Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ, Văn học và Văn hóa Việt Nam: Thu thập tư liệu tiếng Xinh Mun – Ngôn ngữ mai một ở Việt Nam
lượt xem 5
download
Trình bày các nguyên tắc cơ bản của việc thu thập tư liệu ngôn ngữ (Language Documentation) có nguy cơ mai một và áp dụng các nguyên tắc đó vào việc thu thập tư liệu ngôn ngữ Xinh Mun Ở Việt Nam; số hóa tư liệu về ngôn ngữ và cộng đồng Xinh Mun ở Việt Nam; trình bày những đặc điểm chính về cấu trúc và chức năng ngôn ngữ Xinh Mun ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ, Văn học và Văn hóa Việt Nam: Thu thập tư liệu tiếng Xinh Mun – Ngôn ngữ mai một ở Việt Nam
- ` ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––––––– HOÀNG ĐỨC HUYÊN THU THẬP TƯ LIỆU TIẾNG XINH MUN – NGÔN NGỮ MAI MỘT Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2019
- ` ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG ĐỨC HUYÊN THU THẬP TƯ LIỆU TIẾNG XINH MUN – NGÔN NGỮ MAI MỘT Ở VIỆT NAM Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã số: 8.22.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Văn Lợi THÁI NGUYÊN - 2019
- ` LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả đưa ra là hoàn toàn trung thực. Những kết luận khoa học nêu trong luận văn chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Nếu phát hiện có sự gian lận, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Tác giả luận văn Hoàng Đức Huyên Xác nhận của khoa chuyên môn Xác nhận của người hướng dẫn GS.TS Nguyễn Văn Lợi i
- ` LỜI CẢM ƠN Hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này, đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến GS.TS Nguyễn Văn Lợi đã nhiệt tình, tận tâm hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp. Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy, cô giáo Bộ môn Ngôn ngữ, Khoa Ngữ văn, Phòng Đào tạo (Bộ phận Sau đại học) đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên. Em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, các anh chị em, bạn bè lớp Ngôn ngữ Việt Nam K25 đã nhiệt tình giúp đỡ và ủng hộ, động viên em trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học còn chưa nhiều nên nghiên cứu vẫn còn nhiều điểm chưa được hoàn chỉnh, vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn. Tác giả luận văn Hoàng Đức Huyên ii
- ` MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................iv DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................v DANH MỤC HÌNH ẢNH ......................................................................................... viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ.............................................................................................. vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................ 5 1.1. Ngôn ngữ có nguy cơ tiêu vong ..........................................................................5 1.1.1. Tình hình ngôn ngữ mai một trên thế giới ...................................................5 1.1.2. Tình hình ngôn ngữ mai một ở Việt Nam ....................................................7 1.2. Tư liệu hóa ngôn ngữ (Language Documentation) .............................................9 1.2.1. Thu thập tư liệu ngữ âm – từ vựng ............................................................. 11 1.2.1.1. Ngữ âm học và âm vị học ....................................................................11 1.2.1.2. Nguyên âm, phụ âm và thanh điệu ......................................................12 1.2.1.3. Các bước thu thập tư liệu ngữ âm – từ vựng .......................................13 1.2.2. Thu thập tư liệu ngữ pháp ..........................................................................16 1.2.2.1. Ngữ pháp, ngữ pháp học và các khái niệm liên quan .......................... 16 1.2.2.2. Các bước thu thập tư liệu ngữ pháp .....................................................19 1.2.3. Xử lí và phân tích tư liệu ............................................................................20 1.2.4. Thu thập tư liệu ngôn ngữ học xã hội ........................................................ 23 1.3. Khái quát về dân tộc Xinh Mun và tiếng Xinh Mun.........................................25 1.3.1 Khái quát về dân tộc Xinh Mun ..................................................................25 1.3.2. Tiếng Xinh Mun ......................................................................................... 28 iii
- ` 1.3.3. Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ Xinh Mun ................................................29 * Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................31 Chương 2: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC TIẾNG XINH MUN Ở VIỆT NAM 32 2.1. Đặc điểm ngữ âm tiếng Xinh Mun....................................................................32 2.1.1. Cấu trúc của từ âm vị học tiếng Xinh Mun ................................................32 2.1.2. Phụ âm tiếng Xinh Mun .............................................................................34 2.1.2.1. Phụ âm đầu .......................................................................................... 34 2.1.2.2. Phụ âm cuối ......................................................................................... 41 2.1.3. Nguyên âm tiếng Xinh Mun .......................................................................44 2.1.4. Thanh điệu tiếng Xinh Mun .......................................................................50 2.2. Đặc điểm từ vựng tiếng Xinh Mun ...................................................................52 2.3. Đặc điểm ngữ pháp tiếng Xinh Mun .................................................................53 2.3.1. Câu đơn ......................................................................................................53 2.3.2. Câu phức .....................................................................................................55 2.3.3. Câu theo mục đích phát ngôn .....................................................................56 2.3.3.1. Câu hỏi .................................................................................................56 2.3.3.2. Câu cầu khiến ......................................................................................57 2.3.3.3. Câu cảm thán .......................................................................................57 * Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................57 Chương 3: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGÔN NGỮ Ở CỘNG ĐỒNG XINH MUN Ở VIỆT NAM ..................................................................................................................59 3.1. Đối tượng khảo sát ............................................................................................ 59 3.2. Khả năng giao tiếp ngôn ngữ của người Xinh Mun..........................................61 3.2.1. Khả năng sử dụng ngôn ngữ của người Xinh Mun ....................................61 3.2.2 Phạm vi sử dụng ngôn ngữ của người Xinh Mun .......................................62 3.3. Thực trạng truyền thừa ngôn ngữ của người Xinh Mun ...................................67 3.3.1. Sự truyền thừa tiếng mẹ đẻ .........................................................................67 3.3.2. Dạy học ngôn ngữ khác ở người Xinh Mun ...............................................69 iv
- ` 3.4. Thái độ ngôn ngữ của người Xinh Mun ............................................................ 70 3.5. Nguyện vọng về phạm vi giao tiếp ngôn ngữ của người Xinh Mun ................72 * Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................75 KẾT LUẬN..................................................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 79 v
- ` DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Kí hiệu Ý nghĩa Ví dụ CTV cộng tác viên DTTS dân tộc thiểu số CN chủ ngữ VN vị ngữ TN trạng ngữ ÂTP âm tiết phụ ÂTC âm tiết chính [] phiên âm ngữ âm học [daŋ], [hɔt] // phiên âm âm vị học /h/, /ŋ/, /ʔ/ iv vi
- ` DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Bảng phiên âm quốc tế IPA năm 2015 .......................................................14 Bảng 2.1 Hệ thống phụ âm đầu tiếng Xinh Mun theo T. Pogibenko .......................... 34 Bảng 2.2 Hệ thống phụ âm cuối tiếng Xinh Mun theo T. Pogibenko ......................... 41 Bảng 2.3 Hệ thống nguyên âm tiếng Xinh Mun theo T. Pogibenko ........................... 45 Bảng 3.1: Khảo sát trình độ học vấn phân theo nghề nghiệp tìm hiểu thái độ ngôn ngữ...60 Bảng 3.2: Khảo sát trình độ học vấn phân theo nghề nghiệp tìm hiểu tình hình sử dụng ngôn ngữ .............................................................................................................60 Bảng 3.3: Khảo sát khả năng ngôn ngữ của người Xinh Mun theo độ tuổi ...............61 Bảng 3.4: Khảo sát thực trạng truyền thừa ngôn ngữ Xinh Mun theo độ tuổi ...........67 Bảng 3.5: Khảo sát hình thức dạy tiếng dân tộc mình ................................................67 Bảng 3.6: Khảo sát dạy tiếng dân tộc mình cho thế hệ sau ........................................68 Bảng 3.7: Khảo sát thực trạng truyền thừa ngôn ngữ khác theo độ tuổi ....................69 Bảng 3.8: Khảo sát thái độ của người dân tộc Xinh Mun đối với tiếng mẹ đẻ ...........71 Bảng 3.9: Khảo sát nguyện vọng về phạm vi giao tiếp của người Xinh Mun ............72 vii v
- ` DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Máy ghi âm zoom h2n .................................................................................16 Hình 1.2: Các thông số âm học của các từ (âm tiết) tiếng Xinh Mun được phân tích bằng chương trình Speech Analyzer (SA) ...................................................................21 Hình 1.3: Các thông số âm học của thanh điệu tiếng Xinh Mun bằng chương trình WIN CECIL .................................................................................................................22 Hình 1.4: Các thông số âm học của từ (âm tiết) tiếng Xinh Mun được phân tích bằng chương trình PRAAT ...................................................................................................23 Hình 2.1: Sóng âm, cường độ, trọng âm, cấu trúc formant âm tiết “trời” – [kɤ32 tul32] ......................................................................................................................................33 Hình 2.2: Sóng âm, cường độ, trọng âm, từ “nhẹ” – [hɤ32 zar35] .............................. 34 Hình 2.3: Sóng âm, cường độ, cao độ, thanh phổ của âm tiết /ɓɤ32/ (lá) ....................37 Hình 2.4: Sóng âm, cường độ, cao độ, thanh phổ của âm tiết /ɗɔi̯ 32/ (bát) .................38 Hình 2.5: Sóng âm, diễn tiến formant, cường độ của âm tiết [zieŋ32] (nhà) .............47 Hình 2.6: Sóng âm, diễn tiến formant, cường độ của âm tiết [lɯɤŋ32] (vàng) ...........48 Hình 2.7: Sóng âm, diễn tiến formant, cường độ của âm tiết [suon32] (vườn) ...........49 viii vi
- ` DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Thanh điệu (F0) trong âm tiết kết thúc vang (Tư liệu CTV Vì Thị Ngân) .......................................................................................................... 50 Biểu đồ 2.2: Thanh điệu (F0) trong âm tiết kết thúc vô thanh (Tư liệu CTV Vì Thị Ngân) ................................................................................................... 51 Biểu đồ 2.3: Thanh điệu (F0) trong âm tiết kết thúc vang (Tư liệu CTV Vì Văn Sơn) ..................................................................................................... 52 Biểu đồ 3.1: Thái độ của người dân tộc Xinh Mun đối với tiếng mẹ đẻ ........ 71 ix vii
- ` MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Ngôn ngữ nguy cấp (Endangered language) hay còn gọi là ngôn ngữ mai một là ngôn ngữ hiện còn được sử dụng, nhưng có nguy cơ bị mất, do không còn được sử dụng trong tương lai. Tình trạng mai một ngôn ngữ ngày càng phổ biến trên thế giới. Vấn đề nghiên cứu tình trạng ngôn ngữ mai một và việc bảo tồn và phát triển sự đa dạng ngôn ngữ được các nhà khoa học thế giới rất quan tâm. Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á lục địa - 1 trong 13 điểm nóng về ngôn ngữ có nguy cấp trên thế giới. 1.2 Việc nghiên cứu về ngôn ngữ mai một ở Việt Nam đã được các nhà khoa học quan tâm. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn các ngôn ngữ mai một ở Việt Nam chưa được giải quyết. Trong bối cảnh đó, đề tài cấp quốc gia: Nghiên cứu chính sách và giải pháp bảo tồn những ngôn ngữ dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một (Mã số: ĐTĐLXH - 01/18) được thực hiện trong kế hoạch 2018- 2020. Đề tài do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lí, Trường Đại học Sư phạm, thuộc Đại học Thái Nguyên là cơ quan thực hiện đề tài. Đề tài có các nhiệm vụ chính sau đây: Điều tra nghiên cứu, xác lập danh sách ngôn ngữ mai một ở Việt Nam; Phân loại, đánh giá các ngôn ngữ mai một theo mức độ ở Việt Nam; Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu ngôn ngữ mai một ở Việt Nam. Để thực hiện các nhiệm vụ trên, việc thu thập tư liệu các ngôn ngữ có nguy cơ mai một là rất cần thiết. Đề tài tập trung điều tra nghiên cứu 33 ngôn ngữ được dự báo có nguy cơ tiêu vong. Một trong 33 ngôn ngữ đó là ngôn ngữ Xinh Mun (Xinh Mul). Từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Thu thập tư liệu tiếng Xinh Mun – ngôn ngữ mai một ở Việt Nam”1 để thực hiện luận văn này. 1 Luận văn là sản phẩm đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước. Mã số: ĐTĐLXH 01/18. 1
- ` 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục đích Luận văn có mục đích: - Trình bày các nguyên tắc cơ bản của việc thu thập tư liệu ngôn ngữ (Language Documentation) có nguy cơ mai một và áp dụng các nguyên tắc đó vào việc thu thập tư liệu ngôn ngữ Xinh Mun Ở Việt Nam. - Số hóa tư liệu về ngôn ngữ và cộng đồng Xinh Mun ở Việt Nam. - Trình bày những đặc điểm chính về cấu trúc và chức năng ngôn ngữ Xinh Mun ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ - Tìm hiểu cở sở lí luận liên quan đến đề tài. - Thu thập tư liệu về cấu trúc (ngữ âm, từ vựng cơ bản, ngữ pháp) ngôn ngữ Xinh Mun ở Việt Nam. - Điều tra tình hình sử dụng (sự hành chức) ngôn ngữ ở cộng đồng Xinh Mun ở Việt Nam. - Xử lí tư liệu và xây dựng bộ tư liệu số hóa về cấu trúc và sự hành chức ngôn ngữ Xinh Mun. - Miêu tả những đặc điểm cơ bản về cấu trúc (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) ngôn ngữ Xinh Mun. - Trình bày những nét chính về trình hình sử dụng ngôn ngữ ở cộng đồng người Xinh Mun ở Việt Nam. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nguyên cứu Ngôn ngữ cộng đồng người Xinh Mun ở Việt Nam. Tư liệu về việc sử dụng tiếng Xinh Mun hiện nay được thu thập tại 2 địa điểm: 1- xã Chiềng Sơ – Điện Biên Đông – Điện Biên và 2- xã Chiềng On – Yên Châu – Sơn La vì đây là những khu vực 2
- ` có số lượng người Xinh Mun cư trú đông và tập trung nhất. Các cộng tác viên (CTV) người Xinh Mun sau đây cung cấp tư liệu về đặc điểm cấu trúc tiếng Xinh Mun: 1. Vì Thị Ngân, năm sinh: 1994, giới tính: Nữ, nơi sinh: Trạm Hốc - Chiềng On - Yên Châu - Sơn La, nghề nghiệp hiện nay: Sinh viên (CTV hiện nay đang học tại trường Đại học Y dược Thái Nguyên, đã lấy chồng người dân tộc Kinh và sinh sống tại Thành phố Thái Nguyên). 2. Vì Văn Sơn, năm sinh: 1984, giới tính: Nam, nơi sinh: Nà Đít – Chiềng On – Yên Châu – Sơn La, nghề nghiệp hiện nay: Cán bộ (CTV là Phó chủ tịch xã Chiềng On – Yên Châu – Sơn La). 3.2 Phạm vi nguyên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hai vấn đề, thứ nhất, điều tra những đặc điểm cấu trúc tiếng Xinh Mun (bao gồm ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp) hiện nay. Thứ hai, điều tra nghiên cứu hoạt động (sự hành chức) tình hình sử dụng các ngôn ngữ trong từng hoàn cảnh cụ thể, năng lực giao tiếp ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Xinh Mun, tiếng dân tộc khác), thực trạng truyền thừa tiếng Xinh Mun, thái độ của người dân tộc Xinh Mun đối với các ngôn ngữ trong cộng đồng người Xinh Mun hiện nay. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp ngôn ngữ học điền dã được áp dụng để thu thập tư liệu về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp tiếng Xinh Mun. Tư liệu được thu thập bằng cảm thụ thính giác, quan sát trực tiếp để phiên âm bảng từ vựng và các bảng hỏi điều tra ngữ pháp. Đồng thời, tư liệu cấu trúc ngôn ngữ Xinh Mun cũng được thu thập bằng các phương tiện như máy ghi âm, các phần mềm máy tính như PRAAT, SA (Speech Analyzer) và WINCECIL. Việc xử lí, phân tích tư liệu được thực hiện bằng các phần mềm phân tích tiếng nói PRAAT, SA (Speech Analyzer) và WINCECIL. - Phương pháp điều tra xã hội ngôn ngữ học được áp dụng để thu thập tư liệu về tình hình sử dụng ngôn ngữ người Xinh Mun. Các thủ pháp điều tra gồm: điều tra qua bảng hỏi, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm. - Phương pháp miêu tả ngữ âm, từ vựng ngữ nghĩa, ngữ pháp được áp dụng để khái quát những đặc điểm cấu trúc tiếng Xinh Mun. - Các tư liệu điều tra ngôn ngữ học xã hội được xử lí bằng chương trình SPSS. 3
- ` 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 5.1. Về lí thuyết Bước đầu xây dựng được bộ tư liệu (số hóa) về cấu trúc, chức năng tiếng Xinh Mun ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận văn bước đầu chỉ ra những đặc điểm về cấu trúc (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) và chức năng (đặc điểm ngôn ngữ học xã hội) tiếng Xinh Mun ở Việt Nam. 5.2. Về thực tiễn Kết quả nghiên cứu luận văn góp phần bảo tồn và phát triển tiếng Xinh Mun – ngôn ngữ có nguy cơ tiêu vong ở Việt Nam. 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn Chương 2: Một số đặc điểm cấu trúc tiếng Xinh Mun ở Việt Nam Chương 3: Tình hình sử dụng ngôn ngữ ở cộng đồng Xinh Mun ở Việt Nam Phụ lục gồm có: - Phụ lục 1: Bảng Ngữ âm – Từ vựng tiếng Xinh Mun - Phụ lục 2: Bảng hỏi câu theo cấu trúc (câu đơn – câu phức) - Phụ lục 3: Bảng hỏi câu theo mục đích phát ngôn (câu hỏi – câu cầu khiến – câu cảm thán) - Phụ lục 4: Bảng tìm hiểu thái độ ngôn ngữ - Phụ lục 5: Bảng tìm hiểu tình hình sử dụng ngôn ngữ - Phụ lục 6: Bảng 100 từ đối chiếu tiếng Xinh Mun và tiếng Kháng - Phụ lục 7: Danh sách cộng tác viên dân tộc Xinh Mun 4
- ` Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Ngôn ngữ có nguy cơ tiêu vong 1.1.1. Tình hình ngôn ngữ mai một trên thế giới Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Hiện nay, trên phạm vi toàn cầu, chúng ta đang phải đối mặt với thực tế là các ngôn ngữ có nguy cơ tiêu vong. Ngôn ngữ tiêu vong là ngôn ngữ không còn được sử dụng. Ngôn ngữ có nguy cơ tiêu vong hay ngôn ngữ mai một (thuật ngữ tiếng Anh: Endangered Language) là ngôn ngữ bị mất dần chức năng xã hội, giảm thiểu số lượng người sử dụng và lĩnh vực sử dụng, không được truyền thừa cho các thế hệ nối tiếp, dẫn đến nguy cơ tiêu vong. Theo Nguyễn Văn Lợi, thế giới có khoảng 7000 ngôn ngữ, trước sự phát triển kinh tế, đô thị hóa, nhiều ngôn ngữ đang bị đe dọa tiêu vong. UNESCO cảnh báo rằng, trên toàn cầu, nhiều ngôn ngữ thiểu số đang có nguy cơ bị mai một hoặc biến mất. Một số nhà ngôn ngữ học cho rằng, hàng năm có khoảng 12 ngôn ngữ trên thế giới bị tiêu vong. Một số khác đưa ra tỷ lệ 50% ngôn ngữ bị mất sau một thế kỷ. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất dần ngôn ngữ như hiện tượng qui tụ, phân li trong quá trình tổ chức lại bản đồ chính trị thế giới; hay những khó khăn về mặt kinh tế (sự thiếu hụt ngân sách chi cho việc phát triển văn hoá, ngôn ngữ các dân tộc thiểu số). Ngôn ngữ cũng là phương tiện tư duy. Đối với mỗi cá nhân, tiếng mẹ đẻ được hình thành, phát triển từ tuổi ấu thơ, và góp phần hình thành, phát triển nhân cách mỗi người. Đối với mỗi dân tộc, ngôn ngữ được hình thành và phát triển trong lịch sử hình thành, phát triển hàng ngàn năm của mỗi dân tộc, góp phần thống hợp dân tộc, là phương tiện để truyền lại những kinh nghiệm, tri thức, trí tuệ... làm nên văn hoá của mỗi dân tộc. Ngôn ngữ là di sản văn hóa của cộng đồng người sử dụng nó. Đối với mỗi tộc người, ngôn ngữ là đặc trưng quan trọng để nhận diện tộc người. Ngôn ngữ vừa là thành tố của văn hóa, vừa phản ánh văn hóa tộc người. Ngôn 5
- ` ngữ tộc người bị mất, tộc người đó mất đi các đặc trưng để nhận diện, mất đi các bản sắc văn hóa cơ bản của tộc người. Đối với nhân loại, ngôn ngữ là di sản văn hóa quan trọng, lưu giữ kho tàng kiến thức của nhân loại về thế giới tự nhiên và xã hội, mất một ngôn ngữ, nhân loại mất đi một nguồn tài nguyên tri thức quý giá. Đối với ngôn ngữ học, mỗi ngôn ngữ có những đặc điểm riêng về loại hình học. Mất một ngôn ngữ, các nhà ngôn ngữ học mất đi nguồn tư liệu quý giá để nghiên cứu, giải quyết những vấn đề vệ lí luận và thực tiễn ngôn ngữ học. Do vậy, bảo tồn sự đa dạng ngôn ngữ có vai trò quan trọng đối với từng cá nhân, đối với cộng đồng người sử dụng ngôn ngữ đó và đối với cả nhân loại. Vấn đề nghiên cứu tình trạng ngôn ngữ mai một và việc bảo tồn và phát triển sự đa dạng ngôn ngữ được các nhà khoa học thế giới rất quan tâm. Sự mai một ngôn ngữ được đánh giá qua sức sống ngôn ngữ (language vitality). Một số tác giả đã đưa ra thang độ đánh giá sức sống ngôn ngữ. Sớm nhất là cách đánh giá của các tác giả Giles, Bourhis và Taylor (1977); các tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuyển giao ngôn ngữ trong gia đình liên thế hệ (từ thế hệ trước truyền dạy cho thế hệ sau tiếp theo). Trong các cách đánh giá, có ảnh hưởng nhất là cách đánh giá Thang độ đứt gãy liên thế hệ (viết tắt GIDS= Graded Intergenerational Disruption Scal) do Fishman đưa ra 1991, và cách đánh giá theo thang độ 9 yếu tố do UNESCO đưa ra năm 2003. Cách đánh giá theo thang độ đứt gãy liên thế hệ của Fishnan (1991) Cũng như các tác giả Giles, Bourhis và Taylor (1977), Fishman cho rằng sự chuyển giao ngôn ngữ liên thế hệ có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự tồn tại ngôn ngữ. Ông đưa ra cách đánh giá theo 8 cấp độ, trong đó 6 cấp độ đầu tiên (1-6) thể hiện trạng thái ngôn ngữ vẫn đang được duy trì. 2 cấp độ cuối (7 & 8) thuộc về trạng thái đã xảy ra thay đổi ngôn ngữ (tiếng mẹ đẻ của tộc người thay bằng ngôn ngữ khác). Cách đánh giá theo 9 yếu tố của UNESCO 6
- ` Năm 2003, các chuyên gia về văn hóa phi vật thể của UNESCO đưa ra một bộ các tiêu chí đánh giá sức sống ngôn ngữ. Các chuyên gia cho rằng bộ 9 yếu tố này có thể áp dụng đánh giá sức sống ngôn ngữ cho các cảnh huống ngôn ngữ khác nhau trên thế giới. Mỗi yếu tố được lượng hóa bằng cách cho điểm từ 0 đến 5; trong đó điểm 0 chỉ trạng thái ngôn ngữ đã chuyển sang ngôn ngữ khác (ngôn ngữ bị tiêu vong), điểm 5 dành cho ngôn ngữ có sức sống ở mức an toàn. Các yếu tố liên quan đến sự chuyển giao liên thế hệ sử dụng thanhg độ GIDS của Fishman. Các yếu tố được bổ sung gồm yếu tố liên quan thái độ ngôn ngữ của người bản ngữ như nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sức sống ngôn ngữ. Mức độ tư liệu hoá ngôn ngữ không chỉ cho phép xác định khả năng duy trì ngôn ngữ, mà còn chỉ ra các biện pháp nhanh để bảo tồn và phục hồi sức sống ngôn ngữ. Như vậy, trong 9 yếu tố, 6 yếu tố đánh giá sức sống của ngôn ngữ và tình trạng nguy cấp, 2 yếu tố nữa để đánh giá thái độ ngôn ngữ và 1 yếu tố bổ sung để đánh giá mức độ khẩn cấp của việc tư liệu hóa. Tổ chức UNESCO phân loại các ngôn ngữ mai một theo mức độ mai một từ thấp - dễ bị tổn thương, đến mức cao nhất là ngôn ngữ tiêu vong như sau: 1- Dễ bị tổn thương - hầu hết trẻ em của tộc người đều nói ngôn ngữ mẹ đẻ, nhưng bị giới hạn ở một số lĩnh vực giao tiếp nhất định (ví dụ: trong giao tiếp gia đình, làng bản) 2- Chắc chắn bị đe dọa - Trẻ em không còn học ngôn ngữ với tư cách ngôn ngữ mẹ đẻ trong gia đình. 3- Bị đe dọa nghiêm trọng - ngôn ngữ tộc người được ông bà và các thế hệ già sử dụng; trong khi thế hệ cha mẹ có thể hiểu ngôn ngữ đó, tuy nhiên họ không sử dụng để giao tiếp với con cái họ. 4- Cực kỳ nguy cấp - những người có thể sử dụng ngôn ngữ là thế hệ già, và họ sử dụng ngôn ngữ không thường xuyên, chỉ trong một vài lĩnh vực. 5- Tiêu vong: không còn ai sử dụng với tư cách ngôn ngữ mẹ đẻ. 1.1.2. Tình hình ngôn ngữ mai một ở Việt Nam 7
- ` Việt Nam là quốc gia đa tộc người, đa văn hóa, đa ngôn ngữ. Ở Việt Nam có 54 dân tộc anh em, nhưng có tới gần 100 ngôn ngữ, một số ngôn ngữ có phương ngữ khác nhau. Các ngôn ngữ thuộc về 8 nhóm sau: Nhóm Việt - Mường (ngữ hệ Nam Á – bao gồm các dân tộc Kinh, Chứt, Mường, Thổ); nhóm Tày – Thái (Tai–Kadai – bao gồm các dân tộc Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái); nhóm Kadai (bao gồm các dân tộc Cờ Lao, La Chí, La Ha, Pu Péo); nhóm Môn – Khmer (ngữ hệ Nam Á – bao gồm các dân tộc Ba Na, Brâu, Bru Vân Kiều, Chơ Ro, Co, Cơ Ho, Cơ Tu, Giẻ Triêng, Hrê, Kháng, Khơ Me, Khơ Mú, Mạ, Mảng, M’Nông, Ơ Đu, Rơ Măm, Tà Ôi, Xinh Mun, Xơ Đăng, X’Tiêng); nhóm H'Mông – Dao (bao gồm các dân tộc Dao, H’Mông, Pà Thẻn); nhóm Nam Đảo (bao gồm các dân tộc Chăm, Chu Ru, Ê Đê, Gia Rai, Ra Glai); nhóm Hán (bao gồm các dân tộc Hoa, Ngái, Sán Dìu) và nhóm Tạng – Miến (bao gồm các dân tộc Cống, Hà Nhì, La Hủ, Lô Lô, Phù Lá, SiLa). [2] Tổ chức quốc tế Viện Chuyên khảo các ngôn ngữ mai một (Living Tongues: Institute for Endengered Languages) xác định trên thế giới có 13 điểm nóng ngôn ngữ mai một. Một trong 13 điểm nóng ngôn ngữ mai một là khu vực Đông Nam Á lục địa, trong đó có Việt Nam. [6] Về dân số học tộc người - một trong các tiêu chí xác định sức sống ngôn ngữ, theo số liệu điều tra dân số năm 2009, nước ta có 85.846.997 người, trong đó dân số dân tộc Kinh là 73.594.427 người, chiếm gần 86% tổng dân số; còn dân số của 53 dân tộc thiểu số là hơn 12 triệu người, chiếm 14 % tổng dân số. Cụ thể: 4 dân tộc có số dân > 1 triệu người, gồm: Tày, Thái, Mường, Khmer, Hmông. 14 dân tộc có dân số > 100 nghìn người < 1 triệu người, gồm: Hoa, Nùng, Dao, Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Sán Chay, Chăm, Cơ Ho, Xơ Đăng, Sán Dìu, Hrê, Raglai, Mnông. 18 dân tộc có dân số > 10 nghìn người < 100 nghìn người, gồm: Thổ, Xtiêng, Khơ Mú, Bru-Vân Kiều, Cơ Tu, Giáy, Ta Ôi, Mạ, Giẻ-Triêng, Co, Chơ Ro, Xinh Mun, Hà Nhì, Chu Ru, Lào, La Chí, Kháng, Phù Lá. 8
- ` 11 dân tộc có dân số > 1 nghìn người < 10 nghìn người, gồm: La Hủ, La Ha, Pà Thẻn, Lự, Ngái, Chứt, Lô Lô, Mảng, Cơ Lao, Bố Y, Cống. 2 dân tộc có dân số > 500 người < 1 nghìn người, gồm: Si La (709 người), Pu Péo (687 người). 3 dân tộc có dân số < 500 người, gồm: Rơ Măm (436 người), Brâu (397 người), Ơ Đu (376 người). Trong bối cảnh đó, đề tài cấp quốc gia: “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp bảo tồn những ngôn ngữ dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một ở Việt Nam hiện nay” được thực hiện trong kế hoạch 2018-2020. Đề tài do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lí, Trường Đại học Sư phạm, thuộc Đại học Thái Nguyên là cơ quan thực hiện đề tài. Một trong các nhiệm vụ của đề tài là: Điều tra nghiên cứu, xác lập danh sách ngôn ngữ mai một ở Việt Nam; Phân loại, đánh giá các ngôn ngữ mai một theo mức độ ở Việt Nam; Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu ngôn ngữ mai một ở Việt Nam. Đề tài tập trung điều tra nghiên cứu 33 ngôn ngữ được dự báo có nguy cơ tiêu vong. Một trong 33 ngôn ngữ đó là ngôn ngữ Xinh Mun. Như vậy, việc thu thập tư liệu về 33 ngôn ngữ có nguy cơ tiêu vong là một trong các nhiệm vụ chính của đề tài. 1.2. Tư liệu hóa ngôn ngữ (Language Documentation) Trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0, sử dụng công nghệ thông tin trong việc bảo tồn các ngôn ngữ dân tộc thiểu số hiện nay hoàn toàn khả thi. Theo Vương Toàn, một trong những giải pháp bảo tồn ngôn ngữ dân tộc thiểu số là số hóa dữ liệu, cụ thể: để bảo tồn sự đa dạng ngôn ngữ, ít nhất là lưu trữ dưới dạng số hoá tại các kho tư liệu điện tử, tài nguyên thông tin được xử lý bằng công nghệ thông tin hiện đại, luôn luôn có thể khai thác, không chỉ giúp ích cho việc nghiên cứu ngôn ngữ học, mà còn phục vụ tìm hiểu về sự đóng góp của tất cả các (nhóm) tộc người đã cùng nhau chung lưng đấu cật, đồng cam cộng khổ, làm nên lịch sử và văn hoá Việt Nam. [16, tr. 19] Theo Tạ Văn Thông trong bài viết “Biên soạn từ điển đối dịch trước nguy cơ mai một các ngôn ngữ ở Việt Nam” – kỷ yếu hội thảo khoa học “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp bảo tồn những ngôn ngữ dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một ở 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 681 | 93
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 676 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 308 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 256 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 153 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 203 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 248 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 171 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 170 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 165 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 208 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 158 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 159 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 122 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Yếu tố giới trong lời chê và hồi đáp chê (trên cứ liệu giao tiếp của sinh viên tại tp.HCM)
123 p | 130 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 159 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Tố Hữu
25 p | 127 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn