Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Khảo sát truyện kể dân gian Bắc Kạn lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể từ góc nhìn văn hóa
lượt xem 8
download
Mục tiêu bao trùm của luận văn là tìm hiểu những giá trị loại hình và đặc thù của truyện kể dân gian lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể về nội dung và nghệ thuật được tiếp cận từ góc nhìn văn hóa. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Khảo sát truyện kể dân gian Bắc Kạn lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể từ góc nhìn văn hóa
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG THU NHUẦN KHẢO SÁT TRUYỆN KỂ DÂN GIAN BẮC KẠN LƯU TRUYỀN Ở VÙNG HỒ BA BỂ TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG THU NHUẦN KHẢO SÁT TRUYỆN KỂ DÂN GIAN BẮC KẠN LƯU TRUYỀN Ở VÙNG HỒ BA BỂ TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. VŨ ANH TUẤN THÁI NGUYÊN - 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn khoa học: Khảo sát truyện kể dân gian Bắc Kạn lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể từ góc nhìn văn hóa là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Thái Nguyên, ngày 16 tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Hoàng Thu Nhuần Xác nhận của khoa chuyên môn Xác nhận của giáo viên hướng dẫn GS.TS Vũ Anh Tuấn i
- LỜI CẢM ƠN Bằng sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin trân trọng cảm ơn GS.TS Vũ Anh Tuấn - Người thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy, cô Khoa Ngữ Văn Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các cô chú, anh chị ở UBND xã Quảng Khê và UBND xã Đồng Phúc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn cùng những người dân nơi đây đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp những thông tin, tài liệu liên quan để em hoàn thành việc nghiên cứu đề tài này. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và cơ quan đã quan tâm, động viên, chia sẻ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, em xin cảm ơn các thầy cô giáo đã đọc và chỉ rõ những thành công cũng như hạn chế trong luận văn tốt nghiệp này. Thái Nguyên, ngày 16 tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Hoàng Thu Nhuần ii
- MỤC LỤC Lời cam đoan ........................................................................................................ i Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................... iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 6 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 7 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 8 6. Kết cấu của luận văn ........................................................................................ 9 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CON NGƯỜI, VÙNG ĐẤT BA BỂ VỚI TRUYỆN KỂ DÂN GIAN BẮC KẠN LƯU TRUYỀN Ở VÙNG HỒ BA BỂ ............................................................................................................... 10 1.1. Con người và vùng đất Ba Bể.................................................................... 10 1.1.1. Vị trí địa lí................................................................................................ 10 1.1.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 11 1.1.3. Con người Ba Bể ..................................................................................... 14 1.2. Các thể loại thuộc loại hình truyện dân gian các dân tộc lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể ................................................................................................... 15 1.3. Giới thuyết một số khái niệm và phương pháp nghiên cứu VHDG từ góc nhìn văn hóa ................................................................................................ 17 1.3.1. Một số khái niệm về văn hóa ................................................................... 17 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu văn học dân gian từ góc nhìn văn hóa ............ 19 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 23 Chương 2: GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN BẮC KẠN LƯU TRUYỀN Ở VÙNG HỒ BA BỂ TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG ....................................................................................................... 24 2.1. Khái quát về thần thoại - truyền thuyết, cổ tích vùng Hồ Ba Bể ............... 24 iii
- 2.1.1. Về truyện kể dân gian Bắc Kạn lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể ................. 24 2.1.2. Về thần thoại - truyền thuyết, cổ tích vùng hồ Ba Bể ............................ 25 2.2. Thần thoại - truyền thuyết vùng Hồ Ba Bể với những quan niệm về thiên nhiên và lịch sử ......................................................................................... 26 2.2.1. Quan niệm của truyền thuyết, thần thoại về thiên nhiên ......................... 26 2.2.2. Quan niệm của truyền thuyết, thần thoại về lịch sử ................................ 29 2.3. Truyện cổ tích Bắc Kạn vùng Hồ Ba Bể với những quan niệm về con người và xã hội .................................................................................................. 33 2.3.1. Truyện cổ tích loài vật ở Ba Bể ............................................................... 34 2.3.2. Truyện cổ tích thần kì Ba Bể ................................................................... 37 2.3.3. Truyện cổ tích sinh hoạt Ba Bể ............................................................... 38 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 40 Chương 3: GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN BẮC KẠN LƯU TRUYỀN Ở VÙNG HỒ BA BỂ TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ................................................................................................ 42 3.1. Những đặc điểm văn hóa tộc người trong thế giới nghệ thuật truyện kể dân gian lưu hành ở vùng Hồ Ba Bể.................................................................. 42 3.1.1. Đặc điểm văn hóa tộc người trong thế giới nghệ thuật của thần thoại, truyền thuyết ...................................................................................................... 42 3.1.2. Đặc điểm văn hóa tộc người trong thế giới nghệ thuật của cổ tích ......... 53 3.2. Những đặc điểm văn hóa tộc người qua hệ thống mô típ trong truyện kể dân gian lưu hành ở vùng Hồ Ba Bể ............................................................. 66 3.2.1. Các mô típ cơ bản trong truyện kể dân gian lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể .... 66 3.2.2. Mô típ giải thích địa danh, phong tục ...................................................... 68 3.2.3. Mô tip kết cấu, cốt truyện trong truyện cổ tích sinh hoạt Ba Bể ............. 70 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 71 KẾT LUẬN....................................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 76 iv
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Lý do học thuật Vấn đề nghiên cứu văn học và văn học dân gian từ góc nhìn văn hóa đã và đang là một hướng nghiên cứu có tính mới mẻ cập nhật hiện đại ở nước ta trong những thập kỷ đầu thế kỷ XXI. Trong quá trình tồn tại và phát triển, nhân dân các dân tộc Bắc Kạn nói chung và nhân dân vùng hồ Ba Bể nói riêng đã xây dựng cho mình một kho tàng văn học dân gian mang đậm bản sắc của các tộc người nơi đây, nhưng nhìn chung vẫn nằm trong nguồn mạch thống nhất của văn hóa Việt Nam. Nói cách khác, văn học dân gian lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể với những đặc sắc riêng đã góp phần làm nên bộ mặt phong phú, đa dạng nhưng thống nhất của văn học dân gian Việt Nam. Vùng hồ Ba Bể là một trong những cái nôi của văn hóa Tày cổ. Nơi đây, hội tụ đầy đủ các loại hình văn học dân gian, trong đó có truyện kể dân gian. Thể loại này phát triển khá phong phú, đa dạng, phản ánh rõ nét về lịch sử, địa lí, văn hóa, ngôn ngữ, bản sắc con người vùng miền này. Theo khảo sát, nó chưa từng được nghiên cứu một cách hệ thống. 1.2. Lý do nghiệp vụ Bên cạnh đó, việc nghiên cứu, học tập văn học dân gian địa phương trong hệ thống nhà trường ở Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Kạn nói riêng vẫn chưa được chú trọng. Hiện nay, cũng như các tỉnh khác, tỉnh Bắc Kạn đang có chủ trương đưa văn học địa phương vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông, giúp các dân tộc trong địa phương mình hiểu rõ hơn về truyền thống văn hóa lịch sử, về mảnh đất, con người nơi mình đang sống và làm việc. Là một giáo viên THPT, thiết nghĩ việc nghiên cứu, khảo sát về truyện kể dân gian ở vùng hồ Ba Bể là việc làm cần thiết để gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Việt Nam nói chung và của nhân dân các dân tộc Ba 1
- Bể nói riêng. Đồng thời, việc làm này cũng có ý nghĩa thiết thực và bổ ích trong công tác giảng dạy. Hơn nữa, bản thân là một người con của dân tộc Tày, sinh ra trên mảnh đất Ba Bể thân yêu, tôi luôn mong muốn sẽ hiểu được một cách sâu sắc và cụ thể về văn học dân gian dân tộc mình. Từ đó, khẳng định những giá trị tiêu biểu của bộ phận văn học này, đồng thời muốn góp tiếng nói tri ân của mình với vùng đất quê hương Ba Bể. 1.3. Lý do xã hội Bắc Kạn là tỉnh miền núi, nằm ở trung tâm vùng núi Đông Bắc nước ta. Cùng với thời gian, mặc dù có không ít những thay đổi về địa dư hành chính, về địa danh, địa giới nhưng tỉnh Bắc Kạn vẫn là một địa bàn gắn kết bởi quá trình lịch sử văn hóa trên nền tảng cảnh quan địa lí với các sắc thái độc đáo và đa dạng. Do vận động kiến tạo địa chất, thiên nhiên hào phóng đã tạo nên một vùng đất Bắc Kạn có những kì quan thiên nhiên độc đáo, nổi lên trên hết là vùng hồ Ba Bể. Danh thắng hồ Ba Bể từ lâu đã đi vào thơ văn: Bắc Kạn có suối đãi vàng Có hồ Ba Bể có nàng áo xanh (Ca dao) Câu ca dao nổi tiếng trên đã khái quát được về mảnh đất Ba Bể nói riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung - một vùng đất giàu đẹp và nên thơ. Bắc Kạn là nơi cư trú của nhiều dân tộc anh em, chủ yếu là người Tày, Nùng, Việt, Dao, Sán Chay, Mông, Hoa…Suốt chặng đường dài dựng nước và giữ nước, các dân tộc anh em đều sống xen kẽ, họ cùng chung sức, chung lòng, xây dựng quê hương, đấu tranh chống thiên tai và ngoại xâm đồng thời cũng đã sáng tạo ra một nền văn hóa dân gian của mỗi dân tộc vô cùng đặc sắc và phong phú. Khi nghiên cứu về văn hóa các dân tộc, các nhà nghiên cứu đã có cơ sở khoa học để lí giải rằng: có thể toàn bộ khu vực Bắc Kạn theo đơn vị hành 2
- chính hiện nay vốn đã là một trung tâm nguyên sơ bản địa của văn hóa Tày cổ. Tuy nhiên nằm ở trung tâm vùng núi Đông Bắc nên Bắc Kạn cũng là điểm hội tụ, đan xen và gắn kết văn hóa đặc sắc của các dân tộc trong vùng. Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của các dân tộc trên quê hương Bắc Kạn đã góp một phần tạo dựng nên nền văn hóa đặc sắc của các dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, việc tìm hiểu truyện kể dân gian Bắc Kạn lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể là tăng cường sự hiểu biết về vốn văn hóa dân gian của các dân tộc nơi đây, đồng thời để tăng cường sự đoàn kết giữa các tộc người anh em là một việc làm có ý nghĩa lớn lao và lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng một đất nước Việt Nam giàu đẹp và văn minh, xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Khảo sát, nghiên cứu truyện kể dân gian từ góc nhìn văn hóa đã và đang là một hướng tiếp cận nghiên cứu hiệu quả vì trong bối cảnh hiện nay, việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc đã và đang được đặt ra như một thách thức trước xu hướng toàn cầu hóa. Từ những lí do trên đây, tôi đã chọn đề tài Khảo sát truyện kể dân gian Bắc Kạn lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể từ góc nhìn văn hóa với hi vọng sẽ đóng góp thêm một vài ý kiến để tiến tới có một cái nhìn tổng thể và toàn diện về truyện cổ Bắc Kạn. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Truyện kể Bắc Kạn nói chung, truyện kể dân gian Bắc Kạn lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể nói riêng, với bản sắc riêng của các dân tộc vùng miền này đã góp phần làm nên bộ mặt phong phú, đa dạng của nền văn học dân gian Việt Nam. Tuy nhiên, việc nghiên cứu bộ phận văn học dân gian các dân tộc thiểu số, đặc biệt ở vùng hồ Ba Bể, đến thời điểm hiện nay vẫn còn ít được chú ý. Nhưng cũng phải kể đến các công trình dày công sưu tầm và giới thiệu văn bản truyện kể như Truyện kể Việt Bắc (Hoàng Quyết biên soạn, lời giới thiệu của Nông Quốc Chấn, 1963); Truyện cổ Tày - Nùng (1974); Truyện cổ các 3
- dân tộc ít người Việt Nam (1978), Truyện cổ Bắc Kạn (2000); Sưu tập và khảo cứu truyện cổ Tày của hai tác giả Vũ Anh Tuấn và Vi Hồng (Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Thái Nguyên); Tìm hiểu một cặp mẫu kể dân gian miền núi dưới góc độ loại hình của tác giả Vũ Anh Tuấn (Tạp chí văn học số 4 - 1991); Khảo sát cấu trúc và ý nghĩa một số típ truyện kể dân gian Tày vùng Đông Bắc Việt Nam của tác giả Vũ Anh Tuấn (Luận án Phó Tiến sĩ - 1991). Sự ra đời của các công trình trên đã khẳng định vị trí và giá trị của truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số trong kho tàng truyện kể các dân tộc Việt Nam. Còn cuốn Bản sắc và truyền thống văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Kạn (2004) phản ánh khá chi tiết về những kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp của đồng bào, về đời sống văn hóa vật chất và tinh thần, với những nghi lễ trong tang ma, cưới gả cũng như các phong tục tập quán từ xa xưa của các dân tộc trong tỉnh. Qua đó giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể về văn hóa ở Bắc Kạn nói chung và huyện Ba Bể nói riêng. Bên cạnh đó, các luận văn Truyện thơ Nôm Tày - Đặc điểm nổi bật trong văn hóa dân gian và văn hóa Tày của Hà Thị Bích Hiền (Luận văn thạc sĩ Đại học sư phạm Hà Nội 2003), Khảo sát và so sánh một số típ truyện kể dân gian Tày - Việt của Lương Anh Thiết (Luận văn thạc sĩ Đại học sư phạm Thái Nguyên 2003), Khảo sát những đặc điểm truyền thuyết của người Tày ở Bắc Kạn của Mai Thu Thủy (Luận văn thạc sĩ Đại học sư phạm Hà Nội 2005) đã đem dến cho người đọc cái nhìn cụ thể, chi tiết những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của một số thể loại truyện kể dân gian dân tộc Tày ở Bắc Kạn nói chung. Còn luận văn Khảo sát truyện kể dân gian Tày - Nùng xứ Lạng của Nguyễn Thị Tân Hương (Luận văn thạc sĩ Đại học sư phạm Thái Nguyên, 2012) khảo sát về 3 thể loại truyện kể dân gian thần thoại, truyền thuyết, cổ tích của hai dân tộc Tày - Nùng ở Lạng Sơn và đặc điểm của 3 thể loại đó trên một số bình diện. Đây thực sự là tài liệu quý báu, gợi dẫn chúng tôi tiếp tục thực hiện đề tài của mình. 4
- 2.2. Hiện nay, vùng hồ Ba Bể vẫn còn là một vùng tương đối nguyên sơ mà những ồn ào của thế giới hiện đại chưa thực sự len lỏi đến được. Ở đó còn lưu giữ được những nét văn hóa đặc sắc rất riêng của các dân tộc nơi đây. Khu vực hồ Ba Bể là nơi cư ngụ của hơn 3000 người thuộc 5 nhóm dân tộc khác nhau. Hơn 2000 năm qua, cư dân người Tày đã định cư tại nơi này và trở thành tộc người chiếm đa số ở vùng này. Người Nùng, người Dao đến cư ngụ khoảng 100 năm về trước. Còn người Kinh và người Mông chỉ mới di cư đến. Tuy nhiên, miền đất này còn là nơi tinh hoa văn hóa nhiều dân tộc cùng hội tụ, làm nên bản sắc văn hóa đậm đà, riêng biệt và là nơi ẩn tàng những “nguồn lợi” quý báu về văn hóa, văn học dân gian. Nhưng nó đòi hỏi chúng ta phải dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết trong nghiên cứu, tìm hiểu. Cho đến thời điểm này, ngoài tập III - Truyện cổ Bắc Kạn do nhóm tác giả PGS.TS Vũ Anh Tuấn, Bàn Tuấn Năng, Hoàng Hoa Toàn sưu tầm, biên soạn, chỉnh lý, Sở Văn hóa - Thông tin - Thể thao tỉnh Bắc Kạn xuất bản năm 2002, thì chưa có thêm công trình nào nghiên cứu chuyên biệt về văn hóa, văn học dân gian vùng hồ Ba Bể. Chỉ có một số bài viết nhỏ, lẻ về văn hóa như bài viết Người Tày xưa qua 3 tập Truyện cổ Bắc Kạn đăng trên Tạp chí Văn nghệ Ba Bể (2012). Bài viết đơn thuần chỉ là đôi điều cảm nhận của tác giả về dân tộc Tày qua 3 tập Truyện cổ Bắc Kạn; Nét văn hóa đặc sắc của cư dân vùng hồ Ba Bể của tác giả Thu Cúc đăng trên Cổng thông tin điện tử Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn (2018). Tác giả bài viết này cũng chỉ điểm qua một số nét đặc sắc về văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông định cư vùng hồ Ba Bể. Trên đây, tôi đã điểm qua một số công trình sưu tầm, nghiên cứu về văn học dân gian nói chung và văn hóa, văn học dân gian Bắc Kạn nói riêng. Qua đó, có thể thấy văn học dân gian Bắc Kạn đã được các nhà nghiên cứu quan tâm, tiếp cận từ nhiều góc độ, nhiều bình diện khác nhau. Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình nào khảo sát một cách đầy đủ, có hệ thống về truyện kể 5
- dân gian lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể từ góc nhìn văn hóa. Điều đó càng kích thích chúng tôi mạnh dạn đi vào đề tài này. Tôi hi vọng đề tài của mình sẽ góp thêm một tiếng nói làm phong phú hơn, sâu sắc hơn về giá trị của truyện cổ Bắc Kạn, đặc biệt là truyện kể lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài luận văn có tên là Khảo sát truyện kể dân gian Bắc Kạn lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể từ góc nhìn văn hóa. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của luận văn sẽ là truyện kể dân gian Bắc Kạn lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể (in trong cuốn Truyện cổ Bắc Kạn, tập III) đã được sưu tầm, biên soạn, chỉnh lí và xuất bản. Sau khi điểm qua tình hình tư liệu sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian Bắc Kạn, tôi tiến hành khảo sát các thể loại văn học dân gian lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể từ góc nhìn văn hóa. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn chủ yếu tìm hiểu những nội dung liên quan đến truyện kể dân gian trên địa bàn vùng hồ Ba Bể. Đặc biệt là 2 xã Quảng Khê và Đồng Phúc vì đây là những vùng còn lưu giữ nhiều nhất các truyện kể dân gian. Luận văn chủ yếu khảo sát 2 nhóm thể loại cơ bản trong truyện kể dân gian lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể: Thần thoại - truyền thuyết và truyện cổ tích của hai dân tộc Tày, Dao. Nguồn tư liệu: Nghiên cứu dựa trên nguồn tài liệu đã được công bố. Tài liệu được chọn làm tài liệu khảo sát chính là tập III -Truyện cổ Bắc Kạn do nhóm tác giả PGS.TS Vũ Anh Tuấn, Bàn Tuấn Năng, Hoàng Hoa Toàn sưu tầm, biên soạn, chỉnh lý, Sở Văn hóa - Thông tin - Thể thao tỉnh Bắc Kạn xuất bản năm 2002. Ngoài ra, tôi có mở rộng thêm biên độ khảo sát là các tác phẩm do tác giả luận văn điền dã, sưu tầm và các truyện cổ của các dân tộc ở các địa phương khác để làm sáng tỏ những vấn đề có liên quan. Cụ thể: Truyện cổ Việt Bắc, Nxb Văn hóa - Viện văn học, H, 1963. 6
- Truyện cổ Tày - Nùng, Nxb Văn học, H, 1974. Tổng tập văn học dân gian người Việt, Nxb Khoa học xã hội, H, 2009. Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, H, 2009. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu bao trùm của luận văn là tìm hiểu những giá trị loại hình và đặc thù của truyện kể dân gian lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể về nội dung và nghệ thuật được tiếp cận từ góc nhìn văn hóa. Cụ thể là : 4.1. Dựa vào phương pháp luận nghiên cứu văn học trong văn hóa nói chung và các phương pháp cụ thể trong việc khảo sát tìm hiểu và nghiên cứu các cơ sở nền tảng và giá trị văn hóa trong văn học dân gian để vận dụng vào việc nghiên cứu truyện kể dân gian vùng hồ Ba Bể - Bắc Kạn qua các thể loại chính. 4.2. Từ đó, thấy được quan niệm về thiên nhiên, về lao động sản xuất, về quan hệ giữa người và người trong xã hội, về đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân các dân tộc Ba Bể. Qua đây, luận văn cũng cố gắng tìm hiểu vì sao vùng đất và các dân tộc nơi đây lại lưu giữ một số lượng truyện kể dân gian phong phú, đặc sắc đến như vậy. Qua luận văn, góp phần bảo tồn, gìn giữ di sản văn hóa dân tộc, phát huy tác dụng tốt đẹp của nó trong cuộc sống ngày nay. 4.3. Việc tìm hiểu truyện kể dân gian Bắc Kạn lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể từ góc nhìn văn hóa còn có ý nghĩa thực tiễn, giúp địa phương có chính sách phù hợp, kịp thời bảo tồn bản sắc văn hóa của riêng Ba Bể - đây cũng là một yếu tố khiến Ba Bể càng trở nên hấp dẫn trên phương diện du lịch sinh thái. Nghiên cứu giá trị văn hóa từ kho tàng truyện kể dân gian, phát huy giá trị tốt đẹp của chúng cũng là để góp phần phát triển đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội hiện nay. 7
- 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 5.1. Phương pháp điền dã: Với phương pháp này, tôi trực tiếp tìm hiểu giá trị văn hóa của VHDG giữa đời sống bằng cách đi đến những vùng đất đã hoạch định: xã Quảng Khê, xã Đồng Phúc thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn; gặp gỡ và phỏng vấn nhiều đối tượng ở mọi lứa tuổi để nắm bắt thông tin phục vụ cho đề tài nghiên cứu; đặc biệt là gặp gỡ các già làng, trưởng bản, các nghệ nhân để tiến hành sưu tầm tác phẩm.Với phương pháp này, tôi có được cơ sở dữ liệu và những thông tin quan trọng cho việc nghiên cứu đề tài cũng như đảm bảo tính khách quan của đề tài. 5.2. Phương pháp loại hình: Sử dụng phương pháp này để thống kê, phân loại và tiến hành nghiên cứu phân tích so sánh tổng hợp trên các văn bản đã được cố định để thấy được đặc điểm văn hóa tộc người, mối quan hệ giữa văn hóa và văn học dân gian trong truyện kể dân gian vùng hồ Ba Bể. Từ đó, qua việc khảo sát truyện kể dân gian lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể từ góc nhìn văn hóa, luận văn sẽ làm sáng tỏ các giá trị văn hóa - thẩm mỹ phổ quát và đặc thù trong truyện kể dân gian vùng Hồ Ba Bể. 5.3. Phương pháp hệ thống - liên ngành: Chúng tôi xem truyện kể dân gian lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể là một hệ thống bao gồm nhiều thành tố và có mối quan hệ chặt chẽ với các hệ thống khác như văn hóa, lịch sử, tôn giáo…Từ đó, lý giải những bình diện cụ thể trong bản chất và đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của truyện kể dân gian ở vùng hồ Ba Bể bằng các thao tác phân tích giải mã văn hóa. Trong đó, trên góc độ khoa học văn học dân gian, việc vận dụng các kiến thức của nhiều ngành khác nhau như: lịch sử, địa lí, dân tộc học, văn hóa học…như là các viện dẫn khoa học để làm sáng tỏ những giá trị văn hóa của văn học dân gian sẽ rất hữu ích cho việc nghiên cứu. 8
- 5.4. Một số phương pháp cụ thể : Thống kê, phân loại, phân tích, so sánh tổng hợp….Các phương pháp này giúp chúng tôi cắt nghĩa, phát hiện, đối chiếu… các vấn đề để làm nổi bật nét riêng của truyện kể dân gian lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể từ góc nhìn văn hóa. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Nội dung luận văn được trình bày trong ba chương: Chương 1: Tổng quan về con người và vùng đất Ba Bể với di sản truyện kể dân gian. Chương 2: Giá trị văn hóa trong truyện kể dân gian Bắc Kạn lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể từ phương diện nội dung. Chương 3: Giá trị văn hóa trong truyện kể dân gian lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể từ phương diện nghệ thuật. 9
- Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CON NGƯỜI, VÙNG ĐẤT BA BỂ VỚI TRUYỆN KỂ DÂN GIAN BẮC KẠN LƯU TRUYỀN Ở VÙNG HỒ BA BỂ 1.1. Con người và vùng đất Ba Bể 1.1.1. Vị trí địa lí Theo tài liệu [39], địa danh, địa giới Bắc Kạn được xác định như sau: Bắc Kạn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Tỉnh Bắc Kạn được tái lập ngày 01/01/1997. Có 8 đơn vị hành chính, đó là: Thành phố Bắc Kạn; các huyện: Bạch Thông, Ba Bể, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn, Pác Nặm. Trong đó, Ba Bể là huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh, cách trung tâm tỉnh lị 60 km về phía Bắc, phía đông giáp huyện Ngân Sơn và huyện Nguyên Bình (tỉnh Cao Bằng), phía tây giáp huyện Chợ Đồn và tỉnh Tuyên Quang, phía bắc giáp huyện Pác Nặm và huyện Bảo Lạc (tỉnh Cao Bằng), phía nam giáp huyện Bạch Thông và huyện Chợ Đồn. Địa phận huyện Ba Bể ngày nay, vào thời Lí thuộc đất huyện Vĩnh Thông; thời nhà Lê nằm ở châu Bạch Thông thuộc phủ Thông Hóa. Thị trấn Chợ Rã là huyện lỵ Ba Bể, đồng bào địa phương gọi là Chợ Slo. Tên gọi Chợ Rã xuất hiện sớm trong lịch sử, được nêu lên trong Dư địa chí của Nguyễn Trãi và sau đó được nêu trong Đại Nam nhất thống chí, trong mục Thái Nguyên thổ sản. Hiện nay, huyện Ba Bể có 16 đơn vị hành chính gồm 15 xã: Thượng Giáo, Địa Linh, Bành Trạch, Cao Thượng, Đồng Phúc, Nam Mẫu, Quảng Khê, Khang Ninh, Cao Trĩ, Hoàng Trĩ, Yến Dương, Chu Hương, Hà Hiệu, Phúc Lộc, Mỹ Phương và 1 thị trấn: Chợ Rã. Có thể nói, bao nhiêu năm qua Ba Bể vẫn luôn trở thành một vùng đất hấp dẫn! 10
- Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba Bể Trên cả mây trời trên núi xanh Mây trắng bồng bềnh trôi lặng lẽ Mái chèo khua bóng núi lung linh… Một lần đã tới, ôi Ba Bể Muốn ở đây thôi chẳng muốn về. (Hoàng Trung Thông) 1.1.2. Điều kiện tự nhiên Ba Bể là một huyện có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi sông, suối, núi nên giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các thôn bản vùng cao. Ở đây chủ yếu là núi cao xen lẫn những khối núi đá vôi hiểm trở, phân lớp dầy, trong quá trình cacxtơ tạo thành những hình dạng kì thú. Theo tài liệu [39], [40], [48], địa hình Ba Bể với nhiều đồi núi cao thấp khác nhau, độ cao trung bình so với mặt nước biển là 700m. Phía Bắc là dãy Phja Bjoóc có độ cao 1.578m chạy dài theo hướng đông - nam được ví như mái nhà của 3 huyện: Ba Bể, Chợ Đồn, Bạch Thông. Ngoài ra còn có các dãy núi chạy theo nhiều hướng thấp dần từ bắc sang đông nam chia cắt địa hình huyện thành những thung lũng có địa hình phức tạp. Vể tổng quan có thể chia huyện Ba Bể thành hai vùng địa hình rõ rệt: vùng núi cao và vùng núi thấp. Vùng núi cao chủ yếu nằm ở hướng đông bắc và tây - tây bắc, vùng này rải rác có những dãy núi đá cao, độ dốc lớn, có các khu ruộng bậc thang xen kẽ. Ba Bể chủ yếu là đất lâm nghiệp chiếm trên 80%, đất nông nghiệp chiếm 10%. Đất canh tác chủ yếu là nương rẫy thích hợp cho việc trồng cây lương thực cạn, cây đặc sản, cây công nghiệp dài ngày và chăn nuôi đại gia súc. Vùng núi thấp xen kẽ đồng ruộng tương đối bằng và thấp trũng tập trung ở khu trung tâm và hướng nam, thích hợp cho trồng các loại cây lương thực như: lúa nước, ngô, đậu đỗ các loại, cây ăn quả, cây đặc sản và chăn nuôi tiểu gia súc, gia cầm 11
- Huyện Ba Bể nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm từ 21đến 23 độ C. Vùng đất Ba Bể có đủ nhiệt độ, nắng, mưa…thích hợp cho sự phát triển của động vật, thực vật. Khí hậu vùng hồ Ba Bể và sườn núi Phja Bjoóc gần như mát mẻ quanh năm. Nơi đây một năm được chia làm 2 mùa chính: Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình từ 22 đến 28 độ C, thường xảy ra mưa to gió lốc, gây lũ lụt. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 14 đến 19 độ C (lạnh nhất là tháng 1). Mùa đông ở Ba Bể thường có sương muối, đặc biệt là ở khu vực khe núi hoặc có những đợt mưa phùn, gió bấc kéo dài không có lợi cho sự sinh trưởng của động thực vật và sinh hoạt của con người. Ba Bể có nhiều sông, suối, một số xã có sông Năng chảy qua rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Đồng bào các dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong việc lợi dụng sức nước để phục vụ đời sống, phục vụ sản xuất như cối giã gạo, máy bật bông, làm thủy điện mini, xuôi mảng….Mặt khác, đường thủy sông Năng phối hợp với các đường bộ tạo nên hệ thống giao thông tương đối thuận lợi thông thương giữa các huyện Ba Bể, huyện Chợ Đồn, huyện Na Hang (Tuyên Quang). Tuy nhiên, hàng năm từ tháng 6 đến tháng 10 thường có các trận mưa lũ lớn, các suối nhỏ thường gây lũ quét tại các xã vùng cao nên cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và sản lượng cây trồng. Huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn là một huyện miền núi có nguồn tài nguyên động thực vật quý hiếm nhưng do nạn chặt phá rừng làm nương rẫy và săn bắt bừa bãi nên tài nguyên rừng cạn kiệt, các loài động vật quý hiếm không còn nhiều. Hiện nay chỉ còn khu vực vườn quốc gia Ba Bể là rừng nguyên sinh với diện tích 23.340 ha. Vườn quốc gia Ba Bể ngày nay là một di sản thiên nhiên quý giá với hệ thống rừng nguyên sinh trên núi đá vôi có tới 417 loài thực vật, trong đó có nhiều gỗ quý như: đinh, lim, sến, nghiến, lát…ngoài các loại thực vật thân gỗ còn có hàng trăm loài phong lan, địa lan, 12
- trúc dây cùng nhiều cây dược liệu quý hiếm và 299 loài động vật có xương sống. Nhiều loài động vật quý vẫn còn lưu giữ được như phượng hoàng đất, gà lôi, voọc mũi hếch. Trong hồ Ba Bể vẫn còn 49 loài cá nước ngọt trong đó có một số loài quý hiếm như cá chép kính, cá rầm xanh, cá chiên… Sông Năng gần như nằm trọn vẹn trong lòng huyện Ba Bể. Thượng nguồn của nó nằm trên hai xã: Bằng Thành và An Thắng còn có vàng sa khoáng mang lại nguồn lợi kinh tế đáng kể cho nhân dân các dân tộc huyện Ba Bể. Gắn liền với phía tây - nam của hồ Ba Bể là thác Đầu Đẳng có độ dốc cao, lưu lượng nước lớn, tạo ra khả năng thủy điện có công suất cao cho huyện Ba Bể. Huyện Ba Bể được thiên nhiên ưu đãi có một danh lam thắng cảnh nổi tiếng là hồ Ba Bể rộng gần 500 ha. Hồ là nơi đổ vào của các con sông, suối, đó là sông Năng ở phía đông, suối Tả Han ở phía Bắc và suối Nam Cường ở phía tây bắc. Độ sâu trung bình của hồ là 20 - 35m, dung tích 90 triệu m3 nước. Do sự biến đổi của địa hình cacxtơ đã tạo thành một hồ trên núi đá vôi với các cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ. Hồ gồm 3 bể lớn theo tên địa phương là Pé Lầm, Pé Lù, Pé Lèng, có lẽ vì thế mới có tên gọi là hồ Ba Bể. Phía bắc hồ có một đảo nhỏ nằm ở giữa hồ đó là đảo Pò Giả Mải (đảo bà góa). Ba Bể còn có Ao Tiên với huyền thoại đầy tính nhân văn, có sông Năng với động Puông và thác Đầu Đẳng kì vĩ gắn liền với hồ Ba Bể trở thành khu danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở khu vực miền núi phía Bắc nước ta [39]. Với điều kiện tự nhiên như trên, đặc biệt là quần thể hồ và các dòng sông, con suối, núi rừng, hang động gắn liền với hệ động thực vật phong phú cùng với các truyền thuyết, phong tục, văn hóa, lễ hội trong vùng đã tạo nên một trong những vùng di sản thiên nhiên vật thể và phi vật thể đẹp vào bậc nhất ở phía Bắc của nước ta. Không những thế, những sông, những suối, những động, những hồ đã được nhân dân các dân tộc vùng hồ Ba Bể thể hiện sinh động trong kho tàng truyện kể dân gian, trong đó có các truyện kể thuộc thể loại thần thoại - truyền thuyết, cổ tích. 13
- 1.1.3. Con người Ba Bể Ba Bể là huyện miền núi của tỉnh Bắc Kạn, là nơi hội tụ, sinh sống của các dân tộc anh em, thành phần dân tộc chính là : Tày, Kinh, Nùng, Dao, H’Mông, Hoa, Sán Chí và một số dân tộc khác. Theo khảo sát của các nhà nghiên cứu, đặc biệt là qua các tài liệu [4], [39], [40], [48] cho thấy: dân tộc Tày có số dân đông nhất, sinh sống tập trung thành làng bản, nà, khuổi dọc theo thung lũng ven các sông, suối lớn của huyện. Người Tày hiện đang cư trú trên địa bàn 16/16 xã, thị trấn của huyện Ba Bể. Trên mặt bằng chung, văn hóa truyền thống của người Tày ở Bắc Kạn tương đối thống nhất, sự khác biệt giữa các vùng, địa phương không đáng kể. Đó là những điều kiện thuận lợi để người Tày gìn giữ, phát huy tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc. Dân tộc Dao có số dân đông thứ hai sau dân tộc Tày (chiếm 18%). Dân tộc Nùng chiếm 8% dân số, sống rải rác ở các thung lũng, soi bãi hoặc xen kẽ trong các bản làng của người Tày. Đồng bào Nùng cũng trồng lúa nước và trồng ngô cùng các loại hoa màu khác như đồng bào Tày. Dân tộc H’Mông chiếm khoảng 9%, bằng nửa số dân người Dao. Dân tộc Dao và dân tộc H’Mông sinh sống chủ yếu ở các vùng núi cao, làng bản thưa thớt, nhà cửa đơn sơ. Dân tộc Hoa và Kinh chiếm khoảng 6,1% dân số, sống tập trung chủ yếu ở thị trấn, số đông làm nghề buôn bán. Trước đây nền kinh tế tự nhiên giữ vai trò khá quan trọng, đồng bào tiến hành săn bắt, hái lượm các sản vật tự nhiên bổ sung các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi làm bữa ăn hàng ngày. Có thể khẳng định, trải qua quá trình lịch sử lâu dài, các dân tộc đã xây dựng nên mối quan hệ gắn bó cộng đồng, việc làng, việc nước có nhau, từ việc nhà cửa tới việc ma chay, cưới xin, đắp đập, khơi mương, cấy lúa, làm cốm….Đồng bào sống thuần phác, chân thành, hào hiệp, mến khách, có tinh thần tương thân, tương ái, thăm hỏi, giúp đỡ những người họ hàng hay làng 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 681 | 93
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 676 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 308 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 232 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 256 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 153 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 203 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 248 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 171 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 170 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 165 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 208 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 158 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 159 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 122 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 159 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Tố Hữu
25 p | 127 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn