intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn học và Văn hoá Việt Nam: Tự truyện văn học trường hợp Gia đình bé mọn của Dạ Ngân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

34
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của luận văn là tìm hiểu những vấn đề lý luận về tự truyện. Khảo sát yếu tố tự truyện trong Gia đình bé mọn của Dạ Ngân. So sánh yếu tố tự truyện trong Gia đình bé mọn và một số tác phẩm văn học khác để làm nổi rõ sự độc đáo của nữ nhà văn Dạ Ngân. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn học và Văn hoá Việt Nam: Tự truyện văn học trường hợp Gia đình bé mọn của Dạ Ngân

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––––––– LƯỜNG THỊ DUNG TỰ TRUYỆN VĂN HỌC TRƯỜNG HỢP GIA ĐÌNH BÉ MỌN CỦA DẠ NGÂN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––––––– LƯỜNG THỊ DUNG TỰ TRUYỆN VĂN HỌC TRƯỜNG HỢP GIA ĐÌNH BÉ MỌN CỦA DẠ NGÂN Ngành: Văn học Việt Nam Mã ngành: 8.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP THÁI NGUYÊN - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này do chính bản thân tôi thực hiện. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng trong các công trình khoa học khác.Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của luận văn. Thái Nguyên, ngày 27 tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Lường Thị Dung i
  4. LỜI CẢM ƠN Bằng sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp - Người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài của luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy, cô khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin cảm ơn tập thể lớp cao học K24 Bắc Kạn chuyên ngành Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã đóng góp ý kiến trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và cơ quan đã quan tâm, động viên, chia sẻ và tạo mọi điều kiện để giúp tôi hoàn thành luận văn này. Thái Nguyên, ngày 27 tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Lường Thị Dung ii
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan ........................................................................................................ i Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................... iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 11 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 11 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 11 6. Đóng góp của luận văn ................................................................................. 12 7. Cấu trúc .......................................................................................................... 12 NỘI DUNG ....................................................................................................... 13 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TỰ TRUYỆN VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TẠO CỦA DẠ NGÂN ........................................................... 13 1.1. Một số vấn đề về tự truyện ......................................................................... 13 1.1.1. Khái niệm tự truyện ................................................................................. 13 1.1.2. Phân biệt tự truyện với hồi ký ................................................................. 15 1.1.3. Sự nở rộ của tự truyện trong văn học Việt Nam đương đại .................... 18 1.2. Quá trình sáng tạo của Dạ Ngân ................................................................. 19 1.2.1. Vài nét về nhà văn Dạ Ngân .................................................................... 19 1.2.2. Hành trình sáng tác .................................................................................. 21 1.2.3. Sự ra đời của tiểu thuyết Gia đình bé mọn .............................................. 22 1.3. Quan niệm nghệ thuật của Dạ Ngân ........................................................... 24 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................... 28 Chương 2: CÁC PHƯƠNG DIỆN CỦA CÁI TÔI TRONG GIA ĐÌNH BÉ MỌN CỦA DẠ NGÂN .............................................................................. 29 2.1. Cái tôi trong cuộc sống thường nhật .......................................................... 29 iii
  6. 2.1.1. Cái tôi trong sinh hoạt hằng ngày ............................................................ 29 2.1.2. Cái tôi trong mối quan hệ với chính nó ................................................... 34 2.2. Cái tôi trong tình yêu và hạnh phúc gia đình ............................................. 42 2.2.1. Cái tôi trong quan hệ với gia đình riêng .................................................. 42 2.2.2. Cái tôi trong quan hệ với những người thân trong gia đình .................... 50 2.3. Cái tôi với những dư chấn của chiến tranh ................................................. 53 2.3.1. Dư chấn của chiến tranh đối với cuộc sống của con người ..................... 53 2.3.2. Dư chấn của chiến tranh đối với cuộc sống gia đình .............................. 55 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................... 58 Chương 3: PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN CÁI TÔI TRONG GIA ĐÌNH BÉ MỌN CỦA DẠ NGÂN .................................................................. 59 3.1. Người kể chuyện......................................................................................... 59 3.2. Ngôn ngữ .................................................................................................... 62 3.3. Giọng điệu .................................................................................................. 66 3.4. Không gian và thời gian nghệ thuật............................................................ 69 3.4.1. Không gian nghệ thuật............................................................................. 69 3.4.2. Thời gian nghệ thuật ................................................................................ 74 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................................... 80 KẾT LUẬN....................................................................................................... 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 83 iv
  7. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Nếu như văn học trước 1975 chỉ tập trung vào cuộc chiến liên quan đến vận mệnh của dân tộc, không có chỗ cho cái tôi thì văn học sau 1975, nhất là sau 1986 đã quan tâm tới mọi mặt, soi chiếu mọi ngõ ngách của đời sống đặc biệt là cái tôi cá nhân đã xuất hiện một cách trực diện. Bên cạnh những nhà văn là nam giới thì văn học giai đoạn này còn góp phần không nhỏ của những nhà văn nữ như: Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Ấm, Y Ban, Phan Thị Vàng Anh, Dạ Ngân…Trong đó, Dạ Ngân được độc giả chú ý đến từ truyện ngắn Con chó và vụ ly hôn sau đó nữ nhà văn miệt vườn này đã cho in thành sách rất nhiều tập truyện ngắn, ký, tản văn, truyện dài, truyện vừa, tiểu thuyết, kịch bản phim… Dạ Ngân cũng là nhà văn vinh dự nhận được nhiều giải thưởng cao quý: Giải nhì truyện ngắn tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1987; Giải nhì truyện ngắn báo Tuổi trẻ năm 1989; Giải ba truyện ngắn báo Sài Gòn Giải phóng năm 1990; Giải khuyến khích Nxb Kim Đồng năm 2002; Giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội năm 2005; Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam (2004, 2006). Như vậy, Dạ Ngân chính là một trong số những nhà văn nữ trưởng thành sau 1975 có đóng góp không nhỏ trong sự đổi mới văn học đương đại Việt Nam. 1.2. Gia đình bé mọn (2005) là tác phẩm thành công của nữ nhà văn được dịch sang tiếng Anh và tiếng Pháp, được bạn bè thế giới đón nhận. Tác phẩm đã giúp Dạ Ngân nhận giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội (2005) và Hội nhà văn Việt Nam (2006). Không phải ngẫu nhiên mà tác phẩm này có tới 5 lần tái bản ở Việt Nam, nó là “minh chứng đầy thuyết phục cho sức hấp dẫn mạnh mẽ của tác phẩm đối với công chúng, một lần nữa khẳng định chắc chắn độ chín cũng như sức bền của ngòi bút Dạ Ngân” [21]. Đây là tác phẩm xoay quanh số phận, cuộc đời của một người phụ nữ trong hành trình đấu tranh để đến với hạnh phúc. Trong tác phẩm ta thấy có bóng dáng đời tư của nhà văn hay nói cách khác là mang yếu tố tự truyện. Cuộc đời nhân vật nữ chính trong tác phẩm 1
  8. đã phản ánh một phần hiện thực cuộc đời nữ nhà văn Dạ Ngân. Bởi vậy, có thể nói chính yếu tố tự truyện chân thực về bản thân đã đem lại giá trị lớn cho tác phẩm. 1.3. Qua quá trình khảo sát thực tế, tôi nhận thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Gia đình bé mọn của Dạ Ngân, tuy nhiên mỗi công trình có một hướng nghiên cứu, tiếp cận khác nhau. Các công trình nghiên cứu ấy sẽ là cơ sở để tôi đi sâu tìm hiểu tự truyện Gia đình bé mọn của Dạ Ngân một cách có hệ thống. Bởi vậy tôi chọn đề tài nghiên cứu về: Tự truyện văn học trường hợp Gia đình bé mọn của Dạ Ngân với mong muốn có những phát hiện mới mẻ về con người cá nhân nhà văn trong tác phẩm mang tính tự truyện của mình cũng như đóng góp của Dạ Ngân trong văn xuôi Việt Nam đương đại. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu về về tự truyện 2.1.1. Vài nét về tình hình nghiên cứu tự truyện trên thế giới Lịch sử nghiên cứu tự truyện cho thấy, những tác phẩm tự truyện đầu tiên xuất hiện trong thời cận đại ở Tây Âu sau đó nó được nở rộ ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Sự bùng nổ của tự truyện lúc bấy giờ được coi là kết quả tất yếu vì con người thời đại ngày càng quan tâm nhiều đến những phức tạp trong tâm hồn mỗi cá nhân và các mối quan hệ của con người trong xã hội. Đến đầu thế kỉ XX, những nghiên cứu đầu tiên về tự truyện đã xuất hiện. Tiêu biểu là những chuyên khảo của Anna Robson Burr (1909); Wayne Shumaker (1926); Georges Gusdorf (1956)…[18]. Những năm 50 của thế kỉ XX, tự truyện chưa nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà phê bình nhưng nó cũng đã khẳng định được vị trí và vai trò của mình với tư cách là một thể loại độc lập bên cạnh các thể loại khác. Lúc này, một số nhà nghiên cứu quan tâm đến thể loại này cũng đã cố gắng tìm ra những đặc điểm riêng biệt của nó. Điển hình như tiểu luận Những điều kiện và Giới hạn của tự truyện (Conditions et Limitesde Lautobiographie) của Georges 2
  9. Gusdorf - nhà phê bình người Pháp; Tự thú và tự truyện (Confessions and Autobiographies) (1955) của Stephen Spender - nhà phê bình người Mỹ…[18]. Đến thập kỷ 70 của thế kỉ XX, tự truyện đã bắt đầu thu hút một số lượng lớn các nhà nghiên cứu phê bình: Tiêu biểu như James Olney - nhà nghiên cứu người Mỹ trong Ý nghĩa của tự truyện (Metaphors of the Self: The Meaning of Autobiography) (1972) đã lưu ý về tính chất quy chiếu (reference) trong tự truyện. Từ đó mà tự truyện đã thành thể loại văn học trung tâm với những nghiên cứu liên quan đến nhiều lĩnh vực như chính trị - xã hội - văn hóa và cũng vì vậy mà tự truyện đã được một số tác giả quan niệm: Tự truyện - với tư cách là một câu chuyện về một tầng nền văn hóa - xã hội đặc thù phản chiếu qua câu chuyện của những tính cách cá thể, cho phép người đọc tiếp cận trực tiếp với những trải nghiệm và góc nhìn của các dân tộc, cộng đồng trong xã hội. Đó là cách tiếp cận của các tác giả như: James M.cox với Tự truyện và Châu Mỹ (Autobiography and American culture) (1971); Patricia Meyer Spacks với Những câu chuyện của phụ nữ, những cái tôi phụ nữ (Womens Stories, Womens Selves) (1977). Trong đó, đặc biệt được chú ý là Hiệp ước tự thuật (Lepacte Autobiographique) (1975) của Philippe Lejeune - tác giả này đã đưa ra nhiều tiêu chí và hình thức cụ thể để phân biệt tự truyện với một số thể loại khác [18]. Khoảng cuối thập kỷ 70 - đầu thập kỷ 80 tự truyện đã có dấu hiệu kết thúc. Tuy nhiên, từ giữa những thập kỷ 80 của thế kỷ XX cho đến những năm gần đây tự truyện vẫn đang phát triển. Mặc dù có nhiều loại hình giải trí hiện đại và tiện lợi khác tấn công nhưng sự có mặt của tự truyện vẫn góp phần làm mới lên nền văn học, giúp văn học phần nào lấy lại được sự chú ý của đông đảo độc giả. Vì vậy, trong suốt thế kỉ qua, lý thuyết và phê bình về tự truyện trên thế giới đã phát triển liên tục và có những ngã rẽ phức tạp. Hiện nay, lĩnh vực 3
  10. nghiên cứu này vẫn còn hứa hẹn những khám phá mới mẻ, hấp dẫn, bởi vì đối tượng nghiên cứu của thể loại này vẫn chưa dừng lại và còn tiếp tục phát triển. 2.1.2. Nghiên cứu tự truyện ở Việt Nam Từ đầu thế kỉ XX, văn học Việt Nam phát triển cùng lúc nhiều thể loại và đạt được nhiều thành tựu thế nhưng gương mặt của thể loại vẫn chưa được xác định thật rõ. Tác giả Đỗ Đức Hiểu trong phần 3, Phê bình tự truyện trong công trình Thi pháp hiện đại cho rằng, về thể loại tự truyện, ngay những năm đầu thế kỉ này còn nhiều tranh luận. Yếu tố tự truyện đã xuất hiện trong một số tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ quốc ngữ, tuy nhiên chủ yếu vẫn là cái tôi hư cấu, độc giả chưa có những bằng chứng xác đáng cho những cái tôi ấy chính là tác giả. Chẳng hạn như Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng khi xuất bản được định danh là tiểu thuyết, nhưng nhiều công trình nghiên cứu về sau xếp tác phẩm này vào thể hồi ký (Đặc sắc hồi ký Nguyên Hồng - Nguyễn Đăng Điệp; Một cuộc đời sáng tạo trong đau khổ - Vương Trí Nhàn). Đồng thời, tác giả cũng cho rằng, phải đến những năm 1930 - 1945, tự truyện mới chính thức cùng các thể loại khác làm nên một diện mạo mới cho văn học Việt Nam. “Góp phần vào sự thành công của thể loại tự truyện chúng ta không thể không nói tới Phan Bội Châu niên biểu của Phan Bội Châu hay Tản Đà với Giấc mộng lớn. Song đến mãi hơn mười năm sau, khi Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, Sống nhờ của Mạnh Phú Tư…xuất hiện, thì sự nhận thức cho rằng tự truyện là một thể loại mới bắt đầu” [15]. Tự truyện là một thể loại không mới ở nước ngoài nhưng lại rất mới ở nước ta, bởi vậy mà thể loại này đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của giới chuyên môn: Người nắm bắt được sự hình thành của thể loại tự truyện này đầu tiên ở Việt Nam là Vũ Ngọc Phan. Với ý thức nghiên cứu thể loại, Vũ Ngọc Phan là nhà nghiên cứu đầu tiên phân tách tự truyện ra khỏi tiểu thuyết bằng các tiêu chí: Tính xác thực của sự kiện; Điểm nhìn hồi cố và cái tôi tác 4
  11. giả hiển hiện trực tiếp trong tác phẩm. Đây là một cách tiếp cận hiện đại tuy chưa thật đầy đủ và chưa thành hệ thống. Vũ Ngọc Phan cho rằng tự truyện là một nhóm loại tiểu thuyết hấp dẫn và nhiều thử thách. Các bài viết của ông về Dã tràng của Thiết Can, Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, Sống nhờ của Mạnh Phú Tư có thể coi là những nghiên cứu đầu tiên về tự truyện [33]. Cho đến hiện nay, những vấn đề như: tự truyện là gì, văn học Việt Nam có tự truyện hay không, con đường phát triển của nó là như thế nào, những dấu hiệu của tự truyện trong các tác phẩm cụ thể… đã và đang được giới nghiên cứu quan tâm. Các nghiên cứu được chia thành nhóm những vấn đề thể loại và nhóm quan tâm tới những tác phẩm tự truyện riêng biệt. Ở nhóm nghiên cứu vấn đề thể loại tự truyện có thể kể đến các công trình: Truyện tiểu sử, một loại hình tự sự cần được khẳng định và phát triển của Trương Dĩnh năm 2000; Viết tự truyện, khi nào và vì sao của Trần Văn Toàn năm 2003, đặc biệt, tác giả Đoàn Cầm Thi với hàng loạt bài viết đăng rải rác trên báo văn nghệ từ 2004 đến 2008; Tương lai tự truyện Việt Nam còn ở phía trước (2008), bài viết của Lê Tú Anh: Phan Bội Châu niên biểu (Phan Bội Châu) và Giấc mộng lớn (Tản Đà) - Những bước đi đầu tiên của tự truyện Việt Nam (2010), của Đỗ Hải Ninh: Mối quan hệ giữa tự truyện - tiểu thuyết và một số dạng tự thuật trong văn học Việt Nam đương đại (2009)…Theo đó, các tác giả cho rằng tự truyện là thể loại mới của văn học, bởi vậy mà thể loại này đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của giới chuyên môn: Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân (chủ biên) cho rằng: “Tự truyện là tác phẩm tự sự thường được viết bằng văn xuôi trong đó tác giả tự kể và miêu tả cuộc đời của bản thân mình” [3, tr.28]. Theo quan niệm này, một tác phẩm tự truyện là bức tranh của cái tôi thuần túy. Tác giả, người kể chuyện và nhân vật chính là một, ngoài ra không có sự xuất hiện của cá nhân khác. 5
  12. Còn Triệu Xuân, trong Tự truyện không hẳn là văn học viết: Nó là một thể văn viết ghi lại tư liệu có thật nhằm thuật lại cuộc đời, sự nghiệp của một cá nhân, gia đình, dòng họ. Tự truyện chỉ có thể là văn học khi nó được viết theo cái cách của văn học. Thông qua số phận cá nhân ấy, gia đình ấy, phản ánh và biểu hiện tâm thế của cộng đồng, một dân tộc, một thời đại… Các cuốn như Thép đã tôi thế đấy của N. Ôxtrovski, Bộ ba tác phẩm: Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những trường đại học của tôi của M. Gorki, Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, Cai của Vũ Bằng là tự truyện chính cống [38]. Tác giả Lê Tú Anh trong một bài phê bình có tên Tự truyện như một thể loại văn học có nói về tự truyện như sau: Theo tôi, tự truyện như một thể loại văn học hay một tác phẩm tự truyện ngoài việc cần có những điểm khá khả thủ để phân biệt ở một mức độ tương đối với hồi ký, nhật ký, tiểu thuyết; cần phải đáp ứng được những yêu cầu để có thể phân biệt với một tự truyện chưa đạt đến trình độ tác phẩm văn học (cận văn học) [48]. Và theo tác giả bài viết thì có một số yêu cầu cụ thể để nhận diện tự truyện như: Thứ nhất: Tự truyện thuộc hệ thống thể loại văn xuôi tự sự, nghĩa là có yếu tố “sự” và thao tác tự sự (narative). Các sự kiện phải được xâu chuỗi, kết nối, liên hệ…tạo thành cốt truyện, qua đó thấy được “hình hài” của một con người, một cuộc đời, một số phận…Thứ hai: Từ câu chuyện có thật của cái “tôi” người viết, tác phẩm tự truyện phải đạt tới cái “chúng ta”. Nghĩa là, một tự truyện văn chương đích thực không phải chỉ là những câu chuyện vặt vãnh về cuộc đời của một cá nhân, tách rời những vấn đề lớn của xã hội, thời đại mà cái “tôi” ấy đã sống. Thứ ba: Người viết tự truyện phải đảm bảo độ trung thực, đáng tin cậy của những sự thật được tiết lộ và phải thể hiện chúng trong tinh thần nhân bản. Thứ tư: Tác phẩm tự truyện phải đảm bảo yếu tố kết cấu và ngôn từ có tính nghệ thuật [48]. 6
  13. Ngoài các nhận định của giới chuyên môn thì tự truyện còn được nhiều tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu trong các luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ. Có thể điểm qua một số tác giả sau: Luận án tiến sĩ của Đỗ Hải Ninh Khuynh hướng tự truyện trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, ở công trình nghiên cứu này tác giả khẳng định: Vấn đề tự truyện là vấn đề có ý nghĩa đối với văn học đương đại bởi nó gắn với cái tôi của tác giả - sự khẳng định cái tôi cá nhân mạnh mẽ trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, sự tương tác và dung nạp lẫn nhau giữa các thể loại. Cùng với quá trình đổi mới, yếu tố tự truyện xuất hiện ngày càng nhiều thể hiện nhu cầu được bộc lộ cái tôi, ý thức phản tỉnh và khuynh hướng nhận thức lại thực tại của dòng văn học tự vấn [22]. Cũng trong luận án của mình, tác giả đã lần lượt bày tỏ quan niệm của mình về các vấn đề xoay quanh tới tự truyện. Tác giả Bùi Thị Thu trong luận văn Thạc sĩ yếu tố tự truyện trong văn xuôi của Đoàn Lê cũng nhấn mạnh tới chất liệu sử dụng trong các tác phẩm mang tính tự truyện. Theo tác giả, chất liệu đó chính là câu chuyện tác giả kể để thông qua đó nhà văn gửi gắm tư tưởng, tình cảm của mình tới người đọc [34]. Trong luận văn Thạc sĩ Đặc điểm tự truyện và hồi ký của Tô Hoài, tác giả Nguyễn Thị Ái Vân cho rằng: Tác phẩm tự truyện thường có phương hướng lý giải cuộc sống đã qua (của tác giả) như một chỉnh thể, tạo ra những đường nét mạch lạc cho cuộc sống trải nghiệm của mình. [31]. Còn Bùi Thị Mát trong Luận văn Yếu tố tự truyện Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng lại đề cao vai trò của yếu tố tự truyện trong tiểu thuyết: Trong văn học Việt Nam vốn ít có truyền thống tác giả tự kể chuyện đời mình, nhìn chung cái tôi của nhà văn Việt khá kín đáo và không thích lộ diện nhưng trong khoảng vài thập kỉ trở lại đây, tự truyện trở thành một tố chất thể loại vừa mới mẻ, vừa mạnh mẽ, tự truyện trở thành một dòng chảy trong tiểu thuyết [20]. Tác giả Trần Thị Xuân Hợp trong Yếu tố tự truyện trong tiểu thuyết của Nguyễn Khải thời kì đổi mới cũng khẳng định: Có thể thấy rằng tự truyện đã trở thành một dạng của thể loại văn học dù nó xuất 7
  14. hiện muộn mằn hơn nhiều thể loại khác [17]… Gần đây nhất, trong luận văn Yếu tố tự truyện trong Sống mòn của Nam Cao, tác giả Phạm Thị Hà Ninh cũng đề cập tới mối quan hệ giữa tự truyện và tiểu thuyết: nhà văn đã đem lại cho câu chuyện kể về đời mình những màu sắc của tiểu thuyết trong sự kết hợp hài hòa với tự truyện [23]. Như vậy, điểm qua một số công trình trên cho thấy những nghiên cứu nói trên phần lớn đều nhìn nhận tự truyện là một thể loại hay tự truyện luôn gắn với tiểu thuyết, thậm chí là tiểu thuyết. Dựa trên những cơ sở lí thuyết đó, tôi nghiên cứu Tự truyện trường hợp Gia đình bé mọn của Dạ Ngân là tìm hiểu các chi tiết thuộc về con người cá nhân tác giả tham dự vào tác phẩm, chứ không khai thác tác phẩm trên phương diện thể loại. 2.2. Nghiên cứu về Gia đình bé mọn của Dạ Ngân Là một trong số những cây bút nữ trưởng thành sau 1975, Dạ Ngân được công chúng biết đến qua một loạt tác phẩm: Con chó và vụ ly hôn (Tập truyện 1990); Dạ Ngân- truyện ngắn chọn lọc (Tập truyện 1995); Truyện dài thiếu nhi Miệt vườn xa lắm (2003)…đặc biệt là cuốn tiểu thuyết Gia đình bé mọn (2005). Dạ Ngân quan điểm: Văn chương là một nghề đặc biệt, nhất là khi người cầm bút lại là phụ nữ. Qua những trải nghiệm về cuộc đời và sáng tác văn học, nhà văn cho rằng con đường văn chương cho bà sự cô độc tối cao, niềm tin dai dẳng và có thể khóc cười thoải mái một mình [39]. Gia đình bé mọn có thể coi là đứa con mà Dạ Ngân đứt ruột sinh ra, nói như nhiều độc giả yêu mến tác phẩm, yêu mến Dạ Ngân đều đồng quan điểm rằng: từng chương, từng trang, từng chi tiết của cuốn sách đều có thể quy chiếu hiện thực tác phẩm vào hiện thực cuộc sống. Như tên gọi của tác phẩm cho biết, Gia đình bé mọn trước hết là cuốn tiểu thuyết kể chuyện gia đình. Đúng hơn là kể chuyện những gia đình của nhân vật trung tâm - nữ nhà văn tên Tiệp… Vượt lên trên tất cả những cái đó, bao giờ Tiệp cũng cho thấy một mẫu hình phụ nữ chủ động lèo lái con thuyền cuộc đời mình, một kiểu phụ nữ kiên 8
  15. nhẫn tới mức lì lợm để sống thật và sống đẹp với chính nhu cầu tinh thần của mình. Và ở phương diện này, phải chăng Gia đình bé mọn chính là thiên tiểu thuyết tiếp tục cái mạch mà tiểu thuyết cổ điển thế kỷ 19 rất hứng thú: khẳng định cá nhân, ca ngợi những con người dám đương đầu với tất cả để bảo vệ hạnh phúc, bảo vệ phẩm giá của mình? [24]. Trong bài giới thiệu tiểu thuyết Gia đình bé mọn, Wayne Karlin (nhà văn Mỹ) giới thiệu nhân vật nữ Tiệp trong tác phẩm chính là nhân vật đi cùng số phận đất nước.Từ một nữ du kích góp phần vào cuộc chiến tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và một xã hội lý tưởng. Đến tuổi trưởng thành lại đấu tranh cho giải phóng con người và tình yêu cá nhân. Hành trình Gia đình bé mọn của Tiệp trùng hợp với hành trình của đất nước từ đoạn chót của cuộc chiến Việt - Mỹ đến thế kỉ 21 [42]. Không chỉ là tác phẩm có ý nghĩa cho cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác của Dạ Ngân, Gia đình bé mọn còn là tác phẩm văn học có giá trị to lớn đóng góp vào sự đổi mới của văn xuôi đương đại Việt Nam. Bởi vậy mà ngay từ khi ra mắt công chúng tác phẩm đã nhận được sự yêu mến nồng nhiệt của đông đảo bạn đọc. Minh chứng là đã có rất nhiều bài viết, bài luận án, luận văn nghiên cứu về tác phẩm. Tài liệu trên Giáo án.Violet.vn có bài giới thiệu Dạ Ngân và tiểu thuyết Gia đình bé mọn. Tài liệu đề cập tới ý nghĩa nhan đề, đề tài, chủ đề, giá trị nội dung, nghệ thuật và cả thông điệp của tác phẩm. Tác giả luận văn Dương Thế Thuật trong Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân cho rằng: Tiểu thuyết Gia đình bé mọn là một thành công lớn của chị, đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ những người nghiên cứu. Nhà phê bình Nguyễn Hoài Nam đã nhận định “Những phẩm chất làm nên thế mạnh ngòi bút của Dạ Ngân: sự cẩn trọng và tinh tế trong câu chữ, khả năng kết hợp nhuần nhuyễn giữa mỹ văn và ngôn ngữ đời thường của người Nam Bộ, sự sắc sảo trong phác họa nhân vật bằng vài chi tiết đắt giá, nhanh gọn; và sau cùng là một cái nhìn cuộc đời - dù với sự phê phán - nhưng vẫn luôn đôn hậu”. Còn Hoàng 9
  16. Thị Quỳnh Nga đã nhận xét: “Ngoài những trang viết tinh tế và xúc động về cảm giác và sự giằng xé, Gia đình bé mọn còn hấp dẫn người đọc bởi bức tranh xã hội thời bao cấp” [35]. Trên trang http://doan.edu.vn/do-an/de-tai-bi-kich-hanh-phuc-cua-nguoi- phu-nu-giua-doi-thuong-3997/ lại chú ý tới bi kịch hạnh phúc của người phụ nữ trong Gia đình bé mọn của Dạ Ngân, tác giả bài viết nhấn mạnh: Đặt vấn đề này trong toàn bộ tiểu thuyết Gia đình bé mọn chúng tôi nhận thấy đây là nội dung có tính xuyên suốt cả tác phẩm, bên cạnh nhiều vấn đề rộng lớn hơn: Bức tranh xã hội Việt Nam thời bao cấp, sự sắp đặt của chiến tranh đối với số phận con người…đồng thời cuộc tình bền bỉ sóng gió và dai dẳng của nhân vật chính cùng những giằng xé đau đớn trong nội tâm gia đình về hạnh phúc, về tình yêu với tất thảy bi kịch đời thường nhất còn mang dáng dấp của những sự thực sâu kín trong đời tư nhà văn tạo nên sức hấp dẫn riêng đặc biệt cho thiên truyện[42] Bên cạnh đó, cái tên Dạ Ngân hay tiểu thuyết Gia đình bé mọn còn được nhắc đến trong một số luận văn khác như: Luận văn Người phụ nữ hiện đại qua cái nhìn của một số nhà văn nữ của Trần Thúy An (2007); Đặng Thị Cúc (2014), Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Dạ Ngân; Đề tài gia đình trong văn học Việt Nam sau 1975- Tạp chí khoa học số 2B/2007… Qua sự tổng hợp trên cho thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Gia đình bé mọn của Dạ Ngân, trong đó mỗi công trình có một hướng nghiên cứu, tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu ấy sẽ là cơ sở để tôi đi sâu tìm hiểu Tự truyện Gia đình bé mọn của Dạ ngân một cách có hệ thống. Với hướng tiếp cận này, tôi hi vọng sẽ góp tiếng nói của mình vào việc khẳng định tài năng, cống hiến của Dạ Ngân đối với nền văn học Việt Nam đương đại. 10
  17. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Yếu tố tự truyện trong tiểu thuyết Gia đình bé mọn của Dạ Ngân. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Ngoài tiểu thuyết Gia đình bé mọn chúng tôi còn tìm hiểu thêm một số sáng tác khác của Dạ Ngân và các nhà văn cùng thời để so sánh. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu - Làm nổi rõ yếu tố tự truyện trong Gia đình bé mọn. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu những vấn đề lý luận về tự truyện - Khảo sát yếu tố tự truyện trong Gia đình bé mọn của Dạ Ngân - So sánh yếu tố tự truyện trong Gia đình bé mọn và một số tác phẩm văn học khác để làm nổi rõ sự độc đáo của nữ nhà văn Dạ Ngân. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn là sự kết hợp của nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó có các phương pháp cơ bản sau: - Phương pháp hệ thống. Người viết có thể hệ thống được những đặc điểm nổi bật về phương diện nội dung và nghệ thuật trong Gia đình bé mọn của Dạ Ngân cũng như có cái nhìn và đánh giá riêng về nhà văn. - Phương pháp phân tích văn bản: Đây là phương pháp cơ bản, thường xuyên được sử dụng trong luận văn, góp phần tìm hiểu rõ nét, cụ thể về nội dung và nghệ thuật tác phẩm, từ đó nổi bật những luận điểm cơ bản trong Gia đình bé mọn. - Phương pháp thống kê, so sánh: Luận văn tiến hành tìm hiểu văn bản trong nhiều phương diện. Trong một cái nhìn chung của cá nhân nhà văn và 11
  18. thời đại. Sự nghiên cứu này đồng thời dựa trên sự so sánh Gia đình bé mọn của Dạ Ngân với những tác phẩm khác. - Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Đây là con đường quan trọng để người viết tìm hiểu các phương thức thể hiện yếu tố tự truyện của tác giả như về ngôn ngữ, cách trần thuật, thời gian, không gian nghệ thuật, miêu tả diễn biến tâm lí… - Phương pháp liên ngành: Vận dụng kiến thức của các ngành khác nhau như lịch sử, xã hội học, tâm lí học, dân tộc học…để cái nhìn nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về yếu tố tự truyện trong tác phẩm. 6. Đóng góp của luận văn Chỉ ra được những biểu hiện của yếu tố tự truyện trong cuốn tiểu thuyết Gia đình bé mọn của Dạ Ngân. Từ đó, luận văn góp phần khẳng định diện mạo, vai trò, vị trí của Dạ Ngân trong sự vận động và phát triển tự truyện của nền văn học Việt Nam đương đại. 7. Cấu trúc Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục. Phần nội dung được trình bày trong ba chương: Chương 1. Một số vấn đề lí luận về tự truyện và quá trình sáng tạo của Dạ Ngân. Chương 2. Các phương diện của cái tôi trong Gia đình bé mọn của Dạ ngân. Chương 3. Phương thức biểu hiện cái tôi tron Gia đình bé mọn của Dạ Ngân. 12
  19. NỘI DUNG Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TỰ TRUYỆN VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TẠO CỦA DẠ NGÂN 1.1. Một số vấn đề về tự truyện 1.1.1. Khái niệm tự truyện Tự truyện (autobiographique) là thuật ngữ văn học bắt nguồn từ tiếng Pháp có nghĩa chỉ tác phẩm viết về chính cuộc đời mình. Tuy vậy, trên những lập trường khác nhau có khá nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ này. Thứ nhất, theo các nhà từ điển học, thuật ngữ tự truyện được hiểu theo nhiều cách, tựu chung lại thì tự truyện được coi là một thể loại văn học trong đó tác giả tự kể về cuộc đời mình. Tác phẩm tự truyện thường có thiên hướng lí giải cuộc sống đã qua của tác giả như một chỉnh thể, tạo nên những đường nét mạch lạc cho cuộc sống kinh nghiệm của mình. Cụ thể như sau: Theo Từ điển tiếng việt thì tự truyện là truyện tác giả viết về chính bản thân mình [25, tr.177]. Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì Tự truyện là tác phẩm văn học thuộc thể loại tự sự do tác giả viết về cuộc đời mình… [25, tr.389]. Theo Từ điển văn học: Tự truyện thường là những câu chuyện viết bằng văn xuôi, kể lại dĩ vãng của chính tác giả…Tự truyện không phải là một tập hợp những kỷ niệm tản mạn, mà được bố trí như một truyện, một tiểu thuyết… [11, tr.1905-1906]. Tác giả Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học cũng cho rằng Tự truyện là tác phẩm văn học tự sự, thường được viết bằng văn xuôi, trong đó tác giả tự kể và miêu tả cuộc đời của bản thân mình [3]. Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia thì Tự truyện là những tác phẩm văn học thuộc thể loại tự sự, thường được viết bằng văn xuôi trong đó tác giả tự kể lại và miêu tả cuộc đời mình trong tác phẩm. 13
  20. Như vậy theo các nhà từ điển, thuật ngữ Tự truyện được hiểu là những tác phẩm văn xuôi, trong đó tác giả tự viết về cuộc đời của chính mình. Hầu hết các nhà từ điển học đều có điểm chung khi cho rằng tự truyện thể hiện chân dung và cuộc đời của tác giả. Theo cách những khái niệm từ điển, tự truyện vừa có điểm của hồi kí, vừa mang đặc điểm của tiểu thuyết tự thuật. Thứ hai, quan điểm của các nhà nghiên cứu văn học. Tác giả Đặng Thị Hạnh dẫn định nghĩa tự truyện như sau Năm 1971 trong cuốn Tự thuật ở Pháp Philippe Lejeune định nghĩa nó như sau: Truyện kể mang tính nhìn lại dĩ vãng, mà một người có thật viết về cuộc sống của mình, khi người đó đặt trọng âm lên đời sống riêng, nhất là lên sự hình thành nhân cách [12, tr.36]. Tác giả Phùng Xuân Tửu trong công trình Tiểu thuyết Pháp bên thềm thế kỷ XXI (2005) đều dẫn định nghĩa của tác giả người Pháp Philippe Lejeune. Có thể coi đây là những cơ sở đầu tiên cho việc xác định tự truyện là gì. Theo đó, tự truyện được coi là bức chân dung tự họa của tác giả, vì thế, tự truyện mang cái tôi cá nhân của tác giả, thể hiện sự hình thành nhân cách của một con người. Tác giả Nguyễn Thành Thi nhìn nhận tự truyện dưới con mắt hình thức thể loại và cho rằng: Nhà văn khi sáng tác tác phẩm bao giờ cũng sáng tác theo một mô hình thể loại xác định. Thể loại tác phẩm văn học, thường được hiểu là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác phẩm trong đó ứng với một loại nội dung nhất định có một loại hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể [31, tr.12]. Như vậy, theo tác giả, tự truyện là một thể loại của văn học, thể hiện một nội dung nhất định theo chủ ý của tác giả. Đồng quan điểm khi cho rằng tự truyện như một thể loại văn học, tác giả Lê Tú Anh là tác giả quan tâm tới vấn đề tự truyện có phải là văn học hay không. Theo tác giả tự truyện như một thể loại văn học hay một tác phẩm tự truyện ngoài việc cần phải có những điểm khả thủ để phân biệt ở một mức độ tương đối với hồi ký, nhật ký, tiểu thuyết; cần phải đáp ứng được những yêu 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2