Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn học và Văn hoá Việt Nam: Sáng tạo nhân vật anh hùng Trần Nguyên Hãn qua ba tiểu thuyết lịch sử: Sóng hận sông Lô; Người con trang Sơn Đông; Người về chốn cũ
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm làm rõ sự sáng tạo của ba nhà văn khi xây dựng nhân vật anh hùng Trần Nguyên Hãn và nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ba tiểu thuyết lịch sử Sóng hận sông Lô (Vũ Ngọc Tiến), Người con trang Sơn Đông (Nguyễn Anh Đào), Người về chốn cũ (Xuân Mai). Từ đó, khẳng định vị trí và những đóng góp quan trọng của các tác giả trong đời sống văn học Việt Nam hiện đại. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn học và Văn hoá Việt Nam: Sáng tạo nhân vật anh hùng Trần Nguyên Hãn qua ba tiểu thuyết lịch sử: Sóng hận sông Lô; Người con trang Sơn Đông; Người về chốn cũ
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––––– NGUYỄN QUANG DUY SÁNG TẠO NHÂN VẬT ANH HÙNG TRẦN NGUYÊN HÃN QUA BA TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ: SÓNG HẬN SÔNG LÔ; NGƯỜI CON TRANG SƠN ĐÔNG; NGƯỜI VỀ CHỐN CŨ LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––––– NGUYỄN QUANG DUY SÁNG TẠO NHÂN VẬT ANH HÙNG TRẦN NGUYÊN HÃN QUA BA TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ: SÓNG HẬN SÔNG LÔ; NGƯỜI CON TRANG SƠN ĐÔNG; NGƯỜI VỀ CHỐN CŨ Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Thiện THÁI NGUYÊN - 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội dung trình bày trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Quang Duy i
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thiện - người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi về tri thức, phương pháp và kinh nghiệm nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, quý thầy cô giáo Khoa Ngữ văn, Khoa Sau đại học - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Tôi cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới người thân, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành tốt khoá học này. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Quang Duy ii
- MỤC LỤC Lời cam đoan ........................................................................................................ i Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................... iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ........................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 10 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .......................................... 10 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 11 6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 11 7. Dự kiến đóng góp ...................................................................................... 12 8. Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 12 NỘI DUNG ....................................................................................................... 13 Chương 1: QUAN NIỆM VỀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VÀ DIỆN MẠO CỦA TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM .................................... 13 1.1. Quan niệm về tiểu thuyết lịch sử ............................................................ 13 1.2. Diện mạo của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam ........................................... 18 1.2.1. Tiểu thuyết lịch sử trong văn học trung đại..................................... 18 1.2.2. Tiểu thuyết lịch sử từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 ...................... 20 1.2.3. Tiểu thuyết lịch sử từ năm 1945 đến 1985 ...................................... 23 1.2.4. Tiểu thuyết lịch sử thời kỳ đổi mới (Từ năm 1986 đến nay) .......... 25 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 28 Chương 2: BỨC TRANH ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VÀ SÁNG TẠO NHÂN VẬT ANH HÙNG TRẦN NGUYÊN HÃN QUA BA TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ: SÓNG HẬN SÔNG LÔ; NGƯỜI CON TRANG SƠN ĐÔNG; NGƯỜI VỀ CHỐN CŨ ..................................................................................... 30 iii
- 2.1. Hình ảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XV qua ba tiểu thuyết lịch sử: Sóng hận sông Lô; Người con trang Sơn Đông; Người về chốn cũ.............. 30 2.2. Sáng tạo nhân vật anh hùng Trần Nguyễn Hãn qua ba tiểu thuyết lịch sử: Sóng hận sông Lô; Người con trang Sơn Đông; Người về chốn cũ ................... 35 2.2.1. Người con trung hiếu, nặng lòng với quê hương, gia đình và dòng tộc ..................................................................................................... 35 2.2.2. Người anh hùng với lý tưởng, khát vọng lớn lao ............................ 39 2.2.3. Người anh hùng mưu lược, tài trí trong chiến trận.......................... 44 2.2.4. Cái chết bi kịch của người anh hùng ............................................... 56 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 60 Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT ANH HÙNG TRẦN NGUYÊN HÃN QUA BA TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ: SÓNG HẬN SÔNG LÔ; NGƯỜI CON TRANG SƠN ĐÔNG; NGƯỜI VỀ CHỐN CŨ ......................................................................................................... 62 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình .......................... 62 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua miêu tả tâm lý ................................. 64 3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ ......................................... 69 3.3.1. Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại .................................... 69 3.3.2. Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm....................... 74 3.4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua giọng điệu ....................................... 78 3.4.1. Giọng điệu ngợi ca........................................................................... 78 3.4.2. Giọng điệu xót xa, thương cảm ....................................................... 84 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 87 KẾT LUẬN....................................................................................................... 89 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ..................................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 93 iv
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Lịch sử là một đề tài lớn, nguồn cảm hứng bất tận cho người nghệ sĩ thỏa sức sáng tạo. Viết về đề tài lịch sử là một truyền thống của nền văn học Việt Nam và đến nay nó vẫn tồn tại một cách bền bỉ, thậm chí là bộ phận phát triển mạnh mẽ của văn học Việt Nam đương đại. Đã có nhiều nhà văn dành trọn tâm huyết và rất thành công khi tìm đến với đề tài lịch sử. Chúng ta có thể kể đến Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Quang Thân, Vũ Ngọc Tiến, Hoàng Quốc Hải... Với đề tài lịch sử, các nhà tiểu thuyết đã dựng lại cả một giai đoạn, một thời kỳ với những biến động xã hội, đồng thời đem đến một cái nhìn, một tư tưởng và gửi gắm những suy tư, trăn trở về con người, cuộc đời xưa và nay. 1.2. Trần Nguyên Hãn là nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh dưới ngọn cờ khởi nghĩa của Lê Lợi đầu thế kỷ XV. Nhưng cuộc đời của một vị tướng lừng danh đã kết thúc một cách bi thảm với cái chết oan khuất. Những tài liệu chính sử viết về Trần Nguyên Hãn không nhiều. Trong những năm gần đây, ba bộ tiểu thuyết lịch sử viết về Trần Nguyễn Hãn đã ra đời và thu hút được sự chú ý của bạn đọc. Đó là các tác phẩm Sóng hận sông Lô (Vũ Ngọc Tiến), Người con trang Sơn Đông (Nguyễn Anh Đào), Người về chốn cũ (Xuân Mai). Cả ba tiểu thuyết trên đã dựng lại cả giai đoạn lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XV- một trong những giai đoạn lịch sử bi tráng và hào hùng của dân tộc. Đồng thời, qua những tác phẩm đó, các nhà văn còn tập trung sáng tạo nhân vật lịch sử Trần Nguyên Hãn để đem đến cho người đọc hình ảnh người anh hùng, người con đất Sơn Đông “bằng xương bằng thịt” mà nhân dân ta tự hào và ngưỡng vọng. 1.3. Khi viết ba tiểu thuyết trên, các nhà văn Vũ Ngọc Tiến, Nguyễn Anh Đào, Xuân Mai đã sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu chính sử và các truyền thuyết dân gian được lưu truyền ở địa phương. Các tác giả đã hư 1
- cấu, sáng tạo nghệ thuật, qua đó tái dựng chân dung người anh hùng lịch sử Trần Nguyên Hãn. Vì vậy, để khẳng định thành công của các tác giả đối với những tiểu thuyết lịch sử này, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Sáng tạo nhân vật anh hùng Trần Nguyên Hãn qua ba tiểu thuyết lịch sử: Sóng hận sông Lô; Người con trang Sơn Đông; Người về chốn cũ”. Nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về người anh hùng Trần Nguyên Hãn và một giai đoạn lịch sử đầy biến động của dân tộc. Đồng thời, đó còn là một hướng đi cần thiết trong việc nhìn nhận, khám phá tài năng nghệ thuật của các nhà văn, khẳng định những đóng góp quan trọng của các tác giả đối với tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thời kỳ đổi mới. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1. Nghiên cứu về nhân vật lịch sử Trần Nguyên Hãn Trần Nguyên Hãn (1386 - 1429) xuất thân dòng dõi vua Trần Thái Tông, là cháu nội của Chương Túc Quốc Thượng hầu, Đại Tư đồ Trần Nguyên Đán và là cháu 6 đời của Chiêu Minh đại vương, Tướng quốc Thái sư Trần Quang Khải. Ông là người Sơn Đông (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) có học thức, giỏi binh pháp. Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn sinh vào thời kỳ đất nước có nhiều biến động ở cuối thế kỷ XIV. Nhà Trần suy yếu. Hồ Quý Ly rắp tâm chiếm đoạt ngôi vua, đã thẳng tay giết hại tôn tộc nhà Trần. Năm 1406, giặc Minh dùng chiêu bài “phù Trần diệt Hồ”, sang xâm lược nước ta. Năm 1407, chúng bắt được toàn bộ vua quan triều đình nhà Hồ đem về Trung Quốc. Từ đó, đất nước ta chịu cảnh áp bức, bóc lột thậm tệ của giặc Minh. Vào lúc này, Trần Nguyên Hãn (người con làng Quan Tử, trang Sơn Đông, huyện Lập Thạch, phủ Tam Đới - nay là xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) đã trở thành lao động chính trong gia đình, vừa tiếp tục học tập, vừa làm ruộng, ép dầu. Nhìn lũ giặc hoành hành khắp nơi trong vùng, Trần Nguyên Hãn bầm gan tím ruột, nhưng cố nuốt hận, ra sức rèn luyện võ 2
- nghệ, nghiền ngẫm binh thư, nuôi chí cứu nước giúp dân. Tháng 2 năm Canh Dần (1410), ông bí mật chiêu tập thanh niên trai tráng trong vùng tổ chức luyện quân, lập căn cứ tại rừng Thần, ao Tó, đầm Trạch (nay gọi là đầm Đa Mang) thuộc hai xã Sơn Đông, Văn Quán để chờ thời cơ đánh giặc cứu nước. Cuối năm Ất Mùi (1415), Trần Nguyên Hãn cùng với Nguyễn Trãi (anh em con cô con cậu) trèo đèo, lội suối tìm đến Lam Sơn để theo Lê Lợi khởi nghĩa. Gần tết năm Mậu Tuất (1418), Trần Nguyên Hãn đem 200 quân tinh nhuệ của nghĩa quân Rừng Thần cùng hơn 100 ngựa chiến vào tụ nghĩa với nghĩa quân Lam Sơn. Trần Nguyên Hãn đã dâng Lê Lợi thanh bảo kiếm của Tướng quốc Thái sư Trần Quang Khải để tỏ một lòng một dạ phò Lê Lợi làm minh chủ chống giặc cứu nước. Tài năng, nhân cách, đức độ của Trần Nguyên Hãn được thể hiện rõ nét trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Trong suốt những năm sát cánh cùng Lê Lợi, Trần Nguyên Hãn đã cùng với nghĩa quân Lam Sơn không quản ngại khó khăn, gian khổ, hi sinh làm nên những chiến thắng thần kỳ, bảo vệ vững chắc giang sơn, Tổ quốc. Trần Nguyên Hãn luôn bất chấp nguy hiểm, gian khổ để làm tròn trách nhiệm của một kẻ bề tôi trung quân báo quốc, được Lê Lợi tin dùng, các tướng sĩ nể phục, kính trọng, tôn vinh. Năm 1428, kháng chiến thành công, Lê Lợi lên ngôi, Trần Nguyên Hãn được gia phong “Tả tướng quốc, Bình chương quân quốc trọng sự, Khu mật đại sứ”. Tuy nhiên, sau khi đất nước được thanh bình, Lê Thái Tổ nghe theo lời xiểm nịnh của bọn gian thần dẫn đến cái chết bi thảm của Trần Nguyên Hãn trên bến Đông Hồ. Nhưng dù bị oan khuất, Trần Nguyên Hãn vẫn luôn tỏ rõ lòng trung thành của mình với vua Lê và luôn nghĩ đến gia đình, dòng họ. Theo các tài liệu còn lưu giữ được, vào ngày 26 tháng 2 năm Kỷ Dậu (tức 30-3-1429), vua Lê nghe theo lời xiểm nịnh của bọn gian thần bèn sai 42 lực sĩ xá nhân đi bắt Trần Nguyên Hãn về triều hỏi tội. Trước tình hình đó, gia nhân và lính hầu nhà Trần Nguyên Hãn rất đông và nhiều người có võ nghệ, họ vô cùng tức tối và khuyên ông chống 3
- lại lệnh vua, nhưng ông nói: “Việc lớn đã thành, nay vua muốn giết ta... Ta không thể sống được với nhà vua, nhưng nếu ta ra mặt chống lại, nhà vua sẽ viện cớ đó tàn sát giết hại hết con cháu họ Trần. Nay chỉ để mình ta và gia quyến chịu chết là hơn!” [3, tr.42]. Trên đường về Thăng Long, khi thuyền vừa cập bến Đông Hồ (thuộc dòng sông Lô), Trần Nguyên Hãn ngửa mặt lên trời khấn rằng: “Tôi với Hoàng Thượng cùng mưu cứu nước cứu dân. Nay sự nghiệp lớn đã thành, Hoàng Thượng nghe lời gièm pha mà hại tôi. Hoàng Thiên có biết xin soi xét cho” rồi ông tự trầm mình [3, tr.41-42]. Theo tài liệu dòng họ Trần Nguyên Hãn, 26 năm sau, năm Diên Ninh thứ 2 (1455), vua Lê Nhân Tông xuống chiếu minh oan cho Trần Nguyên Hãn, trả lại ruộng đất, của cải cho con cháu ông, ra lệnh phục chức, truy phong ông là “Phúc Thần”, cho gọi con cháu ra làm quan nhưng không ai ra, đồng thời tôn phong ông hiệu “Khai quốc Nguyên huân”. Đời nhà Mạc (1527-1593), ông được truy phong là “Tả tướng quốc Trung liệt đại vương”. Đời nhà Nguyễn, năm Thiệu Trị thứ 6 (1846), triều đình ban sắc phong cho ông là “Tuấn hương lương trực Tả tướng quốc Trần phủ quân chi thần”. Hiện nay, những tài liệu chính sử viết về Trần Nguyên Hãn không nhiều. Tư liệu để lại về danh nhân này là rất ít so với một con người, một cuộc đời và một thời đại như vậy. Sách Đại Việt sử kí toàn thư có viết ngắn gọn về ông: “Lê Hãn là cháu của tư đồ nhà Trần là Trần Nguyên Đán, có học thức, tinh binh pháp, thì Thái Tổ yêu dùng, thường dự bàn mưu kín và theo đi đánh dẹp, đến đâu là lập công ngay. Năm Mậu Thân thứ 1, bàn công, được gia hữu tướng quốc, cho quốc tính, công lao danh vọng hơn người. Hãn nói riêng với người thân rằng: “Vua có tướng như Việt Vương (Câu Tiễn). Không có thể cùng hưởng yên vui được”, bèn xin về nghỉ. Vua cho. Hãn là con cháu nhà Trần, bị vua ngại. Khi đã về Sơn Đông (ấp thuộc huyện Lập Thạch), ở làng mà dựng nhà đóng thuyền, không tránh hình tích, có kẻ gièm là mưu phản. Vua tin, sai lực sĩ đến bắt. Xuống thuyền đậu ở bến Sơn Đông, tự trầm chết” [32, tr.530]. 4
- Tài năng quân sự kiệt xuất cùng tấm lòng yêu nước thương dân của Trần Nguyễn Hãn được các nhà nghiên cứu, bác học, sử học và quân sự đánh giá cao. Nhà bác học Lê Quý Đôn trong Lê triều thông sử ở thế kỷ XVIII có viết: “Ông Hãn luôn luôn nuôi chí cứu đời giúp dân” và “Ông Hãn là người tinh binh pháp, hữu học thức” [Dẫn theo 3, tr.45]. Trong bài “Trần Nguyên Hãn, nhà chỉ huy sáng tạo”, Thượng tướng, GS. Hoàng Minh Thảo đánh giá: “Trong tất cả những hoạt động quân sự của mình, khi trực tiếp chỉ huy một đạo quân, khi đảm nhiệm một hướng, khi vận động phục kích, khi công thành, khi đối đầu trực tiếp với lực lượng thiện chiến nhất của giặc, khi lĩnh nhiệm vụ diệt phá hậu cần của chúng, Trần Nguyên Hãn đều hoàn thành xuất sắc, xứng đáng là một vị tướng giỏi” [Dẫn theo 3, tr.46]. GS. Lê Văn Lan, trong bài “Về thời đại của Trần Nguyên Hãn” viết: “Ông là người có một phẩm chất lớn mà một phần quan trọng trong việc làm nên bản lĩnh, nhân cách của ông là: thức - hiểu. Trần Nguyên Hãn rất hiểu đời, hiểu người và hiểu mình” [Dẫn theo 3, tr.47-48]. Tại cuộc hội thảo về thân thế, sự nghiệp của Trần Nguyên Hãn tại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phú năm 1988, GS. Văn Tạo, Viện trưởng Viện sử học nói: “Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn là một vĩ nhân, một vị anh hùng dân tộc, xứng đáng được nhân dân phụng thờ” [Dẫn theo 3, tr.48]. Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chuyến thăm, dâng hương đền thờ Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn ngày 19/3/1999 khẳng định: “Trần Nguyên Hãn không chỉ là một vị tướng kiệt xuất trong chiến thắng chống quân Minh ở thế kỷ XV mà ông còn là một Anh hùng dân tộc” [Dẫn theo 3, tr.48]. Trong bài tham luận “Cuộc đời và sự nghiệp của Đức Tổ Trần Nguyên Hãn gắn liền với non sông, đất nước” năm 2017, ông Trần Quang Trung đã khẳng định tài năng xuất chúng của Trần Nguyên Hãn: “Ngay từ nhỏ, Đức Tổ tỏ ra là người thông minh, tài trí, xuất chúng và có chí lớn. Năm 16 tuổi đã đọc 5
- hết Tứ thư ngũ kinh và sách Binh thư yếu lược, đây chính là nền tảng hình thành nên tài thao lược quân sự của Người sau này... Trong số rất nhiều trận đánh do Trần Nguyên Hãn chỉ huy khiến quân Minh phải kinh hồn, bạt vía, có lẽ trận đánh thành Xương Giang và tiêu diệt 10 vạn quân viện binh của giặc sang cứu thành Đông Quan đã đi vào lịch sử dân tộc như mốc son chói lọi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược - đội quân phương Bắc hùng mạnh nhất trong thế kỷ XV” [54]. Tóm lại, Trần Nguyên Hãn là người “hữu học thức, tinh binh pháp”, một tài năng quân sự lỗi lạc. Ông là anh hùng dân tộc và có công lớn trong sự nghiệp bảo vệ giang sơn, Tổ quốc. Chỉ vì sự ganh ghét, đố kỵ của bọn gian thần mà dẫn đến cái chết bi thảm của ông trên bến Đông Hồ. Tuy nhiên, với lòng trung quân ái quốc và chiến công lừng lẫy trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, tên tuổi của ông vẫn luôn sống mãi trong lòng dân tộc. 2.2. Nghiên cứu về những tác phẩm văn học viết về Trần Nguyên Hãn Ba tiểu thuyết lịch sử Sóng hận sông Lô, năm 2013 (Vũ Ngọc Tiến), Người con trang Sơn Đông, năm 2013 (Nguyễn Anh Đào), Người về chốn cũ, năm 2014 (Xuân Mai) là những tác phẩm mới được ra đời trong những năm gần đây. Ngay từ khi xuất hiện, ba tiểu thuyết lịch sử đã trở thành đối tượng thu hút và quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình văn học. Trong buổi tọa đàm ra mắt cuốn tiểu thuyết lịch sử Sóng hận sông Lô (ngày 10/8/2013) của Vũ Ngọc Tiến, đã có nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình đánh giá, nhận định về những nét đặc sắc và thành công của tác phẩm này. Nhà văn Hoàng Quốc Hải, một cây bút tiểu thuyết lịch sử cho rằng Sóng hận sông Lô là “cuốn sách kịp thời cảnh tỉnh những ai giả vờ, hoặc cố tình ngủ quên trước hiểm họa đất nước. Đồng thời thổi một luồng sinh khí mới vào tinh thần yêu nước có lúc bị xúc phạm” [Dẫn theo 41]. Nhà văn tâm đắc với những thông điệp nổi và chìm trong tiểu thuyết này. 6
- Nhà nghiên cứu sân khấu Nguyễn Văn Hồng “cảm nhận tính kịch trong tiểu thuyết, đặc biệt là với nhân vật Trần Nguyên Hãn” [Dẫn theo 41]. PGS.TS. La Khắc Hòa cho rằng “Vũ Ngọc Tiến đã dựng được cái khung mới cho tiểu thuyết lịch sử ở ta. Vũ Ngọc Tiến không viết Lịch Sử như ngụ ngôn, rút ra bài học; nhà văn đã kể “câu chuyện thú vị” về Lịch Sử để người đọc nhận lấy thông điệp” [Dẫn theo 41]. Trong bài viết “Một cách viết mới về đề tài lịch sử” ở cuối tiểu thuyết Sóng hận sông Lô, PGS.TS. Vũ Nho đã có nhận định về những thành công của tác phẩm. Tác giả cho rằng Vũ Ngọc Tiến “không chỉ khắc họa được chân dung Trần Nguyên Hãn, một người cương trực, dũng mãnh và cái chết oan khuất của ông, mà còn dựng lên chân dung một loạt những nhân vật quan trọng tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và tham gia sáng lập nhà Hậu Lê... Tất nhiên, tác giả không minh họa Lịch sử, nhưng tô đậm và làm rõ hơn những nhân vật lịch sử” [Dẫn theo 52, tr.341]. Bên cạnh đó, PGS. TS. Vũ Nho còn đánh giá cao nét đặc sắc trong Sóng hận sông Lô khi nhận thấy Vũ Ngọc Tiến đã lồng vào tác phẩm những kiến thức về lịch sử, địa lý, triết học, tôn giáo. Cuối bài viết, PGS.TS. Vũ Nho khẳng định đây là “một cuốn sách công phu, hấp dẫn. Điều quan trọng nhất là tác giả đã suy nghĩ và tìm lời giải về các nhân vật lịch sử, làm phong phú, rõ thêm những vấn đề của thời đó, mời gọi người đọc cùng tưởng tượng, suy ngẫm về lịch sử, đặc biệt là về âm mưu thâm độc của giặc ngoại xâm phương Bắc thời hậu chiến đối với nước ta” [Dẫn theo 52, tr.347]. Trong bài viết “Đọc Sóng hận sông Lô: Lê Lợi giết Trần Nguyên Hãn?” (ngày 14/8/2013), nhà văn Đông La nhận định Vũ Ngọc Tiến viết Sóng hận sông Lô theo cách viết của Tiểu thuyết giáo trình ở Mỹ. Vũ Ngọc Tiến đã bồi đắp một cách tự nhiên cho người đọc nhiều tri thức về “tôn giáo, lịch sử, địa lí, triết học quyện trong các tình tiết của cốt truyện” [30]. Nhà văn Phạm Thuận Thành trong bài “Mấy cảm nhận về Sóng hận sông Lô của Vũ Ngọc Tiến” (ngày 14/8/2013) nói rằng khi đọc Sóng hận sông Lô, 7
- ông đã “được khám phá cả một chương oai hùng của dân tộc: Cuộc kháng chiến trường kì chống quân xâm lược Minh do Lê Lợi lãnh đạo” [46]. Tiểu thuyết dã sử Người con trang Sơn Đông của nhà văn Nguyễn Anh Đào cũng được người đọc đón nhận và có những đánh giá bước đầu. Trong bài tham luận “Cuộc đời và sự nghiệp của Đức Tổ Trần Nguyên Hãn gắn liền với non sông, đất nước” (ngày 25-2-2017), ông Trần Quang Trung nhận định: “Trong cuốn sách của Nguyễn Anh Đào nêu lên rất nhiều chi tiết phi lịch sử khi cho rằng, sau khi Hồ Quý Ly cướp ngôi, âm mưu hãm hại tôn tộc nhà Trần, để bảo toàn gia tộc, Trần Nguyên Đán đành phải hạ mình, gửi con trai mình là Trần Nguyên Mộng cho Quý Ly như một thứ con tin rồi xin cầu hôn với con gái riêng của Quý Ly để được phong chức Đông cung Phán thủ. Tác giả còn lý giải, nhờ đó mà gia đình Trần Nguyên Đán vượt qua được hoạn nạn, giữ được giống nòi kế thế mai sau. Cuốn sách cũng không đề cập đến việc chạy nạn lên Sơn Đông của hai vợ chồng Trần Án - thân sinh Đức Tổ Trần Nguyên Hãn, thậm chí còn viết nhầm lẫn họ của Tổ Mẫu là Đặng Thị Hoàn. Theo cách phân tích diễn giải của tác giả thì hai vợ chồng cụ Trần Án lên Sơn Đông là để khai hoang lập ấp, kiếm kế sinh nhai, chứ không phải đi lánh nạn. Tác giả còn hư cấu một cách thái quá, không phù hợp với lịch sử, khi nói rằng hai vợ chồng Trần Án lên Sơn Đông 3 năm chưa có con. Một buổi tối, bà Hoàn đi tắm sông, được một tiên đồng giáng thế, sau đó mang thai, sinh ra Trần Nguyên Hãn. Chưa hết, tác giả còn tự ghép mối quan hệ giữa Trần Nguyên Hãn với Nguyễn Trãi là quan hệ chú cháu chứ không phải con cô, con cậu... Rõ ràng, với việc sử dụng thủ pháp hư cấu chủ quan mang tính võ đoán của tác giả đã làm cho cuốn tiểu thuyết lịch sử bị méo mó, không có giá trị thông tin, cũng như ý nghĩa về mặt lịch sử” [54]. Như vậy, ông Trần Quang Trung cho rằng tác giả của tiểu thuyết Người con trang Sơn Đông đã hư cấu quá nhiều, không đúng với sự thật lịch sử. Mối quan hệ giữa sự thật lịch sử và hư cấu nghệ thuật là vấn đề vẫn còn nhiều tranh luận. Hư cấu là một yêu cầu tất yếu của nghệ thuật nhưng không 8
- được đi ngược với chân lý lịch sử. Từ cuốn Về lợi ích và tác hại của chủ nghĩa lịch sử (F. Nietzsche) đến cuốn Sự khốn cùng của Chủ nghĩa lịch sử (Karl Popper) đã xuất hiện nhiều quan điểm làm cho không chỉ các nhà sử học, nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử, mà cả những người đọc tiểu thuyết lịch sử cũng phải suy nghĩ. Karl Popper cho rằng lịch sử cần được viết lại, vì mỗi thế hệ mới lại đặt ra trước nó những vấn đề mới, nghĩa là không có lịch sử như trong quá khứ mà chỉ có những cách giải thích lịch sử khác nhau và không có cách giải thích lịch sử nào là cuối cùng. Về tiểu thuyết Người về chốn cũ của Xuân Mai, nhà văn Phạm Ngọc Chiểu trong bài viết “Một nỗi đau truyền đời” (ngày 15/6/2014) đã có những cảm nhận sâu sắc khi đọc tác phẩm. Với những tư liệu chính sử không nhiều và một vài câu chuyện dã sử được lưu truyền trong dân gian nhưng Xuân Mai đã xây dựng thành công nhân vật Trần Nguyên Hãn, “giới thiệu với người đọc cả cuộc đời của nhân vật, với đầy đủ dung mạo, tính tình, mối quan hệ xã hội, rồi những biến cố lịch sử nhân vật trải qua cách nay ngót sáu trăm năm” [6]. Nhân vật chính của Người về chốn cũ là một nhân vật có thật trong lịch sử và được nhà văn Xuân Mai “chăm chút tái hiện từ lúc sinh ra cho đến tận cuối đời... Một Trần Nguyên Hãn hiện lên trước mắt người đọc khá sống động, từ lúc còn là cậu bé con, đến lúc là trang nam nhi tuấn tú luôn ấp ủ thù nhà nợ nước, biết yêu và lấy vợ, sinh con, cho đến khi là tướng võ nghệ cao cường, tinh thông binh pháp, đánh đâu thắng đó. Những trận Trần Nguyên Hãn cùng Thượng tướng Doãn Nỗ dẫn quân vào đánh chiếm hai xứ Tân Bình, Thuận Hoá, sau đánh thành Xương Giang trên xứ Bắc chỉ vẻn vẹn trong có hai giờ lấy được thành, cho đến những trận đánh viện binh của Liễu Thăng khi cùng Lê Sát, lúc cùng Lê Lý… được ngòi bút Xuân Mai tái hiện thật sinh động” [6]. Trong Người về chốn cũ, Xuân Mai còn “kết hợp đưa vào mạch truyện chính rất nhiều truyện dân gian, những phong tục tập quán, những lễ hội, những trò chơi dân gian... Có thể thấy nhà văn Xuân Mai có một vốn liếng văn học dân gian dày dặn, phong phú và ông có ý thức dân gian hoá lịch sử nên đã chọn lọc, đưa vào 9
- Người về chốn cũ những chuyện dân gian khá đắc địa, giúp cho tiểu thuyết có không khí xã hội sinh động để nhân vật chính có đất sống và hoạt động như thật, không bị khô cứng. Tôi rất ấn tượng với trang miêu tả về cái chết đầy bi tráng của Trần Nguyên Hãn và đoàn người đi theo ông khi họ nhất loạt gác chèo để thuyền lao xuống ghềnh Đông Hồ. Câu hỏi lớn của Trần Nguyên Hãn khi ông ngửa mặt hỏi trời cao trước khi chết thật có sức lay động người đọc - một thành công trong sáng tạo của Xuân Mai khi khép lại câu chuyện về bậc danh tướng” [6]. Nhà văn Phạm Ngọc Chiểu đã có những đánh giá về thành công của Xuân Mai, đặc biệt trong việc tái dựng một cách sống động nhân vật anh hùng trong lịch sử dân tộc và đem đến cho tác phẩm một không gian lễ hội, không gian văn hóa đậm đà bản sắc. Chúng tôi nhận thấy các bài viết về ba tiểu thuyết lịch sử này còn chưa nhiều và mới chỉ dừng lại ở những nhận định, đánh giá có tính chất khái quát. Chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về ba tiểu thuyết lịch sử (Sóng hận sông Lô, Người con trang Sơn Đông, Người về chốn cũ) và về nhân vật Trần Nguyên Hãn. Tuy nhiên, những ý kiến và nhận định về ba tiểu thuyết trên là những gợi dẫn quan trọng để chúng tôi tiến hành khảo sát, nghiên cứu và triển khai đề tài này. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm làm rõ sự sáng tạo của ba nhà văn khi xây dựng nhân vật anh hùng Trần Nguyên Hãn và nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ba tiểu thuyết lịch sử Sóng hận sông Lô (Vũ Ngọc Tiến), Người con trang Sơn Đông (Nguyễn Anh Đào), Người về chốn cũ (Xuân Mai). Từ đó, khẳng định vị trí và những đóng góp quan trọng của các tác giả trong đời sống văn học Việt Nam hiện đại. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu sự sáng tạo của các nhà văn khi xây dựng nhân vật anh hùng Trần Nguyên Hãn qua ba tiểu thuyết lịch sử Sóng hận sông 10
- Lô (Vũ Ngọc Tiến), Người con trang Sơn Đông (Nguyễn Anh Đào) và Người về chốn cũ (Xuân Mai). Trong những trường hợp cần thiết, chúng tôi liên hệ so sánh với những tác phẩm cùng đề tài lịch sử để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn khảo sát chủ yếu trong phạm vi ba cuốn tiểu thuyết lịch sử Sóng hận sông Lô của nhà văn Vũ Ngọc Tiến (Nxb Hội Nhà văn, 2013), Người con trang Sơn Đông của nhà văn Nguyễn Anh Đào (Nxb Phụ nữ, 2013) và Người về chốn cũ của nhà văn Xuân Mai (Nxb Văn học, 2014). 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Phân tích, phát hiện những sáng tạo của các nhà văn khi xây dựng nhân vật anh hùng Trần Nguyên Hãn qua ba tiểu thuyết lịch sử Sóng hận sông Lô (Vũ Ngọc Tiến), Người con trang Sơn Đông (Nguyễn Anh Đào) và Người về chốn cũ (Xuân Mai). Phân tích được những nét độc đáo của Vũ Ngọc Tiến, Nguyễn Anh Đào, Xuân Mai trong nghệ thuật xây dựng nhân vật anh hùng Trần Nguyên Hãn qua ba tiểu thuyết lịch sử. Chỉ ra những điểm giống và khác nhau của ba nhà văn khi xây dựng nhân vật anh hùng Trần Nguyên Hãn. Từ đó, thấy được nét riêng và phong cách độc đáo của mỗi nhà văn. 6. Phương pháp nghiên cứu Tiến hành luận văn, chúng tôi tích hợp đồng bộ một số phương pháp sau đây: - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Chúng tôi tìm hiểu phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm tìm hiểu tài liệu có liên quan đến đề tài. Phân tích những dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu để làm rõ sự sáng tạo nhân vật anh hùng Trần Nguyên Hãn qua ba tiểu thuyết lịch sử. Phương pháp tổng hợp giúp chúng tôi có cái nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu và khái quát lại nội dung chính ở các chương, mục. - Phương pháp so sánh văn học: Đặt hình tượng nhân vật anh hùng Trần Nguyên Hãn trong tiểu thuyết lịch sử của Vũ Ngọc Tiến, Nguyễn Anh Đào và Xuân Mai trong cái nhìn tương quan để tìm ra những nét tương đồng, khác biệt. 11
- - Phương pháp tiếp cận Thi pháp học: Phương pháp này giúp người nghiên cứu giải quyết các yêu cầu của đề tài theo hướng đã được xác định bởi đối tượng nghiên cứu: hình tượng nhân vật. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có liên hệ, sử dụng một cách đúng mực kiến thức của ngành lịch sử, văn hóa học, triết học... nhằm giúp cho việc đánh giá và nhìn nhận vấn đề nghiên cứu được toàn diện, sâu sắc hơn. 7. Dự kiến đóng góp Đây là công trình khoa học đầu tiên, kịp thời nghiên cứu về ba cuốn tiểu thuyết lịch sử viết về Trần Nguyên Hãn trong văn học đương đại đã và đang thu hút sự chú ý của người đọc. Từ công trình này, người viết muốn khẳng định vị trí và những đóng góp của các nhà văn vào quá trình phát triển của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn có kết cấu 3 chương: Chương 1: Quan niệm về tiểu thuyết lịch sử và diện mạo của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam. Chương 2: Bức tranh đời sống xã hội và sáng tạo nhân vật anh hùng Trần Nguyên Hãn qua ba tiểu thuyết lịch sử: Sóng hận sông Lô; Người con trang Sơn Đông; Người về chốn cũ. Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật anh hùng Trần Nguyên Hãn qua ba tiểu thuyết lịch sử: Sóng hận sông Lô; Người con trang Sơn Đông; Người về chốn cũ. 12
- NỘI DUNG Chương 1 QUAN NIỆM VỀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VÀ DIỆN MẠO CỦA TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM 1.1. Quan niệm về tiểu thuyết lịch sử Trong cuốn Tiểu thuyết hiện đại của hai giáo sư người Pháp Dorothy Brevvster và Jonh Bureell, tiểu thuyết lịch sử được hiểu như sau: “Những chuyện đó chỉ là những tiểu thuyết về quá khứ, và chỉ vì nhân nhượng mà ta gọi là tiểu thuyết lịch sử. Gọi theo tên hiệu này hay tên hiệu khác tùy thuộc vào cách nhà phê bình định nghĩa, đọc và ưa thích (hay chán ghét) chúng. Vì khi thích một cuốn truyện nào thì nhà phê bình thường muốn đưa nó vào một loại văn học có danh” [7, tr.211]. Như vậy, với quan niệm này thì tiểu thuyết lịch sử trước tiên là tiểu thuyết viết về thời quá khứ của một dân tộc, một quốc gia nào đó và điều quan trọng nó phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của người phê bình muốn xếp nó vào loại nào. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, thể loại văn học lịch sử, tiểu thuyết lịch sử được quan niệm như sau: “Các tác phẩm viết về đề tài lịch sử này có chứa đựng các nhân vật và các chi tiết hư cấu, tuy nhiên nhân vật chính và sự kiện chính thì được sáng tạo trên các sử liệu xác thực trong lịch sử, tôn trọng lời ăn tiếng nói, trang phục, phong tục, tập quán phù hợp với giai đoạn lịch sử ấy. Tác phẩm văn học lịch sử thường mượn chuyện xưa nói chuyện đời nay, hấp thu những bài học quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm với những con người và thời đại đã qua, song không vì thế mà hiện đại hóa người xưa, phá vỡ tính chân thật lịch sử của thể loại này” [20, tr.302]. Còn Từ điển văn học, tiểu thuyết lịch sử được quan niệm: “Tác phẩm tự sự hư cấu lấy đề tài lịch sử làm nội dung chính. Lịch sử trong ý nghĩa khái quát, là quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội. Các khoa học xã hội (cũng được gọi là các khoa học lịch sử) đều nghiên cứu quá khứ của loài người trong tính 13
- cụ thể và đa dạng của nó. Tuy vậy, những tiêu điểm chú ý của các sử gia lẫn các nhà văn quan tâm đến đề tài lịch sử, thường đều là sự hình thành, hưng thịnh, diệt vong của các nhà nước, những biến cố lớn trong đời sống xã hội của cộng đồng quốc gia, trong quan hệ giữa các quốc gia như chiến tranh, cách mạng..., cuộc sống và sự nghiệp của những nhân vật có ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử” [42, tr.1725]. Như vậy, tiểu thuyết lịch sử là những tác phẩm mang trọn đặc trưng của tiểu thuyết nhưng lại lấy nội dung lịch sử làm đề tài và cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. Đối tượng của tiểu thuyết lịch sử là nhân vật, sự kiện, thời kỳ hay tiến trình lịch sử. Đó có thể là một thời quá khứ xa xôi hay một thời kỳ lịch sử đặc biệt. Tiểu thuyết lịch sử đòi hỏi người viết vừa phải có kiến thức uyên bác, tỉ mỉ của một nhà sử học, lại vừa phải có khả năng sáng tạo nghệ thuật. Cho đến nay, có cả một hệ thống quan niệm về tiểu thuyết lịch sử. Trong khuôn khổ của Luận văn, người viết xin được đưa ra quan điểm về tiểu thuyết lịch sử của một số tác giả, nhà nghiên cứu và phê bình văn học sau: Alexandre Dumas, nhà tiểu thuyết lịch sử người Pháp cho rằng: “Lịch sử đối với tôi là gì? Nó chỉ là một cái đinh để tôi treo các bức họa của tôi mà thôi” [Dẫn theo 39, tr.31]. Quan điểm của Dumas rõ ràng đứng về phía hư cấu lịch sử, xem những sự kiện, nhân vật lịch sử chỉ là phương tiện để nhà văn viết tiểu thuyết và gửi gắm suy nghĩ, ý tưởng riêng của mình. Lucacs, nhà mỹ học Mác xít lớn với nhiều công trình mỹ học, trong đó có cuốn nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử khẳng định tiểu thuyết lịch sử phải có nhiệm vụ nghệ thuật hóa lịch sử: “Nhiệm vụ của tiểu thuyết lịch sử là chứng minh sự tồn tại của hoàn cảnh và nhân vật lịch sử bằng công cụ nghệ thuật” [Dẫn theo 39, tr.31]. Trong Lời đầu sách cuốn tiểu thuyết Người về chốn cũ, nhà văn Xuân Mai đã dẫn ý kiến của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều khi bàn về tiểu thuyết lịch sử. Theo Nguyễn Quang Thiều, các tác phẩm văn học về đề tài lịch sử cần phải 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 677 | 93
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 673 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 308 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 232 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 256 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 153 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
173 p | 236 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 203 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 248 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 171 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 170 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 165 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 206 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 158 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 159 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 120 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 159 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn