intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Bài ca nghi lễ của người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

44
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích chính của luận văn là tìm hiểu về dân tộc Nùng, nội dung và nghệ thuật trong bài ca nghi lễ của người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn trên bình diện tiếp cận từ góc độ văn học dân gian. Qua đó phân tích các giá trị, nét đặc sắc trong các bài ca trong nghi lễ mang đậm bản sắc của dân tộc Nùng. Từ đó, nhằm giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Bài ca nghi lễ của người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––– ĐẶNG THỊ HUYỀN TRANG BÀI CA NGHI LỄ CỦA NGƯỜI NÙNG Ở HỮU LŨNG, LẠNG SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––– ĐẶNG THỊ HUYỀN TRANG BÀI CA NGHI LỄ CỦA NGƯỜI NÙNG Ở HỮU LŨNG, LẠNG SƠN Ngành: Văn học Việt Nam Mã ngành: 8.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thu THÁI NGUYÊN - 2018
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên, cùng toàn thể các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho tập thể lớp Cao học K24A - Văn học Việt Nam đã tạo điều kiện để tôi có cơ hội học tập và nghiên cứu khoa học. Xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Thu - người thầy rất chu đáo, tận tình trong công việc đã truyền thụ cho tôi nhiều kiến thức quý báu cũng như kinh nghiệm nghiên cứu khoa học trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã luôn động viên, ủng hộ, khuyến khích và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Thái Nguyên, ngày 02 tháng 07 năm 2018 Tác giả luận văn Đặng Thị Huyền Trang i
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan .................................................................................................................. i Lời cảm ơn .....................................................................................................................ii Mục lục ........................................................................................................................ iii MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ........................................................................................3 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu. .........................................................8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ............................................................................8 5. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................8 6. Dự kiến đóng góp của đề tài ......................................................................................9 7. Cấu trúc luận văn .....................................................................................................10 NỘI DUNG .................................................................................................................10 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC NÙNG VÀ BÀI CA NGHI LỄ CỦA NGƯỜI NÙNG Ở HỮU LŨNG - LẠNG SƠN ...................................................................................... 11 1.1. Tổng quan về dân tộc Nùng ..................................................................................11 1.1.1. Vài nét về người Nùng ở Việt Nam ...................................................................11 1.1.2. Người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn .................................................................12 1.2. Khái quát chung về bài ca nghi lễ của người dân tộc Nùng .................................22 1.2.1. Nguồn gốc và khái niệm của bài ca nghi lễ ......................................................22 1.2.2. Khái quát vài nét về nội dung và nghệ thuật của bài ca nghi lễ ........................25 1.2.3. Vai trò và giá trị của bài ca nghi lễ trong đời sống văn học, văn hoá của người Nùng…………………………………………………………………………………27 1.2.4. Bài ca nghi lễ của người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn trong đời sống hiện nay.....29 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................29 Chương 2: MỘT SỐ NGHI LỄ CỦA NGƯỜI NÙNG Ở HỮU LŨNG, LẠNG SƠN VÀ BÀI CA NGHI LỄ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG ................32 2.1. Nghi lễ giải hạn và bài ca cầu mong trong nghi lễ giải hạn .................................32 2.1.1. Nghi lễ giải hạn ..................................................................................................32 ii
  5. 2.1.2. Bài ca cầu mong trong nghi lễ giải hạn ............................................................. 36 2.2. Nghi lễ sinh nhật và bài ca chúc phúc trong lễ sinh nhật ..........................................44 2.2.1. Nghi lễ sinh nhật ............................................................................................... 45 2.2.2. Bài ca chúc phúc trong lễ sinh nhật ..................................................................46 2.3. Nghi lễ cấp sắc và bài ca thỉnh cầu trong nghi lễ cấp sắc.....................................52 2.3.1. Nghi lễ cấp sắc ..................................................................................................52 2.3.2. Bài ca thỉnh cầu trong nghi lễ cấp sắc ............................................................... 54 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................61 Chương 3: BÀI CA NGHI LỄ CỦA NGƯỜI NÙNG Ở HỮU LŨNG, LẠNG SƠN NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ................................................63 3.1. Thể thơ và kết cấu .................................................................................................63 3.1.1. Thể thơ ..............................................................................................................63 3.1.2. Kết cấu ..............................................................................................................69 3.2. Các biện pháp tu từ ............................................................................................... 70 3.2.1. Biện pháp điệp ...................................................................................................70 3.3.2. Biện pháp so sánh .............................................................................................. 74 3.3.3. Biện pháp liệt kê ................................................................................................ 78 3.2. Nghệ thuật diễn xướng trong bài ca nghi lễ.......................................................... 79 3.2.1. Âm nhạc trong bài ca nghi lễ .............................................................................79 3.1.2. Các điệu trong bài ca nghi lễ. ............................................................................81 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................86 KẾT LUẬN .................................................................................................................87 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................91 PHỤ LỤC....................................................................................................................87 iii
  6. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một quốc gia giàu bản sắc văn hoá với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi dân tộc ở mỗi miền lại mang trong mình bản sắc văn hoá riêng. Nằm trong cái nôi của văn hoá Việt Bắc, nhắc đến Lạng Sơn là chúng ta nghĩ ngay đến những dãy núi trùng trùng, điệp điệp, những rừng hồi thơm ngát, với những câu hát trữ tình, mượt mà như sli, lượn, cò lảu... đã làm say đắm lòng người bao thế hệ. Trong các làn điệu dân ca trữ tình không thể không nhắc đến các làn điệu trong bài ca nghi lễ, một loại hình sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của dân tộc Nùng. Dân tộc Nùng sinh sống ở Lạng Sơn từ rất lâu đời, chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu các tộc người của tỉnh. Người Nùng hiện có mặt ở hầu hết các xã, huyện trong toàn tỉnh, trong đó có huyện Hữu Lũng. Có nguồn gốc với một phần thuộc lớp cư dân bản địa, một phần di cư từ phía nam Trung Quốc sang. Người Nùng nói chung và người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn nói riêng có nền văn hoá phát triển rất sớm, văn hoá Nùng có nhiều nét tương đồng với văn hoá Tày, thường được gọi chung là văn hoá Tày, Nùng và đôi khi không cần phân biệt dân tộc Tày hay Nùng. Tuy nhiên ở Lạng Sơn vẫn có những nơi có bản làng thuần Nùng sinh sống thành các dòng họ lớn. Đây chính là một đặc điểm độc đáo giúp lưu truyền những giá trị văn hoá, tinh thần độc đáo của dân tộc Nùng. Bởi để tồn tại và phát triển dân tộc Nùng nói riêng và các dân tộc nói chung phải lưu giữ những giá trị bản sắc văn hóa, văn học riêng của dân tộc mình, người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn cũng vậy, trong đời sống hàng ngày, họ vẫn lưu giữ được nhiều phong tục tập quán truyền thống có ý nghĩa lớn và có giá trị về văn học, văn hoá nghệ thuật và giáo dục tri thức, đạo đức cho các thế hệ sau, trong đó có bài ca nghi lễ. Từ lịch sử để lại có thể biết bài ca nghi lễ của người Nùng có từ rất lâu cũng tương đương với sự ra đời của Then Tày cùng với nhu cầu về văn hoá và đời sống tín ngưỡng, bài ca nghi lễ của người Nùng là do người Nùng sáng tạo ra cùng với sự ra đời và phát triển của tộc người. Bài ca nghi lễ của người Nùng có nhiều nét tương đồng với Then của người Tày, tuy người Nùng vẫn chưa lên tiếng khẳng định Then Nùng là của người Nùng và do người Nùng sáng tạo ra, nhưng qua tìm hiểu nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học nghiên cứu về dân tộc ở Việt Nam thì họ đều gọi là Then Tày, Nùng, chứ không gọi riêng Then là của dân tộc Nùng hay dân tộc Tày. Bài 1
  7. ca nghi lễ của người Nùng ở đây không chỉ nói riêng đến Then như người Tày mà bên cạnh đó còn có cả Mo,Tào, Pựt, Sliên, Giàng.. Còn căn cứ vào nội dung của bài ca trong các nghi lễ, cùng âm nhạc và các điệu múa thì có thể đoán định bài ca nghi lễ xuất hiện trong khoảng thời gian xã hội đã có phân chia giai cấp, phân chia lao động rõ rệt trong xã hội phong kiến. Vậy, so với các hình thức văn học, văn hoá dân gian khác thì bài ca nghi lễ ra đời muộn hơn và tồn tại cùng với đời sống tinh thần của dân tộc Nùng với tư cách là nghi lễ dân gian mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Các bài ca trong nghi lễ của người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn, luôn đáp ứng được nhu cầu tâm linh và truyền thống văn học, văn hoá của đồng bào dân tộc Nùng, bài ca nghi lễ vừa dân dã, sinh động mà vừa sâu sắc, quy củ, là sự tưởng nhớ những người có công trong việc tạo lập cuộc sống ngày nay trong mỗi gia đình, làng bản. Đây là nét đẹp trong văn hóa của người Nùng nói chung và người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn nói riêng, rất cần được bảo lưu, gìn giữ. Là một làn điệu trong kho tàng văn hóa, văn học dân gian của dân tộc Tày, dân tộc Nùng, từ lâu bài ca nghi lễ đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, sưu tầm. Bài ca nghi lễ của người Nùng ở Việt Nam rất phong phú và luôn tồn tại trong đời sống hiện thực, nó có vị trí đặc biệt quan trọng trong văn học, văn hoá dân gian Việt Nam. Nói đến bài ca nghi lễ các nhà nghiên cứu sưu tầm và những người yêu thích chủ yếu quan tâm đến vùng Việt Bắc. Nơi từ lâu đã được coi là cội nguồn của văn học, văn hoá dân gian của các dân tộc thiểu số. Có thể kể đến các tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn và Lạng Sơn. Làn điệu dân ca của người Tày, Nùng ở Việt Bắc đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng nền văn học, văn hoá dân gian Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Bản thân là một giáo viên Ngữ văn, từ quá trình giảng dạy và học tập đã giúp người viết nhận thức được những giá trị văn hoá văn học dân gian có ý nghĩa hết sức to lớn đối với đời sống tinh thần của người dân. Việc nghiên cứu văn học dân gian nói chung, bài ca nghi lễ của người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn nói riêng sẽ giúp cho người viết tích lũy kiến thức, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi tình cảm thẩm mĩ và rèn luyện nhân cách. Từ đó giáo dục cho học sinh những tình cảm tốt đẹp về tình yêu quê hương đất nước, khơi dậy ở mỗi học sinh ý thức về giữ gìn và phát huy những giá trị văn học truyền thống của dân tộc. Qua việc nghiên cứu về bài ca nghi lễ trong Lễ giải hạn, Lễ sinh nhật và Lễ cấp sắc của người Nùng ở huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn người viết muốn giới thiệu 2
  8. cho mọi người thấy được đặc điểm, các giá trị của văn học dân gian, văn hoá tín ngưỡng và ý nghĩa giáo dục sâu sắc về đạo hiếu với ông bà, cha mẹ, ghi nhớ cội nguồn dân tộc của người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn. Vì thế người viết quyết định chọn đề tài “Bài ca nghi lễ của người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ ngôn ngữ và văn hóa của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 2.1. Những công trình nghiên cứu trực tiếp về dân ca Nùng và bài ca nghi lễ của người Nùng Văn học dân gian từ năm 1975 trở về trước chủ yếu được sáng tác bởi các tác giả dân gian và được lưu truyền bằng miệng, do hoàn cảnh lịch sử, cả nước phải dồn sức cho hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bảo vệ tổ quốc, giành độc lập, tự chủ nên thời kì này có rất ít công trình nghiên cứu về văn học dân gian và nhất là nghiên cứu về Then Tày, Nùng và bài ca nghi lễ của người Nùng thì hầu như không có. Sau năm 1975, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm nhiều hơn đến việc đầu tư cho việc sưu tầm, nghiên cứu và viết sách. Số công trình nghiên cứu về Then và bài ca nghi lễ tăng hơn về số lượng và tập trung vào chiều sâu căn bản hơn trước. Trước tiên phải kể đến cuốn sách tổng hợp các nghiên cứu của Dương Kim Bội “Lời hát Then” [6] được coi là cuốn sách đầu tiên giới thiệu về hát Then dưới dạng nguyên bản bằng tiếng Tày, Nùng, cuốn sách được tác giả trình bày về sưu tầm của mình chủ yếu là trong lễ Then cấp sắc, giới thiệu được nguồn gốc của Then, mối quan hệ giữa Then, Tào, Mo. Cuốn sách góp phần to lớn khẳng định vai trò, giá trị của hát Then trong đời sống người dân tộc Tày, Vì đây là tác phẩm sưu tầm trong dân gian, nên cuốn sách có giá trị to lớn. Bên cạnh cuốn “Lời hát Then” thì tác giả Dương Kim Bội còn có nhiều bài viết về Then và dân ca nghi lễ của người Tày, Nùng trong đó có bài viết “Những yếu tố dân ca, ca dao trong lời Then, Tày-Nùng” [7], nội dung bài viết chủ yếu nghiên cứu và đề cập đến mối quan hệ mật thiết giữa dân ca nghi lễ và Then của người Tày, Nùng về mặt nội dung và nghệ thuật. Vào năm 1975 tại “Hội nghị công tác sưu tầm nghiên cứu về Then” được tổ chức tại Sở văn hoá Việt Bắc. Tại hội nghị, nhiều bài báo cáo có tham luận về Then được công bố và sau đó năm 1978 được tập hợp và xuất bản thành cuốn “Mấy vấn đề về Then Việt Bắc” [37]. Đây có thể được coi là cuốn sách đầu tiên và duy nhất đến nay tập hợp các bài viết về Then trên diện rộng từ Cao Bằng, Bắc Thái, Lạng Sơn đến 3
  9. Hà Giang, cuốn sách là tập hợp về các bài viết trên phạm vi rộng, nhiều khía cạnh được các bài viết đề cập đến: nguồn gốc, loại hình, nghệ thuật diễn xướng, hiện thực sinh hoạt, tín ngưỡng…của các tác giả đã nghiên cứu về Then từ trước năm 1978. Cuốn tiếp theo phải kể đến là cuốn “Sli-Lượn dân ca trữ tình Tày-Nùng” của tác giả Vi Hồng [14] là công trình nghiên cứu chủ yếu đề cập đến dân ca nghi lễ của người Tày, Nùng, trong cuốn sách Vi Hồng đã nêu nên mối quan hệ giữa Then với Sli, Lượn, từ đó gián tiếp giới thiệu về Then, tuy là công trình nghiên cứu về dân ca trữ tình của người Tày, Nùng nhưng cuốn sách đã có nhiều những đóng góp để làm tư liệu nghiên cứu cho các công trình về Then nghi lễ khác. Các cuốn sách “Dân ca Nùng” [38], “Ca dao Tày Nùng” của Triều Ân (sưu tầm) [4] và “Đồng dao Nùng” của tác giả Nông Hồng Thăng [58] với nội dung nghiên cứu về kho tàng ca dao, dân ca và đồng dao dân gian của dân tộc Nùng có mặt trong lao động sản xuất, trong hội hè, lễ Tết, tang ma, đi chợ, vui chơi và đặc biệt trong cưới hỏi và những sản phẩm của văn học gian dân tộc Nùng đó có quan hệ mật thiết và ảnh hưởng trực tiếp đến các công trình nghiên cứu và nội dung trong Bài ca nghi lễ của dân tộc Nùng. Năm 1996, Lục Văn Pảo mới cho ra mắt độc giả “Bộ Then tứ bách” [ 38]. Nội dung cuốn sách là tập hợp nội dung của những bài hát Then về thế giới của trăm loài thú (bách thú), trăm loài chim (bách điểu), trăm loại ngũ cốc (bách cốc), trăm loại hoa (bách va). Trong cuốn “Người diễn xướng Then - Nghệ nhân hát dân ca và thầy Shaman” của tác giả Nguyễn Thị Hiền [13], đã nêu rõ người làm then là nghệ nhân hát dân ca vừa là thầy cúng, thầy Shaman thực thụ. Có thể nói trong thập niên 90 của thế kỉ XX chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về mảng đề tài bài ca nghi lễ của người Nùng. Sang thế kỉ XXI có thêm nhiều hơn, đa dạng hơn những cuốn sách và bài viết nghiên cứu chuyên sâu và tập trung về bài ca nghi lễ, kể đến đầu tiên đó là luận văn tốt nghiệp của tác giả Đoàn Thị Tuyến với nội dung “Đạo Then trong đời sống tâm linh của người Tày-Nùng Lạng Sơn” và năm 2000 tác giả còn có bài viết : “Then một hình thức shamam giáo” [64] phân tích Then như một hình thức tín ngưỡng, có đóng góp khá mới mẻ trong việc tìm hiểu đời sống và thế giới tâm linh của người làm Then. Nghiên cứu chủ yếu về âm nhạc và các hình thức diễn xướng trong các nghi lễ của hai dân tộc Tày, Nùng, cuốn “Nét chung và riêng của âm nhạc trong diễn 4
  10. xướng Then Tày, Nùng” của tác giả Nông Thị Nhình, Hoàng Anh Thái [34]. Công trình đề cập đến một nội dung không thể thiếu trong Then Tày, Nùng, đó là sự khác nhau của âm nhạc Then mỗi vùng miền, mỗi dân tộc. Để từ đó thấy dược sự phong phú, đa dạng cũng như những giá trị nghệ thuật trong Then của người Tày, Nùng ở Việt Nam. Tìm hiểu và nghiên cứu chuyên sâu, rộng hơn về nội dung một nghi lễ lớn của người Nùng, cuốn “Lễ vun hoa của người Nùng” của tác giả Triệu Thị Mai [24] đã đề cập đến những quan niệm dân gian của người Nùng về con cái và các vận hạn của đời người. Mô tả khảo sát một lễ vun hoa của người thống của dân tộc Nùng, ở Lạng Sơn nghi lễ nay còn được gọi là lễ Bjóoc (Lễ xin mẹ Hoa, mẹ Sinh cho những cặp vợ chồng hiếm muộn có những đứa con kháu khỉnh, khoẻ mạnh). Là một công trình nghiên cứu mang tính toàn diện giới thiệu về một di sản văn hoá tiêu biểu của người Tày ở Cao Bằng, cuốn “Then Tày” của tác giả Nguyễn Thị Yên [69] đã giới thiệu chi tiết về nghi lễ “Lẩu cấp sắc” khai quang của dân tộc Tày ở Cao Bằng, đồng thời trình bày một cách có hệ thống các thông tin đầy đủ nhất, nhằm cung cấp cho người đọc về các vấn đề liên quan đến Then. Đặc biệt trong cuốn sách này tác giả có đề cập đến lễ “Lẩu Then tăng sắc”, đó là nội dung nghiên cứu hay và khá mới lạ, cho đến nay ngoài cuốn sách thì chưa có một cuốn sách hay bài viết nào chuyên sâu về Lẩu Then được xuất bản. Cuốn sách mặc dù không đề cập đến bài ca nghi lễ của dân tộc Nùng, tuy nhiên lại là tài liệu tham khảo hữu ích cho những người yêu thích và nghiên cứu tìm hiểu về Then và bài ca nghi lễ. Cuốn tiếp theo đề cập đến nghi lễ đặc sắc của người Nùng đó là “Lễ cấp sắc Pựt Nùng” của nhóm tác giả Nguyễn Thị Yên, Nguyễn Thiên Tứ [70]. Giới thiệu khái quát về lễ cấp sắc Pựt Nùng, trình tự lễ cấp sắc, các yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo và giá trị của Pựt. Một số điểm hạn chế cũng như vấn đề bảo tồn, phát huy Pựt và văn bản hành lễ. Cuốn sách này đã giới thiệu một di sản văn hoá tiêu biểu của người Nùng với hoạt động tín ngưỡng Pựt mang đặc trưng tiêu biểu của người Nùng với hình thức sinh hoạt tín ngưỡng Shaman giáo của người Nùng có mối quan hệ tương đối mật thiết với hình thức hát Then. Giới thiệu khá cụ thể về lễ “Kỳ yên khai xuân” của dân tộc Tày, Nùng tỉnh Cao Bằng, cuốn “Lễ Kỳ yên khai xuân” của tác giả Nguyễn Thiên Tứ [63] đã tìm hiểu chi tiết và nghiên cứu cụ thể về nội dung, ý nghĩa của lễ “ Kỳ yên khai xuân” với người dân tộc Tày, Nùng ở Cao Bằng nói riêng và miền núi phía Bắc 5
  11. nói chung, là phong tục và bản sắc văn hoá riêng của đồng bào các dân tộc nơi đây. Những cuốn sách xuất bản gần đây nhất là “Lễ cầu tự của người Nùng Phàn Slình ở huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Lương Việt Anh, Nguyễn Thị Thuý [3]. Nội dung cuốn sách là khái quát về người Nùng Phàn Slình ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Tìm hiểu về tiến trình nghi lễ cầu tự của người Nùng Phàn Slình tại huyện Võ Nhai cũng như công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của nghi lễ cầu tự trong đời sống xã hội hiện nay. Và cuốn “Lễ Lẩu khẩu sảo của người Tày, Nùng” của tác giả Triệu Thị Mai [25]. Cuốn sách giới thiệu sơ lược về đời sống tâm linh của người Tày, Nùng; lễ “Lẩu khẩu sảo” tập trung nói đến nội dung mối giao tiếp giữa người cõi dương và người “phi ham” (cõi âm) cùng một số giá trị của nghi lễ “Lẩu khẩu sảo”. Cuốn “Một số lễ giải hạn của người Tày, Nùng ở Cao Bằng”, tác giả Triệu Thị Mai [26]. Giới thiệu về đời sống tinh thần của người Tày, Nùng và phong tục làm lễ giải hạn của tộc người này và cuốn sách có giới thiệu thêm những nghi lễ mang đặc trưng của nghi lễ truyền thống Tày, Nùng như: Lễ xin hoa, Lễ tìm lấy vía xiêu tán, Lễ đón vía về nhập thân... Nhìn chung các công trình nghiên cứu được đề cập ở trên đều quan tâm đến đời sống văn hoá tinh thần, vật chất, dân ca nghi lễ chủ yếu của hai dân tộc Tày và Nùng trên phương diện rộng (phạm vi cả nước) và cả phương diện hẹp (phạm vi một tỉnh, một huyện). Bên cạnh những nét tương đồng thì văn học, văn hoá của đồng bào Nùng còn có những đặc điểm riêng, những đặc sắc riêng phụ thuộc vào vị trí địa lý và văn hoá tín ngưỡng ở khu vực đó. Từ những công trình nghiên cứu trên đã tạo cơ sở và nền móng để chúng tôi khai thác một đề tài ở phạm vi hẹp, làm rõ hơn về đời sống văn hoá tín ngưỡng và dân ca nghi lễ của người dân tộc Nùng qua “Bài ca nghi lễ của người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn” 2.2. Những công trình nghiên cứu về văn hoá Nùng có liên quan đến bài ca nghi lễ Bên cạnh những công trình trực tiếp nghiên cứu về Then, bài ca nghi lễ và dân ca nghi lễ của người Nùng thì cũng có nhiều công trình nghiên cứu về mảng đề tài này theo hướng nghiên cứu văn hoá. Ngoài ra có thể kể đến một số công trình nghiên cứu về Then Tày, Nùng và bài ca nghi lễ như cuốn : “Mùa xuân và phong tục Việt Nam” của nhóm tác giả Trần Quốc Vượng, Lê Văn Hảo, Dương Tất Từ [36]. Các tác giả chủ yếu tập trung sưu tầm và nghiên cứu về bài ca nghi lễ và Then của Việt Bắc 6
  12. cũng như Then của Lạng Sơn qua các lễ hội để phản ánh bức tranh chân thực về cuộc sống, lao động sản xuất tín ngưỡng của người Tày, Nùng. Đáng chú ý là cuốn sách của nhà nghiên cứu Lê Chí Quế về “Bước đầu tìm hiểu những yếu tố hiện thực sinh hoạt và yếu tố tín ngưỡng nghi lễ” [52]. Bằng những luận điểm có tính khoa học cao, tác giả đã đưa ra hai yếu tố hiện thực sinh hoạt và tín ngưỡng trong hát Then. Hai yếu tố đó tồn tại song song và đan cài vào nhau trong các nghi lễ là một trong những cơ sở để tiếp tục đi sâu nghiên cứu hát Then trong văn học dân gian và văn hóa dân gian tỉnh Lạng Sơn. Là cuốn sách đầu tiên nghiên cứu về dân tộc Nùng, cuốn “Dân tộc Nùng ở Việt Nam” tác giả Hoàng Nam [28], đã trình bày chi tiết về mọi lĩnh vực, diện mạo của dân tộc Nùng theo cái nhìn của dân tộc học lịch sử và những vấn đề đặt ra có quan hệ biện chứng với truyền thống lịch sử và bản sắc dân tộc, đồng thời đặt trong mối liên hệ với các dân tộc khác mà họ có giao tiếp trong quá trình phát triển. Cũng là công trình nghiên cứu có tính chất toàn diện về dân cư Tày, Nùng, cuốn “Các dân tộc Tày, Nùng ở Việt Nam” [39] với nội dung nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, lịch sử hình thành tộc người, hình thái kinh tế, hình thái văn hoá vật chất, tổ chức xã hội, gia đình, hôn nhân, các tục lệ cưới xin, sinh đẻ, ma chay, làm nhà mới và tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Nùng trong cả nước nói chung và dân tộc Nùng ở Lạng sơn nói riêng cũng được tác giả đề cập đến. Tiếp theo là cuốn “Văn hoá truyền thống Tày, Nùng” [40]. Cuốn sách là bức tranh về xã hội và con người hai dân tộc Tày, Nùng về ngôn ngữ, văn tự và văn bản văn nghệ dân gian Tày, Nùng về phong tục, tập quán, tín ngưỡng dân gian và nghệ thuật kiến trúc của người Tày, Nùng. Vì các tác giả nghiên cứu với mục đích chính là cung cấp thêm nguồn tư liệu chính xác, đa dạng, phong phú về nền văn hoá của người Tày, Nùng. Cuốn sách của Chu Thái Sơn (chủ biên), “Văn hoá tộc người Nùng” [54] gồm một số bài viết về văn hoá đặc sắc của tục người Nùng như hát giao duyên (sli Nùng), truyện cổ, truyện thơ, các nghi lễ (Then Hét Khoăn, Lễ sinh nhật....) Như vậy qua tìm hiểu ở các thời điểm khác nhau, ở từng giai đoạn khác nhau đã có nhiều công trình nghiên cứu về Then và bài ca nghi lễ khá công phu và khoa học. Tuy nhiên, nghiên cứu cụ thể về đề tài bài ca nghi lễ của người Nùng ở từng vùng miền thuộc tỉnh Lạng Sơn từ trước đến nay chưa có công trình chuyên sâu. Đây cũng chính là lý do, là tiền đề để chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Bài ca nghi lễ của 7
  13. người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn”. Thông qua đề tài này, chúng tôi mong muốn giúp bạn đọc bước đầu tìm hiểu về bài ca nghi lễ của người Nùng ở huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn để có được cái nhìn khái quát nhất về những loại dân ca nghi lễ của người Nùng đang được sử dụng và lưu truyền rộng rãi tại huyện Hữu Lũng hiện nay. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích chính của luận văn là tìm hiểu về dân tộc Nùng, nội dung và nghệ thuật trong bài ca nghi lễ của người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn trên bình diện tiếp cận từ góc độ văn học dân gian. Qua đó phân tích các giá trị, nét đặc sắc trong các bài ca trong nghi lễ mang đậm bản sắc của dân tộc Nùng. Từ đó, nhằm giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Bước đầu tìm hiểu, lý giải về cội nguồn của bài ca nghi lễ trên cơ sở văn hoá tín ngưỡng của dân tộc Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn Tìm ra hướng bảo tồn, phát huy những nét đẹp truyền thống của bài ca nghi lễ nói chung, trong đó có bài ca nghi lễ của người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn nói riêng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Khái quát những nghiên cứu tổng quan về người dân tộc Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn, các nghi lễ lớn người dân tộc Nùng cùng với việc tìm hiểu bài ca nghi lễ của người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn từ phương diện nội dung và nghệ thuật để góp phần cung cấp những tư liệu thực tế cho việc nghiên cứu nghi lễ nói chung và việc nghiên cứu bài ca nghi lễ của người Nùng nói riêng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Bài ca nghi lễ của người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn. Phạm vi vấn đề nghiên cứu của luận văn chủ yếu là một số nghi lễ của người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn và Bài ca nghi lễ của người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn nhìn từ phương diện nội dung và nghệ thuật trong quá trình đi điền dã, sưu tầm và dịch. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài thì tác giả sử dụng phương pháp điền dã là chủ yếu, ngoài những tài liệu sưu tầm về bài ca nghi lễ ở Hữu Lũng, Lạng Sơn đã được các nghệ nhân sưu tầm, chúng tôi còn gặp gỡ các nghệ nhân, những người yêu quý và luôn 8
  14. mong muốn gìn giữ bài ca nghi lễ của dân tộc Nùng, đồng thời sưu tầm thêm những bài ca nghi lễ trong dân gian để mở rộng tư liệu nghiên cứu. Ngoài ra tác giả còn lấy thêm tư liệu từ thực địa bằng cách quan sát, chụp ảnh, phỏng vấn, ghi âm những người am hiểu về phong tục, quay clip quá trình tổ chức Lễ sinh nhật, Lễ giải hạn, Lễ cấp sắc ở huyện Hữu Lũng của một số vị thầy Then, Mo, Tào có kinh nghiệm và từ những người dân đã từng tham gia vào các nghi Lễ sinh nhật, Lễ giải hạn... của đồng bào dân tộc Nùng nhằm thu thập các thông tin phục vụ nghiên cứu. Phương pháp tổng hợp: Luận văn sử dụng phương pháp này để phân tích và đánh giá cụ thể các bài ca nghi lễ, các tài liệu có liên quan để tham khảo, vận dụng cho việc viết bài như: Sách, báo, tạp chí chuyên ngành, chuyên đề, đề tài khoá luận, luận văn, luận án… Trên cơ sở đó, tổng hợp vấn đề, rút ra những đánh giá, nhận xét về giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của bài ca nghi lễ ở Hữu Lũng- Lạng Sơn. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Để nghiên cứu văn học dân gian, ngôn ngữ dân gian từ văn hoá cần để tìm hiểu kiến thức từ các ngành nằm trong lĩnh vực văn hóa, có sự tiếp cận tổng hợp về đối tượng nghiên cứu là văn học. Bằng cách chia nhỏ, sử dụng tư duy phân tích và có cái nhìn tổng hợp của phương pháp nghiên cứu liên ngành để có thể cho kết quả đúng và khoa học về đối tượng nghiên cứu của mình. Tiếp đến là nghiên cứu các tài liệu để thấy những nét khái quát của văn hoá, văn học, ngôn ngữ và các phong tục của đồng bào Nùng. Phương pháp đối chiếu so sánh: Nghiên cứu qua các phiếu điều tra lấy ý kiến của các nghệ nhân, đồng bào dân tộc Nùng. Để phân tích, đánh giá sát thực, thoả đáng về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài ca nghi lễ ở Hữu Lũng, Lạng Sơn. Đồng thời sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử để tìm hiểu bối cảnh xã hội, văn hoá của địa phương lưu truyện. 6. Dự kiến đóng góp của đề tài Đề tài góp phần vào việc tập hợp và hệ thống hoá tư liệu về bài ca nghi lễ của người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn. Nghiên cứu những giá trị văn học, văn hoá dân gian của dân tộc Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn. Đây là công trình nghiên cứu một cách tương đối hệ thống, toàn diện của một bộ phận nhỏ của văn hoá các dân tộc thiểu số, đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn học và tín ngưỡng dân gian của người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn mà ít khi 9
  15. người viết có cơ hội được tiếp cận. Từ dó thấy được nét tương đồng trong văn học dân gian của người dân tộc Nùng với các dân tộc khác trong cùng huyện, cùng tỉnh. Thông qua đề tài này, người viết muốn góp một phần công sức nhỏ bé trong công tác tìm hiểu, bảo tồn và phát huy những giá trị văn học truyền thống của người dân tộc Nùng ở huyện Hữu Lũng, Tỉnh Lạng Sơn. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần nội dung chính của Luận văn có cấu trúc gồm 3 chương Chương 1: Tổng quan về dân tộc Nùng và bài ca nghi lễ của người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn Chương 2: Một số nghi lễ của người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn và bài ca nghi lễ nhìn từ phương diện nội dung Chương 3: Bài ca nghi lễ của người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn nhìn từ phương diện nghệ thuật 10
  16. NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC NÙNG VÀ BÀI CA NGHI LỄ CỦA NGƯỜI NÙNG Ở HỮU LŨNG, LẠNG SƠN 1.1. Tổng quan về dân tộc Nùng 1.1.1. Vài nét về người Nùng ở Việt Nam * Nguồn gốc lịch sử Dân tộc Nùng là dân tộc thiểu số trong tổng số 54 dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam, tộc người Nùng là một trong những cư dân lâu đời nhất ở nước ta, nguồn gốc của tộc người này cũng nằm trong quy luật phức tạp của nguồn gốc lịch sử như của những dân tộc khác. Trong cuốn Văn hoá truyền thống Tày Nùng, Hoàng Quyết và các tác giả viết “ Về phương diện cội nguồn lịch sử người Tày, người Nùng vốn thuộc chung nhóm Âu Việt, nằm trong khối Bách Việt mà địa bàn cư trú là miền Bắc Việt Nam và miền Hoa Nam Trung Quốc” [40,tr.22] . Người Nùng là cư dân thuộc khối Bách Việt đó, chịu những ảnh hưởng khá rõ về ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, văn học, nghệ thuật. Dân tộc Nùng là nhân chứng của các sự kiện lịch sử trọng đại từ những cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước thời Âu Lạc của An Dương Vương, cho đến chiến tranh vùng biên giới Việt, Trung. * Dân cư và địa bàn cư trú Dân số người Nùng đứng thứ sáu, sau dân số các dân tộc: Tày, Thái, Mường, Hoa, Khơme. Với số dân là: 865412 người, người Nùng tập trung nhiều nhất ở các tỉnh như: Cao Bằng, Lạng Sơn, sau đó đến các tỉnh: Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang và rải rác ở một số tỉnh ở miền núi khác. Ngoài lãnh thổ ở Việt Nam, người Nùng còn cư trú khá đông ở các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông - Trung Quốc. Tại vùng Việt Bắc cũng giống như người Tày, người Nùng chiếm tỉ lệ khá cao so với các dân tộc thiểu số khác (Ví dụ ở Lạng Sơn là: 43,86%, Cao Bằng là: 32,85%...).[47, tr.12] Đại bộ phận người Nùng ở Việt Nam nói chung là những người di cư từ Quảng Tây Trung Quốc sang, họ cư trú ở vùng đất có nhiều rừng núi, quanh các thung lũng lòng chảo và dọc theo các triền sông. Vài chục năm gần đây, người Nùng đã có số lượng không nhỏ định cư tại các thành phố, thị trấn, thị xã bên cạnh các dân tộc khác như: Kinh, Tày, Dao, Mông… 11
  17. Dân tộc Nùng còn có các tên gọi khác theo địa phương và được định danh theo hai loại: Tên gọi theo đặc điểm trang phục có: Nùng Khèn Lài (nhóm người Nùng có ống tay áo có pha nhiều màu vải khác nhau), Nùng Hù Lài (nhóm người Nùng mà phụ nữ đội khăn chàm, có đốm trắng), Nùng Shử Tỉn (nhóm người Nùng mặc áo ngắn chỉ chấm mông)… Hoặc tên gọi theo địa danh cư trú khởi nguồn trước khi di cư tới Việt nam: Nùng An, Nùng Inh, Nùng Phản Shình, Nùng Cháo, Nùng Quý Rịn, Nùng Lòi, Nùng Din, Nùng Xuồng, Nùng Tùng Xìn, Nùng Viển, Nùng Chỉ… Trong thời kì phát triển và hội nhập kinh tế ngày nay, việc gìn giữ bản sắc văn hoá của dân tộc của Nùng nói riêng và các dân tộc anh em khác nói chung như giữ gìn được trang phục cổ truyền, sinh hoạt văn hoá trong đám cưới, ma chay, lễ hội… không phải là điều dễ dàng. Việc bảo tồn và phát huy những nét sinh hoạt độc đáo của người dân tộc đòi hỏi sự quan tâm từ các cấp chính quyền qua chính sách cụ thể để người dân hiểu và nhận thức được vốn quý giá của dân tộc, có ý thức gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ. 1.1.2. Người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn 1.1.2.1. Điều kiện tự nhiên Ở Lạng Sơn, từ khi di cư vào Việt Nam (khoảng thế kỉ XII,XIII) người Nùng đã sống quần cư thành bản làng, hoà hợp với các dân tộc khác, có quan hệ gần gũi, mật thiết với dân tộc Tày, nên đôi khi không cần phân biệt dân tộc Tày hay Nùng và đến ngày nay còn rất nhiều bản làng thuần người Nùng sinh sống. Đây cũng là một đặc điểm lớn giúp lưu truyền những giá trị văn học nghệ thuật độc đáo của dân tộc Nùng. Huyện Hữu Lũng nằm ở phía Tây Nam tỉnh Lạng Sơn, phía Bắc giáp huyện Bắc Sơn, huyện Văn Quan, phía Đông Bắc là huyện Chi Lăng (cùng tỉnh Lạng Sơn) và phía Đông, Đông Nam giáp huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang), phía Tây giáp huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang) và huyện Võ Nhai (tỉnh Thái Nguyên). Huyện Hữu Lũng có 26 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn và 25 xã (Đồng Tân, Cai Kinh, Hòa Lạc, Yên Vượng, Yên Thịnh, Yên Sơn, Hữu Liên, Sơn Hà, Hồ Sơn, Tân Thành, Hòa Sơn, Minh Hòa, Hòa Thắng, Minh Sơn, Nhật Tiến, Minh Tiến, Đô Lương, Vân Nham, Thanh Sơn, Đồng Tiến, Tân Lập, Thiện Kỵ, Yên Bình, Hòa Bình, Quyết Thắng). Trung tâm huyện lỵ đặt tại thị trấn Hữu Lũng, cách thành phố Lạng Sơn 70 km về phía Nam. 12
  18. Huyện Hữu Lũng là nơi có nhiều lễ hội như hội chợ Mẹt (Thị trấn Hữu Lũng) tổ chức ngày 12 tháng giêng, ngày 27 tháng 3 âm lịch, ngày 12 tháng 8 âm lịch; hội chợ Phổng (xã Vân Nham) tổ chức vào ngày 20 tháng giêng; hội chợ Bắc Lệ (xã Tân Thành) tổ chức vào ngày 15 tháng giêng. Có nhiều lễ hội như hội Đền Bắc Lệ (xã Tân Thành), đền Suối Ngang (xã Hoà Thắng), đền Quan Giám Sát và đền 94 (xã Hoà Lạc), đền Ba Nàng (xã Cai Kinh); Hội Tròi Ngô (xã Yên Thịnh). Huyện Hữu Lũng có tổng diện tích tự nhiên 806,74km2, tổng dân số là 114.860 người, trong đó người dân tộc Nùng chiếm 52,3% ; gốc bản địa, thuộc nhóm ngữ hệ Tày,Thái. Người Nùng ở Hữu Lũng sinh sống xen kẽ cùng các dân tộc trên địa bàn ở tất cả 25 xã và 1 thị trấn của huyện, luôn xây dựng mối đoàn kết thống nhất giữa các dân tộc anh em và có nền văn hoá, văn học nghệ thuật từ lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc. [66, tr.55] 1.1.2.2. Đời sống kinh tế * Dân số: Lạng Sơn là tỉnh có đông người Nùng sinh sống nhất Việt Nam Năm 1995 có 309.490 người, chiếm 43,9% dân số toàn tỉnh. Lạng Sơn cũng là tỉnh người Nùng chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu dân số các tộc người của tỉnh. Người Nùng có mặt ở hầu hết các xã, huyện trong toàn Tỉnh. Huyện Hữu Lũng có tổng diện tích tự nhiên 806,74km2 . Tổng dân số trên địa bàn huyện Hữu Lũng năm 2013 là 114.860 người, bằng 15,29% dân số của tỉnh Lạng Sơn, mật độ dân số 142 người/km2. Có 07 dân tộc chủ yếu cùng chung sống hoà thuận là Nùng, Kinh, Tày, Dao, Hoa, Cao Lan, Sán Dìu...; trong đó dân tộc Nùng chiếm 52,3%, dân tộc Kinh 38,9%; dân tộc Tày 6,6%, dân tộc Cao Lan chiếm 1,23%, dân tộc Dao chiếm 0,44%, dân tộc Hoa chiếm 0,14%, còn lại các dân tộc khác chiếm 0,39% dân số toàn huyện. [46, tr.12] Dù có nhiều thành phần dân tộc với những phong tục tập quán, trình độ sản xuất khác nhau những nhân dân các dân tộc trong huyện Hữu Lũng luôn đoàn kết,vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hi sinh cùng nhau bảo vệ và xây dựng quê hương. * Kinh tế: Cũng giống người Nùng ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung, người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn nói riêng luôn đề cao sản xuất nông nghiệp, trong đó quan trọng nhất là trồng lúa, cùng đó là kết hợp với gieo trồng cây hoa màu trên đất dốc hay vườn, đồi. Các hoạt động sản xuất khác như chăn nuôi, thủ công gia đình, trao đổi buôn bán, săn bắt hái lượm chỉ là những hoạt động phụ mang tính hỗ trợ hoạt động trồng trọt. 13
  19. Người Nùng ở Hữu Lũng gắn cuộc sống lao động, sản xuất của mình với cây lúa nước, lúa nương và trồng trọt hoa màu trên nương rẫy. Phương thức sản xuất chủ yếu vẫn theo lối cổ truyền. Ngày nay, để nâng cao năng suất thu hoạch người Nùng đã sử dụng hình thức canh tác mới, áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến, phù hợp cho từng diện tích canh tác và các loại cây trồng, mang lại lợi ích kinh tế lớn lao. Ngoài nghề trồng lúa nước ra người Nùng còn trồng nhiều cây lương thực khác: ngô, khoai, sắn, đậu, lạc, vừng... cùng các cây lấy dầu, cây công nghiệp như cây hồi, trẩu, sở, thuốc lá, mía, chè, mạy pi, mạy pầu, cây bông, cây chàm... và các cây ăn quả như cam, đào, mận, lê, quýt, hồng, na... Chăn nuôi và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác, trước đây chỉ được xếp sau nghề trồng lúa, trồng màu. Nhưng trong những năm trở lại đây chăn nuôi mới có cơ hội phát triển và chiếm tỷ trọng đáng kể trong thu nhập của họ. Trong đời sống từ xa xưa của người Nùng, nghề thủ công đã khá phát triển và đạt trình độ cao. So với một số dân tộc khác trong tỉnh, thủ công của người Nùng phát triển hơn đôi chút. Tuy họ không coi nghề thủ công là chủ chốt nhưng sản phẩm của họ lại có mặt ở hầu hết các hoạt động sản xuất và trong sinh hoạt của họ . Người Nùng sớm biết làm nhiều nghề phụ như: dệt vải, nhuộm vải chàm, rèn đúc, làm gốm, đan lát mây tre, dệt chiếu, làm đường, làm yên ngựa, đặc biệt là nghề làm ngói máng, tức ngói âm dương. Sự phát triển này đã ảnh hưởng tích cực đền việc hình thành các nét bản sắc văn hóa đặc trưng của người Nùng. Trong đời sống kinh tế của người Nùng ở Hữu Lũng nói riêng và Lạng Sơn nói chung, từ xa xưa, việc săn bắt, hái lượm, chiếm đoạt các sản vật có sẵn trong tự nhiên để sinh sống là hoạt động không thể thiếu. Các loại muông thú, rau, củ, quả, cây thuốc, mật ong ruồi... sẵn có trong rừng là nguồn cung cấp thực phẩm cho các bữa ăn, dược liệu để chữa bệnh. Lạng Sơn là khu vực buôn bán, giao thương khá phát triển. Có 3 cửa khẩu lớn (Tân Thanh, Đồng Đăng, Chi Ma) giao thông buôn bán với Trung Quốc, ở các cửa khẩu này người Nùng sinh sống tương đối đông đúc, chiếm hầu hết dân số ở các huyện biên giới của tỉnh, hơn nữa về nguồn gốc xa xưa người Nùng cũng có gốc gác từ phương Bắc vì thế cho nên đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để người Nùng ở Lạng Sơn phát triển kinh tế, đặc biệt là xuất nhập khẩu hàng hoá sang Trung Quốc. Vì vậy giúp cho người Nùng ở Lạng Sơn phát triển hơn người Nùng ở các địa phương khác ở sự hoạt bát, tư duy, năng động, kinh tế của người Nùng ở Lạng Sơn 14
  20. cũng khá sung túc. Đặc biệt nhiều người Nùng trong tỉnh Lạng Sơn đang giữ vị trí rất cao trong bộ máy lãnh đạo từ cấp Tỉnh, cấp Sở, Huyện, Ban ngành... Phải tự hào rằng tuy người Nùng là người dân tộc thiểu số nhưng so với các dân tộc khác trong tỉnh thì người Nùng luôn khẳng định được vị thế của mình, mặc dù vậy nhưng bản sắc của dân tộc mình thì người Nùng ở Lạng Sơn luôn giữ gìn và bảo tồn như một phần không thể thiếu trong đời sống của tộc người. Hữu Lũng là một trong những huyện dẫn đầu về phát triển kinh tế của tỉnh Lạng Sơn, vì lẽ đó nên việc buôn bán của người Nùng trong huyện cũng khá phát triển. Các chợ phiên trong khu vực này hình thành khá sớm và có vai trò nhất định trong đời sống kinh tế của các tộc người trong đó có người Nùng. Các chợ trong vùng thường có phiên họp theo quy ước thống nhất, ít trùng lặp, được cư dân trong vùng chấp nhận. Chợ là nơi mua bán và cũng là nơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Ngày nay, việc mua bán nhất là buôn bán nhỏ trong các làng bản người Nùng ở Hữu Lũng tương đối phát triển. 1.1.2.3. Văn hoá, xã hội Về quan hệ xã hội, đơn vị xã hội cơ sở của người Nùng vẫn còn duy trì là làng bản. Bản của người Nùng là đơn vị xã hội dân gian thấp nhất, đó là một đơn vị tập trung của nhiều dòng họ, lấy quan hệ láng giềng làm cơ sở, có thiết chế tự quản và những chế định riêng cho từng làng, từng bản. Đồng bào Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn xưa kia thường sống thành từng bản trên các sườn đồi. Thông thường trước bản là ruộng nước, sau bản là nương và vườn cây ăn quả. Mỗi bản thường có địa vực cư trú riêng, bao gồm đất ở, đất canh tác, rừng đồi, sông suối…Ngày nay đồng bào Nùng sống xen kẽ với nhiều dân tộc khác, ở Hữu Lũng chủ yếu là dân tộc Kinh, Tày, Hoa, Dao…, ngoài ra còn có nhiều người Nùng sinh sống ở các thị trấn, thị tứ. Chế độ sở hữu của người Nùng ở đây gồm hai hình thức: Sở hữu công cộng của thôn bản và sở hữu tư nhân thuộc về sở hữu công cộng bao gồm toàn bộ đất đai, rừng núi, sông suối và tài nguyên trong phạm vi thôn bản. Ngoài ra còn có các công trình công cộng như đường xá, cầu cống, đền miếu... Sở hữu tư nhân gồm tất cả các tư liệu sản xuất: đất đai, nương rẫy đã và đang sử dụng khai thác của mỗi gia đình. Ngoài ra còn có các tài sản khác như nhà cửa, các sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp, các loại đồ gia dụng... do các gia đình tạo nên. [28, tr.93] 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2