Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Thơ mới, nhìn từ góc độ loại hình
lượt xem 5
download
Đề tài nghiên cứu mô tả lịch sử nghiên cứu vấn đề loại hình Thơ mới; giới thuyết về lý thuyết loại hình trong nghiên cứu văn học và thơ ca; mô tả và lý giải để minh chứng tư cách loại hình của Thơ mới trong tiến trình thơ Việt Nam từ khởi thủy đến hiện đại. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Thơ mới, nhìn từ góc độ loại hình
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 5 6. Cấu trúc của luận án............................................................................................... 6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU THƠ MỚI TỪ GÓC ĐỘ LOẠI HÌNH .................................................................................................................. 7 1.1. Nghiên cứu loại hình Thơ mới giai đoạn trước 1945 ......................................... 7 1.2. Nghiên cứu loại hình Thơ mới giai đoạn 1945 - 1954....................................... 19 1.3. Nghiên cứu loại hình Thơ mới giai đoạn từ 1954 - 1975 .................................. 21 1.4. Nghiên cứu loại hình Thơ mới từ 1975 đến nay ............................................... 26 1.5. Tiểu kết ................................................................................................................. 30 CHƯƠNG 2. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU LOẠI HÌNH VĂN HỌC VÀ LOẠI HÌNH THƠ .. 32 2.1. Loại hình học văn học: những tiền đề lịch sử và nhận thức .............................32 2.2. Từ lý thuyết đến thực tiễn ứng dụng ................................................................. 44 2.3. Nghiên cứu loại hình thơ ......................................................................................49 2.4. Tiểu kết ................................................................................................................. 52 CHƯƠNG 3. LOẠI HÌNH THƠ MỚI, NHÌN TỪ ĐẶC TÍNH KIỂU TƯ DUY . 53 3.1. Tư duy thơ là gì? ...................................................................................................53 3.2. Tính dân tộc và thời đại trong kiểu tư duy Thơ mới ........................................56 3.3. Thơ mới - diễn ngôn của con người cá nhân trong môi trường đô thị kiểu phương Tây ..................................................................................................................68 3.4. Từ Thơ trung đại đến Thơ mới: sự dịch chuyển của những đặc trưng loại hình ..... 79 3.5. Từ Thơ mới đến những hình thái thơ sau Thơ mới ......................................... 91 3.6. Tiểu kết ............................................................................................................... 102 CHƯƠNG 4. LOẠI HÌNH THƠ MỚI, NHÌN TỪ CẤU TRÚC KIỂU TƯ DUY ...... 104 4.1. Quan niệm về chất thơ: hạt nhân trong cấu trúc kiểu tư duy thơ .................104 4.2. Cách kiến tạo thế giới nghệ thuật của Thơ mới...............................................112
- 4.2.1. Mô hình kiến tạo thế giới nghệ thuật của Thơ mới ........................................112 4.2.2. Kiến tạo nhạc tính của Thơ mới ..................................................................... 118 4.2.2.1. Âm thanh trong Thơ mới - kiến tạo giai điệu .................................................118 4.2.2.2. Kiến tạo nhịp điệu của Thơ mới .....................................................................122 4.2.3. Kiến tạo âm điệu của Thơ mới ........................................................................ 127 4.3. Tiểu kết ............................................................................................................... 134 KẾT LUẬN................................................................................................................................................................... 136 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................................................... 141
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thơ mới, một khái niệm cho đến giờ đã đặt chúng ta vào những phạm trù nghĩa khá đa dạng, cần phải suy xét kỹ lưỡng hơn. Bản thân khái niệm này đã hàm chứa trong đó sự tương sánh với Thơ cũ, đồng thời nó cũng mang ý nghĩa là một thời đoạn trong lịch sử thơ ca dân tộc, Thơ mới còn là một trào lưu, một phong cách, một kiểu – một loại hình thơ. Thậm chí, trong suy nghĩ về những động hướng của một nền văn học, thơ ca tiên tiến, Thơ mới còn đặt ra yêu cầu có tính cốt thiết về tư duy, tâm thế, bản chất của sáng tạo nghệ thuật. Luận án, Thơ mới, nhìn từ góc độ loại hình tập trung vào khía cạnh loại hình, kiểu/ lối Thơ mới nhằm chỉ ra tư cách loại hình của Thơ mới trong tương quan với những hình thái thơ trước và sau nó. Như thế, những vấn đề căn bản làm động lực cho sự lựa chọn nghiên cứu chính là: Thơ mới có phải là một loại hình thơ không? Những điều kiện sinh thành, vận động và phát triển của Thơ mới, đặc tính và cấu trúc của loại hình trên phương diện cốt yếu là kiểu tư duy cho phép Thơ mới hiện diện với tư cách loại hình trong tiến trình thơ trữ tình của Việt Nam. Những nghiên cứu đã có về Thơ mới đã manh nha đề cập đến vấn đề loại hình, tuy nhiên, sự nghiên cứu một cách hệ thống, giới thuyết rõ về loại hình thơ, loại hình Thơ mới với những tiêu chí loại hình cụ thể cho đến nay lại chưa có. Điều đó khiến cho vấn đề của luận án trở nên hữu ích hơn trong lịch sử nghiên cứu Thơ mới nói riêng và tiến trình thơ Việt nói chung. Nghiên cứu Thơ mới trong giai đoạn hiện nay thực sự là một thử thách. Trong các thư viện, trường học, viện nghiên cứu người ta có thể điểm ra hàng trăm công trình nghiên cứu về Thơ mới từ tác giả đến tác phẩm, khuynh hướng, trường phái, thi pháp, ngôn ngữ, phong cách, thể loại,… Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của triết học nhân sinh, triết học ngôn ngữ, khoa học xã hội nhân văn, sự du nhập của các lý thuyết, phương pháp nghiên cứu văn học hiện đại, Thơ mới lại có thêm cơ hội để được soi chiếu, thảo luận một cách toàn vẹn hơn. Hẳn những nhà nghiên cứu hiện nay không phủ nhận hướng nghiên cứu từ góc độ Phân tâm học, Cấu trúc luận, Hiện tượng luận, Nữ quyền luận, nghiên cứu Thơ mới từ lý thuyết diễn ngôn, lý thuyết Trường văn học, Nhân học văn hóa, Xã hội học văn học, Mỹ học tiếp nhận, Giải cấu trúc,... đem đến nhiều gợi ý cho việc tiếp cận Thơ mới. Bên cạnh đó, vấn đề thực thể Thơ mới vẫn chưa được mô tả một cách toàn vẹn với sự vắng mặt của những tác giả, tác phẩm bàn 1
- nhì, bàn ba, những diễn ngôn góp phần kiến tạo Thơ mới nhưng không có mặt trong các “điện thờ” hay bị xem nhẹ, bị mặc nhiên biến thành các diễn ngôn phụ trợ, làm tôn lên các đỉnh cao. Mặt khác những nghiên cứu ở miền Nam thời kỳ 1954 - 1975 về Thơ mới cũng chưa được chú ý thỏa đáng để thấy rằng thành tựu nghiên cứu Thơ mới trong tri thức phổ thông vẫn đầy thiếu khuyết. Trong bối cảnh những giá trị truyền thống đang chìm đắm trong khủng hoảng nội tại đòi hỏi được giải quyết, các tín hiệu mới từ phương Tây đang du nhập và ảnh hưởng mạnh mẽ, đòi hỏi được khẳng định, được sinh tồn, văn học là hình thái cơ bản để biểu đạt những vận động lớn lao, tinh vi ấy. Thơ mới đã hấp thu và biểu hiện trong mình những giao lưu vừa đa dạng, vừa phong phú, cả những bí ẩn còn chưa thể tường giải. Trong suốt chiều dài nghiên cứu Thơ mới, các thành tựu đã có chưa phải đã là đáp số cuối cùng, dĩ nhiên nó cũng đã làm thỏa mãn nhiều trí lực. Các nhà nghiên cứu, những người quan tâm có thể liệt kê nhiều công trình nghiên cứu lớn nhỏ, ở mọi cấp độ về Thơ mới. Tuy nhiên, xem xét Thơ mới từ lý thuyết loại hình với một hệ nguyên tắc nhận diện, đặt trong tiến trình thơ Việt từ khởi thủy đến hiện đại hay nhìn ra nền thơ cận hiện đại của các nước trong khu vực Đông Á lại là vấn đề chưa được luận giải một cách hệ thống. Thơ mới, nhìn từ góc độ loại hình thực sự đặt ra vấn đề cần phải giải quyết. Nghiên cứu Thơ mới, quy luật sáng tạo của loại hình thơ này (một loại hình thơ phát triển rực rỡ bậc nhất trong lịch sử thơ trữ tình Việt Nam) giúp chúng ta có cái nhìn chân xác hơn về diễn trình và sự vận động của mỹ học thơ ca dân tộc. Từ đó, hình thành những nhận thức có tính nguyên lý về mỹ học của loại hình thơ trữ tình nói chung. Việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập, thưởng thức Thơ mới cần có những định hướng đa dạng hơn, toàn diện hơn để phù hợp với sự đa dạng, phong phú, tính phức tạp của bản thân Thơ mới. Đồng thời, trong bối cảnh đương đại, việc nhận diện một hiện tượng thơ ca của quá khứ lại càng phải được tiến hành một cách toàn diện bởi chính những công cụ của thời đại sau soi chiếu lại các hệ giá trị của thời đại đã qua. Thơ mới cần được nghiên cứu dưới góc độ là một hiện tượng văn hóa. Điều đó thiết nghĩ sẽ được bổ sung chính từ những kết quả nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều thế hệ,... 2
- 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Luận án hướng đến việc mô tả, lý giải và khẳng định: Thơ mới là một loại hình thơ trong tiến trình thơ trữ tình Việt Nam từ khởi thủy đến hiện đại. Nhiệm vụ của luận án: - Mô tả lịch sử nghiên cứu vấn đề Loại hình Thơ mới - Giới thuyết về lý thuyết loại hình trong nghiên cứu văn học và thơ ca - Mô tả và lý giải để minh chứng tư cách loại hình của Thơ mới trong tiến trình thơ Việt Nam từ khởi thủy đến hiện đại. Đồng thời luận án cũng mở ra hướng nghiên cứu loại hình Thơ mới như một hiện tượng có tính quy luật trên phạm vi khu vực Đông Á. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Thơ mới Việt Nam 1932 – 1945 với tư cách là một lối thơ, kiểu thơ – một loại hình. Trong thực tế, đối tượng Thơ mới 1932 - 1945 rất lớn. Ý thức được điều này chúng tôi chỉ khảo sát những tác giả, tác phẩm đã được tuyển chọn trong công trình Thơ mới 1932 - 1945 tác giả và tác phẩm, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, tái bản lần thứ 6, năm 2004. Phạm vi nghiên cứu: xem xét Thơ mới trong tiến trình thơ Việt Nam, nhận diện loại hình Thơ mới trong sự tương sánh với loại hình Thơ trung đại và một vài hình thái thơ sau Thơ mới. Như thế, luận án hướng vào nghiên cứu nội quan Thơ mới để chỉ ra sự khác biệt làm nên tư cách loại hình của nó. Nghĩa là nghiên cứu sự biến đổi về đặc tính và cấu trúc của bản thân Thơ mới đồng thời không tách rời nó khỏi tổng thể là tiến trình thơ trữ tình Việt Nam. Để khẳng định Thơ mới là một loại hình thơ chúng tôi hình thành một trục nghiên cứu có tính chất quy chiếu để nhận diện loại hình Thơ mới: Kiểu tư duy Thơ mới. Từ kiểu tư duy Thơ mới, các vấn đề: quan niệm về chất thơ, hình thức tổ chức văn bản ngôn từ nghệ thuật đặc thù của Thơ mới, các phương tiện nổi bật (nổi bật nhất của loại hình này mà yếu hoặc không biểu hiện ở loại hình khác) để kiến tạo thế giới nghệ thuật,... 3
- 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài đem đến những kiến giải có tính tổng quát về Thơ mới trên phương diện là một loại hình thơ, đóng góp vào lịch sử diễn giải, nghiên cứu và định vị Thơ mới Việt Nam 1932 - 1945 trong tiến trình thơ Việt Nam từ khởi thủy đến hiện đại và đề xuất nghiên cứu Thơ mới trong bối cảnh thơ ca khu vực Đông Á thời cận hiện đại. Xem xét Thơ mới trong tính tự trị của một trường văn học cùng với sự lý giải từ các thiết chế, bối cảnh tạo nên “chân lý”, “tri thức”, “quyền lực” (M. Foucault) của diễn ngôn Thơ mới, hẳn người nghiên cứu sẽ hiểu vì sao Thơ mới được sinh ra, tồn tại, vận hành và tiêu vong, kể cả những “đứt đoạn” mang sử tính trong diễn trình của thơ Việt từ khởi thủy đến hiện đại. Các vấn đề về sự phân tranh mới cũ hay chính là sự đối thoại tranh giành quyền lực của các diễn ngôn. Chân lý của thời đại luôn là sự áp chế và loại trừ những tri thức, chân lý của thời đại khác, của các diễn ngôn khác. Hệ thống thiết chế mới được dựng nên là căn nguyên của sự sinh thành một diễn ngôn mới, tạo nên các trật tự diễn ngôn như ta đã thấy. Diễn ngôn về diễn ngôn Thơ mới, nhà in, báo chí, chữ quốc ngữ, sự truyền bá văn hóa phương Tây, sự biển đối của đô thị phong kiến phương Đông sang mô hình đô thị kiểu phương Tây, sự hình thành các giai tầng mới, con người thị dân tư sản,… chính là những thiết chế, những “huyền thoại” có hiệu lực áp chế, giải trừ các thiết chế lỗi thời, xác lập quyền lực của nền văn hóa tư sản trong đó có Thơ mới. Nghiên cứu Thơ mới từ góc độ loại hình giải quyết được một vấn đề quan trọng nhất của bản thân diễn ngôn Thơ mới chính là mối quan hệ: quyền lực - chân lý của nó với các diễn ngôn của quá khứ (của nó) và diễn ngôn hình thành sau nó (với tham vọng phủ định, chôn vùi Thơ mới). Nghĩa là, dù cho các nghiên cứu đã có về kết cấu, giọng điệu, thể loại, vẫn cần phải xem xét Thơ mới trong tư cách là một loại hình, một chỉnh thể vẹn nguyên. Lý thuyết loại hình với quan điểm về “định tính loại hình” xem kết cấu, giọng điệu, thể loại,… là những cấp độ nhỏ hơn của bản thân một loại hình thơ (tiểu loại hình), lại vừa là những tham số để khảo sát loại hình tổng quát: Thơ mới. Chính vì thế, bản thân các tham số ấy chưa đủ tư cách trở thành một “phổ niệm loại hình” (Stankevic) khi đặt trong tương quan với loại hình Thơ trung đại và Thơ hậu Thơ mới - Thơ đương đại. 4
- Từ đề tài, vấn đề lý thuyết loại hình trong nghiên cứu văn học và trong nghiên cứu thơ được giới thuyết mạch lạc hơn. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp loại hình Đề tài của luận án là Thơ mới, nhìn từ góc độ loại hình, vì thế phương pháp loại hình là phương pháp chủ đạo của luận án trong quá trình giải quyết vấn đề. Phương pháp này đòi hỏi các thao tác thống kê, phân tích, so sánh, phân loại, tổng hợp, đánh giá,... nhằm nhận diện loại hình Thơ mới trong thế đối thoại với các loại hình thơ trước và sau Thơ mới trong hành trình thơ trữ tình Việt Nam. 5.2. Phương pháp so sánh Giữa phương pháp và thao tác đôi khi có nhiều sự nhập nhằng không dễ phân định. Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh trước hết như một ý thức về hướng giải quyết vấn đề tương đồng loại hình, khác biệt loại hình của Thơ mới với các loại hình thơ trước và sau nó. Mặt khác, trong quá trình thực hiện, thao tác so sánh chính là những hành động cụ thể nhằm thực hiện nhiệm vụ so sánh loại hình đã được tiên nghiệm. 5.3. Các phương pháp nghiên cứu nhân học văn hóa Các phương pháp nghiên cứu nhân học tỏ rõ ưu thế trong việc thâm nhập vào cấu trúc tâm lý, tư duy và mỹ cảm của con người cá nhân cá thể. Lịch sử thơ ca là lịch sử của nhiều loại hình, vì thế, tính đồng đại và lịch đại trong cái nhìn hệ thống cần được ý thức và đồng thời được giải quyết trong quá trình thâm nhập các cấu trúc tư duy, mỹ cảm của con người ở từng thời kỳ khác nhau. Nhân loại học văn hóa là một ngành nghiên cứu, một khoa học vì thế nó có nhiều phương pháp, chúng tôi sử dụng những phương pháp của nhân loại học văn hóa như phân tích cấu trúc, phương pháp suy luận sử quan, phân tích xã hội học, phân tích ký hiệu học,... 5.4. Các phương pháp nghiên cứu tâm lý học sáng tạo Tâm lý học sáng tạo cũng mang tham vọng thâm nhập vào bề sâu của hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Hướng nghiên cứu lấy Kiểu tư duy làm trục lõi trong luận án tự nó tìm đến tâm lý học sáng tạo như một phương pháp đặc thù trong nghiên cứu thơ. Các phương pháp nghiên cứu tâm lý học sáng tạo có thể mang lại những mô tả tương 5
- đối về quá trình sáng tạo nghệ thuật thơ cùng với các thao tác trong trí tưởng, tinh thần thi sĩ. Cùng với phân tích thế giới nghệ thuật từ các dấu hiệu biểu trưng trên bề mặt văn bản như một hệ thống ký hiệu, nghiên cứu tâm lý học sáng tạo rất cần một năng lực cảm nhận, trực giác đôi khi không thể lý giải bằng thực nghiệm. 5.5. Phương pháp nghiên cứu liên ngành Nghiên cứu liên ngành là hướng nghiên cứu ngày càng phổ biến và hiệu quả. Thực ra, bản thân các ngành nghiên cứu Văn học so sánh, Loại hình học, Nhân loại học văn hóa, Xã hội học,... đã thích ứng và thâu nạp trong nó tính ưu việt của nhiều phương pháp nghiên cứu trong các ngành khác. Sử dụng liên ngành các phương pháp là một cơ hội để vấn đề được soi chiếu nhiều chiều hơn, tránh được sự phiến diện và duy ý chí. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, và Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận án được cấu trúc thành 4 chương: Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Thơ mới từ góc độ loại hình Chương 2. Vấn đề nghiên cứu loại hình văn học và loại hình thơ Chương 3. Loại hình Thơ mới nhìn từ đặc tính kiểu tư duy Chương 4. Loại hình Thơ mới nhìn từ cấu trúc kiểu tư duy Phụ lục: Thơ mới trong bối cảnh phát triển của thơ Đông Á đầu thế kỷ XX 6
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU THƠ MỚI TỪ GÓC ĐỘ LOẠI HÌNH Dù đã có lịch sử nghiên cứu hơn 80 năm, nhưng Thơ mới, nhìn từ góc độ loại hình lại chưa được đặt ra và giải quyết một cách hệ thống. Nhìn lại những nỗ lực của người đi trước, vẫn có thể nhận ra những dấu vết móng nền đã được ướm định. Để tiện cho việc theo dõi tiến trình nghiên cứu loại hình Thơ mới, chúng tôi chọn cách trình bày lịch sử vấn đề theo thời gian. Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát tư liệu, chúng tôi nhận ra không có một công trình nào có tính chất toàn diện, hệ thống, giải quyết vấn đề Thơ mới là một loại hình thơ mà chủ yếu tập trung vào các vấn đề thi pháp, thể loại, các khuynh hướng sáng tác, kết cấu, giọng điệu,... Trong dòng chảy của thời gian, các vấn đề nghiên cứu đã nêu đều đụng chạm đến những khía cạnh tiểu loại hình trong loại hình Thơ mới. Về mặt lý thuyết, thể loại, giọng điệu, kết cấu hay khuynh hướng, trường phái đều là các tiểu loại hình của một loại hình thơ. Có thể đặt ra các vấn đề như loại hình tác giả, loại hình khuynh hướng (tượng trưng, lãng mạn, siêu thực...), loại hình kết cấu, loại hình giọng điệu trong Thơ mới,... Sự phong phú của các hướng nghiên cứu ấy như một đòi hỏi đến lúc cần phải có một sự tổng hợp, quy chiếu để nhận diện loại hình Thơ mới với tư cách là một loại hình thơ xét trong tiến trình thơ Việt từ khởi thủy đến hiện đại và nhìn ra các nền thơ trữ tình cận hiện đại của các quốc gia Đông Á. 1.1. Nghiên cứu loại hình Thơ mới giai đoạn trước 1945 Nhìn nhận ở bình diện tổng quát có thể thấy rằng chính cuộc tranh luận Mới - Cũ lại là cuộc tranh biện có tính toàn diện nhất về loại hình Thơ mới. Khi ấy, các vấn đề về thi pháp, giọng điệu, kết cấu, trường phái, khuynh hướng,… chưa được phổ biến như là những hệ thống công cụ để các nhà báo, nhà văn, các tay bỉnh bút, diễn thuyết tận dụng nhằm công kích hay triệt hạ thành lũy của đối phương. Cuộc đối đầu Mới - Cũ đơn giản chỉ là sự nỗ lực bằng mọi giá để giành lấy cơ hội sinh tồn trong đời sống văn học của cả hai phe mới cũ. Từ diễn đàn của Hội khuyến học Sài Gòn, Nhà học hội Quy Nhơn đến mặt báo Phụ nữ Tân văn, Phong hóa, Ngày nay, Văn học tạp chí, Hà Nội báo, An Nam tạp chí, Tiểu thuyết thứ bảy,… Thơ mới và Thơ cũ đã tranh chiến với nhau một cách quyết liệt. Ngày ấy, Tản Đà đã ướm ngỏ: Nếu không phá cách vứt luật điệu/ Khó cho thiên hạ đến bao giờ. Nguyễn Văn Vĩnh dịch thơ La Fontaine cũng 7
- đã dự báo trước một hình thái thơ mới sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, lịch sử sinh thành của Thơ mới lại gắn với Phan Khôi - Chiến tướng tiên phong của Thơ mới với bài thơ Tình già. “Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ” đăng trên Phụ nữ tân văn, số 122, ngày 10 tháng 3 năm 1932, chính thức khai sinh một hình thái thơ mới. Phần lớn giới nghiên cứu đều thống nhất ngày 10/3/1932 là thời khắc Thơ mới cất tiếng giữa làng thơ (Gần đây, Lại Nguyên Ân trên Báo Điện tử tổ quốc đã công bố thông tin bài “Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ” của Phan Khôi kỳ thực đã được đăng trên Tập văn mùa xuân của Báo Đông Tây trước tết năm 1932 - khi ấy, mùng một tết là ngày 6/2/1932 dương lịch, và bài phản hồi lại cũng đăng trên báo ấy ngày 17/2). Trong bài báo có tính chất tiền phong này, Phan Khôi đã róng riết đặt ra nhu cầu phải cách tân, phải đổi mới: Thơ chữ Hán ư? Thì ông Lý, ông Đỗ, ông Bạch, ông Tô choán trong đầu tôi rồi. Thơ Nôm ư? Thì cụ Tiên Điền, bà Huyện Thanh Quan đè ngang ngực làm cho tôi thở không ra. Cái ý nào mình muốn nói lại không nói ra được nữa, thì đọc đi đọc lại nghe như họ đã nói rồi. Cái ý nào chưa nói mình muốn nói ra thì lại bị những niêm luật bó buộc mà không nói được [97, tr. 52]. Ông hô hào: “Duy tân đi! Cải lương đi!”, “Hễ câu thúc thì nó mất cái chân đi”, “Đại ý của lối Thơ mới nầy ra là: đem ý thật có trong tâm khảm tả ra bằng những câu có vần mà không phải bó buộc bởi những niêm luật gì hết” [97, tr. 52, 53] (Hiện tại chưa thấy giới học thuật có động thái gì về việc cuốn sách Phụ nữ tân văn - Phấn son tô điểm sơn hà, khảo cứu của Thiện Mộc Lan, có đưa ra thông tin về việc Phan Khôi thừa nhận Tình già là một bài viết theo điệu Cổ phong [47, tr. 255]). Theo quan điểm của chúng tôi, với những lý lẽ đưa ra để biện thuyết cho “một lối thơ mới” của Phan Khôi chính là đặt ra những tiêu chí để nhận diện một loại hình Thơ mới. Xem đấy, có thể thấy Phan Khôi nhấn mạnh vào ý phá bỏ niêm luật, câu thúc, diễn tả một cách thành thật những trạng thái của tâm khảm. Sau khi Phan Khôi trình chánh lối thơ mới thì Vân Bằng trên An Nam tạp chí, số 39, ngày 30/4/1932 bày tỏ thái độ “Tôi thất vọng vì Phan Khôi” tỏ rõ quan điểm đứng về phái Thơ cũ. Ủng hộ sự trình chánh của Phan Khôi, Lưu Trọng Lư viết một Bức thư ngỏ đăng trên Phụ nữ tân văn, số 153, tháng 6/1932: “Thi ca ta ngày nay đang lúc ngấp ngoải, không có lấy một chút sinh khí, nếu không 8
- xoay phương cứu chữa gấp, thì ôi thôi, còn chi là tánh mạng của thi ca” [97, tr. 57]. Trong bức thư này, Lưu Trọng Lư cũng bày tỏ rất rõ cái “dư sinh tiêu cực” (M. Mauss) đang bám víu thi ca đương thời chính là “bọn thi nhân rỗng tuếch kia còn cứ ca đi hát lại những câu sáo hủ nghìn xưa” [97, tr. 57]. Thơ mới phản ứng là phản ứng lại với cái dư sinh tiêu cực ấy, cái sáo hủ nghìn xưa đã không còn chút sinh khí. Sự xuất hiện của Thơ mới “chính là tiếng chuông cảnh tỉnh làng thơ giữa lúc đang triền miên trong cõi chết” [97, tr. 58]. Đồng quan điểm ấy, trên Phong Hóa, số 14, ngày 22/9/1932 Văn Lực tuyên bố: “Bỏ luật, niêm, đối, bỏ điển tích, sáo ngữ, nghĩa là tóm tắt, đừng bắt chước cổ nhân một cách nô lệ. Thơ ta phải mới, mới văn thể, mới ý tưởng” [67, tr. 4]. Việt Sinh trên báo Phong Hóa, số 15, 29/9/1932 cũng lên tiếng kêu gọi: “Sầu thảm nhiều rồi”, “Quốc văn muốn giàu, phải nhiều lối, nhiều lối mới … Lại phải có tư tưởng mới”[78, tr. 1]. Cũng trên Phong Hóa, số 31, ngày 24.1.1933, Việt Sinh [79] và Nhất Linh, Giễu các ông làm thơ cũ [51, tr. 19]. Theo hiện tình văn bản, ta thấy rõ không chỉ các tác giả này giễu Thơ cũ mà, cái chính là giễu lối làm thơ sáo rỗng, máy móc, lối làm văn vần vè. Chúng tôi rất chú ý đến câu cuối cùng của bài này. Nhất Linh làm một bài thơ mô phỏng lối thơ mà Phong Hóa phê phán : “Tôi bị mụn ghẻ đầy/ May sao gặp thuốc hay/ Bôi được một tuần lễ/ Khỏi ngay… Chắc ông Công Luận phục bài thơ này lắm vì theo ý ông tôi đã tránh được những tiếng cao nhã (mots nobles) mà dùng toàn cái giọng thông thường (language vulgaire)” [51, tr. 19]. Như vậy, sự phê phán không chỉ là phê phán Thơ cũ mà còn phê phán chính lối làm thơ “bạch thoại” ngớ ngẩn, vô nghĩa lý như Nhất Linh, Việt Sinh đã chỉ ra. Thơ cũ có thứ tồn sinh tiêu cực của nó cần phê phán. Thơ được gọi là Thơ mới cũng đã xuất hiện thứ dư sinh mà các nhà tân thi sĩ chân chính muốn đánh đổ. Trên Phong Hóa, mục Tin thơ, Lê Ta công kích Nguyễn Vỹ [86], phê phán tập Mơ màng của Đức Văn, Tình em của Nhuệ Thủy [86] cũng là một chứng cứ góp thêm vào việc tranh biện rằng Thơ mới còn tranh đấu với cả thứ Thơ mới sáo rỗng, vô nghĩa. Nhu cầu cải cách thơ ca đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Lưu Trọng Lư trên Người Sơn Nhân, tháng 5/1933 có bài viết Một cuộc cải cách về thi ca, đăng lại trên Phụ nữ tân văn số 216, 15.9.1933 với đầu đề Một cái khuynh hướng mới về thi ca: “một cái khuynh hướng mới lạ, mệnh danh là thơ lối mới, muốn cởi trói thi ca ra khỏi cái niêm luật khắc khổ” [97, tr. 79]. Sự cấp thiết của cuộc canh tân đặt ra từ vấn đề chủ 9
- thể sáng tạo - mà ta có thể xem là khởi dựng cho tiểu loại hình tác giả Thơ mới. Lưu Trọng Lư đã nêu lên nỗi niềm tha thiết của những người trẻ buổi ấy: Thanh niên Việt Nam ngày nay đương bơ vơ đi tìm người thi nhân của mình, như người con đi tìm mẹ…. Người thanh niên Nam Việt ngày nay chỉ ao ước có một điều, một điều mà tha thiết hơn trăm nghìn điều khác là được có một nhà thi nhân hiểu thấu mình mà yên ủi mình, một bậc thiên tài lỗi lạc đi vào tận tâm hồn của mình, đến những chỗ cùng sâu, mà vạch những cái kín nhiệm uất ức… [97, tr. 81]. Với người thanh niên trẻ tuổi, trẻ lòng, một cá thể sinh thành trong đô thị kiểu phương Tây với ý thức cá nhân ngày càng mãnh liệt, họ thấy “Còn gì chán bằng bắt ta buồn mãi cái buồn réo rắt, u uất của người cung nữ đời Tần ? Còn gì khổ bằng bắt ta sầu mãi cái sầu dằng dặc, âm thầm của nàng chinh phụ” [97, tr. 81]. An Diễn trên Phụ nữ tân văn số 207, 6.7.1933 có bài viết Lối thơ mới đã chỉ ra điều kiện của sự sinh tồn chính là phải có một con đường mới: “nhiều thiếu niên thi sĩ bắt đầu bỏ thiên kiến mà sấn bước vào con đường mới lạ, đặt tình cảm, tư tưởng vào khuôn mới, khác hẳn phạm vi Đường thi…. Con đường mới hợp với sự sanh tồn mới” [97, tr. 83]. Sự bàn luận về Thơ mới trong tư cách một loại hình đối chọi với loại hình Thơ cũ còn diễn ra trên diễn đàn luận thuyết thời bấy giờ. Tiêu biểu cho hoạt động này là các buổi diễn thuyết của Nguyễn Thị Manh Manh với chiến tướng phe Thơ cũ là Nguyễn Văn Hanh. Cô Kiêm đã quả quyết tại Hội khuyến học Sài Gòn ngày 26 Juillet 1933 : “Muốn cho tình tứ không vì khuôn khổ mà bị “đẹt” mất thì rất cần phải có một lối thơ khác, do lề lối nguyên tắc rộng rãi hơn. Thơ này khác hơn lối xưa nên gọi là thơ mới” [97, tr. 100]. Nguyễn Thị Kiêm đã chỉ ra lối biểu đạt tự do trong thơ Baudelaire và Verlaine, nhưng là lối văn rất riêng, nên nếu dịch sang lục bát, song thất đều không đạt được như phong thái thơ ca của các tác giả. Vậy phải dịch một cách tự do hơn mà phá bỏ các luật lệ thơ ta đã có. Dịch thơ Tây bằng thứ văn mới, phóng khoáng và dồi dào mới có thể nói được tinh thần của thứ thơ ấy. Là một cây bút xông xáo của Phụ nữ tân văn, sau những hoạt động đăng đàn diễn thuyết bênh vực Thơ mới của Nguyễn Thị Manh Manh, tờ báo có tư tưởng canh tân này đã lên tiếng khẳng định: “tình tứ mới cần 10
- diễn ra trong khuôn khổ mới”, “lối thơ mới đã chiếm được quyền sống còn trong văn học An Nam” [97, tr. 94]. Rất đáng chú ý trong việc khẳng định tư cách loại hình Thơ mới ở giai đoạn này là ý kiến của Phan Văn Hùm. Trong bài Thảo luận về thi : nguồn thi cảm mới, Phụ nữ tân văn, số 240, 3.5.1934, Phan Văn Hùm đã có ý tưởng rất đúng khi thâm nhập vào cơ chế sáng tạo của thi sĩ, để tìm ra cái mới, cái khả năng thuyết phục của một loại hình thơ mới đó là: “Tôi chỉ muốn đứng về phương diện nghệ thuật (art), không, tôi còn muốn thâu hẹp ranh rắp hơn nữa, tôi chỉ muốn đứng về phương diện kỹ thuật (Point de vue la technique) muốn vào trong công trường (atelier) vào trong trung điện mật nhiệm của nhà nghề, để xem cái tay thơ đương kiến trúc” [97, tr. 149]. Cũng với ý tưởng thâm nhập vào “trung điện mật nhiệm của nhà nghề” của thi sĩ, Nhất Linh đã bàn đến Sự cân nhắc chữ trong Thơ cũ và Thơ mới. Trên Phong Hóa, số 69, ngày 20/10/1933, ông cho rằng: Nhà thơ cũ cân nhắc từng chữ, cốt ý để câu văn được chỉnh, đọc lên nghe cho kêu, có những chữ đối chọi nhau một cách thần tình, khéo léo. Nhà thơ mới cân nhắc từng chữ để đo đắn xem chữ nào diễn được cái cảm của mình, tả được cái ý của mình đúng hơn hết, xem phải cần đến chữ nào, câu thơ mới có cái điệu khả dĩ diễn được sự rung động của linh hồn mình một cách rõ rệt hơn… Một bên chỉ cốt cân nhắc để tìm những chữ nào đối chọi nhau, cho ý là phụ, một bên cố cân nhắc để tìm những chữ nào hợp điệu thơ, diễn đúng ý [52, tr. 2]. Sự phòng vệ và phản kháng của Thơ cũ nhằm mục tiêu giữ vững hình thái thơ truyền thống trung đại. Chính trong luận thuyết của các nhà thơ cũ, chúng ta cũng nhận thấy có sự khác biệt để hai loại hình Thơ cũ, Thơ mới không thể dung hòa nhau lúc này. Trên mặt trận diễn thuyết đã có tướng tiên phong Nguyễn Văn Hanh tranh đấu cho Thơ cũ. Trên báo chương, có lẽ Chất Hằng Dương Tự Quán là một trong những tên tuổi bênh vực Thơ cũ một cách mạnh mẽ. Trên Văn học tạp chí, số 18, 1.6.1933, Chất Hằng Dương Tự Quán chê thơ Phan Khôi nhạt nhẽo, vô duyên, khắc khổ, hùng hổ. Phan Khôi là người ít tình cảm nên không thể làm thơ được [97, tr. 82]. Mặc dù ý thức được rằng: “công cuộc giải phóng cho thơ không phải là chẳng hợp lý và chẳng thích thời”, nhưng ông bày tỏ quan điểm: 11
- Tôi thích đổi mới cho thơ nhưng tôi chú trọng về tinh thần của thơ hơn là đường hình thức. Về đường hình thức tôi dám nói rằng những nhà thơ của Trung Quốc đáng là thầy ta. Lối thơ Đường luật tuy giam hãm vào cái thi pháp chặt chẽ nhưng ta thử hỏi có lối thơ nào mà chẳng phải bó buộc bởi những luật lệ nhất định. Ngay như thơ Tây cũng còn phải theo phép tắc rất phiền phức. Vì nếu không thế không phải là thơ nữa [97, tr. 88]. Dương Tự Quán cho rằng Cổ phong cũng rất tự do, có thể đáp ứng được mọi nhu cầu biểu hiện của con người, “việc gì phải lập dị”. Từ đó ông quả quyết tinh thần hướng dẫn nhà thơ hiện đại phải là “dùng lối cổ mà diễn đạt những tư tưởng mới” [97, tr. 88]. Chất Hằng Dương Tự Quán thực ra cũng rất suy nghĩ đến vấn đề đổi mới thơ, nhưng có lẽ, những bằng chứng của Thơ mới đến thời điểm ấy chưa thuyết phục được ông (Làm thế nào để đối mới cho thơ, Văn học tạp chí, số 23, ngày 15.8.1933) [97, tr. 110]. Cũng với quan điểm bênh vực Thơ cũ và hoài nghi, cảnh giác với Thơ mới, Thương Sơn trong bài Thơ mới tức là Từ khúc, đăng trên Văn học tạp chí, số 24, ngày 1.9.1933, sau khi dẫn một số bài Từ dịch trên Tản Đà thư điếm, tác giả cho rằng: “Vậy thì cách vần ở bài Tình già cũ lắm lắm chứ có cũ vừa đâu” [97, tr. 112]. Thương Sơn dẫn thêm một số bài Từ khúc khác và kết luận, lối Thơ mới thực chẳng có gì mới, nó chính là Từ khúc đã có từ rất lâu. Chúng tôi không tán thành quan điểm này của Thương Sơn. Bởi lẽ, cách bắt vần có thể là Từ khúc, thậm chí lối thơ vẫn là Đường luật,… nhưng Thơ mới vẫn là Thơ mới, Từ khúc vẫn là Từ khúc. Cái mới ở chính chất thơ của hai loại ấy. Chất thơ của Thơ mới đã khác hẳn chất thơ của các bài Từ mà Thương Sơn chỉ ra. Đặt ra trực tiếp vấn đề Thơ mới với Thơ cũ, trên báo Nam phong, số 193, Février – Mars, 1934, Nguyễn Hữu Tiến cho rằng, lối Thơ mới là một sự lố lăng của hình thức. Hình thức theo lối Tây, nhưng ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ Tây khác nhau về âm điệu, thanh điệu lại cả về loại hình (đa âm và đơn âm), nên vần điệu thật khó mà bắt chước giống thơ Tây được. Chính vì thế nên Thơ mới lố lăng như cô gái mới mà óc thì vẫn cũ rích. Nguyễn Hữu Tiến còn cho rằng, Thơ mới khó thuộc, khó nhớ, do chỗ vần điệu lổn nhổn, mới hai câu đã đổi vần, không có khuôn mẫu đại khái nào để người đọc hình dung và nhớ được, nên khó thuộc. Đã khó thuộc thì không thể ca ngâm, hát xướng, 12
- không thể ca ngâm hát xướng thì khó truyền tụng. Ông còn cho rằng, vẫn có thể bắt chước thơ Tây, nhưng là ở cái tinh thần thôi, còn hình thức thơ ta đã phong phú rồi, cứ việc thế mà vận dụng “không cần gì phải mô phỏng cả đến khuôn mẫu của thơ Tây nữa” [107, tr. 109]. Nguyễn Hữu Tiến rõ ràng đã không bênh vực Thơ mới. Tuy nhiên, lý luận của ông lại cũng làm tổn hại không nhỏ đến Thơ cũ. Theo dõi mạch lý luận của Nguyễn Hữu Tiến, đến chỗ ông viết: Thơ cũ của ta… “không có gì là gò bó khổ khắc. Ai chịu đọc về lối nào ít bài thì tựa đó mà đặt các bài khác được ngay. Nhất là lối lục bát, có người ít học hoặc trẻ con cũng đặt được. Tức là những cái “vè” vậy, thế mà nghe hay đáo để” [107, tr. 109]. Chỗ này lý luận bênh vực Thơ cũ của Nguyễn Hữu Tiến đã hại Thơ cũ, thể hiện một tư duy không chặt chẽ và ý niệm về loại hình thơ mà mình bào chữa không riết róng, không sắc, nếu không nói rằng bị hời hợt về cuối. Tư tưởng chủ đạo của Nguyễn Hữu Tiến giống với Chất Hằng Dương Tự Quán khi cho rằng, chỉ cần mới về ý tưởng, tinh thần, còn hình thức thơ vẫn là hình thức Thơ cũ, lấy hình thức cũ để biểu đạt nội dung mới. Thơ mới, trong thế giằng co với Thơ cũ đã từng bước khẳng định ưu thế của mình. Tuy nhiên, đến quãng những năm 1934, sự tranh biện hay định hình Thơ mới vẫn chưa tìm được một xác quyết có tính hệ thống. Người ta vẫn bàn luận sôi nổi về Thơ mới, Thơ cũ, vẫn nhắc đi nhắc lại rằng phải cải cách, phải canh tân, cải lương, phải đổi mới văn thể, đổi mới tinh thần, nội dung cho thơ ca. Đến năm 1934, trên Tiểu thuyết thứ bảy, số 31, ngày 29/12/1934, Hoài Thanh nhận định: “Vậy bây giờ Thơ mới có quy tắc gì chưa? Hiển nhiên là chưa có. Không theo phép tắc khuôn khổ xưa thì người ta gọi là mới, hai chữ Thơ mới hiện nay chỉ có thể định nghĩa một cách tiêu cực như thế mà thôi” [97, tr. 206]. Vấn đề như thế nào là Thơ mới càng diễn tiến về giai đoạn sau càng được nhận diện một cách bài bản và có độ sâu nhất định, tránh được những bốc đồng hay nông cạn của giai đoạn đầu. Thiết Diện trong bài Quan niệm của tôi đối với Thơ mới đã cho thấy nhận thức loại hình là rất cần thiết trong việc định vị Thơ mới. Phê phán Thơ mới, trên Văn học tuần san, số 8, tháng 8/1935, Thiết Diện đặt vấn đề khá hợp lý: Cái hồn chưa thoát khỏi sáo cũ, cũng còn nghe Tiếng sáo Thiên Thai, Tiếng trúc tuyệt vời, Tiếng nhạn kêu sương v.v… thì đổi cái hình thức phỏng có ích 13
- gì?... Thế là ở trong những bài thi cũ, người ta còn dung thứ, chớ đã xưng là “Thơ mới” mà còn sáo hư như vậy, thì đâu phải là những “chiến sĩ chắc chắn” để đỡ gạt những mũi tên của những người đại biểu cho thơ cổ có cái tên như Nguyễn Khắc Hiếu, Trần Tuấn Khải…? [97, tr. 268 - 269]. Như thế, đến năm 1935, trong mắt các nhà phê bình, nghiên cứu, Thơ mới vẫn chưa thực sự trưởng thành, vẫn đang trong quá trình khẳng định tư cách loại hình của mình. Dẫu với Nhớ rừng, Thế Lữ đem lại thắng lợi cho Thơ mới nhưng chúng ta cũng không thể không thừa nhận ý kiến của Thiết Diện là khá sắc sảo trong bối cảnh nghiên cứu, phê bình đời sống thơ ca Việt Nam lúc bấy giờ. Sự thất bại của Thơ cũ và phái bênh vực Thơ cũ qua diễn giải của các nhà nghiên cứu phê bình chính là ở chỗ trong lúc Thơ mới chưa định hình thì Thơ cũ đã tự hư phế từ trong lõi cốt. Sang đến năm 1936, sau một loạt bài của Lê Tràng Kiều về Thơ mới của các tác giả đương thời đăng trên Hà Nội báo, Thơ mới đã trở thành soái vương của thi đàn. Tuy vậy, vẫn chưa xuất hiện một bộ quy tắc nhận diện Thơ mới có tính phổ quát. Báo Ngày nay, năm 1937, nổi bật với mục Tin thơ do Thế Lữ đảm trách đã trở thành một diễn đàn danh giá để kiến tạo diện mạo Thơ mới và Thi nhân đương thời - năm này có Điêu tàn của Chế Lan Viên. Năm sau (1938), Thơ thơ của Xuân Diệu cũng xuất hiện,… Thơ mới nổi lên những đỉnh cao thực sự để có thể từ đó nhận ra bước phát triển, định hình của một loại hình thơ. Lúc này người ta không còn nói đến mới - cũ nữa, thơ đương nhiên là Thơ mới. Những bài viết của Hàn Mặc Tử về Thi sĩ điên Chế Lan Viên, nhà thơ thần linh Bích Khê, tựa của Thế Lữ cho Thơ Thơ của Xuân Diệu,… đã khẳng định tư cách loại hình của Thơ mới từ những kết tinh đỉnh cao. Từ những bài viết này có thể nhận ra loại hình Thơ mới từ các phương diện kiểu nhà thơ, khuynh hướng thẩm mỹ hay những tương đồng về mỹ cảm mà loại hình học gọi là “cộng đồng thẩm mỹ” (M.B. Khravchenko),… Đến những năm 1939, 1940 với sự ra đời của Thơ điên (Hàn Mặc Tử - 1939), Tinh huyết (Bích Khê - 1939), Lửa thiêng (Huy Cận - 1940),… về cơ bản các nhà nghiên cứu, phê bình Thơ mới đều cho rằng Thơ mới đã đến thời kỳ hưng thịnh nhất. Đây cũng là lúc người ta có thể tổng kết lại một thời đại trong thi ca. Một loạt công trình có tính chất tổng kết, đánh giá lại Thơ mới rất có ý nghĩa trong việc nhận diện 14
- loại hình. Phải kể đến hàng đầu là tiểu luận Một thời đại trong thi ca và công trình Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Hoài Chân. Với một bài tiểu luận công phu và phần bình luận về 46 thi sĩ được tuyển lựa, Thi nhân Việt Nam đã chính thức đề bia cho các thi sĩ đã làm nên diện mạo, hình thái Thơ mới. Dưới góc nhìn loại hình học, hai tác giả đã vạch ra những suy ngẫm về “lịch sử - sinh thành học” (I. Herde) Thơ mới, phác thảo loại hình khuynh hướng: Thơ mới thuần Việt, Thơ mới ảnh hưởng Đường thi, Thơ mới ảnh hưởng thơ Pháp. Trên phương diện nhận định về phong cách tác giả, Thi nhân Việt Nam cũng đã đề cập đến tiểu loại hình tác giả Thơ mới với việc xác lập cá tính sáng tạo của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp, Huy Cận, Nguyễn Bính, Chế Lan Viên, Xuân Diệu,… Điểm quan trọng trong việc định hình tư duy loại hình trong nghiên cứu Thơ mới chính là Hoài Thanh - Hoài Chân đã khẳng định thời Thơ mới là thời của cái “Tôi” đối lập với cái “Ta”, cá nhân đối lập với đoàn thể. Tâm tính, xúc cảm của cái tôi “với cái nghĩa tuyệt đối của nó” là lõi cốt để Hoài Thanh - Hoài Chân nhận diện Thơ mới. Bước vào “thần điện” với 46 gương mặt thi nhân, Hoài Thanh - Hoài Chân với sự mẫn cảm của mình đã có những thẩm bình tài hoa, sâu sắc. Đối với tư duy loại hình học, đó là những đóng góp quan trọng cho việc nhìn nhận loại hình tác giả, phong cách, khuynh hướng và trường phái thơ trong Thơ mới [10]. Cùng trên bình diện là những công trình tổng quát về thơ và Thơ mới cần phải nhắc đến tác phẩm Việt Nam thi ca luận của Lương Đức Thiệp (1942), Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan (1942) và sau đó là Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm (1943). Rất đáng lưu ý là bản luận thi ca Việt kim cổ của Lương Đức Thiệp. Cấu trúc của công trình thể hiện tư duy loại hình của tác giả: Phần 1: Nguồn gốc thơ ca Việt Nam; Phần 2: Thơ hiện đại Việt Nam; Phần 3: Tính cách thơ Việt Nam xưa; Phần 4: Chủ trương, Định nghĩa, Tôn chỉ, Nguyên tắc,… Không có được nét tài hoa như Hoài Thanh, Hoài Chân, nhưng Lương Đức Thiệp đã đi cụ thể vào những vấn đề bản thể của Thơ. Tư duy của ông hoạch định trên bốn vấn đề lớn: Nguồn gốc thơ ca, Thơ xưa, Thơ hiện đại và phần luận thuyết về Thơ. Với đối tượng là Thơ hiện đại Việt Nam - Thơ mới, ông đã có những nhận định khá lý thú: “Lướt qua các phái thơ, dầu ý thức hay vô ý thức, xét qua toàn thể mấy thi sĩ đại diện cho từng phái, chúng ta nhận thấy thi ca Việt Nam gần đây cũng bước được 15
- những bước dài. Về hình thức, nó đã tiến từ thể “lôi thôi” (Thế Lữ) đến “đọng chứa” (Xuân Sanh).Về xu hướng, nó đã kinh qua lãng mạn đến thuần túy. Mỗi chặng đường nó qua là một nấc đột tiến, là một bực thang nó nhảy vượt. Nó còn có thể “làm” những bước khổng lồ, nếu thi sĩ biết rõ sứ mạng của mình, nếu thi sĩ nhận chân được bản tính của “thơ”, rút được hết sở năng của Việt ngữ” [98, tr. 54]. Phân tích những biểu hiện của Thơ hiện đại Việt Nam, Lương Đức Thiệp quy về các tiểu loại hình với đặc tính: Mất tính cách tổng hợp với phái Lãng mạn (Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận,…) Thô sơ với phái Tả chân (Tả chân xã hội có màu sắc chính trị - Tố Hữu, Tả chân xã hội không có màu sắc chính trị - Bàng Bá Lân, Anh Thơ) Rỗng nghĩa với phái Nhạc điệu (Lưu Trọng Lư) Ngây ngô với phái Hồn nhiên (Nguyễn Bính, Nguyễn Văn Phúc) Cạn mạch với phái Tưởng tượng (Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử) Tối tăm với phái Thuần túy (Nguyễn Xuân Sanh) [98, tr. 55]. Từ điểm nhìn có tính phân loại, Lương Đức Thiệp đã chú ý đến sự khác biệt của Thơ cổ điển Việt Nam - Thơ Việt xưa, Thơ Việt Nam hiện đại - Thơ mới, các tiểu loại hình thơ trong Thơ mới và luận giải để tìm câu trả lời thế nào là Thơ? Rõ ràng, Lương Đức Thiệp đã bộc lộ tham vọng kiến tạo một hệ quy chiếu nhận diện thơ ở phạm trù loại hình phổ quát. Cách gọi tên “phái tả chân”, “phái lãng mạn”, “phái nhạc điệu”, “phái tưởng tượng”, “phái thuần túy”,… theo chúng tôi mang hàm ý là những kiểu lối thơ nhiều hơn là những nhóm phái thi ca. Ông chưa thể gọi tên loại hình mà bằng trực cảm để phân định, nhận dạng các hình thái tồn tại của Thơ mới. Lương Đức Thiệp vẫn thiếu đi những hệ thống công cụ khả dĩ có thể minh bạch trực cảm của mình. Trong khi Vũ Ngọc Phan chủ yếu điểm tên và đưa ra nhận định về một số thi gia trong Thơ mới thì Dương Quảng Hàm có hẳn một chương luận về Thơ mới, Thơ cũ. Vấn đề Thơ mới được Dương Quảng Hàm lý giải trong thế so sánh với Thơ cũ. Thơ mới được định nghĩa: “là lối thơ không theo quy củ của lối thơ cũ, nghĩa là không hạn số câu, số chữ, không theo niêm luật, chỉ cần có vần và điệu” [37, tr. 567]. Đây là một chương soạn cho học sinh nên tác giả trình bày khá bài bản: Định nghĩa, Lai lịch lối 16
- thơ mới, Nguồn gốc lối thơ mới, Thể cách lối thơ mới. Trong thể cách Thơ mới, ông bàn đến số câu, số chữ, cách hiệp vần, điệu thơ (âm thanh, tiết tấu), đề mục và thi hứng. Về nhận thức chung, Dương Quảng Hàm đã khu biệt Thơ mới với Thơ cũ ở thể cách và “đường tinh thần”. Ông nhận định: “Các nhà ấy muốn đem các đề mục mới và hết thảy các cảnh vật, các tình cảm nên thơ mà diễn đạt ra. Đối với các nhà thơ ấy, thơ phải là “cây đàn muôn điệu” … và “cây bút muôn màu” để vẽ đủ các hình sắc trong tạo vật” [37, tr. 581]. Dù đã để ý khu biệt Thơ mới và Thơ cũ, nhưng tư tưởng cốt lõi của Dương Quảng Hàm lại thể hiện ở kết luận: Điều quan trọng là nhà thi sĩ phải có chân tài và cứ theo những khuôn khổ (dù là những khuôn khổ rất tự do) mà “diễn đạt được tình ý một cách tự nhiên và thành thực” [37, tr. 589]. Một nhân vật nữa cũng đã bày tỏ những quan điểm của mình về Thơ mới, Thơ cũ như là những loại hình thơ trong lịch trình biện chứng của lịch sử là Kiều Thanh Quế. Nhà khảo cứu này, trước cả Hoài Thanh, Hoài Chân, năm 1941 trong công trình Ba mươi năm Văn học đã bàn đến sự mới cũ. Từ cuộc tranh luận Mới - Cũ, Kiều Thanh Quế bày tỏ quan điểm tán đồng với Phan Văn Hùm trong Tựa quyển Nói chuyện thi mới thi cũ của Nguyễn Văn Hanh (1935): “Thơ cũng như mọi sự vật khác trong vũ trụ cũng có sanh mạng, cũng có lịch sử sinh hư tiêu trưởng của nó, cũng phải hiện lịch trình biện chứng (processus dialectique) thì có lạ gì sự mới cũ phân tranh. Trái trở lại, lại còn phải nhận rằng đến một cái quá trình kia, thì thơ mới bây giờ sẽ già cỗi mà bị mời vào trong viện cổ vật học” [73, tr. 183]. Khi đã xem mới cũ phân tranh là lẽ tự nhiên của hóa sinh, Kiều Thanh Quế đã bộc lộ quan điểm của mình về thơ và Thơ mới qua bài Nhân đọc “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh và Hoài Chân trên báo Tri tân, số 134, 1944. Trong bài viết này, tác giả nhận định về cuốn “hợp tuyển” của Hoài Thanh - Hoài Chân, phê phán thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Nguyễn Xuân Sanh, nhưng lại “trọng sự tưởng tượng” của Chế Lan Viên. Đáng chú ý là Kiều Thanh Quế đưa ra nhận định: “Thơ ca Việt nam trong mười mấy năm gần đây, đi từ cổ điển (với Tản Đà, Trần Tuấn Khải), trải qua lãng mạn (với Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận), sang tưởng tượng với (Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên) rồi bây giờ đến tả chân (với Đoàn Văn Cừ, Anh 17
- Thơ)… Rồi từ tả chân, thơ Việt Nam đã bước qua cầu siêu tả chân (surréalisme) mà sang lối thơ lập thể (cubisme)” [72, tr. 14]. Ở cấp độ nhỏ hơn, Kiều Thanh Quế còn chia ra “lối thơ hài hước” của Tú Mỡ, “lối thơ say” của Lưu Trọng Lư, Nguyễn Tố, Vũ Hoàng Chương,… Ông cũng cho rằng, thơ của nhóm Xuân Thu với những câu thơ “Đầu Ngô mình Sở”, “Cuồng ngôn vọng ngữ” (Tân Phương) phải xếp vào thơ lập thể mới đúng. Mà, thơ lập thể nghĩa là thứ “thơ mù tịt”,… Điều gây chú ý hơn trong bài viết này của Kiều Thanh Quế chính là ông nhận ra “một lối thẩm mỹ mới lạ” của nghệ thuật lập thể và “thơ lập thể cũng như tranh lập thể cốt truyền cảm cái cốt yếu (l’essentiel), cái toàn thể (totallité)” [72, tr. 14 - 15]. Có thể nói, trên thế nhìn mang tính “khả nhiên” về việc lý giải loại hình thơ, cảm quan này của Kiều Thanh Quế sẽ gợi mở những nghiên cứu mà người đương thời chưa ai kế tục được. Ngay cả tác giả, ấn tượng về lập thể ấy cũng trôi qua rất nhanh, ông lại trở về với mỹ cảm truyền thống, tán thành tư tưởng của Lương Đức Thiệp trong việc nhận định các tiểu loại hình của Thơ mới. Điểm cốt lõi trong tư tưởng của hai nhân vật này là hướng thơ ca quay về với tính cách tổng hợp của ca dao và Đường thi. Trong những mô tả trên, chúng tôi có dụng ý gạch chân những chữ như: lối thơ, kiểu thơ, đường tinh thần, đường hình thức, khuôn khổ thơ xưa, hình thức thơ Tây,… để có cơ sở hình dung về những manh nha trong việc nghiên cứu loại hình Thơ mới giai đoạn này. Thời kỳ trước 1945 lại là giai đoạn Thơ mới được nhìn nhận có tính thời sự, cập nhật nhất. Báo chí đương thời là một diễn đàn sôi nổi để tranh luận Mới - Cũ, để phân định loại hình. Hai chiến tuyến với những đại diện nổi bật như Tản Đà, Nguyễn Văn Hanh, Chất Hằng Dương Tự Quán, Tùng Lâm Lê Cương Phụng, Thiết Diện, Thương Sơn (Thơ cũ), Phan Khôi, Nguyễn Thị Manh Manh, Nhất Linh, Thạch Lam - Việt Sinh, Thế Lữ - Lê Ta, Lê Tràng Kiều, Hoài Thanh (Thơ mới), các tác giả khảo cứu Dương Quảng Hàm, Lương Đức Thiệp, Vũ Ngọc Phan,… giai đoạn trước 1945 đã manh nha đụng chạm đến việc nghiên cứu loại hình Thơ mới. Tuy nhiên, từ góc độ nghiên cứu Thơ mới như là một thực thể, một hiện tượng văn học, văn hóa những bài tranh luận trên báo chí của cả hai phe, các công trình khảo cứu của các tác giả cho thấy lộ trình đi từ sự bồng bột, hứng khởi có tính chất phong trào đến tư duy loại hình một cách nghiêm túc. Tuy vậy, cũng có nhiều bài tranh luận thực tế là “nói 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn lớp 11 theo đặc trưng loại thể
0 p | 433 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Lỗi chính tả của học sinh Tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh
122 p | 347 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Một số phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
128 p | 184 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Đặc điểm từ ngữ Nam Bộ trong truyện ngắn của Sơn Nam
123 p | 118 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Vấn đề tiếp nhận văn học đương đại và thị hiếu thẩm mỹ của thanh niên ngày nay (Qua khảo sát tình hình đọc sách của sinh viên trường Đại học Cần Thơ)
142 p | 135 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Không gian nghệ thuật trong Tây Du Ký
86 p | 194 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Đặc trưng văn xuôi nghệ thuật Bình Nguyên Lộc
120 p | 87 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Tiếng cười trong thơ ngụ ngôn La Fontaine
88 p | 103 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Cảm hứng, hình ảnh và ngôn từ nghệ thuật trong thơ Trương Nam Hương
143 p | 108 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Tinh thần nhân văn trong thơ Thiền Tuệ Trung
129 p | 127 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Vấn đề dạy học “Nguyễn Du và Truyện Kiều” trong chương trình Văn ở trường trung học phổ thông
123 p | 134 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Mạc Can
105 p | 105 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Các đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa trong luật tục Ê Đê
181 p | 19 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận
145 p | 22 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí trên Nam phong tạp chí (1917 – 1934)
100 p | 44 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Quan hệ trái nghĩa trong tiếng Việt
93 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý trong ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan
127 p | 20 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Đặc điểm ký Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
26 p | 79 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn