intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác an toàn, vệ sinh lao động của các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương

Chia sẻ: Hoa Anh đào | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

24
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá thực trạng hoạt động trong an toàn, vệ sinh lao động của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương. Đề xuất giải pháp đổi mới và nâng cao hiệu quả các hoạt động trong an toàn, vệ sinh lao động của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác an toàn, vệ sinh lao động của các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN PHẠM VĂN VINH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG CỦA CÁC LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH, THÀNH PHỐ VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP MÃ SỐ: 834 04 17 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG THỊ THANH HÀ NỘI, NĂM 2021
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác an toàn, vệ sinh lao động của các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Hoàng Thị Thanh. Luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ. Tác giả luận văn Phạm Văn Vinh
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn tôi đã nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ, động viên tâm huyết và trách nhiệm của Cô giáo hướng dẫn, sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị, cơ quan đang công tác và các đồng nghiệp. Trước tiên, tôi trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Quý Thầy, Cô khoa Bảo hộ Lao động và khoa Sau Đại học Trường Đại học Công đoàn đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi được học tập và hoàn thành tốt khóa học. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Phó Giáo sư - Tiến sĩ Hoàng Thị Thanh, người thầy đã tận tình và dành rất nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi cũng chân thành cảm ơn Phòng Bảo hộ Lao động, Ban Quan hệ Lao động Tổng Liên đoàn, các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu để hoàn thành Luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quý báu của Quý Thầy, Cô và các bạn. Trân trọng!
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, biểu, sơ đồ MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3 3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu ........................................... 3 4. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 4 5. Điểm mới của đề tài ........................................................................................ 5 6. Kết cấu luận văn ............................................................................................. 5 Chương 1. TỔNG QUAN .................................................................................. 6 1.1. Một số Công ước về an toàn lao động và vệ sinh lao động của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) .......................................................................... 6 1.2. Một vài nét về hoạt động của công đoàn một số nước trên thế giới trong công tác an toàn, vệ sinh lao động ........................................................ 6 1.2.1. Công đoàn Malaysia ................................................................................... 6 1.2.2. Công đoàn Indonexia ................................................................................. 7 1.2.3. Công đoàn Ý ............................................................................................. 7 1.2.4. Công đoàn Tây Ban Nha ............................................................................ 8 1.2.5. Công đoàn Đức........................................................................................... 8 1.2.6. Công đoàn Úc ........................................................................................... 10 1.2.7. Công đoàn Thụy Điển (LO) ..................................................................... 10 1.2.8. Công đoàn Đan Mạch............................................................................... 12 1.2.9. Công đoàn Áo .......................................................................................... 12 1.3. Chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động .................................................. 14
  5. 1.3.1. Việc thực hiện chức năng quản lý của Chính phủ, các bộ, ngành ................... 17 1.3.2. Về cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước .......................................... 20 1.4. Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong công tác an toàn, vệ sinh lao động .......................................................................... 22 1.4.1. Giới thiệu về Công đoàn Việt Nam.......................................................... 22 1.4.2. Nội dung hoạt động của Công đoàn trong công tác an toàn, vệ sinh lao động được pháp luật quy định ............................................................................ 24 1.4.3. Đội ngũ cán bộ công đoàn làm công tác an toàn , vệ sinh lao động ................ 26 1.4.4. Quyền, trách nhiệm của cán bộ công đoàn làm công tác an toàn vệ sinh lao động .............................................................................................................. 28 1.4.5. Một số nội dung, phương pháp hoạt động của công đoàn các cấp trong công tác an toàn, vệ sinh lao động ..................................................................... 32 Tiểu kết Chương 1 ........................................................................................... 37 Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG ...................................... 38 2.1. Thực trạng công tác an toàn, vệ sinh lao động ở nước ta hiện nay ......... 38 2.1.1. Thực trạng chung ..................................................................................... 38 2.1.2. Tình hình tai nạn lao động ....................................................................... 41 2.1.3. Tình hình Bệnh nghề nghiệp .................................................................... 43 2.2. Thực trạng hoạt động an toàn, vệ sinh lao động của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tương đương ................ 45 2.2.1. Thực trạng về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động của hệ thống Công đoàn Việt Nam ................................ 45 2.2.2. Thực trạng công tác tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về an toàn vệ sinh lao động của công đoàn cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương ....................................................................................................... 51 2.2.3. Thực trạng công đoàn tuyên truyền, vận động thực hiện các quy định trong công tác an toàn vệ sinh lao động ............................................................. 53
  6. 2.2.4. Thực trạng công tác tổ chức phát động phong trào quần chúng và thi đua, khen thưởng trong về an toàn, vệ sinh lao động ........................................... 57 2.2.5. Thực trạng công tác tập huấn, huấn luyện, đào tạo ................................. 61 2.2.6. Thực trạng hoạt động tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát về công tác an toàn, vệ sinh lao động và điều tra, khai báo về tai nạn lao động .................. 63 2.2.7. Thực trạng công tác chăm lo, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong công tác an toàn, vệ sinh lao động65 2.2.8. Đánh giá thực trạng .................................................................................. 67 Tiểu kết Chương 2 ........................................................................................... 70 Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG CỦA CÁC LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH, THÀNH PHỐ VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG............................................................................... 71 3.1. Giải pháp về công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động an toàn, vệ sinh lao động ............................................................................................................ 73 3.2. Giải pháp về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động ...................................................................................... 73 3.2.1. Mô hình tổ chức ....................................................................................... 73 3.2.2. Bố trí, tuyển chọn và đào tạo cán bộ ........................................................ 74 3.3. Giải pháp về công tác tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động ...................................................................................... 75 3.4. Giải pháp về công tác tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát về công tác an toàn vệ sinh lao động và điều tra, khai báo, thống kê, báo cáo về tai nạn lao động ............................................................................................... 76 3.5. Giải pháp công tác tuyên truyền, vận động thực hiện các quy định của pháp luật về công tác an toàn, vệ sinh lao động ........................................... 77 3.6. Giải pháp công tác đào tạo, tập huấn, huấn luyện................................ 77 3.7. Giải pháp công tác chăm lo, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong công tác an toàn, vệ sinh lao động................................................................................................................... 78
  7. 3.8. Giải pháp công tác tổ chức phát động phong trào thi đua, phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động..................................... 79 Tiểu kết Chương 3 ........................................................................................... 81 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 84
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATVSLĐ : An toàn, vệ sinh lao động ATVSV : An toàn vệ sinh viên BCH : Ban Chấp hành BHLĐ : Bảo hộ lao động BNN : Bệnh nghề nghiệp CBCĐ : Cán bộ công đoàn CĐ : Công đoàn CBCNV : Cán bộ công nhân viên CĐCS : Công đoàn cơ sở DN : Doanh nghiệp ĐKLĐ : Điều kiện lao động HĐLĐ : Hợp đồng lao động ILO : Tổ chức Lao động Quốc tế LĐTBXH : Lao động Thương binh và Xã hội LĐLĐ : Liên đoàn Lao động MTLĐ : Môi trường lao động NLĐ : Người lao động NSDLĐ : Người sử dụng lao động PCCN : Phòng chống cháy nổ TNLĐ : Tai nạn lao động TLĐLĐVN : Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
  9. DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng Bảng 2.1. Thống kê về tình hình tai nạn lao động khu vực có quan hệ lao động năm 2019 so với năm 2018 ...................................................... 42 Bảng 2.2. Thống kê tình hình tai nạn lao động năm 2018 và 2019 .................. 43 Bảng 2.3. Tổng hợp tình hình khám sức khỏe định kỳ giai đoạn 2018-2019.. 44 Bảng 2.4. Tổng hợp tình hình Bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2018-2019 ........... 44 Bảng 2.5. Số lượng cán bộ công đoàn đảm nhiệm công tác an toàn vệ sinh lao động tại các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố và tương đương .. 48 Bảng 2.6. Tổng hợp số lượng tuyên truyền, vận động, hội nghị, hộ thảo, tọa đàm, tin bài ........................................................................................ 56 Bảng 2.7. Tổng hợp số lượng khen thưởng phong trào “Xanh – Sạch – Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” và mạng lưới an toàn vệ sinh viên .................................................................................................... 60 Bảng 2.8. Tổng hợp các lớp đào tạo, tập huấn, huấn luyện đã tham gia và do đơn vị tự tổ chức ............................................................................... 62 Sơ đồ Sơ đồ 1.1: Hệ thống tổ chức quản lý an toàn vệ sinh lao động toàn quốc ........ 21 Sơ đồ 1.2: Hệ thống công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tổ chức Công đoàn ................................................................................................... 28
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện chăm lo, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia vào công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành quy định của pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiến pháp năm 2013, Luật Công đoàn năm 2012, Bộ luật Lao động năm 2012, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 và các văn bản pháp luật khác đã quy định chức năng, quyền, trách nhiệm hoạt động trong công tác an toàn, vệ sinh lao động nói riêng và trong các hoạt động kinh tế - xã hội nói chung của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Theo ước tính mới nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), mỗi năm có 2,78 triệu người lao động thiệt mạng do tai nạn trong lao động và bệnh liên quan tới công việc. Trong đó, 2,4 triệu (chiếm 86,3%) người tử vong do các bệnh liên quan đến công việc và 380.000 (chiếm 13,7%) người thiệt mạng do tai nạn lao động. Hàng năm, số ca tai nạn lao động không gây tử vong cao hơn 1.000 lần so với số ca tử vong. Theo đó, có 374 triệu người lao động bị tai nạn trong quá trình lao động (không gây tử vong) mỗi năm, nhiều trong số đó để lại hậu quả nghiêm trọng, khiến người lao động mất khả năng làm việc trong dài hạn. An toàn, vệ sinh lao động là một trong những chính sách kinh tế - xã hội lớn được Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, là một nhiệm vụ quan trọng của đất nước trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, với quan điểm nhất quán luôn coi việc bảo đảm an toàn lao
  11. 2 động, vệ sinh lao động là trách nhiệm và lợi ích thiết thực nhất đối với NSDLĐ, người lao động và xã hội. Hiện nay, khi đất nước đang trong giai đoạn phát triển và hội nhập ngày càng sâu, rộng, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ mạnh mẽ dẫn đến công tác tổ chức triển khai an toàn lao động, vệ sinh lao động cũng có diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường. Theo thông báo tình hình tai nạn lao động năm 2019 của Bộ LĐTB&XH, trên cả nước đã xảy ra 8.150 vụ TNLĐ làm 8.327 người lao động bị tai nạn (cả khu vực có hợp đồng lao động và không có hợp đồng lao động). Trong đó, số vụ TNLĐ chết người là 927 làm 979 người lao động chết, số người lao động bị thương nặng là 1892 người (trong đó, khu vực làm việc có hợp đồng lao động là 1.592 người, giảm 92 người tương ứng với 5,5% so với năm 2018); Thực tế trên đây cho thấy, công tác bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động hiện nay là một thách thức lớn đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động lao động, sản xuất: giới chủ, người lao động, cơ quan chức năng quản lý, các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó có Công đoàn Việt Nam. Đặc biệt khi Việt Nam đang tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng với các nền kinh tế lớn trên thế giới và trong khu vực, các cam kết trong các hiệp định thương mai tự do thế hệ mới về lao động và công đoàn cùng với thực hiện các Công ước về ATVSLĐ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đòi hỏi sự tham gia thúc đẩy việc thực hiện của các cấp Công đoàn Việt Nam theo các cam kết và tiêu chuẩn của thế giới ngày càng cao. Hoạt động ATVSLĐ là một trong những hoạt động chủ chốt, luôn được các cấp Công đoàn Việt Nam coi trọng và thường xuyên triển khai nghiêm túc với các hình thức đa dạng, phong phú như: tuyên truyền, vận động, tập huấn, đào tạo; tham gia với cơ quan chức năng xây dựng chính sách, pháp luật và kiến nghị sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát công tác triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về ATVSLĐ; tổ chức phát động phong
  12. 3 trào quần chúng, phong trào thi đua về an toàn, vệ sinh lao động … tới người sử dụng lao động, người lao động, cán bộ công đoàn và đội mạng lưới an toàn vệ sinh viên. Tại cấp Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương việc triển khai các hoạt động về ATVSLĐ rất đa dạng và phong phú vì đó là cấp công đoàn có vai trò chính trong tham gia xây dựng chính sách, pháp luật với đặc thù ngành nghề, địa phương, vừa là cấp công đoàn triển khai thực tế các hoạt động của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn và chỉ đạo triển khai thực hiện hoạt động của cấp mình. Cho đến thời điểm hiện tại, những nghiên cứu riêng về vai trò của công đoàn cấp tỉnh, thành phố và tương đương trong công tác ATVSLĐ chưa có, vì vậy tôi tiến hành đề tài “Thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác an toàn, vệ sinh lao động của các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương” nghiên cứu luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý An toàn và sức khoẻ nghề nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng hoạt động trong an toàn, vệ sinh lao động của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương. - Đề xuất giải pháp đổi mới và nâng cao hiệu quả các hoạt động trong an toàn, vệ sinh lao động của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương. 3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Việc tổ chức triển khai thực hiện quyền, trách nhiệm trong hoạt động an toàn, vệ sinh lao động của tổ chức công đoàn. - Phạm vi nghiên cứu: Các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương. - Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu xã hội học, bao gồm:
  13. 4 - Phương pháp nghiên cứu hồi cứu, tập hợp tài liệu, thông tin: Tập hợp, thống kê, phân tích tài liệu, văn bản, chính sách liên quan đến quyền, trách nhiệm của các cấp công đoàn, đặc biệt LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, CĐ Tổng Công ty trực thuộc TLĐ trong công tác ATVSLĐ. Hồi cứu số liệu, báo cáo của các LĐLĐ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương về công tác ATVSLĐ. - Nghiên cứu các tài liệu của các Bộ, ngành có liên quan, đặc biệt là tài liệu của Bộ Lao động Thương binh Xã hội, Bộ Y tế. - Nghiên cứu các công trình, đề tài đã có liên quan của TLĐLĐVN, Viện nghiên cứu Khoa học ATVSLĐ, Cục An toàn lao động - Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Cục Quản lý môi trường - Bộ Y tế… - Phương pháp điều tra xã hội học: khảo sát thực tế tại các công đoàn tỉnh, thành phố và công đoàn ngành trung ương. Gửi phiếu khảo sát tự điền (phụ lục 1) tới 83 LĐLĐ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương để thu thập thông tin về việc triển khai công tác ATVSLĐ. - Phương pháp phân tích, thống kê. 4. Nội dung nghiên cứu Mô hình tổ chức và đội ngũ cán bộ công đoàn đảm nhận công tác ATVSLĐ. Những quy định của pháp luật về công tác ATVSLĐ của LĐLĐ tỉnh, thành phố và tương đương. Những hướng dẫn, chỉ đạo bằng văn bản của các cấp công đoàn trong hoạt động ATVSLĐ. Thực trạng triển khai hoạt động ATVSLĐ tại cấp tỉnh, thành phố và tương đương: - Công tác đại diện bảo vệ quyền, lợi ích NLĐ trong ATVSLĐ; - Công tác đào tạo, tập huấn; - Công tác tuyên truyền, vận động; - Công tác tham gia xây dựng pháp luật, chế độ chính sách; kiểm tra, thanh tra, giám sát và điều tra tai nạn lao động;
  14. 5 - Công tác phối hợp trong hoạt động với cơ quan chức năng; - Công tác phát động thi đua và khen thưởng; - Công tác kiểm tra, báo cáo; - Từ thực trạng nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương trong công tác ATVSLĐ. 5. Điểm mới của đề tài Là nghiên cứu đầu tiên riêng cho cấp công đoàn tỉnh, thành phố và tương đương trong công tác ATVSLĐ, là cấp có đầy đủ nhiệm vụ vừa tham gia xây dựng chính sách, vừa triển khai hoạt động vừa chỉ đạo công đoàn cấp dưới triển khai. Thực hiện mục tiêu của luận văn, tác giả đã tiến hành nghiên cứu cơ sở pháp lý quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền, trách nhiệm của các cấp Công đoàn Việt Nam trong công tác ATVSLĐ, đặc biệt là LĐLĐ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương trong thời gian qua. Tổng hợp, thống kê, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động của LĐLĐ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương trong công tác ATVSLĐ, để thực hiện tốt quyền, trách nhiệm của tổ chức công đoàn với công tác ATVSLĐ trong tình hình mới. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu kết luận danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày gồm có 3 chương chính; kết luận và khuyến nghị. Chương 1: Tổng quan Chương 2: Thực trạng hoạt động của công đoàn cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương trong công tác an toàn vệ sinh lao động Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn cấp tỉnh, thành phố và tương đương trong công tác an toàn vệ sinh lao động
  15. 6 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Một số Công ước về an toàn lao động và vệ sinh lao động của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) Hiện nay ILO đã thông qua 189 công ước và 201 khuyến nghị và được chia thành 24 nhóm là: tự do hiệp hội, thương lượng tập thể, lao động cưỡng bức, lao động trẻ em, bình đẳng về cơ hội và đối xử, tham vấn 3 bên, quản lý lao động, thanh tra lao động, chính sách việc làm, thúc đẩy việc làm, đào tạo nghề, đảm bảo việc làm, an toàn lao động, vệ sinh lao động, phúc lợi xã hội, tiền lương, giờ làm việc… Tính đến 6/2019, Chính phủ Việt Nam đã trình Quốc hội phê chuẩn 22 Công ước của ILO, trong lĩnh vực ATVSLĐ có Công ước 155 và Công ước 187. Ngoài ra một số Công ước liên quan đến lĩnh vực ngành nghề đặc thù trong đó nội dung ATVSLĐ được đề cập nhiều mà Việt Nam đã phê chuẩn: Công ước số 6 – Việc làm ban đêm của lao động trẻ (ngành công nghiệp); Công ước số 14 – Nghỉ hàng tuần (ngành công nghiệp); Công ước số 45 – Làm việc dưới hầm lò (phụ nữ); Công ước số 120 – Vệ sinh (Thương mại và Văn phòng); Công ước số 123 – Tuổi tối thiểu (công việc trong hầm lò); Công ước số 124 – Khám y tế đối với lao động trẻ (làm việc dưới hầm lò); Công ước về lao động ngành hàng hải; Công ước số 81 – Thanh tra lao động. 1.2. Một vài nét về hoạt động của công đoàn một số nước trên thế giới trong công tác an toàn, vệ sinh lao động (nguồn từ Cổng thông tin điện tử Công đoàn Công nghiệp Toàn cầu) 1.2.1. Công đoàn Malaysia Đại diện cho người lao động tại Malaysia có một số tổ chức công đoàn nhưng là Đại hội Công đoàn Malaysia (Malaysian Trade Union Congress - MTUC) là đại diện lớn nhất. Ngoài ra còn có Đại hội Công đoàn Viên chức (The Congress of Unions of Employees in the Public and Civil Services - CUEPACS) đại diện cho các công đoàn “cổ trắng; Công đoàn Báo chí toàn
  16. 7 quốc (National Union of Newspaper Workers - NUNW) đã chủ trương thành lập một trung tâm công đoàn đối lập để tập hợp các công đoàn khu vực tư nhân gọi là Đại hội Công đoàn khu vực Tư nhân (The Congress of Union of in the Private Sector - CUPS). Các tổ chức công đoàn đều tập trung bảo vệ NLĐ trên tất cả các lĩnh vực, trong đó ATVSLĐ là lĩnh vực được quan tâm hang đầu, đặc biệt trong ngành xây dựng – ngành xảy ra TNLĐ nhiều nhất. Theo ILO Malaysia, hiện nay tỷ lệ xuất hiện TNLĐ lại nước này rất cao: 2,58 lượt /1000 người lao động và tỷ lệ tử vong: 5,16/100.000 người lao động, số người mắc bệnh nghề nghiệp tăng nhanh trong những năm qua. Năm 2004 ghi nhận 319 ca mắc mới trên toàn đất nước, đến 2010 là 1426 và 2015 là 4746 trường hợp, tăng gần 15 lần. Trong đó bệnh ảnh hưởng đến tai, mũi, họng chiếm 90%; bệnh bụi phổi gần 2% và bệnh liên quan tới hóa chất 1,5%. 1.2.2. Công đoàn Indonexia Indonexia là quốc gia có rất nhiều tổ chức công đoàn do việc quy định về thành lập công đoàn quốc gia, công đoàn ngành và công đoàn cơ sở rất đơn giản nên dẫn đến quá nhiều tổ chức công đoàn được thành lập (09 trung tâm CĐ quốc gia, hơn 100 liên đoàn, tại một doanh nghiệp có thể có tới 22 tổ chức CĐ…). Việc nhiều tổ chức và cạnh tranh đoàn viên làm giảm sức mạnh của tổ chức CĐ trong việc bảo vệ NLĐ trong đó có bảo vệ lĩnh vực ATVSLĐ. Các thỏa ước lao động tập thể được ký tại cấp ngành, cấp doanh nghiệp tuy nhiên hiệu lực không cao. Các điều khoản trong TƯLĐTT về ATVSLĐ đều quy định vai trò của NSDLĐ trong việc đảm bảo môi trường làm việc, điều kiện lao động nhưng việc thực hiện không được kiểm soát chặt chẽ. 1.2.3. Công đoàn Ý Hiện nay, tỷ lệ gia nhập các tổ chức công đoàn của NLĐ ở Ý cao nhất trong Liên minh châu Âu – EU, chiếm khoảng 35%. Công đoàn bảo vệ người lao động thông qua thỏa ước lao động tập thể cấp ngành và cấp doanh nghiệp. CĐCS là địa diện cho NLĐ tại doanh nghiệp.
  17. 8 Trong lĩnh vực ATVSLĐ, tại cấp doanh nghiệp, đại diện an toàn được bầu chọn trực tiếp từ NLĐ với các đơn vị có từ 15 NLĐ trở lên. Họ thường là người làm công tác y tế tại công ty, số lượng người làm công tác an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của công ty thường được cố định trong TƯLĐTT nhưng số lượng tối thiểu phải theo luật cũng quy định như: trên 100 NLĐ phải có 1 người, phải có 2 người khi có từ 101-1000 NLĐ và phải có 3 người khi trên 1000 NLĐ. NSDLĐ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong đánh giá rủi ro nơi làm việc và bổ nhiệm người đứng đầu phòng ngừa rủi ro tại doanh nghiệp, trong doanh nghiệp không có mô hình ban an toàn với sự tham gia các bên: chủ sử dụng lao động, công đoàn và nhân viên chuyên trách. Không giống như các nước khác tại châu Âu, Ý chỉ có các đại diện an toàn khu vực, họ có trách nhiệm bảo đảm vấn đề an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các công ty nhỏ và công ty chưa có tổ chức công đoàn, chứ không có mô hình ủy ban an toàn và sức khỏe tại công ty. Qua nghiên cứu số liệu năm 2014 của Cơ quan an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc của Ý cho thấy, 87% nơi làm việc có đại diện về an toàn và sức khỏe, trong các nước thuộc Liên minh châu Âu tỷ lệ này được cho là cao nhất. 1.2.4. Công đoàn Tây Ban Nha Tỷ lệ NLĐ tham gia công đoàn tại Tây Ban Nha hiện nay khoảng 19% . Thỏa ước lao động cấp ngành và cấp doanh nghiệp là bảo bối bảo vệ NLĐ. Theo pháp luật quy định, mỗi doanh nghiệp có từ 5 NLĐ trở lên là phải có người đại diện bảo vệ sức khỏe và an toàn. Người này được chính NLĐ bầu chọn. Tại doanh nghiệp có trên 50 NLĐ, người đại diện sức khỏe và an có quyền tư vấn đáng kể khi làm việc với chủ sử dụng lao động và trong các ủy ban sức khỏe và an toàn. 1.2.5. Công đoàn Đức Hiện nay tổ chức công đoàn mạnh nhất bảo vệ NLĐ là Liên hiệp công đoàn Đức (DGB). Tại Đức thương lượng tập thể cấp ngành là cơ chế quan trọng nhất để thiết lập mức lương và môi trường làm việc nhưng tại mỗi công
  18. 9 ty có sự linh hoạt. Số liệu từ Viện Nghiên cứu Việc làm (IAB) do chính phủ hỗ trợ cho thấy, năm 2018, gần một nửa (46%) người lao động ở Đức được bảo vệ bởi các thỏa thuận tập thể cấp ngành, với 8% khác được bao phủ bởi các thỏa thuận được ký ở cấp công ty - có nghĩa là bảo hiểm thương lượng tập thể tổng thể là 54% và như vậy còn lại 46% số NLĐ chưa được bảo vệ bởi các TƯLĐTT nói chung và vấn đề về ATVSLĐ trong thỏa ước nói riêng. Và cũng theo IAB, tỷ lệ NLĐ được bảo vệ bởi thương lượng tập thể ở phương Tây cao hơn 11% so với Đông Đức và tỷ lệ có TƯLĐTT cấp công ty ở Đông Đức cao hơn phía Tây Đức (3% so với 2%). Về ATVSLĐ, ở Đức các công ty đều thành lập Hội đồng an toàn và sức khỏe. Các Hội đồng này có vai trò chính trong việc thực hiện các nhiệm vụ đại diện cho người lao động và tập thể NLĐ trong các nội dung về an toàn lao động và vệ sinh lao động. Thành viên cuả hội đồng gồm đại diện NLĐ và người sử dụng lao động, chuyên gia y tế và chuyên gia ATVSLĐ. Vì trong hội đồng an toàn và sức khỏe có bên sử dụng lao động nên doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về an toàn lao động và vệ sinh lao động tại nơi làm việc. Hội đồng sức khỏe và an toàn được thành lập ở tất cả các doanh nghiệp có từ 20 NLĐ trở lên. Số lượng thành viên của Hội đồng phụ thuộc vào số lượng NLĐ, tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp xảy ra tại đơn vị, điều kiện làm việc và cấp độ các mối nguy. Nhân viên y tế (bác sĩ chuyên ngành) được Hội đồng thống nhất lựa chọn và mời về công ty thực hiện công việc. Giai đoạn từ năm 2013 đến 2018, với nhóm mục tiêu đề ra như: cải thiện việc tổ chức triển khai an toàn lao động và vệ sinh lao động cho NLĐ tại nơi làm việc; hạn chế các mối nguy xảy ra liên quan đến công việc, các rối loan cơ xương; các nơi làm việc bị bị gánh nặng lao động được bảo vệ và tăng cường sức khỏe, tập trung triển khai các hoạt động bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh lao động để đạt được. Các mục tiêu trên nhằm bảo vệ người lao động tránh bị tác động bởi các mối nguy mất an toàn lao động và sức khỏe trong lao động để cải thiện điều kiện lao động và tăng cường đánh giá rủi ro
  19. 10 tại nơi làm việc. Các biện pháp trên nhằm đánh giá, xác định và phát hiện sớm các mối nguy hiểm, có hại tác động tính mạng, sức khỏe NLĐ. Đặc biệt các giải pháp hạn chế về tổ chức lao động và tăng cường sức khỏe NLĐ cũng như thực hiện để giảm tải gánh nặng lao động liên quan đến công việc lao động. 1.2.6. Công đoàn Úc Tổng công đoàn Úc luôn coi trọng hoạt động trong an toàn lao động và vệ sinh lao động và là một trong những vai trò quan trọng nhất trong tập trung hoạt động của công đoàn để đảm bảo tốt nhất điều kiện lao động an toàn và sức khỏe cho NLĐ. Theo số liệu tổng hợp mới nhất của Úc, những khu vực làm việc an toàn hơn là những khu vực có đại diện của công đoàn. Đối với những khu vực làm việc không có công đoàn tổ chức đánh giá và nhận dạng rủi ro thì các mối nguy là hơn 70 % so với những khu vực có công đoàn. Các thành viên của Ủy ban an toàn và sức khỏe nghề nghiệp Quốc gia Úc được thành lập gồm: đại diện từ cơ quan nhà nước và công đoàn, để bảo đảm an toàn khi lao động, cải thiện sức khỏe người lao động và năng suất lao động được nâng cao thì ủy ban này đã đề ra các mục tiêu quản lý hiệu quả rủi ro xuất hiện trong môi trường làm việc như sau: Ngăn ngừa và giảm số lượng, mức độ thương vong nghiêm trọng do TNLĐ, BNN; Tăng cường sức khỏe cho NLĐ, cải thiện điều kiện lao động để tăng năng suất; Thông qua việc liên tục cải thiện môi trường làm việc, đánh giá rủi ro và mức độ nguy hại tại nơi làm việc nhằm đổi mới, chất lượng và hiệu quả công việc. 1.2.7. Công đoàn Thụy Điển (LO) Tại Thụy Điển quy định của pháp luật về ATVSLĐ hiện có Luật về an toàn và sức khỏe và đạo luật Môi trường làm việc năm 1977 (đã được sửa đổi, bổ sung). Hoạt động trong việc thực hiện an toàn lao động và vệ sinh lao động cho NLĐ được công đoàn Thụy Điển đặc biệt quan tâm, cán bộ công đoàn là thành viên chủ yếu của Ủy ban ATLĐ khi thành lập. Đại diện an toàn lao
  20. 11 động có tại mọi vị trí làm việc, khi phát hiện mối nguy đe dọa nghiêm trọng đến an toàn lao động, vệ sinh lao động thì đại diện an toàn có quyền thực hiện dừng tất cả công việc. Để đảm bảo ATLĐ, VSLĐ tại nơi làm việc thì sự phối hợp giữa đại diện an toàn lao động và người sử dụng lao động được coi là thiết yếu và luật pháp của Thụy Điển quy định rõ việc kết hợp này để có một môi trường làm việc tốt hơn. Đại diện ATLĐ phải có ở những khu làm việc có ít nhất 5 lao động trở lên và từ 50 lao động trở lên sẽ phải thành lập một Ban đại diện an toàn, theo quy định của Ủy ban ATLĐ. Kết quả nghiên cứu của Cơ quan an toàn và sức khỏe khu vực làm việc của Châu âu đã chỉ, có tới 31% doanh nghiệp có Ban đại diện an toàn tại khu vực làm việc và 78% khu vực làm việc ở Thụy Điển có đại diện an toàn. Đại diện ATLĐ có vai trò đại diện cho NLĐ trong các vấn đề về ATVSLĐ và SKNN để đảm bảo môi trường làm việc được an toàn. Nhiệm vụ của đại diện ATLĐ là giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, tránh TNLĐ và bảo vệ sức khỏe của NLĐ, cũng như việc tuân thủ pháp luật tại nơi làm việc của NSDLĐ như: quản lý các hoạt động ATLĐ, vệ sinh lao động để tạo ra một điều kiện làm việc tốt và an toàn; triển khai việc đánh giá rủi ro thường xuyên và có các giải pháp thích hợp phòng, tránh rủi ro; lập kế hoạch đánh giá an toàn lao động và vệ sinh lao động, các biện pháp cải thiện lao động tại nơi làm việc; phải đảm bảo điều kiện làm việc luôn được an toàn; điều tra các TNLĐ tại nơi làm việc. Ban đại diện ATLĐ có vai trò: yêu cầu công ty phải đảm bảo các dịch y tế tốt nhất dành cho NLĐ; phải lập kế hoạch nhận diện các mối nguy hại có khả năng gây BNN và TNLĐ; có các chương trình đào tạo, tập huấn liên quan đến môi trường lao động tại khu vực làm việc; có các giải pháp cải thiện các nơi làm việc đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp; thực hiện các biện pháp tổ chức, quy trình, phương pháp làm việc; thực hiện nghiêm các giải pháp tái tạo sức khỏe cho NLĐ tại nơi làm việc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2