intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ cho công chức cấp xã, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị

Chia sẻ: Mucong999 Mucong999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

14
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ cho công chức cấp xã huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ cho công chức cấp xã, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THỊ OANH BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CHO CÔNG CHỨC CẤP XÃ, HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THỊ OANH BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CHO CÔNG CHỨC CẤP XÃ, HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHÙNG ĐÌNH MẪN THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là kết quả công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, thông tin và kết quả được nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2019 Học viên Trần Thị Oanh
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin cảm ơn chân thành đến Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung, Khoa sau đại học Học viện Hành chính Quốc gia, cùng toàn thể các thầy, cô giáo của Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt khóa học. Đối với tôi những kiến thức được lĩnh hội trong khóa học này không chỉ quan trọng đối với công việc mà còn bổ sung vào nhận thức thực tiễn cuộc sống. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PSG.TS Phùng Đình Mẫn, người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã giành nhiều thời gian, công sức trong quá trình nghiên cứu để giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo phòng Nội vụ huyện Gio Linh; lãnh đạo UBND, công chức các xã, thị trấn; các đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Do vốn kiến thức còn hạn chế nên luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót, hạn chế, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô để đề tài luận văn được hoàn thiện hơn. Kính chúc quý thầy, cô cùng tất cả mọi người dồi dào sức khỏe, thành công trong cuộc sống. Học viên Trần Thị Oanh
  5. MỤC LỤC Trang bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục viết tắt Danh mục các bảng biểu MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CHO CÔNG CHỨC CẤP XÃ .................... 8 1.1. Công chức cấp xã .................................................................................... 8 1.1.1. Khái niệm công chức cấp xã ................................................................. 8 1.1.2. Đặc điểm của công chức cấp xã: ......................................................... 10 1.1.3. Tiêu chuẩn chung của công chức cấp xã: ............................................ 11 1.1.4. Nhiệm vụ của công chức cấp xã ......................................................... 13 1.1.5. Vị trí, vai trò của công chức cấp xã..................................................... 18 1.2. Những vấn đề chung về bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ cho công chức cấp xã .................................................................................................. 21 1.2.1. Những khái niệm có liên quan ............................................................ 21 1.2.2. Đặc điểm bồi dưỡng năng cao năng lực thực thi công vụ cho công chức cấp xã ........................................................................................................... 26 1.2.3. Vai trò của việc bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ công chức cấp xã... 27 1.2.4. Mục tiêu của bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ công chức cấp xã . 28 1.2.5. Yêu cầu của bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ công chức cấp xã .. 28 1.2.6. Sự cần thiết phải bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ công chức cấp xã . 30 1.2.7. Các thành tố cơ bản của quy trình bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ cho công chức cấp xã ................................................................................... 30
  6. 1.3. Kinh nghiệm bồi dưỡng nâng cao năng lực thực thi công vụ công chức cấp xã một số địa phương và bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị .............................................................................................. 33 1.3.1. Kinh nghiệm bồi dưỡng nâng cao năng lực thực thi công vụ công chức cấp xã một số địa phương ............................................................................. 33 1.3.2. Bài học kinh nghiệm từ bồi dưỡng công chức cấp xã ở các địa phương áp dụng cho huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị .............................................. 37 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 39 Chương 2. THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CÔNG CHỨC CẤP XÃ, HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ .............................................................................................................. 40 2.1. Tình hình cơ bản địa bàn nghiên cứu ..................................................... 40 2.2. Số lượng, cơ cấu công chức cấp xã của huyện Gio Linh ........................ 42 2.3. Cơ sở pháp lý về bồi dưỡng công chức cấp xã, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị ..................................................................................................... 45 2.3.1. Các văn bản quy định về bồi dưỡng của Nhà nước ............................. 45 2.3.2. Các văn bản quy định về bồi dưỡng của tỉnh Quảng Trị và huyện Gio Linh.............................................................................................................. 46 2.4. Thực trạng công tác bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ công chức cấp xã, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị những năm qua..................................... 47 2.4.1. Quy trình bồi dưỡng nâng cao năng lực thực thi công vụ công chức cấp xã ................................................................................................................. 47 2.4.2. Thực trạng bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ cho công chức cấp xã ở huyện Gio Linh ......................................................................................... 51 2.4.3. Một số nhận xét, đánh giá chung về thực trạng bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ cho công chức cấp xã, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị ............. 56 Tiểu kết Chương 2........................................................................................ 65
  7. Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CHO CÔNG CHỨC CẤP XÃ, HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ ................................ 66 3.1. Quan điểm định hướng hoạt động bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ cho công chức cấp xã, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị .......................................... 66 3.1.1 Phải nhận thức đúng ý nghĩa bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ cho công chức cấp xã .......................................................................................... 66 3.1.2. Nhận thức đúng đắn vị trí, đặc điểm, vai trò của công chức cấp xã........... 68 3.1.3. Quan điểm hoàn thiện hoạt động bồi dưỡng ....................................... 69 3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ cho công chức cấp xã, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị ...................................... 71 3.2.1. Nâng cao nhận thức của cấp uỷ, chính quyền các xã, thị trấn, phòng ban chuyên môn liên quan về bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ cho công chức cấp xã ........................................................................................................... 71 3.2.2. Nâng cao nhận thức của người học ..................................................... 72 3.2.3. Xác định đúng nhu cầu bồi dưỡng ...................................................... 73 3.2.4. Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp bồi dưỡng .................. 74 3.2.5. Đổi mới hoạt động bồi dưỡng công chức cấp xã tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị .......................................... 76 3.2.6. Đổi mới đánh giá quá trình bồi dưỡng công chức ............................... 79 3.2.7. Thực hiện tốt chế độ, kinh phí bồi dưỡng công chức cấp xã ............... 79 3.2.8. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý của chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan có liên quan trong công tác bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ cho công chức cấp xã............ 82 3.3. Một số kiến nghị, đề xuất đối với cấp có thẩm quyền ............................ 82 3.3.1 Đối với các bộ, ngành ở Trung ương ................................................... 82 3.3.2 Đối với UBND tỉnh Quảng Trị ............................................................ 83
  8. 3.3.3 Đối với UBND huyện Gio Linh ........................................................... 84 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 85 KẾT LUẬN ................................................................................................. 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. DANH TỪ VIẾT TẮT CTHQS Chỉ huy trưởng quân sự ĐC-XD Địa chính – xây dựng QLNN Quản lý nhà nước QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước TCA Trưởng công an TC-KT Tài chính – Kế toán TP-HT Tư pháp – Hộ tịch UBND Ủy ban nhân dân VH-XH Văn hóa – xã hội VP-TK Văn phòng –Thống kê
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Tiêu chuẩn công chức cấp xã........................................................ 13 Bảng 2.2. Số lượng công chức cấp xã theo từng chức danh huyện................ 43 Gio Linh năm 2018 ...................................................................................... 43 Bảng 2.3. Thống kê chất lượng công chức cấp xã đến 31/12/2017 ............... 44 Bảng 2.4. Thống kê chất lượng công chức cấp xã đến 31/12/2018 ............... 44 Bảng 2.5. Số lượng và tỷ lệ công chức cấp xã trên địa bàn huyện ................ 49 Gio Linh, tỉnh Quảng Trị được bồi dưỡng .................................................... 49 Bảng 2.6. Thống kê các loại kỹ năng, nhu cầu công chức cấp xã.................. 53 cần được bồi dưỡng ...................................................................................... 53 Bảng 2.7.Thống kê đánh giá của thủ trưởng cơ quan chuyên môn UBND huyện Gio Linh về mức độ thành thạo các kỹ năng nghề nghiệp của công chức cấp xã .................................................................................................. 54 Bảng 2.8. Thống kê đánh giá của Chủ tịch UBND cấp xã về mức độ thành thạo các kỹ năng nghề nghiệp của công chức cấp xã .................................... 55 Bảng 2.9. Kết quả điều tra người dân về tinh thần, thái độ phục vụ, ............. 56 kết quả giải quyết công việc của công chức cấp xã ....................................... 56
  11. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cấp xã là một cấp trong hệ thống chính quyền các cấp ở nước ta; là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị ở cơ sở. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cấp xã là cấp gần gũi với dân nhất, là nền tảng của hành chính; cấp xã làm được thì mọi việc đều xong xuôi” .[20, tr. 371-372]. Ngày 25/01/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 163/QĐ-TTg về “phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 – 2025”. Trong đó yêu cầu phải “Bảo đảm nâng cao năng lực, kỹ năng thực thi công vụ được giao; ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp” [37, tr.1]. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7, khóa XII của Đảng ngày 19/5/2018 đã khẳng định “ Công tác đào tạo, bồi dưỡng và cập nhật kiến thức mới được quan tâm, từng bước gắn với chức danh, với quy hoạch và sử dụng cán bộ”[2, tr.3]. Công chức cấp xã có vai trò rất quan trọng trong bộ máy hành chính cấp xã. Vì vậy, để đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở cần phải chú ý đến bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ cho công chức cấp xã. Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển chung của công chức cấp xã trong cả nước, công chức cấp xã huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị được quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị và quản lý nhà nước, góp phần nâng cao nhận thức, phương pháp công tác cho công chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, hiện nay, công tác bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ cho công chức cấp xã mới chỉ tập trung vào việc nâng cao trình độ, chưa có tính chuyên sâu, còn dàn trải, chưa tổ chức các lớp bồi dưỡng riêng phù hợp với từng chức danh công chức dẫn đến thiếu cơ sở thực tiễn để đổi mới chương trình, nội dung bồi dưỡng. Đội ngũ công chức hành chính nhà nước nói chung, đội ngũ công chức cấp xã 1
  12. nói riêng nhìn chung còn yếu kém, bất cập nhiều mặt. Năng lực quản lý điều hành chưa ngang tầm với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, năng lực thực thi nhiệm vụ chuyên môn thấp, chưa có tính chuyên nghiệp, còn thụ động, thiếu tinh thần trách nhiệm, gây trở ngại cho việc cải cách hành chính nhà nước. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7, khóa XII của Đảng cũng đã nhấn mạnh: “Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chậm đổi mới, chưa kết hợp chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn, chưa gắn với quy hoạch và theo chức danh” [2,tr.5]. Vì vậy, để công chức cấp xã trở thành chuyên nghiệp, đòi hỏi phải có phẩm chất, năng lực, có trình độ chuyên môn sâu về quản lý nhà nước, nghiệp vụ theo chức trách được giao, thành thạo công việc, nắm vững lý thuyết quản lý hành chính, có kỹ năng thực hành giỏi thì cần phải đồng thời triển khai nhiều nhiệm vụ, trong đó đòi hỏi phải bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ cho công chức cấp xã, Vì thế, tôi chọn đề tài: “Bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ cho công chức cấp xã, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung và chất lượng bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ cho công chức nói riêng đã được các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm và được thể hiện rõ qua các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, còn có một số luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công và nhiều bài viết của các tác giả quan tâm đến lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, có thể đề cập đến: * Bộ Nội vụ - Viện Nghiên cứu & Phát triển tổ chức, Hội thảo khoa học với chủ đề “Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong điều kiện hội nhập quốc tế”, Đà Nẵng ngày 12/6/2017. Những tham luận đã nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của đào tạo, bồi dưỡng là một trong những nhiệm vụ quan trọng, quyết định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và đội 2
  13. ngũ cán bộ, công chức nói riêng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thời gian qua đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và xác định là yếu tố cơ bản nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính Nhà nước và hội nhập quốc tế. * Ngô Thành Can: Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực trong khu vực công, NXB Lao động, Hà Nội, 2014. Cuốn sách đã trình bày những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực trong khu vực công; năng lực làm việc, năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, phát triển năng lực thực hiện công việc và một số năng lực cần thiết đối với cán bộ, công chức, viên chức ở nước ta. * Ngô Thành Can: Chất lượng thực thi công vụ - vấn đề then chốt của cải cách hành chính, Viện khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ, Bản tin CCHC, Bộ Nội vụ số 1/13. Bài viết đã nêu bật lên mối quan hệ giữa năng lực thực thi công vụ của công chức với môi trường làm việc và chính sách khuyến khích, chế độ đãi ngộ. Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng thực thi công vụ hiện nay theo ba yếu tố cơ bản trên, tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thực thi công vụ của công chức, trong đó nhấn mạnh yếu tố đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và tạo động lực làm việc cho công chức. * Nguyễn Minh Sản: Pháp luật về cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở Việt Nam hiện nay- Những vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB. Chính trị - hành chính, Hà Nội, 2009. Cuốn sách tập trung trình bày những nội dung cơ bản về trách nhiệm công vụ, qua đó góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng cho việc xây dựng, hoàn thiện chính sách về quản lý, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, trong đó có đề cao và đảm bảo thực hiện trách nhiệm của cán bộ, công chức trong hoạt động thực thi công vụ. 3
  14. * Vũ Văn Thiệp: vài suy nghĩ về xác định kỹ năng cần thiết đối với cán bộ, công chức, đặc san Nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, Trường Đào tạo, bồi dưỡng công chức – Bộ Nội vụ, số 1, tháng 01/2012. Bài viết đã khái quát lý thuyết về kỹ năng làm việc của công chức, đồng thời chỉ ra phương pháp xác định các kỹ năng cần thiết đối với cán bộ, công chức như lập kế hoạch, giao tiếp, xử lý tình huống, sử dụng công nghệ thông tin vào công việc… tuy nhiên, với dung lượng hạn chế của bài viết, tác giải chưa đề cập đến bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ cho công chức cấp xã. * Đỗ Kim Phượng – Nguyễn Thị Ninh: Năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước, Tạp chí quản lý nhà nước số 233-6/2015. Bài viết đã khái quát những lý thuyết về năng lực thực thi công vụ; đánh giá một cách sâu sắc về thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức nước ta hiện nay. Các giải pháp mang tính tổng thể của quá trình quản lý công chức. * Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị (2003): Một số chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng cán bộ, Đề án số 29A/Đ.A – UB, ngày 08/01/2003 - Ban hành kèm theo Nghị quyết số 07 - NQ/TU ngày 4/11/2002. Ngoài ra, có thể nêu lên một số luận văn thạc sĩ: * Nguyễn Thị Khởi (2014): Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn này đã tập trung vào nội dung: xác định nhu cầu, nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, chế độ hỗ trợ và đánh giá sau đào tạo; đề xuất nhiều giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. * Ngô Thị Lệ Thủy năm (2017): Bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn đã đi sâu phân tích, đánh giá 4
  15. thực trạng bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, qua đó, tìm ra các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Nhìn tổng thể, tình hình nghiên cứu trên đây cho thấy, các công trình khoa học, sách chuyên khảo đều đã tiếp cận ở những nội dung cụ thể khác nhau nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống và chuyên biệt về “Bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ cho công chức cấp xã, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị”. Vì vậy, đây là một vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa cấp thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu: Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ cho công chức cấp xã huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ: - Trình bày cơ sở lý luận, pháp lý của việc bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ cho công chức cấp xã. - Khảo sát, phân tích thực trạng bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ công chức cấp xã huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị; đánh giá kết quả đạt được trong bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ cho công chức cấp xã trong thời gian qua; những khó khăn, hạn chế, bất cập và nguyên nhân. - Đề xuất phương hướng và giải pháp thực hiện nhằm tiếp tục khắc phục những khó khăn, tồn tại và những nguyên nhân để nâng cao bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ cho công chức cấp xã trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ cho công chức cấp xã. 5
  16. - Phạm vi nghiên cứu: Bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ cho công chức cấp xã từ năm 2016 đến nay. Luận văn tập trung nghiên cứu công tác bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ cho công chức cấp xã thuộc 21 xã, thị trấn ở huyện Gio Linh. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Luận văn được tiến hành dựa trên cơ sở quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện, Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam và các văn bản quản lý nhà nước về cán bộ, công chức và công tác bồi dưỡng cán bộ công chức. - Phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu: Tiến hành nghiên cứu tài liệu về công chức, bồi dưỡng công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng để thấy được vị trí, vai trò, chức trách, nhiệm vụ, tiêu chuẩn của công chức cấp xã; mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình, kinh phí, cơ sở bồi dưỡng hiện nay đối với công chức cấp xã như thế nào; thu thập thông tin kinh nghiệm bồi dưỡng của một số địa phương trong cả nước, có thể áp dụng cho huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Nghiên cứu, phân tích các công trình nghiên cứu liên quan và kế thừa, phát triển để phù hợp với đề tài mà luận văn nghiên cứu; thu thập thông tin từ các báo cáo tổng hợp của địa phương, các báo cáo chuyên môn của các cơ quan quản lý Nhà nước ban hành trong lĩnh vực luận văn nghiên cứu. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi * Mục đích điều tra: để khảo sát năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã và góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức cấp xã huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. * Đối tượng khảo sát là cán bộ lãnh đạo chính quyền cấp xã (21 chủ tịch UBND các xã, thị trấn), công chức cấp xã (150 công chức) và người dân (100 người dân). 6
  17. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn: Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng về bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ cho công chức cấp xã các năm qua và đề xuất phương hướng, giải pháp để nâng cao chất lượng bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ cho công chức cấp xã thời gian tới. Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu cho các chủ trương, chính sách của hệ thống chính trị trên địa bàn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Giải pháp nêu ra trong luận văn có thể sử dụng cho các cấp lãnh đạo huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị về bồi dưỡng công chức cấp xã. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và nghiên cứu tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Gio Linh, Trường Chính trị Lê Duẩn tỉnh Quảng Trị. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ cho công chức cấp xã Chương 2: Thực trạng bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ cho công chức cấp xã, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện hoạt động bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ cho công chức cấp xã, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị 7
  18. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CHO CÔNG CHỨC CẤP XÃ 1.1. Công chức cấp xã 1.1.1. Khái niệm công chức cấp xã Thuật ngữ “công chức” thường được hiểu một cách khái quát là những người được nhà nước tuyển dụng, nhận một công việc hoặc một nhiệm vụ nhất định, do Nhà nước trả lương và có nghĩa vụ, bổn phận phục vụ nhân dân, phục vụ nhà nước theo các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, phạm vi xác định công chức là khác nhau đối với mỗi quốc gia khác nhau, phụ thuộc vào thể chế chính trị, hệ thống pháp luật, cách thức tổ chức bộ máy và lịch sử, văn hóa dân tộc mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, khái niệm công chức được hình thành, phát triển và hoàn thiện gắn liền với sự phát triển của nền hành chính nhà nước. Khái niệm công chức lần đầu tiên được đề cập đến trong văn bản của Nhà nước là Sắc lệnh 76/SL về Quy chế Công chức Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký. Trước đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh 188/SL Quy định về các hạng công chức, đó cũng được coi như văn bản pháp lý khởi đầu cho việc xây dựng đội ngũ công chức sau này của Nhà nước ta. Tại Điều 1 của Sắc lệnh 76/SL quy định: “Những công dân Việt Nam được chính quyền nhân dân tuyển dụng để giữ chức vụ thường xuyên trong cơ quan Chính phủ, ở trong hay ngoài nước, đều là công chức theo quy chế này, trừ những trường hợp riêng biệt do Chính phủ quy định”. Theo quan niệm này thì công chức ở đây là những: Công dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; do chính quyền nhân dân tuyển dụng; giữ chức vụ thường xuyên trong cơ quan Chính phủ. Như vậy, những người làm việc trong các cơ quan nhà 8
  19. nước khác không gọi là công chức. Quan niệm này cũng giống quan niệm của một số nước, chỉ coi những người giữ những công việc thường xuyên trong các cơ quan hành chính nhà nước mới là công chức[20, tr.174]. Luật Cán bộ công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008 của Quốc hội quy định: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”[36, tr.3]. Cũng theo Luật này, công chức cấp xã được định nghĩa như sau: Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”[ 36, tr.6]. Công chức cấp xã làm công tác chuyên môn, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý trên các lĩnh vực, bao gồm: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng quân sự; Văn phòng - Thống kê; Địa chính - Xây dựng - Đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường (đối với xã); Tài chính - Kế toán; Tư pháp - Hộ tịch; Văn hóa - Xã hội. 9
  20. Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ quy định về số lượng CBCC cấp xã được bố trí theo loại đơn vị hành chính cấp xã: Xã loại 1 không quá 25 người, Xã loại 2 không quá 23 người, Xã loại 3 không quá 21 người (bao gồm cả CBCC được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã) [ 13, tr.9]. 1.1.2. Đặc điểm của công chức cấp xã: Công chức cấp xã có những đặc điểm cơ bản của đội ngũ cán bộ, công chức trong nền công vụ Việt Nam. Tuy nhiên, do vị trí, vai trò của chính quyền cấp xã nên đội ngũ công chức cấp xã có những đặc điểm mang tính đặc thù như sau: Công chức cấp xã là người trực tiếp làm việc với người dân. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều do đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã phổ biến, triển khai để nhân dân hiểu rõ và thi hành. Công chức cấp xã thường hội tụ đủ các vai trò khác nhau mà họ phải thể hiện như: công dân; đồng hương, bà con, họ hàng; người đại diện của cộng đồng; đại diện cho Nhà nước... Những vai trò này vừa có tính thống nhất, vừa có tính mâu thuẫn, xung đột trong mỗi hoàn cảnh, ít nhiều có tác động, chi phối hoạt động công vụ của họ, nhất là trong việc giải quyết những vấn đề có liên quan đến mối quan hệ giữa các lợi ích cá nhân - cộng đồng - Nhà nước. Hoạt động thực thi công vụ của công chức cấp xã mang tính đa dạng, phức tạp. Họ phải giải quyết tất cả các công việc trong đời sống xã hội ở địa phương, mang tính thường xuyên để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người dân. Hiện nay, trình độ của công chức cấp xã đã từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập về trình độ văn hoá, nhận thức, năng lực 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2