intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ, Văn học và Văn hóa Việt Nam: Tiếp cận truyện ngắn Alice Munro qua một vài khái niệm tự sự của Gerald Genette

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:162

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn giới thiệu và thử nghiệm ứng dụng lý thuyết tự sự của Gerald Genette trên một hiện tượng văn học cụ thể. Thêm vào đó, đề tài có thể góp phần giải mã được thành công trong cấu trúc truyện kể của Alice Munro, nhất là kết cấu thời gian và kết cấu tình huống văn chương của bà. Việc phân tích kết cấu bề mặt văn bản sẽ giúp chúng tôi có cái nhìn thấu đáo hơn và lí giải trọn vẹn hơn về những hấp lực mà văn chương bà đem đến.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ, Văn học và Văn hóa Việt Nam: Tiếp cận truyện ngắn Alice Munro qua một vài khái niệm tự sự của Gerald Genette

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thanh Hà TIẾP CẬN TRUYỆN NGẮN ALICE MUNRO QUA MỘT VÀI KHÁI NIỆM TỰ SỰ CỦA GERALD GENETTE LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thanh Hà TIẾP CẬN TRUYỆN NGẮN ALICE MUNRO QUA MỘT VÀI KHÁI NIỆM TỰ SỰ CỦA GERALD GENETTE Chuyên ngành : Lý luận văn học Mã số : 8220120 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM NGỌC LAN Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trong luận văn đều có cơ sở khoa học, đảm bảo tính trung thực và độ chính xác cao nhất có thể. Các trích dẫn đều có xuất xứ rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu khoa học của mình. TPHCM, tháng 9 năm 2018 Nguyễn Thanh Hà
  4. LỜI CẢM ƠN Hai năm là khoảng thời gian không dài để tôi có thể đi thêm trên con đường học vấn. Tôi có cho mình thêm nhiều bài học bổ ích, giữ lại kỉ niệm đẹp bên thầy cô và bạn bè. Thành quả được xem là lớn nhất là đã hoàn thành luận văn này. Tận đáy lòng, tôi chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Tiến sĩ Phạm Ngọc Lan. Người cô nhân từ, gần gũi, tận tâm đã luôn theo sát tôi, không chỉ dạy bảo trong học thuật, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn xuất sắc, còn dạy tôi biết thức tỉnh chính mình, cần say mê và học hỏi với mọi điều mình tìm hiểu. Tôi xin gửi lời tri ân đến quý Thầy Cô khoa Ngữ văn, quý Thầy Cô Phòng Sau đại học Trường ĐHSP TPHCM, bằng tri thức và tâm huyết đã luôn nhiệt tình với chúng em trong từng bài giảng, công việc ở Trường. Tôi xin cảm ơn BGH, Hội đồng quản trị, cùng các anh chị đồng nghiệp Trường THCS – THPT Nguyễn Khuyến đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Tôi biết ơn gia đình, lời động viên từ Ba Mẹ, sự khích lệ của các em, và giúp đỡ từ bạn bè để tôi phải luôn cố gắng hoàn thiện mình. Tôi xin cảm ơn chân thành. TPHCM, tháng 9 năm 2018 Nguyễn Thanh Hà
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1. GIỚI THUYẾT VỀ LÍ THUYẾT TỰ SỰ HỌC CỦA GERALD GENETTE ................................................................................................6 1.1. Thời gian tự sự (Narative time) ......................................................................... 7 1.1.1. Trật tự (Order) ....................................................................................... 10 1.1.2. Trường độ (Duration) ............................................................................ 15 1.1.3. Tần suất (Frequency) ............................................................................. 20 1.2. Thức (Mood) ................................................................................................... 22 1.2.1. Khoảng cách (Distance) ........................................................................ 22 1.2.2. Định tiêu điểm (Focalization)................................................................ 24 1.3. Thái (Voice) .................................................................................................... 28 1.3.1. Thời gian của hoạt động trần thuật ........................................................ 28 1.3.2. Cấp độ trần thuật ................................................................................... 29 1.3.3. Tác nhân tự sự - người trần thuật và hành động trần thuật ................... 30 Tiểu kết chương 1................................................................................................... 34 Chương 2. ALICE MUNRO – ĐA DẠNG HÓA KẾT CẤU THỜI GIAN TRUYỆN KỂ ..........................................................................................35 2.1. Phù thủy của thiết kế truyện ............................................................................ 35 2.1.1. Lập phòng ốc đón khách tham quan ...................................................... 35 2.1.2. Định vị cột mốc ..................................................................................... 48 2.1.3. Thiết lập kiểu đọc mới ........................................................................... 53 2.2. Cỗ máy thời gian trong tay nhà thiết kế .......................................................... 58 2.2.1. Thiên biến thời gian trong mạch kể ....................................................... 58 2.2.2. Ngưng đọng thời gian bằng tạo lập không gian .................................... 63 2.3. Chất liệu thời gian trong trang trí nội thất....................................................... 87
  6. 2.3.1. Đồ họa bằng góc máy camera ............................................................... 87 2.3.2. Điệp nội thất gợi dẫn liên kết phòng ..................................................... 91 2.3.3. Tín hiệu gợi báo kết đồng hiện .............................................................. 98 Tiểu kết chương 2................................................................................................. 105 Chương 3. ALICE MUNRO – PHỨC TẠP HÓA KẾT CẤU TÌNH HUỐNG TRUYỆN ..............................................................................106 3.1. Truyện kể từ điểm nhìn bên trong ................................................................. 106 3.1.1. Người ưa thích góc quay cố định ........................................................ 106 3.1.2. Đặt góc máy nơi trái tim ...................................................................... 110 3.1.3. Sự độc đáo của chủ thể mang điểm nhìn ............................................. 116 3.2. Chọn lựa chủ động vị trí của người trần thuật .............................................. 124 3.2.1. Đồng vị người trần thuật và nhân vật .................................................. 124 3.2.2. Ngôn ngữ giao tiếp thư tín................................................................... 130 3.3. Quyền lực của ngôn ngữ trong truyện kể ...................................................... 136 3.3.1. Chứng nhân hóa lời trần thuật ............................................................. 136 3.3.2. Xóa nhòa ranh giới diễn ngôn người kể và nhân vật .......................... 146 Tiểu kết chương 3................................................................................................. 152 KẾT LUẬN ..............................................................................................................153 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................154
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tự sự học là một lý thuyết còn khá thời sự ở Việt Nam, nó bắt đầu xuất hiện rõ nét từ những năm 2000 với cuộc hội thảo chuyên ngành mà trường Đại học sư phạm Hà Nội khởi xướng, cho phép ta khám phá rõ nhất cấu trúc của văn bản bằng cách kết nối nhận thức các sự kiện truyện kể mạnh lạc, thông suốt hơn. 1.2. Trong lịch sử phát triển của tự sự học, giai đoạn từ 1960 trở về trước được các nhà nghiên cứu định danh là giai đoạn tiền cấu trúc với Aristotle, Percy Lubbock, E.M. Forster, Vladimir Propp và các nhà hình thức Nga. Từ 1960 đến 1980 là giai đoạn cấu trúc với Claude Levi-Strauss, Wayne C.Booth, Tzvetan Todorov, Claude Bremond, A.J. Greimas, Roland Barthes, Gerard Genette và Umberto Eco… Giai đoạn này các nhà nghiên cứu đã đề cập những phương diện cụ thể của tự sự học. Từ 1980 trở về sau là giai đoạn hậu cấu trúc, với sự góp mặt của Seymour Chatman, Mieke Bal, McHale, Janathan Culter, Peter Brooks, Monika Fludermik, Gerald Prince, và Susan Lanser… Luận văn này giới thiệu và sử dụng hệ thống khái niệm tự sự học của Gerald Genette, nhà lý luận và phê bình nổi tiếng người Pháp, nhà lập thuyết quan trọng trong lĩnh vực tự sự học. Ông đã có những tác phẩm lý luận như Những hình thái I (1966), Những hình thái II (1969), Những hình thái III (1972), Những hình thái IV (1999) và Những hình thái V (2002); Dẫn luận về kiến trúc văn bản (1982), Diễn ngôn mới của truyện (1987). Tại Việt Nam, lý thuyết về tự sự học Gerald Genette đã được dịch và giới thiệu nhiều như Tự sự học: một số vấn đề lí luận và lịch sử tập 1&2 (Trần Đình Sử chủ biên), Lí luận văn học hiện đại Phương Tây (Phương Lựu), Lí luận phê bình văn học thế giới thế kỉ xx (Lộc Phương Thủy chủ biên), Tự sự học lí thuyết và ứng dụng (Trần Đình Sử chủ biên), Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỉ xx (I.P.Ilin và E.A.Tzurganova) (Lại Nguyên Ân, Đào Tuấn Ảnh dịch, 2003); Cấu trúc văn bản nghệ thuật (Iu.Lotman) (Trần Ngọc Vương, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy dịch 2014), Thi pháp văn xuôi
  8. 2 (Tzetan Todorov) (Đặng Anh Đào, Lê Hồng Sâm dịch, 2011), Điểm nhìn và ngôn ngữ trong truyện kể (Nguyễn Thị Thu Thủy), … Các công trình này đã giới thiệu sơ lược về các khái niệm chính yếu của Gerald Genette trong tương quan với các khái niệm khác của tự sự học. Nhưng vì lý do chưa có một công trình nào giới thiệu riêng hệ thống lý thuyết của Genette một cách đầy đủ, nên chúng tôi chọn cuốn Diễn ngôn tự sự (Narrative Discourse: An Essay in method), tác phẩm quan trọng nhất giới thiệu lý thuyết của ông, do Jonathan Culler dịch từ tiếng Pháp, để lược dịch và giới thiệu tổng quan làm nền tảng cho nghiên cứu của mình. 1.3. Nữ văn sĩ người Canada Alice Munro, có tên khai sinh là Alice Ann Laidlaw, là chủ nhân của giải Nobel văn học năm 2013 khi bà 82 tuổi. Đây là giải Nobel thứ 13 được trao cho phụ nữ và cũng là giải Nobel văn học duy nhất dành cho thể loại truyện ngắn trong 113 giải được trao tính đến năm 2017. Viện Hàn lâm Thụy Điển đánh giá bà là “Bậc thầy của truyện ngắn đương đại”. Bà sinh năm 1931, sống ở Wingham, Tây Nam Ontario. Bắt đầu cầm bút khi còn ở độ tuổi vị thành niên nhưng đến năm 1968 Alice Munro mới xuất bản tuyển tập truyện ngắn đầu tay Điệu vũ của những cái bóng hạnh phúc (Dance of the Happy Shades). Nổi tiếng với những sáng tác truyện ngắn có chiều sâu, sự tinh tế, khả năng cảm hóa; nữ văn sĩ đã xuất bản 14 tập truyện ngắn: Dance of the Happy Shades (1968) (đoạt Giải Toàn quyền Canada 1968), Lives of Girls and Women (1971), Something I've Been Meaning to Tell You (1974), Who Do You Think You Are? (1978) (đoạt giải Toàn quyền Canada (1978); cũng xuất bản dưới tên The Beggar Maid) The Moons of Jupiter (1982) (được đề cử cho Giải Toàn quyền Canada 1982), The Progress of Love (1986) (đoạt giải Toàn quyền Canada 1986), Friend of My Youth (1990) (đoạt giải thưởng Sách Trillium), Open Secrets (1994) (đề cử cho giải Toàn quyền Canada 1994), The Love of a Good Woman (1998) (đoạt giải Giller 1998), Hateship, Friendship, Courtship, Loveship, Marriage (2001) (mới tái bản dưới tên "Away From Her"), Runaway (2004) (đoạt giải Giller Prize 2004), The View from Castle Rock (2006), Too Much Happiness (2009), Dear Life (2012). Bà đã sở hữu 22 giải thưởng văn chương bao gồm: Giải Nobel Văn học năm 2013, Giải Man Booker quốc
  9. 3 tế năm 2009 cho toàn bộ tác phẩm trọn đời, 2 giải Scotiabank Giller Prizes, 2 giải Trillium Book Awards, giải National Book Cricle Award, 3 giải O.Henry Awards và đã 3 lần đoạt Giải của Toàn quyền Canada cho văn học hư cấu. Đến nay bộ ba tập truyện ngắn của Alice Munro bao gồm Ghét, thân, thương, yêu và cưới (Hateship, Friendship, Courtship, Loveship, Marriage); Trốn chạy (Runaway); cùng Cuộc đời dấu yêu (Dear Life) đã được dịch và giới thiệu tại Việt Nam. Có thể nói rằng, sáng tác ở một thể loại văn học xưa nay vốn không được giới hàn lâm phương Tây đánh giá cao bằng tiểu thuyết và thơ, nhưng Alice Munro đã làm mới thể loại này bằng những dạng kết cấu thời gian và kết cấu tình huống truyện tinh tế. Với sự đồng cảm, cái nhìn đầy chân thật của tác giả, sự tinh tế đủ rộng để đi sâu vào tâm hồn mỗi con người, 31 truyện ngắn in trong 3 tập truyện kể trên của Munro là đối tượng nghiên cứu giàu tiềm năng gợi mở để làm rõ những kỹ thuật tự sự độc đáo của tác giả này và những đóng góp của bà đối với lịch sử phát triển của truyện ngắn phương Tây. Với những lí do nêu trên, chúng tôi đã chọn lí thuyết tự sự của Gerald Genette để đọc hiểu tác phẩm của Alice Munro. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là diễn ngôn tự sự của Gerald Genette, từ đó với những khái niệm cụ thể của diễn ngôn tự sự nghiên cứu được để đọc hiểu truyện ngắn cuả Alice Munro nhằm lí giải những hấp lực mà văn chương của bà đem đến cho người đọc, cũng là có được câu trả lời cho những bí ẩn bề sâu mà cấu trúc diễn ngôn tự sự trong các tác phẩm bà tạo dựng. Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong 31 truyện ngắn của Alice Munro được in qua ba tập truyện ngắn đã giới thiệu tại Việt Nam bao gồm: Ghét, thân, thương, yêu, cưới; Trốn chạy, Cuộc đời dấu yêu trong phần ứng dụng. Phần lí luận sẽ nghiên cứu cụ thể và khái quát để giới thuyết về diễn ngôn tự sự mà Gerald Genette đã viết. 3. Lịch sử vấn đề Ở Việt Nam đã có những nhà nghiên cứu hàng đầu tìm hiểu về Gerald Genette
  10. 4 như Lê Phong Tuyết với các bài viết giới thiệu về Genette qua hai khái niệm tự sự “Ngôi” và “Trật tự” lược dịch từ cuốn Diễn ngôn tự sự (Lộc Phương Thủy et al., 2007); hay bài viết “Tiếp cận Genette qua một vài khái niệm trần thuật”, (Tạp chí nghiên cứu văn học (8), tr. 75-88). Công trình Những vấn đề thi pháp của truyện (Nguyễn Thái Hòa, 2000) nghiên cứu về chuyện và truyện, thời gian tự sự, người kể chuyện, lời kể và giọng kể, cùng không gian và thời gian cấu trúc truyện kể. Mới đây nhất là Điểm nhìn và ngôn ngữ trong truyện kể (Nguyễn Thị Thu Thủy, 2016), Tác phẩm và thể loại văn học (Huỳnh Như Phương, 2017), Tự sự học: lí thuyết và ứng dụng (Trần Đình Sử, 2018),… đã đóng góp những kiến giải cụ thể, góp phần giới thiệu gần như đầy đủ các khái niệm mà Genette đưa ra trong Diễn ngôn tự sự. Hiện đã có nhiều luận văn, luận án, bài báo ứng dụng khung lý thuyết này trong nghiên cứu các hiện tượng văn học cụ thể. Có thể kể: Nguyễn Mạnh Quỳnh với luận án tiến sĩ “Tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng nhìn từ lý thuyết thời gian của G. Genette”; “Giới thiệu về diễn ngôn trần thuật của G. Genette và ứng dụng” (Nguyễn Đăng Vy, 2016); “Mối quan hệ giữa người kể chuyện và tác giả” (Cao Kim Lan, 2009); “Các cấp độ thời gian trong truyện ngắn Chí Phèo” (Đào Duy Hiệp, 2000)… Riêng nghiên cứu về Alice Munro, hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới vẫn chưa xuất hiện nhiều các công trình chuyên sâu và dài hơi. Có thể kể tên các bài nghiên cứu khoa học ngắn như “Nhân vật mảnh vỡ qua tập truyện trốn chạy của Alice Munro”, “Alice Munro, mĩ học mới trong một thế giới vắng mặt”. Nhưng kể từ năm 2013 khi Munro nhận được giải Nobel văn học, có rất nhiều bài báo viết về bà như báo Văn nghệ Quân đội “Alice Munro kể về cách viết truyện ngắn”, “10 điều bạn đọc muốn biết về Alice Munro”; báo Người lao động với "Bậc thầy truyện ngắn Alice Munro đoạt Nobel văn chương”; Vnexpress “Độc giả Việt ngợi ca tác phẩm của Alice Munro”; báo Thể thao – Văn hóa “Dịch giả Hương Lan nói về chủ nhân Nobel Văn học: Đọc Alice Munro khác nào xem vở kịch đời”; báo Tuổi trẻ “Alice Munro: Phù thủy chữ nghĩa”, Việt báo “Alice Munro: Bậc thầy của vẻ đẹp hàng ngày”, “Nhà văn đoạt giải Nobel Alice Munro: Không già ở tuổi 85”, “Về Alice Munro”... Ngoài ra có nhiều bài viết và phỏng vấn từ tiếng nước ngoài đã được dịch
  11. 5 và giới thiệu, như: “Sự bền bỉ của truyện ngắn”, “Alice Munro kể về cách viết truyện ngắn”, “Một truyện ngắn Alice Munro có sức mạnh của nhiều cuốn tiểu thuyết”, “Alice Munro là nhà văn nữ quyền”, “Virginia Woolf: Căn phòng riêng”, “Tại sao Alice Munro đoạt giải Nobel?”, “Bậc thầy của những bí ẩn nơi trái tim con người”, “Con người nhỏ, tâm hồn lớn”. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp hệ thống: kết nối những hệ thống ý trong quá trình khảo sát 31 truyện ngắn của Alice Munro để đi tìm được hằng số thông qua những biến số trong diễn ngôn tự sự. Phương pháp loại hình: diễn ngôn tự sự của Gerald Genette cũng như truyện ngắn Munro sẽ cho phép phương pháp loại hình tự sự học bằng những khái niệm vốn có của mình để minh giải một cách rõ nét trong quá trình nghiên cứu Phương pháp so sánh: bằng phương pháp này tìm ra được nét tương đồng bởi đây là định đề cuối cùng mà luận văn muốn hướng đến trong việc giới thiệu khung lí thuyết cũng như giải mã thành công của phần thực hành. Phương pháp phân tích – đối chiếu: sử dụng phương pháp để so sánh vị trí của truyện ngắn Alice Munro trong một vài phân đoạn khi đặt bên cạnh các nhà văn xuất sắc trước đó và đương thời của truyện ngắn phương Tây. 5. Những đóng góp của luận văn Với đề tài nghiên cứu, chúng tôi mong muốn giới thiệu và thử nghiệm ứng dụng lý thuyết tự sự của Gerald Genette trên một hiện tượng văn học cụ thể. Thêm vào đó, đề tài có thể góp phần giải mã được thành công trong cấu trúc truyện kể của Alice Munro, nhất là kết cấu thời gian và kết cấu tình huống văn chương của bà. Việc phân tích kết cấu bề mặt văn bản sẽ giúp chúng tôi có cái nhìn thấu đáo hơn và lí giải trọn vẹn hơn về những hấp lực mà văn chương bà đem đến. Ngoài việc lí giải chính các tác phẩm của bà, chúng tôi còn mong muốn đem đến những lí giải về sự tương đồng cũng như khác biệt của nữ nhà văn Canada này so với các bậc thầy truyện ngắn Phương Tây đi trước như Ernest Hemingway; O. Henry; James Joyce; Guy De Maupassant; Anton Tsekkov…
  12. 6 Chương 1. GIỚI THUYẾT VỀ LÍ THUYẾT TỰ SỰ HỌC CỦA GERALD GENETTE Đóng góp của G. Genette đối với tự sự học chính là những diễn giải cụ thể về diễn ngôn trần thuật1 như ông từng khẳng định “truyện kể đối với tôi chỉ là một hình thức của diễn ngôn” (Lộc Phương Thủy et al., 2007). Vì nghiên cứu truyện kể qua lời nói trong hoạt động giao tiếp khiến cho kỹ thuật nghiên cứu tự sự của ông trở nên thiên biến vạn hóa với những biến số khó định lượng, dẫn đến việc lập sơ đồ cho nó tưởng như là công việc bất khả, nhưng Genette không chỉ chia nhỏ được bản đồ tự sự mà còn làm rõ đến chi tiết các bình diện. Đây là một trong những thành tựu nổi bật của ông nhằm nghiên cứu cấu trúc lời kể và cách kể. Trong đó, ông đặc biệt chú ý đến ba khái niệm lớn của truyện kể2: story (câu chuyện), narrative (cốt truyện), và narration (kể chuyện). Khi mà nhiều nhà nghiên cứu từ trước và sau G.Genette còn chưa thống nhất định nghĩa về tự sự, ông nhận định: “Tự sự là trình bày một sự kiện hay chuỗi sự kiện có thực hay hư cấu, bằng phương tiện ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ tự sự” (Trần Đình Sử et al., 2018). Nói như vậy có thể hiểu truyện kể nói chung tương ứng với một loạt các sự kiện và hành động do ai đó kể lại, và đại diện dưới hình thức cuối cùng chính là tạo ra một cốt truyện bằng mô hình ngôn ngữ tự sự. Trong khi E.M.Forter nhà phê bình người Anh thì cho rằng: “Truyện là sự trần thuật về một 1 Tự sự học kinh điển theo Prince có thể phân làm ba nhóm: Nhóm thứ nhất là các nhà tự sự học chịu ảnh hưởng trực tiếp của V.Propp, họ tập trung nghiên cứu cấu trúc của truyện, đối tượng của trần thuật, trong đó chú ý xây dựng ngữ pháp của tự sự, chức năng của sự kiện, kết cấu, lôgích phát triển của chúng. Nhóm thứ hai tiêu biểu là G.Genette, tập trung nghiên cứu triển khai của diễn ngôn trần thuật. Nhóm thứ ba tiêu biểu là Prince, S. Chatman và Mikel Bal, họ cho rằng cấu trúc diễn ngôn và cấu trúc chuyện đều quan trọng như nhau, chủ trương nghiên cứu kết hợp cả hai mặt – trích Tự sự học từ kinh điển đến hậu kinh điển (Trần Đình Sử, 2012) 2 T. Todorov (1966) phân chia Truyện thành hai cấp độ cơ bản: - Chuyện (histoire) bao gồm logic của những hoạt động và mộ “cú pháp” (hiểu theo nghĩa ẩn dụ) của các nhân vật - Diễn ngôn (discours) gồm 3 phạm trù tương đương với các phạm trù ngữ pháp: thời (temps), thể (aspect) và thức (mode).
  13. 7 chuỗi sự kiện được sắp xếp theo một trình tự thời gian nào đó. Một cốt truyện cũng là sự trần thuật về chuỗi sự kiện, nhưng điểm nhấn rơi vào quan hệ nhân quả” (Andrew Taylor, 2007). Còn Boris Tomashevsky, nhà nghiên cứu thuộc trường phái Chủ nghĩa hình thức Nga nhận định: “Truyện chứa đựng chuỗi những môtíp tự sự theo trật tự thời gian của chúng, dịch chuyển nhờ vào sự tác động nhân quả của môtíp; trái lại cốt truyện tuy cùng tái hiện những môtíp đó, nhưng theo một trật tự sắp xếp đặc biệt trong sự tổ chức văn bản” (Lê Huy Bắc, 2008). Với những nhận định nêu trên, ta có thể kết luận tự sự học được hiểu như là lĩnh vực nghiên cứu các cơ chế bên trong của cốt truyện. Năm 1972, cuốn “Discours du recit: Essai de Methode” (Diễn ngôn tự sự) được G. Genette xuất bản bằng tiếng Pháp. Đây được coi là công trình tiêu biểu trong nghiên cứu tự sự học cấu trúc. Công trình nghiên cứu được chia làm 5 chương, cụ thể hóa bằng ba phạm trù cơ bản: thời (time), thái (mood) và thức (voice). Trong đó, Genette lưu tâm nhất ở khái niệm thời (time), ông giới thuyết rõ phạm trù thời trong ba chương đầu bao gồm: trật tự (order), trường độ (duration), tần suất (frequency) đã phần nào phân khu lại mảnh đất mà Genette chọn trong quá trình giới thuyết về tự sự học của riêng mình. 1.1. Thời gian tự sự (Narative time) Thời gian là nhân tố nghệ thuật làm nền tảng cho kết cấu truyện kể. Trong nghiên cứu tự sự thì thời gian lại càng trở thành mảnh đất vàng để các nhà lập thuyết ghi nhận những kĩ thuật đan cài giữa thời gian cái được kể và thời gian của truyện kể. Bởi mỗi văn bản tự sự, tức mỗi truyện kể luôn là chuỗi thời gian hai lần của thời gian. Mà ở đây, việc xử lí mối quan hệ đối xứng trên sẽ khiến cho truyện kể giàu tính nghệ thuật hơn, và cũng là lúc đánh dấu bước phát triển của nghệ thuật tự sự khi văn học bắt đầu bẻ gãy kết cấu tuyến tính. Và văn học hiện đại thường làm điều đó, nhằm để tập trung vào diễn đạt các quá trình tâm lý của nhân vật hoặc người kể chuyện vì mục tiêu của truyện không còn là kể chuyện nữa. Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì thời gian nghệ thuật được định nghĩa: “là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó, “xuất
  14. 8 phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian […] Thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược, quy về quá khứ, có thể bay vượt tới tương lai xa xôi” (Lê Bá Hán et al., 2007). Còn Genette thì sao? Ông chia thời gian trong truyện thành ba loại: thời gian câu chuyện (time story), thời gian truyện kể ( time of narration) và thời gian kể chuyện (thời gian diễn ngôn – discourse time). Với Genette, thời gian của câu chuyện là thời gian theo niên biểu của các sự kiện, nó được sắp đặt theo thứ tự trước sau nhất định và tuân theo qui luật nhân quả sự việc, cái gì có trước sẽ được kể trước. “Người đọc (người nghe) truyện khi tiếp nhận một truyện nào dù thời gian có bị xáo trộn đến mấy cũng phải lặp lại được khung thời gian này, trên cơ sở đó mà đối chiếu với thời gian của truyện và để phân tích giá trị nghệ thuật” (Nguyễn Thái Hòa, 2000). Tạm dừng chút ít, khi ta cùng tìm hiểu khái niệm sự kiện từ IU. M. Lotman trong Cấu trúc văn bản nghệ thuật ông xác định sự kiện qua hai định nghĩa “Trong văn bản, sự kiện là sự di chuyển của nhân vật qua ranh giới của một trường nghĩa” và “Sự kiện được xem là cái xảy ra, mặc dù có thể không xảy ra […], là sự vượt qua cái ranh giới bị cấm kị mà cấu trúc phi truyện kể đã xác lập” (IU. M. Lotman, 1970) Còn Tamarchenco cho rằng: “Sự kiện truyện kể là sự dịch chuyển bên ngoài hay bên trong của nhân vật (chuyến đi, hành động, hành vi tinh thần) vượt qua cái ranh giới phân chia không gian được miêu tả thành từng phần hay phạm vị, từng thời điểm của thời gian nghệ thuật, nhằm thực hiện mục đích hay từ bỏ nó hoặc khắc phục các trở ngại” (Trần Đình Sử, 2014) để phần giới thuyết được rõ ràng hơn. Trở lại nhận định thời gian của Genette, thời gian truyện kể là thời gian sắp đặt mang tính chủ quan của người kể chuyện, họ có thể là người trực tiếp tham gia hay chỉ chứng kiến câu chuyện được kể. Và chuyện thì luôn xảy ra trong quá khứ, còn người kể dù đứng trong khung thời gian nào cũng vẫn là cảm thức của hiện tại. Cho nên tính hư cấu của thời gian truyện kể Genette đặt tên là thời gian giả (pseudo- temps). Trật tự của thời gian giả nhiều khi không trùng khít với thời gian của câu chuyện. Việc lựa chọn trật tự sắp xếp các block sự kiện theo một quá trình tuyến tính hay hỗn tuyến tính đều phản ánh chủ ý nghệ thuật của tác giả. Hơn nữa thời gian của
  15. 9 truyện kể ở cấp độ khác so với thời gian của cốt truyện, dù nó gắn liền với thời gian cốt truyện trong quá trình tri nhận nhưng nếu tách khỏi thời gian cốt truyện thì nó không còn tồn tại, chính điều này làm nên tính phức hợp cho truyện kể. Còn thời gian kể chuyện là thời gian giữa người kể và độc giả. Một văn bản truyện kể luôn mở ra chính nó trong thời gian. Cho nên tự sự học coi trọng việc kể như thế nào hơn là nội dung kể của câu chuyện. Và thời gian cốt truyện sẽ được hiện thực hóa rõ ràng nhất trong chính thời gian của người đọc văn bản. Genette định nghĩa về cốt truyện cũng như mối quan hệ thời tính của văn bản là: "Cốt truyện là chuỗi thời gian kép: Có thời gian của diễn ngôn và thời gian của câu chuyện (thời gian của cái biểu đạt và thời gian của cái được biểu đạt). Tính hai mặt này không chỉ làm thay đổi tuyến tính thời gian vốn có trong các câu chuyện (chẳng hạn ba năm cuộc đời của người anh hùng được tổng hợp thành hai câu trong một cuốn tiểu thuyết hoặc trong một vài cảnh quay trong quá trình dựng phim...). Cơ bản hơn, đặt ra vấn đề một trong những chức năng của tự sự là để tạo ra một thời gian theo lược đồ thời gian khác" (Gerald Genette, 1980) (Trang 33, NTH dịch từ bản tiếng Anh). Hiểu cụ thể, thì thời gian của cốt truyện (narrative) là thời gian lựa chọn của người kể, họ có thể đóng vai trò là người tham gia trong câu chuyện hay chỉ là người chứng kiến câu chuyện. Thông thường thứ tự của các sự kiện trong fabula (chuyện kể) là theo thứ tự thời gian. Nhưng câu chuyện có thể bóp méo thứ tự của các sự kiện theo nhiều cách khác nhau. Những méo lệch này được gọi là hỗn tuyến tính (anachronies). Hỗn tuyến tính (anachronies) có từ thời cổ đại là hình thức tự sự phổ biến trong văn học. Trong thực tế, Aristotle dường như là người đầu tiên đưa ra nhận xét về hiện tượng này, khi ông so sánh cấu trúc thời gian của bi kịch và sử thi: “Trong bi kịch, không thể biểu hiện nhiều sự kiện xảy ra cùng một lúc, mà chỉ một phần sự kiện xuất hiện trên sân khấu và do diễn viên trình bày, còn trong sử thi thì do nó là chuyện kể nên có thể đồng thời biểu hiện sự diễn biến của nhiều sự kiện có liên quan đến việc đang nói”. (Aristotle et al., 2007). Tất nhiên đặc tính này không phải là một điều cần thiết, nhưng là một quy ước của văn học cổ Hy Lạp. Ở đây, nó
  16. 10 cho thấy rằng câu chuyện của ngôn ngữ dễ dàng tạo ra sự biến dạng thời gian, và rằng kế hoạch thời gian của một cuốn tiểu thuyết thường sẽ phức tạp hơn so với một vở kịch (hoặc một bộ phim). Và để ghi nhận mối quan hệ giữa thời gian của câu chuyện và thời gian giả của cốt truyện, Genette chia theo ba khái niệm quan trọng: các kết nối của trật tự, giữa thứ tự các sự kiện xảy ra trong thời gian câu chuyện và thứ tự sắp xếp của nó trong thời gian giả; các kết nối giữa thời lượng biến đổi của các block sự kiện hoặc các phần câu chuyện và thời gian giả (trên thực tế, độ dài của văn bản) của việc kể trong cốt truyện - đây là sự kết nối về trường độ; cuối cùng, các kết nối của tần suất, đó là mối quan hệ giữa khả năng lặp đi lặp lại của câu chuyện và tần số xuất hiện của những câu chuyện đó trong truyện kể. 1.1.1. Trật tự (Order) Trong quá trình xây dựng truyện kể việc lắp ghép các block sự kiện tạo nên trật tự khung thời gian là điều tối cần thiết, bởi truyện kể khi có sự tinh tế, sâu sắc trong việc sắp đặt và lựa chọn điểm mốc mới giúp bộ khung thời gian cất được tiếng nói quan trọng của mình. Bởi diễn ngôn truyện kể luôn được người kể đã chọn lựa mục đích trước đó. Diễn giải cụ thể hơn, Trần Đình Sử viết: “Thời gian chuyện là thời gian diễn tiến của các sự kiện. Thời gian trần thuật là thời gian truyện kể, sự kể, nằm ở cấp độ khác so với thời gian câu chuyện, nhưng là thời gian tri nhận chuyện, nó gắn với thời gian câu chuyện không thể tách rời trong sự sắp xếp lại tạo nên cái “thời gian kép” mà G. Genette đã nói.” (Trần Đình Sử et al., 2018). Ngôn ngữ vốn tồn tại trong thời gian của người kể chuyện, và nhiệm vụ của nó cũng chính là biểu thị thời gian, căn chỉnh thời gian theo trật tự nhất định của diễn ngôn truyện kể. Có thể coi thời gian chính là nhân tố hư cấu đầu tiên của quá trình dựng truyện. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thời gian của G. Genette quan tâm đến quá trình dựng cốt truyện chứ không phải việc tìm hiểu nội dung câu chuyện. G. Genette cho rằng: “Nghiên cứu trật tự thời gian của truyện kể đó là việc đối chiếu trật tự của việc bố trí các sự kiện hay các đoạn thời gian trong lời kể chuyện với trật tự liên tục cũng như của chính các sự kiện hoặc các đoạn thời gian
  17. 11 này trong câu chuyện, trong chừng mực nó được chỉ dẫn rõ ràng do chính chuyện kể, hoặc ta có thể suy đoán ra chúng từ dấu hiệu gián tiếp này hoặc kia” (Đào Duy Hiệp, 1998). Hiểu như trên thì trật tự thời gian trong truyện thường được xáo trộn, không trùng với thời gian của chuyện, sự việc xảy ra sau đưa lên trước, sự việc xảy ra ở quá khứ lại đưa về sau; hiện tại, quá khứ và tương lai xen kẽ vào nhau không theo trật tự niên biểu mà theo trật tự hồi ức, liên tưởng, cảm xúc… Đây cũng là thủ pháp lắp ghép mà điện ảnh thường dùng. Nó tạo ra nhịp điệu truyện kể bằng chính những thủ thuật căn chỉnh về thời gian. Hầu hết các sự kiện trong cốt truyện có một thời gian đơn giản, nó chỉ là các sự kiện của câu chuyện được biểu hiện lại. Nhưng một số yếu tố liên quan đến cốt truyện như các đối tượng và dấu hiệu quanh sự kiện thì chúng có thời gian kép: thời gian cái biểu đạt và thời gian được biểu đạt. Do đó, trạng thái thời gian của các sự kiện này sẽ phải được mô tả ở hai mức độ biểu thị: mức độ thời gian theo tiêu chuẩn của câu chuyện và mức độ thời gian của người kể. Ví dụ, một câu chuyện đang kể có thể đột ngột nhường chỗ cho việc mô tả về sự kiện trong quá khứ với lời kể ngay thời điểm hiện tại của người kể chuyện. Hoặc một nhân vật có thể hồi tưởng về một câu chuyện trong quá khứ khi vẫn đang sống và hoạt động trong câu chuyện hiện tại, câu chuyện có dấu hiệu nằm trong hiện tại nhưng những sự kiện được mô tả trong câu chuyện lại đưa chúng ta đến quá khứ. Genette kết luận rằng: "Tự sự folklore, ít nhất trong các tác phẩm chính yếu, thường tuân theo trật tự tuyến tính, nhưng truyền thống văn học (phương Tây) của chúng ta thì lại khởi đầu từ một hiệu ứng đặc trưng của sự hỗn tuyến tính" (Gerald Genette, 1980) (Trang 36, NTH dịch từ bản tiếng Anh). G. Genette cũng đưa ra ví dụ trong việc khảo sát sử thi Iliade đoạn mở đầu. Cuộc tranh cãi giữa Achilles và Agamemnon được kể trước, sau đó mới hồi cố về nguyên nhân xảy ra mối bất hòa. Cũng như cuộc chiến thành Troy kéo dài suốt mười năm nhưng chỉ kể lại trong năm mươi ngày cuối cùng. Ông chia mỗi block sự kiện trong truyện kể ghi bằng các chữ cái in hoa là A, B, C, D, E…và thời gian tuyến tính của cốt truyện là 1, 2, 3, 4, 5… Ông nhận xét nó có sự hoán đổi vận động theo sơ đồ: A4-B5-C3-D2-E1, và gọi tên nó là đường zích zắc hoàn hảo (un parfait zigzag).
  18. 12 Tương tự, trong một tác phẩm tự sự trinh thám thì trật tự tuyến tính của câu chuyện sẽ phải là: Vụ án (1)  phá án (2)  thủ phạm trả giá (3). Nhưng nếu xây dựng theo thứ tự nhân quả của thời gian khách quan thì chuyện sẽ không tạo ra được sự thu hút đối với người đọc. Vì thế trật tự của cốt truyện trinh thám thường bị đảo lộn như sau: Phá án (1)  vụ án (2)  thủ phạm trả giá (3). Một ví dụ khác: Trong phân đoạn cho đoạn văn mở đầu của Đi tìm thời gian đã mất: “Trong một thời gian dài tôi thường đi ngủ sớm […] vẫn còn dõi mãi theo anh ta trong sự im lặng của đêm tối”, Đào Duy Hiệp chia thành 8 vị thế thời gian. Theo trật tự niên biểu các mốc thời gian được tính: H1. Cuộc ganh đua giữa Francois Đệ nhất và Charles-Quint trong lịch sử, sách được in năm 1875 trước khi người kể chuyện ra đời, người kể chuyện nhớ lại lịch sử; G2. Nhà thờ, ám chỉ tuổi ấu thơ ở Combray; A3. Gần lúc kể lại câu chuyện, nhưng phủ lên một quãng thời gian rất rộng, khó xác định “trong một thời gian dài”, nhưng trước tất cả các “câu chuyện” sẽ kể bên dưới về việc đi tìm giấc ngủ; B4. “đôi khi”, C5. “nửa giờ sau đó”; B6. “tôi định đặt cuốn sách”; E7. “trong khi ngủ”; F7. “tôi có cảm giác rằng”, “hành động liên tục của (E), K7’’, “đề tài của cuốn sách”. Vẫn tiếp tục của €; L8. “ngay lúc ấy”, tiếp liền của K; I8’. “niềm tin này còn lưu lại”; M3’. “tôi tự hỏi không biết lúc này là mấy giờ rồi”, tỉnh hẳn, trở lại thời điểm trước khi kể chuyện: Ta có sơ đồ: A3 B4 C5 D6 E7 F7’ G2 H1 I8’ K7’’ L8 M3’ Việc sắp xếp trật tự thời gian truyện kể được Genette chia ra làm hai loại: tuyến tính (chrony) và hỗn tuyến tính (anachrony). Chính ra loại truyện kể có trật tự theo niên biểu thì thường nhất quán, và trật tự bị đảo lộn tạo ra sai số về thời gian. Genette lí giải: "Mỗi cấu trúc hỗn tuyến tính, xét về quan hệ với tự sự mà nó được gắn vào, sẽ bao gồm một tự sự thứ cấp về mặt thời gian, lệ thuộc vào tự sự sơ cấp theo một kiểu cú pháp tự sự mà ta đã gặp trong phân tích trên về một đoạn của Jean Santeuil. Từ đây ta gọi cấp độ thời tính của tự sự mà hỗn tuyến tính được xác định nằm trong đó, là "tự sự sơ cấp" (first narrative). Dĩ nhiên - và ta đã xác nhận rồi - những đoạn gắn nhúng này có thể phức tạp hơn, và một cấu trúc hỗn tuyến tính
  19. 13 có thể mang vai trò của tự sự sơ cấp trong quan hệ với tự sự khác mà nó chứa đựng; và rộng hơn, trong quan hệ với một hỗn tuyến tính tính tổng thể của văn cảnh có thể được xem là tự sự sơ cấp" (Gerald Genette, 1980) (Trang 48-49, NTH dịch từ bản tiếng Anh). Để nghiên cứu cụ thể về trật tự (order) Genette dùng ba phạm trù được bóc tách từ trật tự và làm rõ đặc điểm của trật tự, chính là chiều hướng (direction) khoảng cách (distance) và biên độ (reach). Chiều hướng của trật tự có thể về trước hay về sau, tương lai hoặc quá khứ, bao gồm dự báo (prolepsis) và hồi cố (analepsis). Hồi cố (analepsis) là sự sai lệch về trật tự thời gian khi người kể chuyện kể về sự kiện đã xảy ra trước đó, sớm hơn hiện tại câu chuyện chính đang diễn ra, và thời điểm người đọc đang theo dõi câu chuyện với mốc thời gian hiện tại. Sự hồi cố đem đến cái nhìn rõ hơn cho sự kiện, cũng là góp phần dựng nhân vật được rõ nét hơn, kĩ thuật này giúp thời gian ngưng đọng như trong Đi tìm thời gian đã mất. Ví dụ: Genette cho rằng Một mối tình của Swann là sự hồi cố ngoại tại, tức là “nó nằm bên ngoài điểm xuất phát thời gian của truyện kể thứ nhất về lịch sử tâm hồn, thiên hướng văn chương của Marcel”. Như bản anh hùng ca Odyssée, hồi cố về Ulysse khi còn ở Phéciens, ngược lên nữa là sự sụp đổ của thành Troy. Dự báo (prolepsis) là sự bất đồng trong trật tự thời gian giữa câu chuyện và cốt truyện, nó là hình thức của trật tự lấy thời gian tương lai của câu chuyện, thời gian của điều xảy ra sau được nói trước so với khung thời gian hiện tại mà tình tiết cốt truyện đang diễn biến. Người kể chuyện dự đoán các sự kiện sẽ xảy ra khi cốt truyện kết thúc. Ví dụ: đó là cảnh cuộc vui buổi chiều Guermantes, Genette và Tadié đều thấy rằng có nhiều câu chuyện khác còn được kéo dài ra sau cả buổi chiều này – buổi chiều được xem như khép lại câu chuyện về Đi tìm thời gian đã mất “một loạt những dự báo mang tính chung cục: ám chỉ cái chết nhanh của de Charlus; về cuộc hôn nhân của nàng de Saint-Loup: “Người con gái này, mà dòng dõi và tài sản có thể khiến mẹ nàng hi vọng rằng nàng sẽ cưới một hoàng tử vương gia và sẽ đặt vương
  20. 14 miện lên toàn bộ cái công trình đang chuyển động đi lên này của Swann và vợ ông, say đó nàng đã chọn một nhà văn tăm tối làm phu quân, và khiến cho cái gia đình thấp hơn chuẩn mực nơi mà nàng đã xuất thân lại đi xuống”; sự xuất hiện cuối cùng của Odette, hơi bị lẫn gần ba năm sau buổi chiều Guermantes” (Đào Duy Hiệp, 2003) Có hai yếu tố có thể xâm nhập vào analepsis và prolepsis: biên độ (reach) và khoảng cách (distance). "Một hỗn tuyến tính có thể tiếp cận quá khứ hoặc tương lai, hoặc ít hơn nhiều so với thời điểm "hiện tại" (nghĩa là, từ thời điểm trong câu chuyện khi câu chuyện bị gián đoạn để nhường chỗ cho hỗn tuyến tính): khoảng cách thời gian này chúng ta sẽ đặt tên cho nó là biên độ hỗn tuyến tính. Bản thân hỗn tuyến tính cũng có thể bao gồm một trường độ câu chuyện dài hay ngắn: chúng ta sẽ gọi nó là khoảng rộng (extent) của nó. ” (Gerald Genette, 1980) (Trang 48, NTH dịch từ bản tiếng Anh). Hỗn tuyến tính (anachronies) có thể có một số chức năng trong cốt truyện. Trong khi hồi cố (analepses) thường đảm nhận vai trò giải thích, phát triển tâm lý của nhân vật bằng cách gợi lại các sự kiện từ quá khứ của mình, dự báo (prolepses) có thể khơi dậy sự tò mò của người đọc bằng tiết lộ một phần sự việc sẽ xuất hiện sau này. Cốt truyện là một sự biến đổi không chỉ các vật liệu của sự kiện câu chuyện, mà còn là sự xuất hiện của người đọc; cả hai hiệu ứng dự báo và hồi cố giúp quá trình chuyển đổi trật tự sự kiện mang tính khác biệt và thu hút hơn thông qua thái độ của người kể chuyện. Tuy nhiên trần thuật dự báo ít xảy ra hơn so với trần thuật hồi cố. Nhưng khi nó có mặt, nó cũng góp phần tạo nên cấu trúc kỳ vọng, tò mò và hồi hộp, với hoạt động lấp đầy và xây dựng sự gắn kết sự kiện trở thành nhiệm vụ của người đọc câu chuyện. Đôi khi một câu chuyện đơn giản như chuyện kể nửa đêm dành cho trẻ em có những gợi dẫn về tương lai mà ở đó trần thuật dự báo (prolepses) sẽ làm nổi bật cảm giác tò mò. Còn khoảng cách (distance) lại là khái niệm liên quan đến khung của tác phẩm, là khái niệm cụ thể được diễn giải trong thức trần thuật, gồm: khoảng cách nội tại (internal) và khoảng cách ngoại tại (external). Ví dụ: hồi cố nội tại (analepsis
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0