intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Sự nghiệp phê bình thơ của Xuân Diệu

Chia sẻ: Lộ Lung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:147

37
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương trình bày vị trí và vai trò của Xuân Diệu trong nền phê bình văn học Việt Nam thế kỷ XX; đóng góp của Xuân Diệu trong việc tôn vinh các giá trị thơ ca dân tộc; một số đặc điểm trong phong cách nghiên cứu phê bình thơ của Xuân Diệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Sự nghiệp phê bình thơ của Xuân Diệu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÁI NGUYÊN ------------&------------- ĐÀO THỊ THU HIỀN SỰ NGHIỆP PHÊ BÌNH THƠ CỦA XUÂN DIỆU LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN Thái Nguyên – 2007 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ------------&------------- ĐÀO THỊ THU HIỀN SỰ NGHIỆP NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH THƠ CỦA XUÂN DIỆU Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LƢU KHÁNH THƠ Thái Nguyên – 2007 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2
  3. MỤC LỤC Trang Mở Đầu 1 Chƣơng 1- Phê bình văn học Việt Nam thế kỷ XX và vị trí 8 của Xuân Diệu trong nền phê bình văn học 1.1. Vài nét về phê bình văn học Việt Nam thế kỷ XX 8 1.2. Vị trí của Xuân Diệu trong nền phê bình văn họcViệt 13 Nam thế kỷ XX 1.3. Quan niệm của Xuân Diệu về thơ và phê bình thơ 17 1.3.1. Quan niệm của Xuân Diệu về thơ 17 1.3.2. Quan niệm của Xuân Diệu về phê bình thơ 33 Chƣơng 2- Đóng góp của Xuân Diệu trong việc tôn vinh 45 các giá trị thơ ca dân tộc 2.1. Xuân Diệu với gia tài văn học cổ điển của dân tộc 45 2.1.1. Chân dung tâm hồn Nguyễn Trãi trong thơ Nôm 46 2.1.2. Những phát hiện về chủ nghĩa nhân đạo trong Truyện 51 Kiều của Nguyễn Du 2.1.3. Giá trị đích thực và vẻ đẹp của thơ Nôm Hồ Xuân 57 Hương 2.1.4. Nguyễn Khuyến- Nhà thơ của làng cảnh Việt Nam 63 2.2. Xuân Diệu với nền thơ Việt Nam hiện đại. 68 2.2.1. Vẻ đẹp tâm hồn Bác trong tập thơ Nhật ký trong tù 69 2.2.2. Tố Hữu- Nhà thơ của tình thương mến 72 2.2.3. Nét đặc sắc của hồn thơ Huy Cận 79 2.2.4. Trần Đăng khoa- Một hồn thơ nhạy cảm, với những 83 vần thơ “hồn nhiên như một bình minh ríu rít” Chƣơng 3- Một số đặc điểm trong phong cách nghiên cứu 90 phê bình thơ của Xuân Diệu 3.1. Tìm hiểu nội dung tư tưởng tác phẩm bằng cách đi sâu 91 khám phá hình thức nghệ thuật thơ 3.2. Kết hợp bình và giảng 101 3.3. Lối phê bình giàu tính trực cảm 112 3.4. Cách hành văn sôi nổi mãnh liệt 117 4.4. Một số hạn chế 122 Kết luận 125 Tài liệu tham khảo 128 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3
  4. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Xuân Diệu (1916- 1985) là một trong những tác gia lớn, một tài năng đa dạng của nền văn học Việt Nam hiện đại, với một phong cách riêng đặc sắc. Hơn nửa thế kỷ cầm bút sáng tác, ông đã để lại cho đời một khối lượng tác phẩm lớn, và có giá trị lâu dài ở nhiều thể loại : thơ, văn xuôi, nghiên cứu phê bình, dịch thuật. Với nhà thơ tài năng này, ở thể loại nào ông cũng đạt được những thành tựu, in đậm dấu ấn riêng.Trong sự nghiệp sáng tạo của Xuân Diệu, bên cạnh phần sáng tác thơ mà ông dành phần lớn bút lực của đời mình, còn một mảng sáng tác không kém phần quan trọng, đó là phê bình tiểu luận. Bằng vốn hiều biết phong phú cùng với dụng công tìm tòi nghiên cứu và sự tinh tế nhạy cảm của một nhà thơ tài năng, bằng lối viết tràn đầy nhiệt tình, tràn đầy cảm xúc, Xuân Diệu đã mang đến cho những trang phê bình tiểu luận của mình một giọng điệu riêng độc đáo.Ông có nhiều công trình nghiên cứu phê bình thơ Việt Nam từ cổ điển đến hiện đại, bên cạnh đó ông còn phê bình giới thiệu thơ của nhiều tác giả nước ngoài. Gần hai chục tập tiểu luận phê bình và rải rác nhiều bài khác đăng trên các báo, tạp chí,khối lượng lớn những tác phẩm của ông trong lĩnh vực này đã phần nào khẳng định công phu lao động miệt mài của Xuân Diệu với tư cách một nhà nghiên cứu phê bình thơ. Từ trước đến nay, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Xuân Diệu đã thu hút sự quan tâm của các cây bút nghiên cứu phê bình nhiều thế hệ. Đặc biệt số lượng bài viết về thơ Xuân Diệu rất phong phú. Điều đó đã nói lên rằng giới nghiên cứu phê bình văn học nước ta ngày càng nhận thấy giá trị lớn lao của Xuân Diệu trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Mặc dầu vậy phần đóng góp rất quan trọng của Xuân Diệu đối với phê bình văn chương chưa được nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4
  5. đánh giá một cách công phu và đầy đủ. Số lượng bài viết về lĩnh vực này còn rất ít ỏi. Vì vậy luận văn chọn đề tài “Sự nghiệp nghiên cứu phê bình thơ của Xuân Diệu” hy vọng góp một phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu đánh giá vị trí vai trò và ý nghĩa của cây bút nghiên cứu phê bình thơ Xuân Diệu trong nền nghiên cứu phê bình thơ Việt Nam hiện đại, ghi nhận những thành tựu to lớn của ông, phát huy những tư tưởng và phong cách riêng độc đáo của ông. Xuân Diệu là một trong số các tác gia được chọn đưa vào giảng dạy ở trường trung học phổ thông. Điều này đã nói lên vị trí của Xuân Diệu trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên để góp phần hiểu Xuân Diệu một cách đầy đủ hơn thì không thể không nghiên cứu mảng phê bình của ông. Bởi ở đây nhà thơ, nhà phê bình Xuân Diệu bộc lộ những quan niệm, những suy nghĩ của bản thân về sáng tác thơ ca. Là người trực tiếp giảng dạy ở trường phổ thông chúng tôi thấy việc tìm hiểu Xuân Diệu ở phương diện nhà phê bình thơ là hết sức cần thiết. Nó sẽ giúp chúng ta hiểu rõ Xuân Diệu ở phương diện nhà thơ. Bởi Xuân Diệu viết phê bình với kinh nghiệm của “ người làm vườn vĩnh cửu”, kinh nghiệm của một nhà thơ lớn có nhiều đóng góp cho nền thơ ca dân tộc. 2. Lịch sử vấn đề: Là một gương mặt sáng giá của văn học Việt Nam hiện đại, thơ và văn của Xuân Diệu đã được sự quan tâm thường xuyên của giới nghiên cứu phê bình văn học đã có những công trình nghiên cứu công phu tâm huyết, có nhiều khám phá sáng tạo về tác gia Xuân Diệu trên các chặng đường sáng tác, nhưng hoạt động nghiên cứu phê bình thơ của Xuân Diệu chưa được nghiên cứu một cách đúng mức. 2.1 Những đánh giá chung về di sản nghiên cứu phê bình của Xuân Diệu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5
  6. Đa số các bài nghiên cứu về Xuân Diệu chủ yếu đi sâu vào sự nghiệp thơ cũng như văn xuôi, chỉ nói qua, nói lướt đến công việc nghiên cứu phê bình thơ của ông- như bài viết của các tác giả: Nguyễn Duy Bình, Huy Cận, Nam Chi, Nguyễn Đăng Mạnh, Hoàng Trung Thông. Ở bài nghiên cứu Xuân Diệu thuộc quyển “ Nhà thơ Việt Nam hiện đại”, bên cạnh việc chủ yếu phân tích quá trình Xuân Diệu trưởng thành trong sáng tác thơ sau cách mạng Mã Giang Lân phát hiện một số đóng góp của ông trong hoạt động phê bình giới thiệu thơ, dịch thơ: “Ưu thế về kinh nghiệm sáng tác, năng lực cảm thụ thơ tinh tế, cách xâu chuỗi, phát hiện, phân tích, liên tưởng độc đáo, khen nhiều chê ít, làm cho các tác giả thơ như được xuân hoá trẻ thêm” Trong cuốn Nhà văn Việt Nam tập I, ở bài Xuân Diệu, giáo sư Hà Minh Đức là người đầu tiên đã nêu lên một số nhận xét khái quát về mảng nghiên cứu phê bình thơ của Xuân Diệu. Ông khẳng định một tấm gương cần mẫn đối với thơ cổ điển, thơ hiện đại, suy nghĩ về chất lượng thơ và công việc phê bình thơ, giới thiệu thơ nước các nước và dịch; một diễn giả hăng say giao tiếp, giao cảm, có mặt ở tất cả các hoạt động của thơ, đưa thơ về với cuộc sống. Giáo sư đã có những nhận xét xác đáng, chẳng hạn “ Xuân Diệu có khả năng tự phân tích và trình bày sáng tỏ những diễn biến của mạch tư tưởng và cảm xúc ngay ở những khía cạnh uẩn khúc và khó diễn đạt. Anh thường lấy thực tế sáng tác thơ ca của mình từ trong quá trình sáng tạo đến thành quả cụ thể để chứng minh cho những vấn đề lý luận mà anh đề xuất” Trong Từ điển văn học hoạt động phê bình của ông được Nguyễn văn Long nêu ngắn gọn “ Bằng một vốn hiểu biết phong phú và sự tinh nhạy của nhà thơ, với lối viết văn tràn đầy nhiệt tình, cảm xúc, những tác phẩm phê bình, tiểu luận, bút ký của Xuân Diệu có một tiếng nói riêng đáng chú ý”. Cũng trong cuốn này Phan Cự Đệ,Trần Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6
  7. Hữu Tá có đánh giá công lao đóng góp của Xuân Diệu cùng Đặng Thai Mai, Xuân Trường, Hồng Chương.. trong đội ngũ lực lượng phê bình, đã kịp thời phát huy vai trò của người chiến sỹ trên mặt trận đấu tranh tư tưởng của Đảng bằng nhiều tiểu luận có giá trị và có tính chiến đấu cao.Trong quyển sưu tập dày dặn Xuân Diệu Tác phẩm văn chƣơng và lao động nghệ thuật (1999) tác giả Lưu Khánh Thơ dành khoảng hai mươi trang giới thiệu khái quát về những đóng góp của X uân Diệu trong phê bình văn chương, phần còn lại của cuốn sách chủ yếu tuyển chọn và giới thiệu những bài nghiên cứu về thơ của Xuân Diệu . Với bài Xuân Diệu in trong giáo trình Văn học Việt Nam 1945- 1975 tập II, Nguyễn Trác nhìn nhận bên cạnh “ Xuân Diệu- nhà sáng tác thơ văn” còn có “ Xuân Diệu- nhà bút ký, tiểu luận phê bình văn học”. Bài viết chỉ ra những hướng chính mà Xuân Diệu gắn bó trong suốt sự nghiệp văn học của mình: Dìu dắt các nhà thơ lớp sau, giới thiệu các phong trào thơ quần chúng, phát hiện cái hay cái đẹp ở các nhà thơ ưu tú, đi sâu vào thế giới tâm tình những nhà thơ nổi tiếng của dân tộc, dịch và giới thiệu thơ nước ngoài. Bên cạnh đó , Nguyễn Trác còn chú ý phát hiện một số nét phong cách phê bình của Xuân Diệu với “ Nghệ thuật diễn đạt mạnh bạo, hồn nhiên từ rất khoẻ, ý rất mạnh, tạo được những hình ảnh, những câu lý thú không thể quên trong phê bình văn học” Nói đến Xuân Diệu là người ta nhớ ngay đó là một nhà thơ nổi tiếng, ít người quan niệm được đầy đủ rằng ông còn là một nhà nghiên cứu phê bình thơ lỗi lạc. 2.2 Những bài nghiên cứu trực tiếp bàn về một số tập phê bình tiểu luận của Xuân Diệu Trước cách mạng hầu như chưa có ai nghiên cứu về phê bình thơ Xuân Diệu. Sau hoà bình lập lại, có thể nói người đầu tiên bàn về tiểu luận phê bình của Xuân Diệu là Chế Lan Viên, với bài “Đọc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7
  8. những bước đường tư tưởng của tôi”. Chủ yếu Chế Lan Viên đã khen cái lý sống trong thể động của Xuân Diệu sau cách mạng và khen cái tình ở nhà tiểu luận có lý này. Chế Lan Viên cũng chỉ ra những nhượ c điểm chính của nhà phê bình Xuân Diệu lúc bấy giờ là “ còn thiếu thực tế, thiếu vốn sống, nói quá ít đến những sự việc của thế giới xung quanh anh sau cách mạng”. Sau đó mỗi khi một tập tiểu luận phê bình của Xuân Diệu ra đời lại có một vài bài viết trên báo đánh giá ưu khuyết về tập đó. Chẳng hạn: Phê bình giới thiệu thơ(Lê Đình kỵ, Nam Mộc), Dao có mài mới sắc (Đông Hoài), Và cây đời mãi mãi xanh tƣơi (Nguyễn Xuân Nam), Mài sắt nên kim (Vũ Quần Phương), lƣợng thông tin và những kỹ sƣ tâm hồn ấy (Chế Lan Viên, Thiếu Mai), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (Mai Quốc Liên, Triều Dương, Vương Trí Nhàn), ngoài ra còn có một số ý kiến điểm sách ngắn… những bài này thường nêu nhận xét khen chê cụ thể một số đoạn, bài trong từng tập hoặc cả tập Phần lớn các bài báo, các tiểu luận đề cập đến những công trình nghiên cứu phê bình thơ của Xuân Diệu chủ yếu từ sau Cách mạng tháng Tám, ít nhiều đã khẳng định đóng góp của ông trong thời đại mới của thi ca dân tộc. Các tác giả thống nhất khi nói đến cách phê bình phát hiện, tìm tòi, sự nghiên cứu công phu, tài thẩm thơ tinh tế, khiếu thẩm mỹ sành và nhuyễn, tính trung thực, tính chiến đấu, tính sáng tạo của Xuân Diệu- một cây bút phê bình có bản sắc….song đó mới chỉ là những nhận xét chung, những nhận định quá ngắn, hoặc lẻ tẻ từng phương diện.Cho đến năm 2000,chưa có những công trình nghiên cứu, đánh giá toàn diện, nhiều mặt một cách có hệ thống các hoạt động phê bình giới thiệu thơ của Xuân Diệu. Thời gian gần đây sự nghiệp nghiên cứu phê bình của Xuân Diệu đã được chú ý một cách thoả đáng hơn. Đã trở thành đối tượng nghiên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8
  9. cứu của một số công trình, bài viết, của một vài luận án và luận văn. Đặc biệt là hai tác giả Trần Thị Thanh Hà và Phan Ngọc Thu đã đi vào tìm hiểu những thành tựu trong công việc nghiên cứu phê bình văn học của Xuân Diệu Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa ý kiến của những người đi trước chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Sự nghiệp nghiên cứu phê bình thơ của Xuân Diệu”, với suy nghĩ rằng, đối với những tác gia lớn của một nền văn học cần có nhiều cách tiếp cận khác nhau, trong những điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau. Trong một chừng mực nhất định, chúng tôi đã cố gắng đưa ra một cách nhìn và những cảm nhận mới về những đóng góp đáng trân trọng trong sự nghiệp phê bình thơ của Xuân Diệu. 3.Nhiệm vụ và đối tƣợng nghiên cứu. Qua việc tìm hiểu những công trình, bài viết nghiên cứu trước đây về phê bình văn học nói chung và phê bình văn học của Xuân Diệu nói riêng luận văn sẽ hướng tới các nhiệm vụ sau: Luận văn sẽ chỉ ra vị trí của nhà phê bình Xuân Diệu trong nền văn học Việt Nam thế kỷ XX Tìm hiểu một cách hệ thống và tương đối toàn diện về thành tựu và bản sắc trong phê bình thơ của Xuân Diệu, bắt đầu từ quan niệm của ông về thơ và phê bình thơ, đến một số đóng góp cơ bản của ông trong việc nghiên cứu phê bình các hiện tượng thơ cụ thể, những đặc điểm nổi bật trong phong cách nghiên cứu phê bình thơ của ông Đối tượng nghiên cứu của luận văn là toàn bộ các bài tiểu luận phê bình của Xuân Diệu mà chúng tôi thu thập được. Tuy nhiên trong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ, không thể nghiên cứu toàn bộ sự nghiệp phê bình của Xuân Diệu, luận văn chỉ tập tru ng đi sâu vào hai mảng cơ bản: nghiên cứu phê bình thơ cổ điển và thơ hiện đại. Không tiến hành nghiên cứu tất cả mọi hoạt động phê bình thơ, cũng như Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9
  10. không xem xét tất cả các tác giả tác phẩm mà Xuân Diệu đã đề cập, chúng tôi tập trung đi sâu nghiên cứu những hiện tượng nổi bật, thể hiện rõ quan niệm nhất quán của nhà thơ về thơ và phê bình thơ, để bước đầu nhận định về Xuân Diệu với tư cách nhà nghiên cứ u phê bình thơ có nhiều đóng góp đối với nền thơ hiện đại Việt Nam 4.Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu trên luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp chủ yếu sau đây: 4.1 Phương pháp hệ thống. Với quan niệm thế giới nghệ thuật là một chỉnh thể, xuất phát từ đặc điểm riêng trong thi pháp nghiên cứu phê bình thơ của Xuân Diệu, luận văn chú trọng tìm ra những thành tố tạo nên diện mạo và qui luật hoạt động nghiên cứu phê bình thơ của Xuân Diệu. Mọi đối tượng, mọi vẫn đề khảo sát được chúng tôi đặt trong tương quan, hệ thống, trong qui luật tác động lẫn nhau giữa quan niệm, tư tưởng, phương pháp và phong cách cùng thành tựu của nhà phê bình 4.2 Phương pháp thống kê, tổng hợp. Đối với từng thành tố luận văn thực hiện phương pháp thống k ê tổng hợp, nhằm tập hợp các ý kiến của các nhà nghiên cứu phê bình văn học trong các bài viết, các sách báo…để có tư liệu phục vụ cho luận văn. 4.3 Phương pháp so sánh đối chiếu Luận văn sử dụng phương pháp đối chiếu so sánh để khẳng định các mặt tiêu biểu và những nét độc đáo cá nhân về một phương diện trong sáng tác của Xuân Diệu: nghiên cứu phê bình thơ. 4.4 Ngoài ra trong luận văn này chúng tôi còn sử dụng phương pháp phân tích văn học, phương pháp khái quát hoá và một số phương pháp khác. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10
  11. 5 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương Chƣơng 1: Vị trí và vai trò của Xuân Diệu trong nền phê bình văn học Việt Nam thế kỷ XX Chƣơng 2: Đóng góp của Xuân Diệu trong việc tôn vinh các giá trị thơ ca dân tộc Chƣơng 3: Một số đặc điểm trong phong cách nghiên cứu phê bình thơ của Xuân Diệu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11
  12. Chƣơng 1 VÀI NÉT VỀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX VÀ VỊ TRÍ CỦA XUÂN DIỆU TRONG NỀN PHÊ BÌNH VĂN HỌC 1.1 VÀI NÉT VỀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX Phê bình văn học cùng với lịch sử văn học và lý luận văn học là ba bộ môn chính của khoa học văn học. Khái niệm phê bình văn học được các nhà nghiên cứu văn học bàn đến từ rất lâu và được tiếp nhận dưới nhiều góc độ, tiêu chí khác nhau. ở góc độ lý luận Biêlinski xem phê bình là “mĩ học đang vận động”. Về bản chất, đối tượng thì phê bình vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Còn trên ranh giới giữa sáng tạo và thưởng thức, phê bình văn học là chiếc cầu nối gắn kết hai công đoạn của một quá trình nghệ thuật và công chúng. Các nhà nghiên cứu văn học còn mở rộng thêm, phê bình văn học vừa là một hoạt động, vừa là một bộ môn khoa học về văn học. Phê bình văn học vừa tác động tới sự phát triển của văn học, vừa tác động đến độc giả góp phần hình thành thị hiếu thẩm mỹ cho quảng đại quần chúng. Là một môn khoa học, phê bình văn học “nhận thức các phương hướng vận động của văn học đương đại, tìm kiếm chỗ làm bàn đạp cho văn học đi tới, khám phá những nhân tố nghệ thuật có khả năng mở ra một quá trình văn học mới và chỉ ra những nhược điểm trong sáng tác so với nhu cầu của thời đại và nhu cầu của bản thân văn học” [18, 206].Theo Trần Đình Sử thì “phê bình văn học là hoạt động nghiên cứu, phán đoán giá trị đối với một hiện tượng văn học cụ thể bao gồm tác phẩm, nhà văn, tiếp nhận và cả lý luận phê bình xuất phát từ một quan niệm lý luận nhất định trên cơ sở cảm thụ, thưởng thức tác phẩm” [ 15, 665] . Như vậy văn học gắn liền với phê bình văn học. Có văn học thì có phê bình văn học. Nếu văn học là phát ngôn về nhân sinh dưới hình thức ngôn ngữ nghệ thuật, thì phê bình văn học là nghệ thuật khám phá văn hoá cảm nhận ẩn tàng trong tác phẩm. Mãi mãi, người sáng tác và người Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12
  13. đọc, người phê bình tiếp sức nhau trong cuộc chạy đua vô tận để tìm bắt ý nghĩa cuộc đời và ý nghĩa nghệ thuật, ý nghĩa là niềm mê hoặc lớn, là đầu đề tranh cãi lớn trong mọi quan hệ văn học và phê bình xưa nay. Văn học tồn tại trong tiếp nhận, cũng tức là tồn tại trong phê bình bởi phê bình là hình thức tiếp nhận tích cực nhất tự giác nhất. Dù muốn hay không tác phẩm văn học vẫn được cảm nhận qua lăng kính phê bình dưới mọi hình thức: Dư luận xã hội, giáo dục ở nhà trường, những cây bút phê bình, nhà nghiên cứu văn học. Chính vì vậy phê bình có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống văn học Văn học viết Việt Nam ra đời từ thế kỷ X, với sự xuất hiện của chữ Hán, chữ Nôm, sau này là chữ Quốc ngữ. Có văn học tất yếu có phê bình văn học, nhưng lúc đầu phê bình văn học chỉ xuất hiện dưới các dạng thức với các bài bi, ký, tự, bạt, thư, luận, xướng hoạ….Phê bình lúc này chủ yếu mang tính chất thưởng thức, cảm thụ, hoặc với tính chất hướng dẫn sáng tác theo các qui luật, nguyên tắc. Trước kia các nhà thơ trung đại, không ý thức trở thành nhà thơ, nhà văn. Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến…. và những người làm thơ k hác họ thường có quan niệm làm quan mới là con đường lập nghiệp. Làm thơ văn chỉ là giãy bày cái gì đó bên trong về mặt tình cảm. Ngày xưa có một ông Nguyễn Khuyến chẳng hạn viết xong một bài thơ đưa đi đâu, ông gửi cho ai ? Nếu không tìm được tri kỷ trong làng ngoài xóm có ai đó đủ chữ nghĩa, đáng mặt tri âm tri kỉ, thì ông đành phải bỏ tác phẩm vào trong một cái tráp khoá lại. Ngày lại ngày, những bài thơ lần lượt ra đời và lần lượt được xếp lên nhau trong chiếc tráp son đặt ở đầu giường. Đợi đến một ngày đẹp trời, ông bạn Dương Khuê đi cáng đến chơi- Đã bấy lâu nay bác tới nhà chủ nhân hấp tấp và mừng rỡ hối thúc người nhà sửa ngay bữa rượu. Và khi đôi bạn ngà ngà thì là lúc những cái tráp được mở ra và cuộc ngâm vịnh thù tạc tưởng như không bao giờ dứt. Văn chương thuở ấy là như thế: Chỉ thu hẹp trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13
  14. một số ít văn nhân tài tử, khó phân biệt ai là tác giả, ai là độc giả , ai là nhà phê bình. Thường thì mỗi người đều “kiêm nhiệm” tất cả.Ta hiểu vì sao khi nghe tin Dương Khuê mất- Bác Dương thôi đã thôi rồi… thì Nguyễn Khuyến đau đớn đến rụng rời, lời thở than của Nguyễn Khuyến phần nào giúp ta hiểu được văn chương lúc bấy giờ : Câu thơ nghĩ đắn đo không viết Viết đưa ai, ai biết mà đưa… Nhà phê bình, nghề phê bình chưa thể có được vào thời ấy là như vậy. Phải đến thế kỷ XX do sự vận động nội tại của văn học, dưới sự tác động của hoàn cảnh lịch sử, cùng với nhu cầu đòi hỏi tất yếu của sự phát triển văn học, phê bình mới chính thức trở thành một thể loại. Các hoạt động báo chí, in ấn, xuất bản…ngày càng phát triển tạo thuận lợi cho phê bình. Vì thế phê bình văn học ngày càng hoạt động sôi nổi, có nhiều khởi sắc, các vấn đề mang tính thời sự của văn học được phê bình quan tâm. Hơn một thế kỷ ra đời và phát triển, nền lý luận phê bình văn học Việt Nam đã nhanh chóng trưởng thành, và khẳng định được vị thế của mình. Phê bình văn học ngày càng thể hiện được vai trò là người bạn tin cậy của độc giả và nhà văn, là cầu nối để hoàn tất quá trình tồn tại một tác phẩm văn học. Phê bình văn học qua các giai đoạn phát triển đã tạo ra nhiều gương mặt phê bình xuất sắc, với nhiều tác phẩm có giá trị cho sự phát triển của văn học.Tuy nhiên sự xuất hiện ấy là không đồng đều ở từng giai đoạn khác nhau.Theo ý kiến chung của nhiều công trình nghiên cứu văn học Việt Nam, qu á trình phát triển lý luận phê bình có thể chia làm bốn giai đoạn. Giai đoạn đầu thế kỷ đến năm 1931: Đây là giai đoạn mở đầu, là bước chuẩn bị cho sự trưởng thành của lý luận, phê bình văn học Việt Nam giai đoạn sau. Giai đoạn từ năm 1932 đến năm 1945: Giai đoạn trưởng thành vượt bậc của lý luận phê bình, có những cuộc tranh luận sâu sắc động Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14
  15. chạm đến những vấn đề cốt tử của văn học, có những công trình nghiên cứu vượt thời đại và trở thành kinh điển, xu hướng tìm tòi lý luận và phương pháp phê bình đa dạng nhiều hướng. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1985: Giai đoạn hình thành, củng cố lý luận, phê bình văn học dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Phê bình lý luận trở thành vũ khí chiến đấu đắc lực của Đảng nhằm chống lại văn học phi vô sản, khẳng định văn học cách mạng, đem văn học cách mạng đến với đông đảo quần chúng nhân dân. Phê bình văn học chủ yếu thực hiện nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng và trưởng thành nhanh chóng qua các cuộc đấu đấu tranh ấy về mặt chính trị; nội dung học thuật của công tác lý luận phê bình cũng được phát triển nhưng vẫn còn những mặt hạn chế. Chính vì vậy mà cùng với nhu cầu đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, lý luận phê bình cũng tích cực tự cởi trói, đổi mới vào giai đoạn sau. Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2000: Đây là giai đoạn đổi mới mạnh mẽ của lý luận, phê bình văn học Việt Nam. Các vấn đề đặc trưng của văn học, vấn đề con người, quan hệ văn học và chính trị, văn học phản ánh và sáng tạo, thi pháp học được quan tâm chú ý và gây được sự hưởng ứng rộng rãi. Vấn đề đánh giá lại các hiện tượng văn học quá khứ được thực hiện khá thoả đáng, từ Thơ mới đến sáng tác của trào lưu hiện thực, văn học Tự lực văn đoàn. Nghiên cứu văn học cổ điển cũng có những bước tiến triển vượt bậc.Việc phê bình văn học đương đại cũng sôi nổi khi có những tác phẩm mới thực sự xuất hiện. Nhưng rồi từ năm 1995 hoạt động phê bình văn học chững lại. Có nhiều cuộc tranh luận lời lẽ nặng nề nhưng nội dung học thuật rất mỏng manh, nếu không muốn nói là không có gì. Lý luận, phê bình đang chờ đợi một bầu không khí thuận lợi để bứt lên đáp ứng yêu cầu phát triển của bản thân văn học dân tộc trong thời đại ngày nay. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15
  16. Nhìn lại chặng đường phát triển của lý luận,phê bình văn học Việt Nam thế kỷ XX, giáo sư Trần Đình Sử đã tổng kết: “Nhìn lại lý luận phê bình nghiên cứu văn học Việt Nam ta có thể thấy đó là một quá trình phát triển mau lẹ, liên tục và không ít kịch tính. Bốn giai đoạn lý luận phê bình, văn học trong thế kỷ hiện đại hoá văn học và hội nhập vào đời sống văn học thế giới đã làm cho một nền văn học vốn từ thời trung đại chưa thật sự phát triển về lý luận, phê bình trở thành một nền lý luận phê bình tuy có phần hạn chế nhưng vẫn cố gắng đồng hành với văn học dân tộc và lý luận phê bình văn học thế giới trong những trào lưu lớn”[15, 795]. Làm nên diện mạo lý luận phê bình văn học Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua về cơ bản có hai lực lượng chính: các nhà phê bình chuyên nghiệp và các nhà phê bình thuộc giới văn nghệ sỹ. Lý luận phê bình Việt Nam ghi nhận sự đóng góp của thế hệ các nhà phê bình chuyên nghiệp đầu tiên như: Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, Hải Triều, Đặng Thai Mai, Trần Thanh Mại, Đào Duy Anh, Nguyễn Bách Khoa…Đến thế hệ các nhà phê bình chuyên nghiệp trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp như: Lê Trí Viễn, Huỳnh Lý, Trương Chính, Đinh Gia Khánh, Đỗ Đức Hiểu, Hoàng Xuân Nhị, Đông Hoài, Hoàng Như Mai, Lê Đình Kỵ, Vũ Khiêu, Hà Xuân Trường…Những người được đào tạo trong chế độ mới như: Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Chu Xuân Diên,Nguyễn Đăng Mạnh, Phùng Văn Tửu, Nguyễn Xuân Nam, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Văn Hạnh, Phương Lựu, Lương Duy Thứ, Trần Đình Sử, Trần Hữu Tá, Mã Giang Lân, Phong Lê, Huỳnh Khái Vinh, Nhị Ca…Các nhà lý luận phê bình thế hệ sau như: Phạm Văn Long, Mai Quốc Liên, Trần Đăng Xuyền, Lê Ngọc Trà, Vũ Tuấn Anh, Đỗ Lai Thuý,Vương Trí Nhàn, Lại Nguyên Ân…Các nhà phê bình chuyên nghiệp thể hiện tập trung nhất cho trình độ học thức, ý thức tự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16
  17. giác về nghề nghiệp, quan niệm lý luận và phương pháp phê bình. Phê bình chuyên nghiệp kết tinh thành tựu của phê bình thời đại. Bên cạnh đó là các nhà phê bình thuộc giới văn nghệ sỹ, có thể kể tên một đội ngũ đông đảo gồm nhiều thế hệ,thế hệ các nhà phê bình thuộc giới văn nghệ sỹ trước 1945 tiêu biểu là: Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Thế Lữ, Tú Mỡ, Nguyễn Công Hoan, LưuTrọng Lư, Lan Khai,Vũ trọng Phụng… Thế hệ các nhà phê bình thuộc giới văn nghệ giai đoạn sau 1945 tiêu biểu là: Xuân Diệu, Hoài Thanh, Nguyễn Tuân, Bùi Hiển, Chế Lan Viên, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc,…Thế hệ sau những năm 60, 70 như Vũ Quần Phương, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Trọng Tạo, Trịnh Thanh Sơn… Xuất phát từ chỗ đứng của mình là người nghệ sỹ viết phê bình, nên phê bình của họ có cái nhìn của người trong cuộc.Theo Chế Lan Viên thì đó là “phê bình bên trong”, có cái nhìn thấu suốt từ bên trong quá trình sáng tạo đó là thuận lợi cơ bản nhất của người nghệ sỹ viết phê bình. Là người mẹ đã từng mang nặng đẻ đau những đứa con tinh thần,hơn ai hết họ hiểu được kỹ thuật và công việc “bếp núc”, hiểu được sản phẩm tinh thần ấy được ra đời như thế nào. Tác phẩm phê bình của các nhà văn , nhà thơ rất giầu chất văn, có tính trực cảm mạnh, và thường có những phát hiện độc đáo tinh vi, chỉ có thể có được sự rung động sâu sắc của một người có trái tim nghệ sỹ. Vì vậy, có thể nói những tác phẩm phê bình của họ thực chất đã là những “siêu tác phẩm” đầy sáng tạo hấp dẫn, bởi những nhà phê bình đó đã là những nghệ sỹ thực sự. Nói chung các cây bút phê bình này thường chú trọng đến việc phát hiện ra những cái mới, cái đẹp, cái độc đáo của tác phẩm văn chương trên cả hai phương diện: nội dung và nghệ thuật, nhưng chủ yếu là phương diện nghệ thuật- qua sự rung động, qua sự nhạy cảm của tâm hồn nghệ sỹ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17
  18. Trong nền lý luận phê bình Việt Nam hai lực lượng phê bình trên đều có vai trò vị trí riêng không thể thay thế, họ cùng nhau tạo nên những thành tựu của lý luận phê bình nước nhà. 1.2 VỊ TRÍ CỦA XUÂN DIỆU TRONG NỀN PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX. Bạn đọc biết đến Xuân Diệu, trước hết ở tư cách nhà thơ, từ một “nhà thơ mới nhất”, “đại biểu đầy đủ nhất” cho phong trào Thơ mới (1932- 1945),đến một nhà thơ tài năng gắn bó sự nghiệp của mình với sự nghiệp cách mạng. Bên cạnh đó ông còn là một nhà nghiên cứu phê bình thơ, có vị trí và vai trò quan trọng. Suốt một đời lao động cật lực, “ tay năng làm lụng, mắt hay kiếm tìm”. “ dao có mài mới sắc”, “ mài sắt nên kim”, Xuân Diệu có nhiều đóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu phê bình văn chương. Dù biết rằng “ làm thơ tuy vất vả nhưng có cảm xúc bù đắp khi suy nghĩ. Viết nghiên cứu dễ tổn thọ”, nhưng Xuân Diệu đã đầu tư nhiều công sức vào lĩnh vực này. Ngay từ những năm trước cách mạng Xuân Diệu đã tiến hành hoạt động phê bình song song với sáng tác thơ, ông viết nhiều tiểu luận bàn về thơ, về nhà thơ (Thơ khó, Thơ của người, Tính cách An Nam trong văn chương, Mở rộng văn chương, Một thời trơ trẽn, Cái học quẩn quanh…), Ông không chỉ giới thiệu thơ mình (Lời đưa duyên…) mà còn giới thiệu thơ cổ điển (Nguyễn Du..), thơ cận đại (Tản Đà…), thơ hiện đại (Huy Cận., Thế Lữ…). Sau cách mạng đến với công chúng mới, ngòi bút phê bình của Xuân Diệu càng dồi dào, sung sức, ông là tác giả của hàng ngàn trang phê bình, với gần hai chục công trình, kể từ Tiếng thơ đến bài viết cuối cùng Sự uyên bác với công việc làm thơ. Có ý kiến cho rằng: “Về căn bản, văn tài của Xuân Diệu ở giai đoạn này phát triển chủ yếu theo ngả tiểu luận nghiên cứu, chứ không phải là thơ” (Tế Hanh), Trần Đăng Khoa đánh giá: “ Sự đóng góp lớn lao của Xuân Diệu sau cách mạng không phải là thơ ca, mặc dù thơ ông vẫn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18
  19. hay, cũng không phải ở mảng dịch thuật…tài năng của Xuân Diệu sau thời Thơ Thơ Gửi hương cho gió, một lần nữa lại chói sáng lên ở lĩnh vực phê bình, nghiên cứu thơ ca”[20,54-55]. Nói như Chế Lan Viên, một mình Xuân Diệu làm việc bằng cả một viện hàn lâm văn học, ở đó ông vừa là viện trưởng vừa là một ông loong toong. “Chỉ tính riêng các tác phẩm lí luận, phê bình đã có thể gọi Xuân Diệu là một đại gia”, đặc biệt những tác phẩm tìm hiểu về các nhà thơ cổ điển Việt Nam, bàn về công việc làm thơ….xứng đáng là những công trình tầm cỡ chỉ có những nhà nghiên cứu phê bình thực sự tài hoa uyên bác mới vươn tới được. Không viết tài tử như Nguyễn Tuân, hoặc chỉ tập trung vào từng vấn đề như Chế Lan Viên, hoạt động nghiên cứu phê bình của Xuân Diệu trải ra rất rộng, trên nhiều bình diện, nhiều lĩnh vực. Hầu hết các sự kiện có tính chất tiêu biểu của nền văn học nước nhà ông đều tham gia ý kiến đóng góp. Đối với công việc tìm hiểu gia tài văn học ông cha, Xuân Diệu là người đi tiên phong và có công rất lớn. Ông đã viết nhiều chuyên luận công phu về hầu hết các nhà thơ cổ điển lớn của dân tộc. Bộ sách Các nhà thơ cổ điển Việt Nam(hai tập) là một công trình nghiên cứu bề thế. Tác giả đã mang vào trong đó tất cả tâm huyết và tình yêu đối với văn học cổ điển. Nhiều nhà thơ lớn của dân tộc : Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Nguyễn Đình Chiểu…đã được Xuân Diệu nghiên cứu, phân tích và bình giải. Với những khám phá và nhận định mới mẻ, tinh tế, ông đã làm cho những tên tuổi lớn trong kho tàng văn học dân tộc thêm thăng hoa toả sáng, từ đó người đọc kính trọng và yêu thích hơn các nhà thơ cổ điển. Điều đó giúp cho các bài viết của ông có chất lượng và đạt hiệu quả cao. Công chúng và bạn bè đồng nghiệp trong giới ghi nhận phần đóng góp đáng tin cậy đ ó của nhà thơ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 19
  20. Xuân Diệu. Nhà thơ Chế Lan Viên đánh giá về công việc này của Xuân Diệu: “Chỉ một mình Xuân Diệu đã viết hầu hết các danh nhân văn học. Viết hay khó ai thay thế được”.Việc nghiên cứu phê bình thơ cổ điển có vai trò rất quan trọng trong đời sống văn học hiện đại. Phát hiện giá trị mới trong văn học truyền thống cũ là con đường làm giàu truyền thống đem năng lượng tiềm tàng trong quá khứ để đẩy nhanh quá trình nâng cao tầm văn hoá. Nó là cái cầu nối giữa hiện tại và quá khứ, giúp ta “ ôn cố tri tân”. Đúng như Xuân Diệu xác định: “ Muốn xây dựng nền văn học mới, việc học tập cái gốc văn học Việt Nam cũ là rất cần thiết”. Những trang viết và thái độ chân thành hết mình đi vào nghiên cứu văn học cổ điển của Xuân Diệu đã giúp chúng ta có ý thức và quyết tâm hơn trong việc kế thừa và tiếp thu truyền thống văn học dân tộc, trong việc tìm hiểu các tác giả, tác phẩm đã trải qua sự thử thách và chọn lọc khắc nghiệt của thời gian. Đối với thơ ca hiện đại, những đóng góp của ông rất đa dạng phong phú. Dù là ở thời nào, trong hoàn cảnh nào, Xuân Diệu bao giờ cũng thiết tha đấu tranh cho những giá trị đích thực của thơ. Ông là người có tư tưởng cách mạng, phấn đấu cho một nền nghệ thuật chân chính vì nhân dân, vì con người. Hầu như ông có mặt trong tất cả các hoạt động thơ: là thành viên của ban giám khảo trong các cuộc thi, viết lời tựa cho các tuyển thơ, viết bài tổng kết đáng giá từng chặng đường sáng tác thơ. Xuân Diệu là một trong những người hàng đầu nhặt nhạnh tìm kiếm những bài thơ hay, câu thơ hay của Tiếng thơ quần chúng trong kháng chiến. Người ta còn khâm phục Xuân Diệu ở vai trò phát hiện tài năng, truyền luyện tay nghề, phát triển lớp trẻ, xây dựng thơ ca cách mạng. Xuân Diệu chú ý phát hiện những tài năng thơ ngay từ trong những sáng tác đầu tay của họ, ví dụ từ thời Thơ mới là Huy Cận, từ kháng chiến chống Pháp đến sau này là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2