intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ, Văn học và Văn hóa Việt Nam: Từ láy trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

97
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ đặc điểm của từ láy trong tác phẩm Số đỏ trên các phương diện cấu tạo, ngữ nghĩa, ngữ pháp; đồng thời phân tích được giá trị, vai trò của từ láy trong tác phẩm Số đỏ trong việc miêu tả ngoại hình và tính cách nhân vật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ, Văn học và Văn hóa Việt Nam: Từ láy trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––– Khambang THIPPASONE TỪ LÁY TRONG TÁC PHẨM SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã ngành: 8.22.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ THU HÀ THÁI NGUYÊN- 2020
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Hà và sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Các kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và nội dung này chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào trước đó. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020 Tác giả luận văn Khambang THIPPASONE Xác nhận Xác nhận của khoa chuyên môn của người hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Thị Thu Hà
  3. LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Thu Hà - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cán bộ, giảng viên khoa Ngữ văn, phòng Đào tạo trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã chỉ bảo tận tình và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Em xin chân thành cảm ơn những ý kiến nhận xét, đánh giá, góp ý quý báu của Hội đồng khoa học giúp em hoàn thiện hơn luận văn. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020 Tác giả luận văn Khambang THIPPASONE
  4. 5
  5. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1. Láy là một phương thức tạo từ đặc sắc của tiếng Việt. Đó là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình vị gốc theo những quy tắc nhất định. Từ láy là sự hòa phối ngữ âm giữa các yếu tố tương ứng của các âm tiết; đó là sự hòa phối ngữ âm có tác dụng biểu trưng hóa. Vì thế, nội dung ngữ nghĩa được chứa đựng trong mỗi từ láy, bên cạnh những đặc điểm vốn có như bao từ khác thì nó còn có những đặc điểm rất riêng. 2. Vũ Trọng Phụng được biết đến là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ XX. Vũ Trọng Phụng là tác giả có văn nghiệp khá đồ sộ. Mặc dù cuộc đời ngắn ngủi (27 năm), nhưng trong quãng thời gian cầm bút, ông đã để lại nhiều tác phẩm xuất sắc ở nhiều thể loại khác nhau, mà nổi bật hơn cả là tiểu thuyết và phóng sự. Lưu Trọng Lư nhận xét về con người Vũ Trọng Phụng: “Trên trang viết Vũ Trọng Phụng sắc sảo bao nhiêu thì trong cuộc đời Vũ Trọng Phụng càng chân thành bấy nhiêu. Con người ấy không giết quá một con muỗi. Nhưng thật kì diệu, văn chương của con người ấy làm cho kẻ trọc phú phải giật mình, kẻ trưởng giả phải cáu kỉnh”. 3. “Số đỏ” là tiểu thuyết tập trung đề cập và phê phán tầng lớp tiểu tư sản Hà Thành đầu thế kỉ XX. Từ những bước tiến đáng kinh ngạc của Xuân Tóc Đỏ - một thằng lưu manh đầu đường, câu chuyện đã chuyển hướng nói về “tấn trò đời” của những diễn viên đại tài, những tri thức của xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc, như bà Phó Đoan, cụ cố Hồng, cô Tuyết, nhà mỹ thuật TYPN, ông đốc tờ Trực Ngôn,… Họ diễn trong cuộc sống, diễn với những người thân, và diễn cả với chính bản thân mình. Họ nói chuyện với nhau thật văn hoa “một cách liến thoắng, trôi chảy như nước suối, sốt sắng như những người không thành thực chút nào cả”, mà người nghe thì “tuy chẳng hiểu cái quái gì, nhưng cũng thấy êm tai, và nhất là sung sướng.” Bấy nhiêu con người góp mặt trong một bức tranh hết sức 6
  6. chân thật về cuộc sống của lớp thị dân Việt Nam, quay cuồng trong cái công cuộc "cách tân", "âu hóa". Vì những lí do đó, chúng tôi lựa chọn đề tài “Từ láy trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng” để tìm hiểu sâu hơn, toàn diện hơn, đầy đủ hơn về sự phát triển của ngôn ngữ văn học, về sự phong phú, đa dạng và khả năng biểu đạt tinh tế, chính xác, linh hoạt của các lớp từ láy tiếng Việt. 2. Lịch sử vấn đề Trong ngôn ngữ học, nghiên cứu về từ láy phải kể đến một số nhà ngôn ngữ học như: Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Tài Cẩn, Hoàng Tuệ, Hoàng Văn Hành, Đái Xuân Ninh, Hà Quang Năng, Hoàng Cao Cương, Diệp Quang Ban, Nguyễn Thiện Giáp, Phi Tuyết Hinh, Đào Thản, Nguyễn Thị Hai, Hữu Đạt, Nguyễn Đức Tồn… Những công trình của các tác giả đã chú ý đến đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa, giá trị biểu trưng, giá trị gợi tả âm thanh, hình ảnh, giá trị biểu cảm của từ láy. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu bao gồm: các sách nghiên cứu về tiếng Việt trong đó có từ láy, những chuyên luận về từ láy các tác phẩm là các bài nghiên cứu trên các tạp chí. Có thể kể đến như: Từ láy trong tiếng Việt của Hoàng Văn Hành Nxb Khoa học Xã hội, 1985. Về một hiện tượng láy trong tiếng Việt của Hoàng Văn Hành, đăng trong tạp chí ngôn ngữ số 2, 1979. Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại của Hồ Lê, Nxb Khoa học Xã hội, 1976. Về từ lấp láy của văn học thế kỷ XVII đăng trong cuốn “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ”, tập 2 Nxb Khoa học Xã hội 1981, Vấn đề từ láy trong tiếng Việt của Hà Quang Năng in trong Từ láy những vấn đề còn bỏ ngỏ, Nxb Khoa học Xã hội, 1998… Cũng có một số đề tài nghiên cứu về vấn đề từ láy trong các tác phẩm văn học Việt Nam như: “Hệ thống từ láy tiếng Việt trong một số khúc ngâm thế kỷ XIX” luận văn thạc sĩ ngữ văn của Nguyễn Thị Hường Đại học Sư phạm Hà Nội (2004), “Từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình 7
  7. Chiểu” - luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học của Hoàng Thị Lan (Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, 2009)… Nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng và những tác phẩm của ông, chúng ta có thể kể đến một số công trình như “Đánh giá lại Số đỏ” - Phan Cự Đệ, năm 1989; “Tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng” của Hà Bình Trị trên Tạp chí Văn học số 3, 1990; “Trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong Số đỏ” của Hoàng Ngọc Hiến, 1990; “Nhân vật Xuân tóc đỏ của Vũ Trọng Phụng” bài của Hà Minh Đức, 1998; “Cái nhìn bi quan mang nghĩa cảnh tỉnh” của Vương Trí Nhàn, 1999; “Số đỏ của Vũ Trọng Phụng và chủ nghĩa hiện đại Việt Nam” của Peter Zinoman, 2002, Vũ Trọng Phụng - Về tác gia và tác phẩm (NXB Giáo dục, 2003); Mấy suy nghĩ từ cuộc đời và sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng của Nguyễn Đăng Mạnh (Tạp chí Sông Hương, số 250, tháng 12 năm 2009), “Số đỏ” và “Kỹ nghệ lấy Tây” của Vũ Trọng Phụng: Từ tác phẩm văn học đến tác phẩm sân khấu, luận văn thạc sĩ của Phạm Thụy Ngọc Quỳnh, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2012; Thi pháp tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng của Nguyễn Thanh (NXB Văn học, 2013); Tiếp cận thế giới nhân vật Vũ Trọng Phụng từ góc nhìn phân tâm học của Nguyễn Thị Thương, luận văn thạc sĩ ngành Văn học Việt Nam hiện đại, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2014; Vũ Trọng Phụng và những tác phẩm vượt thời gian (NXB Văn học, 2019)… Qua các công trình tiêu biểu nói trên cũng như một số chuyên luận khảo cứu sau đó cho chúng ta thấy việc nghiên cứu Vũ Trọng Phụng đã ngày càng được mở rộng và đào sâu trên cơ sở tư liệu về nhiều mặt. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về từ láy trong tác phẩm Số đỏ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ đặc điểm của từ láy trong tác phẩm Số đỏ trên các phương diện cấu tạo, ngữ nghĩa, ngữ pháp; đồng thời phân 8
  8. tích được giá trị, vai trò của từ láy trong tác phẩm Số đỏ trong việc miêu tả ngoại hình và tính cách nhân vật. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn thực hiện một số nhiệm vụ sau đây: - Khảo sát, thống kê, phân loại từ láy Vũ Trọng Phụng sử dụng trong tác phẩm Số đỏ. - Nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm của từ láy trong Số đỏ trên các phương diện cấu tạo, ngữ nghĩa và ngữ pháp. - Phân tích vai trò, giá trị, tầm quan trọng của từ láy mà tác giả Vũ Trọng Phụng đã sử dụng để xây dựng, khắc họa hình tượng của các nhân vật trong tác phẩm Số đỏ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống từ láy và việc sử dụng từ láy trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu từ láy trên các phương diện cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ pháp và giá trị sử dụng của chúng trong tác phẩm Số đỏ. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Luận văn nghiên cứu từ láy trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng nhằm làm sáng tỏ những đặc trưng cấu tạo, ngữ nghĩa của từ láy. Những kết quả nghiên cứu có thể góp phần cung cấp những gợi ý cho việc tiếp cận tác phẩm từ góc độ ngôn ngữ học. Những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng có thể được làm sáng tỏ thông qua cách sử dụng, khai thác chất liệu từ láy trong tác phẩm. 6. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: 9
  9. 6.1. Phương pháp miêu tả Phương pháp này được chúng tôi sử dụng để miêu tả những đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa của các nhóm từ láy xuất hiện trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. 6.2. Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này được chúng tôi dùng để phân tích giá trị từ láy trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các thủ pháp thống kê, phân loại nhằm khảo sát, thống kê và phân loại từ láy được sử dụng trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương. Chương 1. Những vấn đề chung Chương 2. Đặc điểm của từ láy trong Số đỏ Chương 3. Vai trò của từ láy trong Số đỏ 10
  10. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Những vấn đề chung về từ tiếng Việt 1.1.1. Khái niệm “Từ là đơn vị cơ bản, đơn vị trung tâm của ngôn ngữ” [13]. Từ là loại vật liệu cơ bản nhưng đặc biệt, thiếu nó thì ngôn ngữ không thể tồn tại. Nó được sử dụng để cấu tạo nên câu, câu được sử dụng trong giao tiếp và tư duy. Nói cách khác thì không có từ sẽ không có các đơn vị ngôn ngữ. Cho tới nay, có khoảng trên 300 định nghĩa khác nhau về từ. Có thể kể đến một số định nghĩa về từ như sau: Theo Nguyễn Thiện Giáp, “từ của tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý nghĩa dùng để tạo câu nói; nó có hình thức của một âm tiết, một khối viết liền” [16, 69]. Trong cuốn “Vấn đề của cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại”, Hồ Lê cho rằng “Từ là đơn vị ngôn ngữ có chức năng định danh phi liên kết hiện thực, hoặc mô phỏng tiếng động, có khả năng kết hợp tự do, có tính vững chức về cấu tạo và tính nhất thể về ý nghĩa” [27]. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến trong cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt” đã nêu: “Từ là đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa của ngôn ngữ được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để xây dựng nên câu” [13]. Nguyễn Kim Thản trong cuốn “Nghiên cứu Ngữ pháp tiếng Việt” cho rằng “Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, có thể tách khỏi các đơn vị khác của lời nói để sử dụng một cách độc lập và là một khối hoàn chỉnh về ngữ âm, ý nghĩa và chức năng ngữ pháp” [31]. Trong đề tài này, chúng tôi lựa chọn định nghĩa về từ tiếng Việt của Đỗ Hữu Châu làm cơ sở nghiên cứu. Đỗ Hữu Châu đã đưa ra định nghĩa về từ trong tiếng Việt như sau: “Từ của tiếng việt là một hoặc một số âm tiết cố đình, 11
  11. bất biết về hình thức ngữ âm theo các quan hệ hình thái học(như quan hệ về số,về giống…)và cú pháp trong câu,nằm trong một kiểu cấu tạo nhất định, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, úng với những nghĩa nhất định,sẵn có đối với mọi thành viên trong xã hội Việt Nam, lớn nhất trong hệ thống tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu” [11; 29]. 1.1.2. Các phương thức cấu tạo từ “Phương thức cấu tạo từ là cách thức mà ngôn ngữ tác động vào hình vị để cho ta các từ” [11; 28]. Theo Đỗ Hữu Châu, tiếng Việt sử dụng ba phương thức tạo từ: từ hóa hình vị, phương thức ghép, phương thức láy. Từ hóa hình vị: Phương thức từ hóa hình vị là phương thức tác động vào bản thân một hình vị, làm cho nó có những đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp của từ, biến hình vị thành từ mà không thêm bớt gì cả vào hình thức của nó. Từ đơn trong tiếng Việt được tạo thành nhờ phương thức này. Ví dụ các từ đơn: bàn, ghế, áo, quần, nhà, cửa… được tạo từ hình vị: bàn, ghế, áo, quần, nhà, cửa… Sau này Hoàng Văn Hành đã tiếp thu ý kiến của Đỗ Hữu Châu và định nghĩa: “Từ hoá hình vị là quá trình cấu tạo từ mà trong đó hình vị được cấp những đặc trưng nào đó về ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp theo những quy tắc nhất định để thành từ đơn”. Phương thức ghép: Phương thức ghép là phương thức tác động vào hai hoặc hơn hai hình vị có nghĩa, kết hợp chúng với nhau để sản sinh ra một từ mới (mang đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa như một từ). Từ được tạo ra từ phương thức này được gọi là từ ghép. Dựa vào quan hệ ngữ nghĩa mà người ta chia thành từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. Ví dụ: Phương thức ghép tác động vào các hình vị “xe” và hình vị “máy” cho từ “xe máy”, tác động vào các hình vị “lái” và hình vị “xe” cho từ “lái xe”,… Biểu đồ của phương thức ghép là: 12
  12. Phương thức láy: Phương thức là phương thức tác động vào một hình vị cơ sở (hình vị gốc), làm xuất hiện một hình vị thứ sinh (hình vị láy). Hình vị láy và hình vị cơ sở có quan hệ về mặt ngữ âm, hình vị láy giống hình vị cơ sở toàn bộ hay bộ phận về âm thanh. Cả hình vị cơ sở và hình vị láy tạo thành một từ gọi gọi là từ láy. Ví dụ: phương thức láy tác động vào hình vị “xinh” cho ta hình vị láy: xinh, hình vị láy và hình vị cơ sở tạo thành từ “xinh xinh”; tác động vào hình vị “đo” cho ta hình vị láy “đỏ” do đó có từ “đo đỏ”,... Biểu đồ của phương thức láy là: Nếu như phương thức ghép tác động vào hình vị cơ sở, riêng rẽ, đối lập với nhau thì phương thức láy chỉ tác động vào một hình vị cơ sở làm nảy sinh đơn vị mới có quan hệ thứ sinh với hình vị gốc cũng tuân theo quy tắc nhất định. Quy tắc ấy được gọi là quy tắc điệp - đối [19, 30]. 1.1.3. Phân loại từ xét về kiểu cấu tạo 1.1.3. Phân loại các từ tiếng Việt xét theo kiểu cấu tạo Dựa theo các phương thức tạo từ đã nêu ở trên thì từ tiếng Việt xét theo kiểu cấu tạo có thể chia thành hai loại lớn là từ đơn và từ phức. Trong đó từ phức được chia thành từ ghép và từ láy. Tùy theo đặc điểm mà mỗi loại từ lại được phân chia thành các kiểu khác nhau. Theo như cách phân loại trên, ta có bảng phân loại từ tiếng Việt theo kiểu cấu tạo như sau: Bảng 1.1. Bảng phân loại cơ bản từ tiếng Việt xét theo kiểu cấu tạo 13
  13. 1.1.3.1. Từ đơn a. Khái niệm: Theo Đỗ Hữu Châu: “Từ đơn là những từ một hình vị” [11, 40]. Từ đơn chủ yếu được tạo nên bởi phương thức “từ hóa hình vị”. Ví dụ: ăn, mặc, nằm, nhà, cửa, xe… Từ đơn chỉ được tạo nên bởi một hình vị, gồm một bộ phận không thể chia ra được nữa vì nó là ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa, do đó nó khác với từ phức.  Xét về mặt ngữ nghĩa, chúng không lập thành những hệ thống có một kiểu ngữ nghĩa chung. Chúng ta tiếp thu và ghi nhớ nghĩa của từng từ một cách riêng rẽ. Kiểu cấu tạo không đóng vai trò đáng kể trong việc lĩnh hội ý nghãi của từ.  Xét về mặt lịch sử, hầu hết từ đơn là những từ đã có từ lâu đời, chúng có thể là những từ có nguồn gốc thuần Việt hay một số từ được vay mượn từ ngôn ngữ nước ngoài.  Xét về mặt số lượng, từ đơn chiếm số lượng khá lớn hơn so với từ ghép và từ láy, trong đó chúng còn là những từ cơ bản nhất, nắm giữ vai trò quan trong trong việc biểu thị các khái niệm liên quan đến đời sống và cấu tạo từ mới cho tiếng Việt… b. Phân loại: 14
  14. Từ đơn được chia thành hai loại: từ đơn âm thuần Việt, từ đơn là những từ vay mượn từ các ngôn ngữ Ấn Âu.  Từ đơn âm thuần Việt Từ đơn âm thuần Việt chiếm một số lượng khá lớn. Chúng là những từ đơn một âm tiết, chỉ có một hình vị và đồng thời chỉ có một âm tiết Ví dụ: vợ, chồng, đất, trời,...  Từ đơn là những từ vay mượn từ các ngôn ngữ Ấn Âu Từ đơn là những từ vay mượn từ các ngôn ngữ Ấn Âu chiếm số lượng ít. Chính là những từ đơn đa âm tiết, đó là những từ có một hình vị có thể mang hai âm tiết. Ví dụ: radio, axit, cafe,... Một số từ đơn một âm tiết được tạo thành nhờ các từ đơn đa âm có cấu tạo theo quy tắc rút gọn; các từ đơn đa âm này sẽ được lược bỏ đi một số âm tiết và sau đó hình vị hóa âm tiết còn lại. 1.1.3.2. Từ ghép a. Khái niệm: Theo Đỗ Hữu Châu thì “Từ ghép được sản sinh do sự kết hợp hai hay một số hình vị (hay đơn vị cấu tạo), tách biệt, riêng rẽ, độc lập đối với nhau” [11, 55]. Từ ghép chủ yếu được tạo nên bởi phương thức ghép, đó là những từ có hai hoặc hơn hai hình vị được ghép lại với nhau dựa trên quan hệ ý nghĩa. Trong tiếng Việt, điển hình là những từ ghép 2 hình vị. Ví dụ: nhà cửa, xe máy, máy bay, quần áo… b. Phân loại: * Xét về kiểu ý nghĩa, ta có thể chia từ ghép thành hai loại lớn: từ ghép hư và từ ghép thực. “Từ ghép hư là từ ghép do hai hình vị hư (những hìnhvị có ý nghĩa ngữ pháp, không có ý nghĩa từ vựng) ghép lại với nhau và ý nghĩa của nó là thu hẹp phạm vi sử dụng” [11,12]. 15
  15. Ví dụ: nhưng mà, vì sao, cho rằng, mặc dù, tuy vậy, do đó... “Từ ghép thực là những từ ghép do hai hoặc hơn hai hình vị thực kết hợp với nhau”. [11,12] Ví dụ: bàn ghế, bát đũa, cửa sổ, máy bay... * Xét đến mối quan hệ về nghĩa giữa các đơn vị trong từ ghép được chia thành hai loại: quan hệ chính phụ và quan hệ đẳng lập. Từ đó, ta rút ra được hai loại từ ghép tương ứng: từ ghép phân nghĩa (từ ghép chính phụ) và từ ghép hợp nghĩa (từ ghép đẳng lập). Ngoài hai loại từ ghép trên, còn có từ ghép biệt lập. Cụ thể như sau:  Từ ghép phân nghĩa (từ ghép chính phụ) Từ ghép phân nghĩa (hay từ ghép chính phụ) là những từ ghép được cấu tạo từ hai hình vị (hay đơn vị) theo quan hệ chính phụ, trong đó có một hình vị chỉ loại lớn và một hình vị có tác dụng phân hóa loại lớn đó thành những loại nhỏ hơn nhưng độc lập với nhau và độc lập với loại lớn”[11,12]. Ví dụ: “xe đạp”: “xe” là tiếng chính còn “đạp” là tiếng phụ. “đỏ chót”: “đỏ” là tiếng chính còn “chót” là tiếng phụ  Từ ghép hợp nghĩa (hay từ ghép đẳng lập) “Từ ghép hợp nghĩa (hay từ ghép đẳng lập) là những từ ghép do hai hình vị tạo nên trong đó không có hình vị nào là hình vị chỉ loại lớn, không có hình vị nào là hình vị phân nghĩa”. Trong đó, hai hình vị của từ ghép hợp nghĩa phải có nghĩa ngang bằng nhau (cùng thuộc một phạm trù ngữ nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa,...). Nghĩa của từ ghép hợp nghĩa luôn bao trùm nghĩa của cả hai hình vị cấu tạo từ, và luôn lớn hơn nghĩa của từ ghép phân nghĩa tương ứng [11,12]. Ví dụ: “Quần áo”: hai từ đều bình đẳng về nghĩa “May mặc” 16
  16. “Vợ chồng” ….  Từ ghép biệt lập Từ ghép biệt lập: “Từ ghép biệt lập mặc dù vẫn được hình thành trên quan hệ chính phụ hay đặng lập song chung không có tính hệ thống. Một từ là một trường hợp riêng rẽ. Nhưng đặc trưng ngữ nghĩa của mỗi từ không lặp lại ở các từ khác, chúng là những sự kiện biệt lập”. [11,13] Ví dụ: con chuột, con thiêu thân... 1.1.3.3. Từ láy Hiểu theo nghĩa tổng quát, đơn thuần nhất: từ láy chính là những từ được cấu tạo từ hai hình vị trở lên, được tạo nên bởi các hình vị giống nhau về cả âm và vần hay chỉ giống nhau về âm hoặc về vần, trong đó có một hình vị có nghĩa và một hình vị mờ nghĩa hoặc tất cả các hình vị đều mờ nghĩa. Từ láy được phân loại và cấu tạo theo những quy tắc nhất định, đây chính là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu đề tài: Tìm hiểu từ láy trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng. 1.2. Từ láy 1.2.1. Các quan niệm về từ láy tiếng Việt Hiện tượng láy không phải chỉ riêng có ở tiếng Việt mà còn có ở nhiều ngôn ngữ khác. Nó là hiện tượng ngôn ngữ phức tạp và đa dạng, đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu nôn ngữ trong và ngoài nước. Sở dĩ như vậy là vì từ láy mang trong mình những đặc trưng có tính chất loại hình của tiếng Việt cũng như của các ngôn ngữu đơn lập khác ở phương Đông. Trong tiếng Việt, từ láy là kết quả của một phương thức tạo từ đặc biệt. Nhờ có phương thức láy mà tiếng Việt đã được bổ sung một bộ phận từ quan trọng với số lượng lớn. nhưng, cũng chính vì có số lượng lớn, lại được cấu tạp theo phương thức đặc biệt nên việc nghiên cứu, tìm hiểu từ láy vẫn còn là một việc làm hấp dẫn cho những ai quan tâm đến nó. Mặc dù các nhà nghiên cứu đều có 17
  17. chung mục đích: làm rõ bản chất của hiện tượng láy về mặt lý thuyết trong ngôn ngữ nói chung, cũng như trong Việt ngữ học nói riêng để từ đó góp phần tích cực vào việc giải quyết một số vấn đề thiết thực đang được đặt ra trong thực tiễn như: vấn đề sử dụng từ láy trong văn thơ, trong ngôn ngữ hằng ngày, vấn đề giảng dạy từ láy trong nhà trường… Các tác giả Hoàng Văn Hành, Đái Xuân Ninh, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Hồ Lê, Nguyễn Tài Cẩn… là những người quan tâm đến vấn đề từ láy. Các nhà nghiên cứu trên đã có nhứng cách gọi khác nhau về bộ phận từ này: từ lấp láy (Hồ Lê, 1976; Nguyễn Nguyên Trứ, 1970); từ láy âm (Nguyễn Tài Cẩn, 1975; Nguyễn Văn Tu, 1976); từ láy (Hoàng Tuệ, 1978; Đào Thản, 1970; Hoàng Văn Hành, 1979,1985; Nguyễn Thiện Giáp, 1985; Đỗ Hữu Châu, 1981, 1986; Diệp Quang Ban, 1989)… Sự tồn tại nhiều tên gọi khác nhau về cùng một khái niệm cho thấy quan niệm của các nhà nghiên cứu về từ láy không hoàn toàn giống nhau. Tuy chưa có sự thống nhất về cách gọi nhưng chúng ta có thể thấy: về cơ bản đã có sự tương đối thống nhất trong quan niệm của các nhà nghiên cứu về từ láy tiếng Việt ở cách cấu tạo và các cách phân loại. Hồ Lê trong cuốn Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại cho rằng: “Từ lắp láy là những từ được cấu tạo theo phương thức lấp láy”. Từ đó tác giả đã phân biệt từ lấp láy thành từ đơn lấp láy và từ ghép lấp láy. Hồ Lê đưa ra định nghĩa: “Phương thức lấp láy là một phương thức ngữ pháp (chủ yếu là phương thức cấu tạo từ) lấy sự điệp (một hay nhiều bộ phận của từ) làm phương tiện biểu thị” [28, 162]. Trong cuốn Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu đã đưa ra định nghĩa về từ láy như sau: “Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh tức là quy tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm, gồm nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và 18
  18. nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng) của một hình vị hay đơn vị có nghĩa” [11] Nghiên cứu về từ láy, Đỗ Hữu Châu đã chú ý nhiều đến quy tắc trong cấu tạo của từ láy. Trong khái niệm mà ông đưa ra, ông đã đề cập đến mặt nghĩa của từ láy như: từ láy có tác dụng hình tượng hóa, khái quát hóa, miêu tả cảm giác, giá trị biểu cảm, giảm nhẹ, tăng cường, tính cảm giác, tính hình tượng… Tuy nhiên, cái ưu thế về mặt ngữ nghĩa của từ láy trong văn chương nghệ thuật như là sự biểu cảm, giá trị gợi cảm âm thanh đường nét, giá trị góp phần biểu hiện nội dung và tạo phong cách tác giả… lại không được nhấn mạnh, đi sâu vào nghiên cứu. Quan niệm của Nguyễn Tài Cẩn có thể coi là quan niệm rộng nhất về từ láy. Theo đó, từ láy được hiểu là “loại từ ghép, trong đó, theo con mắt nhìn của người Việt hiện nay, các thành tố trực tiếp được kết hợp lại với nhau chủ yếu là theo quan niệm ngữ âm. Quan hệ ngữ âm được thể hiện ra ở chỗ là các thành tố trực tiếp phải có sự tương ứng với nhau về hai mặt: mặt yếu tố siêu âm đoạn tính (thanh điệu) và mặt yếu tố âm đoạn tính (phụ âm đầu, âm chính giữa vần và âm cuối vần)” [4, 109-110]. Tác giả cũng nêu rõ: “Sở dĩ trong định nghĩa phải nói “theo con mắt nhìn của người Việt hiện nay là vì có nhiều tổ hợp vốn trước đây thuộc vào kiểu ghép nghĩa, nhưng hiện nay đứng trên diện đồng đại mà xét thì đã chuyển sang thành kiểu láy âm” [4, 111]. Trong công trình nghiên cứu Từ vựng học tiếng Việt, nxb Giáo dục, 2002, Nguyễn Thiện Giáp đã chú ý tới giá trị ngữ nghĩa của từ láy. Ông cho rằng, từ láy vừa có sự hài hòa về ngữ âm, vừa có giá trị gợi cảm, gợi tả. Những quan niệm của Nguyễn Thiện Giáp đã được Hoàng Văn Hành đồng tình. Trong công trình nghiên cứu của mình, Nguyễn Thiện Giáp đã định nghĩa: “Ngữ láy âm là những đơn vị được hình thành do sự lặp lại hoàn toàn hay lặp lại có kèm theo sự biến đổi ngữ âm nào đó của từ đã có. Chúng vừa có sự hài hòa về ngữ âm, vừa có giá trị gợi cảm, gợi tả” [86]. Cách định nghĩa này cũng giống với 19
  19. cách định nghĩa của Hoàng Văn Hành (về cơ bản) trong cuốn Từ láy trong tiếng Việt. Ông định nghĩa: “Láy là sự hòa phối ngữ âm có tác dụng biểu trưng hóa” [16]. Như vậy, theo các quan niệm trên đây về từ láy, chúng ta có thể thấy có 2 quan điểm chính: coi láy như một phương thức cấu tạo từ riêng biệt và coi láy là ghép. Hầu hết các tác giả đều thống nhất cho rằng: láy có sự hòa phối ngữ âm, cơ chế cấu tạo của từ láy đó là láy được tạo thành từ một hình vị gốc, sau đó làm nhân lên tạo thành hình vị láy. Gộp chúng lại với nhau ta có từ láy, thành tố láy có thể lặp lại một phần hay toàn bộ thành tố chính. Tuy nhiên, có những tác giả cho rằng từ láy chỉ thiên về mặt ngữ âm mà chưa chú trọng tới mặt ngữ nghĩa; các tác giả khác lại chú trọng cả phương diện ngữ âm và ngữ nghĩa. Do vậy, khi chúng ta nghiên cứu về từ láy, chúng ta phải chú trọng cả hai bình diện ngữ âm và ngữ nghĩa: về ngữ âm, từ láy gồm hai hình vị trở lên, hình vị láy phải láy lại hoàn toàn hay bộ phận của hình vị gốc; về nghĩa, chỉ có một hình vị gốc rõ nghĩa, hình vị còn lại mất nghĩa hoặc không có nghĩa, có những từ láy cả hai hình vị đều không có nghĩa, khi đó nó phải mang nghĩa biểu trưng hoặc sắc thái hóa. Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy quan niệm của Đỗ Hữu Châu là dễ hiểu hơn cả. Chính vì thế, chúng tôi xin theo quan điểm của Đỗ Hữu Châu như sau: “Từ láy âm là những từ láy được cấu tạo theo phương thức láy, đó là những phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết ( với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo hai nhóm: nhóm cao - thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và nhóm thấp - thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng của hình vị có nghĩa…” [11, 40]. 1.2.2. Phân loại từ láy Hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất quan điểm: láy là phương thức cấu tạo từ. Từ láy là kết quả của phương thức láy với đặc trưng hòa phối 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2