intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Đặc điểm thơ đường luật Quách Tấn

Chia sẻ: Lộ Lung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

29
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá đặc điểm thơ đường luật Quách Tấn từ đó xác định vị trí, đặc điểm và những đóng góp tiêu biểu của thơ Đường luật Quách Tấn trong nền văn học Việt Nam hiện đại, giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Đặc điểm thơ đường luật Quách Tấn

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ------------------------------- CAO HOA PHƯỢNG ĐẶC ĐIỂM THƠ ĐƯỜNG LUẬT QUÁCH TẤN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ------------------------------- CAO HOA PHƯỢNG ĐẶC ĐIỂM THƠ ĐƯỜNG LUẬT QUÁCH TẤN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam. Mã số: 8220121. LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Lệ Thanh THÁI NGUYÊN - 2018
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Cao Hoa Phượng
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Văn - Xã hội, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn TS. Trần Thị Lệ Thanh đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Cao Hoa Phượng
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu ..................................................................................................2 2.1. Giai đoạn trước 1945............................................................................................2 2.2. Giai đoạn từ 1945-1975. ......................................................................................4 2.3. Giai đoạn từ 1975 đến nay. ..................................................................................6 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................7 4. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................8 5. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ...................................................................8 5. 1. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................8 5. 2. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................8 6. Đóng góp mới của luận văn ....................................................................................9 7. Cấu trúc của luận văn ..............................................................................................9 Chương 1: SỰ HIỆN DIỆN CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT QUÁCH TẤN TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI ............................................................10 1.1. Đôi nét về phong trào “Thơ Mới” ......................................................................10 1.2. Nhà thơ Quách Tấn - cuộc đời và sự nghiệp sáng tác........................................13 1.2.1. Cuộc đời ..........................................................................................................13 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác ..........................................................................................14 1.3. Vị trí của thơ Đường luật Quách Tấn trong phong trào thơ Mới .......................18 Chương 2: NHỮNG CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG THƠ QUÁCH TẤN .25 2.1. Cảm hứng về thiên nhiên ...................................................................................25 2.1.1. Hình ảnh mùa thu ............................................................................................27 2.1.2. Hình ảnh ánh trăng .........................................................................................40 2.2. Cảm hứng về Tình yêu Quê hương đất nước .....................................................50 2.2.1. Tình yêu Quê hương đất nước: Những nơi nhà thơ đã đi qua ........................51
  6. iv 2.2.2. Tình yêu Quê hương đất nước: Nơi gia đình đang sinh sống và đoàn tụ ...54 2.3. Nỗi niềm hoài cổ ................................................................................................60 Chương 3: NHỮNG CÁCH TÂN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT QUÁCH TẤN ......................................................................................68 3.1. Những nét mới trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ thơ Quách Tấn ....................68 3.2. Những nét mới trong giọng điệu thơ Quách Tấn ...............................................75 3.1.1. Giọng điệu tao nhã, cổ kính ............................................................................75 3.2.2. Giọng điệu khoan hòa, giản dị ........................................................................77 3.2.3. Giọng điệu u buồn ...........................................................................................78 3.3. Những nét mới trong việc tổ chức nhịp điệu trong thơ Đường luật Quách Tấn 82 3.4. Nghệ thuật kết cấu ..............................................................................................84 KẾT LUẬN ..............................................................................................................90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................92
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Ở nửa đầu thế kỷ XX, khi Thơ Mới ra đời và thắng thế, thơ Đường Luật đại diện cho thơ cũ từ góc độ thể loại. Trong khi các nhà thơ Cũ chưa thừa nhận cái Mới trong thơ thì ngược lại các nhà thơ Mới lại thừa nhận sự vương vấn của mình với cái hồn thơ Cũ. Nhiều người tuy phải đấu tranh trực diện để tẩy chay thơ cũ, nhưng trong thâm tâm, tự không muốn cự tuyệt hoàn toàn với thơ Cũ. Tác giả Nguyễn Sĩ Đại có lý khi nhận xét: “Các thi sĩ của phong trào Thơ Mới, vào những năm 30 của thế kỷ này, bằng những trận bút chiến nẩy lửa, bằng thực tế sáng tác vẻ vang của mình, ngỡ là đã khâm liệm được một nền thơ cũ, chủ yếu là đường luật. Nhưng rồi thơ vẫn là thơ, … nhiều người trong số họ đã tự giác học tập, những thi pháp của thơ cổ điển… Dường như trong tận cùng của mọi tìm tòi khám phá, họ đã chạm tới cái mà hàng chục thế kỷ trước, người ta đã làm”[15]. Nghiên cứu để chỉ ra những âm vang của Luật Đường trong phong trào thơ Mới là một việc làm cần thiết. 1.2. Điểm lại những gương mặt tiêu biểu cho dòng thơ Đường luật Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XX, đầu tiên phải kể đến nhà thơ Quách Tấn. Vị trí tiêu biểu này có được không phải chỉ bởi ông là người đại diện cuối cùng cho “Một trường thơ đang hồi tẻ nhạt” [35 - tr4] như nhận xét của Chế Lan Viên, mà còn bởi sự kiên định của ông khi chọn thể thơ Đường luật cho hầu hết các sáng tác của cuộc đời mình. Quách Tấn chính là một trong những nhà thơ có công lớn trong việc kéo dài sinh mệnh nghệ thuật của thơ Đường Luật Việt Nam đầu thế kỷ XX. Sau Mùa cổ điển khái niệm thơ Đường luật đã được tách ra khỏi khái niệm thơ Cũ. Sự lựa chọn những bài Đường luật của Quách Tấn vào Thi nhân Việt Nam chính là sự thừa nhận khả năng thích ứng của thể thơ Đường luật với cái hồn thơ Mới. Nghiên cứu thơ Đường luật Quách Tấn
  8. 2 ngoài việc chỉ ra những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật còn là sự khám phá đặc điểm thơ Đường luật của Quách Tấn trong phong trào thơ Mới. 1.3. Theo tác giả Trần Thị Lệ Thanh ‘‘Trong bối cảnh những năm 30 đầy biến động và suốt khoảng thời gian thơ Mới thực hiện cuộc cách mạng trong thi ca, bằng Đường Luật, Quách Tấn vẫn đem đến cho bạn đọc một tiếng nói riêng, tuy nhỏ nhẹ, kín đáo nhưng đầy sức hấp dẫn” [48]. Nghiên cứu thơ Đường luật Quách Tấn vì thế sẽ cho một cái nhìn vừa toàn diện hơn vừa chi tiết đối với một hiện tượng văn học diễn ra ở nửa đầu thế kỳ XX. 1.4. Mặc dù có nhiều đóng góp cả về số lượng và chất lượng, lại giữ vị trí quan trọng trong dòng thơ Đường luật Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XX, nhưng cho tới nay việc nghiên cứu thơ Đường luật Quách Tấn vẫn chưa được quan tâm tương xứng với những gì nó có. Đề tài được thực hiện với mục đích có thể cung cấp thêm tài liệu cho công tác nghiên cứu và giảng dạy bậc đại học sau này. 1.5. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: Đặc điểm thơ Đường luật Quách Tấn làm nội dung nghiên cứu. Hy vọng đề tài sẽ có những đóng góp cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. 2. Lịch sử nghiên cứu 2.1. Giai đoạn trước 1945 Giữa lúc “thơ Mới” và “thơ Cũ” đang tranh luận trên báo chí thì thơ Quách Tấn xuất hiện. Một tấm lòng ra đời năm 1939 được Hàn Mặc Tử đề bạt và Tản Đà đề tựa. Trong lời đề bạt, Hàn Mạc Tử đánh giá rất cao, còn Tản Đà thì ngợi khen hiếm thấy. Tuy nhiên, chỉ riêng sự ưu ái của Hàn Mặc Tử, trước Một tấm lòng, và sự im lặng của phái mới trước việc xuất bản một tập thơ Cũ, chưa đủ sức lôi cuốn bạn đọc trở lại với dòng thơ Đường luật. Phải đợi đến
  9. 3 hai năm sau (1941) khi Quách Tấn cho ra tiếp Mùa cổ điển (ban đầu có tên là Tấm lòng riêng, tại nhà in Thụy Ký - Hà nội) thì nhiều bạn đọc đã không thể khước từ một giọng thơ “nhẹ nhàng, êm ái, có sức cuốn hút lạ lùng” [36] mà buộc lòng phải công nhận, thì ra thơ Đường luật vẫn âm ỉ sống và chính nó chứ không phải ai khác đã kết thúc thời kỳ “phân chia thơ bằng hai chữ mới – cũ chẳng có ý nghĩa gì” [35]. Thậm chí ngay từ khi đọc bản thảo Mùa cổ điển có tác giả đã thốt lên: “Chỉ một bài Đêm thu nghe quạ kêu, chừng nấy thôi cũng đủ cho ta thấy thi sĩ đã vượt lên trên những thi sĩ có tiếng như: Bà Huyện Thanh Quan, Yên Đổ, Chu Mạnh Trinh...” [37]. Nhà thơ Chế Lan Viên trong lời tựa cũng ghi nhận những nỗ lực của Quách Tấn trong bối cảnh lúc đó: “Mùa cổ điển bé bỏng, nhưng quá đầy đủ, trước hết đã giải cho ta một mối lầm ác nghiệt, là phân chia bờ cõi thơ bằng hai chữ Mới - Cũ chẳng có ý nghĩa gì ” [36 – tr7]. Thực chất đây là sự nhìn lại khá lý thú, được tổng kết có lẽ không chỉ đúng với Mùa cổ điển của Quách Tấn mà còn đúng với nhiều hiện tượng thơ ca khác ở nửa đầu thế kỷ XX, trong đó có thơ Đường luật. Sau Mùa cổ điển, Quách Tấn còn nhận được nhiều lời khen ngợi công khai trên báo chí và nhiều lời tán thưởng của bạn bè xa gần qua thư từ. Về chuyện mới - cũ, không ai còn lên tiếng tranh luận gì thêm. Đến đầu năm 1942, trong Thi nhân Việt nam, Hoài Thanh - Hoài Chân mới nhìn lại cuộc đấu tranh ấy một cách bình tĩnh hơn và tìm cách xác định lại những cách hiểu khác nhau của hai phái về các khái niệm thơ Mới - thơ Cũ. Ông viết:“Hồn thơ Đường vắng đã lâu, nay lại trở về trong thơ Việt ...Đêm đã khuya, tôi ngồi một mình xem thơ Quách Tấn. Tôi lắng lòng để đón một sứ giả đời Đường, đời Tống.. Quách Tấn đã tìm được những lời thơ rung cảm chúng ta một cách thấm thía. Người đã thoắt hẳn cái lối chơi chữ nó vẫn là môn sở trường của nhiều người trong làng thơ cũ...” [42 – tr267].
  10. 4 Năm 1943, nhà văn Vũ Ngọc Phan lại dành một vị trí xứng đáng cho Quách Tấn trong công trình bề thế của mình “Nhà văn hiện đại”. Tác giả nhận xét:“Ông là nhà thơ rất sở trường về thơ Đường. Tất cả thơ trong tập thơ Một tấm lòng và Mùa cổ điển của ông đều là thơ tứ tuyệt và bát cú” [31 – tr665]. Như vậy, có thể thấy trong giai đoạn đầu, tuy chưa được quan tâm nghiên cứu đầy đủ và hệ thống, nhưng các nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình đều khẳng định nét đẹp, cái mới trong thơ Đường luật của Quách Tấn. Các bài viết đều trân trọng những đóng góp của thơ Quách Tấn đối với nền văn học Việt Nam hiện đại. 2.2. Giai đoạn từ 1945-1975. Từ năm 1946, cả nước tập trung vào cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, có lẽ vì thế mà không có bài viết nào về thơ Quách Tấn đăng trên báo. Sang chặng 1955-1975, trong Nam ngoài Bắc đều có nhắc đến Quách Tấn trong các công trình nghiên cứu, các bộ văn học sử...Chương sách viết về giai đoạn văn học 1930-1945 trong các bộ văn học sử ở ngoài Bắc như: Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam của nhóm Lê Quý Đôn; Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam của nhóm Văn Sử Địa; Văn học Việt Nam 1900-1945 của Đại học Tổng hợp Hà Nội, khi viết về văn học lãng mạn các nhà nghiên cứu đều nhắc đến Quách Tấn với hai tập thơ Một tấm lòng và Mùa cổ điển. Trong công trình Thơ ca Việt Nam: Hình thức và thể loại, Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức có chỉ ra sự đổi mới, sáng tạo của Quách Tấn qua hình thức thơ cũ đã đưa ra nhận xét :“Hãy nói những bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật của Quách Tấn trong Mùa cổ điển dù có bị gò bó vào khuôn khổ đối thanh, đối ý, bằng trắc phân minh, vẫn thoát được, để tạo sự đối mới trong cấu trúc lời văn. Nói chung, các nhà thơ ta vừa kế thừa, vừa nâng cao các hình thức thơ
  11. 5 ca cổ truyền, vừa tiếp thu có sáng tạo các thể thơ mới du nhập từ phương Tây” [30 – tr25]. Trong Quách Tấn qua cái nhìn phê bình văn học, Tuệ Sỹ đã chỉ ra những nét đặc thù của thơ Quách Tấn: “Nhà thơ của chúng ta trong một thoáng rung động kỳ diệu nào đó đã đọc ra bản chất tồn tại sâu xa của tạo vật. Cũng chỉ với tâm hồn ấy mới có thể đọc ra những ẩn ngữ ấy trong lớp vỏ vô tri và vô nghĩa ấy” [20 – tr539]. Trong Giai Phẩm Văn ra tháng 10 năm 1970, học giả Tam Ích có gởi cho ông Trần Phong Giao (Tổng thư ký tòa soạn) một bức thư, trong đó viết: “Còn nói thơ Quách Tấn là điêu luyện, là hay thì ai chả nói được, cái hay của thơ nó ở đâu đâu ấy, chứ chẳng ở riêng nơi từ, nơi tứ, nơi ý, nơi mạch, hay là nó ở cùng một lúc ở từ, ở tứ, ở ý, ở mạch, ở cả bốn chốn ấy” [20 – tr109]. Trên tạp chí Thời Tập số 15 năm 1974, Hồ Ngạc Ngữ có nhận xét về cái nhìn tâm linh trong sáng tác thơ của Quách Tấn: “Tâm sự văn chương của tiên sinh đã mở ra một con đường rộng lớn dẫn đến những nguồn cội vi diệu của thi ca, trong đó có đời sống, con người và thơ đã hòa chan với nhau một cách trọn vẹn. Tất cả chỉ là một. Và nhà thơ là một thiền sư đã phá tan được những đại nghi trong tâm hồn đến với đời sống bằng chính cái nhìn tâm linh cao cả nhất”. Qua những bài viết về Quách Tấn từ 1945-1975 vừa nêu có thể nhận thấy rõ một điều hầu hết các nhà phê bình đều đánh giá cao quan điểm tích cực của nhà thơ trong giai đoạn này, đồng thời từ ngôn từ cho đến phong vị thơ đều mang âm hưởng Đường thi với việc tuân thủ tính quy phạm của thể loại nhưng mới ở chỗ dùng từ, đặt câu, hàm súc, đa nghĩa.
  12. 6 2.3. Giai đoạn từ 1975 đến nay. Tên tuổi và thơ Đường luật của Quách Tấn đã được ghi nhận trong Từ điển văn học. Trên các báo và tạp chí như Tạp chí Văn, Tuần báo Văn nghệ thành phố Hồ chí Minh, báo Khánh Hoà... đều có đăng nhiều những bài viết về Quách Tấn. Đặc biệt từ năm 1992 lúc nhà thơ từ giã cõi đời đã có hơn hai mươi bài viết về ông, về thơ văn và các công trình biên khảo của ông...Tất cả đều đánh giá cao tài thơ, vị trí của ông trong văn học hiện đại. Năm 2000 Quách Giao, con trai nhà thơ Quách Tấn đã chọn lọc “Những bài thơ kỷ niệm” trong các bộ Thi pháp, Thi Thoại và Hồi ký của phụ thân anh để biên tập và cho xuất bản cuốn “Trường Xuyên thi thoại – Những bài thơ kỷ niệm” trong đó tập hợp những bài thơ hay của nhà thơ Quách Tấn đi kèm với những lời bình, hoặc chú thích về hoàn cảnh sáng tác. Cuốn sách được đông đảo bạn đọc đón nhận. Trong bộ Từ điển tác giả Văn học Việt Nam (2003), Trần Mạnh Thường cho rằng: “Quách Tấn là một nhà thơ chuyên Đường luật. Có lẽ từ đầu thế kỷ đến nay, không một nhà thơ nào chuyên chú và có công với thơ luật bằng ông; vì ông đã sáng tác trên ngàn bài thơ Đường, kể cả thơ dịch. Đó là cống hiến lớn của ông với thơ ca Việt Nam[54 – tr128]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê, trong hồi ký của mình đã viết về nhà thơ Quách Tấn: “Quách Tấn là nhà thơ siêng năng nhất, sáng tác mạnh nhất…Tôi cho rằng từ đầu thế kỷ đến nay không ai có công với thơ luật bằng ông, ông có trên ngàn bài thơ luật, kể cả thơ dịch” [20 – tr279-286]. Trần Đình Sử trong bài Chút duyên với thơ Quách Tấn đã nhận xét: “Quách Tấn là nhà thơ đi ngược lại phong trào thơ Mới, ông vững tâm làm thơ cũ giữa lúc những lời công kích chế giễu thơ cũ đang rộn lên như ong. Và ông đã thắng”.
  13. 7 Từ năm 1999 đến 2001 tác giả Trần Thị Lệ Thanh trong hàng loạt các công trình bài viết của mình đều lấy dẫn chứng từ những sáng tác của Quách Tấn như: Sự giao lưu văn hoá Đông – Tây và số phận của thể thơ Đường luật nửa đầu thế kỷ XX, tạp chí Văn hoá nghệ thuật số 178/1999; Những tiếp giao chuyển đổi giữa cái cũ và cái mới trong thơ Đường luật và thơ Mới ở nửa đầu thế kỷ XX, Thông báo khoa học, số 5/1999, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Quách Tấn với thơ Đường luật, Báo Tân Trào Tuyên Quang, số 118 tháng 9/1999; Thơ Đường luật Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX: một số lượng đáng kinh ngạc, Thông báo khoa học, số 5/2000, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Năm 2002, trong Luận án Tiến sĩ về Thơ Đường luật Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, tác giả Trần Thị Lệ Thanh lại một lần nữa đặc biệt quan tâm nghiên cứu và dành nhiều trang viết về thơ Đường luật Quách Tấn. Mười năm sau (2012) trong cuốn Đặc điểm thơ Đường luật Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, một lần nữa tác giả Trần Thị Lệ Thanh lại có những nhận xét rất tinh tế về thơ Đường luật Quách Tấn. Gần đây, trong bài “Những tiếp giao chuyển đổi giữa cái cũ và cái mới trong thơ Đường luật Quách Tấn” tác giả Trần Thị Lệ Thanh đã đưa ra nhiều gợi ý mới mẻ về những cách tân nghệ thuật của nhà thơ Quách Tấn trong thể loại Đường luật khi hòa nhập với dòng thơ Mới. Tóm lại, mặc dù đã có một số công trình bài viết quan tâm đến Quách Tấn, nhưng cho tới nay việc nghiên cứu thơ Đường luật Quách Tấn vẫn chưa được quan tâm đầy đủ và hệ thống. Điều này đòi hỏi phải có một công trình nghiên cứu công phu và đầy đặn hơn để có câu trả lời thỏa đáng về tác giả này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ những sáng tác bằng thể thơ Đường luật của Quách Tấn.
  14. 8 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Sáng tác thơ Đường luật của Quách Tấn khá phong phú và tồn tại ở nhiều trạng thái khác nhau (trên các sách, báo, văn bản chép tay…). Tuy nhiên, trong điều kiện thời gian và khuôn khổ, đề tài xin được giới hạn phạm vi nghiên cứu chính của luận văn là thơ Đường luật Quách Tấn trong hai tập thơ: Mùa Cổ điển (1939) và Một tấm lòng (1941). Một số tác phẩm trong cuốn Hồi ký Bóng ngày qua và những sáng tác thơ Đường luật nếu có ở ngoài phạm vi này, chúng tôi sẽ quan tâm khi cần thiết phải so sánh. 4. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá đặc điểm thơ đường luật Quách Tấn từ đó xác định vị trí, đặc điểm và những đóng góp tiêu biểu của thơ Đường luật Quách Tấn trong nền văn học Việt Nam hiện đại, giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. 5. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 5. 1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nắm vững và biết vận dụng những lý thuyết cơ bản liên quan đến thơ Đường luật để phân tích và nhận diện đặc điểm của thơ Đường luật Quách Tấn như một hiện tượng văn học sử. - Trên cơ sở phân tích những nhân tố tác động đến quá trình sáng tác thơ Đường luật Quách Tấn, nghiên cứu, đánh giá những cách tân về nội dung và nghệ thuật của thơ Đường luật Quách Tấn trong phong trào thơ Mới. 5. 2. Phương pháp nghiên cứu Đây là đề tài nghiên cứu về một thể loại thơ của một tác giả trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX cho nên luận văn sử dụng phương pháp loại hình để nghiên cứu thơ Đường luật của Quách Tấn, bên cạnh đó còn sử dụng một số phương pháp hỗ trợ khác như : Phương pháp nghiên cứu tác giả; phương pháp nghiên cứu tác phẩm; phương pháp phân tích - tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp nghiên cứu lịch sử; phương pháp thống kê phân loại...
  15. 9 6. Đóng góp mới của luận văn Có thể nói đây là lần đầu tiên đặc điểm thơ Đường luật Quách Tấn được tập trung khảo sát, phân tích một cách toàn diện, có hệ thống. Kết quả của luận văn có thể góp phần nâng cao hiệu quả của việc tiếp cận thơ Đường luật trong hoạt động dạy và học ở nhà trường. Ngoài ra đây còn là tài liệu tham khảo có giá trị đối với bạn đọc yêu thích thơ văn nói chung và yêu thích thơ Quách Tấn nói riêng. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Mục lục, phần Nội dung của luận văn gồm ba chương: Chương 1: Sự hiện diện của thơ Đường luật Quách Tấn trong phong trào thơ Mới Chương 2: Những cảm hứng chủ đạo trong thơ Đường luật Quách Tấn Chương 3: Những cách tân nghệ thuật trong thơ Đường luật Quách Tấn
  16. 10 Chương 1 SỰ HIỆN DIỆN CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT QUÁCH TẤN TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI 1.1. Đôi nét về “Thơ Mới” Năm 1932, được coi là một năm chính thức mở màn của phong trào thơ Mới.Với sự xuất hiện của rất nhiều những cây bút tên tuổi như: Lưu Trọng Lư, Phạm Huy Thông, Vũ Hoàng Chương, Vũ Đình Liên... Nhưng tiêu biểu hơn cả phải kể đến bài thơ Tình già của Phan Khôi. Bài thơ đã xuất hiện trên Phụ nữ tân văn và nó đã tạo nên một làn sóng hưởng ứng mạnh mẽ của lớp thanh niên và gây hoang mang cho lớp Nho học lúc bấy giờ. Xét về mọi phương diện, bài thơ Tình già không phải là một bài thơ hay. Nhưng trong bối cảnh lúc bấy giờ, nó đã gây nên một biến cố văn học. Lực lượng sáng tác chia thành hai mặt trận: Theo phái Mới có Phan Khôi, Thế Lữ, Lư Trọng Lư, Vũ Đình Liên, ... theo phái cũ có Nguyễn Văn Hanh, Thái Phỉ, Tùng Lâm, Hoàng Duy Từ...Tuy nhiên ở giữa hai phái (gọi là phe trung gian), người ta ghi nhận sự hiện diện của thi sĩ Tản Đà. Sau Tình già, gần như ngay lập tức những bài thơ Mới nối tiếp nhau xuất hiện, trong đó những sáng tác đặc sắc gắn liền với những gương mặt tiêu biểu lần lượt như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử…Cùng với nhóm thơ như Xuân thu nhã tập, nhóm Bàn thành tứ hữu…Nhờ phong trào thơ Mới mà diện mạo văn hóa Việt Nam giai đoạn này thật sự khởi sắc, cái tôi cá nhân trữ tình được khẳng định rõ nét, tạo bước nhảy vọt trong quá trình hiện đại hóa văn học như lời khẳng định của nhà phê bình Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại: “Ở nước ta, một năm có thể kể như ba mươi năm của người”[31]. Lúc này, một số nhà thơ Mới họ chỉ trích thơ cũ, họ chê thơ Đường luật gò bó, khuôn sáo, hình ảnh cảm xúc, thi tứ đều vay mượn. Tiêu biểu là các
  17. 11 nhà thơ Lưu Trọng Lư, Vũ Đình Liên…Trước tình thế ấy, phái thơ cũ cũng phản kháng lại kịch liệt và gay gắt. Họ chê những nhà thơ Mới là mù quáng, dốt nát, vì không biết làm thơ Đường luật nên chê bai và không biết trân trọng các thể thơ truyền thống. Cuộc chiến giữa hai phái không cân đối. Lực lượng của phái mới đông đảo, mạnh mẽ, hăng hái và đặc biệt là trẻ hơn phái cũ nên họ có sức đột phá hơn. Bên cạnh đó các nhà thơ Mới có được sự thuận lợi nhất định là tờ Phong Hóa và đội ngũ các nhà thơ- là những người có năng lực, dày kinh nghiệm cùng kiến thức Tây học. Các nhà thơ Mới đã đi tìm hình thể cho thơ, thể hiện cảm xúc chân thực, đề ra một chuẩn mực mới cho cái Đẹp. Người được đánh giá cao với những bước đột phá táo bạo và tài hoa lúc đó là Xuân Diệu. Nếu Thế Lữ được xem là người khai phá của phong trào thơ Mới thì Xuân Diệu là người nối tiếp mạch nguồn đó một cách tinh tế và đưa thơ Mới phát triển đạt tới đỉnh cao. Ở thơ Mới, các nhà thơ đã khẳng định mình và tuyên bố quyền sống của mình, ý thức về mình đã dẫn tới ý niệm về kẻ khác. Cảm xúc và tâm trạng mang đậm tính chủ quan, thể hiện cái tôi cá nhân: Tôi là một, là riêng là thứ nhất của Xuân Diệu trong bài Hy-mã-lạp-sơn hay Tôi là thi sĩ của yêu thương của Nguyễn Bính trong bài Một trời quan tải. Nếu thơ Mới ban đầu là lãng mạn thì về sau lại nghiêng về phía tượng trưng, siêu thực. Cái tôi thi nhân đứng ở vị trí trung tâm, nó làm tăng tính tự giác và hợp quy luật của một trào lưu thơ. Nó hóa thân vào những tư cách mới vừa có bề rộng lẫn bề sâu. Tuy thơ Mới vẫn chưa ôm trùm được hết mọi khía cạnh của cuộc sống cũng như của nghệ thuật nhưng nó đã đánh dấu một bước chuyển lớn của thơ trữ tình Việt Nam từ phạm trù trung đại sang phạm trù hiện đại với một quan niệm và tư duy nghệ thuật mới, hệ thống phương thức mới khi tái hiện hiện thực cuộc sống. Trong quá trình giao lưu văn hóa, sự du nhập của thơ ca Pháp vào thơ ca Việt Nam là điều không tránh khỏi. Thơ ca Pháp như một luồng gió mới thổi vào hồn thơ Việt. Thơ Mới đã thoát khỏi sự ràng buộc của thơ cách luật, đổi
  18. 12 mới về mặt thi pháp và tư duy thơ, tư duy bằng liên tưởng, bằng tưởng tượng, bằng cảm giác, bằng âm thanh…là do ảnh hưởng của tư duy thơ hiện đại (ở đây muốn nhấn mạnh là thơ Pháp). Các nhà thơ Pháp như Baudelaire (1821 - 1867), Verlaine (1844 - 1896), Lamartine (1790 - 1869)…đều có ảnh hưởng sâu đậm đến thơ Mới của nước ta. Các tác giả như Huy Cận, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Đoàn Phú Tứ, Bích Khê… có thể coi là tiêu biểu nhất với những sáng tác thơ mang tính tượng trưng và siêu thực. Nếu ban đầu thơ Mới chịu ảnh hưởng sâu đậm của thơ Pháp thì về sau thơ Mới có sự kết hợp nhịp nhàng giữa Đông và Tây, đó là sự tương hợp âm thanh, màu sắc con người và vũ trụ của Đường thi với thơ Pháp trên cơ sở ngôn ngữ và truyền thống văn hóa Việt. Thơ Mới đã thay đổi thơ trữ tình tiếng Việt từ câu thơ điệu ngâm sang câu thơ điệu nói. Thơ Mới có thể giải bày mọi bí mật của cõi lòng riêng tư: từ nỗi buồn, sự cô đơn, những khát khao, sự chán trường, sự cô đơn hưu quạnh…Đặc biệt khi nói tới tình cảm riêng tư của mình thì thơ Mới thể hiện những đề tài mới, lấy cái tôi làm trung tâm, bộc lộ cái tôi hết sức đa dạng, hấp dẫn và phức tạp, một cái tôi cá nhân (I’individu) với tư cách là đối tượng nhận thức và phản ảnh của thi ca trong quá trình phát triển của văn học. Các nhà thơ Mới đã gạt bỏ mọi ràng buộc ước lệ, luân lý… của một thời kỳ để trở về với con người mình, tìm thấy chính mình, họ nói bằng những rung cảm trực tiếp nhất và mãnh liệt nhất. Trong việc trở về cái tôi của mình, thơ Mới đã gặp gỡ, hòa đồng vào văn hóa dân tộc và nhân loại. Có thể nói, thơ Mới là một bước phát triển đạt đến sự hiện đại cả về mặt biểu hiện cũng như cảm hứng thi ca, với nhiều tác phẩm đạt đến trình độ kiệt tác và đã tác động không nhỏ đến đời sống tinh thần, mở rộng cảm xúc và làm cho cảm quan của con người nhạy bén hơn, tâm hồn tinh tế và hướng tới cái đẹp hoàn hảo hơn. Nếu ban đầu thơ Mới chịu ảnh hưởng thơ ca Pháp thì về
  19. 13 sau nó là sự tổng hợp của thơ lãng mạn và thơ tượng trưng Pháp với thơ ca Trung Quốc, chủ yếu là Đường thi và thơ ca truyền thống của dân tộc. 1.2. Nhà thơ Quách Tấn - cuộc đời và sự nghiệp sáng tác 1.2.1. Cuộc đời Quách Tấn tự là Đăng Đạo, hiệu Trường Xuyên quê ở Thôn Trường Định, huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định (xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định hiện nay). Ông thường trú tại số nhà 12, đường Bến Chợ, Nha Trang. Thân phụ là Quách Phương Xuân, thông tỏ chữ Pháp. Quách Tấn sinh năm 1910 mất năm 1992. Ông thuộc vào một trong số những tác giả có tuổi thọ cao nhất làng văn. Sinh thời, ông mang nhiều bút danh khác nhau như Định Phong, Cổ Bàn Nhân, Thi Nại Thị, Lão Giữ Vườn. Bình sinh Quach Tấn rất yêu thích văn thơ. Thân mẫu ông là Trần Thị Hào, tinh thông chữ Hán, thuộc nhiều thơ Nôm và viết chữ Hán rất đẹp. Chính truyền thống gia đình đã có những tác động, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời, tính cách đặc biệt là việc lựa chọn đi theo con thơ với những bài thơ Đường luật của nhà thơ Quách Tấn. Năm 1929, ông lập gia đình. Vợ tên là Nguyễn Thị Nhiếp - hiệu Thanh Tâm, người ở thôn Phú Phong, huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định. Vợ chồng ông sinh được 12 người con, sống đến lớn được 8 người, hiện còn 6 (2 nam, 4 nữ). Lúc nhỏ Quách Tấn học chữ Hán, đến năm 12 tuổi bắt đầu học chữ Quốc ngữ và Pháp ngữ tại trường Pháp Việt Quy Nhơn. Năm 19 tuổi( năm 1929), ông đỗ bằng Cao đẳng Tiểu học ( Primaire Supérieur). Năm 20 tuổi (1930), ông được bổ nhiệm làm Phán sự Tòa sứ tại tòa khâm sứ Huế, rồi chuyển lên tòa sứ Đồng Nai Thượng ở Đà Lạt. Năm 25 tuổi (1935) ông lại chuyển về tòa
  20. 14 sứ Nha Trang. Năm 35 tuổi (1945), ông tản cư về Bình Định, tham gia kháng chiến chống Pháp, làm thủ quỹ cho Ủy ban ủng hộ kháng chiến và Mặt trận Liên hiệp Quốc dân huyện Bình Khê (1945 - 1949). Năm 1949, ở tuổi gần 40, Quách Tấn mở trường Trung học tư thục Mai Xuân Thưởng tại thôn An Chánh, huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định. Năm 1951 ông được điều động dạy trường Trung học An Nhơn, rồi trường Trung học Bình Khê (1951- 1953). Năm 1954 ông hồi cư về Nha Trang được tái bổ vào ngạch thư ký hành chính. Từ đó đến năm 1965, ông đã làm việc tại tòa hành chính Quy Nhơn, Sở Du lịch Huế, Ty Kiến thiết Nha Trang, Tòa hành chính Nha Trang. Năm 1965, ông về nghỉ hưu và tiếp tục viết văn làm thơ. Năm 1987, một việc đau đớn đã xảy đến, Quách Tấn bị mù cả hai mắt. Tuy nhiên ông vẫn nỗ lực dùng trí nhớ của mình đọc cho con cháu ghi chép lại những chuyện xưa, tích cổ, những tài liệu cũ rất hiếm người để lưu lại cho thế hệ sau. Từ đấy cho đến khi từ giã cõi đời, tuy tuổi cao và mắt mù, nhưng ông vẫn ở tại số nhà 12, đường Bến Chợ, phường Xương Huân, thành phố Nha Trang. Ông đã chút hơi thở cuối cùng vào hồi 7 giờ 10 phút ngày 28 tháng 11 năm 1992, hưởng dương 82 tuổi. Hiện nay, ngôi nhà vẫn còn con cháu của Quách Tấn ở và đó cũng là địa điểm thăm viếng của nhiều người yêu thích thơ văn. 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác Quách Tấn làm thơ từ năm 1925 lúc học Đệ nhất niên (ngang lớp 6 hiện nay) ở trường Trung học Quy Nhơn (Collège de Quy Nhon). Thầy dạy là giáo sư Hà Văn Bình, sách học là cuốn Quốc văn trích diễm của Dương Quảng Hàm. Lúc ra trường (1929), Quách Tấn đã thành thạo các nguyên tắc về các thể thơ Đường luật và các thể thơ Việt Nam. Đến năm 1932, nhờ sự chỉ dẫn nhiệt tâm của Tản Đà và Phan Sào Nam ông mới chính thức bước vào làng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2