intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn học và Văn hoá Việt Nam: Đặc trưng hậu hiện đại trong tiểu thuyết Cái trống thiếc của Günter Grass và tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

58
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm làm sáng rõ những đặc trưng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết Cái trống thiếc và tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già. Từ đó, giúp độc giả cảm nhận được nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật của hai tiểu thuyết này, đồng thời thấy được tài năng, vị trí của Günter Grass đối với lịch sử văn học Đức nói riêng và văn học thế giới nói chung, thấy được những nét đặc sắc trong ngòi bút của Nguyễn Bình Phương, vai trò, vị trí của Nguyễn Bình Phương trong nền văn học Việt Nam đương đại. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn học và Văn hoá Việt Nam: Đặc trưng hậu hiện đại trong tiểu thuyết Cái trống thiếc của Günter Grass và tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM DƯƠNG NGỌC MINH ĐẶC TRƯNG HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT CÁI TRỐNG THIẾC CỦA GÜNTER GRASS VÀ TIỂU THUYẾT NHỮNG ĐỨA TRẺ CHẾT GIÀ CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. Ôn Thị Mỹ Linh THÁI NGUYÊN - NĂM 2018
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018 Người cam đoan Dương Ngọc Minh i
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Ôn Thị Mỹ Linh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học – trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu tại trường. Tôi xin cảm ơn gia đình, toàn thể bạn bè đã giúp đỡ và động viên khuyến khích tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khoá học này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Dương Ngọc Minh ii
  4. MỤC LỤC Trang bìa phụ Lời cam đoan ................................................................................................................. i Lời cảm ơn .................................................................................................................... ii Mục lục ........................................................................................................................ iii MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .................................................................... 8 1.1. Chủ nghĩa hậu hiện đại ...................................................................................... 8 1.1.1. Khái niệm ................................................................................................... 8 1.1.2. Đặc trưng của chủ nghĩa hậu hiện đại ...................................................... 10 1.2. Nhà văn Günter Grass và Nhà văn Nguyễn Bình Phương .............................. 12 1.2.1. Cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà văn Günter Grass (1927-2015) .... 12 1.2.2. Cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Bình Phương (1965) .... 15 Chương 2. KẾT CẤU ĐA ĐIỂM NHÌN ................................................................. 19 2.1. Giới thuyết về điểm nhìn, đa điểm nhìn .......................................................... 19 2.2. Đa điểm nhìn trong Cái trống thiếc và Những đứa trẻ chết già ..................... 20 2.2.1. Sự đối thoại giữa các điểm nhìn bên trong .............................................. 20 2.2.2. Sự đối thoại giữa các điểm nhìn bên ngoài .............................................. 28 Chương 3. HIỆN THỰC HUYỀN ẢO .................................................................... 45 3.1. Khái niệm “hiện thực huyền ảo’’ .................................................................... 45 3.2. Hiện thực huyền ảo qua nghệ thuật tổ chức không- thời gian......................... 45 3.2.1. Hiện thực huyền ảo qua nghệ thuật tổ chức không gian .......................... 45 3.2.2. Hiện thực huyền ảo qua nghệ thuật tổ chức thời gian .............................. 57 3.3. Hiện thực huyền ảo qua nghệ thuật xây dựng nhân vật .................................. 66 3.3.1. Sự pha trộn của yếu tố bình thường và dị thường trong ngoại hình ........ 66 3.3.2. Sự pha trộn của yếu tố bình thường và dị thường trong tâm lý, tính cách .... 74 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 85 iii
  5. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Lịch sử văn học thế giới đã trải qua những trào lưu văn học gắn với những thời đại lịch sử cụ thể. Từ văn học cổ Hy Lạp đến văn học Phục hưng, văn học Cổ điển, văn học Ánh sáng, văn học lãng mạn- hiện thực. Và đến thế kỉ XX, người ta không thể không nhắc đến văn học hậu hiện đại. Chủ nghĩa hậu hiện đại là một trường phái văn học có khả năng hướng dẫn sáng tạo cho toàn bộ những ngành nghệ thuật ngày nay và tất nhiên trong đó có văn học. Trên thế giới, hậu hiện đại xuất hiện cách đây khoảng 40 năm và nó cùng với những biểu hiện cụ thể trong các sáng tác văn học đã trở thành đối tượng thu hút sự quan tâm của nhiều thế hệ nhà nghiên cứu cũng như độc giả. 1.2. Văn học Đức thế kỉ XX không chỉ là một trong những đại diện tiêu biểu của văn học Châu Âu mà còn được coi là một bộ phận quan trọng cấu thành nên diện mạo văn học thế giới ở thế kỉ này với nhiều tên tuổi lớn trong đó có Günter Grass- người được coi là lương tâm của nước Đức. Tên tuổi của nhà văn lỗi lạc này gắn liền với tiểu thuyết Cái trống thiếc. Günter Grass sinh năm 1927 ở Danzing- Langfuhr, trong một gia đình có cha mẹ làm nghề buôn bán nhỏ. Quê hương và những năm tháng tuổi thơ là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm của G.Grass. Trước khi đến với sự nghiệp văn chương, ông từng học hội họa và điêu khắc ở Viện nghệ thuật Dusseldorf (1948- 1952). Sau đó tiếp tục học tại Đại học Mỹ thuật Berlin (1953- 1956). Từ năm 1956 đến năm 1959, ông tham gia hoạt động điêu khắc, hội họa và viết văn ở Paris, sau đó ở Berlin. Trong thời gian này, những tác phẩm đầu tiên của ông ra đời: bài thơ đầu tiên được xuất bản năm 1956, vở kịch đầu tiên viết năm 1957 nhưng phải đến năm 1959 với cuốn tiểu thuyết đầu tay Cái trống thiếc, tên tuổi của ông mới thực sự được nhìn nhận. Và cùng với tiểu thuyết này, G.Grass đã được trao giải Nobel văn học năm 1999. 1.3. Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu còn tranh cãi nhiều về việc có tồn tại hay không chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học. Tuy nhiên, hầu hết các nhà nghiên cứu, giới phê bình, sáng tác đều đồng thuận khi cho rằng văn học hậu hiện đại thế giới đã có nhiều ảnh hưởng tới sáng tác của các nhà văn, nhà thơ Việt Nam đương đại, gợi cảm 1
  6. hứng cho các nhà văn, nhà thơ Việt Nam cách tân cách viết, lối viết. Cảm quan hậu hiện đại và các thủ pháp hậu hiện đại đã được sử dụng trong nhiều tác phẩm văn học Việt Nam từ sau năm 1986. Độc giả yêu mến văn chương nói chung, văn học hậu hiện đại nói riêng chắc hẳn không còn xa lạ với những cái tên như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Việt Hà, Đặng Thân, Phạm Thị Hoài... và đương nhiên không thể không nhắc tới Nguyễn Bình Phương với những tác phẩm mang đậm dấu ấn hậu hiện đại. Một trong số những sáng tác ấy là tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già. 1.4. Nếu nhà văn Đức Günter Grass làm chấn động thế giới với cuốn tiểu thuyết kinh điển Cái trống thiếc thì ở Việt Nam, Những đứa trẻ chết già cũng gây được tiếng vang lớn trong giới phê bình cũng như độc giả yêu mến văn chương. Mặc dù ra đời ở hai đất nước cách xa nhau về mặt địa lý, được viết bởi hai nhà văn khác nhau nhưng hai tác phẩm này lại có những điểm tương đồng thú vị bên cạnh những nét dị biệt. 1.5. Nghiên cứu “Đặc trưng hậu hiện đại trong tiểu thuyết Cái trống thiếc của Günter Grass và tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương” để thấy được giá trị của những cuốn tiểu thuyết này, đồng thời giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về những đặc trưng hậu hiện đại trong văn học thế giới cũng như văn học Việt Nam. Từ những lí do trên mà chúng tôi lựa chọn nghiên cứu về “Đặc trưng chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết Cái trống thiếc của Günter Grass và Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương”. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Cái trống thiếc Günter Grass được coi là một trong những cây đại thụ của nền văn học Đức. Ông nổi tiếng với tiểu thuyết Cái trống thiếc xuất bản năm 1959 tại Đức. Với tác phẩm này Günter Grass đã nhận được giải thưởng Nobel về văn học năm 1999. Hiện nay, tiểu thuyết này được dịch ra gần 50 thứ tiếng. Trên thế giới, từ khi tiểu thuyết này ra đời nó được xem như một hiện tượng và nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Mặc dù được ra đời từ khá sớm và lập tức được đánh giá như tiếng trống đánh thức nền văn học Đức sau cơn mụ mị hậu chiến, và dù cho trên thế giới đã có 2
  7. hàng chục công trình và hàng trăm bài viết về tác phẩm ấy thì Cái trống thiếc và tác giả của nó ở Việt Nam vẫn còn là lời “bỏ ngỏ”. Có một số bài viết về tác phẩm này của Grass nhưng đa phần chỉ mang tính chất giới thiệu, điểm qua về đặc điểm nội dung và nghệ thuật, chưa có một công trình nào thực sự xứng đáng với tầm vóc của tác giả và tác phẩm đạt giải Nobel văn học năm 1999 – người được coi là “lương tâm của nước Đức”. Ở Việt Nam, độc giả được tiếp cận cuốn tiểu thuyết này khá muộn so với thời điểm mà nó ra đời thông qua bản dịch của dịch giả Dương Tường. Có lẽ vì điều đó mà rất ít những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết này. Trong lời giới thiệu có tựa đề Cái trống thiếc trong nền văn học hiện đại Đức, dịch giả Dương Tường cũng giới thiệu với độc giả Việt Nam những nét cơ bản nhất về tiểu sử của Günter Grass, những đánh giá của dịch giả về tiểu thuyết Cái trống thiếc trên cả phương diện nội dung cũng như bút pháp nghệ thuật. Đây cũng có thể coi là một bài nghiên cứu có tính chất giới thiệu về Grass và tiểu thuyết của ông. Năm 2002, khi tiểu thuyết Cái trống thiếc được dịch ở Việt Nam, dịch giả Dương Tường đã mở cuộc hội thảo về tiểu thuyết Cái trống thiếc của Günter Grass tại viện Goethe, Hà Nội vào ngày 23.11.2002. Cuộc hội thảo đã nhận được sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu, các dịch giả cũng như độc giả yêu mến văn chương. Lê Huy Bắc trong Văn học hậu hiện đại lý thuyết và tiếp nhận, Nxb Đại học Sư phạm 2013, khi viết về khuynh hướng huyền ảo trong văn chương hậu hiện đại đã nhắc đến đặc trưng này trong Cái trống thiếc của Günter Grass. Bài biết của nhà nghiên cứu Lê Huy Bắc có tính chất định hướng cho các công trình nghiên cứu về đặc trưng hậu hiện đại nói chung và tiểu thuyết Cái trống thiếc nói riêng. Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Huyền Trang, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, năm 2012 đã nghiên cứu về Huyền thoại trong tiểu thuyết Cái trống thiếc của Gunter Grass. Trong công trình nghiên cứu của mình, người viết đã đi sâu phân tích tính huyền thoại được biểu hiện trong cuốn tiểu thuyết này với những yếu tố huyền thoại về nội dung và thi pháp huyền thoại hóa. Đây được xem là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên mang tính chuyên sâu về tiểu thuyết Cái trống thiếc. 3
  8. Năm 2014, trong luận văn tốt nghiệp đại học của Vũ Thùy Dung trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Cái trống thiếc trở thành đối tượng nghiên cứu của luận văn với tên gọi Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc của Gunter Grass. Một lần nữa, tiểu thuyết Cái trống thiếc lại được xem là đối tượng của các nhà nghiên cứu. Với một lịch sử vấn đề như thế, chúng tôi hy vọng luận văn này sẽ là một trong những công trình có tính chất thử nghiệm nghiêm túc và chuyên sâu về một tác phẩm kiệt xuất và tác giả của nó – nhà văn được coi là một trong những người khổng lồ của văn chương thế kỷ XX. 2.2. Những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương và Những đứa trẻ chết già Trên văn đàn văn học Việt Nam đương đại, Nguyễn Bình Phương là một trong những nhà văn tiêu biểu. Có rất nhiều những công trình nghiên cứu về Nguyễn Bình Phương và tiểu thuyết của ông. Nhắc đến những nghiên cứu về tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già không thể không nhắc đến nhà nghiên cứu phê bình Thụy Khuê- một trong những người đầu tiên quan tâm đến các sáng tác của Nguyễn Bình Phương và có những công trình nghiên cứu chuyên sâu về tác giả này. Những công trình nghiên cứu ấy được đăng tải trên trang web http://thuykhue.free.fr/. Với “Khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già”, “Tính chất hiện thực linh ảo âm dương trong tiểu thuyết Người đi vắng”, “Những yếu tố tiểu thuyết mới trong tác phẩm Trí nhớ suy tàn”… đã mang đến cái nhìn toàn diện hơn về những sáng tác của Nguyễn Bình Phương. Nghiên cứu về các sáng tác của Nguyễn Bình Phương , Thụy Khuê nhấn mạnh đến những yếu tố mới trong tiểu thuyết của ông. Thụy Khuê đánh giá cao sự nỗ lực tìm tòi và những đổi mới trong kĩ thuật viết của Nguyễn Bình Phương: “…có thể đọc xuôi, đọc ngược, đọc từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, đều “được” cả! Cấu trúc lắp ghép, cắt dán hội họa, cho phép mỗi độc giả có thể sáng tạo ra một lối đọc riêng. Và vì có thể có nhiều “sự đọc” khác nhau cho nên có nhiều cách hiểu khác nhau và do đó tác giả đã tạo ra một mê hồn trận”. Cùng với Thụy Khuê, Đoàn Ánh Dương cũng là tên tuổi gắn liền với những bài nghiên cứu về Nguyễn Bình Phương như “Vào cõi, Những đứa trẻ chết già: tiểu thuyết-(trong) tiểu thuyết”; Nguyễn Bình 4
  9. Phương, “Lục đầu giang” tiểu thuyết”; “Người đi vắng: Tiểu thuyết huyền- sử”; “Trí nhớ suy tàn: Tiểu thuyết- thơ- nhật kí”… Qua các bài viết này, nhà nghiên cứu đã khái quát lên hai đặc trưng cơ bản trong thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương: huyền thoại và thi pháp kết cấu. Đoàn Cầm Thi cũng là một trong những nhà nghiên cứu rất quan tâm đến tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu phải kể đến như “Sáng tạo văn học: giữa mơ và điên, Người đàn bà nằm:Từ thiếu nữ ngủ ngày đến Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương”. Đoàn Cầm Thi chủ yếu tiếp nhận tác phẩm của Nguyễn Bình Phương từ cái nhìn phân tâm học với những thái cực của con người: giữa vô thưc và hữu thức, tỉnh táo và điên loạn, hiện thực và ảo mộng… Nhà nghiên cứu này cũng chỉ ra nét độc đáo trong cách thức đi sâu vào đời sống, con người của nhà văn Thái Nguyên qua việc liên hệ với các hình tượng trong sáng tác của Hồ Xuân Hương, Hàn Mặc Tử. Nếu Đoàn Cầm Thi tiếp cận tác phẩm của Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn phân tâm học thì với Nguyễn Chí Hoan, lại đặc biệt quan tâm đến kĩ thuật viết trong các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. Các bài viết như “Cấp độ hiện thực và sự hão huyền của ý thức trong Thoại kỉ thủy”, “Những hành trình qua trống rỗng” là những công trình tiêu biểu của Nguyễn Chí Hoan về Nguyễn Bình Phương cũng như tiểu thuyết của ông. Nhà nghiên cứu đã chỉ ra những hạn chế trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương: “…bị kĩ thuật kết cấu kéo căng ra quá mức, khiến cho tham vọng luận đề của một cuốn sách trở nên giống như một tham vọng khái quát bằng kĩ thuật dựng truyện hơn là những hoa trái của một trải nghiệm thực sự”. Bên cạnh đó, có không ít những khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, tiến sĩ lấy tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương làm đối tượng nghiên cứu. Hồ Bích Ngọc trong luận văn thạc sĩ năm 2006 (ĐHSP Hà Nội) với “Nguyễn Bình Phương với việc khai thác tiềm năng thể loại để hiện đại hóa tiểu thuyết” đã tập trung điểm nhìn nghiên cứu vào khía cạnh ngôn ngữ trong những tác phẩm của Nguyễn Bình Phương. Từ đó, cho thấy những cách tân, đổi mới trong nghệ thuật cầm bút của Nguyễn Bình Phương. 5
  10. Nguyễn Ngọc Anh (ĐHSP Thái Nguyên) với luận văn thạc sĩ “Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương” cũng chỉ ra những yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trên các phương diện không gian, thời gian, nhân vật… Ngoải ra, những khóa luận tốt nghiệp, luận văn nghiên cứu về Nguyễn Bình Phương có thể kể đến như luận văn thạc sĩ văn học của Vũ Thị Phương ,trường Đại học Khoa học và Xã hội Nhân văn năm 2008: “Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương”, khóa luận tốt nghiệp “Cốt truyện và nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương” của Nguyễn Thị Thúy Hằng, khoa văn học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2010… Những công trình nghiên cứu nói trên là tiền đề quan trọng, giúp chúng tôi có cơ sở để tiếp tục đào sâu những đặc trưng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết Cái trống thiếc và Những đứa trẻ chết già ở đề tài nghiên cứu này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đặc trưng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết Cái trống thiếc và tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu những đặc trưng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết Cái trống thiếc của Günter Grass qua bản dịch của Dương Tường dịch từ bản tiếng Anh của Ralph Manheim được xuất bản năm 2002 và tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già xuất bản năm 2013. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là hướng đến việc làm sáng rõ những đặc trưng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết Cái trống thiếc và tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già. Từ đó, giúp độc giả cảm nhận được nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật của hai tiểu thuyết này, đồng thời thấy được tài năng, vị trí của Günter Grass đối với lịch sử văn học Đức nói riêng và văn học thế giới nói chung, thấy được những nét đặc sắc trong ngòi bút của Nguyễn Bình Phương, vai trò, vị trí của Nguyễn Bình Phương trong nền văn học Việt Nam đương đại. Qua nghiên cứu so sánh, phát hiện những điểm tương đồng và dị biệt trong đặc trưng hậu hiện đại của hai cuốn tiểu thuyết này. 6
  11. 4.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục tiêu trên chúng tôi tiến hành khảo sát, phân tích và đánh giá các đặc trưng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong hai cuốn tiểu thuyết này. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này, chúng tôi vận dụng lý thuyết phê bình hậu hiện đại vào nghiên cứu, kết hợp với các thao tác nghiên cứu như khảo sát, thống kê, phân loại, tổng hợp, phân tích, khái quát, so sánh. 6. Đóng góp của đề tài Chúng tôi mong muốn việc nghiên cứu thành công đề tài này sẽ góp phần mang đến cho mọi người cái nhìn toàn diện hơn về chủ nghĩa hậu hiện đại và những đặc trưng của nó. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn này của chúng tôi được trình bày trong 3 chương: Chương 1. Những vấn đề chung Chương 2. Đa điểm nhìn Chương 3. Hiện thực huyền ảo 7
  12. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Chủ nghĩa hậu hiện đại 1.1.1. Khái niệm Lịch sử phát triển văn học nhân loại phát triển trải qua những thời kỳ mà ở đó tồn tại những khuynh hướng, những trường phái, những trào lưu khác nhau. Và hậu hiện đại chính là một trong số đó. Hậu hiện đại là một trào lưu hết sức rộng lớn, ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực, trong đó có văn học. Cuối thế kỉ XIX, nhà nghiên cứu người Đức Frietzsche tuyên bố “Chúa đã chết” gây chấn động thế giới. Đến thế kỉ XX, nhân loại sửng sốt khi các nhà nghiên cứu cho rằng “Con người đã chết”. Con người rơi vào nỗi hoang mang khi mà cả chỗ dựa vật chất và tinh thần đều không còn tồn tại. Tương tự thế, các nhà văn đưa ra một loạt cái chết nữa trong sáng tác văn chương: cái chết của chủ thể, cái chết của người đọc, cái chết của ngôn từ... nhưng thực tế, không hề có cái chết nào cả. Tất cả những tuyên bố ấy đều nhằm mục đích đi tìm căn nguyên, nguồn gốc của con người và vũ trụ. Và chủ nghĩa hậu hiện đại ra đời trong hoàn cảnh đó- vào những giai đoạn lịch sử loài người lâm vào khủng hoảng, là hệ quả tất yếu của thời kì trước đó. Theo Francois Lyotard, hậu hiện đại và chủ nghĩa hiện đại thế kỉ XX có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ông cho rằng hậu hiện đại là “xử lí lại một số đặc điểm của hiện đại nhất là tham vọng của nó trong việc đặt cơ sở cho đề án giải phóng toàn bộ nhân loại bằng khoa học kĩ thuật” [21,tr.15]. Cũng theo nhà nghiên cứu này, hoàn cảnh hậu hiện đại là “sự hoài nghi đối với các siêu tự sự. Nó hiển nhiên là kết quả của sự tiến bộ của các khoa học; nhưng sự tiến bộ này đến lượt nó lại tiền giả định sự hoài nghi đó. Tương ứng với sự già cỗi của cơ chế siêu tự sự trong việc hợp thức hóa là sự khủng hoảng của nền triết học siêu hình học, cũng như sự khủng hoảng của thiết chế đại học phụ thuộc vào nó” [21, tr.54]. Để có được cơ sở lí thuyết hậu hiện đại là kết quả của rất nhiều nhà nghiên cứu lớn của thời đại. “Hậu hiện đại là khái niệm dùng để chỉ một giai đoạn phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật, nghệ thuật cao của nhân loại. Nó ra đời khi các chủ thuyêt hiện đại trở nên già cỗi, đã trở thành những đại tự sự” [12, tr.23]. 8
  13. Chủ nghĩa hậu hiện đại là “một từ ngữ phức tạp bao hàm một hệ thống tư tưởng được giới nghiên cứu đại học tiếp nhận, khai triển từ những năm giữa thập niên 1980 đến nay. Rất khó có một định nghĩa thật chính xác và hàm súc về chủ nghĩa hậu hiện đại, vì khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại xuất hiện trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, bao gồm nghệ thuật, kiến trúc, âm nhạc, phim ảnh, văn chương, chính trị, xã hội, truyền thông, khoa học kỹ thuật và ngay cả thời trang hay các phương tiện giải trí thường ngày như Disneyland chẳng hạn” [31]. Đó là quan niệm của giáo sư Mary Klages được trích lại từ bài nghiên cứu “Chủ nghĩa hậu hiện đại: những khái niệm căn bản” của tác giả Nguyễn Minh Quân. Khái niệm hậu hiện đại là kết quả của một quá trình nghiên, của nhiều nhà nghiên cứu hợp lại. Mặc dù khái niệm này không còn quá xa lạ với người Việt Nam nhưng để hiểu nó một cách cụ thể, chính xác lại không hề đơn giản. Giáo sư Lê Huy Bắc trong công trình nghiên cứu của mình đã đưa ra cách hiểu về chủ nghĩa hậu hiện đại như sau: “bắt đầu từ cuối thập niên 1910 với thơ Đa Đa (1916), văn xuôi Franz Kafka (Biến dạng, 1915) và kịch của Samuel Beckett (Chờ đợi ở Godot, 1952) chủ nghĩa hậu hiện đại đã tồn tại song song với chủ nghĩa hiện đại cho đến đầu thập niên 1950 và thực sự phát triển mạnh từ 1960 trở đi. Đây là khuynh hướng đối nghịch với chủ nghĩa hiện đại về bản chất, ở chỗ chấp nhận tình hư vô, hỗn độn, trò chơi và liên văn văn bản của tồn tại, hòng giải quyết những vướng mắc của chủ nghĩa hiện đại với tham vọng dùng khoa học để giải phóng tối đa con người thoát khỏi cuộc sống và những tín điều tăm tối. Chủ nghĩa hậu hiện đại gắn với sự bùng nổ của cuộc cách mặng công nghệ thông tin, của sự phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật vượt bậc, của thành tựu đô thi hóa,... được thể hiện ở cả ba phương diện thơ, kịch, văn xuôi với các đặc điểm chính: đa trị, huyền ảo, lắp ghép mảnh vỡ, cực hạn, phi trung tâm, phi mạch lạc, hạn chế tôi đa vai trò thống trị của người kể chuyện, không quan tâm đến côt truyện, kịch và văn xuôi mang nhiều đặc điểm của thơ...” [12, tr.32] Như vậy, có thể thấy sự ra đời của chủ nghĩa hậu hiện đại là kết quả tất yếu của lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử loài người nói riêng. Hậu hiện đại ra đời có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hầu hết các lĩnh vực trong đó có văn học. Hậu hiện đại không chỉ là phương tiện, cách thức mà còn thể hiện ở nội dung của tác phẩm. Hậu 9
  14. hiện đại cùng với những đặc trưng của nó sẽ góp phần đắc lực vảo việc phản ánh hiện thực xã hội với đầy những biến động. 1.1.2. Đặc trưng của chủ nghĩa hậu hiện đại Với tư cách là một trào lưu, một khuynh hướng văn học, hậu hiện đại cũng giống như các trào lưu văn học khác đều có những hình thức đặc trưng vô cùng phong phú và đa dạng có thể kể đến nổi bật như: chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, mảnh vỡ, cực hạn, nhại, giả trinh thám, mờ hóa, mã kép, đa điểm nhìn, nghịch lí, hỗn độn,... Một tác phẩm hậu hiện đại không chỉ được sáng tác theo một đặc trưng mà là sự kết hợp của nhiều đặc trưng để tạo ra nó. Sau đây, chúng tôi xin tổng hợp các khái niệm của một số đặc trưng của chủ nghĩa hậu hiện đại. Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo: theo các nhà nghiên cứu, hiện thực huyền ảo ra đời thực chất là khẳng định tính chất của chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XX, một hiện thực trở thành cái bóng không đủ sức ám ảnh mà trở thành hiện thực có sự kết hợp của những yếu tố huyền ảo để phản ánh xã hội, con người. Huyền ảo phát triển mạnh mẽ trên thế giới, đặc biệt là khu vực Mĩ Latinh từ những năm 60 của thế kỉ trước, thế nhưng, kì ảo lại là yếu tố có nguồn gốc từ rất lâu trước đó. Các nhà văn sáng tác theo khuynh hướng này thường sử dụng những yếu tố hoang đường trong phản ánh hiện thực có thể kể đến một số tên tuổi của thế kỉ XIX như Ban dắc, Poe... Tuy nhiên, trong hiện thực huyền ảo của hậu hiện đại, các yếu tố ma quái, yếu tố kinh dị đã được hạn chế đến mức tối đa, không gây tâm lí sợ hãi cho độc giả. Thay vào đó, các tác giả hậu hiện đại sử dụng các hình ảnh siêu nhiên, phi thường gắn với các thành tựu khoa học kĩ thuật và đương nhiên chúng gần gũi hơn với con người. Các nhà văn đặt các yếu tố siêu nhiên bên cạnh các yếu tố hiện thực của đời sống để nâng một sự việc, một hiện tượng lên tầm huyền thoại. Mảnh vỡ là khuynh hướng sáng tác tiêu biểu của chủ nghĩa hậu hiện đại. “Mảnh vỡ là bản thể của hiện tồn hậu hiện đại, khi người ta thôi không còn tin vào những cái tròn trịa, đầy đặn, dễ nắm bắt...thì “vỡ” là tiêu chí bản chất của sự vật” [12, tr.76]. Với tư cách là một kĩ thuật, mảnh vỡ xâm nhập vào tất cả các khuynh hướng sáng tác khác và được khai thác trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật. Kết cấu mảnh vỡ phản ánh hiện thực mảnh vỡ, hình thức mảnh vỡ chứa đựng nội dung mảnh vỡ. 10
  15. Cực hạn hay còn gọi là chủ nghĩa tối giản hoặc nghệ thuật cực hạn xuất hiện vào những năm 60 của thế kỉ trước trong hầu hết các lĩnh vực thuộc phạm trù nghệ thuật như điêu khắc, hội họa, âm nhạc và văn học. Đây là trào lưu văn học ra đời nhằm chống lại sự thái quá của chủ nghĩa ấn tượng trừu tượng của nghệ thuật hiện đại. Cực hạn có thể hiểu là đơn giản hóa nghệ thuật một cách tối đa, thậm chí khiêm tốn trong trần thuật. Bản chất của cực hạn trong văn học được hiểu là nói được nhiều từ cái ít. Tác giả không tham vọng bao quát mọi vấn đề hoặc hướng đến một luận triết học có trước mà chỉ phản ánh chân thật những gì đang diễn ra xung quanh một cách chính xác nhất, không hề bày tỏ thái độ trước vấn đề sự kiện được đề cập. Các tác giả cực hạn tôn trọng nguyên tắc ngẫu nhiên của tồn tại mà không hề can thiệp, hoài nghi, định hướng và không đưa ra kết luận cuối cùng. Nổi bật của lối viết này là nhà văn chủ trương hủy bỏ cốt truyện truyền thống. Một tác phẩm không chỉ có một cốt truyện duy nhất mà có nhiều cốt truyện đan xen, cùng nhau phát triển. Nhại trong văn học là một hình thức phê bình châm biếm hoặc là hình thức chế giễu khôi hài bằng cách bắt chước phong cách, bút pháp của một nhà văn hoặc một nhóm nhà văn để nhấn mạnh đến sự non yếu của nhà văn ấy hoặc những quy ước bị lạm dụng của trường phái ấy. Mờ hóa “là toàn bộ các thủ pháp được sử dụng trong nghệ thuật một cách có chủ định nhằm tạo ra một hiệu quả thẩm mĩ, qua đó đối tượng được miêu tả hiện lên không rõ ràng, cụ thể như ngoài đời hoặc như chúng ta chưa từng gặp trong sáng tạo nghệ thuật. Người viết cố tình xóa mờ các đường viền (lịch sử, quan hệ...), các đặc điểm cá biệt của đối tượng nhằm tạo cho độc giả cảm giác về sự mơ hồ, tối nghĩa. Muốn hiểu người đọc phải dụng công, phải tích cực tham gia vào quá trình nghệ thuật để chiêm nghiệm, đề xuất cách hiểu của riêng mình” [12, tr.97]. Đa điểm nhìn là cách kể có thể kết hợp cả điểm nhìn bên ngoài lẫn điểm nhìn bên trong. Đa điểm nhìn xuất phát từ nguyên tắc phi trung tâm hóa trần thuật, phá vỡ các đại tự sự, tạo nên tính dân chủ, đa trị trong nghệ thuật kể chuyện nhằm khách quan hóa trần thuật, nắm bắt được bản chất tồn tại của con người. Như đã khẳng định ở trên, đặc trưng của hậu hiện đại rất đa dạng. Do hạn chế về thời gian nên ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến một số đặc trưng cơ bản nhất của chủ 11
  16. nghĩa hậu hiện đại cũng như cách hiểu về những đặc trưng ấy một cách đơn giản nhất làm tiền đề để khai thác nội dung đề tài này. 1.2. Nhà văn Günter Grass và Nhà văn Nguyễn Bình Phương 1.2.1. Cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà văn Günter Grass (1927-2015) Ông sinh ngày 16 tháng 10 năm 1927 ở Danzig-Langfuhr, nay là Gdansk (Danzig) thuộc Ba Lan. Sinh ra trong một gia đình có cha mẹ làm nghề buôn bán nhỏ, thành phố quê hương ông cũng như những ngày thơ ấu sống ở đây đã là cảm hứng cho nhiều tác phẩm của ông. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai ông đã tình nguyện đăng ký tòng quân cho quân đội Đức Quốc xã khi 15 tuổi. Vào ngày 10 tháng 11 năm 1944, khi 17 tuổi, ông được gọi vào sư đoàn tăng SS số 10 "Frundsberg" của Waffen-SS. Vào ngày 8 tháng 5 năm 1945 ông bị bắt làm tù binh tại Marienbad và đã ở trong trại giam tù binh cho đến ngày 24 tháng 4 năm 1946. Khi bị bắt giam Grass đã tự nhận với người Mỹ rằng ông là thành viên của Waffen-SS. Thế nhưng mãi đến tháng 8 năm 2006 ông mới công khai thừa nhận việc này. Trước đó, trong các tiểu sử đã được công bố của nhà văn, ông chỉ là thiếu niên phụ giúp cho lực lượng phòng không trong năm 1944 và sau đó được gọi đi lính. Trong thời gian 1947- 1948 ông thực tập tại một xưởng đá ở Düsseldorf. Chính những năm tháng lao động này đã cho ông nhiều kinh nghiệm quý và ảnh hưởng đến những tác phẩm của ông sau này. Trước khi chuyển sang viết văn, ông đã học hội họa và điêu khắc ở Viện Nghệ thuật Düsseldorf (Kunstakademie Düsseldorf) từ năm 1948 cho đến 1952 và tiếp tục học tại Đại học Mỹ thuật Berlin (Universität der Künste Berlin) từ năm 1953 đến năm 1956, là học trò của nhà điêu khắc Karl Hartung. Sau đó ông sống tại Paris cho đến năm 1959. Năm 1960, ông lại chuyển về Berlin-Friedenau và sống ở đó đến năm 1972. Từ 1972 đến 1987 ông sống tại Wewelsfleth ở bang Schleswig-Holstein. Năm 1954 ông kết hôn với bà Anna Schwarz. Từ đầu năm 1956 cho đến đầu năm 1960 ông cùng vợ sống tại Paris, nơi bản thảo của quyển Cái trống thiếc ra đời. Năm 1957, vợ chồng ông chào đón sự ra đời của hai anh em sinh đôi Franz và Raoul. Năm 1961, sau khi trở về Berlin, vợ ông sinh con gái Laura, năm 1965 sinh con trai 12
  17. Bruno và năm 1974 là con gái út Helene. Cuộc hôn nhân của Grass với Anna Schwarz tan vỡ năm 1978. Năm 1979 ông kết hôn với Ute Grunert và sống với bà ở Ấn Độ. Từ 1956 đến 1959, ông tham gia hoạt động điêu khắc, hội họa, viết văn ở Paris, và sau đó là ở Berlin. Trong thời gian này, những tác phẩm đầu tiên của ông đã ra đời: bài thơ đầu tiên được xuất bản năm 1956 và vở kịch đầu tiên ông viết năm 1957. Thế nhưng, phải đến 1959, với cuốn tiểu thuyết đầu tiên – Cái trống thiếc (Die Blechtrommel), ông mới thực sự được sự nhìn nhận từ văn đàn thế giới. Cũng với tác phẩm này, ông được trao Giải Nobel Văn học năm 1999 – tuy hơi muộn nhưng nó mang một ý nghĩa đặc biệt bởi nó rơi vào năm bắc cầu giữa hai thế kỷ 20 và 21. Vào năm 1955, ông tham gia Nhóm 47 (Gruppe 47) do Hans Werner Richter và Alfred Andersch sáng lập ở München năm 1947 và giải tán năm 1977, với khuynh hướng dân chủ, đấu tranh khắc phục những hậu quả chiến tranh do phát xít để lại. Năm 1960, ông tham gia vào Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) ở Đức và trở thành một nhân vật quan trọng của đảng này. Ông đã tham gia vào chiến dịch tranh cử của đảng và là người phát ngôn của đảng cũng như của Willy Brandt – người lãnh đạo đảng. Trong thời gian này, ông đã có nhiều bài phát biểu cũng như bài bình luận chính trị để ủng hộ cho một nước Đức thoát khỏi sự cuồng tín, cũng như những tư tưởng chuyên chế. Thế nhưng ông cũng thường làm mất lòng trong nội bộ của đảng SPD vì những quan điểm của mình. Năm 1992 Grass rút ra khỏi đảng SPD nhưng vẫn tiếp tục hoạt động chính trị và ủng hộ cho những tư tưởng của Đảng Dân chủ Xã hội. Từ 1983 đến 1986, ông giữ chức giám đốc Học viện Nghệ thuật Berlin. Trong thời gian 1989–1990, ông đã có những quan điểm phản đối sự chia cắt nước Đức thành hai phần. Ông đã được trao nhiều giải thưởng, trong đó có thể kể như Giải Georg Büchner năm 1965, Giải thưởng Fontane năm 1968, Giải thưởng Premio Internazionale Mondello năm 1977, huy chương Alexander-Majakowski ở Gdansk năm 1979, Giải thưởng Antonio Feltrinelli năm 1982, Huy chương Hermann 13
  18. Kesten năm 1995... và đặc biệt nhất là Giải Nobel Văn học năm 1999 cho tác phẩm Cái trống thiếc của ông. Ông cũng là giáo sư danh dự của Đại học Kenyon và Đại học Harvard. Günter Grass được coi là người phát ngôn cho một thế hệ của Đức bị bầm dập còn lại sau chủ nghĩa Đức quốc xã. Ông biết rất rõ những chấn thương tinh thần cũng như những bệnh lý còn sót lại ở xã hội Đức sau thời kỳ Đức quốc xã. Hầu hết các tiểu thuyết của ông đều là những câu chuyện ngụ ngôn hiện đại, nhưng cười ra nước mắt. Điều này thể hiện rõ trong tác phẩm Cái trống thiếc - ở đây dưới con mắt của nhân vật chính là Oskar - một con người chỉ cao 94 cm, với vẻ bề ngoài của một đứa trẻ mãi mãi lên ba, nhưng có sự già dặn trong trí tuệ của người trưởng thành, một thế giới nhố nhăng kệch cỡm mà bí hiểm với những con người bị vùi lấp dưới đổ nát của lịch sử đã hiện ra rõ ràng. Tình yêu đối với thành phố quê hương Danzig cũng được ông đưa vào tác phẩm của mình. Danzig - một thành phố đã mất, một thành phố bị tranh giành giữa các nước láng giềng - đã được ông miêu tả với những dòng không mảy may bi lụy, nhưng vẫn thấy rõ Danzig là nỗi đau của ông. Ông đã viết hẳn một bộ truyện dài 3 tiểu thuyết về Danzig với Cái trống thiếclà phần đầu và sau đó là Mèo và Chuột (Katz und Maus - 1961) và Những Năm Chó (Hundejahre - 1963). Và gần đây nhất là Bò Ngang (Im Krebsgang - 2003) cũng là một câu chuyện về quá khứ. Sau Cái trống thiếc một thời gian dài, thì Bò Ngang là cuốn tiểu thuyết được xem là thành công thứ hai. Câu chuyện trong Bò Ngang kể về con tàu Wilhem Gustloff bị bắn chìm, một con tàu du lịch chuyển sang chuyên chở dân tị nạn. Con tàu này bị tàu ngầm Liên Xô bắn chìm vào tháng 1 năm 1945. Chín nghìn người chết chìm dưới đáy biển Baltic là một thảm họa đường thủy lớn nhất trong lịch sử. Cuốn Bò Ngang là câu chuyện kể rất quyến rũ người đọc về tấn bi kịch trên biển, qua đó thể hiện cách nhìn hiện nay các thế hệ người Đức về quá khứ mà không một chút sợ hãi. Vào năm 2015, nhà xuất bản của Günter Grass cho biết, ông qua đời tại một bệnh viện thuộc thành phố Lubeck của Đức. Với hơn 80 năm cuộc đời, G.Grass đã có những đóng góp vô cùng to lớn với nền văn học Đức nói riêng và văn học thế giới nói 14
  19. chung với hơn 70 tác phẩm và được dịch ra 40 ngôn ngữ trên toàn thế giới. Với những đóng góp to lớn ấy, ông thực sự trở thành “người khổng lồ” của văn học Đức. 1.2.2. Cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Bình Phương (1965) Nguyễn Bình Phương tên thật là Nguyễn Văn Bình. Sinh năm 1965 tại thị xã Thái Nguyên, nay là thành phố Thái Nguyên. Từ khi còn nhỏ, Nguyễn Bình Phương đã theo gia đình sơ tán về miền quê nghèo Linh Nham của huyện Đông Hưng (nay là huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên). Có lẽ vì thế nên tâm hồn của nhà văn sinh ra ở phố thị này rất thấm đượm hồn quê dân giã, mộc mạc. Phải đến năm 1979, nhà văn mới quay trở lại quê hương. Năm 1985, sau khi học xong trung học phổ thông, Nguyễn Bình Phương ra nhập quân ngũ và cũng bắt đầu đến với sáng tác văn chương. Nguyễn Bình Phương thi vào trường viết văn Nguyễn Du năm 1989. Tốt nghiệp trường Nguyễn Du khóa IV, từng nhiều năm công tác tại biên giới phía Bắc. Nguyễn Bình Phương được phân về đoàn kịch nói Tổng cục chính trị sau đó làm công việc biên tập tại Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. Hiện tại, Nguyễn Bình Phương đang công tác tại Tạp chí Văn nghệ quân đội. Những tác phẩm của Nguyễn Bình Phương được cho ra mắt từ giữa những năm 80 của thế kỉ XX. Nhà văn đã rất thành công trong việc sáng tạo nghệ thuật, đồng thời thể hiện rõ cá tính văn chương độc đáo của mình. Mặc dù rất thành công với các tác phẩm tự sự nhưng Nguyễn Bình Phương lại bén duyên với nghệ thuật trước hết bằng những vần thơ. Bài thơ đầu tiên của anh được đăng trên báo Văn nghệ. Người nghệ sỹ ấy từng tâm sự: “ Dạo ấy in được ở báo Văn nghệ là oách chiến, mà người chọn in là nhà thơ Trần Ninh Hổ. Tôi đọc đi đọc lại bài thơ in trên báo Văn nghệ và thấy mình viết cũng hay, thế là lao vào viết và gửi tiếp. Sau đó thì nhà thơ Nguyễn Đức Mậu chọn in bài của tôi ở Văn nghệ quân đội. Hai cú huých ấy làm tôi phấn khích bước vào con đường văn chương” [42]. Tập trường ca đầu tay Khách của trần gian (1986) của Nguyễn Bình Phương đã thổi vào làng thơ đương đại Việt Nam một làn gió mới đầy lạ lẫm đến huyễn hoặc. Có thể coi đó là lời chào mở đường cho một loạt những bài thơ đặc sắc của ông sau đó như Lam Chướng (1992), Xa Thân (1997), Từ chết sang trời biếc, Buổi câu hờ hững và gần đây nhất là tập thơ Xa xăm gõ cửa ra mắt độc giả năm 2015. 15
  20. Như đã nói ở trên, Nguyễn Bình Phương đến với thơ ca đầu tiên và đạt được không ít thành tựu. Thế nhưng những sáng tác văn xuôi của ông mới thực sự được đánh giá cao và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả, nhất là thể loại tiểu thuyết. Khi nhận xét về Nguyễn Bình Phương, Hồng Thanh Quang cho rằng: “ Chính những tác phẩm văn xuôi mới tạo cho Nguyễn Bình Phương một dấu ấn khác lạ đến chấn động” [29]. Trong thời gian không quá dài, khoảng hơn mười năm, Nguyễn Bình Phương đã cho ra đời tám cuốn tiểu thuyết: Bả Giời (1991), Vào cõi (1991), Những đứa trẻ chết già (1994), Người đi vắng (1999), Trí nhớ suy tàn (2000), Thoạt kỷ thủy (2005), Ngồi (2006), Mình và họ (2014). Hầu hết các tiểu thuyết này đều gây tiếng vang lớn trên văn đàn nhưng đặc biệt, với tiểu thuyết Mình và họ, Nguyễn Bình Phương đã được nhận giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam trong lĩnh vực văn xuôi. Năm 2017, Nguyễn Bình Phương tiếp tục cho ra mắt tiểu thuyết Kể xong rồi đi, nhận được sự đón nhận của độc giả. Nhà văn Bảo Ninh từng khen “Mình và họ” của Nguyễn Bình Phương là “tuyệt tác”, nay anh tiếp tục khẳng định: văn Phương không những rất hay, còn rất khác thường. Tác giả “Nỗi buồn chiến tranh” đánh giá tiểu thuyết đã vượt qua lối nghĩ của thế hệ anh. Nhà văn giải thích thêm: thế hệ tôi chỉ bàn chuyện đúng sai, phải trái, trong khi các bạn bây giờ chiêm nghiệm về cái chết. Anh cho rằng, “Kể xong rồi đi” là đối tượng cho một nền phê bình mới, và “Nguyễn Bình Phương xứng đáng”. Nhà văn Uông Triều khi nói về thói quen viết của Nguyễn Bình Phương đã từng kể rằng: Nguyễn Bình Phương có thói quen tiết kiệm, bản thảo của anh thường sửa nhiều lần, mỗi lần dùng một màu mực khác nhau để đánh dấu. “Sửa nhoe nhoét” cho đến khi kín đặc trang giấy, cho nên ai xin bản thảo Nguyễn Bình Phương cũng không cho bởi anh ý thức rất cao về chữ của mình. Nhà phê bình Hoàng Đăng Khoa cũng cho rằng: truyện của Nguyễn Bình Phương đọc để cảm chứ không phải để hiểu. Rằng rất khó để tóm tắt tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương bởi anh “viết” chứ không phải “kể” nội dung! Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đánh giá Nguyễn Bình Phương là nhà văn Việt Nam đương đại “được yêu thích” và rằng đọc văn anh phải kiên nhẫn, không thể thẳng tuột được. Ông Nguyên chia sẻ thêm: Nguyễn Bình Phương là trường hợp duy nhất cho đến nay đoạt cả hai giải thưởng thơ và văn xuôi của Hội Nhà văn Hà Nội: 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2