Thái Dương; “An Nam tục ngữ” (1933) của Vũ Như Lâm và Nguyễn Đa Gia; “Phong ngữ, ca dao, phương ngôn, tục ngữ” (1936) của Nguyễn Văn Chiểu; “Ngạn ngữ phong dao” của Nguyễn Can Mộc… Nhìn chung các công trình trên chủ yếu tổng hợp, thống kê, bước đầu có sự phân tích, bình luận. Cùng thời kì phải kể đến công trình Tục ngữ phong dao của Nguyễn Văn Ngọc, xuất bản năm 1928, đã giới thiệu 6.500 câu tục ngữ, thành ngữ. Công trình đã có đóng góp lớn trong việc sưu tầm nhưng chưa đi vào nghiên cứu sâu. Sau cách mạng tháng Tám xuất hiện một số công trình nghiên cứu có chiều sâu hơn. Trong đó phải kể đến tác giả Vũ Ngọc Phan với công trình “Tục ngữ và dân ca”. Ở cuốn sách này, tác giả cố gắng hướng người đọc nhận biết 3
- được những tiêu chí phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ. Tuy nhiên vẫn còn ở mức khá khái quát. Cuốn “Tục ngữ Việt Nam” của nhóm tác giả Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri là công trình nghiên cứu công phu về tục ngữ Việt Nam. Ở công trình này, tác giả nghiên cứu tục ngữ ở hai bình diện: xã hội học và ngôn ngữ học. Từ những năm 90 trở về đây, xuất hiện nhiều cuốn tục ngữ, thành ngữ của các tác giả Mã Giang Lân, Châu Nhiên Khanh, nhóm tác giả Nguyễn Cừ, Nguyễn Thị Huế, Trần Thị An… và nhiều các nghiên cứu khác về thành ngữ, tục ngữ. Nhìn chung, giai đoạn này, tục ngữ, thành ngữ không đơn thuần là sưu tập, thống kê mà đã được phân tích, nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau… và luôn là mảnh đất màu mỡ cho các nhà nghiên cứu tiếp tục khám phá. Gần đây, tác giả Ngô Thị Thanh Quý viết cuốn Tìm trong tục ngữ nét văn hóa Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là một hướng nghiên cứu mới, tiếp cận tục ngữ từ góc nhìn văn hóa, mở ra nhiều điều thú vị khi nghiên cứu về tục ngữ Việt. Mỗi câu tục ngữ mở ra nhiều tầng nghĩa văn hóa Việt khác nhau. 2.2. Việc sưu tầm, nghiên cứu tục ngữ, thành ngữ dân tộc Tày Thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày được người dân sáng tạo và sử dụng từ ngàn xưa. Tuy nhiên, do trình độ dân trí chưa phát triển và số người biết chữ Nôm Tày rất ít nên giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX trở về trước chưa tìm thấy công trình sưu tập và nghiên cứu nào. Nó chỉ tồn tại trong lối nói hàng ngày của người dân và rải rác trong các làn điệu dân ca như pụt, then, si lượn… Đến cuối thế kỷ XX, xuất hiện cuốn “Tục ngữ Tày-Nùng” (1972), nhiều tác giả, đã liệt kê được đáng kể các đơn vị tục ngữ. Đến năm 1984, các tác giả Hà Văn Thư, Nguyễn Văn Lô viết cuốn “Văn hóa Tày Nùng”, giới thiệu 34 câu tục ngữ ứng xử của người Tày đối với môi trường tự nhiên và xã hội. Công trình công phu nhất phải kể đến cuốn Từ điển thành ngữ - tục ngữ dân tộc Tày (1996) của Triều Ân-Hoàng Quyết, Nxb Dân tộc. Đây là cuốn tư liệu vô cùng quý giá, sưu tập có chọn lọc, phân loại và giải nghĩa các thành 4
- ngữ, tục ngữ tại các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có rất nhiều các thành ngữ, tục ngữ được người dân dân tộc Tày tại tỉnh Bắc Kạn sử dụng trong đời sống hàng ngày. Một số cuốn từ điển đã được phát hành như cuốn Từ điển Tày - Nùng - Việt, Nxb Từ điển bách khoa của Hoàng Văn Ma và Lục Văn Pảo (tái bản năm 2006); Cuốn Từ điển Tày - Việt, Nxb Đại học Thái Nguyên (năm 2011) Nguyễn Lương Bèn (Chủ biên) - Nông Viết Toại - Lương Kim Dung - Lê Hương Giang. Một số Luận văn thạc sĩ có các hướng nghiên cứu liên quan đến thành ngữ, tục ngữ như: Luận văn của Hà Ngọc Tân “Văn hóa ứng xử của người Tày qua tục ngữ về quan hệ gia đình, xã hội” (2007), Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Luận văn của Hà Huyền Nga, “Đặc điểm cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa của tục ngữ dân tộc Tày” (2009), Đại học Sư phạm Thái Nguyên… Mặc dù các luận văn có liên quan nhưng hướng tiếp cận khác nhau. Vì vậy, bản thân tác giả khẳng định đề tài chưa trùng với các công trình nghiên cứu, các luận văn thạc sĩ, tiến sĩ đã thực hiện trước đó. 2.3. Việc sưu tập, nghiên cứu tục ngữ, thành ngữ dân tộc Tày tại tỉnh Bắc Kạn Trong những năm gần đây, việc bảo tồn phát huy các giá trị truyền thống các dân tộc thiểu số, đặc biệt dân tộc Tày được cả hệ thống chính trị của tỉnh Bắc Kạn quan tâm. Nhiều chương trình, đề tài, dự án được tỉnh đầu tư để bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc. Trong đó có một số công trình liên quan đến tục ngữ, thành ngữ như: Đề tài khoa học cấp tỉnh“Sưu tầm, nghiên cứu - bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống các dân tộc huyện Na Rỳ, tỉnh Bắc Kạn”, Triệu Thiêm Cao và các cộng sự, 1999. Nội dung của đề tài có đề cập đến nhiều thành ngữ, tục ngữ của người Tày huyện Na Rỳ trong lao động sản xuất, trong ứng xử, trong quan hệ gia đình. Dự án khoa học cấp tỉnh “Xây dựng bộ từ điển điện tử song ngữ Tày Việt”, Hoàng Thị Hỵ cùng các cộng sự, 2015. Dự án đã sưu tập được trên 7000 5
- từ vựng, dịch song ngữ, lấy phát âm của dân tộc Tày tại huyện Ba Bể làm chuẩn, trong phần chú giải đối với các từ vựng có nhiều thành ngữ, tục ngữ liên quan kèm theo và ở mức độ liệt kê làm rõ thêm từ vựng. Cuốn “Bản sắc và truyền thống văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Kạn” do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch biên soạn có một phần viết về tục ngữ, thành ngữ dân tộc Tày nhưng cơ bản chỉ dừng ở mức độ giới thiệu, chưa phải nghiên cứu sâu…; Trong khuôn khổ dự án Pác Ngòi, Dương Thuấn - Nguyễn Thị Yên đã có sưu tập về Then, tục ngữ, thành ngữ của dân tộc Tày nhưng ở mức phục vụ dự án du lịch Pác Ngòi. Như vậy, qua khảo sát của bản thân, chưa có đề tài nào tìm hiểu riêng về đặc điểm thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày Bắc Kạn. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Luận văn hướng tới mục đích sau: Sưu tầm, nghiên cứu để tìm ra đặc điểm của tục ngữ, thành ngữ dân tộc Tày Bắc Kạn ở phương diện: tri thức, kinh nghiệm của người Tày với tự nhiên và xã hội thông qua thành ngữ, tục ngữ. Từ đó, có đánh giá thực trạng tục ngữ, thành ngữ dân tộc Tày tại tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn hiện nay, đề xuất một số giải pháp về lưu giữ, bảo tồn, phát huy văn học, ngôn ngữ dân tộc Tày nói chung, thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày tại Bắc Kạn nói riêng. Nhiệm vụ: - Hệ thống được một số thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày sử dụng tại Bắc Kạn. - Chỉ ra được tri thức, kinh nghiệm của người Tày Bắc Kạn trong ứng xử với môi trường tự nhiên, xã hội thông qua thành ngữ, tục ngữ. - Đánh giá sơ bộ về thực trạng sử dụng thành ngữ, tục ngữ hiện nay và đề ra một số giải pháp bảo tồn, phát huy thành ngữ, tục ngữ. 6
- 3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Tìm hiểu đặc điểm thành ngữ, tục ngữ của người dân tộc Tày tại tỉnh Bắc Kạn, có sự liên hệ với thành ngữ, tục ngữ ở một số dân tộc khác. - Phạm vi nghiên cứu: khảo sát khoảng 300-400 thành ngữ, tục ngữ người dân sử dụng tại tỉnh Bắc Kạn, có liên hệ với một số thành ngữ, tục ngữ dân tộc Kinh và một số dân tộc thiểu số khác tại tỉnh Bắc Kạn. 3.3. Đóng góp của luận văn - Hệ thống được một số thành ngữ, tục ngữ người Tày ở tỉnh Bắc Kạn sử dụng. - Làm rõ hơn văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, xã hội của người Tày thông qua thành ngữ, tục ngữ. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn áp dụng những phương pháp chính như: - Phương pháp sưu tầm thành ngữ, tục ngữ trong vùng đồng bào dân tộc Tày tỉnh Bắc Kạn: Kết quả tổng hợp được khoảng 400 thành ngữ, tục ngữ, trong đó có 298 thành ngữ, tục ngữ liên quan đến vấn đề nghiên cứu và sử dụng các từ điển thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày và các tài liệu liên quan về dân tộc Tày để giải nghĩa. Sử dụng trích khoảng 160 thành ngữ, tục ngữ tại luận văn. - Phương pháp thống kê, phân loại: Thống kê phân loại những thành ngữ, tục ngữ sưu tầm được theo các tiêu chí như: về thời tiết, về sản xuất nông nghiệp, động vật, thực vật, về ăn mặc, ở, đi lại, các mối quan hệ trong gia đình, làng xóm… - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Một số câu thành ngữ, tục ngữ có sự so sánh với thành ngữ, tục ngữ của người Kinh và người Tày một số địa phương khác. 7
- - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích nghĩa thành ngữ, tục ngữ, tổng hợp theo từng nhóm, từng vấn đề để làm rõ hơn về dân tộc Tày tại tỉnh Bắc Kạn. - Phương pháp tiếp cận văn bản văn học từ góc nhìn văn hóa: luận văn không đi sâu vào cấu trúc, nghệ thuật của thành ngữ, tục ngữ mà thông qua thành ngữ tục ngữ để tìm hiểu về văn hóa dân tộc Tày và thông qua văn hóa để tìm hiểu về tục ngữ. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chương: Chương 1: Một số vấn đề chung Chương 2: Tri thức, kinh nghiệm ứng xử với môi trường tự nhiên của người Tày ở Bắc Kạn phản ánh qua kho tàng tục ngữ, thành ngữ. Chương 3: Tri thức, kinh nghiệm ứng xử với môi trường xã hội của người Tày ở Bắc Kạn phản ánh qua kho tàng tục ngữ, thành ngữ. 8
- Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Kạn 1.1.1. Về điều kiện tự nhiên - Về vị trí địa lý: Bắc Kạn là một tỉnh miền núi phía Đông Bắc của nước ta, nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bộ Việt Nam. Nơi đây cũng nằm ở thềm cao giữa trung tâm căn cứ địa Việt Bắc. Bắc Kạn có diện tích 4.857,21 km2 . Phía Bắc giáp với các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, tỉnh Cao Bằng, Phía Đông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn; Phía Tây giáp các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang; Phía Nam giáp các huyện Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Hiện nay, Bắc Kạn có 8 đơn vị hành chính bao gồm Thành phố Bắc Kạn và 7 huyện. Giao thông, trao đổi hàng hóa từ Bắc Kạn đến các tỉnh lân cận là khá thuận tiện. Quốc lộ 3 nối từ Hà Nội đến cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng) hiện đã được cải tạo, nâng cấp. Đặc biệt, tuyến đường mới Thái Nguyên - Chợ Mới đã đưa vào sử dụng tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông và thông thương hàng hóa. - Về đặc điểm địa hình Địa hình Bắc Kạn bị chi phối bởi những dãy núi cánh cung lồi về phía Đông, bao gồm những “nếp lồi” và “nếp lõm” xen kẽ nhau. Bắc Kạn có địa hình núi cao, cao hơn các tỉnh xung quanh và bị chi phối bởi các mạch núi cánh cung kéo dài từ Bắc đến Nam ở hai phía Tây và Đông của tỉnh. Trong đó, cánh cung Ngân Sơn là cánh cung đóng vai trò quan trọng trong địa hình của tỉnh, đồng thời là ranh giới khí hậu quan trọng. Dãy núi này có nhiều đỉnh núi cao… Cánh cung sông Gâm kéo dài dọc theo phía Tây của tỉnh. 9
- - Về khí hậu Bắc Kạn nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới khu vực gió mùa Đông Nam Á. Ở vị trí này, Bắc Kạn có sự phân hóa khí hậu theo mùa rõ rệt thời tiết lạnh về mùa đông khi gió mùa đông bắc về mạnh, gây sương muối, sương giá, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân nơi đây, cây trồng và gia súc bị chết do rét. Mùa hạn xuất hiện mưa lớn kéo dài gây lũ lụt, sạt lở đất. Mùa xuân, mùa thu, là hai mùa ngắn, chuyển tiếp thất thường nên xuất hiện những cơn giông, mưa đá do gió mùa đông bắc gây nên. Bởi vậy,cuộc sống của người dân nơi đây vẫn còn gặp nhiều khó khăn. - Về sông ngòi Mạng lưới sông ngòi Bắc Kạn tương đối phong phú nhưng đa số là các nhánh thượng nguồn với đặc điểm chung là ngắn, dốc, thủy chế thất thường. Bắc Kạn là đầu nguồn của 5 con sông lớn của vùng Đông Bắc là sông Lô, sông Gâm, sông Kỳ Cùng, sông Bằng, sông Cầu. Sông ngòi có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương. Ngoài hệ thống sông ngòi, Bắc Kạn còn nổi tiếng với hồ Ba Bể. Đây là một trong những hồ kiến tạo đẹp và lớn nhất nước ta, được hình thành từ một vùng đá vôi bị sụt xuống do nước chảy ngầm đã đục rỗng lòng khối núi. Hồ Ba Bể đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia (năm 1996); xếp hạng là di tích danh thắng Quốc gia đặc biệt (năm 2012). - Về giao thông Mạng lưới giao thông chủ yếu là đường bộ, không có tuyến đường sắt và đường hàng không như nhiều tỉnh khác trong cả nước. Nhưng Bắc Kạn lại có lợi thế là có quốc lộ 3 chạy dọc qua các tỉnh nối liền Bắc Kạn với các địa phương khác trong khu vực. Ngoài ra còn có quốc lộ 279 là tuyến vành đai quan trọng của đất nước. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để Bắc Kạn thuận lợi trong phát triển kinh tế-xã hội. 10
- 1.1.2. Về điều kiện kinh tế-xã hội Theo bài viết “Bắc Kạn giàu tiềm năng phát triển kinh tế” được đăng trên trang website https://backan.gov.vn vào ngày 7/12/2012 chúng tôi thấy rằng, tình hình kinh tế - xã hội của Bắc Kạn đã có chuyển biến tích cực, lạm phát thấp, nền kinh tế phát triển ổn định trên tất cả các lĩnh vực, với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân, đồng hành của các doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tỉnh [62]. Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của Bắc Kạn đã có chuyển biến tích cực, lạm phát thấp, nền kinh tế phát triển ổn định trên tất cả các lĩnh vực, với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân, đồng hành của các doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tỉnh. Tổng sản phẩm (GRDP) giai đoạn năm 2011 - 2015, toàn tỉnh tăng 13,5% năm; nhiều Cụm công nghiệp đã và đang đầu tư, thiết kế mời gọi đầu tư xây dựng… bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất có quy mô vừa và nhỏ ngày một phát triển, nhất là trong lĩnh vực chế biến nông-lâm sản, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân. Khu vực thương mại, dịch vụ tăng bình quân 18%/năm; Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân, điện, nước, giao thông nông thôn, y tế, văn hóa, giáo dục ngày một nâng cao; Chính sách xã hội, chính sách người có công, về lao động việc làm được chú trọng và cải thiện. Để đạt được những thành tựu trên, các cấp các ngành đã tích cực thực hiện các giải pháp đề ra. Nhờ vậy, tình hình kinh tế - xã hội trong thời gian qua của tỉnh đạt kết quả tích cực, đúng hướng. Tuy nhiên, trong thời gian tới do tình hình khó khăn, thách thức chung của cả nước như kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc; ngoài những yếu tố mới 11
- tạo đột phá trong tăng trưởng thì tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trên địa bàn tỉnh còn chậm. Cho nên, nhiệm vụ đặt ra cho kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015-2020, rất nặng nề với nhiều thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen nhau [63]. 1.2. Giới thiệu sơ lược về dân tộc Tày tại tỉnh Bắc Kạn Tại tỉnh Bắc Kạn dân tộc Tày chiếm 54% dân số, chiếm số lượng đông nhất so với các dân tộc Dao, Mông, Sán Chí, người Kinh…. Dòng họ người Tày ở Bắc Kạn có nhiều nguồn gốc khác nhau. Phần đông là các họ gốc Tày. Bên cạnh đó còn có thêm các họ gốc từ dân tộc Nùng và Kinh. Người Tày ở Bắc Kạn chiếm số đông là các họ: Nông, Hà, Ma, Hoàng. Ít có dòng họ nào cư trú riêng biệt tại một vùng, Họ sống gắn bó, đoàn kết với nhau, hầu như không có sự xung đột về dòng họ, ngay trong một bản cũng thường có ít nhất 2 - 3 họ cùng cư trú. Theo bài viết Các dân tộc tỉnh Bắc Kạn đăng tại trang http://bandantoc.backan.gov.vn thì người Tày tỉnh Bắc Kạn trong một họ thường được cố kết theo nhánh, chi. Không có tục làm giỗ tổ, thờ mộ tổ, cũng không có những quy định về thành viên cùng họ như người Thái. Mồ mả tổ tiên đã phân về nhánh nào, chi nào thì nhánh đó, chi đó thờ cúng và gìn giữ. Ngày kỵ từng người đã mất chỉ còn liên quan đến gia đình giữ mả.Thông thường trong một chi, một nhánh chỉ cố kết đến đời thứ 3. Mỗi dịp gia đình có việc hệ trọng thì đều tìm đến anh em từ đời thứ ba đổ lại. Từ đời thứ 4 trở đi sẽ phai nhạt dần. Tuy nhiên, các gia đình vừa là anh em, vừa là hàng xóm thì sự cố kết sẽ bền lâu, mặc dù huyết thống đã trải qua nhiều thế hệ và họ vẫn xưng hô như anh em gần. Giống với người Kinh, tổ chức dòng họ của người Tày cũng theo thứ bậc, còn người Nùng thì ai sinh trước thì là anh chị, ai sinh sau là em [66]. Hiện nay, cuộc sống của người Tày tại Bắc Kạn đã có những thay đổi trong đời sống kinh tế, và họ vẫn giữ được những nét phong tục độc đáo, tín ngưỡng tôn giáo của Tày. 12
- 1.2.1. Đời sống kinh tế Cũng giống như người Tày ở các tỉnh như Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên… người Tày ở Bắc Kạn sống chủ yếu bằng nghề nông. Nền nông nghiệp Tày đã phát triển tương đối cao. Ngoài lúa nước là cây lương thực chính, đồng bào còn trồng thêm ngô, khoai, sắn và các loại cây thực phẩm khác và thuốc lá trên những nương định canh. Đặc biệt, những năm gần đây cây ăn quả phát triển mạnh như cam quýt, hồng không hạt…là nguồn thu nhập quan trọng của đồng bào Tày. Người Tày ở Bắc Kạn vẫn sống theo lối tự cung tự cấp. Họ trồng bông dệt vải và nuôi tằm để đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống hằng ngày của từng gia đình. Ngoài ra, họ cũng biết cách giao thương, buôn bán các sản phẩm, dụng cụ mà tự tay họ làm ra bán tại các chợ của địa phương. Họ thường trao đổi hàng hóa vào các dịp chợ phiên và ngày nay chợ phiên vẫn tồn tại ở tất cả các huyện của tỉnh Bắc Kạn, trừ thành phố Bắc Kạn. Ngoài ra, đồng bào còn chăn nuôi gia súc, gia cầm như trâu, bò, heo, gà, dê trở thành nguồn thu nhập phụ có giá trị kinh tế cao...Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều huyện phát triển thành mô hình trang trại với quy mô rộng như huyện Ngân Sơn, huyện Chợ Đồn, huyện Bạch Thông Các nghề thủ công gia đình như đan lát đồ dùng gia đình bằng mây, tre, lá; rèn công cụ, đã đáp ứng nhu cầu của nhân dân địa phương... Đồng bào Tày thường sống quần tụ thành từng bản. Một bản thường chia thành theo thung lũng nhỏ hoặc ven một con suối, con sông. Mỗi bản có từ hai mươi đến một trăm nóc nhà. Tên làng bản cũng rất đặc biệt, có khi là Nà Kéo, Nà Tha, Nà Rầy… Họ dùng từ “Nà” (Ruộng) đặt luôn cho bản của mình. Họ thường gọi bản bên một cách thương mến là Bản nưa, Bản tẩư. Nhiều bản hợp lại thành một mường tương đương với một xã. Bản của người Tày được xây dựng ở những chân núi hoặc những nơi đất đai bằng phẳng ven sông, suối, trên các cánh đồng.. Tính cộng đồng của bản 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 677 | 93
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 673 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 308 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 232 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 256 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 153 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
173 p | 236 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 203 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 248 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 171 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 170 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 165 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 206 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 158 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 159 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 120 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 159 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn