Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Cuộc vận động xây dựng nông thôn mới huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hoá (2009-2013)
lượt xem 3
download
Nhiệm vụ của luận văn là khái quát huyện Nông Cống trước cuộc vận động xây dựng nông thôn mới. Làm rõ quá trình thực hiện cuộc vận động xây dựng nông thôn mới ở huyện Nông Cống (2009 – 2013). Đánh giá những thành tựu, hạn chế trong cuộc vận động xây dựng nông thôn mới ở huyện Nông Cống (2009-2013). Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Cuộc vận động xây dựng nông thôn mới huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hoá (2009-2013)
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÔ THỊ HÀ CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HUYỆN NÔNG CỐNG, TỈNH THANH HÓA (2009 - 2013) LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN Thái Nguyên - 2015
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÔ THỊ HÀ CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HUYỆN NÔNG CỐNG, TỈNH THANH HÓA (2009 - 2013) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.03.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Minh Thái Nguyên - 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu: Cuộc vận động xây dựng nông thôn mới huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa (2009- 2013), dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Xuân Minh là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu nêu trong Luận văn là trung thực. Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu của các tác giả khác đều được tác giả trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng chấm Luận văn và Nhà trường về sự cam đoan này. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2015 Tác giả Ngô Thị Hà i
- LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Nhà giáo Ưu tú – Tiến sĩ Nguyễn Xuân Minh đã tận tình hướng dẫn và động viên tinh thần cho tác giả trong quá trình hoàn thành Luận văn. Tác giả xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Lịch sử Trường ĐHSP – Đại học Thái Nguyên, Phòng tư liệu Viện Sử học Việt Nam, Thư viện Quốc gia, Trung tâm học liệu, Thư viện trường ĐHSP, … đã tạo điều kiện để tác giả hoàn thành Luận văn này. Tác giả cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành Luận văn này. Tác giả xin cảm ơn những đánh giá, nhận xét của Hội đồng khoa học bảo vệ Luận văn. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2015 Tác giả Ngô Thị Hà ii
- MỤC LỤC Trang Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục bảng biểu iv Danh mục các chữ viết tắt v MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài 8 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 8 5. Đóng góp mới của Luận văn 9 6. Kết cấu của Luận văn 9 Chương 1. KHÁI QUÁT HUYỆN NÔNG CỐNG TRƯỚC CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 11 1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên 11 1.1.1. Vị trí địa lí 11 1.1.2. Điều kiện tự nhiên 11 1.1.3. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên 14 1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội huyện Nông Cống 16 1.2.1. Đặc điểm kinh tế 16 1.2.2. Đặc điểm xã hội 21 Chương 2. CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN NÔNG CỐNG (2009 - 2013) 28 2.1. Chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới 28 iii
- 2.2. Sự vận dụng của Đảng bộ, Chính quyền địa phương về xây dựng nông thôn mới 32 2.2.1. Sự vận dụng của Đảng bộ, Chính quyền tỉnh Thanh Hóa 32 2.2.2. Sự vận dụng của Đảng bộ, Chính quyền huyện Nông Cống và quá trình thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới 37 Chương 3. NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN NÔNG CỐNG (2009 -2013) 55 3.1. Thành tựu 55 3.1.1. Sản xuất phát triển, thu nhập của người dân được nâng cao 55 3.1.2. Đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn được nâng cao 58 3.1.3. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được tăng cường 60 3.1.4. Số tiêu chí đạt chuẩn theo Bộ Tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới 63 được nâng lên 3.2. Hạn chế 72 KẾT LUẬN 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 PHỤ LỤC 89
- DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Danh mục các bảng Trang Bảng 2.1. Danh sách 11 xã điểm xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh 35 Hoá Bảng 2.2. Bộ máy tổ chức thực hiện chương trình 38 Bảng 2.3. Tổng hợp các xã đăng kí phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới 47 đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 Bảng 3.1. Tổng hợp các tiêu chí xây dựng nông thôn mới đã đạt của 65 toàn huyện đến 12/2013 Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả các tiêu chí nông thôn mới đã đạt (Tính 68 đến tháng 12/2013) Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả nông thôn mới sau 5 năm thực hiện (Tính 69 đến tháng 12/2013) Bảng 3.4. Tiến độ xây dựng nông thôn mới huyện Nông Cống sau 5 70 năm 2009 - 2013 Biểu 3.1. Cơ cấu nguồn lực tài chính huyện Nông Cống 61 iv
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT GIẢI NGHĨA BCĐ Ban Chỉ đạo UBND Ủy ban Nhân dân NTM Nông thôn mới MTTQ Mặt trận Tổ quốc CNXH Chủ nghĩa xã hội HĐND Hội đồng Nhân dân MTQG Mục tiêu Quốc gia TW Trung ương QĐ Quyết định NQ Nghị quyết CP Chính phủ CNH - HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa KHKT Khoa học kĩ thuật PTNT Phát triển nông thôn HTX Hợp tác xã THCS Trung học cơ sở v
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong lịch sử Việt Nam, nông nghiệp, nông thôn và nông dân luôn đóng vai trò to lớn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh" [31, Tr. 542]. Kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới đất nước (1986), dưới sự lãnh đạo của Đảng, nền nông nghiệp nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn; đời sống nông dân có những chuyển biến rõ rệt và diện mạo nông thôn có nhiều thay đổi. Ngày nay, kinh tế nông thôn là bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Phát triển nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người nông dân là nhiệm vụ chiến lược, là cơ sở để đảm bảo ổn định tình hình chính trị - xã hội, sự phát triển hài hoà và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước. Do vậy, trong sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân luôn được Đảng ta xác định là nhiệm vụ quan trọng đặc biệt cả về tổng kết lí luận, thực tiễn và đầu tư cho phát triển. Một trong những chủ trương quan trọng có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng của Đảng và Nhà nước những năm gần đây là xây dựng nông thôn mới. Chủ trương này nhằm cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần 7 BCH Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (MTQG XDNTM) đã được cả hệ thống chính trị và toàn bộ xã hội, nhất là cư dân nông thôn đồng tình tích cực đón nhận. Thanh Hóa là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ. "Trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, xứ Thanh là một trong những tỉnh có vị trí cực kì 1
- quan trọng, có truyền thống văn hóa lâu đời, là một trong những cái nôi của người xưa, nơi sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt, là tỉnh đất rộng, người đông, nhân dân có truyền thống đấu tranh anh dũng và cần cù lao động”[32, Tr. 66 ]. Sau ngày đất nước thống nhất, cùng với sự phát triển chung của cả nước, nông nghiệp, nông dân, nông thôn của tỉnh đã đạt được những thành tựu đáng kể: Nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tập trung xây dựng và củng cố; đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được cải thiện; công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm thu được một số kết quả nhất định; hệ thống chính trị cơ sở được tăng cường, quyền dân chủ được phát huy, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nông thôn được giữ vững. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập và đổi mới, cũng đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết: Kiến trúc nông thôn phát triển tự phát và thiếu định hướng quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đời sống, chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn ngày càng xa... Cách nay 67 năm (1947-2014), khi lần đầu tiên vào thăm tỉnh Thanh Hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: "Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu” (32,tr.65). Thực hiện tâm nguyện của Người, trong xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thanh đã đặt ra mục tiêu đến năm 2015 đạt 20% số xã (tương ứng với 117 xã) và đến năm 2020 đạt 60% số xã (tương ứng với 344 xã) đạt chuẩn nông thôn mới. Đây là nhiệm vụ hết sức to lớn và có nhiều thách thức. Nông Cống là huyện thuần nông nằm ở phía Tây Nam tỉnh Thanh Hóa. Từ xa xưa cho tới nay, trong dân gian đã lưu truyền câu ca: “Được mùa Nông Cống, sống mọi nơi; mất mùa Nông Cống, tả tơi mọi vùng”. Với gần 90% dân số làm nông nghiệp, vươn lên làm giàu từ đồng ruộng, được trực tiếp thụ hưởng những chính sách của Trung ương, địa phương, những người nông dân nơi đây thấm thía rõ sự đổi thay nhờ chính sách của Đảng, Nhà nước đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn. 2
- Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã được các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân trong huyện đồng thuận hưởng ứng, quyết tâm thực hiện. Đến năm 2013, toàn huyện đã có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới; bình quân toàn huyện đạt 10,8 tiêu chí. Có thể nói, chương trình xây dựng nông thôn mới như một luồng sinh khí mới đối với người nông dân ở địa bàn nông thôn. Sau 5 năm thực hiện cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân huyện Nông Cống đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; bước đầu đánh giá được mặt tích cực, hạn chế và bài học kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo. Để góp phần đánh giá đúng thực trạng vấn đề này, bằng tâm huyết của người con sinh ra và lớn lên ở huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa, tôi chọn đề tài “Cuộc vận động xây dựng nông thôn mới huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hoá (2009-2013)” làm Luận văn Thạc sĩ Sử học. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Phát triển nông nghiệp, nông thôn là vấn đề không mới. Trong mỗi giai đoạn khác nhau của cách mạng, vấn đề này lại được đặt ra một cách khác nhau mặc dù chúng đều có những mục tiêu chung là làm thay đổi diện mạo nông thôn, thúc đẩy nông nghiệp phát triển, đưa lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, văn minh cho người nông dân. Nông thôn mới và chương trình xây dựng nông thôn mới đã và đang được các nhà khoa học rất quan tâm. Từ trước tới nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu ít nhiều liên quan đến vấn đề này. Có thể nêu ra đây một số công trình, đó là: Năm 1994, Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành công trình: “Kinh nghiệm tổ chức quản lí nông thôn Việt Nam trong lịch sử” do GS. Phan Đại Doãn và PGS. Nguyễn Quang Ngọc (đồng chủ biên), công trình nghiên cứu những vấn đề trong lịch sử phát triển nông thôn nước ta. Các tác giả đã trình bày khá toàn 3
- diện về quản lí nông thôn nước ta trong lịch sử; nghiên cứu mô hình làng xã, nông thôn Việt Nam ở các vùng cụ thể, cung cấp những sử liệu rất có giá trị về vai trò của Nhà nước, tính cộng đồng và tính bền vững của mô hình làng xã Việt Nam... Năm 1996, Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành công trình nghiên cứu của PGS.TS. Nguyễn Văn Bích và TS. Chu Tiến Quang với tiêu đề: “Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam”. Công trình đã luận giải nhiều nội dung liên quan đến chủ đề nghiên cứu, như khái niệm về chính sách, các nội dung của chính sách kinh tế và quá trình thay đổi chính sách nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm đổi mới và những tác động của chúng. Tác phẩm: “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kì đổi mới” do Nxb Thống kê phát hành năm 2003, là một công trình nghiên cứu rất công phu của các tác giả. Ngoài những phân tích có tính thuyết phục về quá trình đổi mới nông nghiệp sau gần 20 năm, các tác giả còn cung cấp hệ thống tư liệu về phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta. Công trình đã luận giải rõ quá trình đổi mới, hoàn thiện chính sách nông nghiệp, nông thôn nước ta trong những năm đổi mới, thành tựu và những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Những gợi mở về quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta, như vấn đề vốn đầu tư, vấn đề phân hóa giàu nghèo, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh, xuất khẩu nông sản... đã được các tác giả lí giải với nhiều luận cứ có tính thuyết phục. Đặc biệt, cuốn sách: “Tổng kết và xây dựng mô hình phát triển kinh tế- xã hội nông thôn mới, kết hợp truyền thống làng xã với văn minh thời đại” do PGS.TS. Vũ Trọng Khải chủ biên, được Nxb Nông nghiệp ấn hành năm 2004, là một công trình nghiên cứu công phu về mô hình phát triển nông thôn Việt Nam. Việc hội nhập kinh tế quốc tế của nông nghiệp Việt Nam cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam quan tâm. Điển hình là công trình nghiên 4
- cứu: “Hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của nó đến phát triển nông nghiệp Việt Nam” là một dự án nghiên cứu tập thể do TS. Nguyễn Từ phụ trách. Trong công trình này, các tác giả đã tập trung phân tích các liên kết kinh tế quốc tế về thương mại và đầu tư trong nông nghiệp; đánh giá chính sách phát triển nông nghiệp và khả năng cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam; đồng thời khuyến nghị những giải pháp chủ yếu đề phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Công trình nghiên cứu đã phân tích những quy định của WTO về chính sách nông nghiệp của các nước đang phát triển và nêu những hướng bổ sung, sửa đổi chính sách nông nghiệp của Việt Nam để hội nhập thành công. Khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá tình hình thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới của Nhà nước tại xã Thụy Lâm huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh” (2010) của Đỗ Thị Hà, lưu tại Thư viện Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, cũng là một đề tài được tác giả Luận văn quan tâm. Trong đề tài, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lí luận, thực tiễn về xây dựng mô hình nông thôn mới; đánh giá kết quả xây dựng mô hình nông thôn mới và bước đầu đề xuất những giải pháp kiến nghị để góp phần xây dựng mô hình nông thôn mới ở địa phương. Trong Luận văn Thạc sĩ: “Giải pháp xây dựng và phát triển nông thôn mới huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn” (2012), tác giả Phạm Khắc Dũng đã trình bày cơ sở lí luận, thực tiễn, thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới ở huyện chợ Mới tỉnh Bắc Kạn. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Thái Nguyên năm 2013: “Giải pháp thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới tại thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên” của Bùi Nữ Hoàng Anh đã tập trung làm rõ thực trạng, đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới ở thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Đề tài không chỉ có ý nghĩa ở địa bàn thị xã Sông Công, mà còn có thể áp dụng, nhân rộng ra các địa phương khác. 5
- Ngoài các công trình khoa học nêu trên, còn có công trình nghiên cứu về huyện Nông Cống. Trong số đó, đáng chú ý là các công trình sau đây: - “Việc làm và thu nhập của người lao động tại Nông Cống, Thanh Hóa” của Vũ Ngọc Thanh, lưu tại Thư viện Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2013. Luận văn đã làm rõ thực trạng việc làm và thu nhập của người lao động nông thôn ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá trong quá trình CNH, HĐH; đề xuất phương hướng và giải pháp tạo việc làm và thu nhập gắn với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại, bảo đảm phát triển bền vững trên địa bàn. - “Huy động và sử dụng nguồn lực tài chính trong xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa” của Đồng Minh Quân, lưu tại Thư viện Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2013. Tác giả nghiên cứu thực trạng việc huy động các nguồn lực tài chính để tổ chức thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Từ đó, Luận văn đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động các nguồn lực tài chính góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Những nghiên cứu chuyên sâu về xây dựng nông thôn mới cũng được tác giả Việt Nam rất quan tâm. GS.TS. Nguyễn Tuấn Anh chuyên nghiên cứu về Chương trình khoa học- công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015; Thạc sĩ Châu Thị Minh Long với công trình “Nghiên cứu xây dựng mô hình mẫu về nông thôn mới dựa vào cộng đồng tại của đồng bào dân tộc tỉnh Lâm Đồng”; TS. Hoàng Trung Lập với công trình “Nghiên cứu hệ thống các giải pháp phát triển mô hình nông thôn mới” ...Các công trình nghiên cứu của các tác giả đã đề cập đến những mô hình, giải pháp trong xây dựng nông thôn mới ở nước ta với những vùng, miền và lĩnh vực khác nhau. Ngày 16/5/2014 tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện 6
- Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới 2010-2020. Hội nghị đã đánh giá những kết quả bước đầu sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình nông thôn mới trong cả nước, thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, yếu kém trong lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm để chỉ đạo thực hiện trong giai đoạn tiếp theo. Ngoài những công trình khoa học nêu trên, còn có nhiều cuộc Hội thảo khoa học và các hoạt động liên quan đến đề tài Luận văn. Đáng chú ý là ngày 5/6/2014, tại Trường Đại học Hồng Đức, Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Nhà trường tổ chức Hội thảo khoa học “Xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa – Những vấn đề lí luận và thực tiễn”. Ban Tổ chức đã nhận được gần 30 bài tham luận khoa học từ các nhà khoa học, nhà quản lí, các cán bộ, giảng viên trong và ngoài trường; đã tuyển chọn 22 bài tham luận có hàm lượng khoa học cao đăng kỉ yếu. Hội thảo xoay quanh các vấn đề: Hệ thống hóa cơ sở lí luận về chương trình xây dựng nông thôn mới; Đánh giá thực trạng quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trong thời gian vừa qua tại tỉnh Thanh Hóa; Học tập và áp dụng kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở các tỉnh, thành trong cả nước cũng như ở nước ngoài; Tìm hiểu các vấn đề tác động trực tiếp đến hiệu quả của quá trình xây dựng nông thôn mới, như: vấn đề quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các xã nông thôn, mức độ tham gia của cộng đồng, sự tham gia của các doanh nghiệp vào công cuộc xây dựng nông thôn mới, vấn đề đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa…; Đề xuất các giải pháp xây dựng nông thôn mới tại Thanh Hóa trong thời gian tới. Hội thảo có ý nghĩa quan trong trong việc chỉ đạo, điều hành, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thanh Hóa trong năm tiếp theo... Tất cả những công trình khoa học nêu trên đã đề cập ở mức độ khác nhau về quá trình chỉ đạo, triển khai và thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia 7
- xây dựng nông thôn mới trong cả nước và tại địa phương. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào đề cập có hệ thống về vấn đề “Cuộc vận động xây dựng nông thôn mới huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa” dưới góc độ khoa học lịch sử. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình thực hiện cuộc vận động xây dựng nông thôn mới ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2009-2013. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn về không gian: Huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá với diện tích tự nhiên là 28.710 ha. Dân số 183.358 người, gồm 33 đơn vị hành chính trong đó 31 xã; 2 thị trấn. - Về thời gian: Từ khi Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới gồm 19 tiêu chí (2009) đến năm 2013. Tuy nhiên, để làm nổi bật thành quả của huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa trong quá trình thực hiện cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, Luận văn đề cập tình hình kinh tế - xã hội của huyện từ năm 2009 trở về trước. 3.3. Nhiệm vụ của đề tài - Khái quát huyện Nông Cống trước cuộc vận động xây dựng nông thôn mới. - Làm rõ quá trình thực hiện cuộc vận động xây dựng nông thôn mới ở huyện Nông Cống (2009 – 2013). - Đánh giá những thành tựu, hạn chế trong cuộc vận động xây dựng nông thôn mới ở huyện Nông Cống (2009-2013). 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã tham khảo các nguồn tài liệu sau: 8
- - Các văn kiện của Đảng, Chính phủ, các bài viết, bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh; các chỉ thị, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, của Huyện ủy, Ủy ban Nhân dân huyện Nông Cống. - Các báo cáo tổng kết, sơ kết của Đảng bộ, Ủy ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Nông Cống. - Các sách và bài báo khoa học liên quan đến đề tài. - Khảo sát thực tế tại huyện Nông Cống. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết những nội dung do yêu cầu đề tài đặt ra, Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic là chủ yếu. Bằng phương pháp lịch sử, dựa trên các nguồn tư liệu lịch sử có chọn lọc, Luận văn trình bày có hệ thống quá trình triển khai thực hiện cuộc vận động xây dựng nông thôn mới ở huyện Nông Cống. Trên cơ sở phân tích các sự kiện, Luận văn nêu nhận xét, đánh giá những thành tựu và hạn chế của cuộc vận động, rút ra bản chất của vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra, các phương pháp so sánh, đối chiếu, thống kê cũng được vận dụng trong Luận văn này. 5. Đóng góp mới của Luận văn - Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên về quá trình thực hiện cuộc vận động xây dựng nông thôn mới ở huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa. - Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần tổng kết, đánh giá, khẳng định tính đúng đắn của chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở huyện Nông Cống nói riêng và cả nước nói chung. Từ đó rút ra một số kinh nghiệm có thể tham khảo vận dụng trong những năm tiếp theo. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu giảng dạy Lịch sử địa phương. 6. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, Luận văn được cấu trúc thành 3 chương nội dung: 9
- Chương 1: Khái quát huyện Nông Cống trước cuộc vận động xây dựng nông thôn mới. Chương 2: Cuộc vận động xây dựng nông thôn mới ở huyện Nông Cống (2009-2013) Chương 3: Những thành tựu, hạn chế trong cuộc vận động xây dựng nông thôn mới ở huyện Nông Cống (2009-2013) 10
- Chương 1 KHÁI QUÁT HUYỆN NÔNG CỐNG TRƯỚC CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên 1.1.1. Vị trí địa lí Huyện Nông Cống nằm ở phía Tây Nam tỉnh Thanh Hóa. Về phía bắc, huyện Nông Công giáp các huyện Đông Sơn và Triệu Sơn; phía nam giáp các huyện Như Thanh và Tĩnh Gia; phía đông giáp các huyện Tĩnh Gia và Quảng Xương; phía tây giáp huyện Như Thanh. Từ thành phố Thanh Hóa đi theo Quốc lộ 45 về phía tây - nam dài 28 km là huyện lị Nông Cống - trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả huyện thuộc vùng châu thổ giàu tiềm năng và truyền thống cách mạng. Toàn huyện có 33 đơn vị hành chính (31 xã và 2 thị trấn). Tổng diện tích tự nhiên là 28.710 ha. Trong đó, đất nông nghiệp 14.340 ha, đất lâm nghiệp 777 ha, đất chuyên dùng 3.657 ha, đất ở 1.004 ha, đất chưa sử dụng 8.932 ha (năm 2009). 1.1.2. Điều kiện tự nhiên Nông Cống là một huyện đồng bằng, nhưng địa hình khá đa dạng: Vừa có đồi núi, vừa có đồng bằng với độ chênh cao tương đối lớn. Địa hình cũng bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi tự nhiên. Có thể chia thành 2 vùng: - Vùng có địa hình đồi núi, diện tích khoảng 7.500 ha, thuộc phía Tây Bắc huyện gồm 26 xã: Tế Lợi, Tế Thắng, Trường Sơn, Trường Trung, Trường Minh, Trung Chính, Trung Ý, Trung Thành, Hoàng Giang, Hoàng Sơn, Vạn Thiện, Vạn Hòa, Vạn Thắng, Minh Thọ, Minh Nghĩa, Tân Phúc, Tân Thọ, Tân Khang, Công Chính, Công Liêm, Công Bình, Thăng Bình, Thăng Long, Thăng Thọ, Tượng Văn, Tượng Lĩnh. Cây trồng chủ yếu là cà phê, chè, cây ăn quả, cây công nghiệp mía đường. Do địa hình đồi núi, lại lắm khe, suối, mỗi khi 11
- mưa to, nước từ núi Nưa trút xuống các khe suối và sông Yên, nhưng lại thoát nước chậm nên đã gây ra nạn úng lụt, ảnh hướng tới sản xuất và đời sống. - Vùng đồng bằng châu thổ Nông Cống khá rộng lớn, có diện tích 21.210 ha, chiếm 74% diện tích tự nhiên toàn huyện; nổi lên nhiều núi đá vôi nhỏ, đồi gò thấp xen kẽ những vùng thấp, lầy thụt. Năm xã không có đồi núi là Tế Nông, Tế Tân, Trường Giang, Minh Khôi và thị trấn Nông Cống. Do địa hình đồng bằng, có phù sa sông bồi đắp nên vùng này thích hợp cho việc trồng các loại cây lương thực và hoa màu... Như vậy, địa hình đa dạng (đồi núi, đồng bằng và những vùng trũng lầy...) đã tạo ra một vùng châu thổ giàu tiềm năng cho phép phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp đa dạng, nhưng cũng gây ra những khó khăn, cách trở, bất cập trong quá trình tổ chức sản xuất. Nghề trồng trọt chủ yếu là cây lúa. Nghề chăn nuôi theo phương thức hộ gia đình, chủ yếu là chăn nuôi lợn, gia cầm, nuôi trồng thủy sản cá nước ngọt và nước lợ. Nông Cống nằm trong tiểu vùng khí hậu đồng bằng (Ia), có các đặc trưng sau: Tổng nhiệt độ trung bình năm: 8.500 - 8.600ºC; biên độ năm 11-12ºC; biên độ ngày 6-7ºC. Lượng mưa trung bình hằng năm 1.500 - 1.900 mm. Tháng 9 có lượng mưa lớn nhất, xấp xỉ 400 mm. Độ ẩm không khí trung bình hằng năm 85 - 86%. Lượng nước bốc hơi trung bình khoảng 854 mm. Tốc độ gió trung bình hằng năm 1,5 - 1,8 m/s. Thiên tai thường xảy ra bão, lũ, úng, hạn cục bộ. Nông Cống là địa bàn chịu ảnh hướng của hệ thống sông Yên, ảnh hưởng trực tiếp của các con sông: Sông Nhơm, Sông Mực, Sông Thị Long. Sông Yên có chế độ bán nhật triều, vào những ngày triều cường trong mùa cạn nước mặn có thể xâm nhập vào tận cầu Chuối. 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Đời sống kinh tế - Văn hóa của tộc người Mông ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái nguyên từ năm 1975 đến năm 2015
90 p | 67 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Hoạt động giao thương Việt Nam - Lào qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao (1997–2015)
92 p | 34 | 6
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế biển ở huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh (1994-2012)
104 p | 40 | 6
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế ngư nghiệp và văn hóa của cư dân ven biển huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định từ năm 1986 đến năm 2012
111 p | 48 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân các xã ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (1986 -2015)
114 p | 44 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên với công cuộc xây dựng nông thôn mới (2008-2014)
103 p | 25 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân đảo Hà Nam, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh từ năm 1986 đến năm 2015
113 p | 35 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Công cuộc xây dựng nông thôn mới của thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh (2008-2013)
110 p | 50 | 5
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế du lịch khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái
93 p | 39 | 5
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Mạng lưới chợ nông thôn ở huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh (1986-2014)
104 p | 39 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Châu Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỉ XIX
132 p | 34 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế, văn hóa châu Lục Yên, tỉnh Tuyên Quang nửa đầu thế kỉ XIX
124 p | 25 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (2001-2015)
114 p | 50 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Hoạt động kinh tế, văn hóa của cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Khăm Muộn (Lào) từ năm 1947 đến năm 2015
89 p | 37 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Hôn nhân và gia đình người Khơ Mú huyện Phương tỉnh Viêng Chăn (CHDCND Lào) từ năm 1975-2015
115 p | 38 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Đời sống kinh tế văn hóa của dân tộc Thái Đen (Tày Đăm) huyện Khăm tỉnh Xiêng Khoảng nước CHDCND Lào giai đoạn 1975-2015
95 p | 29 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh (2001 -2015)
107 p | 32 | 3
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế, văn hóa của người Việt ở thành phố Viêng Chăn (Lào)(1975-2014)
96 p | 33 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn