Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn học và Văn hoá Việt Nam: Tình yêu đôi lứa trong thơ dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (qua thơ Y Phương và Lò Ngân Sủn)
lượt xem 5
download
Luận văn được nghiên cứu nhằm mục đích làm sáng tỏ hơn những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật trong sáng tác thơ tình của hai nhà thơ miền núi. Từ đó, chúng ta có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về những đóng góp của hai nhà thơ cho mảng thơ tình các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn học và Văn hoá Việt Nam: Tình yêu đôi lứa trong thơ dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (qua thơ Y Phương và Lò Ngân Sủn)
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ HIÊN TÌNH YÊU ĐÔI LỨA TRONG THƠ DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI (QUA THƠ Y PHƯƠNG VÀ LÒ NGÂN SỦN) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ HIÊN TÌNH YÊU ĐÔI LỨATRONG THƠ DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI (QUA THƠ Y PHƯƠNG VÀ LÒ NGÂN SỦN) Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. CAO THỊ HẢO THÁI NGUYÊN - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Công trình có sự hỗ trợ khoa học từ giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Cao Thị Hảo. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Tác giả luận văn NGUYỄN THỊ HIÊN i
- LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn và tình cảm chân thành, em xin trân trọng cảm ơn: Khoa Ngữ văn, Phòng Đào tạo, các thầy cô giáo trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi giúp em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Cao Thị Hảo, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em nghiên cứu hoàn thành luận văn. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, Ban Giám Hiệu và các đồng nghiệp tại trường PT Vùng Cao Việt Bắc đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện về thời gian trong quá trình em hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 06 năm 2019 Tác giả luận văn NGUYỄN THỊ HIÊN ii
- MỤC LỤC Lời cam đoan .................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ............................................................................................................................. iii MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 10 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 11 5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 11 6. Đóng góp của luận văn ................................................................................................. 12 7. Cấu trúc của luận văn ................................................................................................... 12 NỘI DUNG ...................................................................................................................... 13 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TÌNH YÊU ĐÔI LỨA TRONG THƠ DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI VÀ HÀNH TRÌNH THƠ CỦA Y PHƯƠNG VÀ LÒ NGÂN SỦN ........................................................................................................ 13 1.1. Khái quát về tình yêu đôi lứa trong thơ dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại ............ 13 1.1.1. Khái niệm về thơ tình yêu....................................................................................... 13 1.1.2. Thơ viết về tình yêu đôi lứa của các nhà thơ dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại . 16 1.2. Hành trình thơ của Y Phương và Lò Ngân Sủn ......................................................... 30 1.2.1. Nhà thơ Y Phương với bản sắc văn hóa Tày .......................................................... 30 1.2.2. Nhà thơ Lò Ngân Sủn với bản sắc văn hóa Giáy.................................................... 36 Chương 2: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA TÌNH YÊU ĐÔI LỨA TRONG THƠ CỦA Y PHƯƠNG VÀ LÒ NGÂN SỦN........................................................................ 43 2.1. Tình yêu say đắm, nồng nàn, mãnh liệt và nỗi nhớ thương da diết ....................... 43 2.1.1. Tình yêu say đắm, nồng nàn, mãnh liệt .................................................................. 43 2.1.2. Nỗi nhớ thương da diết dạt dào cảm xúc trong tình yêu ........................................ 47 2.2. Yêu với con tim chân thành, trân trọng ngợi ca người mình yêu ........................ 49 2.2.1. Yêu với con tim chân thành .................................................................................... 49 2.2.2. Trân trọng ngợi ca người mình yêu ........................................................................ 51 2.3. Những khát khao cháy bỏng về hạnh phúc lứa đôi ................................................ 53 2.4. Những dự cảm cô đơn khắc khoải, buồn đau xót xa trong tình yêu ...................... 56 2.4.1. Những dự cảm cô đơn khắc khoải .......................................................................... 56 iii
- 2.4.2. Những buồn đau xót xa trong tình yêu ................................................................... 59 2.5. Tình yêu giàu yếu tố phồn thực ............................................................................... 64 Chương 3: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TÌNH YÊU ĐÔI LỨA TRONG THƠ Y PHƯƠNG VÀ LÒ NGÂN SỦN ..................................... 70 3.1. Thể thơ ...................................................................................................................... 70 3.1.1. Thơ tự do không cố định về số câu số chữ ............................................................. 70 3.1.2. Thơ tự do không cố định về số lượng câu nhưng lại cố định về số lượng chữ....... 72 3.2. Ngôn ngữ thơ ............................................................................................................ 75 3.2.1. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị ................................................................................... 76 3.2.2. Ngôn ngữ giàu hình ảnh mang tính tạo hình ......................................................... 78 3.2.3. Ngôn ngữ mang màu sắc văn hóa ........................................................................... 83 3.3. Giọng điệu thơ .......................................................................................................... 87 3.3.1. Giọng điệu thiết tha, rạo rực, nồng nàn, say đắm .................................................. 88 3.3.2. Giọng điệu ngợi ca .................................................................................................. 89 3.3.3. Giọng điệu xót xa, day dứt, trăn trở ........................................................................ 91 3.3.4. Giọng điệu trầm tư, ngậm ngùi, triết lý ................................................................. 94 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 99 iv
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Tình yêu từ lâu đã trở thành khởi nguồn của sự sống, đặc biệt tình yêu đôi lứa luôn là bản tình ca muôn điệu với những nốt nhạc vang lên du dương xao xuyến lòng người. Nhờ có tình yêu, cuộc đời con người được nuôi dưỡng thêm nồng nàn, cuộc sống thêm xuân sắc. Vì thế, tình yêu là bản nhạc làm muôn triệu trái tim con người say đắm. Nó là sức mạnh vô hình cứu rỗi cả thế gian, là khu vườn đầy hương sắc ngọt ngào của cuộc đời. Chính vì vậy, tình yêu là đề tài bất tận, vĩnh cửu trong thi ca xưa và nay. Tình yêu trong thơ ca hướng người ta đến những khao khát, ước vọng tốt đẹp trong cuộc sống, giúp con người ta vượt qua những trắc trở, éo le và vượt lên những khó khăn của cuộc đời. Trong thơ ca Việt Nam hiện đại, tình yêu hiện hữu với nhiều dáng vẻ, nhiều cung bậc cảm xúc. Tùy từng thời điểm, nó khoác lên mình những bộ cánh khác nhau, khi thì say đắm thiết tha cuồng nhiệt, khi thì giản dị chân thành mộc mạc, lúc lại quẫy đạp, bứt phá, khát khao cháy bỏng, khi lại mãnh liệt trào dâng bất tận và có lúc lại đắng đót, nhức buốt trái tim. 1.2. Trong lịch sử thơ ca nước nhà, tình yêu đã trở thành cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của các nhà thơ. Trong văn học dân gian, những câu ca dao mềm mại, uyển chuyển giàu tính nhạc, đã tạo nên những bản tình ca thiết tha rạo rực với những nỗi lòng thổn thức khi yêu, làm đắm say lòng người. Những câu ca dao đó, diễn tả bao lời hò hẹn nhớ nhung, những trạng thái cảm xúc của cha ông ta thuở trước. Đến văn học thời trung đại, thơ tình yêu xuất hiện với những trạng thái khác nhau, khi thì kín đáo, nhuần nhị, e lệ, nhưng có những lúc mạnh bạo, thiết tha, rạo rực, khát khao cháy bỏng về hạnh phúc lứa đôi. Những cung bậc cảm xúc đó đã được thể hiện phần nào trong thơ Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm, Đặng Trần Côn, Hồ Xuân Hương.... Đến với văn học Việt Nam hiện đại, chúng ta phải kể đến những tiếng thơ tình say đắm lòng người như: Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Lâm Thị Mỹ Dạ, Nguyễn Mỹ, Vũ Cao..…Các nhà thơ để lại cho dòng thơ tình những áng thơ xúc động, đi vào lòng người. Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, được ghi dấu bởi sự xuất hiện của những thi sĩ, với những vần thơ tình ngọt ngào, nóng bỏng, mang 1
- đậm sắc màu văn hóa. Chúng ta có thể kể tới các thi sĩ: Mai Liễu, Dương Thuấn, Bàn Tài Đoàn, Triệu Kim Văn, Triều Ân, Cầm Biêu, Triệu Lam Châu, Ma Trường Nguyên, Lò Cao Nhum, Dư Thị Hoàn, Nông Thị Ngọc Hòa, Hoàng Thanh Hương, Bùi Tuyết Mai, Inrasara, Nga RiVê, Thanh Pon, Nông Minh Châu, Chu Thùy Liên…. Trong số đó, chúng ta phải kể đến hai cây bút viết về đề tài tình yêu mang những nét đặc sắc riêng đó là Y Phương và Lò Ngân Sủn. 1.3. Thơ tình của Y Phương và Lò Ngân Sủn, như những nhành hoa dại nhưng ngát hương thơm của núi rừng. Thơ tình của họ, thể hiện rõ bản sắc văn hóa độc đáo cũng như tâm hồn của người miền núi. Ta có thể tìm thấy trong tiếng thơ đó bản thể tình yêu của chính mình. Trái tim yêu tồn tại muôn màu, khi thì mãnh liệt dạt dào đến cuồng nhiệt, khi lại sống hết mình cho tình yêu dâng hiến đến cháy bỏng đắm say đến tận cùng, khi thì trầm lắng, cô đơn lo âu khắc khoải, khiến trái tim ta trở về với miền thương nhớ với những nhịp đập khắc khoải của con tim. Thơ tình yêu của họ gắn với vẻ phồn thực khỏe khoắn nhưng cũng ngọt ngào, quyến rũ, lãng mạn đến vô ngần. Thơ tình yêu của Y Phương và Lò Ngân Sủn đã có sự đóng góp nhất định vào mảng thơ tình của đời sống thơ ca dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Tiếng thơ tình yêu của họ góp phần làm đa dạng, phong phú cho thơ tình hiện đại Việt Nam. Đặc biệt, họ thể hiện tâm hồn, cách cảm, cách nghĩ của người miền núi. Với trái tim yêu thương mãnh liệt, hai nhà thơ đem đến cho dòng thơ tình Việt Nam một màu sắc lạ, tiếng nói mới, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Hai nhà thơ đại diện cho hai dân tộc khác nhau nhưng khi viết về đề tài tình yêu giữa họ đều có sự đồng điệu, và những điểm riêng thể hiện phong cách riêng của mỗi nhà thơ. Qua đó, chúng ta khẳng định được vai trò, vị trí của họ trong dòng chảy văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Tiếng thơ tình yêu của hai nhà thơ góp phần tạo ra những giá trị vô cùng to lớn đặc sắc về nội dung cũng như nghệ thuật, mang dấu ấn riêng đậm đà bản sắc dân tộc, đại diện cho thơ tình dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. 1.4. Khi nghiên cứu sự nghiệp sáng tác của hai nhà thơ, chúng tôi đã lựa chọn mảng thơ viết về đề tài tình yêu đôi lứa, nhằm tôn vinh giá trị đóng góp của hai nhà thơ vào dòng thơ tình của đời sống thơ ca dân tộc thiểu số. Vì thế, chúng tôi chọn đề tài này, mong muốn tìm hiểu về tình yêu đôi lứa trong thơ dân tộc thiểu số Việt Nam 2
- hiện đại qua những cung bậc cảm xúc tình yêu trong thơ Y Phương và Lò Ngân Sủn. Từ đó, chúng ta có thể đánh giá toàn diện hơn về thành tựu thơ tình của các nhà thơ dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, đồng thời khẳng định vị trí của Y Phương và Lò Ngân Sủn ở mảng thơ viết về tình yêu trong dòng chảy văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Công trình hoàn thành sẽ bổ sung tài liệu tham khảo cho nền văn học dân tộc thiểu số hiện đại Việt Nam. 2. Lịch sử vấn đề Hai nhà thơ Y Phương và Lò Ngân Sủn nhận được sự quan tâm chú ý của rất nhiều nhà phê bình nghiên cứu. Theo khảo sát ban đầu của chúng tôi đã có những công trình và bài nghiên cứu, phê bình về hai nhà thơ như sau: 2.1. Y Phương là nhà thơ có nhiều tác phẩm nổi tiếng được công bố và nhận được nhiều giải thưởng lớn của trung ương và địa phương. Nhiều tác phẩm của ông đã để lại dấu ấn trong lòng bạn đọc. Y Phương đã thu hút được sự quan tâm của nhiều cây bút nghiên cứu phê bình. Tên tuổi của ông được nhắc đến trong một số công trình nghiên cứu về thơ dân tộc thiểu số như: Văn học các dân tộc thiểu số mười năm qua với vấn đề truyền thống và hiện đại (1986) của Đinh Văn Định; Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (1985) của Lâm Tiến, Tiếng nói các nhà văn dân tộc thiểu số của nhiều tác giả (Nxb văn hóa dân tộc Hà Nội); Tuyển tập văn học thiểu số miền núi (Nxb Giáo Dục 1998) do Nông Quốc Chấn chủ biên. Phạm Quang Trung với Thổ cẩm dệt bằng thơ (phê bình - 1990). Lò Ngân Sủn Hoa văn thổ cẩm, tập 2 (1999, Nxb Văn hóa dân tộc Hà Nội). Ngoài ra còn các cuốn: Một mình trong cõi thơ (Nxb văn hóa dân tộc 2000) của Hoàng Quảng Uyên; Nét đẹp văn hóa trong thơ văn và ngôn ngữ dân tộc 3 tập (2003-2008) của TS Hoàng An; Song thoại với cái mới (2008) của Inrasara. Hương sắc miền rừng (2008) của Mai Liễu...... Đặc biệt, tên tuổi của Y Phương xuất hiện nhiều trong các công trình nghiên cứu chuyên sâu của các tác giả là các nhà nghiên, cứu phê bình yêu quý và say mê văn chương dân tộc thiểu số như: Bản sắc dân tộc trong thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (2010) của PGS.TS Trần Thị Việt Trung (chủ biên); Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại - Một số đặc điểm (2011) do PGS.TS Trần Thị Việt Trung Và PGS .TS Cao Thị Hảo Đồng chủ biên; Thơ ca dân tộc HMông - 3
- truyền thống và hiện đại (2014) của TS Nguyễn Kiến Thọ; Những người tự đục đá kê cao quê hương (2015) của tác giả Lê Thị Bích Hồng. Gần đây, tên tuổi Y Phương xuất hiện trong các công trình nghiên cứu khá quy mô dày dặn hàng nghìn trang đó là cuốn: Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam - truyền thống và hiện đại (2015) của hai tác giả Trần Thị Việt Trung và Nguyễn Đức Hạnh (Đồng chủ biên). Trong các cuốn sách phê bình này, Y Phương đều được nhắc đến như một đại diện tiêu biểu cho thơ Tày. Thơ ông trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ Ngữ văn như: Bản sắc Tày trong thơ Y Phương và DươngThuấn của học viên Nguyễn Thị Thu Huyền, (Đại học Thái Nguyên, 2009); Sùng Thị Hương (Đại học Thái Nguyên) với đề tài Đặc sắc tản văn Y Phương (2013); Luận văn thạc sĩ của học viên Hoàng Thị Huệ Dinh với đề tài Thơ song ngữ Y Phương (2016). Tên tuổi và sự nghiệp của ông cũng trở thành một phần nội dung trong Luận án Tiến sĩ của các nghiên cứu sinh Đỗ Thị Thu Huyền (Viện văn học); Hà Anh Tuấn (Đại học Thái Nguyên). Thơ Y Phương cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của nhiều độc giả, nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu phê bình văn học như: Tế Hanh, Phạm Hổ, Chu Văn Sơn, Nguyễn Hữu Tiến, Trúc Thông, Hồng Diệu, Tạ Duy Anh, Đỗ Trung Lai, Bế Kiến Quốc, Nguyễn Trọng Hoàn, Vũ Quần Phương, Nguyễn Đức Hạnh, Lê Thị Bích Hồng.... Nhà nghiên cứu lý luận phê bình Nguyễn Đức Hạnh đã nhận xét về thơ Y Phương: “Thơ Y Phương giản dị như suối nguồn trong và sâu, nhìn xuống đáy thi thoảng gặp những hạt vàng lấp lánh - đó là biểu tượng độc đáo có tính mơ hồ đa nghĩa. Người tri ân gọi đó là vàng mười. Người vô tình gọi đó là hạt cát. Nhưng chính biểu tượng ấy là minh chứng cho tính hiện đại và cá tính sáng tạo, độc đáo của nhà thơ, bên cạnh tính truyền thống biểu hiện trong đề tài quen thuộc, trong hệ thống thi ảnh đậm sắc thái văn hóa miền núi nói chung, văn hóa tày nói riêng”[39; tr.259]. Trong tất cả những bài viết, các tác giả đều đánh giá rất cao tài năng của Y Phương. Họ thể hiện sự ngưỡng mộ, đồng cảm, với những vần thơ viết về tình yêu quê hương, đất nước và con người miền núi của nhà thơ. Thơ viết về tình yêu, là mảng thơ góp phần tạo nên giá trị to lớn trong sự nghiệp sáng tác thơ ca của Y Phương. Ngay từ khi ra đời, thơ tình của ông đã nhận được nhiều tình cảm yêu quý của nhiều độc giả. Tập thơ Vũ khúc Tày (Tủng Tày) ra 4
- đời, đánh dấu sự thành công trong mảng đề tài viết về thơ tình của Y Phương. Tập thơ viết về tình yêu đôi lứa, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Tày trên tất cả các phương diện thể hiện về nội dung, nghệ thuật cùng với những cung bậc cảm xúc mang hơi thở đời sống, tâm hồn, cách cảm, cách nghĩ của người miền núi. Nhà văn Lê Thị Bích Hồng cho rằng: “Người nặng trái tim yêu như Y Phương luôn vịn vào thơ và tình yêu như chính quan niệm về thơ. Thơ cũng giống như tình yêu. Không có sự run rẩy thì không có thơ...Y Phương luôn xoắn bện thơ với tình yêu thành cặp như anh với em, như cây với đất, như bến với thuyền....anh cho rằng đến như thời gian 12 tháng vận chuyển “Bướm ong còn làm bạn với hoa” huống chi con người đầy cảm xúc lại thiếu vắng tình yêu ”[39; tr.9]. Khi đọc thơ tình của Y Phương, tác giả Phạm Quang Trung đã phân tích cái hay, nét đặc sắc trong trong cung bậc cảm xúc thơ tình yêu của Y Phương và nhận xét: “Nếu không là Y Phương thì chúng ta đã không thể có những bài thơ thắt lòng vì tha thiết yêu mà không thể sống cùng nhau, song vết thương lòng thì chừng như không lành theo năm tháng. Cứ nhức nhối hoài. Mỗi khi trái gió trở trời và cả những khi trời yên biển lặng...Tội nghiệp quá! Đúng là tâm thế của một kẻ tử vì Đạo - Đạo yêu”. Nhìn chung, các bài viết mới chỉ tập trung nói về những nội dung phản ánh cuộc sống con người, quê hương làng bản, phong tục tập quán, một số nét đặc trưng về nghệ thuật trong các tác phẩm của Y Phương. Qua đó khẳng định vai trò, đóng góp của Y Phương với nền thơ ca dân tộc thiểu số nói riêng và thơ ca Việt Nam nói chung. Nghiên cứu về thơ tình của Y Phương, mới chỉ có những nhận xét bước đầu. Xuyên suốt toàn bộ sáng tác của Y Phương và Lò Ngân Sủn, chúng tôi thấy thơ tình yêu của hai nhà thơ chưa được nghiên cứu kết hợp, cụ thể, hệ thống. Những ý kiến đánh giá của những tác giả đi trước, là tiền đề gợi ý vô cùng quý báu cho việc triển khai hướng nghiên cứu đề tài của chúng tôi. Thơ tình yêu đôi lứa là mảng sáng tác thành công, quan trọng, đặc sắc trong sự nghiệp sáng tác của Y Phương. Thơ tình yêu của ông rải rác ở một vài tập thơ, có khi ở câu thơ, có khi ở bài thơ, nhưng tập trung nhiều nhất trọn vẹn trong tập thơ song ngữ Vũ khúc Tày. Tập thơ thể hiện tình yêu bằng ngôn ngữ dân tộc, bằng cách cảm cách nghĩ của người dân tộc. Vì vậy, chúng 5
- tôi đã lựa chọn đề tài tình yêu đôi lứa trong thơ Y Phương cùng và Lò Ngân Sủn trong dòng chảy thơ tình của các dân tộc thiểu số Việt Nam làm đề tài nghiên cứu, từ đó, khẳng định những giá trị đặc sắc về mặt nội dung và nghệ thuật trong thơ tình của Y Phương và Lò Ngân Sủn. Đề tài góp phần vào việc bảo tồn giá trị văn học dân tộc thiểu số trong tiến trình phát triển văn học nước nhà. 2.2. Cũng như Y Phương, Lò Ngân Sủn đã để lại sự nghiệp sáng tác thơ văn phong phú và đồ sộ về khối lượng. Thơ ông mang một vẻ đẹp núi rừng hoang sơ, mây ngàn gió núi vùng cao Bát Xát, Lào Cai. Trong bài viết Mỗi bài thơ là một kỷ niệm ông đã trải lòng mình “Ước mơ của tôi là sao có được những bài thơ thật đẹp, thật hay, có sức lay động sâu sa và âm vang sống động trong lòng người đọc(.....) Nhưng tôi lại đang say sưa như điếu đổ nên tôi sẽ còn làm thơ. Tôi thở bằng thơ của tôi, tôi thở bằng thơ của mọi người, tôi thở bằng hơi thở của cuộc sống Tôi làm việc bằng cái đầu, sống bằng thơ và bay lên bằng niềm mơ ước”. Lò Ngân Sủn cũng đưa ra quan niệm sáng tác của mình: “Không sống chết với thơ, thì thử hỏi làm sao có thơ hay cho được. Cho nên tôi cứ ngĩ: Nếu còn có người dám sống chết với thơ, tâm huyết với người, với đời thì sẽ có thơ hay, thơ để đời”[19; tr.504]. Vì thế trong suốt cuộc đời cầm bút của mình, Lò Ngân Sủn đã sáng tác với bầu nhiệt huyết tuôn trào, như con ong chăm chỉ cần mẫn dâng cho đời mật ngọt. Ông đã để lại cho đời 14 tập thơ, 2 tập truyện ký, 10 công trình tiểu luận, các bài nghiên cứu, sưu tầm, biên dịch, và nhiều bài thơ được phổ nhạc đi vào lòng người, trong đó có bài thơ Chiều biên giới là bài ca đã “đi cùng năm tháng”. Bài ca ấy mãi đọng lại trong trái tim trong tâm hồn muôn triệu người con đất Việt. Nguyễn Nhã Tiên đã từng nhận xét: “Với tôi, bài thơ Chiều biên giới là bản tuyên ngôn bằng thơ của một người đàn ông dân tộc Giáy về chính cái bản nhỏ bé của mình. Cũng như ông, mỗi chúng ta đều có một bản tuyên ngôn về ngôi nhà của mình, về làng mình với những gì thân thuộc mà thiêng liêng nhất”[19; tr.451]. Khi nghiên cứu về các sáng tác thơ của Lò Ngân Sủn, nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà lí luận nghiên cứu phê bình đã bày tỏ thái độ yêu mến, ngưỡng mộ đối với ông. Thơ Lò Ngân Sủn mộc mạc, chân thành, giản dị, như suối nguồn trong trẻo quê hương ông. Thơ ông ẩn chứa cái tình, cái hồn của người miền núi, chứa đựng trong 6
- đó không ít những suy tư, triết lý, chiêm nghiệm về sự sống, cuộc đời. Đặc biệt, trong phần nghệ thuật biểu hiện như thể thơ, cấu tứ, giọng điệu, ngôn ngữ trong thơ ông cũng vô cùng độc đáo. Chất liệu trong thơ ông, gắn với đời sống thường nhật của đồng bào dân tộc quê hương. Trong bài viết Thơ với tuổi thơ, Vũ Quần Phương đã nhận định về thơ Lò Ngân Sủn: “Cấu tứ thoáng, câu gọn chữ nhưng để bài thơ không bị giản lược hoặc sơ sài trong cảm xúc, trong nghĩ ngợi ông cần mở ra, tung tẩy, mơ mộng hơn. Điều này ông đã làm được trong một số bài thơ tình yêu”[19; tr.438]. Đọc thơ Lò Ngân Sủn, chúng ta thấy được cảnh sắc thiên nhiên, bức tranh đời sống, nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa tuyệt đẹp. Tác giả Sần Cháng đã thể hiện tình cảm yêu mến với thơ Lò Ngân Sủn bằng những nhận xét xác đáng: “Thơ Lò Ngân Sủn thường có núi, có cây, có hoa, có suối, sông, có nước mạch, có mây, có mưa, nắng ,rừng, trăng, thung lũng....là hình ảnh nằm trong kho tàng dân ca dân tộc Giáy và Lò Ngân Sủn đã từ trong dóng suối dân ca đó mà cất cánh. Tôi còn thấy thơ Lò Ngân Sủn có nhịp nhanh của kèn Pí Lè, có sự chậm rãi, thướt tha của “Vườn Giáy”(dân ca), có nhấn, có trầm bổng của then làng....”[19; tr.439-440]. Mỗi một bài thơ của Lò Ngân Sủn là một kỷ niệm, là cả một ân tình, cả một tình yêu thương vô bờ bến mà cả cuộc đời cầm bút ông đã dành cho quê hương làng bản của mình. Ẩn chứa trong mỗi bài thơ câu thơ, ý thơ là tình yêu quê hương nồng nàn tha thiết sâu đậm. Hình ảnh con người, làng bản, quê hương, đất nước, văn hóa đều được ông chắt chiu thể hiện trong thơ với vẻ đẹp tự nhiên, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong các mảng sáng tác thơ của Lò Ngân Sủn, thơ viết về tình yêu đôi lứa có lẽ là đặc sắc nhất. Tình yêu trong thơ ông chứa đựng sự chân thành, mộc mạc, giản dị nhưng vô cùng cuồng nhiệt, táo bạo, thể hiện cách cảm, cách nghĩ, cách tư duy của người dân tộc. Thơ tình của ông mang màu sắc riêng, đậm chất núi rừng. Thơ tình yêu của ông đã đọng lại trong lòng nhiều độc giả, nhà văn, nhà thơ, nhà lí luận phê bình. Họ đã dành cho thơ tình yêu của ông những tình cảm yêu mến và quan tâm sâu sắc. Trong bài viết Người con của núi tác giả Hoàng Quảng Uyên đã nhận xét: “Cái thật trong thơ Lò Ngân Sủn là cái thật hoang sơ, anh không ngần ngại ví mình là con hổ, con gấu, có trái tim người: Yêu đắm say, yêu đến tận cùng, cách nói về tình yêu của anh cũng rất riêng, nếu nói về bản sắc thơ anh, tốt nhất để anh tự bạch...Trong 7
- một cuộc vui, tôi bảo: Tình yêu trong thơ ông cứ phải là thứ ăn được, uống được! Lò Ngân Sủn gật gù”[19; tr.429]. Khi đọc tập thơ Lều nương của Lò Ngân Sủn, trong bài viết Thơ tình của Lò Ngân Sủn tác giả Đỗ Đức đã nhận xét: “Cả tập thơ...chứa đậm nỗi nuối tiếc, nỗi khát tình yêu hoang dã. Cái tình ngọt ngào như mật chứa trong cây, như sắc long lanh của giọt sương ban mai, như nét tinh vi trong màu thổ cẩm, như mùi ngầy ngậy của thắng cố, như vị thơm ngon thanh tao của bắp ngô non, cái huyền ảo của cỏ cây và sương khói...”[19; tr.447]. Trong cuốn sách Nghiên cứu, phê bình về văn học dân tộc thiểu số của nhà lí luận nghiên cứu phê bình Trần Thị Việt Trung, tác giả đã nhận định: “Đọc thơ tình yêu của Lò Ngân Sủn, như đang được chiêm ngưỡng, được chứng kiến “Bữa tiệc tình yêu” linh đình, phong phú và tươi tắn, rực rỡ về màu sắc, giàu có về các món ăn vốn là “đặc sản” và tinh hoa của núi rừng, cùng với hương vị ngọt ngào, thơm phức, đậm phong vị miền núi đầy hấp dẫn; Và được gặp gỡ chủ nhân của “bữa tiệc” đặc biệt ấy - những người con của núi: mạnh mẽ, mãnh liệt, hào hoa, xinh đẹp, tràn đầy sức sống”[59; tr.298-299]. Thơ tình yêu của Lò Ngân Sủn chứa đựng nhiều nét mới mẻ, đặc sắc. Ông có sự tiếp thu chọn lọc nét đẹp văn hóa dân tộc góp phần tạo cho thơ ông có một phong cách riêng độc đáo. Thơ viết về tình yêu của ông bắt nguồn từ cảm xúc yêu lành mạnh cường tráng, cháy bỏng, đam mê, táo bạo, chứa đựng yếu tố phồn thực. Nhà thơ Mai Liễu đã có sự phát hiện vô cùng tinh tế về điều đó: “Thơ Lò Ngân Sủn chứa đựng những yếu tố phồn thực, nhất là những bài thơ nói về tình yêu nam nữ. Đó là một thái độ vui sống chân thành, si mê, hồn nhiên, táo bạo, bất ngờ, hoang dã và đầy ám ảnh....Đó là bản năng sống, bản năng thơ rất riêng của Lò Ngân Sủn. Đó là một loại “hương rừng quấn quýt” của một đời thơ Lò Ngân Sủn”[19; tr.484]. Dù viết về đề tài nào, Lò Ngân Sủn cũng để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả, bởi ông luôn dùng những ngôn từ đặc trưng, gần gũi của người miền núi khiến người đọc cảm thấy thú vị có ấn tượng mạnh. Ông có khả năng quan sát, khái quát, chiêm nghiệm về đời sống. Vì thế, thơ ông luôn mang một dấu ấn và phong cách riêng. Nhận xét về điếu đó Lê Thiếu Nhơn đã viết : “Ngoài giọng điệu đặc thù của một nhà thơ dân tộc thiểu số, Lò Ngân Sủn có khả năng biến hóa những quan sát ngả sang màu chiêm nghiệm. Những chiêm nghiệm rời rạc đưa vào thơ thì thường đơn điệu và hơi nhiều lời. Khi và chỉ khi ông 8
- dùng phương pháp quy nạp chiêm nghiệm thì mới có những bài thơ đóng dấu chất lượng “thương hiệu” Lò Ngân Sủn”[19; tr.461]. Đây là nhận định vô cùng tinh tế và chính xác. Lò Ngân Sủn là nhà thơ có phong cách độc đáo. Khi nói về phong cách sáng tác của ông, trong cuốn Nét đẹp văn hóa trong thơ văn và ngôn ngữ dân tộc (tập 2 Hương sắc núi rừng), Nxb Văn hóa dân tộc (2003), Hoàng Văn An có nhận xét về tài năng và nghiệp viết của nhà thơ dân tộc thiểu số Lò Ngân Sủn qua tập thơ Người trên đá. Bài viết không đi sâu vào khái niệm phong cách, nhưng tác giả đã phân tích một số ví dụ tiêu biểu để người đọc nhận ra biểu hiện và nét đẹp trong phong cách thơ Lò Ngân Sủn. Trong cuốn Nhà văn dân tộc thiểu số đời và văn Nxb văn hóa dân tộc, Hà Nội (2003), các tác giả trong hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam có giới thiệu về quá trình công tác, các tác phẩm và các giải thưởng của Lò Ngân Sủn kèm theo bài viết Khi kẽ tay người nở hoa của Trần Mạnh Hảo. Trong bài viết này lấy cảm hứng từ bài thơ “Người đẹp” bài thơ “Nàng” và một số bài thơ khác. Trần Mạnh Hảo đã đánh giá như sau: “Có lẽ trong thi ca sở trường của Lò Ngân Sủn là thơ tình, thường là bài thơ ngắn và có tứ, lại khá hiện đại trong lối viết, không câu vần vèo bằng trắc”[19; tr.418]. Trong cuốn Bản sắc dân tộc trong thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại khu vực phía Bắc Việt Nam, Nxb ĐH Thái Nguyên (2005), các tác giả có viết về Lò Ngân Sủn, những trang viết đó đã chỉ ra vẻ đẹp ngôn ngữ giàu chất tạo hình trong việc miêu tả thiên nhiên con người miền núi trong sáng tác của Lò Ngân Sủn. Đây cũng chính là những nét đặc sắc trong tiếng thơ, nghệ thuật thơ của hai nhà thơ miền núi này. Trong cuốn Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại - Một số đặc điểm (2011) do Trần Thị Việt Trung và Cao Thị Hảo Đồng chủ biên, các tác giả đã có những nhận xét đánh giá mang tính định hướng về nội dung, hình ảnh, các biện pháp tu từ của các nhà thơ dân tộc thiểu số trong đó có Lò Ngân Sủn. Trong cuốn Nghiên cứu phê bình về văn học (Nxb ĐH Thái Nguyên, 2016), PGS.TS Trần Thị Việt Trung đã dành hơn mười trang nói về Bữa tiệc tình yêu trong thơ Lò Ngân Sủn, từ đó khẳng định thế mạnh, sức hấp dẫn cuốn hút trong thơ tình Lò Ngân Sủn khi viết về tình yêu. Đây cũng là những gợi ý quý báu cho việc 9
- triển khai hướng nghiên cứu của chúng tôi để làm sáng tỏ hơn nữa nét đặc sắc trong thơ tình yêu của Lò Ngân Sủn. Qua những ý kiến nhận xét đánh giá của các tác giả cũng như các bài viết trong các cuốn sách, chúng ta thấy Lò Ngân Sủn có một vị trí nhất định trong nền thơ ca dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Thế nhưng các công trình nghiên cứu, phê bình về thơ Lò Ngân Sủn lại rất khiêm tốn chưa xứng đáng với sự nghiệp thơ ca mà nhà thơ để lại. Theo khảo sát bước đầu, ngoài những bài viết, ý kiến nhận xét đánh giá trên thì chỉ có hai công trình luận văn thạc sĩ nghiên cứu về thơ ông: Tính tạo hình trong ngôn ngữ thơ Lò Ngân Sủn và Pờ Sảo Mìn (2010) của Nguyễn Phương Ly và Thơ Lò Ngân Sủn (2017) của Phạm Thị Cẩm Anh. Tuy nhiên họ chưa đi sâu vào mảng đề tài viết về tình yêu trong thơ Lò Ngân Sủn. Đây là mảng đề tài đặc sắc, nhất tinh túy nhất cần đi sâu hơn nữa để thấy được sự đóng góp của ông đối với thơ tình yêu dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại nói riêng và văn học hiện đại Việt Nam nói chung. 2.3. Như vậy, qua việc khảo sát khái quát các công trình nghiên cứu, những nhận xét đánh giá phê bình của các tác giả cùng với những bài viết về thơ tình Y Phương và Lò Ngân Sủn, chúng tôi nhận thấy các tác giả đã có những nghiên cứu bước đầu về thơ tình yêu của Y Phương và Lò Ngân Sủn. Điều đó đã gợi ý cho việc triển khai hướng nghiên cứu về thơ tình yêu đôi lứa trong văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại qua thơ tình của Y Phương và Lò Ngân Sủn. Từ đó tìm ra được nét đặc sắc về mặt nội dung, nghệ thuật trong thơ tình yêu của các nhà thơ dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Qua đó, ta khẳng định vị trí của hai nhà thơ dân tộc miền núi trong việc đóng góp vào dòng thơ tình văn học dân tộc thiểu số nói riêng và văn học hiện đại Việt Nam nói chung với những thành tựu đáng trân trọng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung tìm hiểu thơ viết về tình yêu đôi lứa của hai nhà thơ Y Phương và Lò Ngân Sủn với những đặc sắc cả về nội dung và nghệ thuật, từ đó góp phần làm sáng tỏ thơ viết về tình yêu đôi lứa của văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. 10
- 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: Một số tập thơ viết về tình yêu của các nhà thơ dân tộc thiểu số cùng với toàn bộ các tập thơ tình yêu của hai nhà thơ Y Phương và Lò Ngân Sủn. Ngoài ra, chúng tôi cũng tham khảo thơ viết về tình yêu đôi lứa của một số nhà thơ Việt Nam hiện đại khác để đối chiếu so sánh. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu về tình yêu đôi lứa trong thơ các nhà thơ dân tộc thiểu số, và thơ tình yêu của Y Phương và Lò Ngân Sủn chúng tôi nhằm mục đích làm sáng tỏ hơn những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật trong sáng tác thơ tình của hai nhà thơ miền núi. Từ đó, chúng ta có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về những đóng góp của hai nhà thơ cho mảng thơ tình các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Qua việc nghiên cứu, đề tài góp phần thể hiện nét đẹp trong đời sống tâm hồn, tình cảm của con người miền núi, khẳng định những đóng góp quan trọng của hai nhà thơ trong quá trình phát triển thơ ca dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, nhất là sự đóng góp trong mảng thơ tình yêu, góp phần tạo nên sự phong phú trong dòng chảy thơ tình Việt Nam hiện đại. 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn hướng đến giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau: Luận văn khảo sát đặc điểm chung của thơ tình yêu dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại nói chung và vị trí của hai nhà thơ Y Phương và Lò Ngân Sủn trong dòng chảy thơ tình dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Chỉ ra được những đặc điểm nổi bật về nội dung trong thơ tình yêu của Y Phương và Lò Ngân Sủn. Làm rõ những phương diện nghệ thuật như thể thơ, ngôn ngữ, giọng điệu trong thơ viết về tình yêu của hai nhà thơ Y Phương và Lò Ngân Sủn. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau đây: Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại để tập hợp những sáng tác thơ viết về tình yêu của hai nhà thơ Y Phương và Lò Ngân Sủn. 11
- Phương pháp phân tích tổng hợp để làm sáng tỏ các đặc điểm nội dung cũng như nghệ thuật thể hiện trong thơ viết về tình yêu của hai nhà thơ Y Phương và Lò Ngân Sủn. Phương pháp so sánh đối chiếu để thấy được sự giống nhau khác nhau trong nội dung cũng như nghệ thuật thể hiện tình yêu trong thơ của Y Phương và Lò Ngân Sủn với các nhà thơ dân tộc thiểu số và nhà thơ Việt Nam khác. Từ đó lí giải nguyên nhân của sự khác biệt đó. Phương pháp nghiên cứu liên ngành (văn hóa học, dân tộc học...) cùng với các phương pháp khác, để thấy được những nét đặc sắc trong văn hóa, văn học của các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về đề tài tình yêu trong thơ Y Phương và Lò Ngân Sủn. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần khẳng định những đóng góp của hai thi sĩ cho thơ dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, đồng thời bổ sung những tài liệu tham khảo cho nền văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại hiện đang được nhiều tác giả nghiên cứu và quan tâm. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung của luận văn gồm ba chương. Chương 1: Khái quát về tình yêu đôi lứa trong thơ dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại và hành trình thơ của Y Phương và Lò Ngân Sủn Chương 2: Những biểu hiện của tình yêu đôi lứa trong thơ của Y Phương và Lò Ngân Sủn Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật thể hiện tình yêu đôi lứa trong thơ Y Phương và Lò Ngân Sủn 12
- NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH YÊU ĐÔI LỨA TRONG THƠ DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI VÀ HÀNH TRÌNH THƠ CỦA Y PHƯƠNG VÀ LÒ NGÂN SỦN 1.1. Khái quát về tình yêu đôi lứa, trong thơ dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại 1.1.1. Khái niệm về thơ tình yêu 1.1.1.1 Khái niệm về thơ Thơ là thế giới tâm hồn đầy tình cảm của loài người, đã có nhiều định nghĩa khác nhau về thơ. Theo nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học: “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống thể hiện tâm trạng những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu.”[12; tr.309]. Định nghĩa đã đưa ra khái niệm về thơ một cách đầy đủ cả về mặt nội dung và hình thức nghệ thuật. Định nghĩa đã giúp chúng ta phân biệt được ngôn ngữ thơ với ngôn ngữ của các thể loại văn học khác như văn xuôi, kịch. Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ hàm xúc, biểu cảm và có tính nhạc. Điều này đã được thể hiện rõ trong các bài thơ như: Chân quê, Mưa xuân, Tương tư, Cô hàng xóm...của Nguyễn Bính, Sóng, Thư tình cuối mùa thu, Hoa cỏ may của Xuân Quỳnh... Bàn về thơ Sóng Hồng có viết “Thơ là một hình thức nghệ thuật cao quý tinh vi, người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng, nhưng thơ là tình cảm lí trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật. Tình cảm và lí trí ấy diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên nhạc điệu khác thường”[12; tr.309]. Thơ là sản phẩm của quá trình sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ. Thơ diễn tả sự rung động mãnh liệt, nồng cháy, của thi sĩ với cuộc sống. Mỗi sự vật hiện tượng trong đời sống, đều được phản ánh sinh động trong thơ, mỗi nhà thơ khi viết về một đề tài là một cái nhìn cảm xúc tâm trạng khác nhau. Như viết về đề tài mùa thu, các thi nhân xưa và nay đã có biết bao thi phẩm đặc sắc 13
- về thi liệu này. Bích khê có viết trong bài Tỳ bà: “Ô! Hay! Buồn vương cây ngô đồng/ Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông”. Ông hoàng thơ tình Xuân Diệu lại viết: Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang/ Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng/ Đây mùa tu tới mùa thu tới/ Với áo mơ phai dệt lá vàng” (Đây mùa thu tới ). Tùy theo yêu cầu nghiên cứu có thể chia thơ theo những tiêu chí khác nhau. Dựa vào phương thức phản ánh có thể chia ra thơ tự sự và thơ trữ tình. Xét về mặt gieo vần có thể chia ra thơ có vần và thơ không vần. Cũng có thể người ta phân chia theo thời đại như: Thơ Đường, thơ Tống, thơ Lý Trần......Ngoài ra còn phân chia thơ theo nội dung, đề tài như: thơ tình yêu, thơ triết lý, thơ chính trị, thơ đời thường. Thơ tình yêu là một bộ phận hữu cơ của thơ trữ tình. Thơ tình yêu lại có một đời sống riêng, sức hấp dẫn riêng trong lòng nhân loại. Có lẽ chưa một người nghệ sĩ nào lại chưa cầm bút viết về tình yêu, một thứ tình cảm thiêng liêng cao đẹp giàu tính nhân văn này. Dường như đề tài tình yêu ở thời kỳ văn học nào cũng có, nó xuất hiện với nhiều dạng thức khác nhau với những mức độ và vẻ đẹp khác nhau khiến thơ tình trở thành dòng chảy liên tục và bền bỉ trong lịch sử thơ ca Việt Nam. 1.1.1.2. Khái niệm về thơ viết về tình yêu Tình yêu lứa đôi là thứ tình cảm mạnh mẽ, đặc biệt được hình thành và nảy sinh từ tâm hồn của hai người mong muốn gắn bó, chia sẽ và động điệu với nhau. Đó là tình cảm khác về cường độ so với tình cảm thích thú đơn giản đối với một người. Tình yêu bao gồm sự đam mê, đồng điệu và chia sẻ, mong muốn được yêu thương và gắn kết với ngừoi mình yêu thương. Cũng có khi, tình yêu chỉ xuất phát từ một phía nên có tình yêu đơn phương. Thơ viết về tình yêu đôi lứa đã phản ánh những cung bậc trạng thái tình cảm đặc biệt này. Thơ tình yêu là một bộ phận không thể thiếu trong mạch nguồn sự sống loài người. Qua thơ tình, ta khám phá được những cung bậc cảm xúc tinh tuý của con người. Thơ tình yêu hướng con người đến chân, thiện, mỹ, ra đời giữa những vui buồn của loài người và trở thành bầu sữa tinh thần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi chúng ta. Con người tìm đến thơ tình như tìm về chốn nương náu bình yên nhất của tâm hồn, có người lại dùng thơ tình như một sự giải thoát. Ai đó tìm đến thơ tình như một sự sẻ chia, thấu hiểu. Với sức mạnh của mình, thơ ca viết về tình yêu có khả 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 667 | 92
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 666 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 302 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 229 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 244 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 152 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 201 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 238 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 169 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 168 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 163 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 166 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 204 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 155 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 155 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 119 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 153 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Tố Hữu
25 p | 121 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn