intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn học và Văn hoá Việt Nam: Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:124

38
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này nhằm hướng đến một cái nhìn tổng thể, toàn diện và chân thực nhất về Then của người Tày ở một địa phương cụ thể. Khám phá những giá trị sâu sắc về nội dung ý nghĩa và sáng tạo nghệ thuật chứa đựng trong những khúc hát Then Tày, tìm ra được nét độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn học và Văn hoá Việt Nam: Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––––– HÀ THỊ TẦM THEN TÀY Ở CHỢ MỚI, BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––––– HÀ THỊ TẦM THEN TÀY Ở CHỢ MỚI, BẮC KẠN Ngành: Văn học Việt Nam Mã ngành: 8.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN HẰNG PHƯƠNG THÁI NGUYÊN - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn khoa học “ Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Thái nguyên, ngày 20 tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Hà Thị Tầm Xác nhận của khoa chuyên môn Xác nhận của giáo viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Hằng Phương i
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Ban chủ nhiệm, quý thầy, cô giáo khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và quý thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập. Tác giả xin chân thành cảm ơn: Đảng ủy - UBND, phòng Văn hóa thông tin, phòng Thống kê huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn và cá nhân các ông (bà) Ma Văn Vịnh, Nguyễn Đình Mạo, Vũ Văn Đại, Nông Văn Khang, Ma Thị Nhủng, Ma Văn Tuất, Trình Văn Ngôn, Lộc Văn Vy, Nguyễn Văn Thanh... đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hằng Phương, người đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả cảm ơn tập thể lớp cao học K24 Bắc Kạn chuyên ngành Ngữ văn trường ĐHSP Thái Nguyên đã đóng góp ý kiến trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tác giả để hoàn thành luận văn này. Tác giả Hà Thị Tầm ii
  5. MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ .................................................................................................................. i Lời cam đoan .................................................................................................................ii Lời cảm ơn ................................................................................................................... iii MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................................2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................6 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................................6 5. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................7 6. Những đóng góp của luận văn ...................................................................................8 7. Bố cục của luận văn ...................................................................................................8 NỘI DUNG ...................................................................................................................9 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI TÀY, THEN TÀY Ở CHỢ MỚI, BẮC KẠN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN............................................................ 9 1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, lịch sử - xã hội, đời sống văn hóa của người Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn............................................................................................... 9 1.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................................ 9 1.1.2. Đặc điểm lịch sử - xã hội ...................................................................................10 1.1.3. Đời sống văn hóa ............................................................................................... 12 1.2. Chữ viết Tày và văn học dân gian Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn .............................. 14 1.2.1. Vài nét về chữ viết của dân tộc Tày...................................................................14 1.2.2. Văn học dân gian Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn .....................................................15 1.3. Khái quát về Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn .......................................................19 1.3.1. Khái niệm, nguồn gốc Then Tày .......................................................................19 1.3.2. Phân loại Then Tày ............................................................................................ 23 1.3.3. Diễn xướng Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn .....................................................25 iii
  6. Chương 2: THEN TÀY Ở CHỢ MỚI, BẮC KẠN NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG ......................................................................................................32 2.1. Then phản ánh tín ngưỡng tâm linh đậm màu sắc văn hóa dân tộc Tày ..............32 2.2. Then phản ánh xã hội của người Tày trong quá khứ ............................................37 2.2.1. Then phản ánh hiện thực đời sống của người Tày trong xã hội có giai cấp ......37 2.2.2. Then phản ánh ước mơ, khát vọng của người Tày trong quá khứ .....................42 2.2.3. Then thể hiện cách ứng xử giữa con người với con người trong gia đình và ngoài xã hội ..................................................................................................................44 2.3. Bức tranh không gian thiên nhiên đa chiều trong Then ......................................47 2.3.1. Then là bức tranh thiên nhiên cõi trời................................................................ 47 2.3.2. Then là bức tranh thiên nhiên cõi trần ............................................................... 52 2.3.3. Then là bức tranh thiên nhiên cõi nước ............................................................. 54 Chương 3: THEN TÀY Ở CHỢ MỚI, BẮC KẠN NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ............................................................................................... 57 3.1. Nhan đề và thể thơ ................................................................................................ 57 3.1.1. Nhan đề ..............................................................................................................57 3.1.2. Thể thơ ...............................................................................................................58 3.2. Một số biện pháp tu từ .......................................................................................... 64 3.2.1. Liệt kê ................................................................................................................65 3.2.2. So sánh ...............................................................................................................68 3.2.3. Sử dụng điển cố, điển tích .................................................................................69 3.3. Một số biểu tượng .................................................................................................72 3.3.1. Biểu tượng chim Én ........................................................................................... 72 3.3.2. Biểu tượng cây Thanh Táo ................................................................................74 KẾT LUẬN .................................................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................81 PHỤ LỤC iv
  7. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Lí do khoa học Đất nước Việt Nam có thể tự hào bởi có một nền văn hóa truyền thống vô cùng phong phú, độc đáo và đa dạng với các loại hình nghệ thuật như: nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên, quan họ Bắc Ninh, ca trù, hát xoan… được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ngoài những loại hình nghệ thuật đó, Việt Nam còn có các loại hình âm nhạc như hát Sli, hát Lượn, hát Then của dân tộc Tày… cũng vô cùng quý giá và đặc sắc. Then là di sản văn hóa độc đáo, phản ánh tập quán xã hội và tín ngưỡng của người Tày. Then còn là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian tổng hợp gồm văn học, hội họa, múa, âm nhạc. Then cũng là những khúc hát, điệu múa thuộc thể loại dân ca nghi lễ, được sử dụng trong các lễ cúng chữa bệnh, giải hạn, cầu mùa, vui chơi… Thế nhưng, những loại hình văn hóa truyền thống đó của dân tộc vẫn rất ít người biết đến. Trong thời đại giao lưu và hội nhập ngày nay, văn hóa dân tộc đang dần bị mai một, lãng quên và mất dần chỗ đứng, không ít người thờ ơ quay lưng lại với cả một kho tàng văn hóa dân tộc quý giá của quốc gia. Vì vậy việc bảo tồn và phát huy các làn điệu Then, nhất là Then Tày là một việc làm cấp thiết. Việt Bắc nói chung và Bắc Kạn nói riêng được là xem là cái nôi của những khúc hát Then. Đây là một miền đất giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Vốn văn học nghệ thuật dân gian của các dân tộc, đặc biệt là dân tộc Tày ở nơi đây rất phong phú, đa dạng và còn được lưu truyền qua chữ viết, các hoạt động thờ cúng, nghi lễ, hoạt động ca hát..v.v. Xét từ góc độ văn học, lời Then là di sản văn học dân gian tiêu biểu của người Tày. Nghiên cứu về Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn chính là tìm hiểu sâu sắc về di sản văn học dân gian đó của tộc người Tày ở một địa bàn văn hóa tiêu biểu, để từ đó có ý thức bảo tồn và phát huy Then Tày nói riêng, các loại hình nghệ thuật dân gian dân tộc thiểu số nói chung. 1.2. Lí do thực tiễn Từ việc tìm hiểu về Then Tày, tác giả luận văn thấy rằng Then Tày nói chung và Then Tày của Bắc Kạn nói riêng đã được một số nhà nghiên cứu dân gian sưu tầm 1
  8. và biên soạn thành những công trình khoa học. Đặc biệt Then Tày ở Chợ Mới hiện nay được Đảng, chính quyền rất quan tâm; nhiều nghệ nhân có ý thức lưu giữ nền văn hóa dân gian của dân tộc mình qua các bài Then. Vì vậy phong trào hát Then ở vùng đất này tương đối phát triển. Tuy nhiên, cho tới nay chúng tôi thấy chưa có một công trình nghiên cứu nào tìm hiểu một cách chuyên biệt, hệ thống về nội dung và nghệ thuật của loại hình Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn - một nơi còn lưu giữ nhiều bản Then Tày cổ, để từ đây những giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật liên quan đến hát Then có sự lan tỏa, tạo nên bản sắc riêng của cộng đồng người Tày tỉnh Bắc Kạn. Bên cạnh đó tác giả là một giáo viên dạy văn, người dân tộc Tày được sinh ra ở chính quê hương Bắc Kạn. Vì vậy việc nghiên cứu Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn còn có ý nghĩa thiết thực là phục vụ trực tiếp cho phần giảng dạy văn học địa phương sau này. Hơn nữa chúng tôi cũng mong muốn được góp một phần nhỏ bé của mình vào việc khẳng định, giữ gìn và phát huy những nét đẹp truyền thống của dân tộc Tày ở địa phương. Từ những lí do trên, chúng tôi chọn Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu về Then Tày nói chung Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, văn học của các dân tộc. Nhất là trong khi xã hội đứng trước xu thế hiện đại hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đang có nguy cơ mai một thì việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc nói chung và dân tộc Tày là một vấn đề thực sự cần thiết. Là một thể loại trong kho tàng văn hóa, văn học dân gian của dân tộc Tày, từ lâu hát Then đã nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, sưu tầm. Then Tày ở Việt Nam rất phong phú nhưng nhắc đến Then Tày, các nhà sưu tầm, nghiên cứu và những người yêu thích Then nghĩ ngay đến vùng Việt Bắc - nơi từ lâu được coi là cái nôi của văn hóa, văn học dân gian Tày. Then phát triển hầu hết ở các tỉnh thuộc vùng Việt Bắc như Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn và Bắc Kạn. Làn điệu Then của người Tày ở vùng Việt Bắc trong đó có 2
  9. Bắc Kạn đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Thời kỳ trước năm 1945 hầu như không có các công trình sưu tầm, nghiên cứu trực tiếp về Then. Sau năm 1945, các công trình nghiên cứu về Then bắt đầu xuất hiện và có xu thế tăng về số lượng. Trước hết phải kể đến cuốn Lời hát Then của tác giả Dương Kim Bội. Đây được coi là cuốn sách đầu tiên giới thiệu về lời hát Then dưới dạng nguyên bản bằng tiếng Tày. Trong tài liệu này, tác giả Dương Kim Bội đã khẳng định Then là loại hình văn học - nghệ thuật tổng hợp, vì diễn xướng Then gồm có đàn, hát, múa và trang trí [3, tr.59]. Công trình này còn khai thác mặt văn nghệ, làn điệu âm nhạc và động tác múa trong Then. Theo tác giả cuốn sách thì nội dung của các bài hát Then chủ yếu là thể hiện lòng lạc quan tin tưởng vào cuộc sống của nhân dân lao động. Tác phẩm đã góp phần to lớn khẳng định vai trò, giá trị của hát Then trong đời sống người dân tộc Tày. Có thể thấy đây là một công trình nghiên cứu về văn học dân gian có giá trị. Tuy nhiên trong cuốn sách này tác giả mới chỉ trích dịch được một phần ít ở phụ lục, chưa dịch được nhiều sang tiếng phổ thông. Hơn nữa công trình nghiên cứu này chưa bao quát được toàn bộ giá trị phần lời của Then Tày về nội dung và nghệ thuật. Mấy vấn đề về Then Việt Bắc của nhiều tác giả là công trình nghiên cứu tập hợp các bài viết về Then trên phạm vi rộng, nhiều khía cạnh của các tác giả đã nghiên cứu về Then từ trước năm 1978. Các bài viết đã đề cập đến nguồn gốc, loại hình, nghệ thuật diễn xướng, hiện thực sinh hoạt, tín ngưỡng…của Then, trong đó có bài viết của nhà nghiên cứu Lê Chí Quế về Bước đầu tìm hiểu những yếu tố hiện thực sinh hoạt và yếu tố tín ngưỡng nghi lễ. Ở bài viết này, tác giả đã khẳng định hiện thực sinh hoạt và tín ngưỡng là hai yếu tố quan trọng trong hát Then [21, tr.112]. Tiếp đến còn có một số công trình nghiên cứu về Then đã được xuất bản như: - Triều Ân, Hoàng Hưng, Dương Nhật Thanh, Nông Đức Thịnh (2000), Then Tày, những khúc hát, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. - Dương Kim Bội (1987), “Những yếu tố dân ca, ca dao trong lời Then ” (Tày, Nùng), Tạp chí Dân tộc học (số 2, tr.14-21) - Hoàng Tuấn Cư, Vi Quốc Đinh, Nông Văn Tư, Hoàng Hạc (1994), Then bách điểu, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 3
  10. - Lương Thị Đại (2014), Hát Then lên chợ mường trời (Khắp Then pay ỉn dương cươi), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. - Nông Thị Nhình (2000), Âm nhạc dân gian các dân tộc Tày, Nùng, Dao Lạng Sơn, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. - Lục Văn Pảo (1996), Bộ Then tứ Bách, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. - Hà Đình Thành (2000), “Then của người Tày - Nùng với tín ngưỡng tôn giáo dân gian”, Tạp chí văn hóa nghệ thuật (số 5, tr 35 - 39). - Ngô Đức Thịnh (2002), “Then - một hình thức Shaman của Dân tộc Tày ở Việt Nam”, Tạp chí văn hóa dân gian. Các cuốn sách trên là những công trình nghiên cứu, sưu tầm có giá trị về Then Tày. Ở đó, các tác giả chú ý đến một số hình thức sinh hoạt tín ngưỡng Then Tày và đời sống của những ông Then, bà Then, đặc biệt là vai trò của Then trong đời sống tâm linh của người Tày. Các công trình cũng đã tập hợp được một số khúc hát Then hành lễ, có lời giới thiệu về nội dung, nghệ thuật và đặc điểm nghi lễ gắn với khúc hát Then . Trong cuốn Lễ cầu tự của người Tày ở Cao Bằng, tác giả Triệu Thị Mai đã chỉ rõ sự tin tưởng vào thế giới thần linh trong việc chữa bệnh, cầu tự của người Tày mặc dù khoa học ngày nay phát triển[18, tr.79]. Niềm tin về khả năng mượn lời Then để cúng chữa bệnh này cũng tồn tại ở Chợ Mới, Bắc Kạn. Năm 2010 nhà Nghiên cứu Nguyễn Thị Yên công bố công trình sưu tầm, nghiên cứu về Then Tày. Có thể nói đây là một trong công trình tiêu biểu, có tính toàn diện về Then của người dân tộc Tày. Công trình đã khái quát, nhìn nhận, đánh giá về Then và mô tả diễn biến buổi lễ Then cấp sắc cho ông Nguyễn Văn Ngời tại bản Phú Nà, xã Tự Do, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng có đầy đủ tuần tự từng lời, bước, đoạn, chương trong Then cấp sắc. Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra được bản chất của Then. Then là một loại hình văn nghệ dân gian, đồng thời cũng là một biểu hiện của tín ngưỡng dân gian. Hai yếu tố đó hòa quyện vào nhau tạo nên nét đặc sắc riêng của loại hình nghệ thuật này. Sự nghiên cứu trên còn tập trung vào khía cạnh văn hóa khác của Then Tày như mối quan hệ với Mo, Tào, Pụt, các bước thực hiện nghi lễ Then, cách diễn xướng trong Then, vấn đề văn hóa tín ngưỡng của Then …vv. Có thể thấy 4
  11. các công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp đáng kể trong việc sưu tầm, giới thiệu và nghiên cứu Then . 2.2. Lịch sử nghiên cứu về Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn Trong 7 dân tộc anh em sinh sống ở Bắc Kạn, người Tày chiếm đa số với gần 60%. Then được coi như một loại hình diễn xướng dân gian đặc trưng của người Tày ở Bắc Kạn. Hiện nay, hát Then đã được lên kế hoạch lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tuy nhiên, cho đến nay các công trình khoa học nghiên cứu về Then Tày ở Bắc Kạn còn rất ít ỏi. Trong khóa luận tốt nghiệp cử nhân văn hóa của mình, tác giả Vũ Thị Nhung đã nghiên cứu về Then cầu an của người Tày ở Dương Quang, Bắc Kạn. Ở khóa luận này, tác giả đã chỉ ra được vai trò của Then cầu an trong đời sống xã hội của người Tày ở một địa phương là xã Dương Quang, Bắc Kạn. Ngoài ra công trình khoa học này cũng đã đề cập khá sâu sắc đến giá trị của Then cầu an về các mặt văn học, nghệ thuật và xã hội [27, tr. 59]. Đây cũng là công trình có nhiều đóng góp trong việc giữ gìn và bảo tồn Then cầu an nói riêng và bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở địa phương nói chung. Riêng về Then Tày của huyện Chợ Mới, Bắc Kạn, những người đặc biệt có công sưu tầm, biên soạn là các tác giả Ma Văn Vịnh, Nguyễn Văn Quyền ở xã Yên Cư, huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn. Ông Ma Văn Vịnh vốn là một nhà giáo đã nghỉ hưu, còn ông Nguyễn Văn Quyền là Pháp thư tự pháp Phong (người được cấp sắc để chuyên hát Then nghi lễ). Xuất phát từ niềm say mê Then và mong muốn gìn giữ nền văn hóa, văn học dân gian của dân tộc nên đến nay các tác giả nói trên đã có nhiều công trình sưu tầm, biên soạn về Then có giá trị. Trong đó gồm tuyển tập Văn hóa tín ngưỡng Tày, các bài Then nghi lễ, cúng chữa bệnh “cứu nhân độ thế” gồm 71 bài Then ; tuyển tập Văn hóa tín ngưỡng Tày, các bài Then nghi lễ cấp sắc, tăng sắc gồm 82 bài. Các công trình trên được hai tác giả Ma Văn Vịnh, Nguyễn Văn Quyền ở xã Yên Cư, huyện Chợ Mới, Bắc Kạn sưu tầm và biên soạn. Ngoài ra còn có tuyển tập Then sa hoa cổ của người Tày do tác giả Ma Văn Vịnh sưu tầm và biên soạn, hoàn thành vào tháng 5 năm 2015. Tác giả của các công trình nghiên cứu này khẳng định Then xuất phát từ tín ngưỡng tâm linh của người Tày [44, tr 5] và chủ yếu khái lược về Then Tày từ góc độ tín ngưỡng tâm linh. Ngoài ra ở những tài liệu 5
  12. trên, các tác giả còn sưu tầm được một số lượng đáng kể các bài Then Tày vốn được lưu truyền trong dân gian và đã được dịch ra tiếng Việt. Tuy rằng đây là những công trình rất có giá trị trong việc sưu tầm và giữ gìn các văn bản Then nhưng nhìn từ góc độ văn học, các tác giả chưa chú ý đến giá trị về nội dung và nghệ thuật của lời hát Then . Qua việc tìm hiểu, chúng tôi thấy thực tế đã nhiều công trình nghiên cứu về Then. Các công trình nghiên cứu ấy chủ yếu khám phá giá trị của Then ở góc độ tín ngưỡng hoặc dưới góc độ nghệ thuật. Tuy đã có những nhà khoa học bàn cụ thể về Then cầu an hay Then cấp sắc trong hệ thống Then Tày nói chung nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện về loại hình dân ca này ở góc độ văn học, nhất là đối với Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài này nhằm hướng đến một cái nhìn tổng thể, toàn diện và chân thực nhất về Then của người Tày ở một địa phương cụ thể. Khám phá những giá trị sâu sắc về nội dung ý nghĩa và sáng tạo nghệ thuật chứa đựng trong những khúc hát Then Tày, tìm ra được nét độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn. Hệ thống hóa một số tài liệu cơ bản về Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn để nghiên cứu và phục vụ trực tiếp cho quá trình dạy học chương trình văn học địa phương. Góp phần gìn giữ, bảo tồn một hình thức sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật dân gian tốt đẹp của dân tộc Tày trong đời sống dân gian. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu một số vấn đề lý luận và thực tế liên quan đến đề tài. Sưu tầm, tập hợp, tìm hiểu các lời hát Then với một số loại hình văn hóa nghệ thuật, tập tục, tín ngưỡng có liên quan đến đề tài đang lưu truyền trong đời sống dân gian. Khảo sát, thống kê, phân tích, lý giải lời Then và một số vấn đề có liên quan đến giá trị nội dung, nghệ thuật đặc trưng của nó. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng chủ yếu của luận văn là những bài Then được sưu tầm ở Chợ Mới, Bắc Kạn. 6
  13. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi tư liệu nghiên cứu: Văn bản Văn hóa tín ngưỡng Tày, các bài Then nghi lễ, cúng chữa bệnh “cứu nhân độ thế” gồm 71 bài và Văn hóa tín ngưỡng Tày, các bài Then nghi lễ cấp sắc, tăng sắc gồm 82 bài do nhóm tác giả Ma Văn Vịnh và Nguyễn Văn Quyền sưu tầm và biên soạn, hoàn thành và xuất bản vào tháng 8 năm 2014; Then sa hoa cổ của người Tày do tác giả Ma Văn Vịnh sưu tầm và biên soạn, hoàn thành vào tháng 5 năm 2015. Văn bản Then Tày do chính tác giả sưu tầm qua các nghệ nhân ở xã Bình Văn, Nông Hạ và một số địa phương lân cận trong tỉnh Bắc Kạn. Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Trong điều kiện và khuôn khổ một luận văn Thạc sĩ, chúng tôi chủ yếu đi sâu tìm hiểu những giá trị tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của Then Tày được lưu truyền ở Chợ Mới, Bắc Kạn trên phương diện văn bản, đặt trong môi trường diễn xướng. 5. Phương pháp nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi có ứng dụng phương pháp tiếp cận theo quan điểm ngữ văn học, tức là dựa vào thành tố ngôn từ, cụ thể là lời Then để phân tích. Tuy nhiên, đây là một loại hình dân ca nghi lễ nên không thể tách khỏi đời sống văn hóa của dân tộc Tày. Do vậy, khi tiếp cận vấn đề nghiên cứu chúng tôi chú ý đến việc tiếp cận liên ngành, xem xét đối tượng từ nhiều góc độ, ngành khoa học khác nhau. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi sử dụng các phương pháp cụ thể sau: Phương pháp Điền dã văn học: chúng tôi sử dụng để sưu tầm những lời hát Then và tìm hiểu Then trong đời sống dân gian, phục vụ cho việc nghiên cứu. Khảo sát, thống kê: đây là phương pháp chúng tôi sử dụng để có được số liệu chính xác về các bài hát Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn, tạo cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo, đưa ra những con số thống kê về một số đặc điểm nghệ thuật, tần số xuất hiện của những hình ảnh biểu tượng và khả năng biểu đạt của chúng. Phân tích tổng hợp: từ kết quả khảo sát, thống kê, chúng tôi tiến hành phân tích và đưa ra nhận xét, đánh giá về giá trị nội dung cũng như những yếu tố nghệ thuật của Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn. 7
  14. So sánh đối chiếu: chúng tôi sử dùng phương pháp này để làm nổi bật nét đặc sắc của Then Tày, đồng thời, tìm ra được những điểm tương đồng, khác biệt, mang màu sắc địa phương của Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn với địa phương khác trong tỉnh (Ba Bể, Bạch Thông - Bắc Kạn). 6. Những đóng góp của luận văn Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật trong lời hát Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn. Trong quá trình điền dã, khảo sát, nghiên cứu, tác giả luận văn đã thu thập được một số lượng đáng kể những bài Then Tày còn được lưu truyền trong đời sống dân gian ở Chợ Mới, Bắc Kạn. Khảo sát thực tế trên là cơ sở khoa học để tác giả luận văn bước đầu đề xuất hướng bảo tồn và phát huy giữ gìn nét đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc Tày nói chung trong đó có dân tộc Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn được trình bày trong ba chương: Chương 1: Tổng quan về người Tày, Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn và một số vấn đề lí luận Chương 2: Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn nhìn từ phương diện nội dung Chương 3: Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn nhìn từ phương diện nghệ thuật 8
  15. NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI TÀY, THEN TÀY Ở CHỢ MỚI, BẮC KẠN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN 1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, lịch sử - xã hội, đời sống văn hóa của người Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Từ xa xưa Bắc Kạn đã nổi tiếng là một vùng đất giàu đẹp và nên thơ, đồng bào các dân tộc tỉnh Bắc Kạn vẫn truyền lại hai câu ca dao quen thuộc: Bắc Kạn có suối đãi vàng Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh. Nằm ở phía Nam tỉnh Bắc Kạn, huyện Chợ Mới có một vị trí địa lý tương đối thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa: phía bắc giáp huyện Bạch Thông và thị xã Bắc Kạn, đông giáp huyện Na Rì, tây giáp huyện Định Hóa, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) và huyện Chợ Đồn, nam giáp các huyện Phú Lương, Đồng Hỷ, Võ Nhai (tỉnh Thái Nguyên)[17, tr. 48]. Huyện Chợ Mới nằm trong khu vực thấp của tỉnh Bắc Kạn, độ cao trung bình dưới 300m, có địa hình đồi xen kẽ núi thấp, nhiều thung lũng, sông suối. Độ dốc trung bình từ 15 - 25o, thuận lợi cho canh tác nông lâm nghiệp kết hợp, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày và lâm nghiệp. Huyện Chợ Mới có hệ thống đường giao thông đi lại thuận tiện. Trục đường Quốc lộ 3 chạy dọc theo chiều dài của huyện, đi qua 6 xã, thị trấn. Ngoài ra còn hệ thống đường liên xã tạo thành một mạng lưới giao thông phục vụ nhu cầu đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân các dân tộc trong vùng. Đây là một thuận lợi lớn, góp phần thúc đẩy giao lưu và phát triển kinh tế, khai thác các thế mạnh của huyện, đặc biệt là nguồn lợi từ rừng và tài nguyên du lịch. Sông Cầu là con sông lớn chảy qua địa phận Chợ Mới, đồng thời cũng là con sông lớn nhất tỉnh. Sông Cầu bắt nguồn từ nhiều con suối chảy từ địa phận xã Ngọc Phái, Phương Viên huyện Chợ Đồn, nơi có những đỉnh núi cao trên 1000 m, có đỉnh cao tới 1328m (thuộc xã Ngọc Phái)[17, tr. 75]. Tuy nhiên, khi chảy qua địa phận 9
  16. huyện Chợ Mới, dòng sông rộng, ít thác ghềnh. Vì thế, sông Cầu là tuyến đường thuỷ quan trọng phục vụ vận tải liên huyện và liên tỉnh, nối Chợ Mới với các tỉnh khác. Lưu lượng dòng chảy lớn, sông Cầu có vai trò quan trọng trong đời sống dân cư của hầu hết các xã trong huyện, mang tới nguồn thủy lợi dồi dào, đường giao thông ngược xuôi, nguồn thủy sản phong phú. Đặc biệt, sông Cầu bồi đắp cho các xã dọc lưu vực một lớp phù sa màu mỡ để phát triển nông, lâm nghiệp. Khí hậu huyện Chợ Mới mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình cả năm từ 210 C - 230 C, ở tất cả các địa phương trong tỉnh nhiệt độ trung bình cả năm cũng đều trên 200 C [17, tr. 66]. Theo báo cáo của Chi cục thống kê huyện Chợ Mới thì lượng mưa của huyện thuộc loại trung bình 1.500 - 1.510 mm/năm. Các tháng có lượng mưa lớn là tháng 7 và 8, có khi mưa tới 100mm/ngày. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm tới 75 - 80% lượng mưa cả năm. Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mỗi năm có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông[5]. Mùa hạ có gió mùa đông nam, mùa đông có gió mùa đông bắc, trời giá rét, nhiều khi có sương muối, gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng và gia súc nhưng lại là điều kiện để phát triển các loại cây ưa lạnh như cây gừng, hồi, quế... Những điều kiện tự nhiên như trên đã tác động không nhỏ đến đời sống vật chất lẫn tinh thần của đồng bào Tày ở nơi đây. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên ấy cũng để lại những dấu ấn sâu đậm trong Then đặc biệt là các bài Then Bách Điểu, Bách Thú, Bách Hoa... 1.1.2. Đặc điểm lịch sử - xã hội Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, tỉnh Bắc Kạn nói chung và huyện Chợ Mới nói riêng đã phải trải qua những bước thăng trầm và các giai đoạn cách mạng khác nhau, nhất là về mặt địa giới hành chính. Vào thời các vua Hùng dựng nước, vùng đất Bắc Kạn hiện nay thuộc đất bộ Vũ Định, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Trong sách “Dư địa chí”, Nguyễn Trãi đã xác định: “ Vũ Định là phên giậu thứ hai về phương bắc”[17, tr. 7]. Từ thời Đinh, Tiền Lê, Chợ Mới nằm trong châu Thái Nguyên, sau đó đổi thành tỉnh Thái Nguyên vào năm Minh Mạng thứ 12 (1831). Từ năm 1965 đến 1997 có 9 xã và 1 thị trấn phía nam của Bạch Thông sát nhập về huyện Phú Lương (Nông 10
  17. Hạ, Nông Thịnh, Thanh Bình, Yên Đĩnh, Như Cố, Quảng Chu, Bình Văn, Yên Hân, Yên Cư và thị trấn Chợ Mới). Để đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của các dân tộc và sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ đổi mới, ngày 6-11-1996, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX kỳ họp thứ 10 đã phê chuẩn việc phân chia lại địa giới hành chính của một số tỉnh, trong đó chia tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn[17, tr. 12]. Theo đó tỉnh Bắc Kạn được tái thành lập và ra mắt ngày 01 tháng 01 năm 1997. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, Bạch Thông tiếp nhận 9 xã phía Bắc của huyện Phú Lương (gồm các xã Nông Thịnh, Nông Hạ, Yên Hân, Yên Cư, Thanh Bình, Bình Văn, Như Cố, Yên Đĩnh, Quảng Chu) và thị trấn Chợ Mới. Đến ngày 6 tháng 7 năm 1998 Chính phủ ban hành nghị định số 46 thành lập huyện Chợ Mới trên cơ sở tách huyện Bạch Thông thành hai đơn vị hành chính là huyện Bạch Thông và huyện Chợ Mới[17, tr. 13]. Theo số liệu thống kê tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2016, huyện có tổng diện tích tự nhiên là 60.651 ha, số dân là 39.648 người, gồm 16 đơn vị hành chính (15 xã và 01 thị trấn). Huyện Chợ Mới là nơi sinh sống của 8 dân tộc anh em: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mông, Hoa, Sán Chay, Sán Chí. Trong đó, dân tộc Tày chiếm 57,21% tổng dân số có trong địa bàn. Người Tày ở Chợ Mới phân bố rải rác trên toàn huyện, trong đó chủ yếu sống tập trung ở các xã như Quảng Chu, Nông Hạ, Yên Cư, Cao Kỳ, Hòa Mục, Yên Hân, Bình Văn [5]. Người Tày thường sống sống quần tụ thành từng thôn bản ở chân núi, sườn đồi, những nơi có địa hình bằng phẳng và ven các con suối nhỏ. Điều này đã để lại dấu ấn trong các tên làng, tên bản như Nà Mố, Nà Khon, Roỏng Tùm, Khe Thỉ, Khe Lắc….Nền kinh tế chủ yếu của người Tày ở Chợ Mới là sản xuất nông nghiệp. Người Tày là cư dân sống trên đất Bắc Kạn từ rất sớm, người Trung Quốc gọi người Tày là “ Pủn Tày nhằn” (người bản địa), họ cũng gọi là “Thủ nhằn” (người Thổ) [17, tr. 108]. Riêng người Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn được tạo nên từ hai bộ phận chính là: người bản địa từ thời nguyên thủy, người Tày gốc Kinh ở miền xuôi lên. Hai bộ phận hợp thành một, giữ vai trò chủ chốt là người Tày bản địa, nhưng chính bộ phận còn lại đã tạo nên sự bổ sung cần thiết để tạo nên bản sắc dân tộc Tày. 11
  18. Dù chiếm ưu thế nhưng người Tày luôn thể hiện sự tôn trọng, tiếp thu có chọn lọc nền văn hóa của các dân tộc anh em khác, sống đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua mọi khó khăn thử thách, hướng tới xây dựng bản làng, quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy hầu hết các bài Then cổ đều được những người dân tộc Tày bản địa sưu tầm và lưu giữ nhất là khu vực các xã Yên Cư, Yên Hân, Bình Văn, Nông Hạ, Cao Kỳ… của huyện Chợ Mới, Bắc Kạn. 1.1.3. Đời sống văn hóa Cũng như người Tày ở những địa phương khác, người Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn có một đời sống văn hóa vật chất lẫn tinh thần hết sức đa dạng và giàu bản sắc. Về kiến trúc, có thể thấy không gian sinh hoạt và văn hóa của người Tày hầu hết gắn với ngôi nhà sàn (rườn chạn). Từ xa xưa, người Tày vốn thường cư trú ở miền núi, chân ruộng bậc thang, bên các khe suối nên họ dựng nhà sàn để ở vừa để đảm bảo thuận lợi cho sinh hoạt vừa để đối phó với thiên nhiên. Cấu trúc ngôi nhà của người Tày là nhà sàn 4 mái (2 mái to, 2 mái nhỏ), ngôi nhà hình chữ nhật, hết thảy đều có cầu thang lên nhà, cửa chính bao giờ cũng mở về hướng nước chảy đến, giữa nhà là bếp lửa dùng để sưởi và đun nấu, nhà nào cũng có bàn thờ tổ tiên [17, tr. 108]. Người Tày cũng rất quan tâm đến việc chọn hướng nhà. Hầu như nhà sàn nào cũng chọn thế phía sau dựa vào núi, phía trước nhà quay xuống vườn, ruộng, khe suối… Đối với gia đình người Tày, chỗ ăn, chỗ ngủ, chỗ ở của mọi thành viên trong gia đình đều gắn liền với ngôi nhà sàn. Mặt bằng sàn là nơi quan trọng, thể hiện đậm nét sinh hoạt và tôn ti trật tự trong gia đình. Hiện nay do nhiều yếu tố của đời sống hiện đại, tính kinh tế, tiện ích…vv nên một số gia đình ở đây cũng đã chuyển sang xây dựng nhà đất, nhà gạch, nhưng nhìn chung, nhà sàn truyền thống vẫn được ưa chuộng. Có thể thấy nhà sàn đã gắn bó với đời sống sinh hoạt, nghi lễ, phong tục tập quán của người Tày từ bao đời nay. Ngôi nhà sàn cũng là địa điểm, không gian diễn xướng chủ yếu của những lời hát Then, tạo nên một nét văn hóa độc đáo của con người nơi đây. Trang phục truyền thống của người Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn cũng giống như nhiều nơi khác thường mặc quần áo bằng vải sợi bông, phụ nữ Tày đầu vấn khăn, mặc áo dài đến bắp chân, ống tay hẹp, xé nách và cài cúc ở bên phải, thắt lưng bằng vải, tất cả đều được nhuộm màu chàm [17, tr. 108]. Trang phục nói trên được gọi là 12
  19. áo chàm. Áo chàm gắn bó với đời sống sinh hoạt của người Tày và đi vào các lời hát Then một cách dung dị, tinh tế. Áo chàm của người Tày không có những hoa văn cầu kì như trang phục của một số dân tộc khác nhưng vẫn có những nét đẹp rất riêng. Chiếc áo chàm dành cho phụ nữ Tày có dáng gần giống với chiếc áo dài truyền thống của dân tộc Việt. Những người phụ nữ khi mặc áo chàm có thể kết hợp với phụ kiện là chiếc vòng (kiềng) bằng bạc…vừa tạo nên sự duyên dáng vừa có nét sang trọng rất riêng. Áo chàm dành cho nam giới được may ngắn trên đầu gối và cài cúc ở giữa. Ngày nay, trong sự hội nhập và phát triển của xã hội, những bộ trang phục áo chàm đã ít dần đi. Áo chàm chỉ còn xuất hiện chủ yếu trong các lễ hội, biểu diễn văn nghệ, trong đó có hát Then. Áo chàm truyền thống luôn là nét văn hóa độc đáo và là niềm tự hào của người Tày. Văn hóa ẩm thực của người Tày cũng có những nét riêng độc đáo mang đậm sắc thái giao thoa, hội tụ. Cuộc sống của người Tày thường gắn bó với thiên nhiên, gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp (trồng lúa, ngô, khoai sắn…). Do đó, văn hóa ẩm thực của người Tày gắn liền với các sản vật thu được từ chính cuộc sống nông nghiệp đó. Ngày tết Nguyên Đán, người Tày có tục gói bánh chưng dài (bánh Tày), bánh gio. Ngoài ra, người Tày còn xay gạo nếp thành bột mịn để làm bánh khảo (pẻng cao), “chà lam”, “khẩu théc”, “khẩu thuy”… để bày trên bàn thờ và mời khách. Vào dịp tết Thanh Minh (3/3), người Tày có món bánh bánh dậm (péng tải), bánh trứng kiến rất đặc trưng. Đồng bào Tày còn chế biến ra nhiều loại bánh từ gạo nếp và các nguyên vật liệu có sẵn từ tự nhiên như bánh sừng bò (péng coóc mò), bánh củ chuối, bánh lá ngải, “khẩu nua lài”, xôi trám đen, cơm lam (khẩu lam)... Thức uống truyền thống của người Tày là chè và rượu, nhất là các dịp lễ tết và hát Then, đặc biệt là Then nghi lễ. Văn hóa ẩm thực ấy đã để lại dấu ấn sâu sắc trong đời sống tinh thần của người Tày. Có lẽ vì vậy mà trong các nghi lễ hát Then không thể thiếu cơm tẻ, các loại bánh chay làm từ cơm nếp, rượu… và hát Then còn có bài gọi là Lẩu Then (Rượu Then ). Người Tày rất coi trọng văn hóa tinh thần. Văn hóa ấy được biểu hiện rõ nét thông qua nền văn học dân gian với những thể loại như truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, tục ngữ, hát ru…đặc biệt là hát Then. Hát Then của người Tày, Nùng có thể xem là một cuộc diễn xướng trường ca mang màu sắc tín ngưỡng[17, tr. 26]. Hàng 13
  20. năm trong các lễ hội truyền thống, các hội diễn văn nghệ, người Tày đều có các tiết mục tham gia, trong đó hầu như đều có thể loại Then. Ngoài ra hiện nay rất nhiều xã trong huyện còn có các câu lạc bộ văn hóa văn nghệ hoạt động thường xuyên, có nơi còn thành lập được câu lạc bộ Then chuyên sưu tầm, lưu giữ những văn bản Then cổ, điển hình là câu lạc bộ Then bản Tinh ở xã Yên Cư. Được sự quan tâm của các cấp chính quyền, nhiều nghệ nhân trong huyện còn được trực tiếp tham gia Liên hoan dân ca Việt Nam khu vực phía Bắc. Ngoài ra người Tày còn có hát Pụt, hát thơ lẩu, hát lượn... Tất cả tạo nên nét văn hóa rất riêng của dân tộc Tày. Đồng bào Tày có quan niệm rằng, thế giới gồm ba tầng: thượng giới, trần gian và âm phủ. Người có thể đi lại trong ba cõi ấy là các Pháp thư đã được Ngọc Hoàng cấp sắc. Con người ta khi chết đi thì hồn gọi là phi (ma). Ma thì có ma lành và ma dữ. Ma lành thì được thờ phụng để phù hộ, ma dữ nếu quấy nhiễu thì phải cúng tế, xua ma đuổi tà. Công việc này không chỉ thực hiện bởi người trong gia đình mà còn được thông qua tầng lớp thầy cúng (bao gồm cả các ông Then, bà Then ). Đồng bào Tày coi trọng việc thờ cúng, người Tày thờ tổ tiên, các vị thần cai quản gia đình và bản mường...mong có cuộc sống ấm no, công bằng, bác ái. Những nét riêng trong đời sống tinh thần ấy để lại dấu ấn đậm nét trong lời hát Then, nhất là Then nghi lễ của người Tày. Trong sự nghiệp phát triển và đổi mới đất nước, văn hoá truyền thống của dân tộc Tày có điều kiện bảo tồn và phát huy bản sắc của dân tộc mình, đồng thời cũng có cơ hội để tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác, tạo nên một đời sống tinh thần phong phú, đa dạng. 1.2. Chữ viết Tày và văn học dân gian Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn 1.2.1. Vài nét về chữ viết của dân tộc Tày Dân tộc Tày là một trong số ít các dân tộc ở nước ta có chữ viết riêng. Tiếng nói và chữ viết của dân tộc Tày cũng là một loại hình văn hóa cần được giữ gìn. Người Tày xưa cũng dùng bộ kí tự chữ Nôm để ghi âm chữ viết. Tuy nhiên khi người Việt biết dùng kí tự La tinh thì người Tày cũng dùng loại chữ này để viết tiếng Tày. Ở huyện Chợ Mới, các quyển sách Then nghi lễ được viết bằng chữ Nôm và từ những năm 1900. Nhưng những bài đó không hoàn chỉnh bằng các văn bản viết bằng bộ chữ Tày - Nùng được ban hành sau này chủ yếu dựa vào bộ chữ cái La tinh. Hiện nay các sách hát, các bài mo 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2