intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động cho Công ty Thuốc lá Thăng Long

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:138

48
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động cho Công ty Thuốc lá Thăng Long" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích đánh giá được các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 45001:2018 khi áp dụng tại Công ty Thuốc lá Thăng Long; Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Thuốc lá Thăng Long.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động cho Công ty Thuốc lá Thăng Long

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC C NG ĐO N Đ M ĐỨC ANH NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 45001:2018 VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG CHO CÔNG TY THUỐC LÁ THĂNG LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP MÃ SỐ: 8340417 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM HỒNG MINH HÀ NỘI, NĂM 2022
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ với tiêu đề: “Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động cho Công ty Thuốc lá Thăng Long” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Phạm Hồng Minh. Luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sỹ. Tác giả luận văn Đàm Đức Anh
  3. LỜI CẢM ƠN Luận văn này được thực hiện và hoàn thành tại Khoa Sau Đại học – Trường Đại học Công đoàn, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Phạm Hồng Minh. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy hướng dẫn của tôi là PGS.TS. Phạm Hồng Minh, người Thầy trực tiếp dẫn dắt, chỉ bảo tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Khoa Sau đại học và các Thầy, Cô của Khoa Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp – Trường Đại học Công đoàn đã hỗ trợ tôi trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn. Dưới sự hỗ trợ tận tâm của Lãnh đạo, các Phòng, Ban đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian qua. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, tất cả các Anh/Chị và Quý đồng nghiệp tại Công ty Thuốc lá Thăng Long nơi tôi công tác và thực hiện các nội dung nghiên cứu. Tôi xin ghi nhớ sự quan tâm chỉ bảo của tất cả các Thầy, Cô, các Anh Chị và mọi người. Cuối cùng, tôi đặc biệt gửi lời cảm ơn tới gia đình, những người luôn luôn yêu thương, tin tưởng, cổ vũ và động viên tôi trong quá trình học tập. Trân trọng!
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, hình, sơ đồ MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................................... 3 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .............................................................. 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 4 5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4 6. Đóng góp của đề tài nghiên cứu ............................................................................... 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG .. 7 1.1. Tổng quan về công tác an toàn vệ sinh lao động trên thế giới ........................ 8 1.1.1. Tiêu chuẩn tham vấn quốc tế ISO 45001 về An toàn và sức khỏe nghề nghiệp ............................................................................................................................ 8 Nguồn: Tác giả xây dựng ............................................................................................. 13 1.1.2. Hệ thống an toàn sức khỏe nghề nghiệp của Cộng hoà Liên Bang Đức (OSH) 13 1.1.3. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của Hoa Kỳ ....................................17 1.1.4. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của Anh..........................................20 1.1.5. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của Nhật Bản .................................22 1.1.6. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về tiêu chuẩn ISO 45001:2018 ......23 1.1.7. Tình hình nghiên cứu tiêu chuẩn ISO 45001:2018 tại Việt Nam ......................23 1.2. Tổng quan công tác an toàn vệ sinh lao động tại Việt Nam .......................... 25 1.2.1. Chủ trương và chính sách của Nhà nước về công tác an toàn vệ sinh lao động .....25 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động ...................................27 1.2.3. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của Việt Nam .................................28 1.2.4. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động tại Việt Nam hiện nay ........................................................................................................................29 1.3. Tổng quan công tác an toàn vệ sinh lao động ngành thuốc lá Việt Nam............ 32
  5. 1.3.1. Cơ cấu tổ chức của ngành thuốc lá Việt Nam ....................................................32 1.3.2. Khái quát chung về nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động trong ngành Thuốc lá ......................................................32 1.4. Lợi ích khi áp dụng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động theo ISO 45001:2018 ................................................................................................................ 33 Tiểu kết chƣơng 1 ..................................................................................................... 35 Chƣơng 2. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY THUỐC LÁ THĂNG LONG ......................................... 36 2.1. Quy trình sản xuất thuốc lá điếu ..................................................................... 37 2.2. Hiện trạng công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Thuốc lá Thăng Long ............................................................................................................... 42 2.2.1. Cam kết của lãnh đạo công ty ............................................................................42 2.2.2. Tổ chức bộ máy thực hiện ..................................................................................42 2.2.3. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện .....................................................................45 2.2.4. Đánh giá và cải tiến thực hiện ............................................................................53 2.2.5. Tình hình thực hiện quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty Thuốc lá Thăng Long .....................................................................................54 2.3. Đánh giá công tác quản lý An toàn vệ sinh lao động tại Công ty Thuốc lá Thăng Long ............................................................................................................... 56 2.3.1. Kết quả đạt được ................................................................................................ 56 2.3.2. Tồn tại, hạn chế ..................................................................................................57 Tiểu kết chƣơng 2 ..................................................................................................... 59 Chƣơng 3. NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 45001:2018 VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY THUỐC LÁ THĂNG LONG ........................................................................... 62 3.1. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 .... 62 3.1.1. Điểm mới trong tiêu chuẩn ISO 45001:2018 .....................................................62 3.1.2. So sánh tiêu chuẩn ISO 45001:2018 với OHSAS 18001 ...................................64 3.2. Quy trình xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động theo ISO 45001:2018 ................................................................................................................ 65
  6. 3.3.1. Quy trình xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động theo ISO 45001:2018 ...................................................................................................................65 3.3.2. Bối cảnh của Công ty Thuốc Lá Thăng Long ....................................................66 3.4. Sự lãnh đạo và sự tham gia của ngƣời lao động ............................................. 69 3.4.1. Sự lãnh đạo và cam kết ......................................................................................69 3.4.2. Ban hành các Chính sách về An toàn vệ sinh lao động .....................................70 3.4.3. Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức ..................................................73 3.4.4. Sự tham gia và tham vấn của người lao động ....................................................74 3.5. Hoạch định ......................................................................................................... 75 3.6. Đánh giá cơ hội an toàn vệ sinh lao động và các cơ hội khác ..................... 102 3.6.1. Đánh giá cơ hội an toàn vệ sinh lao động và các cơ hội khác .........................102 3.6.2. Xác định yêu cầu pháp lý và yêu cầu khác ......................................................103 3.6.3. Mục tiêu An toàn vệ sinh lao động và hoạch định để đạt được mục tiêu ...............104 3.6.4. Hỗ trợ ...............................................................................................................106 3.6.5. Thực hiện..........................................................................................................109 3.6.6. Đánh giá kết quả hoạt động ..............................................................................113 3.6.7. Cải tiến .............................................................................................................119 3.7. Đánh giá khả năng áp dụng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001:2018 tại công ty ....................................................................... 121 Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................... 125 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................ 126 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 128
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATSKNN An toàn sức khỏe nghề nghiệp ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động ATVSV An toàn vệ sinh viên BHLĐ Bảo hộ lao động BNN Bệnh nghề nghiệp BVMT Bảo vệ môi trường CBCNV Cán bộ công nhân viên CTHĐ Chủ tịch Hội đồng An toàn vệ sinh lao động Công ty Công ty Thuốc lá Thăng Long ISO Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ILO Tổ chức Lao động Quốc tế HĐATVSLĐ Hội đồng An toàn vệ sinh lao động NLĐ Người lao động NSDLĐ Người sử dụng lao động PCCC Phòng cháy chữa cháy PCCN Phòng chống cháy nổ QLNN Quản lý nhà nước QHLĐ Quan hệ lao động SKNN Sức khỏe nghề nghiệp TCNS Phòng Tổ chức nhân sự TNLĐ Tai nạn lao động
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. So sánh các điều khoản giữa tiêu chuẩn ISO 18001:2007 với ISO 45001:2018 ................................................................................................. 9 Bảng 1.2. Những thay đổi của ISO 45001 so với OSHAS 18001 ............................. 12 Bảng 1.3. Thống kê tình hình tai nạn lao động cả nước năm 2016 - 2020 ................ 31 Bảng 1.4. Phân loại sức khỏe người lao động tại Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam 33 Bảng 2.1. Danh sách Hội đồng An toàn vệ sinh lao động ......................................... 44 Bảng 2.2. Kế hoạch An toàn vệ sinh lao động Qúy IV Năm 2021 ............................ 45 Bảng 2.3. Danh sách lực lượng phòng cháy chữa cháy tại chỗ ................................. 48 Bảng 2.4. Danh mục phân bổ phương tiện phòng cháy chữa cháy 2020 ................... 48 Bảng 2.5. Bảng phân loại sức khỏe cán bộ công nhân viên Công ty Thuốc lá Thăng Long .......................................................................................................... 49 Bảng 2.6. Đối tượng tham gia đào tạo, huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động ...... 50 Bảng 2.7. Thống kê tình hình tai nạn, sự cố tại Công ty Thuốc lá Thăng Long từ năm 2016 đến 2021 ................................................................................... 51 Bảng 2.8. Tổng hợp kết quả quan trắc môi trường dập bụi khí thải lò hơi năm 202052 Bảng 2.9 Kế hoạch giám sát, quan trắc môi trường ................................................... 52 Bảng 2.10. Tổng hợp kết quả quan trắc môi trường sau hệ thống dập bụi khí thải lò hơi năm 2021 ............................................................................................ 53 Bảng 2.10. Bảng tổng hợp kết quả khảo sát ............................................................... 55 Bảng 3.1. Các điểm mới trong tiêu chuẩn ISO 45001 ............................................... 63 Bảng 3.2. Nhu cầu mong đợi của các bên liên quan .................................................. 68 Bảng 3.3. Chính sách an toàn vệ sinh lao động của Công ty Thuốc lá Thăng Long 71 Bảng 3.4. Hình thức phổ biến Chính sách an toàn vệ sinh lao động của Công ty ..... 72 Bảng 3.5. Tần suất xảy ra (F) ..................................................................................... 79 Bảng 3.6. Tần suất xảy ra sự cố (P). .......................................................................... 79 Bảng 3.7. Bảng mức độ nghiêm trọng. ...................................................................... 79 Bảng 3.8. Bảng đối chiếu hậu quả xảy ra theo tần suất ............................................. 80 Bảng 3.9. Đánh giá rủi ro tại Công ty Thuốc lá Thăng Long .................................... 82 Bảng 3.10. Các cơ hội cải thiện an toàn vệ sinh lao động và hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động .............................................................................. 102 Bảng 3.11. Đánh giá khả năng áp dụng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001: 2018 tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thuốc lá Thăng Long ...................................................................... 121
  9. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ Biểu đồ Biểu đồ 1.1. Thống kê tình hình tai nạn lao động cả nước năm 2016-2020 .............. 30 Hình Hình 1.1. Hệ thống An toàn vệ sinh lao động ANSI Z10 của Hoa Kỳ ...................... 20 Hình 2.1. Công nhân đang hiệu chỉnh dây chuyền vấn điếu Protos 80C tại Phân xưởng Cuốn điếu – Đóng bao ................................................................... 38 Hình 2.2. Công nhân vận hành dây chuyền vấn điếu Protos 80 tại Phân xưởng Cuốn điếu – Đóng Bao ....................................................................................... 39 Hình 2.3. Dây chuyền Đóng bao Fock tại Phân xưởng Cuốn điếu – Đóng bao ....... 39 Hình 3.1. Những điểm tiến bộ hơn so với OHSAS 18001:2007 ............................... 65 Hình 3.2. Các vấn đề bên ngoài ảnh hưởng đến Công ty........................................... 67 Hình 3.3. Các vấn đề bên trong của Công ty ............................................................. 67 Sơ đồ Sơ đồ 1.1. Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động ......................................... 26 Sơ đồ 2.1. Quy trình công nghệ sản xuất thuốc lá điếu ............................................. 40 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thuốc lá Thăng Long ............................................................................................... 41
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với tư tưởng, đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trước hết ở lòng nhân ái cao cả, sự quan tâm và tình thương yêu sâu sắc đối với giai cấp công nhân và nhân dân lao động, những người đang ngày đêm lao động vì sự nghiệp xây dựng đất nước nói chung và vì đời sống hạnh phúc của mỗi gia đình nói riêng. Bác luôn coi giai cấp công nhân và nhân dân lao động là vốn quý nhất của xã hội và luôn nhắc nhở chúng ta "Thi đua làm nhiều, nhanh, tốt, rẻ, phải đi đôi với đảm bảo an toàn lao động, phải biết quý trọng con người. Đồng thời phải chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, công nhân". Những điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu nói về ATVSLĐ trong những năm cách đây hơn nửa thế kỷ, những quan điểm cơ bản, hết sức sâu sắc của tư tưởng nhân văn, đạo đức Hồ Chí Minh về ATVSLĐ không chỉ là những cơ sở lý luận và thực tiễn cho Đảng và Nhà nước ta chỉ đạo công tác ATVSLĐ trong những năm qua mà còn có ý nghĩa thời sự, phù hợp với chiến lược toàn cầu về ATVSLĐ mà tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra tại Hội nghị lao động quốc tế tháng 6/2003. Với khái niệm Văn hoá an toàn, mà nội dung cơ bản là đề cập đến ý nghĩa nhân đạo, thái độ, quan niệm, cách ứng xử đối với công tác ATVSLĐ được đưa ra tại Hội nghị lao động quốc tế, về thực chất rất phù hợp với những nội dung cơ bản của tư tưởng nhăn văn, đạo đức Hồ Chí Minh trong công tác ATVSLĐ. Với sự nỗ lực phấn đấu của các ngành, các cấp, các địa phương, cơ sở, của mọi tổ chức, cá nhân, đặc biệt là của người sử dụng lao động (NSDLĐ) và NLĐ, công tác ATVSLĐ của nước ta thời gian qua đã đạt những kết quả đáng ghi nhận. Điều kiện lao động trong nhiều ngành sản xuất từng bước được cải thiện, TNLĐ và BNN được hạn chế. Công tác quản lý Nhà nước cũng như hoạt động của phong trào quần chúng về ATVSLĐ có nhiều hiệu quả thiết thực, thúc đẩy công tác ATVSLĐ nước ta có bước phát triển mới. Tuy nhiên, từ thực tiễn hoạt động ATVSLĐ thời gian qua, chúng ta cũng thấy bộc lộ không ít những tồn tại, thiếu sót mà chủ yếu là ĐKLV trong một số cơ sở sản xuất, nhất là trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn xấu, thậm chí có nơi còn khắc nghiệt, tình hình TNLĐ, BNN vẫn còn nghiêm trọng, có nơi, có lúc còn có chiều hướng gia tăng; nhiều vụ TNLĐ nghiêm trọng làm chết và bị thương nhiều người có lúc còn xảy ra dồn dập. Nhiều qui định của pháp luật, các tiêu chuẩn, nội
  11. 2 qui, biện pháp về ATVSLĐ chưa được NSDLĐ và NLĐ thực hiện nghiêm chỉnh, thậm chí còn có trường hợp để xẩy ra vi phạm nghiêm trọng. Nguyên nhân của tình hình trên có nhiều, song chủ yếu nhất là do nhận thức, hiểu biết về ATVSLĐ của một số cấp, một số ngành, của người quản lý, nhất là của NSDLĐ và NLĐ còn yếu, ý thức chấp hành pháp luật về ATVSLĐ còn kém. Điều đó cho thấy chúng ta chưa thấm nhuần đầy đủ và làm theo lời dạy của Bác Hồ về ATVSLĐ. Trong giai đoạn mới, khi đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều ngành sản xuất ngày càng phát triển, nhiều doanh nghiệp mới ra đời, số lao động trong các cơ sở sản xuất ngày càng tăng, thì nếu chúng ta không lường trước tình hình để có biện pháp tăng cường hơn nữa công tác ATVSLĐ, chắc chắn TNLĐ, BNN sẽ còn tăng lên nữa. Công ty Thuốc lá Thăng Long tiền thân là nhà máy Thuốc lá Thăng Long được thành lập từ năm 1957 đã vinh dự nhiều lần được Bác tới thăm. Tuy ra đời trong gian khó, nhưng Nhà máy Thuốc lá Thăng Long đã nhanh chóng tự khẳng định được mình và phát triển mạnh mẽ. Từ năm 1960 đến năm 1964, với những thành tựu của mình, Công ty Thuốc lá Thăng Long được Nhà nước tặng thưởng 3 Huân chương Lao động (2 Huân chương Lao động hạng 2 và 1 Huân chương Lao động hạng 3). Chính vì những thành tích đó, Nhà máy Thuốc lá Thăng Long đã vinh dự được Bác Hồ về thăm 3 lần, Người còn nhắc nhở “Nhiệm vụ trước mắt của cán bộ và công nhân là phải đoàn kết chặt chẽ, đoàn kết với các chuyên gia, đoàn kết với đồng bào địa phương, phải mở rộng phong trào thi đua giữa các cá nhân và các bộ phận sản xuất, phải giữ vững kỷ luật lao động. Các Đảng viên, Đoàn viên thanh niên lao động, cán bộ phải gương mẫu về mọi mặt, phải lãnh đạo cho tốt phong trào sản xuất”. Lời dặn của Người mãi đồng hành cùng những giai đoạn phát triển của Tổng công ty sau này. Tới nay trải qua 64 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ cán bộ, công nhân viên Công ty đã nối tiếp nhau xây dựng nên truyền thống quý báu, học tập và làm việc theo tư tưởng, đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ đó đã có những đóng góp có ý nghĩa lớn lao cho ngành Công nghiệp Thuốc lá Việt Nam. Công ty Thuốc Lá Thăng Long đã áp dụng thành công Tiêu chuẩn ISO 9001:2015, ISO 17025 và có mong muốn thiết lập Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 để
  12. 3 triển khai duy trì hệ thống OH&S nhằm cải thiện sức khỏe và an toàn lao động, loại bỏ các nguy cơ và giảm thiểu rủi ro OH&S, chứng minh sự tuân thủ với các khách hàng và nhà cung cấp khó tính trên thế giới. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động cho Công ty Thuốc Lá Thăng Long” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài *Ý nghĩa khoa học của đề tài o Hướng nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động cho Công ty Thuốc lá Thăng Long góp phần làm rõ các vấn đề trong công tác quản lý về ATVSLĐ cho ngành công nghiệp thuốc lá. Trên cơ sở đó, tìm giải pháp ngăn ngừa các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và cải thiện ĐKLV trong ngành công nghiệp thuốc lá nói riêng và ngành công nghiệp thực phẩm nói chung. o Nội dung nghiên cứu của Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động dưới tình hình hội nhập kinh tế quốc tế. * Ý nghĩa thực tiễn của đề tài  Hướng nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động cho Công ty Thuốc lá Thăng Long góp phần nâng cao hiệu quả, cải thiện điều kiện lao động cho cán bộ, công nhân viên làm việc trong ngành thuốc lá.  Đem lại những lợi ích to lớn đối với doanh nghiệp khi các nước trên thế giới có nhu cầu, đòi hỏi ngày càng cao về tiêu chí chất lượng và điều kiện làm việc của những thị trường khó tính như Châu Âu, Mỹ.  Công tác quản lý ATVSLĐ cũng như hoạt động của phong trào quần chúng về ATVSLĐ có nhiều hiệu quả thiết thực, thúc đẩy công tác ATVSLĐ nước ta có bước phát triển mới. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục tiêu Mục tiêu chung: Nâng cao công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Thuốc Lá Thăng Long.
  13. 4 Mục tiêu cụ thể : - Phân tích, đánh giá được công tác quản lý ATVSLĐ hiện nay tại Công ty Thuốc lá Thăng Long. - Phân tích đánh giá được các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 45001:2018 khi áp dụng tại Công ty Thuốc lá Thăng Long. - Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Thuốc lá Thăng Long. 3.2. Nội dung nghiên cứu - Nội dung tổng quan của tiêu chuẩn ISO 45001:2018. - Đánh giá được thực trạng ATVSLĐ của Công ty Thuốc lá Thăng Long. - Đánh giá được công tác quản lý ATVSLĐ hiện nay tại Công ty Thuốc lá Thăng Long - Phân tích về việc áp dụng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Thuốc lá Thăng Long. - Đưa ra được các giải pháp áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Thuốc lá Thăng Long. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: - Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018. - Công ty Thuốc lá Thăng Long. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Nghiên cứu tại Công ty Thuốc lá Thăng Long. Về thời gian: Đề tài được thực hiện và hoàn thiện trong năm 2021, các giải pháp đề xuất trong đề tài có có thể được áp dụng thực tế từ năm 2023 đến năm 2025. Về nội dung: Đề xuất giải pháp áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu  Phương pháp hồi cứu số liệu: Nghiên cứu số liệu của ngành Thuốc lá và của Công ty Thuốc lá Thăng Long trong 3 năm 2018, 2019 và 2020 về số lượng lao động, tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe lao động, tình hình tai nạn lao động,… do Bộ Công Thương, Bộ Lao động – Thương
  14. 5 binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê cung cấp và các báo cáo tổng hợp của Công ty Thuốc lá Thăng long.  Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu có sẵn, tham khảo các báo cáo, tài liệu liên quan đến công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong nghành công nghiệp thực phẩm và các tài liệu liên quan đến tiêu chuẩn ISO 45001:2018 tại Việt Nam và trên thế giới.  Phương pháp điều tra xã hội học: Luận văn thu thập thông tin qua sử dụng phương pháp điều tra xã hội học, thống kê và phân tích các mẫu phiếu khảo sát. Mẫu được chọn để điều tra xã hội học với số mẫu điều tra trực tiếp là 120 mẫu, trong đó 4% số phiếu phát cho các cán bộ làm công tác chuyên trách về an toàn vệ sinh lao động tại Công ty, 86% số phiếu phát cho người lao động và an toàn vệ sinh viên tại các công trình của Công ty Thuốc lá Thăng Long đang triển khai sản xuất. Tác giả phát ra phiếu điều tra, trực tiếp hướng dẫn người được phát phiếu và thu lại về đủ phiếu điều tra. Toàn bộ phiếu đều được ghi đầy đủ thông tin khảo sát.  Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm: Tác giả tiến hành thu thập và nghiên cứu các tài liệu về hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất thuốc lá điếu hiện nay, tài liệu về các hệ thống quản lý và cách áp dụng, các tài liệu về tiêu chuẩn ISO 45001:2018. Sau khi thu thập phân tích các tài liệu, tiến hành đúc rút ra kinh nghiệm và đưa ra giải pháp cho vấn đề nghiên cứu. 6. Đóng góp của đề tài nghiên cứu Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành thực phẩm đã có một số nghiên cứu về công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động, bên cạnh đó cũng có nhiều nghiên cứu về việc áp dụng một hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động cụ thể như OSHAS 18001, ILO-OHS 2001, ISO 45001:2018,… với đối tượng nghiên cứu nằm trong hoặc liên quan đến ngành thực phẩm nói chung và ngành thuốc lá nói riêng. Đây là luận văn đầu tiên đưa ra đề xuất nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Thuốc lá Thăng Long, nhằm tổ chức bộ máy hoạt động công tác ATVSLĐ hiệu quả, cải tiến liên tục góp phần cải thiện điều kiện lao động, lấy phòng ngừa tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp là chính; Từ đó nâng cao được năng suất và giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  15. 6 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm 3 chương : Chương 1: Tổng quan công tác an toàn vệ sinh lao động Chương 2: Hiện trạng công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Thuốc lá Thăng Long Chương 3: Nghiên cứu và áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Thuốc lá Thăng Long
  16. 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ C NG TÁC AN TO N VỆ SINH LAO ĐỘNG Hiến chương của ILO đặt ra các nguyên tắc để bảo vệ người lao động khỏi bệnh tật và chấn thương phát sinh từ việc làm của họ. Trên cơ sở đó, ILO xây dựng các tiêu chuẩn về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp nhằm cung cấp các công cụ cần thiết cho chính phủ các nước thành viên, người sử dụng lao động và người lao động để đảm bảo cho sự an toàn tối đa trong công việc. Năm 2003, ILO đã thông qua một chiến lược toàn cầu để cải thiện an toàn lao động và sức khỏe trong đó bao gồm việc giới thiệu các tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe văn hóa phòng ngừa, thúc đẩy và phát triển các công cụ có liên quan, hỗ trợ kỹ thuật. Trong chiến lược toàn cầu của mình, bên cạnh công ước khung 155 về an toàn và sức khỏe nơi làm việc, ILO còn khuyến nghị theo 12 công ước, như công ước về An toàn trong XD, về An toàn trong khai thác mỏ, an toàn trong sử dụng amiang,… ILO còn đưa ra một bộ “Qui tắc thực hành” (Code of Practice) đặt ra những hướng dẫn thiết thực cho các cơ quan QLNN, người sử dụng lao động, đại diện người lao động trên cơ sở đó xây dựng những qui định riêng để quản lý ATVSLĐ tại cơ sở của mình. Ví dụ như Quy tắc thực hành hướng dẫn về an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc ở một số ngành kinh tế (xây dựng, các mỏ lộ thiên, mỏ than, các ngành công nghiệp sắt thép, kim loại màu các ngành công nghiệp, nông nghiệp, đóng tàu và sửa chữa tàu, lâm nghiệp,…), về bảo vệ công nhân đối với nguy hiểm nhất định (bức xạ, laser, đơn vị hiển thị hình ảnh, hóa chất, amiang, chất khí,…) với các biện pháp nhất định (hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp; hướng dẫn giám sát sức khỏe của người lao động; ghi chép, báo cáo tai nạn lao động và bệnh tật,…). Trên cơ sở đó, ILO đã thông qua hơn 40 tiêu chuẩn cụ thể đối phó với an toàn lao động và sức khỏe, cũng như hơn 40 Quy tắc thực hành. Gần một nửa số công cụ của ILO để giải quyết trực tiếp hoặc gián tiếp với các vấn đề AT & SKNN. Những tiêu chuẩn ILO xây dựng là để định hướng cho các nước, nhất là các nước đang phát triển dựa vào đó xây dựng tiêu chuẩn cho nước mình. Trong các điều khoản của tổ chức lao động quốc tế cũng thể hiện rõ quan điểm, sự quan tâm sâu sắc đối với công tác an toàn vệ sinh lao động của thế giới nói chung và các nước nói riêng nhằm hoàn thiện những tồn tại, thiếu sót về ATVSLĐ.
  17. 8 1.1. Tổng quan về công tác an toàn vệ sinh lao động trên thế giới 1.1.1. Tiêu chuẩn tham vấn quốc tế ISO 45001 về An toàn và sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001 đang là một tiêu chuẩn quốc tế về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Hơn 70 quốc gia đã tham gia trực tiếp vào việc xây dựng tài liệu quan trọng này, do Ủy ban dự án ISO/PC 283 “Sức khỏe nghề nghiệp và các hệ thống quản lý an toàn” chủ trì, với Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) là thư ký ủy ban. ISO 45001 là một cấu trúc tiêu chuẩn quản lý cao cấp dựa trên việc tích hợp của các hệ thống tiêu chuẩn quản lý, tương thích với các phiên bản mới của tiêu chuẩn ISO 9001 “Hệ thống quản lý chất lượng” và tiêu chuẩn ISO 14001 “Hệ thống quản lý môi trường”. ISO 45001 sử dụng một mô hình đơn giản Plan-Do-Check- Act (PDCA), nhằm cung cấp một khung kế hoạch đảm bảo ATVSLĐ cho các tổ chức, DN để có thể xây dựng một kế hoạch chi tiết cho đơn vị mình nhằm giảm thiểu nguy cơ rủi ro gây hại. Các biện pháp này phải giải quyết mối lo ngại rằng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe lâu dài và sự vắng mặt từ công việc, cũng như những người làm phát sinh tai nạn. Hiện nay, tiêu chuẩn OHSAS 18001 đang bị thu hồi và các công ty được chứng nhận theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 sẽ có thời gian ba năm để thực hiện việc chuyển đổi sang tiêu chuẩn mới. Tiêu chuẩn ISO 45001 là tiêu chuẩn quản lý sức khoẻ và an toàn trong công việc, với sự cải tiến liên tục trong tổ chức. Tiêu chuẩn mới này là cơ hội cho các công ty sắp xếp chiến lược sản xuất với Hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp. Ngoài ra, ý nghĩa được nhấn mạnh của ISO 45001 là việc nâng cao hiệu suất lao động khi thực hiện an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp. Mục tiêu của ISO 45001 Cải tiến hoạt động bảo vệ sức khỏe & an toàn nghề nghiệp là trọng tâm của quá trình chuyển tiếp sang Tiêu chuẩn ISO 45001, từ đó theo đuổi các mục tiêu sau đây: • Cung cấp và hoàn thiện một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho nhân viên và các cá nhân chuyên trách khác • Lập hồ sơ cho một hệ thống quản lý sức khỏe & an toàn nghề nghiệp cho nhân viên và các bên hữu quan khác • Liên tục hoàn thiện các tổ chức thông qua mô hình PDCA
  18. 9 • Bao hàm tổng thể các rủi ro về sức khỏe & an toàn nghề nghiệp • Quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp hiệu quả và thành công hơn • Quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp là yếu tố chiến lược và trách nhiệm của doanh nghiệp • Động viên nhân viên thông qua hoạt động tham gia và phản hồi thông tin • Tạo điều kiện lập hồ sơ đạo đức doanh nghiệp: an toàn và đáng tin cậy để thể hiện trước các khách hàng, nhà cung ứng, các cơ quan hữu quan và nhà đầu tư dưới hình thức chứng nhận theo tiêu chuẩn. Một số lợi ích đạt được khi thực hiện ISO 45001 là: • Giảm thiểu tỷ lệ thương tích, bệnh tật và tử vong có liên quan đến công việc. • Loại bỏ những rủi ro có liên quan đến sức khoẻ và an toàn trong công việc. • Cải thiện hiệu suất và hiệu quả của an toàn và vệ sinh lao động. • Thể hiện trách nhiệm của công ty và tuân thủ các yêu cầu của chuỗi cung ứng. • Bảo vệ uy tín thương hiệu. • Khuyến khích và thu hút người lao động thông qua tham vấn và tham gia. • Nâng cao nhận thức về sức khoẻ và an toàn trong công việc. So sánh tiêu chuẩn ISO 45001 và OHSAS 18001 Bảng 1.1. So sánh các điều khoản giữa tiêu chuẩn ISO 18001:2007 với ISO 45001:2018 ISO 45001 OHSAS 18001:2007 1. Phạm vi 1. Phạm vi 2. Viện dẫn tài liệu 2. Viện dẫn tài liệu 3. Thuật ngữ và định nghĩa 3. Thuật ngữ và định nghĩa 4. Bối cảnh của tổ chức 4.1. Hiểu về tổ chức và bối cảnh của tổ chức 4.2. Tìm hiểu về nhu cầu và mong đợi của người lao động và các bên liên quan 4.3. Xác định phạm vi của hệ thống OH&S 4. Các yêu cầu của hệ thống quản lý OH&S 4.4. Hệ thống quản lý OH&S Các yêu cầu chung 5. Lãnh đạo và sự tham gia của NLĐ 5.1. Lãnh đạo và cam kết 5.2. Chính sách OH&S 4.2. Chính sách OH&S
  19. 10 ISO 45001 OHSAS 18001:2007 5.3. Vai trò tổ chức, trách nhiệm, trách 4.2.1. Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm nhiệm giải trình và quyền hạn và quyền hạn 5.4. Sự tham gia và tham vấn 4.2.2. Sự tham gia và tham khảo ý kiến 6. Hoạch định 4.3. Hoạch định 6.1. Hành động giải quyết rủi ro và cơ hội 6.1.1. Khái quát 6.1.2. Nhận diện/xác định mối nguy và đánh giá rủi ro OH&S 4.3.1. Xác định mối nguy, đánh giá 6.1.2.1. Xác định mối nguy rủi ro, xác lập sự kiểm soát 6.1.2.2. Đánh giá các rủi ro về OH&S và các rủi ro khác của hệ thống quản lý OH&S 6.1.2.3. Xác định cơ hội OH&S và các cơ hội khác 6.1.3. Xác định yêu cầu của pháp lý và yêu 4.3.2. Yêu cầu của pháp luật và các cầu khác yêu cầu khác 6.1.4. Triển khai kế hoạch hành động 6.2. Mục tiêu về OH&S và lập kế hoạch để đạt được các mục tiêu 4.3.3. Mục tiêu và lập kế hoạch 6.2.1. Mục tiêu về OH&S 6.2.2. Lập kế hoạch đạt được mục tiêu đề ra 7. Hỗ trợ 7.1. Nguồn lực 4.4.1. Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm, trách nhiệm giải quyết và quyền hạn 7.2. Năng lực 4.4.2. Năng lực, đào tạo và nhận thức 7.3. Nhận thức 4.4.3. Trao đổi thông tin, tham gia và 7.4. Thông tin và trao đổi thông tin tham vấn 4.4.3.1. Trao đổi thông tin 7.5. Thông tin dạng văn bản 4.4.4. Tài liệu 7.5.1. Khái quát 4.4.5. Kiểm soát tài liệu 7.5.2. Xây dựng và cập nhật 4.5.4. Kiểm soát hồ sơ 7.5.3. Kiểm soát tài liệu
  20. 11 ISO 45001 OHSAS 18001:2007 8. Vận hành 4.4. Triển khai và vận hành 8.1. Hoạch định và kiểm soát vận hành 4.4.6. Kiểm soát vận hành 8.1.1. Khái quát 8.1.2. Hệ thống phân cấp kiểm soát 4.3.1. Xác định mối nguy, đánh giá 8.2. Quản lý sự thay đổi rủi ro, xác lập sự kiểm soát 8.3. Thuê ngoài 4.4.6. Kiểm soát vận hành 8.4. Mua sắm 8.5. Nhà thầu 8.6. Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình 4.4.7. Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó huống khẩn cấp với tình huống khẩn cấp 9. Đánh giá kết quả thực hiện 4.5. Kiểm tra 9.1. Giám sát, đo lường, phân tích và 4.5.1. Đo lường và giám sát thực hiện đánh giá 9.1.1. Khái quát 9.1.2. Đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu pháp 4.5.2. Đánh giá sự tuân thủ lý và các yêu cầu khác 9.2. Đánh giá nội bộ 9.2.1. Mục đích của đánh giá nội bộ 4.5.5. Đánh giá nội bộ 9.2.2. Quá trình đánh giá nội bộ 9.3. Lãnh đạo xem xét 4.6. Lãnh đạo xem xét 10. Cải tiến 4.5.3. Điều tra sự cố, sự không phù 10.1. Sự cố, sự không phù hợp và hành động hợp hành động ngăn ngừa và khắc phục khắc phục 4.5.3.1. Điều tra tai nạn/sự cố 4.5.3.2. Sự không phù hợp, hành động ngăn ngừa và khắc phục 10.2. Cải tiến liên tục 4.1. Các yêu cầu chung 10.2.1. Mục tiêu 4.2. Chính sách OH&S 10.2.2. Quá trình cải tiến liên tục 4.6. Lãnh đạo xem xét Nguồn:[ TÜV]
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2