Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính trong kiểm soát xuất, nhập cảnh ở cửa khẩu đường bộ của Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh
lượt xem 9
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm làm rõ cơ sở lý luận về cải cách thủ tục hành chính trong kiểm soát xuất nhập cảnh ở cửa khẩu đường bộ của BĐBP. Phân tích, đánh giá thực trạng cải cách thủ tục hành chính trong kiểm soát xuất nhập cảnh ở cửa khẩu đường bộ của BĐBP tỉnh Quảng Ninh. Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính trong kiểm soát xuất nhập cảnh ở cửa khẩu đường bộ của BĐBP tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính trong kiểm soát xuất, nhập cảnh ở cửa khẩu đường bộ của Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………/……… .…/…. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG VĂN PHONG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG KIỂM SOÁT XUẤT, NHẬP CẢNH Ở CỬA KHẨU ĐƢỜNG BỘ CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, NĂM 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………/……… .…/…. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG VĂN PHONG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG KIỂM SOÁT XUẤT, NHẬP CẢNH Ở CỬA KHẨU ĐƢỜNG BỘ CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 8340403 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ THỊ KIM TIÊN HÀ NỘI, NĂM 2018
- LỜI CAM ĐOAN Luận văn “Cải cách thủ tục hành chính trong kiểm soát xuất, nhập cảnh ở cửa khẩu đường bộ của Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, các kết quả nghiên cứu là trung thực. Luận văn sử dụng thông tin, dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau và được nghi rõ nguồn gốc, số liệu đã được tổng hợp và xử lý. Tác giả Hoàng Văn Phong
- LỜI CÁM ƠN Tác giả xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu Học viện Hành chính Quốc gia, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý nhà nước về kinh tế, Khoa sau đại học, những thầy giáo, cô giáo của Học viện đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu khoa học. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Đỗ Thị Kim Tiên đã quan tâm, trách nhiệm, chỉ bảo, hướng dẫn tác giả trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu để hoàn thành được luận văn. Tác giả xin chân thành cám ơn Cục cửa khẩu Bộ đội Biên phòng, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh, Ban Chỉ huy các Đồn Biên phòng tuyến Biên giới bộ thuộc tỉnh Quảng Ninh, đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình thu thập thông tin, số liệu,khảo sát thực tế, để hoàn thành được luận văn này. Xin chân thành cám ơn! Tác giả Hoàng Văn Phong
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG KIỂM SOÁT XUẤT, NHẬP CẢNH Ở CỬA KHẨU ĐƢỜNG BỘ CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG 8 1.1. Những vấn đề cơ bản về kiểm soát xuất, nhập cảnh của Bộ đội Biên phòng tại cửa khẩu đƣờng bộ 8 1.1.1. Xuất, nhập cảnh ở cửa khẩu đường bộ 8 1.1.2. Kiểm soát xuất, nhập cảnh ở cửa khẩu đường bộ của Bộ đội biên phòng 13 1.1.3. Nội dung kiểm soát xuất nhập cảnh ở cửa khẩu đường bộ của Bộ đội Biên phòng 18 1.2. Thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính trong kiểm soát xuất, nhập cảnh đƣờng bộ của Bộ đội Biên phòng 19 1.2.1. Thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính 19 1.2.2. Thủ tục hành chính trong kiểm soát xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu đường bộ của Bộ đội Biên phòng 22 1.2.3. Sự cần thiết phải cải cách thủ tục hành chính trong kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu đường bộ của Bộ đội biên phòng 23 1.2.4. Nội dung cải cách thủ tục hành chính trong kiểm soát xuất nhập cảnh ở cửa khẩu đường bộ của Bộ đội biên phòng 24 1.3. Các yếu tố chi phối cải cách thủ tục hành chính trong kiểm soát xuất, nhập cảnh của Bộ đội biên phòng 26 1.3.1 Các yếu tố chủ quan 27 1.3.2. Các yếu tố khách quan 30
- Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG KIỂM SOÁT XUẤT, NHẬP CẢNH Ở CỬA KHẨU ĐƢỜNG BỘ CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG TỈNH QUẢNG NINH 35 2.1. Tình hình kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến việc thực hiện thủ tục hành chính trong kiểm soát xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu đƣờng bộ tỉnh Quảng Ninh 35 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội 35 2.1.2. Thực trạng xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu đường bộ 37 2.1.3. Thực hiện thủ tục hành chính trong kiểm soát xuất, nhập cảnh đường bộ của Bộ đội Biên phòng tại tỉnh Quảng Ninh 41 2.2. Tình hình cải cách thủ tục hành chính trong kiểm soát xuất, nhập cảnh đƣờng bộ tỉnh Quảng Ninh của Bộ đội Biên phòng 47 2.2.1. Cắt giảm, nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong kiểm soát xuất, nhập cảnh, rà soát, đề nghị sửa đổi bổ sung, loại bỏ, thay thế các văn bản 47 2.2.2. Kiểm soát chặt chẽ các văn bản mới, quyết định mới ban hành 50 2.2.3. Công khai, minh bạch các thủ tục 50 2.2.4. Tiếp nhận, xử lý kiến nghị của cá nhân tổ chức 52 2.2.5. Cải cách thủ tục biên phòng đối với người, phương tiện xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu đường bộ 53 2.2.6. Cải cách thủ tục hành chính trong cấp, thu hồi các loại giấy tờ ở cửa khẩu đường bộ 57 2.3. Đánh giá kết quả cải cách thủ tục hành chính trong kiểm soát xuất, nhập cảnh ở cửa khẩu đƣờng bộ của Bộ đội Biên phòng 59 2.3.1. Những thành tựu đạt được 59 2.3.2. Những hạn chế 62 2.3.3. Nguyên nhân 65 1
- Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG KIỂM SOÁT XUẤT, NHẬP CẢNH Ở CỬA KHẨU ĐƢỜNG BỘ CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG TỈNH QUẢNG NINH 70 3.1. Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc 70 3.2. Định hƣớng cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu đƣờng bộ 72 3.2.1. Tình hình xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu đường bộ của tỉnh Quảng Ninh 72 3.2.2. Phương hướng cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ, địa phương và của lực lượng Bộ đội Biên phòng 75 3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính trong kiểm soát xuất, nhập cảnh ở cửa khẩu đƣờng bộ của Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh 78 3.3.1. Đẩy nhanh việc hoàn thiện hệ thống thể chế trong lĩnh vực kiểm soát xuất, nhập cảnh ở cửa khẩu đường bộ của Bộ đội Biên phòng 78 3.3.2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy các cấp đối với cải cách thủ tục hành chính trong kiểm soát xuất, nhập cảnh 81 3.3.3. Giáo dục nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên thực hiện nhiệm vụ kiểm soát xuất, nhập cảnh 83 3.3.4. Hoàn thiện quy trình thủ tục, kiểm tra, giám sát trong kiểm soát xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu 86 3.3.5. Đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cải cách thủ tục hành chính trong kiểm soát xuất, nhập cảnh 89 3.3.6. Tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong cải cách thủ tục hành chính về kiểm soát xuất, nhập cảnh 91 2
- 3.3.7. Bổ sung các quy định về hướng dẫn quản lý trang, thiết bị kỹ thuật sử dụng tại cửa khẩu, nhằm tăng cường việc chấp hành kiểm tra, kiểm soát tại khu vực cửa khẩu 93 3.3.8. Thực hiện tốt công tác bố trí, sắp xếp, luân chuyển cán bộ, nhân viên làm công tác xuất nhập cảnh. 94 3.4. Kiến nghị 96 3.4.1. Với Bộ Tư lệnh Biên phòng 96 3.4.2. Với Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh 97 3.4.3. Với Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ninh 97 3.4.4. Với các Đồn Biên phòng cửa khẩu thuộc tỉnh Quảng Ninh 98 KẾT LUẬN 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 106 PHỤ LỤC 107 3
- CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Viết đầy đủ BCT Bộ Chính trị BPCK Biên phòng cửa khẩu BĐBP Bộ đội Biên phòng BCH Ban chỉ huy CNH Công nghiệp hóa CT-TTg Chỉ thị Thủ tướng CT/TW Chỉ thị Trung ương CBNV Cán bộ, nhân viên CBCS Cán bộ, chiến sĩ ĐBP Đồn Biên phòng ĐCSVN Đảng cộng sản Việt nam KTCK Kinh tế cửa khẩu NQ/TW Nghị quyết Trung ương ND-CP Nghị định Chính phủ TTHC Thủ tục hành chính UBND Ủy ban nhân dân XNC Xuất, nhập cảnh
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cải cách thủ tục hành chính (TTHC) có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Nếu TTHC rườm rà, chất lượng thấp sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của xã hội, gây lãng phí tiền bạc và thời gian của Nhà nước và nhân dân. Thủ tục hành chính là sản phẩm của ý thức, do đó không tránh khỏi sự hạn chế, lỗi thời so với thực tiễn. Trong nhiều trường hợp, các thủ tục được ban hành ít phát huy giá trị, thậm chí kìm hãm phát triển. Quá trình tổ chức quản lý cần có sự rà soát, đánh giá tính hữu ích của TTHC, sửa đổi, bổ sung kịp thời, nhằm phát huy hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Khi TTHC được cải cách, phù hợp với thực tiễn, đáp ứng các yêu cầu về sự cần thiết, tính hợp pháp, hợp lý sẽ là động lực thúc đẩy các nguồn lực xã hội phát triển. Hoạt động quản lý nhà nước đối với các ngành, các lĩnh vực dù ở bất kỳ cấp quản lý nào, trung ương hay địa phương đều gắn liền với các thủ tục hành chính. Kiểm soát xuất, nhập cảnh ở cửa khẩu đường bộ là một trong những nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước, nhằm đảm bảo thực hiện quyền lực của nhà nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia, tạo sự ổn định trong xuất, nhập cảnh, xuất, nhập khẩu, góp phần giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Hoạt động kiểm soát này được thực hiện thông qua các cơ quan quản lý với các thủ tục hành chính khác nhau. Quảng Ninh là một tỉnh biên giới có vị trí quan trọng về kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại ở phía Đông Bắc của Tổ quốc. Thời gian qua, với đường lối mở cửa, hội nhập của Đảng, Nhà nước và những thuận lợi về giao thông đi lại nên lưu lượng người, phương tiện, hàng hóa xuất, nhập qua các cửa 1
- khẩu đường bộ tỉnh Quảng Ninh rất lớn và có xu hướng ngày càng tăng. Bên cạnh đó, TTHC trong kiểm soát XNC kiểm soát người, phương tiện, hàng hóa còn nhiều bất cập như còn rườn rà, nhiều thủ còn thể hiện sự chồng chéo, có lĩnh vực cùng một loại thủ tục lại có nhiều cơ quan kiểm tra, kiểm soát gây phiền hà cho đối tượng XNC. Vì vậy, cải cách TTHC trong kiểm soát xuất, nhập cảnh (XNC) để tạo điều kiện thông thoáng cho cửa khẩu là vấn đề cấp thiết, phù hợp với thực tiễn đòi hỏi. Quán triệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính của Chính phủ và Chương trình cải cách hành chính của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP), BĐBP tỉnh Quảng Ninh đã chủ động chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền thực hiện cải cách hành chính, trong đó có nội dung về cải cách TTHC. Do đó, cải cách TTHC trong kiểm soát XNC tại cửa khẩu đường bộ đã đạt được một số kết quả nhất định, tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho người, phương tiện, hàng hóa xuất, nhập qua cửa khẩu. Tuy nhiên, hoạt động cải cách TTHC trong kiểm soát XNC ở cửa khẩu đường bộ của BĐBP tỉnh Quảng Ninh vẫn còn một số hạn chế, chưa đảm bảo công khai, minh bạch, nhiều thủ tục còn giản đơn, nhưng không đạt được mức độ rõ ràng; cách thức thực hiện các thủ tục về quy định người nước ngoài nhập cảnh nhập cảnh vào Việt Nam phải có đơn xin cấp thị thực là không còn phù hợp vừa rườm rà vừa không đúng với quan điểm đường lối của Đảng là mở rộng đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ đối ngoại, hay quy trình thực hiện thủ tục khách đến kiểm tra, hộ chiếu, kiểm chứng xong trình chỉ huy đồn Biên phòng cửa khẩu ký, đóng dấu để khách chờ đợi lâu gây mất thời gian, ùn tắc ảnh hưởng đến an ninh trật tự ở khu vực biên giới là chưa hợp lý; thực hiện cơ chế một cửa liên thông hiệu quả chưa cao, gây phiền hà cho người, phương tiện, hàng hóa xuất, nhập qua cửa khẩu làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như cả nước. 2
- Hiện nay, tuy đã có những công trình nghiên cứu vềcải cách TTHC, ở những góc độ khác nhau, nhưng chưa có nghiên cứu nào một cách có hệ thống, toàn diện về cải cách TTHC trong kiểm soát XNC ở cửa khẩu đường bộ của BĐBP tỉnh Quảng Ninh. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Cải cách thủ tục hành chính trong kiểm soát xuất, nhập cảnh ở cửa khẩu đường bộ của Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh” là cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đề tài này xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và kế thừa các thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học, chuyên gia, các nhà quản lý, nhằm tiếp tục nghiên cứu, bổ sung tập trung một số vấn đề về cải cách thủ tục hành chính trong kiểm soát xuất, nhập cảnh ở cửa khẩu đường bộ của Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh; với cách nhìn biện chứng, phân tích, đánh giá khách quan. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng cải cách thủ tục hành chính trong kiểm soát xuất, nhập cảnh ở cửa khẩu đường bộ của Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới. Nghiên cứu về cải cách thủ tục hành chính nói chung, cải cách thủ tục hành chính trong các ngành, lĩnh vực, hay tại các địa phương nói riêng là vấn đề không mới. Do đó có nhiều công trình đã đề cập ở những phạm vi và cách tiếp cận khác nhau. Liên quan đến đề tài Cải cách thủ tục hành chính trong kiểm soát xuất, nhập cảnh ở cửa khẩu đường bộ của Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh ở những góc độ khác nhau, có những công trình điển hình sau đây: - Sách: + Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (2010) Assessment of Vietnam’s Land and Sea Border Posts and Roadmap to a Model Border Post, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. Cuốn sách là kết quả hợp tác giữa Bộ Tư lệnh BĐBP với Bộ Nhập cư và Quốc tịch Ôxtrâylia nhằm khảo sát duy trì năng lực thông tin, cơ sở hạ tầng về Công nghệ thông tin và truyền thông tin, mua sắm trang thiết bị quản lý xuất, nhập 3
- cảnh tại các cửa khẩu, duy trì an ninh trật tự tại các cảng biển, cửa khẩu của Bộ Tư lệnh BĐBP. + Giáo trình Học viện Biên phòng (2007), Giáo trình Lý luận cơ bản về quản lý, kiểm soát cửa khẩu, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. Giáo trình đưa ra những luận cứ, luận điểm và khái quát cơ bản nhất về công tác quản lý kiểm soát cửa khẩu, chỉ ra sự cấp thiết phải kiểm soát cửa khẩu và duy trì an ninh trật tự tại khu cực cửa khẩu. + Học viện Biên phòng (2008), Giáo trình Nghiệp vụ quản lý, kiểm soát cửa khẩu, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. Giáo trình huấn luyện nhằm giúp cho cán bộ quản lý cửa khẩu biết cách thức, phương pháp kiểm soát cửa khẩu và duy trì an ninh trật tự tại khu vực cửa khẩu. + Học viện Biên phòng (2017), Giáo trình Nghiệp vụ quản lý, kiểm soát cửa khẩu, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Giáo trình đã đúc kết và phát triển nghiệp vụ quản lý cửa khẩu trải qua 59 năm xây dựng và trưởng thành của BĐBP huấn luyện cho cán bộ quản lý cửa khẩu thực hiện quy trình kiểm soát và duy trì an ninh trật tự tại khu vực cửa khẩu thống nhất và toàn diện nhất cho đến nay. - Đề tài nghiên cứu: + Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (2010), Nâng cao năng lực quản lý, kiểm soát xuất nhập cảnh của Bộ đội Biên phòng đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2010-2020, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. Để theo kịp sự phát triển của đất nước hoàn thành hai nhiệm vụ đặc biệt quan trọng bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, an ninh trật tự khu vực biên giới và cửa khẩu; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước. Đề án đã chỉ ra chức năng, nhiệm vụ, vai trò và thực trạng công tác quản lý, kiểm soát xuất nhập cảnh của Bộ đội biên phòng; mục tiêu đầu tư trang thiết bị, phương tiện, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, kiểm soát cửa khẩu. 4
- + Luận văn thạc sỹ: Hoàng Đình Huấn (2009), Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý, kiểm soát xuất, nhập cảnh của BPCK cảng Hải Phòng - Thực trạng và giải pháp, Học viện Biên phòng, Hà Nội Luận văn diễn dải một số cơ sở khoa học của việc cải cách thủ tục hành chính, đồng thời chỉ ra thực trạng và giải pháp của công tác cải cách thủ tục hành chính của Bộ đội Biên phòng cửa khẩu cảng Hải Phòng. + Nguyễn Viết Tam (2005), Cải cách thủ tục hành chính của người, phương tiện xuất, nhập cảnh của Biên phòng cửa khẩu cảng Sài Gòn, Học viện Biên phòng, Hà Nội Luận văn diễn dải một số cơ sở khoa học của việc cải cách thủ tục hành chính, đồng thời chỉ ra thực trạng và giải pháp của công tác cải cách thủ tục hành chính của Bộ đội Biên phòng cửa khẩu cảng Sài Gòn. Qua nghiên cứu cho thấy, tuy đã có một số công trình khoa học đề cập những vấn đề liên quan đến cải cách thủ tục hành chính kiểm soát xuất nhập cảnh ở những góc độ khác nhau, nhưng chưa có nghiên cứu nào một cách có hệ thống, toàn diện về cải cách TTHC trong kiểm soát XNC ở cửa khẩu đường bộ của BĐBP tỉnh Quảng Ninh. Đó cũng chính là vấn đề còn để ngỏ mà luận văn tiếp tục nghiên cứu làm rõ. 3. Mục đích và nhiệm vụ 3.1. Mục đích Nâng cao hiệu quả cải cách TTHC trong kiểm soát XNC ở cửa khẩu đường bộ của BĐBP tỉnh Quảng Ninh. 3.1. Nhiệm vụ - Làm rõ cơ sở lý luận về cải cách TTHC trong kiểm soát XNC ở cửa khẩu đường bộ của BĐBP. - Phân tích, đánh giá thực trạng cải cách TTHC trong kiểm soát XNC ở cửa khẩu đường bộ của BĐBP tỉnh Quảng Ninh. - Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả cải cách TTHC trong kiểm soát XNC ở cửa khẩu đường bộ của BĐBP tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới. 5
- 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động cải cách TTHC trong kiểm soát XNC ở cửa khẩu đường bộ của BĐBP. 4.2.Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Hoạt động cải cách TTHC trong kiểm soát XNC ở cửa khẩu đường bộ của BĐBP tại tỉnh Quảng Ninh. - Về thời gian: Hoạt động cải cách TTHC giai đoạn 2013 -2017 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước; pháp luật xã hội chủ nghĩa về cải cách hành chính nói chung và cải cách TTHC nói riêng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu để giải quyết các vấn đề cụ thể. Các phương pháp đã được sử dụng như: Khảo sát thực tế, phân tích,tổng hợp, thống kê và phương pháp so sánh . 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn bổ sung và làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận, các khái niệm, đặc điểm,..về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực kiểm soát XNK tại cửa khẩu đường bộ do lực lượng BĐBP thực hiện. Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho các học viên, các nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách để giải quyết công việc của mình. Những đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng cải cách TTHC trong kiểm soát XNC ở cửa khẩu đường bộ của BĐBP tỉnh Quảng Ninh cũng có thể là những bài học cho các địa phương khác rút kinh nghiệm, 6
- học hỏi và nâng cao chất lượng CCHC trong kiểm soát XNC ở cửa khẩu đường bộ. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phầnmở đầu, kết luận, danh mục các chữ viết tắt bảng biểu và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về cải cách thủ tục hành chính trong kiểm soát xuất, nhập cảnh ở cửa khẩu đường bộ của Bộ đội Biên phòng. Chương 2: Thực trạng cải cách thủ tục hành chính trong kiểm soát xuất, nhập cảnh ở cửa khẩu đường bộ của Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính trong kiểm soát xuất, nhập cảnh ở cửa khẩu đường bộ của Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh. 7
- Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤCHÀNH CHÍNH TRONG KIỂM SOÁT XUẤT, NHẬP CẢNH Ở CỬA KHẨU ĐƢỜNG BỘ CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG 1.1. Những vấn đề cơ bản về kiểm soát xuất, nhập cảnh của Bộ đội Biên phòng tại cửa khẩu đƣờng bộ 1.1.1. Xuất, nhập cảnh ở cửa khẩu đường bộ Trong quá trình phát triển xã hội, sự phân công lao động và xuất hiện tư hữu đã thúc đẩy trao đổi, mua bán các sản phẩm sản xuất giữa những người dân, nhằm thỏa mãn nhu cầu của cá nhân và gia đình họ. Khi Nhà nước ra đời và hình thành lãnh thổ quốc gia theo địa giới hành chính, các cá nhân công dân thuộc về những quốc gia nhất định và họ phải tuân thủ những luật lệ, chính sách của Nhà nước. Nhà nước ban hành và sử dụng công cụ chính sách, pháp luật để quản lý xã hội, nhằm mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế, xã hội. Khi phân công lao động xã hội càng phát triển, đến giai đoạn nhất định, nhu cầu trao đổi, buôn bán không hạn chế về không gian mà mở rộng ra phạm vi các vùng lãnh thổ thuộc các quốc gia khác. Điều đó làm nảy sinh những thách thức trong quản lý nhà nước, khi mà công dân các nước khác nhau cần đi lại, buôn bán với nhau ngày càng nhiều nhưng lại khác biệt về văn hóa, pháp luật, thậm chí có sự xung đột giữa lợi ích công với lợi ích tư. Mỗi quốc gia đều có chế độ chính trị và thể chế quản lý xã hội theo những phương thức không hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, dù vận dụng cách thức quản lý nào thì hầu hết các quốc gia đều hướng tới mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế, xã hội. Để vừa khuyến khích phát triển giao thương, vừa quản lý xã hội một cách ổn định, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và phát triển trong sự tiếp nhận công dân, phương tiện nước ngoài nhập cảnh, các nước thường tiến hành thủ tục xuất, nhập cảnh. 8
- Người dân sống trong một quốc gia nhất định sẽ thuộc diện kiểm soát của Nhà nước thông qua thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hộ tịch, hộ khẩu, hay các giấy tờ khác. Khi công dân vi phạm pháp luật, tuỳ theo mức độ vi phạm họ sẽ bị xử lý hành chính, hay hình sự, thuộc diện kiểm soát của chính quyền địa phương, và các cơ quan chức năng ở Trung ương. Những người đang chấp hành hình phạt thì có thể chịu sự quản thúc và cưỡng chế phù hợp. Những công dân có nhân thân không tốt, họ xuất cảnh, nhập cảnh vào quốc gia khác có thể tạo ra mối nguy hiểm cho nước nhập cảnh, hoặc cản trở quá trình bảo vệ pháp luật tại quốc gia đang phát lệnh truy nã đối với hành vi xuất cảnh của người nào đó. Sự xuất hiện của họ ở một quốc gia mới cũng cần có sự kiểm soát, nhằm ngăn chặn, giảm thiểu các nguy cơ xâm hại lợi ích nước sở tại. Trong xu thế hội nhập sâu rộng, lưu lượng xuất, nhập cảnh ngày càng tăng mạnh, là điều kiện để các loại tội phạm gia tăng hoạt động với nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau, phá hoại an ninh trật tự và sự ổn định chính trị đất nước đòi hỏi Nhà nước phải tăng cường kiểm soát đối với người, phương tiện, hàng hóa xuất, nhập cảnh. Xuất cảnh là việc người, phương tiện ra khỏi lãnh thổ của một quốc gia nhất định và qua cửa khẩu của quốc gia đó. Xuất cảnh bao gồm người nước ngoài đang ở tại quốc gia đó, người mang quốc tịch trong nước của quốc gia. Nhập cảnh là việc người, phương tiện vào lãnh thổ của một quốc gia nhất định và qua cửa khẩu của quốc gia đó. Nhập cảnh bao gồm người nước ngoài, người mang quốc tịch trong nước của một quốc gia. Như vậy, đối tượng xuất nhập cảnh bao gồm nhiều loại, kể cả người, hàng hóa và phương tiện.Vì vậy, Nhà nước phải xác định địa điểm và xây dựng các cửa khẩu vừa đảm bảo sự thuận lợi cho XNC, vừa đảm bảo sự kiểm soát, quản lý của Nhà nước. Hoạt động tổ chức quản lý XNC phải được thực hiện thông qua bộ máy quản lý có chuyên môn, nghiệp. Bộ máy quản lý XNC áp dụng quy định pháp luật và nghiệp vụ, phương tiện hỗ trợ để thực hiện thủ 9
- tục xuất, nhập cảnh nhằm kiểm soát hành vi của người xuất, nhập cảnh, các phương tiện XNC, để vừa bảo đảm quyền tự do thương mại, du lịch...phát triển kinh tế, vừa đảm bảo an ninh, trật tự và lợi ích quốc gia. Cũng cần lưu ý rằng, có một số ngoại lệ trong xuất, nhập cảnh như (miễn thị thực), khi xuất cảnh, nhập cảnh là các nguyên thủ quốc gia, quan chức cấp cao mà theo điều ước quốc tế quy định, tức (đủ điều kiện). Điều kiện đó có thể là xóa bỏ các thủ tục không cần thiết hay đối tượng XNC đó đã đáp ứng điều kiện chung mà các quốc gia trên thế giới công nhận. Miễn thị thực là nội dung đặc cách tức đối tượng XNC không phải thực hiện thủ tục xin cấp phép nhập cảnh hoặc xuất cảnh mà nằm trong các trường hợp theo điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập. Cụ thể các đối tượng được miễn thị thực theo pháp luật Việt Nam gồm: Sử dụng thẻ thường trú hoặc tạm trú theo quy định của Luật xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; có quan hệ ngoại giao với Việt Nam; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của Việt Nam trong từng thời kỳ; không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội của Việt Nam; quyết định đơn phương; người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ. Tuy nhiên các quyết định miễn thị thực được xác định có thời gian nhất định, thông thường theo quy định của pháp luật Việt Nam là không quá 05 năm và được xem xét ra hạn. Và quyết định đơn phương miễn thị thực bị hủy bỏ nếu không đủ các điều kiện quy định của pháp luật Việt Nam. Phạm vi của đề tài nghiên cứu thường xuyên tiếp xúc với hai đối tượng miễn thị thực: Công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới, tỉnh biên 10
- giới khi sang khu vực biên giới, tỉnh biên giới đối diện nước láng giềng phải có giấy thông hành biên giới hoặc giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; Công dân nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới, tỉnh biên giới khi sang khu vực biên giới, tỉnh biên giới Việt Nam đối diện phải có giấy thông hành biên giới hoặc giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên [21]. Cách thức mà con người thực hiện nhập cảnh vào một nước, hay xuất cảnh ra khỏi một nước nào đó bằng nhiều con đường, với những phương tiện giao thông khác nhau. Dựa vào tính chất của các loại phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, có thể phân loại các loại cửa khẩu như: Cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu đường sắt, cửa khẩu đường thuỷ nội địa, cửa khẩu đường hàng hải và cửa khẩu đường hàng không. Tại các cửa khẩu, hoạt động XNC phải chịu sự quản lý, kiểm soát của các ngành, các cơ quan QLNN, các ngành, trong đó có vai trò của bộ đội biên phòng. Cửa khẩu biên giới đường thủy nội địa là cửa khẩu biên giới đất liền được mở trên các tuyến đường thủy đi qua đường biên giới quốc gia trên đất liền. Đối với xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu hàng không: Cảng hàng không là khu vực xác định, bao gồm sân bay, nhà ga và trang bị, thiết bị, công trình cần thiết khác được sử dụng cho tàu bay đi, đến và thực hiện vận chuyển hàng không. Cảng hàng không được phân làm hai loại Cảng hàng không Quốc tế là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển quốc tế và vận chuyển nội địa; Cảng hàng không nội địa là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển nội địa. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 232 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 18 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 15 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn