Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn hoá Việt Nam: Hát xoan ở xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ với vấn đề giáo dục ở trường phổ thông
lượt xem 4
download
Đề tài được thực hiện nhằm cung cấp thêm cho người đọc có thêm hững hiểu biết về nghệ thuật hát Xoan ở xã Hy Cương nói riêng và huyện Lâm Thao, Phú Thọ nói chung, từ đó gây dựng niềm yêu thích và hứng thú của nhân dân Việt Nam với loại hình nghệ thuật truyền thống quý giá và đặc sắc này. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn hoá Việt Nam: Hát xoan ở xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ với vấn đề giáo dục ở trường phổ thông
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ----------------------- BÙI THỊ NGHỆ HÁT XOAN Ở XÃ HY CƢƠNG, HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ VỚI VẤN ĐỀ GIÁO DỤC Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ----------------------- BÙI THỊ NGHỆ HÁT XOAN Ở XÃ HY CƢƠNG, HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ VỚI VẤN ĐỀ GIÁO DỤC Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN THỊ MINH THU THÁI NGUYÊN - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn khoa học “Hát Xoan ở xã Hy Cƣơng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ với vấn đề giáo dục ở trƣờng phổ thông” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020 Tác giả luận văn Bùi Thị Nghệ i
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Ban chủ nhiệm, quý thầy, cô giáo khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và quý thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập. Tác giả xin chân thành cảm ơn: Lãnh đạo, giáo viên trường, học sinh THPT Lâm Thao và trường THPT Ba Vì và cá nhân gia đình bà Nguyễn Thị Sen ... đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thu, người đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả cảm ơn tập thể lớp cao học K26 chuyên ngành Ngữ văn trường ĐHSP Thái Nguyên đã đóng góp ý kiến trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tác giả để hoàn thành luận văn này. ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC............................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... v MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 7 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 7 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 8 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 9 7. Bố cục của luận văn ......................................................................................... 9 NỘI DUNG ........................................................................................................ 11 Chƣơng 1: HÁT XOAN Ở XÃ HY CƢƠNG TRONG KHÔNG GIAN VĂN HÓA HUYỆN LÂM THAO, PHÚ THỌ ............................................................ 11 1.1 Khái quát về xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ...................... 11 1.2. Khái quát về Hát Xoan ............................................................................... 14 1.2.1. Khái niệm................................................................................................. 14 1.2.2. Nguồn gốc của hát Xoan ......................................................................... 16 1.2.3. Đặc trưng của hát Xoan ........................................................................... 20 1.3 Khái quát về hát Xoan ở xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. ...... 24 Tiểu kết .............................................................................................................. 27 Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA HÁT XOAN Ở XÃ HY CƢƠNG, HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ ........................................... 28 2.1. Nội dung của hát Xoan ở xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ....... 28 2.1.1. Hát Xoan phản ánh đời sống tín ngưỡng, phong tục của người lao động ..... 28 2.1.2. Hát Xoan phản ánh ước mơ, niềm lạc quan của người lao động ............ 33 iii
- 2.1.3 Hát Xoan phản ánh tình yêu lứa đôi ......................................................... 38 2.2. Nghệ thuật................................................................................................... 45 2.2.1. Thể thơ ..................................................................................................... 45 2.2.2. Kết cấu ..................................................................................................... 46 2.2.3. Ngôn ngữ ................................................................................................. 49 2.2.4. Diễn xướng hát Xoan............................................................................... 53 Tiểu kết .............................................................................................................. 60 Chƣơng 3: HÁT XOAN XÃ HY CƢƠNG VỚI VẤN ĐỀ GIÁO DỤC, GIẢNG DẠY Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG ........................................................ 62 3.1. Thực trạng hoạt động giáo dục và giảng dạy hát Xoan ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ .................................................................................. 62 3.1.1. Kết quả khảo sát công tác giáo dục hát Xoan cho học sinh trung học phổ thông ở trường THPT Lâm Thao và trường THCS xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ .................................................. 62 3.1.2. Một số kết quả đã đạt được trong công tác giáo dục hát Xoan cho học sinh phổ thông tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ .......................... 67 3.1.3. Một số hạn chế trong công tác giáo dục hát Xoan cho học sinh phổ thông tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ................................................ 69 3.2. Đề xuất bổ sung một số hoạt động giáo dục hát Xoan cho học sinh phổ thông ở huyện Lâm Thao, Phú Thọ .................................................. 70 3.2.1. Cơ sở, nguyên tắc, quy trình .................................................................... 70 3.2.2. Đề xuất một số hoạt động giáo dục cụ thể .............................................. 74 Tiểu kết .............................................................................................................. 78 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 82 PHỤ LỤC ............................................................................................................... iv
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DSVH Di sản văn hóa DSVHPVT Di sản văn hóa phi vật thể GS.TS/ PGS.TS Giáo sư. Tiến sĩ/ Phó giáo sư. Tiến sĩ HĐNK Hoạt động ngoại khóa NXB Nhà xuất bản THCS, THPT Trung học cơ sở, Trung học phổ thông UBND Ủy ban nhân dân UNESCO Tổ chức Văn hóa, khoa học, giáo dục của Liên hợp quốc v
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Việt Nam có rất nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống, mỗi loại hình lại có nét đặc sắc riêng. Trong số các loại hình nghệ thuật phi vật thể được thế giới công nhận, hát Xoan là một trong những di sản văn hóa đáng tự hào nhất của Việt Nam nhờ có lịch sử hình thành rất lâu đời và mang bản sắc rất riêng. Nhắc đến Phú Thọ là chúng ta nhắc đến một nền văn hóa sinh hoạt dân gian hát Xoan và là nơi Đất Tổ Hùng Vương - Kinh đô của nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên của người Việt. Ở nơi hợp lưu 3 con sông Đà, sông Lô và sông Thao, từ cách đây mấy nghìn năm trước, dưới sự trị vì của vua Hùng Vương, đất nước Văn Lang vui hưởng thái bình, muôn dân ấm no, ngày đêm ca hát. Trong tiến trình phát triển của lịch sử hàng nghìn năm ấy, vùng đất Phú Thọ đã hình thành nên một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú và quý giá, trong đó phải kể đến nghệ thuật hát Xoan, một loại hình dân ca nghi lễ đặc sắc, thường được biểu diễn tại các đình làng vào dịp mùa Xuân nhằm tưởng nhớ ơn đức Vua Hùng. Với hình thức nghệ thuật đa yếu tố: Trống, Hát và Múa, phường hát Xoan biểu diễn cũng là để cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, đồng thời ca ngợi cảnh vật thiên nhiên, mô tả lao động, sinh hoạt ở nông thôn... Là loại hình dân ca nghi lễ, hát Xoan phải tuân theo những quy tắc khá nghiêm ngặt của phong tục, tín ngưỡng như chỉ được biểu diễn vào những ngày nhất định trong năm (thường là vào tháng Giêng, tháng Hai âm lịch); biểu diễn hát Xoan phải ở phía trước nhang án trong gian Đình cũng như việc tập luyện chỉ được tổ chức trong nhà. Mỗi làn điệu hát Xoan khi biểu diễn phải kết hợp được nhuần nhuyễn, linh hoạt giữa múa và hát cùng nhạc cụ cơ bản là Trống cái, Trống quân. Xét từ góc độ văn học, lời hát Xoan là di sản văn học dân gian rất tiêu biểu của người dân Phú Thọ nói chung và xã Hy Cương nói riêng. Việc nghiên 1
- cứu về hát Xoan ở xã Hy Cương và vấn đề giáo dục học sinh phổ thông ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ chính là tìm hiểu sâu sắc về di sản văn học dân gian đó ở một địa bàn văn hóa tiêu biểu và mối liên hệ giữa di sản văn hóa đó với vấn đề giáo dục học sinh ở các trường phổ thông trong địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, để từ đó nâng cao ý thức bảo tồn và phát triển hát Xoan ở xã Hy Cương nói riêng ở học sinh phổ thông của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Thực trạng nhận thức và giữ gìn, phát huy giá trị hát Xoan trong đời sống, cũng như nhiều di sản văn hóa phi vật thể khác, hát Xoan đang chịu những tác động tiêu cực của xã hội hiện đại và đang có nguy cơ mai một dần. Theo nghệ nhân Nguyễn Thị Sen chia sẻ: "Trước đây, hát Xoan rất được ưa chuộng, nó có mặt trong tất cả các đêm hội của làng. Nhưng cùng với sự đổi thay của lịch sử, nghệ thuật hát Xoan cũng trải qua nhiều biến cố thăng trầm, các nghệ nhân hát Xoan ngày càng vắng bóng. Gần chục năm trở lại đây, tôi đã mở lớp truyền dạy hát Xoan miễn phí nhưng cũng mới có gần ít dần người theo học" (phỏng vấn ngày 18-9-2020). Và trong Nhà trường đặc biệt là môi trường THPT các em học sinh không hào hứng và không thích đối với lĩnh vực văn hóa văn học dân gian này. Lí do cá nhân, do môi trường công tác của tác giả luận văn có khoảng cách gần với địa danh xã Hy Cương, đây là động lực để tác giả thực hiện nghiên cứu luận văn về hát Xoan nơi đây Với những lí do trên, tác giả quyết định chọn nghiên cứu về “Hát xoan ở xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ với vấn đề giáo dục ở trường phổ thông”. Đề tài Hát Xoan ở xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ với vấn đề giáo dục ở trường phổ thông là cần thiết và là đề tài hoàn toàn mới, nghiên cứu này xuất phát từ nhu cầu của lý luận và thực tiễn đang diễn ra trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đó. 2
- 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Hát Xoan là một trong những loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian tiêu biểu của người Việt khu vực đồng bằng và trung du Bắc bộ, vì thế hát Xoan trở thành đối tượng nghiên cứu của khá nhiều công trình. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu chủ yếu từ góc độ văn hóa, bảo tồn, từ góc độ âm nhạc. Còn nghiên cứu hát Xoan dưới góc độ văn học thì chưa có nhiều công trình đề cập đến. Tuy vậy, để thực hiện vấn đề nghiên cứu trong luận văn này, chúng tôi đã khảo cứu, kế thừa một số những kết quả nghiên cứu dưới đây trong các sách tham khảo và bài báo khoa học đã công bố, đăng tải. Đầu tiên, công trình nghiên cứu về hát Xoan đó là Hát Xoan- dân ca cội nguồn- Công trình nghiên cứu văn hóa dân gian, xuất bản năm 1965 [tr 40-46] của Dương Huy Thiện. Ở bài nghiên cứu này tác giả đã khái lược và đưa ra giả thuyết về nguồn gốc của hát Xoan của từng khu vực dân cư như: người dân ở Cao Mại (Lâm Thao) với giả thuyết hát Xoan có từ thời vua Hùng; người dân ở phường Xoan Kim Đới (Việt Trì) với giả thuyết hát Xoan có từ nhà Lê; người dân ở Nhang Nộn (Tam Nông) với giả thuyết hát Xoan có từ thời nhà Lý; người dân phường Xoan Thét (Phù Ninh) với truyền thuyết hát Xoan phát tiết từ mối quan hệ kết nghĩa giữa hai làng Tử Du và Phù Liễn. Tác giả cũng nêu những vấn đề về tổ chức, sinh hoạt và trang phục về những đặc điểm và giá trị nghệ thuật của hát Xoan; những đặc trưng của âm nhạc, lời ca và điệu múa trong hát Xoan. Tuy nhiên ở luận văn này, tôi muốn đưa đến cho người đọc những đóng góp, đổi mới của hát Xoan đến với người đọc dưới góc nhìn văn học trên nền tảng những công trình đi trước đã đề cập đến hát Xoan. Tiếp theo chúng ta phải kể đến là công trình nghiên cứu Hát Xoan - dân ca nghi lễ, phong tục, Nxb Âm nhạc (1997) của tác giả Tú Ngọc [tr 165]. Đây là công trình nghiên cứu đa chiều về hát Xoan Phú Thọ. Tác giả đưa ra những nghiên cứu sâu về nguồn gốc và lịch sử phát triển của hát Xoan trên cơ sở nhận định và đánh giá những truyền thuyết, huyền thoại, những thư tịch, tư liệu cổ 3
- về hát Xoan; đề cập đến đặc trưng của hát Xoan, mối quan hệ giữa hát Xoan và một số hình thức dân ca nghi lễ của vùng trung du, châu thổ Bắc bộ; những đặc điểm và tính phức hợp về mặt thể loại trong hát Xoan. Tuy nhiên ở công trình này hát Xoan chỉ được nghiên cứu dưới góc độ văn hóa tín ngưỡng. Đây là tiền đề cơ sở để tác giả luận văn có những khẳng định những giá trị đặc sắc của hát Xoan và đưa ra những bàn luận, những hướng đi để bảo tồn và phát huy được những giá trị của hát Xoan trong điều kiện, tình hình mới. Công trình Hát Xoan Phú Thọ (1998) [tr 112-114] của tác giả Nguyễn Khắc Xương với cách tiếp cận của văn hóa dân gian đã phân tích, làm rõ một số vấn để như: Nguồn gốc và sự phát triển của nghệ thuật hát Xoan; không gian, thời gian, địa lý hành chính vùng Xoan, truyền thống văn hoá quê hương Xoan; phương thức trình diễn hát Xoan; ngôn ngữ hát Xoan, các quả cách (làn điệu) Xoan, trang phục hát Xoan. Ông phân tích rõ mọi đặc điểm của hát Xoan không chỉ cái cốt lõi là âm nhạc đến hình thức diễn xướng của từng quả cách, mà còn hiểu rõ mọi tín ngưỡng, phong tục tập quán, lề lối tổ chức làng xã cổ truyền của người Việt vùng trung du đất Tổ và các tục lệ của nó như: tục lệ đưa đón, tiếp đãi, tục giữ cửa đình, tục kết chạ, tục tế lễ, tục phường họ… Ở công trình này hát Xoan được nghiên cứu trong mối quan hệ với âm nhạc chứ chưa nghiên cứu sâu hát Xoan trong mối quan hệ với văn học. Công trình Hát Xoan ở Phú Thọ (Xoan singing in Phú Thọ) (2010), Vietnamese Institute for musicology, Department of Culture, Sports and Tourism in Phú Thọ province [tr 120-134], là tập hợp các bài viết, bài phát biểu trong Hội thảo khoa học quốc tế về Hát Xoan do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức. Các bài viết tập trung nghiên cứu về nguồn gốc hình thành, lịch sử phát triển, các giá trị đặc trưng trong điệu múa, lời ca của hát Xoan, mối quan hệ giữa hát Xoan với các loại hình dân ca các tỉnh trung du và đồng bằng sông Hồng như hát hát Xoan, hát trống quân, hát chèo thuyền. Tác giả Sheen Dea Cheol (Hàn Quốc) và tác giả Xiao Mei 4
- (Trung Quốc) đưa ra những so sánh những điểm tương đồng giữa hát Xoan của Việt Nam với nghệ thuật biểu diễn mừng đầu năm - cuối năm của người Hàn Quốc và phong cách ca hát của Trung Quốc. Vấn đề bảo tồn, phát huy và phổ biến hát Xoan trong xã hội ngày nay cũng là một vấn đề được nhiều tác giả đề cập đến để Hát Xoan giữ mãi được những giá trị đặc trưng đặc sắc và được phổ biến rộng rãi, có được sức sống lâu bền. Về các nghiên cứu là bài báo, bài viết có thể kể đến các kết quả dưới đây: Tiến sĩ Lê Toàn, viện trưởng Viện âm nhạc Việt Nam trong tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, số 2/2000, tr. 7- 9 Tác giả Duy Linh với bài “Sức lan tỏa của làn điệu cổ - Hát Xoan” (2010), Tạp chí Đất Tổ, số 5, tr. 3-7 đã giới thiệu sức sống và sự lan tỏa của hát Xoan qua vị trí, địa bàn hoạt động là trung tâm của di sản hát Xoan và các vùng lân cận: thôn An Thái (xã Phượng Lâu - TP Việt Trì), thôn Thét, thôn Phù Đức, thôn Kim Đái (xã Kim Đức - TP Việt Trì) và 17 xã, địa bàn liên quan đến hát Xoan. Quy mô phát triển của Hát Xoan qua thời gian. Bài viết “Hát Xoan - Hát Ghẹo dấu ấn một chặng đường”, (2012) của tác giả Cao Khắc Thùy đã tổng quan về hát Xoan và Hát Ghẹo - một trong những nét văn hóa đặc trưng thời kì Hùng Vương. Tác giả cũng công bố những kết quả sưu tầm, nghiên cứu hát Xoan, Hát Ghẹo từ giữa những năm 1950 đến nay, tác giả cũng đưa ra một số giải pháp nhằm khôi phục, bảo tồn ở các làng Xoan, Ghẹo gốc và tiếp tục phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Kiến nghị về việc thành lập các trung tâm sưu tầm, nghiên cứu hát Xoan, Hát Ghẹo. Trong bài “Lịch sử hình thành và phong tục hát Xoan Phú Thọ”, (2013) của Cao Văn Định với “Tập san di sản văn hóa Đất Tổ”, số 2, (tr 7-10) có nói rằng trên mặt trống đồng Hùng Vương có những cảnh người múa hát. Một số nhà nghiên cứu xem đó là sinh hoạt múa hát Việt Nam thời cổ đại và cho rằng hát Xoan có nguồn gốc từ đây. Đã có một số bài dựa vào truyền thuyết Hùng Vương để tìm ra nguồn gốc hát Xoan. Tất nhiên, truyền thuyết có cốt lõi từ lịch 5
- sử, là sự thăng hoa của lịch sử. Nhưng truyền thuyết chỉ là truyện dân gian truyền miệng về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử, thường mang yếu tố thần kì. Chẳng hạn từ một câu chuyện về một hoàng hậu của Vua Hùng trong cơn khó đẻ nghe dân chúng múa hát mà dễ bề sinh nở. Vua khen các điệu múa hát, sai các Mị Nương học lấy để lưu truyền. Lối hát múa này diễn ra vào màu xuân nên gọi là hát Xoan, chính vì vậy có thể nói hát Xoan có từ thời Hùng Vương dựng nước. Cũng đã có một số tác giả đề cập đến vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị của hát Xoan trong các bài báo của mình như Tác giả Lê Thị Hoài Phương trong bài “Bảo tồn Hát Xoan (Phú Thọ) gắn liền với không gian thờ cúng Hùng Vương” (Báo Phú Thọ, năm 2017) đã nghiên cứu vấn đề bảo tồn hát Xoan ở Phú Thọ gắn liền với không gian thờ cúng Hùng Vương qua việc trả lời và giải quyết từng câu hỏi: Bảo tồn bằng cách nào? Bảo tồn bằng cái gì? Bảo tồn như thế nào? Từ những phân tích trên, tác giả đề xuất một số ý kiến mang tính phương pháp luận như: khôi phục lại càng sớm càng tốt môi trường văn hóa cho hát Xoan, Việc truyền dạy nghệ thuật hát Xoan, chính sách của nhà nước hỗ trợ vật chất cho hoạt động này. Trong công trình “Những giá trị tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”, (Tạp chí Thế giới di sản, số 5, tr 6-7), GS.TS Nguyễn Chí Bền đã giới thiệu Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương qua góc nhìn lịch sử. Phân tích những giá trị Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương qua các phương diện: “Ở phương diện xã hội, giá trị của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là sự thể hiện tính cố kết cộng đồng, truyền thống đoàn kết dân tộc. Có thể coi tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương như một sợi chỉ đỏ, nối kết quá khứ với hiện tại, là bệ đỡ tâm linh cho các thế hệ con người Việt Nam”. Tác giả khẳng định tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một sáng tạo văn hóa của người Việt qua trường kỳ lịch sử, sáng tạo này mang tầm kiệt tác của nhân loại. Đó là một kho tàng văn hóa dân gian từ truyền thuyết đến lễ hội, từ ẩm thực đến nghi lễ liên quan đến Hùng Vương được dân gian sáng tạo và lưu truyền. 6
- Như vậy có thể thấy, hát Xoan đã được quan tâm, nghiên cứu khá nhiều tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu về hát Xoan trong mối quan hệ với văn học và hát Xoan ở xã Hy Cương trong không gian văn hóa Phú Thọ gắn với vấn đề giáo dục người học. Tuy vậy, các vấn đề liên quan mà các công trình nghiên cứu của các học giả đi trước đã đề cập dưới các góc độ và cách tiếp cận khác nhau sẽ là những thông tin, tư liệu rất hữu ích để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện với một cách nhìn mới, điều kiện hoàn cảnh mới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là nghệ thuật hát Xoan ở xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ với vấn đề giáo dục ở trường phổ thông hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi vấn đề: Nghiên cứu dựa trên nội dung và nghệ thuật của các văn bản hát Xoan mà tác giả sưu tầm được, thực trạng lưu truyền và giáo dục các bài hát Xoan cho học sinh phổ thông. Một số biện pháp giáo dục hát Xoan cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện Lâm Thao, Phú Thọ. Phạm vi tư liệu: Trong luận văn tác giả sử dụng chủ yếu tư liệu điền dã sưu tầm từ các nghệ nhân đặc biệt từ nghệ nhân Nguyễn Thị Sen hiện cư trú ở làng Cổ Tích, xã Hy Cương. Ngoài ra, tôi còn sử dụng liệu được sưu tầm, biên soan trong công trình “Tổng tập hát Xoan Phú Thọ”, 2016, do Sở văn hóa, thể thao và du lịch Phú Thọ xuất bản [tr 22- 170]. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn được thực hiện nhằm cung cấp thêm cho người đọc có thêm hững hiểu biết về nghệ thuật hát Xoan ở xã Hy Cương nói riêng và huyện Lâm Thao, Phú Thọ nói chung, từ đó gây dựng niềm yêu thích và hứng thú của nhân dân Việt Nam với loại hình nghệ thuật truyền thống quý giá và đặc sắc này. 7
- Đặc biệt, đối với đề tài này, người làm nghiên cứu muốn chú trọng đến vấn đề phát huy, vận dụng hát Xoan trong công tác giáo dục, giảng dạy ở trường phổ thông trên địa bàn xã Hy Cương, Huyện Lâm Thao. Người thực hiện nghiên cứu hiểu rằng, muốn phát huy được giá trị văn hóa thì cần việc thay đổi nhận thức từ gốc rễ, tức là thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ ở tỉnh Phú Thọ nói riêng cần được nâng cao nhận thức, phải tạo niềm đam mê từ phía các bạn đối với “báu vật” của quê hương. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục tiêu mà nghiên cứu đặt ra, người thực hiện nghiên cứu tự nhận thấy các nhiệm vụ mà mình sẽ và cần thực hiện để đạt được các mục tiêu trên như sau: Thứ nhất, nghiên cứu một số vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về hát Xoan ở ở xã Hy Cương, Lâm Thao, Phú Thọ. Thứ hai, nghiên cứu, phân tích sâu về nội dung và nghệ thuật của các bài hát Xoan ở xã Hy Cương, Lâm Thao, Phú Thọ, chỉ ra mối liên hệ giữa nội dung và nghệ thuật các bài hát với đời sống sinh hoạt, văn hóa của nhân dân. Thứ ba, khảo sát thực trạng giáo dục, giảng dạy hát Xoan trong các trường Phổ thông trung học huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ và cuối cùng là đề xuất các giải pháp nhằm phát huy tối đa việc giáo dục hát Xoan cho thế hệ trẻ trên địa bàn. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp sau: Phương pháp điền dã văn học: Điền dã văn hóa văn học dân gian để sưu tầm các bài hát, khảo sát được thực trạng cụ thể về hoạt động giáo dục hát Xoan ở xã Hy Cương, Lâm Thao, nhu cầu của học sinh phổ thông về hát Xoan, tạo cơ sở cho để làm cơ sở nghiên cứu nội dung nghệ thuật để đề xuất một số biện pháp. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở tổng hợp, phân loại tư liệu điền dã chúng tôi sử dụng phương pháp này để tiến hành phân tích những điểm nổi bật về giá trị nội dung và nghệ thuật của hát Xoan ở xã Hy Cương. Sau khi đã phân tích, chúng tôi đưa ra những nhận xét tổng hợp, đánh giá sâu sắc về cả 8
- phương diện nội dung, nghệ thuật của hát Xoan ở Hy Cương, đánh giá thực trạng, nhu cầu của học sinh ở một số trường phổ thông đối với hát Xoan. Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phương pháp này được sử dụng bước đầu để chỉ ra một số nét tương đồng cũng như khác biệt, nét đặc sắc của hát Xoan ở xã Hy Cương với hát Xoan Phú Thọ nói chung. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Hát Xoan vốn gắn liền với đời sống của người dân, không tách rời hoạt động diễn xướng trong dân gian, bởi vậy, khi tiếp cận hát Xoan ở xã Hy Cương, Lâm Thao, chúng tôi tiếp cận ở nhiều phương diện, nhiều lĩnh vực, nhiều ngành khoa học khác nhau như âm nhạc, nghệ thuật, lịch sử, văn hóa, văn học, du lịch, trong mối quan hệ với đời sống văn hóa tín ngưỡng gắn với tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng để có được những hiểu biết đầy đủ, khoa học nhất về hát Xoan. 6. Đóng góp của luận văn Đây là công trình đầu tiên tổng hợp và nghiên cứu sâu về hệ thống các bài hát Xoan ở xã Hy Cương, đặc biệt trong vấn đề vận dụng hát Xoan vào công tác giáo dục học sinh phổ thông. Cụ thể tác giả đã sưu tầm thống kê được 23 bài hát Xoan từ các nghệ nhân, đây có thể coi là tư liệu rất đáng quý góp phần tạo nên diện mạo phong phú cho hát Xoan ở Phú Thọ nói chung. Đề tài hoàn thành có thể được sử dụng như một nguồn tham khảo cho các nghiên cứu sau này về hát Xoan ở Phú Thọ nói chung và hát Xoan ở xã Hy Cương nói riêng. Thực tiễn nghiên cứu cho thấy, hát Xoan dù mang giá trị nghệ thuật và văn hóa lớn, cần được bảo tồn và phát huy song mức độ đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu và phổ biến kiến thức về loại hình này chưa cao. Số lượng nghiên cứu chuyên sâu rất ít. Do đó, việc thực hiện đề tài như một loại tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu chuyên sâu sau này là hết sức thực tiễn. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn được trình bày trong ba chương: 9
- Chương 1: Hát Xoan ở xã Hy Cương trong không gian văn hóa Phú Thọ Chương 2: Nội dung và nghệ thuật hát Xoan ở xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, Phú Thọ Chương 3: Hát Xoan với vấn đề giáo dục, giảng dạy ở trường phổ thông 10
- NỘI DUNG Chƣơng 1 HÁT XOAN Ở XÃ HY CƢƠNG TRONG KHÔNG GIAN VĂN HÓA HUYỆN LÂM THAO, PHÚ THỌ 1.1 Khái quát về xã Hy Cƣơng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ Xã Hy Cương nằm ở phía Tây của huyện Lâm Thao, phía đông giáp xã Kim Đức và phường Vân Phú (TP. Việt Trì), phía Tây giáp xã Tiên Kiên (huyện Lâm Thao), phía Nam giáp xã Chu Hóa (TP. Việt Trì) và phía Bắc giáp xã Phù Ninh (huyện Phù Ninh). Xã có diện tích 7,03 km² trong đó có hơn 5,00 km² thuộc khu di tích lịch sử Đền Hùng, dân số năm 2006 là 4.760 người, mật độ dân số đạt 595 người/km². Xã Hy Cương được xem là một trong những điểm hành hương quan trọng của người Việt Nam vì nơi đây có đền thờ và mộ Tổ Vua Hùng. Nơi đây cũng được xác định như khu vực của trung tâm nhà nước Văn Lang cổ xưa, có nhiều di tích thờ Hùng Vương, gia quyến và các tướng lĩnh thời Hùng Vương, là nơi bảo tồn được bản Ngọc phả quý với tên gọi đầy đủ là Hùng đồ thập bát diệp thánh vương Ngọc phả cổ truyện do Hàn lâm viện Trực học sĩ Nguyễn Cố biên soạn vào năm Nhâm Thìn niên hiệu Hồng Đức thứ 3 (1472) đời vua Lê Thánh Tông, Hàn lâm Thị độc Nguyễn Trọng trùng đính vào năm Canh Tý niên hiệu Hoằng Định thứ nhất (1600) đời vua Lê Kính Tông và Lễ phiên Lê Đình Hoan phụng sao. Ngọc phả ghi đầy đủ về 18 đời vua Hùng, còn ghi đầy đủ danh tính của 100 người con từ bọc trứng do Quốc mẫu Âu Cơ sinh ra. Đây còn là nơi sản sinh và lưu truyền nghệ thuật Hát Xoan đến tận ngày nay. Trải qua hàng ngàn năm cư dân Văn Lang đã góp phần xây dựng cơ sở vật chất, tạo nền tảng dân tộc Việt Nam, nền tảng văn hóa Việt Nam và truyền thống tinh thần Việt Nam. Từ lâu đời nay, cư dân Phú Thọ là con cháu người Việt cổ, họ bảo lưu nhiều phong tục tập quán cổ truyền và tiếp tục truyền thống đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền đất nước. Những cư dân nơi đây do giao lưu văn hóa, 11
- thương mại và thích ứng với hoàn cảnh để cải tiến công cụ sản xuất, đưa trình độ sản xuất ngày một phát triển cao hơn… một số vùng đã trở thành nơi đô hội, có làng nghề đúc, làng nghề gốm, nung gạch, đan lát… Cũng có nơi trở thành thị trường buôn bán sầm uất. Mặc dù bị bọn đô hộ áp bức nặng nề, nhưng do cần cù lao động và thông minh sáng tạo, lại biết đùm bọc bảo vệ lẫn nhau, nên cư dân nơi đây vẫn đẩy mạnh sản xuất, phát triển không ngừng mọi mặt và tiến bộ nhanh hơn bộ phận dân cư sống biệt lập lâu đời, với nền kinh tế tự cấp, tự túc ở vùng miền núi. Từ thế kỷ X trở đi diễn ra sự phân lập người Mường và người Việt. Người Lạc Việt ở đồng bằng trung du đông hơn, điều kiện phát triển kinh tế thuận lợi nên đã hình thành dân tộc Việt hiện đại, phân hóa với người Mường là bộ phận người Lạc Việt sống ở miền núi. Có thể nói con người Phú Thọ là những cư dân sống lâu đời trên vùng Đất Tổ của đất nước Việt Nam được phát triển ngày một đông trong quá trình lịch sử. Các thành phần cư dân sống trên đất Phú Thọ, cơ bản vẫn là làm nông nghiệp, lấy cây lúa nước làm kinh tế chủ đạo. Trước Cách mạng tháng Tám, nông dân chiếm 99%. Sau cách mạng đặc biệt từ năm 1954 tới nay, do sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế- xã hội, từ nền nông nghiệp, chúng ta xây dựng nền công nghiệp xã hội chủ nghĩa, do đó thành phần công nhân và thị dân tăng lên, nhưng bản thân họ vẫn là người xuất thân từ nông dân, phẩm chất, phong cách, lề lối làm ăn sinh sống vẫn còn mang nhiều sắc thái nông dân. Phú Thọ ngoài hai thành phần chủ yếu là người Việt cổ và người Mường, còn có các thành phần dân tộc Dao, Cao Lan… chiếm số lượng ít nhưng đã hòa nhập vào cộng đồng các dân tộc Phú Thọ. Đó là sự giao lưu, đan xen văn hóa tạo nên sắc thái riêng phong phú đa dạng trên cơ sở văn hóa truyền thống từ thời Hùng Vương. Chính các sắc thái đó ảnh hưởng quyết định tới sự hình thành truyền thống tinh thần của nhân dân các dân tộc Phú Thọ. Đó là những phẩm chất tốt đẹp của cư dân vùng Đất Tổ, dòng dõi người Việt cổ Phùng Nguyên- Đồng Đậu- Gò Mun- Đông Sơn, những con người tham gia vào công cuộc chinh phục thiên nhiên vùng đất Ngã ba sông từ ngày đầu dựng 12
- nước, đã góp phần xương máu vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Họ đã cùng đồng bào cả nước viết lên truyền thống tốt đẹp: Lòng yêu nước thương nòi, tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường bất khuất, niềm tin sâu sắc và mãnh liệt vào tài năng của mình. Trên một ngàn di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng kháng chiến lớn nhỏ, trong đó có trên 300 di tích đã được Bộ Văn hóa và UBND tỉnh xếp hạng bảo vệ, hiện còn là minh chứng lịch sử hùng hồn, là niềm tự hào của người dân Phú Thọ. Đặc biệt Khu di tích lịch sử Đền Hùng- nơi có đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương và rất nhiều di tích vừa có giá trị lịch sử, giá trị kiến trúc vừa là nơi tổ chức lễ hội truyền thống nhằm giáo dục đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh người có công dựng nước, giữ nước như: Đình và chùa Hiền Quan, Đình Hùng Lô, Đào Xá, Hữu Bổ, chùa Xuân Lũng… dưới lòng đất Phú Thọ, hiện tại còn ẩn chứa bao bí mật, ẩn chứa những thông tin về nền văn minh Việt cổ và Đại Việt đang từng bước được các nhà khảo cổ học làm sáng tỏ từ văn hóa Sơn Vi, Phùng Nguyên, Gò Mun, Đồng Đậu, Làng Cả… cách đây mấy ngàn năm. Vì thế cho tới nay dòng văn hóa dân gian đặc sắc vùng Đất Tổ vẫn không ngừng phát triển, phản ánh một cách phong phú cuộc sống lao động, sản xuất, đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Các giá trị văn hóa truyền thống ấy luôn được các thế hệ lưu giữ qua các truyền thuyết như: Truyền thuyết Hùng Vương, truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, các hình thức diễn xướng văn nghệ dân gian như: hát Xoan ở xã Hy Cương, hát Ghẹo ở Thanh Uyên, Nam Cường; các trò diễn hội làng: Rước chúa Gái ở Chu Hóa - Hy Cương, trò Trám ở Tứ Xã, cướp Kén ở Dị Nậu, cướp Phết ở Hiền Quan… và rất nhiều ca dao, tục ngữ, truyện ngụ ngôn, cổ tích, truyện cười mang đặc trưng quê hương Phú Thọ. Là trung tâm Nhà nước Văn Lang xưa, nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, miền đất Phú Thọ là nơi hội tụ của 21 dân tộc anh em, mỗi dân tộc với một phong tục tập quán đa dạng cùng các loại hình văn nghệ dân gian phong phú ở Phú Thọ như: Hát Xoan, Ghẹo, Trống quân, chàm thau, đâm đuống, cồng 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 670 | 92
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 667 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 303 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 229 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 248 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 152 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 201 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 240 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 170 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 168 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 163 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 166 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 205 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 155 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 155 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 119 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 155 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Tố Hữu
25 p | 122 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn