intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An" nhằm đánh giá thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai, trong đó tập trung đánh giá việc thực hiện giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An; rút ra ưu điểm, chỉ ra những hạn chế, tồn tại, vướng mắc, khó khăn và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại, vướng mắc, khó khăn trong công tác giải quyết khiếu nại về đất đai của UBND huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An;

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA BẠCH THỊ CHƢƠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠNH HÓA, TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA BẠCH THỊ CHƢƠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠNH HÓA, TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐÀO MẠNH HOÀN TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Học viên cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của Học viên. Trong Luận văn, các số liệu mà Học viên trình bày là trung thực và có nguồn gốc minh chứng, kết quả nêu trong Luận văn là sự tìm hiểu, nghiên cứu, tổng hợp của Học viên mà không có sự sao chép từ bất kỳ công trình nghiên cứu đã được công bố trước đó. HỌC VIÊN Bạch Thị Chƣơng
  4. LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Học viện Hành chính Quốc gia, phân viện Thành phố Hồ Chí Minh, Học viên được Quý thầy, cô trang bị những kiến thức cơ bản về ngành học: Quản lý công, cùng với sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp và người thân, đến nay Học viên đã hoàn thành chương trình đào tạo Cao học, ngành Quản lý công và đề tài luận văn. Học viên trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, các phòng, khoa của Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo điều kiện tốt nhất cho học viên trong quá trình học tập. Đặc biệt, Học viên chân thành cảm ơn TS. Đào Mạnh Hoàn đã có sự hướng dẫn tận tình, giúp học viên nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Chân thành cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo UBND huyện, Thanh tra huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An đã giúp đỡ, cung cấp thông tin, số liệu và đóng góp ý kiến vào đề tài. Do thời gian và với kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều, tuy Học viên đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định khi thực hiện đề tài. Với tinh thần cầu thị, rất mong Quý thầy, cô góp ý để giúp Học viên tiếp thu, hoàn thiện luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Ngƣời viết Bạch Thị Chƣơng
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ..................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn .......................................... 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ........................................... 9 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................ 9 6. Ý nghĩa của luận văn ................................................................................... 10 7. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 11 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN .......................... 12 1.1. Các quan niệm chung ............................................................................... 12 1.1.1. Khái niệm khiếu nại .............................................................................. 12 1.1.2. Giải quyết khiếu nại về đất đai.............................................................. 13 1.1.2.1. Khái niệm khiếu nại về đất đai........................................................... 13 1.1.2.2. Khái niệm giải quyết khiếu nại về đất đai......................................... 14 1.1.2.3. Đặc điểm giải quyết khiếu nại về đất đai ........................................... 15 1.1.2.4. Nguyên tắc giải quyết khiếu nại về đất đai ........................................ 16 1.1.2.5. Các yếu tố tác động đến giải quyết khiếu nại về đất đai .................... 18 1..2. Đối tượng khiếu nại về đất đai ................................................................ 21 1.3. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp huyện ............................................................................................................... 22
  6. 1.4. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ............................................. 24 1.4.1. Giải quyết khiếu nại lần đầu ................................................................. 24 1.4.2. Giải quyết khiếu nại lần 2 ..................................................................... 26 Tiểu kết Chƣơng 1 ......................................................................................... 29 Chƣơng 2. THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠNH HÓA, TỈNH LONG AN................... 30 2.1. Tổng quan về kinh tế - xã hội của huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An ...... 30 2.2. Tình hình tiếp nhận đơn khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An........................................................................................... 32 2.2.1. Tình hình tiếp nhận khiếu nại về đất đai giai đoạn từ 2014-2019 ........ 32 2.2.2. Tình hình tiếp nhận khiếu nại về đất đai giai đoạn từ 2020 đến 30/6/2023 ......................................................................................................... 35 2.3. Thực trạng thực hiện giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Thạnh Hóa ....................................................................................................... 37 2.3.1. Về thẩm quyền ...................................................................................... 37 2.3.2. Về thực hiện trình tự, thủ tục ................................................................ 40 2.4. Đánh giá chung ........................................................................................ 47 2.4.1. Ưu điểm ................................................................................................. 48 2.4.2. Tồn tại, hạn chế ..................................................................................... 53 2.4.2.1. Về quy định pháp luật ....................................................................... 53 2.4.2.2. Về thực hiện giải quyết khiếu nại về đất đai ...................................... 58 2.4.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế ......................................................... 64
  7. 2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan ................................................................... 64 2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan ....................................................................... 67 Tiểu kết Chƣơng 2 ......................................................................................... 70 Chƣơng 3. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠNH HÓA, TỈNH LONG AN ................................................................................ 71 3.1. Quan điểm ............................................................................................... 71 3.1.1. Quan điểm chung .................................................................................. 71 3.1.1.1. Quán triệt quan điểm của Đảng về đổi mới, hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất ................................................ 71 3.1.1.2. Đảm bảo quyền và nghĩa vụ sử dụng đất của người dân theo quy định của pháp luật khi giải quyết khiếu nại............................................................. 72 3.1.1.3. Nâng cao vai trò, năng lực các cơ quan, đơn vị trong việc tham mưu và giải quyết khiếu nại về đất đai .................................................................... 74 3.1.1.4. Kiên quyết khắc phục tình trạng tham nhũng, tiêu cực, đảm bảo công bằng, khách quan, minh bạch trong giải quyết khiếu nại về đất đai ............... 75 3.1.2. Quan điểm của huyện Thạnh Hóa ......................................................... 76 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại về đất đai ................... 76 3.2.1. Nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền và người dân về pháp luật đất đai và giải quyết khiếu nại......................................................................... 76 3.2.2. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai, giải quyết khiếu nại về đất đai .................................................................................................................... 79 3.2.3. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai và khiếu nại về đất đai ......................................................................................... 81
  8. 3.2.4. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức làm công tác tham mưu giải quyết khiếu nại về đất đai......................................................................... 82 3.2.5. Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong giải quyết khiếu nại về đất đai .......................................... 84 3.2.6. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác giải quyết khiếu nại về đất đai của Ủy ban nhân dân huyện Thạnh Hóa ................................... 85 3.2.7. Đẩy mạnh công tác hòa giải, đối thoại trong giải quyết khiếu nại về đất đai .................................................................................................................... 87 3.2.8. Tăng cường cải cách thủ tục hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai .............................................................................................................. 88 3.2.9. Giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại về đất đai tồn đọng, không để phát sinh gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ................ 89 3.2.10. Đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn, đánh giá thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Thạnh Hóa ........................................ 91 3.2.11. Học tập kinh nghiệm giải quyết khiếu nại về đất đai của các địa phương khác, vận dụng linh hoạt, phù hợp với đặc điểm, tình hình của huyện Thạnh Hóa ....................................................................................................... 92 Tiểu kết Chƣơng 3 ......................................................................................... 94 KẾT LUẬN .................................................................................................... 96
  9. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT NGUYÊN NGHĨA XHCN : Xã hội chủ nghĩa GQKNTC : Giải quyết khiếu nại tố cáo GPMB : Giải phóng mặt bằng GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất HCNN : Hành chính nhà nước UBND : Ủy ban nhân dân HĐND : Hội đồng nhân dân SDĐ : Sử dụng đất QĐHC : Quyết định hành chính HVHC : Hành vi hành chính VPHC : Vi phạm hành chính TAND : Tòa án nhân dân CBCC : Cán bộ, công chức
  10. DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU STT TÊN NỘI DUNG TRANG Bản đồ hành chính huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long 1 Hình 2.1. 32 An Biến động số đơn khiếu nại giai đoạn 2014- 2 Hình 2.2 34 2019 3 Hình 2.3. Tỉ lệ các đơn khiếu nại giai đoạn 2014-2019 35 4 Bảng 2.1. Số đơn khiếu nại đất đai giai đoạn 2014-2019 32 Số đơn khiếu nại đất đai giai đoạn 2020 - 5 Bảng 2.2. 36 6/2023
  11. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Huyện Thạnh Hóa được thành lập ngày 05/9/1989 trên cơ sở tách ra từ 02 huyện Mộc Hoá và Tân Thạnh, là huyện cửa ngõ của vùng Đồng Tháp Mười cách Thành phố Tân An khoảng 30 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh trên 50 km (theo hướng Quốc lộ N2). Toàn huyện có 11 đơn vị hành chính; tổng diện tích tự nhiên 46.781,81 ha; có đường biên giới giáp Campuchia dài 8,89 km. Ngày đầu mới thành lập, đất đai phần lớn hoang hóa, nhiễm phèn nặng, đất rộng người thưa, thời tiết không ưu đãi, bị ngập lũ hàng năm; hạ tầng kỹ thuật hầu như là trắng, giao thông bằng đường thủy. Kinh tế chủ lực của huyện là nông nghiệp nhưng điều kiện sản xuất còn lạc hậu, thô sơ, đời sống nhân dân rất khó khăn,... là một trong số huyện nghèo nhất tỉnh Long An. Để góp phần phát triển kinh tế cho các huyện nghèo, trước đây, Trung ương, các Tỉnh có chủ trương di dân về vùng kinh tế mới; đồng thời, thực hiện chính sách giao khoán đất cho các tập đoàn kinh tế, nông lâm trường để sản xuất. Tuy nhiên, với điều kiện sản xuất thô sơ và hầu hết là đất hoang hóa nên quỹ đất được giao sản xuất không hiện quả, dẫn đế hệ quả là một số người dân đi vùng kinh tế mới bỏ về quê; còn đối với các tập đoàn kinh tế, nông lâm trường buông lỏng không quản lý đất để người dân địa phương vào khai hoang sản xuất. Trong quá trình phát triển, với việc triển khai thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của nước ta nói chung và của tỉnh Long An nói riêng, huyện Thạnh Hóa từng bước được quan tâm đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật, các dự án. Quá trình này, trên cơ sở quy định của pháp luật, UBND huyện Thạnh Hóa đã thực hiện thu hồi đất và thực hiện bồi thường, hỗ trợ do thu hồi đất theo quy định. Tuy nhiên, có thời điểm quy định pháp luật 1
  12. chưa được hoàn thiện, chính sách giải quyết chưa đáp ứng yêu cầu, cụ thể là quy định về phương pháp tính đơn giá đất bồi thường chưa đảm bảo cho người dân mua lại mảnh đất có giá trị tương đương, nhất là chính sách bồi thường, hỗ trợ đối với các công trình đường dây điện rất thấp; trong quá trình thực hiện thì lúc có nơi việc thực hiện thủ tục thu hồi đất chưa đúng, nơi bố trí tái định cư không bằng vị trí cũ; một số công trình, dự án sử dụng không hiệu quả quỹ đất; sự biến động của thị trường bất động sản trong những năm qua nên những người trước đây bỏ đất do sản xuất không hiệu quả quay về đòi lại,…; năng lực quản lý của một số người đứng đầu chính quyền địa phương chưa tốt dẫn đến chậm thực hiện thủ tục cấp giấy CN QSDĐ cho người dân đủ điều kiện. Tất cả các nguyên nhân trên làm phát sinh tình trạng tranh chấp, khiếu nại thường xuyên xảy ra. Khi khiếu nại, tranh chấp đất đai phát sinh nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến các mặt của đời sống xã hội, nếu không được giải quyết tận gốc sẽ dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng, xúi dục gây kích động dẫn đến “điểm nóng”, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước. Chính vì vậy, để cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn góp phần giải quyết những hạn chế, bất cập trong công tác GQKN về đất đai nói chung và của huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An nói riêng, Học viên lựa chọn Đề tài: “Giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An” nghiên cứu làm đề tài luận văn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Có thể nói, các vấn đề liên quan đến GQKN về đất đai luôn được các nhà quản lý, các nhà khoa học quan tâm. Thời gian qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau về các khía cạnh pháp lý liên quan đến GQKN và GQKN về đất đai, có thể liệt kê một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: 2
  13. - Lương Đức Cường (2017), Cẩm nang tra cứu pháp luật về khiếu nại, tố cáo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội. Cuốn sách đã liên hết, xâu chuỗi các quy định của pháp luật về một điều khoản của Luật khiếu nại năm 2011 sửa đổi năm 2013 và Luật tố cáo năm 2011 kết hợp với các quy định hướng dẫn thi hành luật để giúp bạn đọc tra cứu nhanh và tiện dụng khi tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng pháp luật về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo [12]. - Nguyễn Ngọc Diệp (2019), Trình tự, thủ tục GQKN và quy trình tiếp công dân với các văn bản mới nhất hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, Nhà xuất bản Hồng Đức đã đề cập bảy nội dung lớn: những vấn đề chung về khiếu nại; thủ tục khiếu nại và quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại; thủ tục giải quyết khiếu nại; quy trình giải quyết khiếu nại; quy trình tiếp công dân; các quy định về giải quyết khiếu nại và tiếp công dân; áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại Nội [14]. - Võ Phan Lê Nguyễn (2020), GQKN về đất đai ở Việt Nam - Lý thuyết, thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội. Cuốn sách đã làm sáng tỏ về mặt lý luận khái niệm khoa học, đặc điểm của khiếu nại và GQKN về đất đai. Đồng thời, nêu lên cơ chế GQKN về đất đai là hệ thống các yếu tố hợp thành, tác động lẫn nhau theo một cách thức đã định sẵn trong quá trình tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại nhằm bảo đảm quyền khiếu nại của người SDĐ; phân tích các ưu điểm, hạn chế của pháp luật khiếu nại và GQKN về đất đai, từ đó tác giả đã đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm bảo đảm việc thực hiện quyền khiếu nại của người SDĐ và hiệu quả GQKN của các chủ thể có thẩm quyền [22]. Bên cạnh đó, còn có hàng loạt các bài viết, tạp chí khoa học như sau: - Mạnh Hùng (2016), bài viết: Một số bất cập trong đối thoại GQKN, Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính, bài viết đã trình bày cụ thể những quy 3
  14. định về “đối thoại” giữa các văn bản quy phạm pháp luật còn có những điểm bất cập, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, gây khó khăn trong thực tiễn áp dụng, đồng thời qua đó đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần có hướng dẫn cụ thể, chi tiết việc thực hiện quy định về đối thoại trong GQKN [17]. - Dương An (2022), bài viết: KNTC tăng chủ yếu liên quan đến đất đai”, Thời báo Tài chính. Theo tác giả, dù công tác tiếp công dân, GQKN, tố cáo có cố gắng, nhưng tình hình chưa chuyển biến căn bản, rõ rệt, còn nhiều nan giải, phức tạp và khó lường. Cho biết công tác tiếp công dân xử lý đơn ở một số nơi chưa cao; việc giải quyết một số vụ việc còn chậm, sai sót, nhất là giải quyết lần đầu rồi tỉ lệ giải quyết vụ việc, khiếu kiện theo thẩm quyền của một số địa phương là đạt thấp…[1]. - Nguyễn Đức Anh (2022), bài viết: khiếu nại QĐHC-Bất cập và kiến nghị, Tạp chí Tòa án Nhân dân, bài viết phân tích các đặc điểm của QĐHC, đồng thời, làm rõ các hạn chế, bất cập, khó khăn, vướng mắc trong việc ban hành các QĐHC. Từ đó, đề ra các kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật về QĐHC- đối tượng khiếu nại của pháp luật khiếu nại Việt Nam [2]. - Văn Linh (2022), bài viết: Hoàn thiện pháp luật về GQKNTC trong lĩnh vực đất đai, Tạp chí Điện tử luật sư Việt Nam. Theo tác giả đánh giá tình trạng KNTC trong lĩnh vực đất đai hiện nay là một trong những vấn đề rất phức tạp. Một trong số những nguyên nhân gây ra tình trạng này là công tác GQKNTC chưa mang lại hiệu quả. Bài viết đã chỉ ra một số hạn chế và kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả GQKNTC trong lĩnh vực đất đai [18]. - Nguyễn Hoàng (2022), bài viết: 6 bài học kinh nghiệp từ thực tiễn công tác tiếp công dân, Báo Điện tử Chính phủ, bài viết đã trình bày qua thực tiễn tiếp công dân, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đạt nhiều kết 4
  15. quả tích cực đã rút ra được 06 bài học kinh nghiệm lớn trong quá trình thực hiện [16]. - Nguyễn Anh Tuấn (2023), bài viết: Một số vấn đề về GQKN hành chính theo thủ tục hành chính ở nước ta hiện nay, Tạp chí Cộng sản. Theo tác giả, khiếu nại hành chính là quyền cơ bản của công dân. Ở nước ta, khiếu nại hành chính phát sinh có ở tất cả các lĩnh vực của xã hội như đất đai, kinh tế, môi trường, đầu tư, lao động... Vì vậy, việc thiết lập một cơ chế GQKN hành chính hiệu quả, minh bạch có ý nghĩa hết sức quan trọng để củng cố và tăng cường niềm tin của người dân vào Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN [34]. Ngoài ra, có một số đề tài khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn của học viên cao học tại các trường Đại học, Học viện Hành chính quốc gia thực hiện như: - Đinh Quốc Tuấn (2014), “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai trong giai đoạn hiện nay”, chủ nhiệm Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội [35]. Đề tài đã đánh giá được thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn ba tỉnh, thành phố là thành phố Hải Phòng, Hà Tĩnh và Kiên Giang và nghiên cứu thực trạng tranh chấp đất đai trên phạm vi cả nước. Từ thực trạng, nguyên nhân tồn tại của công trình nghiên cứu, tác giả đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai, đồng thời đã đề xuất trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan hành chính và đề xuất quy trình giải quyết tranh chấp đất đai tại TAND với sự tham gia của giám định viên thuộc ngành quản lý đất đai và thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được chuyển toàn bộ sang ngành Tòa án. - Võ Phan Lê Nguyễn (2018), “Khiếu nại và GQKN về đất đai ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh [21]. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tác giả khảo sát thực trạng pháp 5
  16. luật, đối chiếu thực tiễn hoạt động khiếu nại và GQKN hành chính về đất đai của Việt Nam, từ đó chỉ ra những bất cập, hạn chế của pháp luật cũng như thực hiện pháp luật về khiếu nại và GQKN về đất đai ở nước ta. Qua đó, tác giả đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm hạn chế số vụ việc khiếu nại liên quan đến đất đai, tăng cường hiệu quả GQKN hành chính về đất đai. - Hồ Thị Hoa (2016), “Khiếu nại và GQKN hành chính về cấp, thu hồi GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của UBND cấp huyện”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh [15]. Luận văn đã trình bày và phân tích cơ sở lý luận và pháp lý, phân tích thực trạng về khiếu nại hành chính và GQKN hành chính về cấp, thu hồi giấy CNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của UBND cấp huyện tại thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị nhằm hạn chế phát sinh khiếu nại và nâng cao chất lượng GQKN hành chính về cấp, thu hồi giấy CNQSDĐ. - Trần Thanh Cường (2017), “GQKN hành chính về đất đai tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia [13]. Tác giả đã nghiên cứu và phân tích những cơ sở lý luận, pháp lý về khiếu nại và GQKN hành chính về đất đai; phân tích rõ thực trạng GQKN về đất đai của UBND huyện U Minh Thượng, qua đó tìm ra những hạn chế, tồn tại của công tác này, xác định những nguyên nhân của hạn chế để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao góp phần hiệu quả công tác GQKN đất đai của UBND huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang. - Nguyễn Thị Hồng Loan (2020), “GQKN về đất đai tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia [19]. Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm phát hiện ra những bất cập, hạn chế, nguyên nhân, khó khăn, vướng mắc trong quá trình GQKN về đất đai 6
  17. tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú ên. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng khiếu nại về đất đai, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả GQKN về đất đai trên địa bàn huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. - Lưu Ngọc Mỹ (2020), “Đánh giá tình hình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện dự án tại huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An”, Luận văn thạc sĩ quản lý đất đai, Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chính Minh [20]. Luận văn tập trung nghiên cứu những cơ sở lý luận về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện dự án; đánh giá tình hình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện dự án tại huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An, tìm ra những ưu điểm, hạn chế, tồn tại của công tác này, xác định những nguyên nhân của hạn chế đó để đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện dự án tại huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. - Phạm Ngọc Tuân (2020), “Thực trạng và giải pháp góp phần hoàn thiện công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An”, Luận văn thạc sĩ quản lý đất đai, Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chính Minh [33]. Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá về thực trạng quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực trạng việc giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An, rút ra những ưu điểm, chỉ ra những hạn chế, tồn tại của công tác này, xác định những nguyên nhân của hạn chế đó để đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. Nhìn chung, các bài viết, sách tham khảo cũng như các công trình nghiên cứu của các tác giả nêu trên đã trình bày có hệ thống về cơ sở lý luận, pháp lý về GQKN, trình tự thực hiện GQKN, thực tiễn công tác GQKN về đất đai tại các địa phương, các vấn đề bất cập hiện nay; đồng thời nêu lên các giải 7
  18. pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả GQKN nói chung và GQKN về đất đai nói riêng. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu đề cập đầy đủ, một cách hệ thống về GQKN đất đai trên địa bàn huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. Kế thừa và tiếp thu kết quả của các tác giả nghiên cứu GQKN về đất đai, học viên tiếp tục nghiên cứu vấn đề GQKN về đất đai trên địa bàn huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An để làm rõ những thêm khoảng trống trong lý luận và thực tiễn GQKN về đất đai chính quyền địa phương các cấp. Từ đó, học viên mong muốn có góc nhìn bao quát và chân thực hơn đối với việc GQKN về đất đai chính quyền địa phương các cấp và đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả GQKN về đất đai chính quyền địa phương các cấp nói chung và GQKN về đất đai trên địa bàn huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An nói riêng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng thực hiện GQKN về đất đai và đề xuất quan điểm, các giải pháp để nâng cao hiệu quả GQKN về đất đai trên địa bàn huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. 3.2. Nhiệm vụ Thứ nhất, hệ thống hóa, phân tích để làm sáng tỏ lý luận về GQKN trong lĩnh vực đất đai của UBND cấp huyện; Thứ hai, đánh giá thực trạng GQKN về đất đai, trong đó tập trung đánh giá việc thực hiện GQKN về đất đai trên địa bàn huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An; rút ra ưu điểm, chỉ ra những hạn chế, tồn tại, vướng mắc, khó khăn và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại, vướng mắc, khó khăn trong công tác GQKN về đất đai của UBND huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An; 8
  19. Thứ ba, trên cơ sở đó, đề xuất quan điểm, các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả GQKN về đất đai ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An nói riêng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. Phạm vi thời gian: từ 01/7/2014 đến tháng 6/2023. Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu về cơ sở lý luận và pháp lý GQKN về đất đai như các quan niệm chung về khiếu nại và GQKN về đất đai; đối tượng khiếu nại về đất đai; thẩm quyền GQKN về đất đai trên địa bàn huyện; trình tự thực hiện GQKN về đất đai. Đánh giá thực trạng GQKN về đất đai trên các nội dung: (i) tiếp nhận, thụ lý đơn khiếu nại; (ii) thực trạng thực hiện GQKN về đất đai trên địa bàn huyện (gồm, thẩm quyền GQKN về đất đai; thực trạng áp dụng các quy định về trình tự, thủ tục GQKN về đất đai). Đề xuất quan điểm, các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả GQKN về đất đai trên địa bàn huyện Thạnh Hóa. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn đã sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, trong đó có hoàn thiện pháp luật đất đai và GQKN về đất đai. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 9
  20. Quá trình nghiên cứu để thực hiện đề tài, Học viên đã sử dụng các phương pháp như sau: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp. Theo phương pháp nghiên cứu này, chủ yếu tập trung nghiên cứu, tham khảo, phân tích các văn bản, tài liệu, công trình khoa học, các số liệu có liên quan đến luận văn đã được công bố trong thời gian qua để hình thành cơ sở lý luận. - Phương pháp thống kê: sử dụng để xử lý các số liệu thu thập các vụ việc GQKN về đất đất đai huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An, kết quả giải quyết. Từ đó, phân tích những mặt đạt được, hạn chế trong quá trình GQKN về đất đai trên địa bàn huyện . - Phương pháp so sánh: phương pháp này được sử dụng để so sánh cách thức GQKN về đất đai ở các địa phương khác nói chung và huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An nói riêng. Để qua đó, đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật GQKN về đất đai các địa phương với nhau, góp phần làm rõ thực trạng này. - Phương pháp phân tích: học viên sử dụng phương pháp phân tích, nhằm phân tích vấn đề, từ đó rút ra một số định nghĩa: GQKN về đất đai, đặc điểm, vai trò của GQKN về đất đai, phân tích thực trạng công tác GQKN về đất đai ở huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. - Phương pháp tổng hợp: trên cơ sở thu thập tài liệu từ các công trình nghiên cứu khoa học và các báo cáo có liên quan đến công tác GQKN về đất đai, đề tài có sự tổng hợp, đánh giá, phân tích, đúc rút những nội dung quan trọng, cần thiết phục vụ việc thực hiện đề tài luận văn. 6. Ý nghĩa của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần vào việc nâng cao nhận thức về mặt khoa học, làm sáng tỏ thêm cơ sở pháp lý GQKN về đất đai. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2