intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn học và Văn hoá Việt Nam: Du ký về vùng Tây Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

39
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn “Du ký về vùng Tây Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX" nhằm phân tích, làm rõ một số đặc điểm nổi bật của đời sống tự nhiên, văn hóa, xã hội vùng Tây Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết luận văn này!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn học và Văn hoá Việt Nam: Du ký về vùng Tây Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ LAN DU KÝ VỀ VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ LAN DU KÝ VỀ VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX Ngành: Văn học Việt Nam Mã ngành: 8.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HỮU SƠN THÁI NGUYÊN - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài Luận văn: “Du ký về vùng Tây Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư liệu, kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Lan Xác nhận của Khoa Ngữ văn Xác nhận của người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn i
  4. LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn là PGS. TS Nguyễn Hữu Sơn - người đã tận tình hướng dẫn, động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ khoa Ngữ Văn, đặc biệt là các thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy khoá 24, chuyên ngành Văn học Việt Nam, các cán bộ khoa Sau đại học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã dạy dỗ, tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập. Tôi vô cùng cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình, bạn bè. Đó chính là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tôi theo đuổi và hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, ngày 14 tháng 04 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Lan ii
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan ........................................................................................................ i Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................... iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................ 8 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 8 4.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 8 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 9 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 9 6. Đóng góp của Luận văn ................................................................................. 10 7. Cấu trúc luận văn ........................................................................................... 10 Chương 1. THỂ TÀI DU KÝ VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN THỂ TÀI DU KÝ VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX ..................................................................................................... 11 1.1. Khái quát chung về du ký ........................................................................... 11 1.1.1. Một số quan niệm về du ký ..................................................................... 11 1.1.2. Du ký với tư cách là thể tài văn học ........................................................ 13 1.1.3. Thể tài du ký vùng Tây Bắc nửa đầu thế kỷ XX ..................................... 16 1.2. Cơ sở văn hóa, xã hội của sự ra đời và phát triển du ký vùng Tây Bắc nửa đầu thế kỷ XX ............................................................................................. 19 1.2.1. Văn hóa, xã hội và con người vùng Tây Bắc .......................................... 19 1.2.2. Ý thức sáng tác của nhà văn và nhu cầu thưởng thức của độc giả .......... 22 1.2.3. Tác giả, tác phẩm du ký về vùng Tây Bắc nửa đầu thế kỷ XX ............... 25 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 26 iii
  6. Chương 2. ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA THỂ TÀI DU KÝ VỀ VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX ......................................... 27 2.1. Vùng Tây Bắc Việt Nam với tư cách là một đối tượng phản ánh của du ký nửa đầu thế kỷ XX ........................................................................................ 27 2.2. Những “điều trông thấy” từ các chuyến viễn du ........................................ 29 2.2.1. Cảnh sắc thiên nhiên vùng Tây Bắc ........................................................ 30 2.2.2. Văn hóa, phong tục tập quán ................................................................... 35 2.3. Trải nghiệm từ những “điều trông thấy” .................................................... 45 2.3.1. Cảm nhận về “những cái khác” ............................................................... 45 2.3.2. Sự chuyển mình của Tây Bắc .................................................................. 50 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 55 Chương 3. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA DU KÝ VỀ VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX .................................................. 56 3.1. Vai trò của người kể chuyện trong du ký viết về vùng Tây Bắc ................ 56 3.1.1. Điểm nhìn đa diện đối với hiện thực ....................................................... 56 3.1.2. Sự phối hợp nhiều điểm nhìn trần thuật .................................................. 59 3.2. Sự dung hợp các phong cách thể loại ......................................................... 66 3.2.1. Sử dụng yếu tố chính luận ....................................................................... 67 3.2.2. Giao thoa giữa các thể loại ...................................................................... 72 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 78 KẾT LUẬN....................................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 82 iv
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Đầu thế kỷ XX, khi văn học Việt Nam chuyển mình sang hướng hiện đại hóa trên cơ sở chịu ảnh hưởng và tiếp thu văn học phương Tây, thì cùng với thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự, kịch… các tác phẩm tùy bút, du ký cũng rất phát triển. Sự hiện diện của thể tài du ký xét cả về số lượng và chất lượng đã cùng với những thể loại khác làm nên diện mạo và thành tựu của nền văn học trong buổi đầu canh tân - nửa đầu thế kỷ XX. Bản thân hai chữ du ký đã có một nội hàm rất rộng, nhưng tựu trung lại: Du ký là loại ký có cốt truyện ghi chép về vẻ kỳ thú của cảnh vật thiên nhiên và cuộc đời; những cảm nhận, suy tưởng của con người trong những chuyến du ngoạn. Du ký phản ánh, truyền đạt những nhận biết, những cảm tưởng, suy nghĩ mới mẻ của bản thân người đi du lịch về những điều mắt thấy tai nghe ở những xứ sở xa lạ, nơi mọi người ít có dịp đi đến, chứng kiến. Hình thức du ký bao gồm các ghi chép, ký sự, hồi ký, thư tín... Tác giả của du ký thường bộc lộ niềm say mê khát khao tìm kiếm, khám phá những điều mới lạ; đồng thời tác giả cũng cung cấp một lượng thông tin phong phú từ nhiều lĩnh vực của đời sống, ở nhiều vùng đất xa gần khác nhau khiến cho mỗi tác phẩm hiện lên sống động như một bộ phim tư liệu được dàn dựng hết sức công phu. 1.2. Qua quá trình phát triển và hình thành thể loại, du ký Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX được biết đến với nhiều tác giả, tác phẩm đăng trên các báo và tạp chí đương thời. Thể loại này đã thu hút nhiều nhà báo, nhà văn, học sinh, du khách bởi sự mới mẻ và hấp dẫn của nó. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế đã tạo nên những cơ hội và cũng là thách thức cho sự phát triển du lịch Việt Nam, do đó mỗi một trang du ký viết về các vùng của đất nước, trong đó có du ký viết về vùng Tây Bắc sẽ luôn là đề tài đầy cảm hứng cho mỗi tác giả. Từ một số đề tài đã nghiên cứu về các vùng trên đất nước như du ký vùng Đông Bắc, vùng Đông Nam bộ, vùng Tây Nam bộ… cho thấy du ký viết về các vùng này không 1
  8. chỉ có giá trị về mặt văn học mà còn có giá trị trên nhiều phương diện khác như khảo sát địa lý, lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán, góp phần giúp độc giả và khách du lịch có được cái nhìn rõ hơn về hiện trạng cảnh quan, đời sống người dân nơi đây. Đối với du ký vùng Tây Bắc nửa đầu thế kỷ XX, tuy đã có một số tác giả tìm hiểu nhưng chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu vào phân tích để phát hiện ra những đóng góp cả về nội dung lẫn nghệ thuật của du ký Tây Bắc, chưa đem đến cho độc giả cái nhìn toàn cảnh về thiên nhiên, con người, về chiều sâu nền văn hóa vùng cao Tây Bắc… 1.3. Với mong muốn từ những tìm hiểu về du ký vùng Tây Bắc (bao gồm 6 tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái), vùng đất được coi là “miền đất của những núi cao và cao nguyên”, người viết chọn đề tài Du ký về vùng Tây Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX để phân tích và nghiên cứu. Hy vọng đề tài này sẽ góp phần giới thiệu toàn cảnh và chiều sâu nền văn hóa vùng cao Tây Bắc nửa đầu thế kỷ XX. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Du ký được coi là thể loại tiên phong, mở đường cho tiến trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc, vì nó đã khơi nguồn và đem đến cho công chúng một nhu cầu mới, đó là nhu cầu thưởng thức các tác phẩm văn học. Ở nửa đầu thế kỉ XX, khi du ký bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở nước ta, vấn đề thể loại của du ký vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỉ XX – những vấn đề lịch sử và lí luận do Phan Cự Đệ chủ biên, với quan niệm du ký như là một thể của kí, khi nói về du ký Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, tác giả nhận định: “Một số tác phẩm đã ghi lại được những tư tưởng và cảm xúc của tác giả trước thiên nhiên, đất nước và vấn đề xã hội đương thời. Bên cạnh các tác phẩm mang hơi hướng tùy bút, đậm chất trữ tình (các tác phẩm của Tương Phố, Đông Hồ) là các tác phẩm nặng về chất khảo cứu, biên khảo, ghi chép phong tục (các tác phẩm của Phạm Quỳnh và Nguyễn Bá Trác)” [11, tr.377]. Các nhà nghiên cứu này đã chưa thấy hết lịch sử và qui mô của du ký Việt Nam 2
  9. nửa đầu thế kỉ XX, đó là du ký không phải dừng lại ở giai đoạn 1900 - 1930 mà vẫn tiếp diễn trong cả giai đoạn sau đó (1930 - 1945), nhiều về số lượng tác phẩm, đa dạng về nội dung và phong cách. Khi bàn về vị trí của thể loại du ký trong quá trình hiện đại hóa văn học, trong cuốn Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900-1945 nhà nghiên cứu Mã Giang Lân cho rằng: “Thể loại văn học đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ phải kể đến du ký. Đây là một hình thức bút kí văn học được ghi lại bằng văn xuôi, thuật lại những chuyến đi của tác giả đến những vùng đất khác nhau. Nguồn gốc của du ký cần tìm trong những hình thức tùy bút, kí sự truyền thống” [30, tr.44]. Trong cuốn Lược khảo lịch sử văn học Việt Nam từ khởi thủy đến cuối thế kỉ XX, ở phần "Văn chương hiện kim", mục "Những bước đầu của tiểu thuyết", Bùi Đức Tịnh vừa mang tính kế thừa vừa đưa ra quan điểm mới, coi Du ký như những thiên kí sự kể những chuyện của chính tác giả "Được xem như là một loại tiểu thuyết, chỉ tô điểm thêm đôi chút những sự thật mà tác giả đã chứng kiến" [79, tr.363]. Ở cuốn giáo trình Lí luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên, Du ký được xem là một thể loại đứng độc lập cùng với các thể loại khác (như ký sự, phóng sự, nhật ký, hồi ký, bút ký, tùy bút, tản văn) và đã đưa ra khái niệm mang tính mô tả "là thể loại ghi chép về vẻ kì thú của cảnh vật thiên nhiên và cuộc đời, những cảm nhận suy tưởng của con người về những chuyến du ngoạn, du lịch..." [12, tr.382]. Khái niệm của Hà Minh Đức đưa ra giống với định nghĩa trong Từ điển thuật ngữ văn học, do Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) coi “Du ký là thể loại văn học thuộc loại hình kí, biểu hiện với sự đa dạng về hình thức miễn là mang lại những thông tin, tri thức và cảm xúc mới lạ về phong cảnh, phong tục, dân tình của xứ sở ít người biết đến. Trong cuốn từ điển này, còn nêu lên các dạng: dạng đặc biệt của du ký là phát huy tính chất ghi chép... về các xứ sở tưởng tượng, có tính chất không tưởng hay 3
  10. viễn tưởng khoa học; dạng ghi chép cảm tưởng, nhận xét về những nơi danh lam thắng cảnh của đất nước” [14, tr.75]. Báo Văn hóa và thể thao, ra ngày 27-4-2007 có bài viết Du ký như một thể tài của tác giả Linh Lê. Trong đó, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn khi trả lời phỏng vấn của tác giả Linh Lê, đã khẳng định:“Du ký cần quan niệm như là một thể tài. Thể tài du ký cần phải hiểu là nhấn về phía đề tài, nội dung và cảm hứng nghệ thuật của người viết chứ không phải phía thể loại” [32, tr.75]. Bên cạnh quan điểm tiếp cận du ký trên phương diện thể tài còn có một số cách tiếp cận khác trong nghiên cứu du ký Việt Nam đầu thế kỉ XX. Ở Luận án của Nguyễn Hữu Lễ (2015) là công trình mới nhất được triển khai theo quan niệm: “Đã đến lúc du ký cần được làm sáng tỏ về mặt thể loại” [35, tr.16]. Tác giả cho rằng đây là xu hướng nghiên cứu phù hợp trong tình hình hiện nay, một khi du ký được định danh rõ ràng thì những “vấn đề về đặc điểm và cách tiếp cận nghiên cứu trong du ký còn bị cản trở bởi sự giao thoa và các lằn ranh thể loại cùng với quan niệm mơ hồ về du ký” [35, tr.7]. Hoặc tiếp cận trên phương diện văn hóa, trong bài Giá trị văn hóa và văn học của du ký (khảo sát qua sách Du ký Việt Nam), Nguyễn Thúy Hằng đã tập trung khảo sát các tác phẩm trong bộ Du ký Việt Nam trên tạp chí Nam Phong ở ba phương diện: tác giả, bối cảnh văn hóa - xã hội và thể tài để tìm ra những giá trị văn hóa và văn học của du ký [16]. Dựa trên quan điểm coi du ký là tiểu loại của kí, tác giả đã phân tích ngôn từ khoa học và ngôn từ nghệ thuật trong các tác phẩm du ký viết bằng chữ Quốc ngữ ở cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, sau đó, đưa ra những nhận định về các đặc điểm ngôn từ du ký giai đoạn này gồm ba vấn đề: hệ thống từ Hán Việt và lối biểu đạt biền văn, hệ thống từ cổ và phong cách diễn đạt cũ kĩ, lạc hậu, hệ thống từ ngữ và lối diễn đạt khúc chiết du nhập từ phương Tây. Từ phương diện nội dung, Nguyễn Hữu Sơn đưa ra một số loại du ký như du ký viễn du, là những chuyến du hành đến với các nước khác như du ký của người Việt Nam viết về nước Pháp và mối quan hệ Việt - Pháp giai đoạn cuối thế kỷ 4
  11. XIX - nửa đầu thế kỷ XX (Kỉ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 3 “Việt Nam hội nhập quốc tế và phát triển” do Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức, 2008); hay du ký hướng tới khảo sát, giới thiệu cả một vùng văn hoá rộng lớn như du ký của người Việt viết về các nước và những đóng góp vào quá trình hiện đại hóa văn xuôi tiếng Việt giai đoạn thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX (sách Văn học cận đại Đông Á từ góc nhìn so sánh của Đoàn Lê Giang)… trên phương diện thể tài ông có hàng loạt bài viết lớn nhỏ thể hiện cái nhìn từ bao quát đến cụ thể về du ký như Thể tài du ký trên tạp chí Nam Phong (1917 -1934) (tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 4, 2007), Du ký viết về Sài Gòn - Gia Định nửa đầu thế kỷ XX từ điểm nhìn những năm đầu thế kỷ XXI (tạp chí Khoa học xã hội, số 11, 2008), Thể tài văn xuôi chữ Hán thế kỷ XVIII - XIX và những đường biên thể loại (Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 5, 2012)… và để giúp cho bạn đọc, giới nghiên cứu đến gần hơn với du ký, Nguyễn Hữu Sơn sưu tầm, tuyển chọn ra mắt bộ sách có giá trị, đó là bộ sách Du ký Việt Nam - tạp chí Nam Phong 1917 – 1934, gồm 3 tập với hơn 2000 trang du ký. Cho đến nay, du ký bắt đầu được nhìn nhận như một đối tượng nghiên cứu riêng biệt, phần nào tách mình ra khỏi địa hạt của những công trình về ký và được chú ý hơn trên nhiều phương diện khác nhau. Xem du ký là một thể tài không phải là duy nhất nhưng vẫn là quan điểm đóng vai trò chủ chốt, chiếm đa số và có nhiều thành tựu hơn cả trong các nghiên cứu về du ký của văn giới. Trong nền văn học Việt Nam cũng như các tạp chí cùng thời đã xuất hiện các thành tựu đáng trân trọng, lưu giữ của du ký các vùng miền trên đất nước Việt Nam, tiêu biểu như Nguyễn Đăng Hai tìm hiểu về Thiên nhiên và con người đồng bằng sông Cửu Long qua một số tác phẩm du ký tiêu biểu giai đoạn 1900 - 1945 (Tạp chí Khoa học xã hội và nhân văn, số 6, 2012) qua các tác phẩm Cảnh vật Hà Tiên, Thăm đảo Phú Quốc, Tôi ăn tết ở Côn Lôn. Nguyễn Hữu Sơn tìm hiểu về các cùng địa lý - văn hóa với các địa danh, các 5
  12. vùng của đất nước như Thể tài du ký về Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX (Văn nghệ quân đội, số 10, 2000), Phác thảo du ký Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám (Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, số 6, 2000), Du ký Ninh Bình nửa đầu thế kỷ XX (Tạp chí Văn nghệ Ninh Bình, số 6, 2004)… Qua các bài viết, Nguyễn Hữu Sơn giúp người đọc thấy rõ hơn bức tranh đa dạng về du ký Việt Nam từ các tác phẩm trung đại cho tới các du ký nửa đầu thế kỷ XX trên Nam Phong tạp chí và tìm thấy ở mỗi du ký là một phác thảo độc đáo, tạo thành bức tranh đa màu sắc về các vùng ở Việt Nam. Những nghiên cứu về du ký Tây Bắc nửa đầu thế kỷ XX nói chung chưa có góc nhìn đầy đủ, toàn diện. Đặc biệt, với tư cách là một đối tượng đề tài trong hệ thống du ký những sáng tác viết về vùng Tây Bắc đã xuất hiện trong một số bài viết của các nhà văn, ký giả báo chí khi đến thăm các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái sau đó đã kể lại, thuật chuyện lại bằng nhãn quan của mình, như Lan Khai (Một buổi săn đêm. Loa, số 14, tháng 5- 1934), Nhật Nham Trịnh Như Tấu (Sau tám năm trở lại thăm Laokay, in hai kỳ trên Tạp chí Tri Tân, số 46 và 47, tháng 5-1942), Ngọc Ước (Miền thượng du Bắc Kỳ in ba kỳ trên Nam Kỳ tuần báo, số 74, 75, 76-1944), Đi bên Tàu chơi (Vân Nam - Yunnan-fou), Minh Châu (Lên Sơn La. Tràng An báo, số 419, ra ngày 12-5-1939), Nhị Lang (Tiếng cồng vang chốn rừng xanh. Trung Bắc Tân văn, số 10, ra ngày 3-5-1940), Nguyễn Đức Thang (Tại rừng Lai Châu có một thứ cây ban đêm sáng như con đom đóm dùng làm thước, ba toong, cán bút, đẽo guốc độ vài đêm lại mất sáng. Tràng An báo, số 863, ra ngày 3-10- 1941), Đặng Trọng Khang (Cuộc hành trình từ Laokay đi Lai châu. Hà Thành ngọ báo, số 1961, ra ngày 20-3-1934), Bùi Xuân Học (Cuộc kinh lý của quan Thống sứ Tholance tại Sơn La và Lai Châu, Hà Thành ngọ báo, số 1915- 1934), Đặng - v - Đàm (Khảo cứu về người Mường, Đông phương, số 21- 1929), Roi-Song (Đưa các bạn lên thăm đất "núi rừng", Hà Thành ngọ báo, số 2021- 1934), Tam Lang - Việt Dân (Lạc trong giang sơn Đinh, Quách, Hà 6
  13. Thành ngọ báo, từ số 2181 đến 2305, 1934-1935), Nguyễn Tụng (Hai ngày dưới bóng núi Fan-Si-Pan, Tin mới, số 182, 1940)… Những bài viết này vừa có ý nghĩa văn chương vừa là những tư liệu khảo sát, điền dã, ghi chép sinh động về địa lý, lịch sử, phong tục tập quán, thực trạng đời sống kinh tế - văn hoá, những bước phát triển đáng lưu ý dưới thời thực dân - phong kiến và vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như cuộc sống sinh hoạt của người dân Tây Bắc những năm nửa đầu thế kỷ XX. Nguyễn Hữu Sơn từ những nghiên cứu về thể tài du ký và du ký các vùng miền khác trên đất nước Việt Nam, với ý tưởng sẽ xây dựng bộ toàn tập “Du ký vùng cao Tây Bắc thế kỉ XX”, gồm những trang phóng sự - du ký, ghi chép, hồi ức, kỷ niệm in đậm dấu ấn lịch sử một thời của biết bao những con người đã, đang gắn bó với miền quê non xanh nước biếc và mong muốn giới thiệu tới nhiều người đọc về tiềm năng du lịch và toàn cảnh chiều sâu nền văn hóa vùng Tây Bắc. Ý tưởng đó là một gợi ý thú vị thôi thúc chúng tôi tiến hành đi sâu khảo sát và tìm hiểu Du ký viết về vùng Tây Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Du ký là thể loại được tiếp nối từ truyền thống, nhưng có những cách tân mới mẻ về chữ viết, cách hành văn, cách phản ánh những vấn đề thẩm mỹ do thời đại đặt ra… nên càng tạo sức hấp dẫn, mọi vấn đề của cuộc sống đều có thể đưa vào du ký. Đó là chiếc cầu nối để đưa văn học lại gần hơn với cuộc sống. Do vậy, lựa chọn đối tượng là các tác phẩm thuộc thể tài du ký viết về vùng Tây Bắc trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, đề tài đồng thuận quan điểm du ký là một thể tài văn học của các nhà nghiên cứu, các tác giả đi trước, kết hợp với việc đi sâu phân tích, làm rõ những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm du ký về vùng Tây Bắc. Đây cũng là cơ hội giúp người viết khai thác thêm về những giá trị và bài học thiết thực mà chúng mang lại trên một phạm vi rộng lớn hơn văn học, đó là các phương diện: văn hóa, du lịch…Với hàm lượng kiến thức phong phú, chân thực, du ký Tây Bắc nửa đầu thế kỷ XX sẽ là một pho tư liệu quý giá, hấp dẫn, góp phần truyền lại niềm cảm hứng sâu đậm cho 7
  14. những sáng tác văn học về sau. Cùng với những công trình nghiên cứu trước đó, chúng tôi mong muốn đây sẽ mảnh ghép góp phần phục dựng, hoàn thiện bức tranh du ký Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các tác phẩm thuộc thể tài du ký viết về vùng Tây Bắc được đăng trên các báo và tạp chí trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX: Một buổi săn đêm (Lan Khai); Sau tám năm trở lại thăm Laokay (Nhật Nham Trịnh Như Tấu), Lên Sơn La (Minh Châu), Tiếng cồng vang chốn rừng xanh (Nhị Lang), Cuộc hành trình từ Laokay đi Lai châu (Đặng Trọng Khang), Miền thượng du Bắc Kỳ (Ngọc Ước), Hai ngày dưới chân núi Fan- si- Pan (Nguyễn Tụng), Khảo cứu về người Mường (Đặng- v - Đàm), Đưa các bạn lên thăm đất "núi rừng" (Roi-Song), Cuộc kinh lý của quan Thống sứ Tholance tại Sơn La và Lai Châu (Bùi Xuân Học) Lạc trong giang sơn Đinh, Quách (Tam Lang, Việt Dân)… Phạm vi nghiên cứu lý thuyết của luận văn là những vấn đề về khái niệm, sự hình thành và phát triển của thể tài du ký; đặc trưng nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm du ký viết về vùng Tây Bắc nửa đầu thế kỷ XX. Phạm vi nghiên cứu tư liệu của luận văn bao gồm các tác giả và các tác phẩm du ký viết về vùng Tây Bắc được đăng trên các báo, tạp chí nửa đầu thế kỷ XX. Bên cạnh đó, luận văn cũng khảo sát một số tác phẩm du ký nằm ở đường bên, ở những tỉnh lân cận thuộc vùng Đông Bắc để liên hệ và so sánh. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Du ký là một thể loại văn học gần gũi với đời sống thực tế bởi phản ánh một cách trực tiếp các đặc điểm chính trị, văn hóa, lịch sử, tự nhiên, con người của mỗi vùng miền. Qua luận văn này, người viết mong muốn sẽ phân tích, làm rõ một số đặc điểm nổi bật của đời sống tự nhiên, văn hóa, xã hội vùng Tây Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. 8
  15. Làm rõ những đặc điểm riêng của du ký vùng Tây Bắc với các vùng khác. Gồm những đặc điểm chung và riêng về nội dung phản ánh và nghệ thuật sáng tác. Là một nguồn tư liệu hữu ích cho những ai quan tâm đến thể tài du ký cũng như muốn tìm hiểu về đời sống tự nhiên, văn hóa, xã hội vùng Tây Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX dưới góc nhìn của một thể loại văn học. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Lược thuật các quan niệm đã có về du ký, lựa chọn và xác lập cách hiểu về thể tài du ký; xác định những cơ sở của sự hình thành và phát triển của thể tài du ký ở Việt Nam, trên cơ sở đó phác thảo dòng chảy du ký Tây Bắc nửa đầu thế kỷ XX. Xác định những đặc điểm cơ bản của các tác phẩm viết về vùng Tây Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX trên hai phương diện: nội dung và nghệ thuật để thấy được những đóng góp của nó trong quá trình hiện đại hóa văn học và làm phong phú diện mạo văn xuôi Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX. 5. Phương pháp nghiên cứu Từ đối tượng và phạm vi nghiên cứu đã được xác định, để đáp ứng yêu cầu và đạt được mục đích của đề tài đặt ra, trong quá trình triển khai, nghiên cứu hoàn thành luận văn, chúng tôi vận dụng những phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp sưu tầm, thống kê: tập hợp, tìm kiếm các tác phẩm thuộc thể tài du ký viết về vùng Tây Bắc đăng tải trên một số báo, tạp chí nửa đầu thế kỷ XX. - Phương pháp phân tích - tổng hợp: dựa trên các phương diện, quan điểm liên quan đến lý thuyết về thể tài du ký; tiến hành phân tích các tác phẩm cụ thể để tổng hợp, khát quát những đặc điểm của du ký viết về vùng Tây Bắc nửa đầu thế kỷ XX. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Sử dụng thể tài du ký qua các thời kỳ; các tác phẩm du ký nửa đầu thế kỷ XX viết về các đề tài khác nhau, các tác giả, 9
  16. tác phẩm du ký cùng đề tài về vùng Tây Bắc để so sánh, đối chiếu qua đó thấy được sự giống và khác nhau, sự tiếp biến, phát triển, làm rõ đặc trưng của đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp liên ngành: Sử dụng thi pháp học, văn hóa học, văn bản học… để làm sáng rõ các đặc trưng nội dung và nghệ thuật của các du ký viết về Tây Bắc nửa đầu thế kỷ XX. 6. Đóng góp của Luận văn Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu và phát huy kết quả nghiên cứu trước đó, Luận văn thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của mình và nhận thấy có những đóng góp sau: Luận văn với đề tài về du ký vùng Tây Bắc - là một trong những công trình đầu tiên khảo sát, nghiên cứu có hệ thống về thể tài du ký vùng Tây Bắc, góp phần làm rõ những thành quả mà thể tài đã đạt được, từ đó xác định vị trí và những đóng góp của chúng. Luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu về phương diện nội dung và nghệ thuật của du ký vùng Tây Bắc qua những tác phẩm tiêu biểu, từ đó phát hiện được những nét riêng, điểm mới của thể tài. Trong quá trình nghiên cứu vấn đề, chúng tôi đồng thời đi vào khảo sát các tác phẩm, bài viết, ý kiến nhận định về Tây Bắc từ bình diện thể tài du ký, nhằm góp thêm một góc nhìn mới soi sáng giá trị đa dạng của thể tài này. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận văn được triển khai theo 3 chương: Chương 1: Thể tài du ký và cơ sở hình thành, phát triển của thể tài du ký vùng Tây Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX Chương 2: Đặc điểm nội dung của thể tài du ký viết về vùng Tây Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật của du ký viết về vùng Tây Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. 10
  17. NỘI DUNG Chương 1 THỂ TÀI DU KÝ VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN THỂ TÀI DU KÝ VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 1.1. Khái quát chung về du ký 1.1.1. Một số quan niệm về du ký Du ký được coi là thể loại tiên phong, mở đường cho tiến trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc, vì nó đã khơi nguồn và đem đến cho công chúng một nhu cầu mới, đó là nhu cầu thưởng thức các tác phẩm văn học. Ở những thập niên đầu của thế kỷ XX, thể loại du ký thực sự phát triển và trở thành dòng chảy liên tục. Ở Việt Nam thuật ngữ "du ký" xuất hiện lần đầu tiên vào đầu thế kỉ XIX trong hai tác phẩm Tam Kiều nguyệt dạ du ký (1805) của Ngô Thị Hoàng, Tam Ngô du ký của Nguyễn Văn Siêu. Mặc dầu vậy, phải đến đầu thế kỷ XX, khi du ký xuất hiện nhiều trên các tạp chí như Nam Phong, Phụ Nữ Tân văn,… đặc biệt với sự xuất hiện của những cây bút chuyên viết du ký như Phạm Quỳnh, vấn đề khái niệm về du ký mới chính thức được đặt ra. Phạm Quỳnh với tư cách là người viết du ký nhiều nhất trong những năm đầu thế kỷ XX cho rằng bài văn được gọi là du ký phải gắn liền cuộc đi xa, dài ngày: "Đi sang Tây, sang Tàu, đi Phú Xuân, đi Đồng Nai, gọi là cuộc "du lịch", trở về viết bài "du ký", còn do khả; chớ đi tỉnh nọ sang tỉnh kia mà nói "du lịch" với "du ký" thì tưởng cũng khí quá vậy" [61]. Sau Phạm Quỳnh, Vũ Ngọc Phan nhân nói về tác phẩm Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi (1876) của Trương Vĩnh Ký, ông có một lần nữa nhắc đến du ký: “Tập du ký này viết không có văn chương gì cả, nhưng tỏ ra ông là một người có con mắt quan sát rất sành, vì cuộc du lịch của ông là cuộc du lịch lần đầu, ông lại đi rất chóng. Tuy không có văn chương nhưng công nhận ngòi bút của ông rất linh hoạt” [56, tr.29]. Như vậy Vũ Ngọc Phan có chỉ ra 11
  18. được đặc điểm cơ bản là "bài ghi chép cuộc hành trình" tuy chưa nêu quan điểm về thể loại của du ký. Đến năm 1961, Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, chương Truyện ký cho rằng "Thượng kinh kí sự là "một truyện dài Du ký", tức là “loại Du ký nhằm ghi chép những điều tai nghe mắt thấy, bước chân từng trải trong những dịp đi xa. Đối với nhà văn ta xưa, mỗi khi đi đâu xa, hoặc đi công vụ, hoặc chỉ là phiếm du, nếu không có "túi thơ bầu rượu" trên vai thì cũng có giấy bút tùy thân để dọc đường theo hứng mà kí sự” [48, tr.175]. Theo quan niệm của tác giả thì tác phẩm ghi chép những điều mắt thấy tai nghe trên một chặng hành trình, dù là hành trình công cán cũng thuộc về du ký. Sang đến đầu thế kỷ XXI, nhà nghiên cứu Mã Giang Lân khẳng định: “Thể loại văn học đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ phải kể đến du ký. Đây là một hình thức bút ký văn học được ghi lại bằng văn xuôi, thuật lại những chuyến đi của tác giả đến những vùng đất khác nhau. Nguồn gốc của du ký cần tìm trong những hình thức tùy bút, ký sự truyền thống” [30]. Là một tiểu loại của ký, du ký mang những đặc trưng của ký mà trước hết là đặc trưng về đối tượng phản ánh: người thật, việc thật. Theo các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong Từ điển thuật ngữ văn học thì du ký gắn với hoạt động đặc thù là du lịch, thưởng ngoạn, là thể văn đa dạng về hình thức: ghi chép, ký sự, nhật ký, thư tín, hồi tưởng… phong phú về nội dung: thông tin, tri thức, cảm xúc… Nhóm tác giả này đưa ra định nghĩa: “Du ký, một thể loại văn học thuộc loại hình ký mà cơ sở là sự ghi chép của bản thân người đi du lịch, ngoạn cảnh về những điều mắt thấy tai nghe của chính mình tại những xứ sở xa lạ hay những nơi ít có người biết đến” [14, tr.108]. Nhóm tác giả Trần đình Sử, La Khắc Hòa, Phùng Ngọc Kiếm trong cuốn Lí luận văn học cũng chú ý đến đối tượng của du ký: “thể loại ghi chép về vẻ kỳ thú của cảnh vật thiên nhiên và cuộc đời, những cảm nhận và suy tưởng của con người trong những chuyến du ngoạn, du lịch” [73, tr.382]. Những quan 12
  19. niệm về du ký đều chỉ rõ nội dung, đối tượng phản ánh đặc thù của du ký là cảnh vật, con người, cuộc sống mà nhà văn đã trực tiếp quan sát, trải nghiệm, cảm nhận qua những chuyến đi, khẳng định tính chất phi hư cấu trong nội dung phản ánh của du ký. Chỉ đến khi nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn - người có bề dày về nghiên cứu du ký vào bậc nhất ở Việt Nam hiện thì vấn đề du ký đã được "duy danh" và nhấn mạnh hơn ở phía đề tài, phía nội dung và cảm hứng nghệ thuật nơi người viết. Ông nhận định “Một tác phẩm du ký hay không đơn thuần chỉ là một tác phẩm văn chương mà còn có dung chứa trong đó nhiều yếu tố lịch sử, địa lý, giáo dục và đôi khi còn phản ánh cả phương diện chính trị xã hội nữa. Nói cách khác, du ký cùng với bút ký, hồi ký, nhật ký, ký sự, phóng sự, tùy bút… nằm ở phần giao nhau giữa văn học và ngoài văn học” [63, tr.5]. Giống như tùy bút, phóng sự, hồi ký… du ký cũng là một thể tài thuộc thể loại ký. Và hiển nhiên nó hội tụ đầy đủ những phẩm chất chung của thể loại này. Như vậy, du ký theo chúng tôi quan niệm là một thể của ký với đặc trưng là tính chân thực. Đó là những ghi chép của bản thân người viết qua các chuyến đi về điều tai nghe mắt thấy ở xứ sở xa lạ hay nơi ít người biết đến hoặc ít có dịp đi đến. Những thắng cảnh, phong vật, dân tình,…được quan sát, cảm nhận và ký chép theo cuộc hành trình của ký giả. Nét đặc thù của thể tài du ký là nhận thức của bản thân người viết qua các cuộc viễn du. Cái tôi trong du ký là cái tôi khám phá, chứng nghiệm, trải nghiệm mang cảm hứng lữ hành và có thể bộc lộ tình cảm, quan điểm, chính kiến, liên tưởng,…của mình. Về hình thái, kiểu dạng của sáng tác du ký là đa dạng, không thuần nhất. Về các yếu tố nghệ thuật, du ký có những đặc điểm riêng trong cái nhìn nghệ thuật, cấu trúc tác phẩm, ngôn ngữ. 1.1.2. Du ký với tư cách là thể tài văn học “Thể tài” là những đề tài, phạm vi đời sống được thể hiện bằng những kiểu, dạng tác phẩm có hình thái giống nhau. Như vậy, “thể tài” là cách phân 13
  20. loại dựa trên nhiều yếu tố như đối tượng phản ánh, phương thức thể hiện, hình thái tác phẩm,… “Thể tài” mang ý nghĩa nhấn mạnh hơn góc độ đề tài, nội dung phản ánh, cảm hứng nghệ thuật của người viết với hình thức thể hiện tương ứng của tác phẩm văn học chứ không phải chỉ nhìn nhận duy nhất ở góc độ thể loại và cũng có nhiều điểm khác với thể loại. Du ký là một hình thức bút ký văn học thường được ghi lại bằng văn xuôi, thuật lại những chuyến đi, ghi lại những cảm xúc, tình cảm và suy ngẫm của tác giả khi đến những vùng đất khác nhau. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, các nhà lý luận nhận định: “Du ký - một thể loại văn học thuộc loại hình ký mà cơ sở là sự ghi chép của bản thân mình đi du lịch, ngoạn cảnh về những điều mắt thấy tai nghe của chính mình tại những xứ sở xa lạ hay những nơi ít có dịp đến. Hình thức của du ký rất đa dạng, có thể là ghi chép, ký sự, nhật ký, thư tín, hồi tưởng, miễn là mang lại những thông tin, tri thức và cảm xúc mới lạ về phong cảnh, phong tục, dân tình của xứ sở ít người biết đến” [14, tr.108]. Du ký hấp dẫn người đọc bởi nội dung mới và lạ, ở đó câu chuyện được phát triển theo lộ trình của tác giả. Cảm hứng bao trùm lên toàn bộ tác phẩm là cảm hứng phiêu lưu, giang hồ. Mỗi cuộc hành trình là một khám phá đầy bất ngờ, thú vị về phong cảnh thiên nhiên, văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo… Tác giả của du ký thường bộc lộ niềm say mê khát khao tìm kiếm, khám phá những điều mới lạ. Bản chất du ký là ghi chép về sự đi, sự xê dịch, thưởng ngoạn cảnh quan xứ lạ, thế nhưng nội hàm của khái niệm này thì lại khá phức tạp. Bằng chứng là các nhà nghiên cứu không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau về điểm nhìn nghiên cứu và cách định danh. Những năm 90 của thế kỉ XX, trên thế giới rộ lên các công trình nghiên cứu và phê bình du ký cùng với sự ra đời của Hiệp hội du ký Quốc tế (International Society for Travel Writing). Những vấn đề xung quanh thể tài du ký đã được đưa ra tranh luận. Hiện nay, nhiều học giả nghiên cứu du ký với tư cách là một bộ phận thuộc loại hình văn học du lịch và có nhiều quan điểm khác nhau. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2