intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Giáo dục trung học phổ thông huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn (1997 – 2013)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

33
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiệm vụ của đề tài là khái quát vài nét về địa lý hành chính, điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế – xã hội của huyện Chợ Đồn và tình hình giáo dục trung học phổ thông huyện Chợ Đồn trước năm 1997. Khôi phục lại quá trình phát triển của giáo dục trung học phổ thông huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn trong những năm 1997 – 2013. Qua đó nêu rõ những thành tựu và hạn chế của giáo dục trung học phổ thông huyện Chợ Đồn trong thời gian này. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Giáo dục trung học phổ thông huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn (1997 – 2013)

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ HOA GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN CHỢ ĐỒN TỈNH BẮC KẠN (1997 – 2013) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.03.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Thị Thu Thủy Thái Nguyên, năm 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực, chưa được công bố trong một công trình nào khác. Người thực hiện Nguyễn Thị Hoa i Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  3. LỜI CẢM ƠN Trước tiên tác giả Luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Hà Thị Thu Thủy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tác giả trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành đề tài. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã chỉ bảo tận tình, động viên khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn này. Trong thời gian thực hiện Luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Kạn, Huyện ủy, UBND huyện Chợ Đồn, Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn, Trường THPT Chợ Đồn, Trường THPT Bình Trung cùng các phòng, ban, đoàn thể trong tỉnh Bắc Kạn và huyện Chợ Đồn đã cung cấp tư liệu để tác giả hoàn thành Luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn những nhận xét, đánh giá, góp ý quý báu của Hội đồng khoa học đánh giá luận văn. Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành Luận văn này. Thái Nguyên, tháng 3 năm 2015 Tác giả Nguyễn Thị Hoa ii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  4. MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ........................................................................................................ i Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................... iii Danh mục các bảng, biểu đồ............................................................................... iv Danh mục các kí hiệu, chữ viết tắt ...................................................................... v MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN CHỢ ĐỒN VÀ GIÁO DỤC THPT HUYỆN CHỢ ĐỒN TỈNH BẮC KẠN TRƢỚC NĂM 1997....................... 10 1.1. Vài nét về huyện Chợ Đồn ..................................................................... 10 1.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên ......................................................... 10 1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................... 14 1.2. Khái quát giáo dục THPT huyện Chợ Đồn trước năm 1997 .................. 18 1.2.1. Giai đoạn 1945 - 1954 ......................................................................... 18 1.2.2. Giai đoạn 1954 – 1975 ........................................................................ 20 1.2.3. Giai đoạn 1976 – 1996 ........................................................................ 24 Chƣơng 2. TÌNH HÌNH GIÁO DỤC THPT HUYỆN CHỢ ĐỒN TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 1997 - 2013.............................................................. 30 2.1. Giáo dục THPT huyện Chợ Đồn giai đoạn 1997 – 2006 ....................... 30 2.1.1. Hoàn cảnh và chủ trương phát triển giáo dục THPT huyện Chợ Đồn 30 2.1.2. Giáo dục THPT huyện Chợ Đồn ......................................................... 34 2.2. Giáo dục THPT huyện Chợ Đồn giai đoạn 2006 – 2013 ....................... 43 2.2.1. Hoàn cảnh và chủ trương phát triển giáo dục THPT huyện Chợ Đồn 43 2.2.2. Giáo dục THPT huyện Chợ Đồn ......................................................... 48 Chƣơng 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ GIÁO DỤC THPT HUYỆN CHỢ ĐỒN TỈNH BẮC KẠN (1997 – 2013) ............................................................ 63 3.1. Quy mô trường lớp và số lượng học sinh được mở rộng ....................... 63 iii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  5. 3.2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên có sự chuyển biến về số lượng và chất lượng ...... 65 3.3. Cơ sở vật chất trường học được đầu tư xây dựng và phát triển ............. 66 3.4. Chất lượng dạy học có sự chuyển biến................................................... 68 3.5. Còn tồn tại một số khó khăn và hạn chế................................................. 71 3.6. Một số bài học kinh nghiệm và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục THPT huyện Chợ Đồn ............................................................................ 72 KẾT LUẬN....................................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 81 PHỤ LỤC iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 2.1: Quy mô trường lớp, học sinh Trường THPT Chợ Đồn (1997 – 2006).................................................................................... 35 Bảng 2.2: Kết quả giáo dục hai mặt Trường THPT Chợ Đồn (1997 – 2006) .. 41 Bảng 2.3: Quy mô trường lớp, học sinh THPT Chợ Đồn (2006 – 2013) ......... 49 Bảng 2.4: Số lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên THPT huyện Chợ Đồn (2006 – 2013).................................................................................... 50 Bảng 2.5: Kết quả giáo dục hai mặt Trường THPT Chợ Đồn (2006 - 2013) ... 58 Bảng 2.6: Kết quả giáo dục hai mặt Trường THPT Bình Trung (2006 - 2013) .................................................................................... 60 Bảng 3.1: Quy mô trường, lớp, học sinh bậc THPT huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn trong những năm 1997 – 2013 ........................................... 64 Bảng 3.2: Kết quả hai mặt giáo dục THPT huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn trong những năm 1997 – 2013 .......................................................... 69 iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  7. DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT CHỮ CÁI VIẾT TẮT NỘI DUNG CNH - HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nxb Nhà xuất bản THPT Trung học phổ thông TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa v Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  8. BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục và đào tạo có vị trí và vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Nhiều quốc gia trên thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình phát triển do sớm coi trọng vai trò của giáo dục như Nhật Bản, Singapore... Đặc biệt, trong xã hội hiện đại ngày nay, loài người đang bước vào cuộc cách mạng của nền kinh tế tri thức, giáo dục ngày càng có vai trò quan trọng, trở thành nhân tố quyết định nhất đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội. Cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, người đã đưa Singapore trở thành một trong bốn “con Rồng châu Á” bằng con đường giáo dục, đã có một tổng kết vô cùng sâu sắc: Thắng trong cuộc đua về giáo dục sẽ thắng trong cuộc đua về phát triển kinh tế. Nắm bắt được vai trò phát triển của giáo dục, từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến phát triển giáo dục, coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Sau thành công của Cách mạng tháng Tám, ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (3/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra sáu nhiệm vụ cấp bách của đất nước lúc bấy giờ, trong đó có nhiệm vụ “diệt giặc dốt”. Trong công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay, Đảng và Nhà nước ta lại càng coi trọng hơn nữa đến sự nghiệp giáo dục. Đảng ta xác định để thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì vấn đề nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là vấn đề có tính then chốt. Đảng ta đã khẳng định trong Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VII): đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Trong hệ thống giáo dục và đào tạo của nước ta, giáo dục trung học phổ thông giữ vai trò quan trọng. Trung học phổ thông là bậc cuối cùng của hệ 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  10. thống giáo dục phổ thông, gồm 3 năm học từ lớp 10 đến lớp 12. Đây là bậc học có nhiệm vụ hoàn thiện vốn học vấn phổ thông và đào tạo nguồn phục vụ cho yêu cầu đào tạo sau trung học của xã hội, chuẩn bị cho thế hệ trẻ đi vào cuộc sống xã hội, lao động sản xuất, thực hành nghĩa vụ công dân và có điều kiện để tiếp tục học thêm. Đồng thời, bậc học này cũng góp phần nâng cao dân trí. Nước ta đang ngày càng tiến hành hội nhập quốc tế sâu rộng, sự nghiệp giáo dục cũng đòi hỏi phải có sự đổi mới để phù hợp với yêu cầu mới của đất nước. Vì thế, ngày 4/11/2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Trong đó, đối với giáo dục trung học phổ thông, Nghị quyết nêu rõ mục tiêu là phải tập trung phát triển trí tuệ, thể chất hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Đồng thời, chuẩn bị cho giáo dục sau phổ thông có chất lượng. Chợ Đồn là một huyện miền núi cao của tỉnh Bắc Kạn. Thực hiện chủ trương của Đảng và chính sách phát triển của tỉnh, trong những năm 1997 – 2013, giáo dục trung học phổ thông huyện Chợ Đồn đã đạt được những thành tựu đáng kể về cả số lượng và chất lượng. Đó là chất lượng giáo dục hai mặt cho học sinh có bước chuyển biến tiến bộ, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông và học sinh thi đỗ vào các trường chuyên nghiệp dần được nâng lên, chất lượng giảng dạy từng bước được nâng cao... Song, là một huyện miền núi cao, kinh tế còn nghèo nên giáo dục trung học phổ thông huyện Chợ Đồn còn gặp nhiều khó khăn như hệ thống cơ sở vật chất, trường lớp phục vụ cho việc dạy học còn nhiều thiếu thốn, vẫn còn học sinh bỏ học, tỷ lệ học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi còn ít... 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  11. Là một người con của quê hương Chợ Đồn, lại là một giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường trung học phổ thông, tôi nhận thức rõ việc nghiên cứu giáo dục trung học phổ thông ở huyện Chợ Đồn từ năm 1997 đến năm 2013 vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn bởi nó không chỉ góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử phát triển của ngành giáo dục trung học phổ thông ở địa phương mà qua đó còn có thể rút ra những bài học kinh nghiệm để tiếp tục thúc đẩy sự nghiệp giáo dục cũng như đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Từ những nhận thức nêu trên, tôi quyết định chọn vấn đề “Giáo dục trung học phổ thông huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn (1997 – 2013)” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề giáo dục tỉnh Bắc Kạn nói chung và giáo dục THPT huyện Chợ Đồn (1997 – 2013) nói riêng đã có nhiều sách, báo, công trình nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân, các học giả đề cập đến với nội dung và các khía cạnh, góc độ khác nhau. Năm 1993, Huyện ủy Chợ Đồn cho xuất bản cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Chợ Đồn, (1930 – 1945)” [48]. Cuốn sách đã nêu ra những nét khái quát về lịch sử hình thành, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của huyện Chợ Đồn. Đồng thời, nêu ra quá trình phát triển của huyện Chợ Đồn trong những năm 1930 – 1945, trong đó có vấn đề giáo dục. Năm 2000, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Chợ Đồn tiếp tục cho xuất bản cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Chợ Đồn, tập II (1954 – 1975)” [2]. Cuốn sách đã trình bày một cách khái quát tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Chợ Đồn trong những năm 1954 – 1975, trong đó đã nêu ra những thành tựu, hạn chế của giáo dục huyện Chợ Đồn nói chung và giáo dục THPT nói riêng trong thời gian này. 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  12. Năm 2000, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn cho xuất bản cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn, tập I” [4]. Cuốn sách đã tái hiện chặng đường phát triển của lịch sử Bắc Kạn từ năm 1943 đến năm 1975 dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn. Trong đó có đề cập đến sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn đối với công tác giáo dục và đào tạo của tỉnh nhà, đồng thời nêu ra ngắn gọn sự phát triển nền giáo dục của địa phương những năm 1943 – 1975. Năm 2001, Đảng ủy – Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Kạn xuất bản cuốn “Bắc Kạn lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)” [39]. Cuốn sách đã đề cập đến tình hình giáo dục tỉnh Bắc Kạn trong thời kỳ tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp. Đến năm 2004, Đảng ủy – Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Kạn tiếp tục xuất bản cuốn “Bắc Kạn lịch sử kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975)” [40], cuốn sách cũng đã đề cập đến tình hình giáo dục tỉnh Bắc Kạn trong thời kỳ tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ ở địa phương. Năm 2006, Đảng ủy – Ban Chỉ huy quân sự Chợ Đồn cho xuất bản cuốn “Chợ Đồn lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ (1945 – 1975)” [38]. Cuốn sách đã dựng lại tương đối đầy đủ những đóng góp của quân và dân Chợ Đồn trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cứu nước. Vấn đề giáo dục, trong đó có giáo dục THPT cũng được đề cập ngắn gọn trong cuốn sách này. Gần đây nhất, năm 2010, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Chợ Đồn đã xuất bản cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Chợ Đồn, tập III (1975 – 2005)” [3]. Cuốn sách đã khái quát lại chặng đường 30 năm (1975 – 2005) Đảng bộ huyện Chợ Đồn lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong huyện thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, trong đó có nêu về quá trình phát triển nền giáo dục của huyện. Những thành tựu, tiến bộ cũng như những hạn chế, yếu kém của giáo dục trung học phổ thông của huyện trong những năm 1975 – 2005 đã được đề cập ngắn gọn trong cuốn sách này. 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  13. Tình hình giáo dục Bắc Kạn nói chung và giáo dục THPT huyện Chợ Đồn nói riêng còn được đề cập trong các công trình nghiên cứu của các học giả. Luận văn Thạc sĩ của tác giả Âu Thị Hồng Thắm: Bắc Kạn trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) [74], đã khái quát tình hình của Bắc Kạn trong thời gian tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp, trong đó có đề cập đến tình hình giáo dục nói chung và giáo dục THPT của tỉnh nói riêng. Luận văn Thạc sĩ của tác giả Hà Văn Tiềm: Giáo dục phổ thông tỉnh Bắc Kạn từ 1997 đến 2004 [76], có đề cập đến những thành tựu mà ngành giáo dục và đào tạo Bắc Kạn đã đạt được trong thời gian này, trong đó có những đóng góp của giáo dục THPT huyện Chợ Đồn. Luận văn Thạc sĩ của tác giả Trần Thế Anh: Huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1954 – 1975) [1], đã trình bày ngắn gọn về nhiệm vụ xây dựng hậu phương của huyện Chợ Đồn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trong đó có công tác giáo dục. Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Đức Quế: Hậu phương Bắc Kạn trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) [53], đã trình bày một cách có hệ thống và toàn diện của hậu phương Bắc Kạn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trong đó có đề cập đến sự phát triển của giáo dục tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn này. Luận án Tiến sĩ của tác giả Âu Thị Hồng Thắm: Tỉnh Bắc Kạn trong căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1942 đến năm 1954 [75], đã làm rõ quá trình hình thành, phát triển của căn cứ địa Bắc Kạn trong những năm 1942 – 1954. Luận văn đã đề cập đến tình hình phát triển kinh tế, văn hóa (trong đó có giáo dục), xã hội của tỉnh Bắc Kạn trong thời gian này. Ngoài ra, tình hình giáo dục THPT huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn từ năm 1997 đến năm 2013 còn được đề cập trong văn kiện của Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ VIII, IX, X và văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Chợ Đồn lần 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  14. thứ XVII, XVIII, XIX; trong các báo cáo tổng kết hằng năm và báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996 – 2000, 2001 – 2005, 2006 – 2010 và 2011 – 2015 của Huyện ủy Chợ Đồn; các báo cáo tổng kết, đánh giá của ngành giáo dục và đào tạo Bắc Kạn đối với sự nghiệp giáo dục trung học phổ thông của tỉnh. Nhìn chung, những nguồn tư liệu trên dưới các góc độ khía cạnh khác nhau đã phản ánh ít nhiều về quá trình phát triển giáo dục THPT huyện Chợ Đồn nói chung và thời kỳ 1997 - 2013 nói riêng. Tuy nhiên, đến nay chưa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu có hệ thống về giáo dục trung học phổ thông huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn này. Song đó là những tư liệu quý giúp tôi phương hướng đi sâu nghiên cứu và hoàn thành đề tài: “Giáo dục trung học phổ thông huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn (1997 – 2013)”. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về giáo dục trung học phổ thông huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn trong những năm 1997 – 2013. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian: đề tài nghiên cứu về giáo dục trung học phổ thông thuộc phạm vi huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Thời gian: đề tài nghiên cứu về giáo dục trung học phổ thông huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn từ năm 1997 (từ khi Bắc Kạn tái lập tỉnh) đến năm 2013 (cụ thể là từ năm học 1997 – 1998 đến hết năm học 2012 – 2013). 3.3. Nhiệm vụ của đề tài Khái quát vài nét về địa lý hành chính, điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế – xã hội của huyện Chợ Đồn và tình hình giáo dục trung học phổ thông huyện Chợ Đồn trước năm 1997. 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  15. Khôi phục lại quá trình phát triển của giáo dục trung học phổ thông huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn trong những năm 1997 – 2013. Qua đó nêu rõ những thành tựu và hạn chế của giáo dục trung học phổ thông huyện Chợ Đồn trong thời gian này. Rút ra những bài học kinh nghiệm cho sự phát triển của giáo dục trung học phổ thông huyện Chợ Đồn cho những năm tiếp theo. 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả Luận văn đã sử dụng các nguồn tư liệu: Tài liệu văn kiện Đảng, các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của các cấp ủy Đảng, chính quyền về giáo dục nói chung và giáo dục trung học phổ thông nói riêng. Các báo cáo tổng kết hằng năm của tỉnh Bắc Kạn, huyện Chợ Đồn; các báo cáo tổng kết, đánh giá của ngành giáo dục và đào tạo Bắc Kạn; hệ thống Niên giám thống kê của Cục Thống kê tỉnh Bắc Kạn, Phòng Thống kê huyện Chợ Đồn về những vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đặc biệt là báo cáo tổng kết và phương hướng năm học của các trường trung học phổ thông trong huyện Chợ Đồn trong những năm 1997 - 2013. Các công trình nghiên cứu, sách có liên quan đến giáo dục trung học phổ thông huyện Chợ Đồn như các cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ huyện Chợ Đồn, tập I (1930 – 1945)”, “Lịch sử Đảng bộ huyện Chợ Đồn, tập II (1954 – 1975)” , “Chợ Đồn lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ (1945 – 1975)”, Luận văn Thạc sĩ “Giáo dục phổ thông tỉnh Bắc Kạn từ 1997 đến 2004”... Hồi kí của các thế hệ học sinh, giáo viên, lãnh đạo nhà trường. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  16. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó, chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic, thông qua việc sử dụng các phương pháp chuyên ngành (diễn tiễn theo tiến trình từng giai đoạn) để tái hiện lại quá trình phát triển của giáo dục THPT huyện Chợ Đồn giai đoạn 1997 - 2013. Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh để rút ra nhận xét, đánh giá khái quát. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng phương pháp điều tra xã hội, khảo sát thực địa, phỏng vấn các thế hệ học sinh, giáo viên, lãnh đạo các trường THPT trên địa bàn huyện để có thêm căn cứ thẩm định cho các nguồn tư liệu đã lưu trữ. 5. Đóng góp của luận văn Tái hiện lại một cách sinh động, có hệ thống quá trình phát triển của giáo dục trung học phổ thông huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn trong những năm 1997 – 2013. Qua đó nêu rõ được những thành tựu và hạn chế của giáo dục trung học phổ thông huyện Chợ Đồn trong thời gian này. Đề xuất một số giải pháp để Đảng bộ, chính quyền huyện nhà có thể tham khảo, bổ sung hoàn thiện chủ trương kế hoạch nhằm thúc đẩy sự phát triển của giáo dục trung học phổ thông những năm tiếp theo. Có thể dùng làm tài liệu tham khảo để phục vụ cho công tác giảng dạy lịch sử địa phương và là nguồn tư liệu xác đáng, tin cậy để các nhà nghiên cứu tham khảo mở rộng nghiên cứu. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận văn được chia làm ba chương: 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  17. Chương 1: Khái quát về huyện Chợ Đồn và giáo dục THPT huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn trước năm 1997. Chương 2: Tình hình giáo dục THPT huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1997 – 2013. Chương 3: Một số nhận xét về giáo dục THPT huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn (1997 – 2013) 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  18. Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN CHỢ ĐỒN VÀ GIÁO DỤC THPT HUYỆN CHỢ ĐỒN TỈNH BẮC KẠN TRƢỚC NĂM 1997 1.1. Vài nét về huyện Chợ Đồn 1.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Chợ Đồn là một huyện miền núi cao nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Kạn, có 1 thị trấn (Bằng Lũng) và 21 xã. Chợ Đồn có ranh giới tiếp giáp: phía Bắc giáp huyện Ba Bể; phía Nam giáp huyện Định Hóa của tỉnh Thái Nguyên; phía Đông giáp huyện Bạch Thông, huyện Chợ Mới; phía Tây giáp các huyện Chiêm Hóa, Yên Sơn và Na Hang của tỉnh Tuyên Quang. Theo sử cũ, từ đời nhà Trần trở về trước, địa phận huyện Chợ Đồn ngày nay là một phần đất của huyện Vĩnh Thông, thuộc phủ Thái Nguyên; thời thuộc Minh (1407 - 1427) vẫn theo như thế. Đến thời nhà Lê, huyện Vĩnh Thông được đổi tên thành châu Bạch Thông, thuộc phủ Thông Hóa, do phiên thần họ Hoàng nối đời cai trị. Từ đó trở đi, Chợ Đồn vẫn thuộc châu Bạch Thông. Năm 1884, sau khi chiếm được thành Thái Nguyên, thực dân Pháp bắt đầu mở rộng cuộc xâm lược lên các huyện phía Bắc nước ta. Vấp phải sự phản kháng quyết liệt của nhân dân các dân tộc cho nên sau 10 năm, thực dân Pháp mới đến được phủ lỵ Thông Hóa. Đến năm 1895, một đạo quân Pháp tiến lên vùng thượng lưu sông Cầu, đánh chiếm các vùng rẻo cao của phủ Thông Hóa, trong đó có phần đất của huyện Chợ Đồn ngày nay. Đầu năm 1900, theo nghị định của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer, thực dân Pháp tách phủ Thông Hóa đặt thành tỉnh Bắc Kạn, gồm 4 châu (sau đổi thành huyện) là Bạch Thông, Chợ Rã, Thông Hóa (sau đổi thành Na Rì), Cảm Hóa (sau đổi thành Ngân Sơn). Năm 1911, châu Chợ Đồn được thành lập, gồm hai tổng: Đông Viên (gồm các xã hiện nay là Đông Viên, 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  19. Phương Viên, Rã Bản, Đại Sảo, Ngọc Phái, Bằng Lãng, Yên Thịnh, Yên Thượng, Bản Thi) và Nhu Viễn (gồm các xã hiện nay là Quảng Bạch, Tân Lập, Đồng Lạc, Nam Cường, Xuân Lạc). Đến năm 1914, chính quyền thực dân cắt tổng Nghĩa Tá (gồm các xã hiện nay là Lương Bằng, Nghĩa Tá, Bình Trung, Phong Huân, Yên Nhuận, Yên Mỹ) thuộc Thái Nguyên nhập vào châu Chợ Đồn thuộc tỉnh Bắc Kạn. Kể từ đó, châu Chợ Đồn có 3 tổng với 16 xã. Ngày 21/4/1965, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ra quyết định số 103-NQ-TVQH thành lập tỉnh Bắc Thái trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Chợ Đồn lúc này trở thành một huyện của tỉnh Bắc Thái. Đến ngày 6/11/1996, để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nguyện vọng của nhân dân các dân tộc, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 10 đã phê chuẩn việc chia tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Ngày 01/01/1997, tỉnh Bắc Kạn chính thức được tái lập. Chợ Đồn lại trở thành một huyện của tỉnh Bắc Kạn từ đó đến nay. Về địa hình, Chợ Đồn là một huyện miền núi cao của tỉnh Bắc Kạn, có độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây với ba dạng địa hình phổ biến: địa hình núi đá vôi ở phía Bắc thuộc cao nguyên đá vôi Lang-ca-phu kéo dài từ huyện Ba Bể đến thị trấn Bằng Lũng, địa hình chia cắt phức tạp bởi những dãy núi đá vôi với độ cao trên 1000m (núi Phia Khao xã Bản Thi) xen giữa các thung lũng hẹp, độ dốc bình quân từ 250 đến 300, đây là nơi đầu nguồn của các sông chảy về hồ Ba Bể; địa hình núi đất ở phía Nam thị trấn Bằng Lũng, có độ cao phổ biến 400m đến trên 600m, độ dốc bình quân từ 20 0 đến 250, địa hình chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối khá dày đặc; địa hình thung lũng phân bố dọc theo các sông, suối xen giữa các dãy núi cao. Các điều kiện tự nhiên nhìn chung khá thuận lợi cho phát triển canh tác nông - lâm nghiệp kết hợp, cây ăn quả, cây đặc sản. 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  20. g đặc trưng chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam, chia thành bốn mùa (xuân, hạ, thu, đông) trong năm nhưng có hai mùa nóng và lạnh rõ rệt. Đặc biệt, Chợ Đồn là vùng núi cao nên mùa đông thường kéo dài (bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 4 năm sau), giá lạnh, nhiệt độ không khí thấp, khô hanh, có sương muối. Mùa hè kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm là 23,2 oC. Ngoài ra, khí hậu Chợ Đồn còn có đặc trưng khác như sương mù, nhất là vào các tháng 10, 11 số ngày sương mù thường cao. Vào khoảng tháng 12 và tháng 1, các xã vùng núi đá vôi còn xuất hiện sương muối. Mùa đông lạnh, kéo dài lại kèm theo sương mù, sương muối đã gây khó khăn không nhỏ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người nơi đây. Lượng mưa thuộc loại thấp, bình quân 1.115mm/năm. Các tháng có lượng mưa lớn là tháng 6 và 7 có ngày mưa tới 340mm/ngày; thấp nhất là vào tháng 12 và tháng 1 năm sau 1,5mm/ngày. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm tới 75-80% lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí trung bình 82%, thấp nhất vào tháng 2 với 79% và cao nhất vào tháng 7 tới 88%. Chế độ gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc kèm theo không khí lạnh và gió mùa Đông Nam mang theo hơi nước từ biển Đông, tạo ra những trận mưa lớn vào mùa hè. Những đặc điểm về khí hậu nêu trên rất thích hợp cho các loại cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới, là điều kiện để đa dạng hóa cây trồng, tăng vụ cho ngành kinh tế nông – lâm nghiệp của huyện Chợ Đồn. Chợ Đồn có hệ thống sông suối khá dày đặc, trong đó có ba nhánh thượng nguồn của các con sông là sông Cầu, sông Năng, sông Phó Đáy (còn gọi là sông Bình Trung). Đặc điểm chung của hệ thống sông suối nơi đây là đầu nguồn, lòng sông ngắn, dốc, thuỷ chế thất thường. Giao thông đường sông ít phát triển do sông suối dốc, lắm thác ghềnh. Vào mùa khô, phần lớn các dòng sông suối đều cạn; nhưng vào mùa mưa, nước dồn nhanh có thể xảy ra lũ quét ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân. 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2