intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Ca từ hát trống quân ở Hưng Yên trong môi trường diễn xướng dân gian

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:188

41
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn là hệ thống hóa hệ thống ca từ hát trống quân ở Hưng Yên nhằm làm rõ sự phong phú, đa dạng trong sáng tạo lời ca của nhân dân lao động Tìm hiểu về nguồn gốc, quá trình phát triển, đặc điểm môi trường diễn xướng dân gian hát trống quân ở Hưng Yên. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Ca từ hát trống quân ở Hưng Yên trong môi trường diễn xướng dân gian

  1. i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ HỒNG TÍM CA TỪ HÁT TRỐNG QUÂN Ở HƯNG YÊN TRONG MÔI TRƯỜNG DIỄN XƯỚNG DÂN GIAN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Thái Nguyên – 2018
  2. ii ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ HỒNG TÍM CA TỪ HÁT TRỐNG QUÂN Ở HƯNG YÊN TRONG MÔI TRƯỜNG DIỄN XƯỚNG DÂN GIAN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Huy Bỉnh Thái Nguyên – 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận vănvới đề tài“Ca từ hát trống quân ở Hưng Yên trong môi trường diễn xướng dân gian”, chúng tôi nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều cá nhân, tập thể. Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Huy Bỉnh, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình em nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Em cũng xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học, Trường Đại học khoa học, Đại học Thái Nguyên và các thầy, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường THPT Phạm Ngũ Lão đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hưng Yên; các câu lạc bộ trống quân Dạ Trạch, câu lạc bộ trống quân Vĩnh Khúc, nhóm hát trống quân thôn Đào Quạt; đặc biệt là sự giúp đỡ của nghệ nhân dân gian Nguyễn Hữu Bổn cùng gia đình; bạn bè; đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu để phục vụ cho việc thực hiện đề tài luận văn. Thái Nguyên, tháng4 năm 2018 Tácgiảluậnvăn Lê Thị Hồng Tím
  4. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Huy Bỉnh- Cán bộ Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình khoa học nào khác. Thái Nguyên, tháng4 năm 2018 Tácgiảluậnvăn Lê Thị Hồng Tím
  5. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HN Hà Nội UBND Uỷ Ban Nhân Dân PGS/TS Phó Giáo sư/ Tiến sĩ Nxb Nhà xuất bản VHTT & DL Văn hóa Thể thao và Du lịch VHNT Văn hóa nghệ thuật Tr Trang TQ1 trống quân 1 TQ2 trống quân 2
  6. iv MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................... 2 2.1. Công tác sưu tầm, biên soạn hát trống quân ở Hưng Yên ............................. 2 2.2. Các công trình nghiên cứu về hát trống quân ở Hưng Yên ........................... 4 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu .................................................................. 10 3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 10 3.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 10 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 11 4.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 11 5. Phạm vi nghiên cứu: ........................................................................................ 12 6. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 13 7. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 13 NỘI DUNG......................................................................................................... 13 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ HÁT TRỐNG QUÂN Ở HƯNG YÊN ................................................................................................... 13 1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................. 14 1.1.1. Khái niệm “Hát trống quân” ..................................................................... 14 1.1.2. Khái niệm “Diễn xướng dân gian” ............................................................ 15 1.1.3. Các thuật ngữ trong hát trống quân. .......................................................... 16 1.2. Khái quát về vùng đất Hưng Yên ................................................................. 18 1.3.Tổng quan về hát trống quân ở Hưng Yên .................................................... 21
  7. v 1.3.1. Nguồn gốc hát trống quân và sự phát triển của hát trống quân ở Hưng Yên ............................................................................................................................. 21 1.3.2. Môi trường diễn xướng hát trống quân ở Hưng Yên ................................ 26 Tiểu kết ................................................................................................................ 40 CHƯƠNG 2: CÁC GÓC ĐỘ CUỘC SỐNG ĐƯỢC PHẢN CHIẾU TRONG CA TỪ HÁT TRỐNG QUÂN Ở HƯNG YÊN ............................................... 41 2.1. Vẻ đẹp của con người và quê hương trong ca từ hát trống quân ở Hưng Yên ............................................................................................................................. 41 2.2. Hát trống quân phản ánh lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ........... 49 2.3. Hát trống quân phản ánh quá trình lao động sản xuất.................................. 53 2.4. Tình yêu đôi lứa trong ca từ hát trống quân ở Hưng Yên ............................ 58 Tiểu kết ................................................................................................................ 76 CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CA TỪ HÁT TRỐNG QUÂN Ở HƯNG YÊN ....................................................................................................... 77 3.1. Thể thơ.......................................................................................................... 78 3.2. Kết cấu.......................................................................................................... 81 3.3. Ngôn ngữ của hát trống quân ở Hưng Yên .................................................. 85 3.4. Điển tích, điển cố trong hát trống quân ở Hưng Yên ................................... 91 3.5. Các biện pháp tu từ thường gặp trong hát trống quân ở Hưng Yên ............. 96 Tiểu kết .............................................................................................................. 106 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 110 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 117
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hát trống quân là lối hát nam nữ đối đáp, hát giao duyên khá phổ biến từ lâu đời của cư dân Việt ở Bắc Bộ. Nhiều vùng có hát trống quân như: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương…Đối với người dân Hưng Yên, hát trống quân trở thành loại hình đặc sắc của những người nghệ sĩ dân gian. Đây cũng là loại hình nghệ thuật được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2017. Hát trống quân chứa đựng những giá trị hữu hình và vô hình.Sinh hoạt hát trống quân là dịp để người dân các làng hoặc các hội giao lưu phô diễn tài nghệ đối đáp, trao đổi tâm tình, thể hiện sự hiểu biết, trí thông minh của người hát và những người cùng hội hát. Hát trống quân dễ đi vào lòng người vì nhạc điệu uyển chuyển, tùy hứng, lên bổng xuống trầm theo không khí cuộc vui. Lời hát mang đậm chất dân gian mà chủ yếu là lời từ ca dao, hát ví, hát đố, hoặc sử dụng các tích trò truyền thống. Lời ca dùng nhiều điển tích đòi hỏi người hát phải học hỏi, tìm hiểu nhiều mới ứng xử, bắt vần, đối đáp được lời hát của bạn chơi. Không những thế, ca từ hát trống quân ở Hưng Yên có khả năng ứng tác độc đáo. Thông qua làn điệu của quê hương, người dân Hưng Yên thể hiện đời sống tâm hồn của mình từ bao đời nay. Hát trống quân có giá trị tinh thần to lớn góp phần làm giàu kho tàng văn hóa, văn học dân gian Hưng Yên. Nội dung ca từ hát trống quân phản ánh nhiều góc độ cuộc sống,cung cấp cho con ngườitri thức về tự nhiên, xã hội. Lời ca hát trống quân thể hiện thế giới tình cảm phong phú của con người. Phần nghệ thuật lời ca có nhiều nét đặc sắc so với hát trống quân ở nhiều vùng quê khác của Bắc Bộ. Tìm về với điệu hát quê hương trong tâm thế tự hào của người con Hưng Yên yêu thích văn học dân gian, chúng tôi nhận thấy cần phải tiếp tục khôi phục,
  9. 2 giữ gìn và phát triển những giá trị đặc sắc về phong tục tập quán, lề lối sinh hoạt văn hóa.Đồng thời nâng cao nhận thức, lòng tự hào về việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa hát trống quân trên địa bàn tỉnh. Do đó, chúng tôi chọn đề tài “Ca từ hát trống quân ở Hưng Yên trong môi trường diễn xướng dân gian” làm đề tài nghiên cứu khoa học nhằm giới thiệu một loại hình sinh hoạt văn hóa tiêu biểu của Hưng Yên. Đồng thời thông qua việc giới thiệu về hát trống quân ở Hưng Yên chúng tôi mong muốn bổ sung nguồn tư liệu mới cho việc nghiên cứu và tìm hiểu về hát trống quân nói chung cũng như hát trống quân ở Hưng Yên nói riêng. Đó chính là cách mà tôi tìm hiểu, học tập và lưu giữ lời ca hát trống quân ở Hưng Yên như một nguồn tư liệu cho quá trình học tập và nghiên cứu văn học dân gian của mình và cũng là một phần thể hiện tình cảm của tôi với quê hương. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Công tác sưu tầm, biên soạn hát trống quân ở Hưng Yên Hiểu được ý nghĩa to lớn trong việc gìn giữ lời ca hát trống quân, ở Hưng Yên người dân đã góp công không nhỏ trong công tác sưu tầm, biên soạn hát trống quân. Trong quá trình đi thực tế, chúng tôi đã ghi lại nhiều lời ca thông qua sự giúp đỡ của nhân dân ở nhiều làng quê trong tỉnh. Có thể kể đến những tư liệu mà chúng tôi sưu tầm được thông qua các nguồn sau: Từ những năm 2001, nghệ nhân Nguyễn Hữu Bổn thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên đã dành tâm huyết nhiều năm để sưu tầm lời ca trống quân ở các làng, các xã trong huyện Khoái Châu. Năm 2015, ôngtập hợp lời ca và biên soạn cuốn Truyền thống hát trống quân xã Dạ Trạch.Đồng hành với ông là các ông Lê Duy Phí (Nguyên Giám đốc nhà hát múa rối Trung Ương); ông Lê Hồng Điệp- nhà báo. Trong cuốn Truyền thống hát trống quân xã Dạ Trạch, ông Nguyễn Hữu Bổn đã giới thiệu về: Không gian văn hóa vùng Dạ Trạch, Khoái Châu, Hưng Yên; tiến trình nghệ thuật hát trống quân Dạ Trạch. Ông cũng trích dẫn một số lời ca của trống quân Dạ Trạch xưa và nay. Cùng với đó người nghệ nhân tâm huyết này bày tỏ nguyện vọng là trống quân
  10. 3 Dạ Trạch cần được bảo tồn và phát triển; động viên các tác giả sáng tác làn điệu mới; trân trọng các nghệ nhân dân gian lưu giữ làn điệu cổ; đưa nghệ thuật hát trống quân vào trường học để góp phần giáo dục thế hệ trẻ ý thức giữ gìn di sản văn hóa của quê hương. Từ năm 2015 để phục vụ cho công tác truyền dạy hát trống quân trong tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hưng Yên đã biên soạn Tài liệu phục vụ lớp truyền dạy hát trống quân. Tài liệu đã trích dẫn một số bài trống quân tiêu biểu lời cổ, lời mới phục vụ công tác truyền dạy hát trống quân trong quá trình thực hiện chương trình “Bảo vệ di sản hát Ca trù và trống quân giai đoạn 2014- 2020” của tỉnh nhà. Năm 2016, Thư viện tỉnh Hưng Yên có lưu trữ cuốn Thư mục toàn văn bài trích Ca trù và trống quân Hưng Yên. Dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hưng Yên, thư mục tập hợp danh sách các nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh nhà; các bài viết của nhiều tác giả: Phạm Lê Hòa, Lê Xuân Tê, Mai Diên, Vũ Hồng Đức; các bài báo về hát trống quân ở Hưng Yên, và trích dẫn các bài hát trống quân của các huyện Ân Thi, Văn Lâm, Khoái Châu, Yên Mỹ…Thư mục toàn văn bài trích Ca trù và trống quân Hưng Yên là nguồn tư liệu quý cho bạn đọc xa gần và những người nghiên cứu về hát trống quân. Trong quá trình thực hiện đề tài “Ca từ hát trống quân ở Hưng Yên trong môi trường diễn xướng dân gian”,chúng tôi đến nhiều câu lạc bộ hát trống quân để gặp gỡ các nghệ nhân, nghe hát và ghi lại lời ca. Những lời ca chúng tôi có được là lấy từ cuốn Truyền thống hát trống quân xã Dạ Trạch củanghệ nhân Nguyễn Hữu Bổn. Một phần tư liệu chúng tôi ghi lại theo trí nhớ của các cụ cao niên và những văn bản viết tay của một số câu lạc bộ trống quân thôn Đào Quạt, thôn Tiên Kiều, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi; câu lạc bộ hát trống quân xã Vĩnh Khúc, huyệnVăn Giang; câu lạc bộ hát trống quân xã Dạ Trạch, huyệnKhoái Châu. Trong số đó, có nhiều bài chúng tôi ghi lại trong quá trình đi nghe hát trống
  11. 4 quân ở các buổi tập của các câu lạc bộ, trong những dịp giao lưu hát trống quân giữa hai làng Đào Quạt, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên và làng Tào Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Như vậy, công tác sưu tầm, biên soạn hát trống quân ở Hưng Yên đã có nhưng không nhiều. Thực tế số lượng lời ca trong dân gian là rất lớn cần đến sự chung tay, góp sức của các ban, ngành và nhân dân trong công tác bảo tồn và phát triển loại hình văn nghệ dân gian này. 2.2. Các công trình nghiên cứu về hát trống quân ở Hưng Yên Hát trống quân là một loại hình dân ca đã có từ rất lâu đời. Do đó việc nghiên cứu về hát trống quân cũng ngày càng mở rộng. Mỗi bài viết lại mang đến những cái nhìn riêng về hát trống quân trên nhiều phương diện. Có thể kể ra đây một số công trình, bài viết mà chúng tôi được tiếp cận về hát trống quân ở Hưng Yên như: Năm 1998, tác giả Bùi Trọng Hiềncó báo cáo khoa học về“Hát trống quân Dạ Trạch”. Qua báo cáo này, nhà nghiên cứu văn nghệ dân gian Bùi Trọng Hiền đã phác thảo diện mạo của hát trống quân Dạ Trạch từ: nguồn gốc, hình thức sinh hoạt, nhạc cụ, quy trình diễn xướng, nội dung lời ca…Tác giả cũng cho biết hát trống quân Dạ Trạch có điểm khác là người dân nơi đây còn sử dụng các làn điệu dân ca khác: hát ví, hát cò lả, hát sa mạc…. Do tiếp cận theo góc độ âm nhạc cho nên tác giả chú trọng nghiên cứu hát trống quân sâu hơn ở kĩ thuật thanh nhạc. Qua báo cáo khoa học này, tác giả đã khẳng định hát trống quân Dạ Trạch đã thực sự vượt tầm để trở thành thú vui văn nghệ của người dân lao động. Nó đánh dấu một bước ngoặt quan trọng của văn nghệ dân gian Hưng Yên. Năm 2000, tác giả Phạm Lê Hòa có bài:“Hát trống quân nơi Đền Hóa Dạ Trạch”, Kỷ yếu Hội thảo Chử Đồng Tử- Tiên Dung, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hưng Yên. Trong bài viết, tác giả có bàn đến nguồn gốc hát trống quân; về chế tác trống quân của nhân dân Dạ Trạch; về ngôn ngữ âm nhạc; về lời hát trống quân Dạ Trạch; về phương thức diễn xướng và một số kết luận về hát trống quân
  12. 5 Dạ Trạch.Với bài viết, tác giả Phạm Lê Hòa khẳng định: “Hát trống quân tham gia vào sinh hoạt Lễ hội Chử Đồng Tử là một việc làm tự nhiên của cư dân xã Dạ Trạch, được coi như một thành phần mang tính bản chất của nhiều hiện tượng văn hóa dân gian khác. Trống quân Dạ Trạch sinh ra, hiện hữu dưới bầu trời và không gian của địa linh Dạ Trạch như một yếu tố trong tổng thể văn hóa dân gian vùng đất này. Do đó, trống quân Dạ Trạch là một phần không thể thiếu được trong kho tàng văn hoá phi vật thể nơi đây.”[19] Năm 2002, cuốn Hát trống quân của tác giảTrần Việt Ngữ là công trình nghiên cứu công phu về hát trống quân. Ngay từ lời mở đầu tác giả giới thiệu trong cuốn sách là những câu, bài tác giả sưu tầm và ghi lại trong giai đoạn 1955- 1964 trong phong trào khai thác văn nghệ dân gian ở mấy tỉnh trung châu và đồng bằng miền Bắc. Trong cuốn sách, tác giả đã chia thành hai phần chính: Phần một với tiêu đề “Mấy nét về hát trống quân”, tác giả Trần Việt Ngữ đã trình bày những lí thuyết về hát trống quân trên cả nước nhưng đầy đủ nhất là hát trống quân làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang. Đặc biệt tác giả đã đưa ra rất nhiều ý kiến của các học giả Việt Nam và nước ngoài về nhạc cụ đượcsử dụng trong hát trống quân-trống đất. Phần hai-phần tuyển văn của cuốn sách, tác giả đã giới thiệu hàng trăm bài hát trống quân mà chủ yếu ở Hưng Yên. Qua quá trình điền dã của mình, tác giả đã ghi lại những lề lối sinh hoạt hát trống quân tập trung là hát trống quân làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên. Tác giả đi đến kết luận hát trống quân làng Xuân Cầu vẫn giữ được nề nếp truyền thống của cha ông với nội dung khá phong phú mang nhiều giá trị văn chương. Năm 2005, Trong cuốn Văn hóa- văn nghệ dân gian Hưng Yên đôi nét phác thảo có bài viết“Trống quân, một nhạc cụ dân gian độc đáo” của Vũ Hồng Đức. Thông qua quá trình khảo sát, tác giả đã chỉ ra điểm độc đáo của hát trống quân Hưng Yên so với các vùng quê khác có loại hình diễn xướng dân gian này: từ thời gian, không gian đến nội dung cuộc hát. Tác giả còn chỉ ra ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta, điểm hát trống quân chỉ ở một chỗ, người hát trực diện đối đáp,
  13. 6 khống chế thời gian hát. Lối hát như thế không rõ người sáng tạo nội dung bài hát, có khi được xem như lời hát tập thể. Nhưng hát trống quân ở Hưng Yên thật độc đáo: “Người sáng tác nội dung đứng ở đằng sau người hát, trống quân Hưng Yên gọi là người xui. Người xui là tác giả của lời ca. Tác giả có thể là một người hoặc một nhóm người có vai trò to lớn đến chất lượng và thời lượng cuộc hát…Cách hát trống quân độc đáo ở chỗ vừa hát đáp vừa sáng tạo hát hỏi. Và hỏi trong đáp tạo ra sự cuốn hút hấp dẫn nhau nhờ đó đẩy cuộc hát đến đỉnh cao trào” [40, tr.84]. Và đặc biệt hơn nữa là nhạc cụ đệm cho hát trống quân ở nhiều nơi là loại trống có tang nhưng nhạc cụ dùng trong hội hát trống quân ở Hưng Yên là trống đất. Năm 2008, trong cuốn Hưng Yên- vùng phù sa văn hoá,tác giả Nguyễn Phúc Lai đã giới thiệu các hội điểm hát trống quân ở Hưng Yên lâu năm thành truyền thống thuộc các huyện Ân Thi, Khoái Châu, Văn Giang, Mỹ Hào. Tác giả nhận định: “Sức sống và thăng hoa của hát trống quân Hưng Yên là khung cảnh thiên nhiên dân dã. Mỗi cuộc hát không chỉ khoe giọng ca mà còn là cuộc thi tài đối đáp, thể hiện sự hiểu biết, trí thông minh của người hát và người cùng hội.” [36, tr.52]. Tác giả cũng bàn đến vấn đề bảo tồn loại hình văn hóa văn nghệ dân gian này trước thử thách của thời gian. Do đó, cần phải có những biện pháp truyền dạy cho thế hệ trẻ để có lớp kế thừa và phát triển loại hình diễn xướng dân gian độc đáo này của Hưng Yên. Năm 2009,cuốn Văn hóa dân gian làng Xuân Cầu của Lê Xuân Tê có giới thiệu tới bạn đọc lối hát trống quân làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã chỉ ra “cái hay của hát trống quân không đòi hỏi có kịch bản, không cần phông màn, dàn nhạc, trang phục cầu kì, phức tạp như các loại hình sân khấu hiện đại khác. Điểm hát trống quân làng Xuân Cầu là cửa đình Tam Kỳ, cửa đình Lê Cao, trước miếu Bà Cô, bên bờ ao Rối, hoặc cổng chợ, dưới bóng cây cổ thụ ven đường”[63, tr.134]. Tác giả khẳng định cùng với hát trống quân của các làng quê khác hát trống quân làng
  14. 7 Xuân Cầu vẫn giữ được nét đẹp riêng góp phần vào công tác bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể của Hưng Yên. Cùng năm 2009, Ngô Phạm Toán có đề tài “Hát trống quân Dạ Trạch”, Luận văn Thạc sĩ Văn hoá học, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội. Với công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã bước đầu hệ thống và tổng hợp các yếu tố, những giả thiết hình thành và phát triển của hát trống quân nói chung và hát trống quân Dạ Trạch nói riêng. Trên cơ sở đó, tác giả đối chiếu, so sánh trống quân Dạ Trạch với trống quân vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ như: Hát trống quân Dạ Trạch với hát trống quân Đức Bác, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc; trống quân Dạ Trạch với trống quân làng Đào Quạt, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên và trống quân làng Tào Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương. Luận văn cung cấp những hiểu biết về đặc điểm của hát trống quân Dạ Trạch;khẳng định một phong cách riêng mang tính độc đáo về nhạc cụ, không gian, lề lối và hình thức diễn xướng trong nghệ thuật hát trống quân Dạ Trạch. Năm 2011, tiếp tục khai thác đề tài về hát trống quân Hưng Yên, Cáp Thị Như Huệ cókhóa luận tốt nghiệp“Khảo sát tình hình sinh hoạt hát trống quân ở một số làng trên đất Hưng Yên”. Tác giảđã tiến hành khảo sát nắm rõ một số trung tâm diễn ra sinh hoạt hát trống quân như: Hát trống làng Đào Quạt, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi và hát trống quân làng Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Qua đó, tác giả khóa luận mong muốn góp một tiếng nói minh chứng cho sự đa dạng,những sắc thái riêng của văn hóa dân gian Hưng Yên trong dòng chảy văn hóa Việt Nam. Năm 2013, Hoàng Đức Anh có đề tài:“Tìm hiểu nghệ thuật hát trống quân Dạ Trạch”, khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Quản lí văn hóa- nghệ thuật, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Với khóa luận này, người viết đã tìm hiểu về thể loại âm nhạc dân gian hát trống quân, qua đó tìm hiểu những nét đẹp văn hóa, nghệ thuật của thể loại âm nhạc này để mọi người có thể biết đến hát trống quân như một thể loại âm nhạc dân gian chuyên nghiệp phổ biến. Khóa luận cung cấp
  15. 8 những hiểu biết về đặc điểm của hát trống quân Dạ Trạch;khẳng định một phong cách riêng mang tính độc đáo về nhạc cụ, không gian, lề lối và hình thức diễn xướng. Đồng thời người viết đưa ra kiến nghị một số biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật, đưa hát trống quân Dạ Trạch trở nên phổ biến rộng rãi hơn. Năm 2014, Đỗ Thị Phượng có đề tài:“Khai thác giá trị hát trống quân Dạ Trạch với phát triển du lịch huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Khóa luận tập trung vào nghiên cứu các vấn đề sau: Giới thiệu khái quát về vùng đất, con người và tiềm năng du lịch của huyện Khoái Châu;hát trống quân Dạ Trạch và giá trị của di sản;đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp để khai thác giá trị nghệ thuật của hát trống quân Dạ Trạch phục vụ du lịch. Năm 2015, bài viết“Trống quân Đào Quạt”của tác giả Mai Diên trích trong Thư mục toàn văn bài trích Ca trù và trống quân Hưng Yên. Trong bài viết tác giả khẳng định: “Trống quân là một hình thức hát giao duyên đối đáp trai gái ở đồng bằng Bắc Bộ nói chung và là nét đẹp của vùng quê Hưng Yên nói riêng. Tuy nhiên trải qua những năm tháng chiến tranh nhiều nơi loại hình nghệ thuật này đã bị mai một hoặc mất hẳn nhưng ở Hưng Yên vẫn còn hai địa phương duy trì được vốn di sản văn hóa quý báu của dân tộc đó là Dạ Trạch, huyện Khoái Châu và Đào Quạt, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi” [58, tr.47]. Trong bài viết, tác giả cũng nêu rõ cái hay của hát trống quân Đào Quạt: “Vào những độ trăng sáng già trẻ, trai gái trong làng rủ nhau ra bờ sông Cửu An ngồi đan quạt rồi đi thuyền ra giữa sông gõ trống đối đáp trống quân với làng Tào Khê,xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Cuộc hát diễn ra suốt đêm trăng sáng tháng 7, tháng 8 âm lịch. Nam ở thuyền này hát đối đáp với nữ ở thuyền kia và ngược lại. Thuyền này lượn quanh thuyền kia, tiếng hát dập dềnh trên sông nước dưới ánh trăng tỏa sáng. Không gian cuộc hát vô cùng ngoạn mục. Tinh hoa nghề nghiệp hòa quện cùng những làn điệu trống quân mượt mà đã tô điểm thêm nét đẹp văn hóa của vùng quê này” [58, tr.48]. Cho đến nay hát trống quân vẫn có một sức sống nhất định
  16. 9 trong lòng nhân dân Đào Quạt xã Bãi Sây, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Những câu ca ngọt ngào, sâu sắc vẫn được lưu truyền, khôi phục và bảo tồn nghệ thuật hát trống quân. Năm 2016, để chuẩn bị cho công tác lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể hát trống quân tỉnh Hưng Yên đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có các báo cáo khoa học của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch được lưu trữ tại Bảo tàng tỉnh Hưng Yên như: Báo cáo tổng hợp hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể hát trống quân Hưng Yên phục vụ lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể hát trống quân tỉnh Hưng Yên để đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của Nguyễn Thị Thu Trang. Trong báo cáo khoa học này, người viết đề cập đến tên gọi của di sản văn hóa phi vật thể; địa điểm, không gian phân bố di sản hát trống quân. Đặc biệt người viết nhấn mạnh giá trị di sản văn hóa phi vật thể hát trống quân ở Hưng Yên cũng như đề cập đến các biện pháp bảo vệ di sản văn hóa quý báu này. Như vậy, các công trình nghiên cứu, các bài báo đã cho thấy hát trống quân ở Hưng Yên đã được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu hầu như tập trung chỉ ra những nét độc đáo của hát trống quân ở Hưng Yên dưới góc nhìn văn hóa dân gian, góc nhìn âm nhạc hoặc nghiên cứu về sinh hoạt hát trống quân của một hoặc vài điểm tiêu biểu trong tỉnh. Các luận văn hầu như khai thác giá trị của hát trống quân Dạ Trạch-vùng có hát trống quân lâu đời của Hưng Yên. Do đó, chọn đề tài“Ca từ hát trống quân ở Hưng Yên trong môi trường diễn xướng dân gian” tôi đi tiếp con đường mà nhiều tác giả đã gợi mở. Tuy nhiên với đề tài của mình tôi tập trung nghiên cứu giá trị lời ca của hát trống quân như một phần quan trọng của văn học dân gian. Hơn nữa ca từ hát trống quân ở Hưng Yên có những điểm độc đáo so với ca từ hát trống quân ở các địa phương khác khi gắn với môi trường diễn xướng. Đó là khả năng ứng tác, sáng tạo ngôn từ đối đáp, sự thay đổi ngôn từ trong lời hát xưa và nay. Thực hiện được đề tài này, chúng tôi
  17. 10 mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào công tác sưu tầm, nghiên cứu hát trống quân ở Hưng Yên hiện nay. 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tàikhoa học nàylấy hệ thống ca từ hát trống quân ở Hưng Yên trong môi trường diễn xướng dân gian làm đối tượng nghiên cứu. Thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành khảo sát 260 lời ca hát trống quân, trong đó có 115 lời hát chúng tôi tiếp nhận từ cuốn Truyền thống hát trống quân Dạ Trạch của ông Nguyễn Hữu Bổn, thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu; 11 lời hát trong cuốn Hát trống quân của Trần Việt Ngữ, còn lại lại những lời ca chúng tôi ghi lại trong quá trình đi điền dã. Hệ thống ca từ là bộ phận quan trọng hợp thành loại hình nghệ thuật dân gian này. Thêm nữa, ca từ hát trống quân ở Hưng Yên ẩn chứa đời sống tâm hồn của con người nơi đây. Lời ca của những người nghệ sĩ nông dân có sự tiếp biến từ xưa đến nay tạo nên nét độc đáo trong nghệ thuật hát trống quân ở Hưng Yên so với nhiều vùng quê khác. 3.2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài“Ca từ hát trống quân ở Hưng Yên trong môi trường diễn xướng dân gian” tập trung giải quyết một số vấn đề sau: Đề tài hệ thống hóa hệ thống ca từ hát trống quân ở Hưng Yên nhằm làm rõ sự phong phú, đa dạng trong sáng tạo lời ca của nhân dân lao động Tìm hiểu về nguồn gốc, quá trình phát triển, đặc điểm môi trường diễn xướng dân gian hát trống quân ở Hưng Yên. Tìm hiểu đặc điểm nội dung ca từ, nghệ thuật hát trống quân trong môi trường diễn xướng dân gian. 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
  18. 11 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài“Ca từ hát trống quân ở Hưng Yên trong môi trường diễn xướng dân gian” thực hiện một số nhiệm vụ nghiên cứu như sau: Tập hợp hệ thống ca từ hát trống quân ở Hưng Yên từ xưa đến nay tại một số làngquê có truyền thống hát trống quân. Đối chiếu, so sánh ca từ hát trống quân xưa và nayđể thấy được sự sáng tạo lời ca. Phân tích giá trị lời ca hát trống quân ở Hưng Yên trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng cư dân. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài “Ca từ hát trống quân ở Hưng Yên trong môi trường diễn xướng dân gian”, chúng tôi vận dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau để giải quyết vấn đề đặt ra, gồm các phương pháp như sau: Phương pháp điều tra điền dã: Chúng tôi tiến hành điều tra điền dã ở một số làng có truyền thống hát trống quân như làng Yên Vĩnh, làng Đức Nhuận, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu; làng Đào Quạt, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi; làng Khúc Lộng, xã Vĩnh Khúc, huyện Văn Giang. Chúng tôi gặp gỡ và phỏng vấn các nghệ nhân, các cụ cao tuổi trong làng, đi nghe hát trống quân vào những buổi tập của các câu lạc bộ hằng tháng, trong dịp trung thu rằm tháng Tám; nghe những nghệ nhân hát trống quân tại nhà và ghi lại lời ca. Ngoài ra chúng tôi còn sưu tầm, ghi lại được hình ảnh có liên quan tới hát trống quân ở Hưng Yên. Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng trong quá trình khảo sát, thống kê, phân loại các lời ca hát trống quân ở Hưng Yên để làm cơ sở triển khai nội dung của luận văn dựa trên văn bản thu được. Phương pháp phân tích- tổng hợp: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để phân tích nội dung phản ánh và hình thức biểu hiện của ca từ hát trống quân ở
  19. 12 Hưng Yên trong môi trường diễn xướng. Qua đó giúp chúng tôi hiểu toàn diện và sâu sắc những vấn đề có liên quan tới đề tài và đối tượng nghiên cứu. Phương phápsosánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh, đối chiếu những lời ca hiện nay và những lời ca xưa; so sánh hát trống quân ở Hưng Yên với loại hình sinh hoạt dân gian này ở các địa phương khác của miền Bắc. Sử dụng phương pháp này chúng tôi có thể khái quát được đặc điểm của ca từ hát trống quân trong môi trường diễn xướng; nhận thấy sự kế thừa và sáng tạo lời ca từ xưa đến nay. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Luận văn kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu của các ngành văn hóa học, xã hội học, âm nhạc, sử học, ngôn ngữ học… để có những lí giải, khám phá về ca từ hát trống quân ở Hưng Yên trong môi trường diễn xướng. 5. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: Khảo sát tình hình sinh hoạt hát trống quân ở Hưng Yên tập trung ở một số địa bàn có truyền thống hát trống quân từ xưa đến nay như: xã Dạ Trạch,huyện Khoái Châu; làng Đào Quạt, xã Bãi Sậy,huyệnÂn Thi; xã Nghĩa Trụ, Vĩnh Khúc,huyện Văn Giang. Phạm vi thời gian: Khảo sát hệ thống ca từ hát trống quân ở Hưng Yên từ xưa đến nay trong đó có một bộ phận tư liệu đã được sưu tầm xuất bản hoặc được lưu giữ qua các bản chép tay của nhân dân ở các làng có truyền thống hát trống quân; một số tài liệu của các nhà nghiên cứu sưu tầm đã đề cập đến hát trống quân ở Hưng Yên. Còn lại đa phần do chúng tôi tiến hành khảo sát điền dã trong quá trình nghiên cứu đề tài khoa học này. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm 3 chương chính: Chương 1: Cơ sở lí luận và tổng quan về hát trống quân ở Hưng Yên
  20. 13 Chương 2: Các góc độ cuộc sống được phản chiếu trong ca từ hát trống quân ở Hưng Yên Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật ca từ hát trống quân ở Hưng Yên. 7. Đóng góp của luận văn Đề tài“Ca từ hát trống quân ở Hưng Yên trong môi trường diễn xướng dân gian”có một số đóng góp sau: Thứ nhất: Sưu tầm và tổng hợp toàn bộ hệ thống ca từ hát trống quân ở Hưng Yên. Từ đó phân loại ca từ hát trống quân ở dạng văn bản và trong môi trường diễn xướng dân gian, góp phần lưu giữ và bảo tồn loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này. Thứ hai: Tìm hiểu và phục dựng lại môi trường diễn xướng dân hát trống quân ở Hưng Yên để thấy được những nét riêng trong cách thể hiện của loại hình nghệ thuật này so với hát trống quân ở những địa phương khác ở Bắc Bộ. Thứ ba: Khám phá giá trị nội dung và nghệ thuật của hát trống quân ở Hưng Yên, đề tài nhằm giới thiệu những nét độc đáo củaloại hình sinh hoạt dân gian này, góp tiếng nói minh chứng cho sự đa dạng, những nét độc đáo riêng của văn học, văn hóa dân gian Hưng Yên trong dòng chảy của văn hóa dân tộc. Qua đó góp phần định hướng vào việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ HÁT TRỐNG QUÂN Ở HƯNG YÊN
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2