intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ, Văn học và Văn hóa Việt Nam: Vấn đề mô hình văn bản văn học từ quan điểm của IU.M.Lotman về cấu trúc văn bản nghệ thuật

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:188

39
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dựa trên các công trình nghiên cứu của Iu.M.Lotman, TÁc giả tiến hành hệ thống hóa các quan điểm nghiên cứu của ông thành những luận điểm chính trong việc xây dựng Mô hình văn bản văn học. Bằng con đường đó, việc khám phá ý nghĩa, giá trị của các văn bản văn học hẳn sẽ mang đến những kiến giải thú vị và có cơ sở khách quan khoa học chứ không chỉ dừng lại ở sự cảm nhận chủ quan của người đọc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ, Văn học và Văn hóa Việt Nam: Vấn đề mô hình văn bản văn học từ quan điểm của IU.M.Lotman về cấu trúc văn bản nghệ thuật

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lương Văn Kiệt VẤN ĐỀ MÔ HÌNH VĂN BẢN VĂN HỌC TỪ QUAN ĐIỂM CỦA IU.M.LOTMAN VỀ CẤU TRÚC VĂN BẢN NGHỆ THUẬT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lương Văn Kiệt VẤN ĐỀ MÔ HÌNH VĂN BẢN VĂN HỌC TỪ QUAN ĐIỂM CỦA IU.M.LOTMAN VỀ CẤU TRÚC VĂN BẢN NGHỆ THUẬT Chuyên ngành : Lí luận văn học Mã số : 8220120 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN LƯƠNG HẢI KHÔI Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, mọi dẫn liệu đều đã được trích dẫn nguồn. Nội dung trình bày trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố ở bất cứ công trình nào. Học viên Lương Văn Kiệt
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Lương Hải Khôi. Người Thầy đã luôn tin tưởng, tận tình chỉ dẫn và truyền niềm đam mê nghiên cứu cũng như các giá trị khoa học để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Thầy Hoàng Phong Tuấn, Cô Phạm Ngọc Lan với những kiến thức nghiên cứu khoa học mà Thầy, Cô đã nhiệt tình chỉ dẫn cho tôi; quý Thầy/ Cô Khoa Ngữ Văn Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Hà Hội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy cho tôi trong thời gian học tập. Đồng gửi lời cảm ơn đến quý cán bộ Phòng Sau Đại học đã tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành khóa học. Và tôi xin đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn động viên và ủng hộ sự lựa chọn của tôi trong suốt thời gian qua. Xin trân trọng tri ân! Tp. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2018 Lương Văn Kiệt
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 Chương 1. MÔ HÌNH VĂN BẢN VĂN HỌC................................................ 15 1.1. Chủ nghĩa cấu trúc trong văn học và phương pháp nghiên cứu của Iu.M.Lotman ................................................................................... 15 1.1.1. Sự ra đời của Chủ nghĩa cấu trúc trong văn học ......................... 15 1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của Chủ nghĩa cấu trúc trong văn học ...... 20 1.1.3. Iu.M.Lotman và phương pháp cấu trúc - ký hiệu học ................. 23 1.2. Nền tảng xây dựng Mô hình văn bản văn học ..................................... 28 1.2.1. Văn bản, văn bản nghệ thuật và văn bản văn học ....................... 28 1.2.2. Khởi nguồn của vấn đề Mô hình văn bản văn học ...................... 31 1.2.3. Về các thuật ngữ phục vụ cho việc xây dựng Mô hình văn bản văn học ............................................................................35 1.3. Mô hình văn bản văn học như là một chỉnh thể ................................... 40 1.3.1. Phương diện cấu hình của Mô hình văn bản văn học .................. 41 1.3.2. Phương diện tính chất của Mô hình văn bản văn học ................. 45 1.3.3. Sự tương tác giữa các yếu tố cấu hình và tính chất như một nguyên tắc vận động của mô hình ........................................... 48 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................... 52 Chương 2. MÔ HÌNH VĂN BẢN VĂN HỌC - VẤN ĐỀ CẤU HÌNH ....... 53 2.1. Khung khổ ........................................................................................ 53 2.1.1. Khung khổ như là một yếu tố phân định phạm vi kể chuyện ....... 53 2.1.2. Khung khổ trong mối quan hệ với không gian ........................... 56 2.1.3. Khung khổ trong mối quan hệ với thời gian............................... 59
  6. 2.2. Không gian nghệ thuật ...................................................................... 63 2.2.1. Không gian nghệ thuật và vấn đề “Ký hiệu quyển” .................... 64 2.2.2. Thuyết nhị nguyên như là một nguyên tắc phân định không gian 67 2.2.3. Ranh giới giữa các không gian đối lập....................................... 72 2.3. Nhân vật .......................................................................................... 75 2.3.1. Nhân vật và tính cách nhân vật ................................................. 75 2.3.2. Nhân vật trong mối quan hệ với không gian nghệ thuật .............. 80 2.3.3. Nhân vật trung gian như là một sự phân hóa về mặt chức năng ... 83 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................... 86 Chương 3. MÔ HÌNH VĂN BẢN VĂN HỌC - VẤN ĐỀ TÍNH CHẤT .... 87 3.1. Cốt truyện ......................................................................................... 87 3.1.1. Về thuật ngữ Cốt truyện ........................................................... 88 3.1.2. Biến cố như là một yếu tố cấu thành cốt truyện ......................... 92 3.1.3. Biến cố như là cơ sở phân loại cốt truyện .................................. 95 3.2. Điểm nhìn ......................................................................................... 99 3.2.1. Điểm nhìn như là một yếu tố mang tính định hướng .................. 99 3.2.2. Mối quan hệ giữa điểm nhìn và tính chân thực ........................ 103 3.2.3. Từ kỹ thuật điện ảnh đến tiến trình di chuyển điểm nhìn trong văn bản văn học .................................................................... 108 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................. 113 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 117 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Mô hình sản xuất VAC khép kín ................................................................ 46 Hình 1.2. Qui luật cấu tạo hình tam giác .................................................................... 49 Hình 2.1. Một số chức năng của 2 bán cầu não .......................................................... 69 Hình 3.1. Ảnh hưởng của khoảng cách đối với nội dung bức ảnh ........................... 110 Hình 3.2. Băng phim ................................................................................................ 112
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự ra đời của Chủ nghĩa cấu trúc (Structuralism) đã mở ra một hướng đi mới trên con đường nghiên cứu văn học. Các nhà cấu trúc luận hướng đến việc khám phá giá trị văn học trong chính tổ chức nội tại của văn bản văn học. Xuất phát từ chủ nghĩa cấu trúc, chúng tôi cho rằng việc phân tích cấu trúc văn bản văn học bằng phương pháp cấu trúc - ký hiệu học của Iu.M.Lotman là một con đường đắc dụng để tiếp cận thế giới văn học. Với vai trò “chủ soái” của trường phái cấu trúc - ký hiệu học Tartu, Iu.M.Lotman được xem là người có đóng góp rất lớn đối với Chủ nghĩa cấu trúc cũng như Ký hiệu học ở Liên Xô nói riêng và trên thế giới nói chung. Công trình Cấu trúc văn bản nghệ thuật (1970) của Iu.M.Lotman được R.Vroon (nguời đã dịch Cấu trúc văn bản nghệ thuật từ tiếng Nga sang tiếng Anh) nhìn nhận với tư cách là một đóng góp đáng kể của Liên Xô cho Chủ nghĩa cấu trúc và Ký hiệu học trên thế giới. Các công trình khác của Iu.M.Lotman về Ký hiệu học văn hóa cũng tạo được sự quan tâm rộng rãi trong giới nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu của Iu.M.Lotman chủ yếu được đặt trên nền tảng cơ bản của Chủ nghĩa cấu trúc (Structuralism) trong sự kết hợp với Ký hiệu học (Semiotic). Theo Bogusław Żyłko (2014), “Điều quan trọng hơn là Lotman kết nối chủ nghĩa cấu trúc của mình với ký hiệu học, và kết quả là tạo ra một ghép nối có dạng cấu trúc - ký hiệu học”. Mặt khác, việc gắn liền văn học với hiện thực dựa trên quan điểm “phản ánh hiện thực, mô tả hiện thực”, theo Trịnh Bá Đĩnh (2011) vẫn còn sức ảnh hưởng đối với Iu.M.Lotman và các nhà cấu trúc luận Nga. Từ quan điểm đó, Iu.M.Lotman xem văn bản nghệ thuật như là một mô hình (model) của thế giới hiện thực với các đặc tính cấu trúc của riêng nó: “tác phẩm nghệ thuật là mô hình hữu hạn của thế giới vô hạn” (Lotman, Iu. M., 2004). Trong công trình Cấu trúc văn bản nghệ thuật (1970), Iu.M.Lotman đặt ra vấn đề văn bản nghệ thuật (trong đó có văn học) đã mô hình hóa (modeling) thế giới khách quan như thế nào. Ông nhìn nhận cấu trúc của văn bản nghệ thuật như là một tổ chức thông tin, từ đó nghiên cứu bằng cách nào có thể khám phá cấu trúc của văn bản nghệ thuật, đặc biệt là văn học nghệ thuật, trong mối liên hệ với yếu tố văn hóa và đặt trong bối cảnh văn hóa.
  9. 2 Đặt quan điểm của của Iu.M.Lotman về cấu trúc văn bản nghệ thuật vào trọng tâm nghiên cứu của luận văn, vấn đề tiếp theo mà chúng tôi quan tâm là hệ thống hóa các quan điểm nghiên cứu của Iu.M.Lotman về việc văn học (một bộ phận của nghệ thuật) đã mô hình hóa thế giới khách quan như thế nào. Từ đó, chúng tôi rút ra vấn đề Mô hình văn bản văn học dựa trên các ý niệm của Iu.M.Lotman về vài trò mô hình hóa của văn học đối với thế giới khách quan cùng với các nghiên cứu của ông về cấu trúc văn bản nghệ thuật. Xét đến tính khả thi của một hướng nghiên cứu có phần nào đóng góp cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn, với những lý do và mục đích trên, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài: VẤN ĐỀ MÔ HÌNH VĂN BẢN VĂN HỌC TỪ QUAN ĐIỂM CỦA IU.M.LOTMAN VỀ CẤU TRÚC VĂN BẢN NGHỆ THUẬT 2. Mục đích nghiên cứu Trong Cấu trúc văn bản nghệ thuât, Iu.M.Lotman xem “Tác phẩm nghệ thuật là một mô hình nhất định của thế giới, một thông báo nào đó bằng ngôn ngữ nghệ thuật” hay “tác phẩm nghệ thuật là mô hình hữu hạn của thế giới vô hạn” (Lotman, Iu. M., 2004),…Theo đó, có thể cho rằng Iu.M.Lotman hẳn đã đề cập đến vấn đề mô hình trong mối liên hệ giữa tác phẩm nghệ thuật với thế giới thực tại. Tuy nhiên, vấn đề mô hình ấy vẫn chưa được minh định một cách rõ ràng và cụ thể, ở chỗ mô hình đó được tạo thành từ đâu? Nó hoạt động như thế nào và có tính chất ra sao? Trên cơ sở đó, mục đích hướng đến của việc nghiên cứu là làm rõ vấn đề mô hình và Mô hình văn bản văn học dựa trên các định hướng của Iu.M.Lotman và quan điểm của ông về cấu trúc văn bản nghệ thuật. Hướng nghiên cứu này ấp ủ việc tìm ra một con đường mới cho việc khám phá cơ chế vận động nội tại ẩn chứa sau lớp ngôn từ của văn bản văn học, từ đó có thể tạo điều kiện cho những nghiên cứu sâu hơn về sau. Nghiên cứu văn bản văn học theo quan điểm của Iu.M.Lotman là một con đường khách quan và thú vị trong việc khám phá những mối quan hệ nội tại còn đang ẩn mình dưới lớp ngôn từ hiển lộ ở bề mặt văn bản văn học dựa trên phương pháp cấu trúc - ký hiệu học của ông. Thứ mà theo chúng tôi, đã tạo thành một mô hình vận động của văn bản với tư cách như là một cơ chế sinh nghĩa. Dựa trên các công trình nghiên cứu của Iu.M.Lotman, chúng
  10. 3 tôi tiến hành hệ thống hóa các quan điểm nghiên cứu của ông thành những luận điểm chính trong việc xây dựng Mô hình văn bản văn học. Bằng con đường đó, việc khám phá ý nghĩa, giá trị của các văn bản văn học hẳn sẽ mang đến những kiến giải thú vị và có cơ sở khách quan khoa học chứ không chỉ dừng lại ở sự cảm nhận chủ quan của người đọc. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Vấn đề Mô hình văn bản văn học mà Iu.M.Lotman đã có những ý niệm nền tảng trong các công trình nghiên cứu của ông. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Theo thống kê của nhóm dịch giả Trần Ngọc Vương, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy (2004) trong bản dịch thuật công trình Cấu trúc văn bản nghệ thuật, tính đến thời điểm hiện tại, có thể tập hợp các công trình của Iu.M.Lotman thành ba nhóm chính xoay quanh các lĩnh vực văn học, ký hiệu học, cấu trúc luận, văn hóa học. LĨNH VỰC CÔNG TRÌNH Các công trình về thơ ca của A.Pushkin, Văn học Nga M.Lermontôv, F.T.Chiuchev… Các bài giảng về thi pháp cấu trúc (1967) Lý thuyết mô hình hóa Câu trúc văn bản nghệ thuật (1970) (Ký hiệu học, cấu trúc luận) Phân tích văn bản thơ (1972) Kí hiệu học văn hóa Nga (1984) Văn hóa học Văn hóa và sự bùng nổ (1992) Khi tiến hành thực hiện đề tài luận văn, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau: - Về mặt lý thuyết, chúng tôi tiến hành nghiên cứu quan điểm lý luận của Iu.M.Lotman thông qua công trình: Cấu trúc văn bản nghệ thuật (1970) và Ký hiệu học văn hóa của Iu.M.Lotman. Trong đó, công trình Cấu trúc văn bản nghệ thuật (1970) (nguyên bản tiếng Nga) đã được dịch sang tiếng Việt (nhóm dịch giả Trần Ngọc Vương, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy) và tiếng Anh (dịch giả Ronal Vroon). Chúng tôi quyết định sử dụng cả 2 bản dịch để tạo cơ sở đối sánh về mặt dịch thuật
  11. 4 giữa nhiều dịch giả hơn, đồng thời có cái nhìn sâu sát hơn về cách hiểu các thuật ngữ mà Iu.M.Lotman sử dụng trong công trình của mình. Công trình Ký hiệu học văn hóa gồm 29 công trình nghiên cứu xoay quanh các vấn đề lý thuyết và lịch sử ký hiệu học văn hóa do nhóm các dịch giả: Lã Nguyên, Đỗ Hải Phong, Trần Đình Sử tuyển dịch (2016). Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành hệ thống hóa các quan điểm nghiên cứu của Iu.M.Lotman thành những luận điểm chính trong việc xây dựng Mô hình văn bản văn học. 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4.1. Tình hình vận dụng Chủ nghĩa cấu trúc trong nghiên cứu văn học Theo Bogusław Żyłko trong Vài ghi chú về chủ nghĩa cấu trúc của Yuri Lotman, quan điểm về cấu trúc đã bắt đầu chiếm ưu thế ở các ngành hóa học, sinh học và di truyền học từ thế kỷ XIX. Huỳnh Như Phương trong công trình Trường phái hình thức Nga cũng đề cập đến việc toán học, logic học, vật lý học, sinh vật học và nhiều ngành khoa học xã hội từ lâu đã quan tâm đến khái niệm “cấu trúc” và vận dụng phương pháp nghiên cứu theo hướng chủ nghĩa cấu trúc. Theo Trịnh Bá Đĩnh trong công trình Chủ nghĩa cấu trúc trong văn học (công trình được xem là một tổng thuật về chủ nghĩa cấu trúc trong nghiên cứu văn học), việc vận dụng các phương pháp của chủ nghĩa cấu trúc trong lĩnh vực nghiên cứu văn học có thể được chia thành ba khuynh hướng chính: Thứ nhất, Thi pháp học học cấu trúc Nga và Czech. Theo nhiều nhà nghiên cứu, nền móng của việc nghiên cứu theo hướng cấu trúc có thể được xem như là bắt nguồn từ công trình Hình thái học truyện cổ tích của Vladimir Propp. Trong công trình này, V.Propp tập trung nghiên cứu chức năng của các nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ. Trên cơ sở đó, Propp đưa ra 31 chức năng trong truyện cổ tích. Số lượng chức năng tuy hữu hạn, nhưng việc áp dụng vào các nhân vật là vô hạn. Như vậy, “các truyện kể thực tế được coi là những biến thể khác nhau của một cái duy nhất” (Trịnh Bá Đĩnh, 2011). Tư tưởng này của Propp được xem là gợi ý quan trọng đối với các nhà cấu trúc luận sau này. Trong số đó có thể kể đến J.Mukarovski, R.Jakobson và Iu.M.Lotman. J.Mukarovski cùng với R.Jakobson được xem là một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho chủ nghĩa cấu trúc Czech. Hoạt động nghiên cứu của ông gắn liền
  12. 5 với câu lạc bộ ngôn ngữ học Praha. J.Mukarovski nhìn nhận “tác phẩm văn học như một cấu trúc...” (Trịnh Bá Đĩnh, 2011). Vấn đề mà ông đặc biệt quan tâm trong các nghiên cứu của mình là chức năng thơ (mỹ học). Ngoài ra, J.Mukarovski cũng quan tâm đến mối quan hệ giữa tác phẩm văn học và phạm vi ngoài văn học: một mặt, “nội dung tác phẩm văn học (chủ đề) bao giờ cũng thể hiện một điều gì đó ngoài xã hội” (Trịnh Bá Đĩnh, 2011); mặt khác, “ở bất kỳ cấp độ ngôn ngữ nào cũng thấy có màu sắc ngữ nghĩa xã hội nào đấy dù gián tiếp hay trực tiếp” (Trịnh Bá Đĩnh, 2011). Với công trình Nghệ thuật như một thực tại ký hiệu học (1936), J.Mukarovski xem tác phẩm văn học như là một ký hiệu trung gian giữa tác giả và người đọc. R.Jakobson được biết đến như là nhà ngôn ngữ học và thi học tiêu biểu của thế kỷ XX. Trong bài diễn văn nổi tiếng Ngôn ngữ học và thi pháp học, R.Jakobson đã trình bày những nhân tố hữu cơ của việc giao tiếp ngôn ngữ dựa trên việc phân xuất hành động nói thành các yếu tố cấu tạo và xác định chức năng riêng của chúng bằng mô hình sau (Theo Ngôn ngữ học và thi pháp học, Cao Xuân Hạo dịch, Hoàng Dũng nhuận sắc): BỐI CẢNH CN. QUY CHIẾU NGƯỜI GỬI THÔNG ĐIỆP NGƯỜI NHẬN CN. BIỂU CẢM CN. THI CA CN. TÁC ĐỘNG TIẾP XÚC CN. KIỂM THÔNG MÃ CN. SIÊU NGÔN NGỮ R.Jakobson đặc biệt chú ý đến chức năng thi ca, theo ông: “Thi pháp học hiểu theo nghĩa rộng quan tâm đến chức năng thi ca không phải chỉ trong thơ ca, là nơi mà chức năng này chiếm ưu thế so với các chức năng khác của ngôn ngữ, mà cả bên ngoài thơ ca, là nơi mà một chức năng này hay một chức năng khác chiếm ưu thế so với chức năng thi ca” (Jakobson, R.). Ông nghiên cứu cấu trúc thơ ca dựa trên hai kiểu sắp xếp cơ bản trong cách sử dụng ngôn ngữ: sự tuyển chọn (trục đối vị) và sự kết hợp (trục tiếp nối). Mô hình giao tiếp do R.Jakobson đề xướng về sau được Iu.M.Lotman kế
  13. 6 thừa tuy có một số điểm mà Iu.M.Lotman cũng không đồng ý với R.Jakobson. Cách đọc văn bản dựa trên trục đối vị và trục tiếp nối của R.Jakobson cũng được Iu.M.Lotman vận dụng trong công trình Cấu trúc văn bản nghệ thuật của mình. Iu.M.Lotman được biết đến như là “chủ soái” của trường phái cấu trúc - ký hiệu học Tartu. Một trường phái hoạt động khoa học sôi nổi vào những năm 1960 - 1980 trong nhiều lĩnh vực: văn học, ký hiệu học, văn hóa học...Iu.M.Lotman tiếp thu tư tưởng của Trường phái hình thức Nga trên cơ sở mở ra một hướng đi mới. Các nghiên cứu của Iu.M.Lotman đều dựa trên việc lấy văn bản làm trung tâm. Ông cho rằng: “văn bản không phải là một cái bọc đựng nghĩa một cách thụ động, mà là tổ chức truyền đạt, lưu giữ và sáng tạo thông tin” (Lotman, Iu. M., 2016). Không đơn thuần chỉ theo đuổi phương pháp cấu trúc, Iu.M.Lotman đã kết nối chủ nghĩa cấu trúc với ký hiệu học để tạo ra phương pháp cấu trúc - ký hiệu học. Theo đó, ông nhìn nhận văn bản với tư cách là một ký hiệu và nhấn mạnh vai trò của việc tiếp cận văn bản theo cách ký hiệu học. Với công trình Cấu trúc văn bản nghệ thuật (1970), Iu.M.Lotman đã cho thấy quan điểm của ông trong việc tiếp cận cấu trúc tác phẩm, đặc biệt là tác phẩm văn học nghệ thuật bằng phương pháp cấu trúc - ký hiệu học. Thứ hai, Trường phái cấu trúc - ký hiệu học Paris. Theo Trịnh Bá Đĩnh trong Chủ nghĩa cấu trúc trong văn học, trường phái này được biết đến với các đại diện tiêu biểu như: R.Barthes, A.J.Greimas, Tz.Todorov,...Vấn đề được quan tâm đối với các nhà cấu trúc này là tác phẩm đã được tổ chức như thế nào. R.Barthes trong các công trình nghiên cứu của mình như: Độ không của lối viết, S/Z, Cơ sở của ký hiệu học...cũng vận dụng các quan điểm từ ngôn ngữ học Saussure để nghiên cứu văn học. Ông xem ký hiệu học là một bộ phận của ngôn ngữ học. Dựa trên cặp đối lập ngôn ngữ - lời nói của Saussure, R.Barthes đề xuất khái niệm biệt ngữ. Biệt ngữ là “hiện tượng trung gian giữa ngôn ngữ và lời nói” (Trịnh Bá Đĩnh, 2011). Phong cách nhà văn được xem là một loại biệt ngữ như vậy. Đối với mô hình cái biểu đạt - cái được biểu đạt, R.Barthes đưa ra trường hợp khi cái biểu đạt không phải là một ký hiệu mà là một hệ thống ký hiệu và văn học chính là một trường hợp như vậy. A.J.Greimas, dựa trên kết quả nghiên cứu của V.Propp, trong công trình Ngữ nghĩa học cấu trúc: nghiên cứu và phương pháp (1966) đã hệ thống hóa bảy vai trò
  14. 7 của nhân vật chức năng thành ba cặp đối lập: chủ thể - khách thể, người cho - người nhận, người giúp - kẻ hại. Ba cặp đối lập này được xây dựng cho việc “mô tả ba mô hình cơ bản mà theo A.J.Greimas, luôn được lặp lại trong các văn bản tự sự (không chỉ trong truyện cổ tích mà ở cả các thể loại tự sự khác):1. Mong muốn, tìm hiểu hay nhắm tới (chủ thể/khách thể), 2. Giao lưu (người cho/người nhận), 3. Giúp đỡ hay gây khó dễ (người giúp/kẻ hại)” (Trịnh Bá Đĩnh, 2011). Tz.Todorov, theo Trịnh Bá Đĩnh (2011) “là người đưa ra cách phân tích văn bản tự sự toàn diện hơn cả. Ông đã tổng kết và hệ thống hóa những thành tưu mà nhiều nhà nghiên cứu đã đạt được ở lĩnh vực này”. Tz.Todorov đưa ra sự phân biệt giữa hệ thống cơ sở và hệ thống thứ cấp của văn bản. Trong đó, hệ thống cơ sở là từ ngữ, còn hệ thống thứ cấp là các thực thể hư cấu của văn bản. Theo đó, văn bản văn học có thể được xem xét từ ba phương diện: từ, cú pháp, ngữ nghĩa. Tz.Todorov đề xuất việc lấy mệnh đề làm đơn vị nhỏ nhất của truyện kể. Sự phối hợp giữa các mệnh đề sẽ tạo thành các đơn vị lớn hơn là tiết đoạn và văn bản của truyện kể. Thứ ba, thi pháp học cấu trúc của Jonathan Culler. So với các khuynh hướng nghiên cứu cấu trúc đã nêu, J.Culler chuyển trọng tâm từ văn bản văn học sang phía độc giả. Theo Trịnh Bá Đĩnh (2011), J.Culler tin rằng “có thể xác định được các quy luật chi phối việc giải thích các văn bản, bởi vì thực nghiệm cho thấy khi đưa ra một văn bản dường như các “độc giả thành thạo” đều biết cách lẩy ra những ý nghĩa của nó”. Theo đó, cấu trúc ở đây không phải là hệ thống nằm dưới văn bản mà chính là hệ thống nằm dưới hành động giải thích của độc giả. Trịnh Bá Đĩnh cho rằng lý thuyết của J.Culler gặp trở ngại căn bản trọng việc bằng cách nào có thể tìm ra được các quy luật chi phối sự đa dạng của những cách đọc. Dựa trên các khuynh hướng vận dụng chủ nghĩa cấu trúc trong nghiên cứu văn học mà Trịnh Bá Đĩnh đã đưa ra trong công trình Chủ nghĩa cấu trúc trong văn học, có thể cho rằng Iu.M.Lotman với di sản khoa học đồ sộ của mình cũng đã có những đóng góp lớn lao trong việc kế thừa và phát huy phương pháp cấu trúc trong nghiên cứu văn học. Theo các dịch giả của công trình Ký hiệu học văn hóa: “Các tài liệu viết về tiểu sử của Iu.M.Lotman đều ghi nhận, ông là tác giả của hơn 800 công trình ghiên
  15. 8 cứu lớn nhỏ. Điều quan trọng là ngay từ khi còn sống, Iu.M.Lotman đã trở thành tác giá kinh điển” (Lotman, Iu. M., 2016). 4.2. Tình hình nghiên cứu quan điểm của Iu.M.Lotman Tác giả Phùng Quý Sơn trong luận án tiến sĩ Loại hình truyện kể: Qua văn xuôi Việt Nam 1930 - 1945 (bảo vệ năm 2013 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) đã vận dụng hệ thống luận điểm lý thuyết của Lotman về: bức tranh thế giới, sự kiện, nhân vật, khung, hệ thống điểm nhìn; cùng với việc nghiên cứu văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, tác giả đã thiết lập 3 mô hình truyện kể: 1. Truyện kể lãng mạn 2. Truyện kể bi kịch 3. Truyện kể trào phúng Với mục đích hướng tới việc xây dựng một mô hình lý thuyết truyện kể, mà tác giả luận án tạm gọi là “mô hình Lotman”, luận án đã phần nào cho thấy mức độ phổ quát từ những quan điểm lý luận của Lotman trên cơ sở của phương pháp loại hình học. Trên cơ sở đó, nhận diện cấu trúc chung của các tác phẩm văn xuôi Việt Nam 1930 - 1945. Luận án đã đóng góp một cái nhìn toàn cảnh về văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, chúng tôi sẽ dựa trên những nhận định, đánh giá về quan điểm lý luận của Lotman trong việc xây dựng mô hình lý thuyết truyện kể (“Mô hình Lotman”) của tác giả Phùng Quý Sơn trong luận án trên để có những phân tích sâu sát hơn trong việc vận dụng những luận điểm của Lotman để xây dựng mô hình văn bản văn học. Trong luận văn thạc sỹ “Tìm hiểu cốt truyện phiêu lưu trong tiểu thuyết “Những cuộc phiêu lưu của Huckle Berry Finn” của Mark Twain (theo quan điểm cốt truyện của Iu.M.Lotman)” (bảo vệ năm 2011 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2) tác giả Nguyễn Thị Nhu đã vận dụng quan điểm về cốt truyện của Iu.M.Lotman để nghiên cứu cốt truyện phiêu lưu trong tiểu thuyết “Những cuộc phiêu lưu của Huckle Berry Finn” của Mark Twain nhằm chỉ ra những sáng tạo, cách tân độc đáo của Mark Twain trong việc xây dựng cốt truyện. Từ định hướng đó, tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát các vấn đề: biến cố, không gian, nhân vật trên cơ sở lý thuyết của Lotman. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất hướng tiếp cận cốt truyện phiêu lưu từ cấu trúc nội tại văn bản, tức biến cố khi có hành động vượt qua ranh giới của nhân vật hành động” (Nguyễn
  16. 9 Thị Nhu, 2011). Với những nghiên cứu của mình, tác giả luận văn kết luận “cốt truyện phiêu lưu là cốt truyện phân đoạn. Các phân đoạn được tạo bởi thứ tự các biến cố, không gian kế tiếp nhau. Mỗi một phân đoạn hình thành một câu chuyện nhỏ với một không gian xác định và những biến cố, những hành động của nhân vật phiêu lưu. Quan hệ giữa các phân đoạn của cốt truyện tương đối lỏng lẻo” (Nguyễn Thị Nhu, 2011). Có thể nói, luận văn của tác giả Nguyễn Thị Nhu đã có những ý kiến góp phần làm sáng tỏ thêm quan điểm của Iu.M.Lotman về các vấn đề: không gian nghệ thuật, nhân vật, cốt truyện. Chúng tôi sẽ dựa trên cơ sở tiếp thu những đóng góp đáng giá của tác giả Nguyễn Thị Nhu, cùng với những nhận định của mình trong việc nghiên cứu quan điểm lý thuyết của Iu.M.Lotman để góp phần minh định quan điểm của Iu.M.Lotman trong việc xây dựng mô hình văn bản văn học. Trong bài viết Truyện ngắn Thạch Lam: Nhìn từ lý thuyết mô hình văn bản nghệ thuật cuả Iu.Lotman trên tạp chí Văn hóa Nghệ An (đăng ngày 08/01/2012), tác giả Trần Thị Thanh Xuân đã tiến hành nghiên cứu truyện ngắn Thạch Lam từ lý thuyết mô hình hóa của Iu.M.Lotman ở 3 vấn đề: - Mở đầu và kết truyện - Không gian nghệ thuật như một mô hình cấu trúc - Truyện kể và điểm nhìn trong sáng tác Thạch Lam Xuất phát từ những gợi ý của công trình Cấu trúc văn bản nghệ thuật như chính tác giả đã giới thiệu ở phần đầu bài viết, bài viết đã đề cập đến một số khái niệm của Iu.M.Lotman như: Khung khổ, Không gian nghệ thuật, Cốt truyện. Với dung lượng của bài viết này, chúng tôi cho rằng những phân tích của tác giả tuy có những đóng góp và giá trị nhất định nhưng chưa thật sự là những phân tích sâu sắc cũng như chưa làm rõ được những vấn đề lý luận mà Iu.M.Lotman đặt ra trong công trình Cấu trúc văn bản nghệ thuật. Tác giả bài viết kết luận, việc phân tích cấu trúc nội tại của tác phẩm “là chìa khóa cho người đọc đi sâu tìm hiểu tư tưởng nghệ thuật của nhà văn một cách chính xác nhất, khoa học nhất” (Trần Thị Thanh Xuân, 2012). Thêm nữa, tác giả bài viết cho rằng “tìm hiểu truyện ngắn theo mô hình kết cấu của Lotman là một cách tìm hiểu tác phẩm theo chủ nghĩa cấu trúc ký hiệu học nhanh gọn, dễ nắm được “cái thần” của tác
  17. 10 phẩm” (Trần Thị Thanh Xuân, 2012). Trong bối cảnh hiện thời của việc nghiên cứu văn học nói chung và lý luận văn học nói riêng, chúng tôi cho rằng những kết luận của tác giả chưa thật sự xác đáng và phù hợp với tình hình hiện tại. Chúng tôi sẽ dựa trên những phân tích cơ bản của tác giả Trần Thị Thanh Xuân trong bài viết trên, kết hợp với việc vận dụng thêm một số khái niệm khác của Iu.M.Lotman để nghiên cứu một cách sâu sát hơn, hoàn thiện hơn hệ thống luận điểm của Lotman khi đưa ra vấn đề Mô hình văn bản văn học. Bogusław Żyłko trong bài viết Vài ghi chú về Chủ nghĩa cấu trúc của Yuri Lotman (Notes on Yuri Lotman’s structuralism) đã đưa ra một tổng thuật về mối liên hệ giữa Chủ nghĩa cấu trúc với các ngành khoa học, trong đó có văn học. Ngoài ra, Bogusław Żyłko cũng đưa ra các nhận định về phương pháp nghiên cứu của trường phái cấu trúc theo hướng của Lotman. Ông cho rằng: Điều quan trọng hơn là Lotman kết nối chủ nghĩa cấu trúc của mình với ký hiệu học, và kết quả là tạo ra một ghép nối có dạng cấu trúc - ký hiệu học. Các đối tượng văn hoá đối với ông là các cấu trúc có ý nghĩa (toàn bộ văn hoá là một ngôn ngữ phức tạp), mà chúng ta có thể áp dụng những thuật ngữ trong các nghiên cứu giao tiếp: ký hiệu; thông báo (văn bản); mã (ngôn ngữ); người phát; người nhận; ý nghĩa; mô hình (Żyłko, B., 2014). Ngoài ra, Bogusław Żyłko còn cho rằng Iu.M.Lotman có tham vọng làm cho chủ nghĩa cấu trúc trở thành một công cụ nghiên cứu linh hoạt với mục đích khám phá các đối tượng phức tạp khác như tác phẩm nghệ thuật hay phong cách hành vi con người. Ông đưa ra các vấn đề trong các nghiên cứu của Lotman như: Bản chất đối thoại của văn hoá, Sự sản sinh ý nghĩa, Văn hoá và sự bùng nổ. Theo đó, Bogusław Żyłko cũng đưa ra kết luận về Lotman như sau: Các sản phẩm của văn hoá là những cấu trúc có ý nghĩa và trong bối cảnh của chúng người ta có thể tận dụng các quan niệm về cấu trúc, mô hình và ký hiệu - đây là cách đơn giản nhất để mô tả quan điểm của Lotman. Ông vẫn trung thành với nguyên tắc này từ tác phẩm đầu tiên cho đến những tác phẩm cuối cùng của ông. Chúng ta có thể nói rằng trong suốt cuộc đời của mình, ông đã làm việc với mô hình cấu trúc luận - ký hiệu học (Żyłko, B., 2014).
  18. 11 Winfried Nöth trong bài viết Đặc trưng về Ký hiệu quyển của Yuri Lotman (The topography of Yuri Lotman’s semiosphere) cho rằng các nghiên cứu của Iu.M.Lotman về Ký hiệu quyển đã dự đoán được một sự biến đổi không gian trong nghiên cứu văn hóa. Winfried Nöth đặt các nghiên cứu của Iu.M.Lotman về không gian ký hiệu trong sự so sánh với các nghiên cứu về không gian địa lý: “Mô hình văn hoá của Lotman như là một không gian ký hiệu khác với những mô hình của hầu hết các đại diện khác về biến đổi không gian trong nghiên cứu văn hoá. Trong khi những nghiên cứu gần đây chủ yếu liên quan đến việc nghiên cứu các địa điểm và không gian thực, chẳng hạn như lục địa, cảnh quan, thành phố, không gian nông thôn hoặc đô thị trong văn học, tranh vẽ và phim ảnh hoặc trên bản đồ, thì ký hiệu quyển của Lotman là một không gian mang tính tinh thần nhiều hơn và thường không phải là các không gian địa lý (Nöth, W., 2015). Theo đó, Winfried Nöth khẳng định những mô tả của Iu.M.Lotman về ký hiệu quyển đầy ắp những ẩn dụ mang tính không gian. Các địa điểm trong ký hiệu quyển thực chất là sự phóng chiếu mang tính ẩn dụ của các giá trị văn hoá lên không gian địa lý. Một điểm đáng chú ý là các giá trị văn hóa được phóng chiếu đều được đặt trên một trục đối lập nhị nguyên. Dựa trên các nghiên cứu của Iu.M.Lotman về Ký hiệu quyển, Winfried Nöth cho rằng không gian ảo và Web cũng tồn tại như là một ký hiệu quyển trong tính bản chất của nó. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi triển khai thực hiện một số phương pháp nghiên cứu cơ bản như: - Phương pháp hệ thống: xem văn bản văn học như một hệ thống các yếu tố, phương pháp mô hình hóa cho phép tách từ hệ thống các mối quan hệ mang tính quy luật và các yếu tố cấu thành để xây dựng Mô hình văn bản văn học. Để tạo nền tảng vững chắc cho việc xây dựng Mô hình văn bản văn học, phương pháp hệ thống được vận dụng chủ yếu ở chương 1 với việc xác lập khái niệm mô hình và đề xuất việc nghiên cứu các phương diện cấu hình, tính chất, cơ chế hoạt động dựa trên chức năng của các yếu tố cấu thành Mô hình văn bản văn học.
  19. 12 - Phương pháp phân tích: dựa trên các công trình nghiên cứu của Iu.M.Lotman, đặc biệt là Cấu trúc văn bản nghệ thuật, cùng với nền tảng lý luận của chủ nghĩa cấu trúc, chúng tôi tiến hành phân tích các quan điểm của Iu.M.Lotman về cấu trúc văn bản nghệ thuật. Từ đó tiến hành thao tác tổng hợp để đưa ra cái nhìn chung và khách quan về hệ thống quan điểm của ông đối với khái niệm văn bản nghệ thuật cũng như vai trò mô hình hóa của văn bản văn học và cách xây dựng Mô hình văn bản văn học. Trong chương 2 và chương 3, chúng tôi sẽ vận dụng phương pháp này để tiếp cận các yếu tố của mô hình văn bản học một cách sâu sát nhất có thể. - Thao tác sơ đồ hóa: nhằm minh họa và giải thích một số vấn đề khoa học sao cho sinh động và đắc dụng, trong chương 1, chúng tôi sẽ sử dụng theo tác sơ đồ hóa khi cần thiết để thuận tiện hơn cho việc tiếp cận vấn đề. 6. Đóng góp của đề tài Về mặt khoa học: Tiếp sau công trình của các tác giả đã đi trước, luận văn góp một phần nhỏ vào việc vận dụng hệ thống quan điểm lý luận về cấu trúc văn bản nghệ thuật của Iu.M.Lotman trong việc tiếp cận văn bản văn học. Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra vấn đề Mô hình văn bản văn học từ việc hệ thống hóa các quan điểm nghiên cứu của Iu.M.Lotman. Bên cạnh đó, luận văn ấp ủ việc mở rộng ứng dụng cũng như phổ biến những đóng góp từ các công trình khoa học đồ sộ của nhà nghiên cứu Iu.M.Lotman mà nền tảng là việc vận dụng các phương pháp của chủ nghĩa cấu trúc trong lĩnh vực nghiên cứu văn học. Về mặt thực tiễn Xây dựng Mô hình văn bản văn học dựa trên quan điểm của Iu.M.Lotman về cấu trúc văn bản nghệ thuật, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu các tác phẩm văn học hẳn sẽ mang đến những kiến giải mới mẻ và đa chiều hơn khi người đọc “giao tiếp” với tác phẩm. Mô hình văn bản văn học cũng có thể được sử dụng như một công cụ phục vụ cho việc nghiên cứu mô hình chung của các giai đoạn văn học, các thể loại văn học.
  20. 13 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, phần Phụ lục và phần Tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương theo trình tự sau: Chương 1. MÔ HÌNH VĂN BẢN VĂN HỌC (38 trang) Chương này có nhiệm vụ là hệ thống hóa các ý niệm và quan điểm của Iu.M.Lotman trong công trình Cấu trúc văn bản nghệ thuật và vai trò mô hình hóa thế giới hiện thực của tác phẩm nghệ thuật. Trên cơ sở tìm hiểu quan điểm của Iu.M.Lotman về vai trò mô hình hóa thế giới hiện thực của văn bản nghệ thuật với nền tảng lý luận của chủ nghĩa cấu trúc và phương pháp cấu trúc - ký hiệu học của Iu.M.Lotamn, chúng tôi tiến hành xây dựng Mô hình văn bản văn học và hệ thống hóa các thuật ngữ lý luận của Iu.M.Lotman thành hai phương diện chính là cấu hình và tính chất của Mô hình văn bản văn học. Nội dung kiến thức được trình bày ở chương 1 sẽ tạo cơ sở lý luận vững chắc cho chúng tôi triển khai hiệu quả chương 2 và chương 3 của luận văn Chương 2. MÔ HÌNH VĂN BẢN VĂN HỌC - VẤN ĐỀ CẤU HÌNH (34 trang) Dựa trên cơ sở lý luận của chương 1, chúng tôi tiến hành phân tích vấn đề cấu hình của mô hình văn bản văn học theo quan điểm lý luận và một số thuật ngữ của Iu.M.Lotman. Nét phổ quát trong lý thuyết cấu trúc - ký hiệu học của Lotman là việc xem xét văn bản nghệ thuật, đặc biệt là văn học nghệ thuật như một mô hình hữu hạn của thế giới vô hạn. Trong đó, sự tồn tại của các yếu tố cấu hình là minh chứng xác đáng cho việc mô hình hóa thế giới vô hạn. Bởi các yếu tố cấu hình được nhìn nhận với tư cách là các yếu tố cấu thành của Mô hình văn bản văn học. Việc xác định cấu hình của mô hình văn bản văn học được thực hiện qua các thao tác xác định khung khổ, không gian nghệ thuật và nhân vật. Chương 3. MÔ HÌNH VĂN BẢN VĂN HỌC - VẤN ĐỀ TÍNH CHẤT (27 trang) Từ cơ sở lý luận của Chương 1 và nối tiếp sự triển khai của Chương 2 trong việc nhận định mô hình văn bản văn học về mặt cấu hình, nhiệm vụ của Chương 3 là khám
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1