intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Giáo dục đạo đức cho thanh niên của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Bắc Ninh hiện nay

Chia sẻ: Anh Ngoc | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:113

114
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn trên cơ sở làm rõ vấn đề lý luận chung về tổ chức giáo dục đạo đức cho thanh niên và đánh giá thực trạng công tác tổ chức giáo dục đạo đức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bắc Ninh hiện nay, từ đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức giáo dục đạo đức cho thanh niên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Giáo dục đạo đức cho thanh niên của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Bắc Ninh hiện nay

  1. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thanh niên là lực lượng đông đảo, chiếm trên 1/3 dân số  và trên 1/2  lực lượng lao động xã hội, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và  bảo vệ  Tổ  quốc Việt Nam xã hội chủ  nghĩa. Chủ  tịch Hồ  Chí Minh, khi   đánh giá về vai trò của thanh niên, đã nhấn mạnh: “Thanh niên là người chủ  tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh  một phần lớn là do các thanh niên” [55, tr.185]. Chính vì lý do đó, việc bồi   dưỡng, chăm lo giáo dục cho tầng lớp này có tầm quan trọng đặc biệt. Trong  Di chúc, Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Đảng phải có kế hoạch đào tạo bồi   dưỡng họ  thành những người kế  tục sự  nghiệp cách mạng vừa hồng vừa   chuyên. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan   trọng và rất cần thiết” [57, tr.510]. Kế  thừa và vận dụng sáng tạo tư  tưởng Hồ  Chí Minh, trong Nghị  quyết Hội nghị  Ban Chấp hành Trung  ương Đảng lần thứ  VII, khóa X về  tăng cường sự  lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ  đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta khẳng định:  “Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là   lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ  Tổ  quốc, một trong những   nhân tố  quyết định sự  thành bại của sự  nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại  hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội" [15, tr.7]. Trong những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng đó, Đảng và  Nhà nước ta cùng với các tổ  chức chính trị  ­ xã hội khác đã luôn chú trọng   đến công tác thanh niên, quan tâm, bồi dưỡng giáo dục thanh niên về  đạo  đức, lối sống, bản lĩnh chính trị, hướng tới xây dựng lớp người kế tục mục   tiêu, lý tưởng của Đảng “Xây dựng nước Việt Nam độc lập dân tộc gắn liền  1
  2. với Chủ  nghĩa xã hội”. Trên cơ  sở  các quan điểm chỉ  đạo, định hướng của   Đảng và vai trò, trách nhiệm của tổ chức đối với công tác giáo dục cho thanh  niên, trong thời gian qua, Đoàn TNCS Hồ  Chí Minh tỉnh Bắc Ninh đã phát  huy vai trò, tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, rèn luyện cho   thanh niên. Trong đó, công tác giáo dục đạo đức là một trong những nội dung  trọng tâm được thực hiện. Tuy nhiên, công tác giáo dục đạo đức cho thanh   niên của Đoàn TNCS Hồ  Chí Minh tỉnh Bắc Ninh còn có những hạn chế  nhất định. Thực trạng này đòi hỏi tổ  chức Đoàn TNCS Hồ  Chí Minh tỉnh  Bắc Ninh cần đặc biệt chú trọng việc giáo dục đạo đức cho thanh niên; qua   đó, phát huy vai trò to lớn của thanh niên trong sự  nghiệp cách mạng Việt  Nam hiện nay. Chính vì lý do đó, tôi lựa chọn chủ đề Giáo dục đạo đức cho   thanh niên của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ  Chí Minh tỉnh Bắc Ninh   hiện nay làm đề tài luận văn thạc sĩ Quản lý công của mình 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục đạo đức cho thanh niên nói   riêng trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng  ở  nước ta là một yêu cầu,  nhiệm vụ  quan trọng đặt ra thường xuyên, liên tục đối với tổ  chức Đoàn  TNCS Hồ Chí Minh. Do đó, vấn đề này thu hút sự quan tâm nghiên cứu của  nhiều nhà khoa học với nhiều công trình được công bố  với những mức độ,  cách tiếp cận khác nhau.  Thứ nhất, những nghiên cứu về giáo dục đạo đức: ­ Công trình “Giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đổi mới, chủ trương,   thực hiện, đánh giá” (Ban Khoa giáo Trung ương, Nxb Chính trị quốc gia Hồ  Chí Minh, Hà Nội, 2002) bao gồm các văn kiện của Đảng, một số  bài phát  biểu của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước tập trung đánh giá những  thành tựu cũng như những hạn chế của ngành giáo dục nói chung, giáo dục   đạo đức nói riêng; đồng thời, công trình chỉ  ra phương hướng và nhiệm vụ  2
  3. trong thời gian  tới giúp chúng ta nắm vững đường lối, chủ  trương, chính  sách của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục và đào tạo ở nước ta trong  thời kỳ đổi mới. ­ Trong bài viết “Vai trò của giáo dục đạo đức đối với sự  phát triển  nhân cách trong cơ chế thị trường” (Trong cuốn: Mấy vấn đề đạo đức trong   điều kiện kinh tế  thị  trường  ở  nước ta hiện nay , Nguyễn Trọng Chuẩn,  Nguyễn Văn Phúc đồng chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003), tác  giả Nguyễn Văn Phúc cho rằng, nền kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt  tích cực, còn có những  ảnh hưởng, tác động tiêu cực tới nhân cách mỗi   người. Đó là sự  vị  kỷ, chỉ  biết tới lợi ích cá nhân   mà  bỏ  qua lợi ích cộng  đồng, xã hội; là sự vô cảm, thờ ơ trong mối quan hệ giữa người với người;   là sự “lệch chuẩn”… Vì vậy, theo tác giả, giáo dục đạo đức góp phần không  nhỏ  vào việc đánh thức lương tâm, đề  kháng được các chuẩn mực đạo đức  xa lạ không phù hợp với dân tộc, hình thành và củng cố trong con một niềm   tin sâu sắc vào những giá trị đích thực và lâu bền của con người…[8, tr.215­ 222]. Bên cạnh những công trình trên, những công trình đi sâu phân tích về  đạo đức truyền thống Việt Nam cũng có ý nghĩa quan trọng tạo ra một cái   nhìn toàn diện và sâu sắc trong quá trình giáo dục đạo đức ở Việt Nam hiện   nay, trong đó phải kể đến công trình Luận án “Giá trị đạo đức truyền thống   với việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay”  của tác  giả  Ngô Thị  Thu Ngà năm 2011 tại Học viện Chính trị  Quốc gia Hồ  Chí  Minh;  “Xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay dưới góc  độ   truyền thống” của tác giả  Cao Thu Hằng (Nxb Chính trị  quốc gia, Hà Nội,   2016)…  Thứ hai, những nghiên cứu về giáo dục đạo đức cho thanh niên: ­ Công trình “Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong   3
  4. quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế”  do Phạm Hồng Tung chủ  biên tập  trung làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về thanh niên và lối sống của thanh   niên; khảo sát và phân tích tình hình thanh niên Việt Nam và lối sống của  thanh niên trong hơn hai thập kỷ   đổi mới đất nước, thông qua đó chỉ  ra   những đặc trưng cơ  bản của thanh niên và đặc trưng lối sống của thanh   niên; xu hướng biến đổi của thanh niên trong hội nhập quốc tế, chỉ ra những   yếu tố tác động cơ bản và đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng lối sống của   thanh niên Việt Nam phù hợp với tiến trình đổi mới của đất nước.  ­ Công trình“Giáo dục đạo đức mới cho sinh viên trong điều kiện kinh   tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”  của Lương Gia Ban, Nguyễn Thế Kiệt,   Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013. Cuốn sách phân tích tầm quan trọng và   nội dung giáo dục đạo đức mới cho sinh viên; khái quát thực trạng và những  vấn  đề  đặt  ra  trong  việc  giáo  dục  đạo  đức  mới  cho  sinh  viên;  từ  đó,  đề  xuất một số  phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả  công tác giáo dục đạo  đức mới cho sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội   chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài các cuốn sách, các luận án, luận văn trên, liên quan đến chủ đề  này cũng có có thể kể đến một số bài viết, như “Giáo dục truyền thống cách  mạng cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Lại Quốc Khánh,  Phan Duy An, Tạp chí Tuyên giáo, số  9 (2013). Trong bài viết này, theo các  tác giả, để  nâng cao hơn nữa chất lượng hiệu quả  công tác giáo dục lý  tưởng và đạo đức cách mạng cho thanh niên cần phải thực hiện một số giải   pháp cơ bản và các giải pháp cần phải được thực hiện đồng bộ. Thứ ba, những nghiên cứu về giáo dục đạo đức cho thanh niên của   Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: ­ Công trình “Tổng quan tình hình thanh niên, công tác Đoàn và phong   trào thanh thiếu niên giai đoạn 2007­2012” do tác giả Nguyễn Đắc Vinh làm  4
  5. chủ biên được xuất bản năm 2012. Cuốn sách tiếp cận các vấn đề liên quan  đến thanh niên và đặt nó trong tương quan chung của xã hội, so sánh với các  giai đoạn trước để chỉ ra những biến đổi, chiều hướng biến đổi của các vấn  đề; những yếu tố  tác động đến sự  biến đổi đó; tổng kết, xác định những   vấn  đề nổi bật về tình hình thanh niên trong giai đoạn 5 năm (2007 – 2012);  đánh giá hiệu quả công tác, tác động của hoạt động Đoàn đến thanh niên nói   chung và sinh viên nói riêng. Đồng thời, công trình cũng nghiên cứu những cơ  sở lý luận, thực tiễn, từ đó đề xuất mục tiêu, phương hướng, giải pháp công  tác Đoàn trong nhiệm kỳ tới. ­ Công trình“Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh – Những chặng   đường phát triển” do tác giả  Vũ Quang Hiển chủ  biên (Nxb Chính trị  quốc  gia – sự thật, Hà Nội, 2014), đã tổng hợp nhiều bài viết của các tác giả khác  nhau với các nội dung: tái hiện những trang sử  vàng của các thế  hệ  thanh  niên Việt Nam, khẳng định vai trò của lực lượng thanh niên Việt Nam trong  quá trình hội nhập và phát triển đất nước hiện nay; nêu ra nhiều quan điểm,  đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với thanh niên và công tác  thanh niên trong thời kỳ đổi mới; vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong   công tác vận động thanh niên giữ  gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc,  trong giao lưu văn hóa quốc tế,… Thứ tư, những nghiên cứu về giáo dục đạo đức cho thanh niên của   Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Bắc Ninh: Về cơ bản, việc giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bắc Ninh cũng  đã được chú ý, quan tâm. Tuy nhiên,  sự  quan tâm này mới chỉ  dừng lại  ở  mức độ  trong các báo cáo hàng năm, thường kỳ. Cho đến nay, chưa có một   công trình nào nghiên cứu một cách có hệ  thống công tác giáo dục đạo đức  cho thanh niên tỉnh Bắc Ninh nói chung và công tác giáo dục đạo đức cho  thanh niên trong tỉnh của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nói riêng. Tuy nhiên, các  5
  6. báo cáo này cũng là tài liệu tham khảo quý để học viên tham khảo trong quá  trình triển khai nghiên cứu đề  tài. Trong các báo cáo đó, có thể  kể  đến Báo  cáo chính trị  của Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ  Chí Minh tỉnh Bắc Ninh   khóa XIII  trình tại Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bắc Ninh   lần thứ  XIV, nhiệm kỳ 2017 – 2022 và Báo cáo tổng kết công tác giáo dục   của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012 – 2017. Các báo  cáo đã tổng kết, đánh giá thực tiễn 05 năm (2012 – 2017) thực hiện chức năng  giáo dục cho đoàn viên, thanh niên Bắc Ninh của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.   Báo cáo cũng đã tổng kết thực tiễn, đưa ra các số liệu phản ánh thực tế, rút   ra những đánh giá khách quan về công tác giáo dục cho thanh niên và những   bài học kinh nghiệm sâu sắc cho nhiệm kỳ  sau. Theo đó, công tác giáo dục  cho đoàn viên, thanh niên Bắc Ninh do Đoàn TNCS Hồ  Chí Minh tỉnh Bắc  Ninh thực hiện đã đạt những kết quả rất quan trọng, được các cấp ủy Đảng,  chính quyền và toàn xã hội đánh giá cao, đồng tình,  ủng hộ. Tuy nhiên, với   phạm vi của các báo cáo nên chưa đưa ra các nhóm giải pháp bài bản góp  phần nâng cao công tác giáo dục đạo đức cho đoàn viên, thanh niên Bắc Ninh  trong giai đoạn hiện nay. Thứ  năm, Những nghiên cứu về giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo   đức, lối sống cho thanh niên, sinh viên về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh  đã có nhiều công trình khoa học có giá trị được công bố như: Phạm Ngọc Anh  – Bùi Đình Phong (2009), Hồ Chí Minh – văn hóa và phát triển, Nxb Chính trị  ­ hành chính, Hà Nội. Phạm Ngọc Anh (2012),   Triết lý phát triển Hồ  Chí   Minh – Gía trị lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Hoàng Chí  Bảo (2009), Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội…  Trong các cuốn sách, các bài viết trên, các tác giả  bàn đến nguồn gốc, đặc  điểm tư  tưởng đạo đức Hồ  Chí Minh, các giá trị  chuẩn mực của đạo đức   6
  7. mới, con đường tu dưỡng đạo đức cách mạng, vai trò của thanh niên trong   cách mạng Việt Nam.  Thứ  sáu, Những nghiên cứu về công tác tô ch ̉ ưc v ́ ề  thanh niên một  số công trình nghiên cứu và bài viết về công tác thanh niên trong phạm vi cả  nước với góc độ  vĩ mô của quản lý nhà nước, đưa ra các quan điểm nhìn   nhận về vai trò, trách nhiệm của nhà nước đối với thanh niên và vai trò, nghĩa   vụ của thanh niên đối với nhà nước và xã hội, cũng như những thời cơ, thách   thức của thanh niên trước sự thay đổi nhanh chóng của tình hình kinh tế – xã  hội và lịch sử như: Đề  tài nghiên cứu cấp nhà nước “Cơ  sở  lý luận và thực  tiễn của chính sách đối với thanh niên” do PTS. Nguyễn Văn Trung làm Chủ  nhiệm, năm 1995; Đề tài nghiên cứu cấp bộ “Cơ sở khoa học nâng cao hiệu   quả quản lý nhà nước về thanh niên thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”  do TS. Vũ Đăng Minh – Vụ trưởng Vụ Công tác thanh niên làm Chủ  nhiệm,  năm 2012; Đề  tài nghiên cứu cấp bộ  “Đặc trưng tâm lý tư  tưởng của thanh   niên dưới tác động của cơ  chế  thị  trường” do Trần Xuân Vinh làm Chủ  nhiệm, năm 1992; Đề tài nghiên cứu cấp bộ “Tình hình thanh niên thế kỷ XX   – Những sự kiện quan trọng nhất” do ThS. Phạm Bằng làm Chủ nhiệm, năm  1999; Chương trình nghiên cứu cấp bộ  “Những vấn đề  lý luận và thực tiễn  nâng   cao   hiệu   quả   công   tác   thanh   vận   trong   tình   hình   mới”   do   PGS.TS   Nguyễn Đắc Vinh – Bí thư  thứ  nhất Ban Chấp hành Trung  ương Đoàn làm   Chủ  nhiệm, năm 2014; “Quản lý nhà nước về  công tác thanh niên” của tác  giả Nguyễn Vĩnh Oánh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 1995. Nhìn chung, các cuốn sách, các công trình nghiên cứu, bài viết trên đều   rất phong phú về  nội dung và có hàm lượng khoa học cao, đã có đóng góp  nhất định trong việc nêu rõ những vấn đề  lý luận và thực tiễn về  yêu cầu   của việc giáo dục đạo đức nói chung, giáo dục đạo đức cho thanh niên  ở  nước ta hiện nay; đã làm sáng tỏ ở mức độ  nhất định tác động của các điều  7
  8. kiện kinh tế, xã hội, chính trị  trong và ngoài nước tới sự  biến đổi của đạo  đức xã hội, đạo đức thanh niên, đề  ra một số  phương hướng để  nâng cao   hiệu quả giáo dục đạo đức. Tuy nhiên, một mặt, sự  tổng quan của các công  trình nghiên cứu, bài viết nói trên phản ánh tầm quan trọng và yêu cầu bức   thiết của vấn đề giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ. Mặt khác, cũng cho thấy,  việc giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bắc Ninh của Đoàn TNCS Hồ Chí  Minh hiện nay cũng chưa được tập trung nghiên cứu một cách có hệ  thống,  bài bản và chuyên sâu. Vì vậy, việc triển khai nghiên cứu đề  tài  “Giáo dục   đạo đức cho thanh niên của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh   Bắc Ninh hiện nay” mang tính cấp thiết đối với thanh niên tỉnh Bắc Ninh  hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích của luận văn Trên cơ sở làm rõ vân đê ly luân chung vê tô ch ́ ̀ ́ ̣ ̀ ̉ ức giao duc đao đ ́ ̣ ̣ ức cho   ́thực trạng công tac tô ch thanh niên va đanh gia  ̀ ́ ́ ̉ ưc  ́ giáo dục đạo đức của Đoàn  TNCS Hồ  Chí Minh tỉnh Bắc Ninh hiện nay, từ đó đề  xuất một số  phương  hướng và giải pháp chủ  yếu nhằm nâng cao hiệu quả  công tac tô ch ́ ̉ ưc  ́ giáo  dục đạo đức cho thanh niên của Đoàn TNCS Hồ  Chí Minh tỉnh Bắc Ninh  trong thời gian tới.  3.2. Nhiệm vụ của luận văn Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện tốt một số nhiệm vụ  sau: Một là, làm rõ một số  vấn đề  lý luận chung về  tô ch ̉ ưc  ́ giáo dục đạo  đức cho thanh niên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Hai là, phân tích thực trạng tô ch ̉ ưć  giáo dục đạo đức cho thanh niên  của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bắc Ninh hiện nay Ba là, đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng  8
  9. ̉ ưc  cao tô ch ́ giáo dục đạo đức cho thanh niên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh  tỉnh Bắc Ninh hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu ̉ Đê tai chi đi sâu vao nghiên c ̀ ̀ ̀ ứu vân đê tô ch ́ ̀ ̉ ức giáo dục đạo đức cho   thanh niên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bắc Ninh hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu ­ Phạm vi vê th ̀ ơi gian: Luân văn nghiên c ̀ ̣ ứu từ năm 2014 đến nay. ­ Phạm vi vê không gian: đia ban tinh Băc Nin ̀ ̣ ̀ ̉ ́ 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận chủ  nghĩa Mác ­ Lênin, tư  tưởng Hồ  Chí Minh và quan điểm của Đảng  va Nha ̀ ̀  nươc tô ch ́ ̉ ức giao duc ́ ̣  đạo đức cho thanh niên cua Đoan TNCS Hô Chi Minh ̉ ̀ ̀ ́ . 5.2.  Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện dựa trên cơ  sở  phương pháp luận của chủ  nghĩa duy vật biện chứng và chủ  nghĩa duy vật lịch sử,   cung cac ph ̀ ́ ương  phap nghiên c ́ ưu khoa hoc cu thê nh ́ ̣ ̣ ̉ ư: Phương phap phân tich, tông h ́ ́ ̉ ợp, so   sanh, thông kê. ́ ́ 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ­ Kết quả  nghiên cứu của luận văn sẽ  góp phần hoàn thiện cơ  sở  lý  luận chung về tô ch ̉ ưć  giáo dục đạo đức cho thanh niên của Đoàn TNCS Hồ  Chí Minh hiện nay. ­ Kết quả nghiên cứu luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho công   tác nghiên cứu, giảng dạy, tổng kết thực tiễn và có ý nghĩa khuyến nghị  trong việc nâng cao vai trò  tô ch ̉ ưć   giáo dục đạo đức cho thanh niên của  Đoàn TNCS Hồ  Chí Minh nói chung, Đoàn TNCS Hồ  Chí Minh tỉnh Bắc   9
  10. Ninh nói riêng trong tình hình hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở  đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận   văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về tô ch ̉ ưć  giáo dục đạo đức  ̉ cho thanh niên cua Đoan TNCS Hô Chi Minh ̀ ̀ ́ . Chương 2: Thực trạng tô ch ̉ ưc  ́ giáo dục đạo đức cho thanh niên  của  Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bắc Ninh hiện nay. Chương 3: Một số phương hướng và giải pháp cơ  bản nâng cao chất   lượng  tô ch ̉ ưć  giáo dục đạo đức  cho thanh niên  của Đoàn  TNCS  Hồ  Chí  Minh tỉnh Bắc Ninh. 10
  11. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÊ TÔ CH ̀ ̉ ƯC ́  GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN CUA ĐOAN ̉ ̀  THANH NIÊN CÔNG SAN HÔ CHI MINH ̣ ̉ ̀ ́ 1.1. Môt sô khai niêm c ̣ ́ ́ ̣ ơ ban  ̉ 1.1.1. Khái niệm thanh niên Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, là nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy  sự  phát triển của xã hội  ở  hiện tại và là chủ  thể  sáng tạo của tương lai;  thanh niên có vị trí quan trọng trong suốt tiến trình lịch sử  hình thành và phát  triển của tất cả các dân tộc và các quốc gia trên thế giới.  Hiện nay, khái  niệm thanh niên  được  định nghĩa chưa có  sự  thống  nhất, tùy thuộc vào nội dung và góc độ tiếp cận mà người ta đưa ra các khái   niệm khác nhau về  thanh niên. Từ  điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa  thông tin, năm 1999, định nghĩa “Thanh niên là người còn trẻ, đang ở độ tuổi  trưởng thành” [43, tr.871], khái niệm này nhìn nhận thanh niên dưới hai góc  độ  là độ  tuổi – sinh học, và sự  phát triển đến một mức được cho là hoàn  chỉnh, đầy đủ về mọi mặt – sự trưởng thành.  Từ  góc độ  sinh học, thanh niên là giai đoạn được xác định khi mà quá  trình phát triển của cơ thể con người đã trải qua một khoảng thời gian nhất   định, ở giai đoạn này sự  phát triển về mặt sinh học như tầm vóc, hệ  các cơ  quan bên trong và các bộ  phận bên ngoài của cơ  thể  đã dần hoàn thiện về  mặt chức năng. Độ  tuổi thanh niên được quy định tùy thuộc vào quan điểm   và nhận thức của mỗi quốc gia, dao động từ  12 đến 35 tuổi, khái niệm độ  tuổi có thể chỉ bao hàm về mặt thời gian và mức độ  phát triển sinh học của   cơ  thể con người hoặc phản ánh vị  thế xã hội và hoạt động đặc trưng nhất  định của một bộ phận con người trong xã hội; để  xác định độ  tuổi của một  11
  12. cá thể  thanh niên có thể  dựa vào tuổi sinh học, tuổi xương, tuổi răng hoặc   tuổi dậy thì,....  Từ góc độ sự trưởng thành, thanh niên được xem là giai đoạn phát triển  chuyển tiếp từ thiếu nhi sang giai đoạn hoạt động tương đối độc lập với tư  cách là một công dân có trách nhiệm. Theo đó, những cá nhân đạt đến một độ  tuổi nhất định về  mặt pháp lý tùy theo từng quốc gia, thì được coi là đã đạt  tới tuổi trưởng thành về tuổi tác, nhận thức và phải chịu trách nhiệm về các  hành vi của mình. Sự  trưởng thành này là phép đo của sự  trưởng thành về  sinh lý, thể chất, cũng như trong suy nghĩ, nhận thức, tích lũy về kinh nghiệm  sống và trình độ  học vấn qua thời gian; khả  năng giao tiếp, thấu hiểu, kết  nối và duy trì các mối quan hệ xã hội, bộc lộ năng lực hoạt động trong một   môi trường văn hóa, xã hội đặc thù. Mức độ  trưởng thành còn thể  hiện qua   khả năng đóng góp cho nền kinh tế – xã hội từ góc độ kinh tế học, thanh niên  được xem là một lực lượng to lớn và nguồn bổ sung quan trọng hàng đầu cho  lực lượng lao động trên tất cả  các lĩnh vực, quyết định đến sự  phát triển có  hiệu quả của cả nền kinh tế – xã hội.   Theo quan điểm của chủ  nghĩa duy vật biện chứng, triết học Mác –   Lênin định nghĩa con người là khái niệm chỉ  những cá thể  người như  một   chỉnh thể trong sự thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội của nó. Con   người vừa là sản phẩm của sự  tiến hoá lâu dài từ  giới tự  nhiên và giới sinh  vật, vừa là sản phẩm hoạt động của chính bản thân con người, “là thực thể  thống nhất giữa các yếu tố  sinh vật và các yếu tố  xã hội” [5, tr. 520]. Theo   đó, thanh niên là một giai đoạn phát triển nhất định của cơ thể con người, do   đó, nó mang những bản chất đặc trưng của con người, nó là một khái niệm  dùng để  chỉ  một bộ  phận người tồn tại  ở một độ  tuổi nhất định trong một   giai đoạn xác định, một không gian nhất định có thể  của một dân tộc, một   12
  13. quốc gia hoặc thậm chí là quy mô của cả  xã hội loài người, với những đặc  điểm sinh học, tâm lý và sự phát triển nhận thức ở một trình độ nhất định.  Tại Việt Nam, Nghị  quyết số  25­NQ/TW ngày 25 tháng 7 năm 2008  của Ban Chấp hành Trung  ương Đảng, Khóa X khẳng định “Thanh niên là  lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố  quan trọng quyết định   tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm  nhiệm những công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo.  Thanh niên là độ  tuổi sung sức nhất về  thể  chất và phát triển trí tuệ, luôn   năng động, sáng tạo, muốn tự  khẳng  định mình…”. Để  xác định độ  tuổi   thanh niên Việt Nam, trong quá trình xây dựng Luật Thanh niên, có rất nhiều  ý kiến khác nhau của các chuyên gia và các nhà khoa học được đưa ra bàn   bạc, thảo luận để  đi đến sự  thống nhất khi ban hành:“Thanh niên quy định  trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi”   [26, Điều 1].  Từ các phân tích trên cho thấy, để nhìn nhận và đưa ra khái niệm thanh   niên, cần phải đánh giá thanh niên một cách tương đối toàn diện dưới nhiều   góc độ  khác nhau, từ  những đặc điểm sinh học, tâm lý,... cho đến sự  phát  triển của nhận thức đến một mức độ nhất định; gắn thanh niên với mọi giai  cấp, mọi tầng lớp trong xã hội và trên mọi lĩnh vực hoạt động khác nhau của  đời sống xã hội.  Với cách hiểu về thanh niên như  vậy, theo tác giả:  Thanh niên là một   lực lượng xã hội đặc thù, ở độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi, mang những đặc trưng   tâm, sinh lý, sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ; luôn năng động,   sáng tạo, muốn tự  khẳng định mình; có mặt trong tất cả  các nhóm dân tộc,   giai cấp, tầng lớp trong xã hội và trên mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống   xã hội, là nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của xã hội hiện tại và   tương lai.  13
  14. Theo cách quản lý và phân loại đối tượng thanh niên của Trung  ương  Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ  Chí Minh, thanh niên Việt Nam được chia  thành các nhóm sau: thanh niên nông thôn, thanh niên công nhân, thanh niên  công chức và viên chức, thanh niên đô thị, thanh niên học sinh và sinh viên,  thanh niên trong các lực lượng vũ trang. Các nhóm thanh niên đặc thù bao  gồm: thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên có đạo, thanh niên đang học tập,   lao động ở nước ngoài. Các nhóm thanh niên yếu thế bao gồm: thanh niên bị  nhiễm HIV/AIDS, thanh niên khuyết tật, thanh niên sau cai nghiện và sau cải  tạo trở về tái hòa nhập với cộng đồng.  1.1.2. Khai niêm Đoan thanh niên công san Hô Chi Minh ́ ̣ ̀ ̣ ̉ ̀ ́ Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930), Đảng đã thấy rõ  tầm quan trọng của việc xây dựng tổ  chức Đoàn. Tại hội nghị  Ban Chấp   hành lần thứ  hai họp từ  ngày 20 đến 26/3/1931, Trung  ương Đảng đã giành  01 ngày trong thời gian hội nghị  để  bàn và quyết định những vấn đề  quan   trọng về  công tác vận động thanh niên của Đảng. Xuất phát từ  ý nghĩa đặc   biệt ấy, được sự đồng ý của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại hội  Đoàn  toàn quốc lần thứ  III (họp từ  ngày 22 đến 25/3/1961 tại Hà Nội) đã  quyết định lấy ngày 26/3/1931 là ngày thành lập Đoàn. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý  tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu,  nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Điều lệ  Đoàn khẳng định: Đoàn  TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị­xã hội của thanh niên Việt Nam, do   Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ  tịch Hồ  Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và   rèn luyện” [22, tr.9]. Điều này phản ánh đầy đủ  Đoàn là một tổ  chức thanh   niên Cộng sản mang tính tiên tiến của giai cấp công nhân và tính quần chúng  rộng rãi của thanh niên Việt Nam thông qua việc tổ  chức các phong trào,   14
  15. hoạt động có tính chất xã hội, mỗi đoàn viên và cơ  sở  Đoàn đều được thể  hiện tinh thần xung kích cách mạng, thực hiện mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Đoàn có 3 đặc điểm cơ  bản: là đội dự  bị  tin cậy của Đảng, thường  xuyên bổ  sung lực lượng trẻ cho Đảng, Nhà nước và các ngành. Đoàn luôn   luôn xác định nhiệm vụ của mình là đội quân xung kích cách mạng tích cực   tham gia xây dựng Đảng và là người kế  tục trung thành sự  nghiệp cách  mạng vẻ vang của Đảng và của Bác Hồ; là trường học xã hội chủ nghĩa của   thanh niên, tạo môi trường đưa thanh niên vào các hoạt động giúp học tập  rèn luyện và phát triển nhân cách, năng lực của người lao động mới phù hợp   với yêu cầu của xã hội hiện nay; là người đại diện, chăm lo và bảo vệ  quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ. Đặc điểm này khẳng định rõ tổ chức Đoàn  TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức của thanh niên, vì thanh niên. Đoàn là thành viên trong hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ  Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [22,  tr.12]. Trong hệ thống này, Đảng là người lãnh đạo, Đoàn là một trong các tổ  chức thành viên. Về quan hệ giữa tổ chức Đoàn với Đảng, Nhà nước và các  tổ chức đoàn thể và các tổ chức xã hội khác của thanh niên được quy định cụ  thể: Đối với Đảng, Đoàn là hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng,   là đội dự  bị  tin cậy của Đảng, nguồn cung cấp cán bộ  theo yêu cầu nhiệm   vụ  chính trị  của Đảng. Đối với Nhà nước, Đoàn là chỗ  dựa vững chắc của   Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Đoàn phối hợp  chặt chẽ với các cấp, các ngành, các đoàn thể và tổ chức xã hội chăm lo giáo   dục, đào tạo, tạo mọi điều kiện cho sự  phát triển của thanh thiếu nhi. Đối  với các tổ chức xã hội của thanh niên và phong trào thanh niên, Đoàn giữ  vai  trò làm nòng cốt chính trị trong việc xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội   Liên     hiệp   Thanh   niên   Việt   Nam,   Hội   Sinh   viên   Việt   Nam,   Hội   Doanh  nghiệp trẻ Việt Nam và các thành viên khác của Hội. Đối với Đội TNTP Hồ  15
  16. Chí Minh, Đoàn giữ  vai trò là người phụ  trách Đội và có trách nhiệm xây  dựng tổ  chức Đội, lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ  làm công tác thiếu  nhi, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động của Đội. Được xây dựng, rèn luyện và trưởng thành qua các thời kỳ  đấu tranh  cách mạng, Đoàn TNCS Hồ  Chí Minh đã tập hợp đông đảo thanh niên phát  huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp giải  phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ  Tổ  quốc. Bước   vào thời kỳ  mới, Đoàn tiếp tục phát huy những truyền thống quý báu của   dân tộc và bản chất tốt đẹp của mình, xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam  giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và   chủ  nghĩa xã hội; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, sống   có văn hóa, vì cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có   sức khỏe, tri thức, kỹ  năng trong lao động tập thể; xung kích, sáng tạo làm  chủ  khoa học công  nghệ  tiên  tiến,  vươn  lên  ngang  tầm  thời  đại.  Đoàn  TNCS  Hồ  Chí  Minh kế  tục trung thành, xuất sắc sự  nghiệp cách mạng vẻ  vang của Đảng và Chủ  tịch Hồ  Chí Minh; thường xuyên bổ  sung lực lượng  trẻ cho Đảng; tổ chức động viên đoàn viên, thanh niên cả nước đi đầu trong  sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt  Nam xã hội chủ nghĩa [22, tr.10­11]. 1.1.3. Khai niêm đao đ ́ ̣ ̣ ức Ở  phương Tây, danh từ  đạo đức bắt nguồn từ  tiếng Latinh là  mos,   moris, nghĩa là lề thói. Ngoài ra, còn một danh từ nữa cũng hay được sử dụng  là ethicos, có gốc từ chữ Hy Lạp cũng có nghĩa là lề thói, tập tục. Theo nghĩa  đó, khi nói đến đạo đức là nói đến những lề  thói, tập tục biểu hiện mối  quan hệ nhất định giữa người với người trong giao tiếp với nhau hàng ngày. Ở phương Đông, người Trung Quốc cổ đại sớm đưa ra các học thuyết  16
  17. về  đạo và đức của họ. Theo đó, Đạo có nghĩa là con đường, đường đi, về  sau khái niệm này được vận dụng trong triết học nhằm chỉ con đường của  tự  nhiên. Sau đó, đạo không chỉ là con đường của tự nhiên, mà còn có nghĩa  là đường sống của con người trong xã hội.  Đức dùng để nói đến nhân đức,  đức tính, là biểu hiện của đạo nghĩa, là nguyên tắc của luân lý. Như  vậy,   đạo đức được hiểu như những nguyên tắc, các quy định, các chuẩn mực xã  hội nhằm điều tiết hành vi của con người  mà mỗi người sống trong đó cần  phải tuân theo. Từ cách tiếp cận mácxít, có thể hiểu: Đạo đức là một hình thái ý thức   xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều   chỉnh và đánh giá cách  ứng xử  của con người trong quan hệ  với nhau và   quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền   thống và sức mạnh của dư luận xã hội [40, tr.8]. Đạo đức còn là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực điều  tiết hành vi trong mối quan hệ giữa con người với con người, con người với   tự  nhiên, giữa cá nhân với xã hội. Nó được phát triển, bị   ảnh hưởng nhiều  bởi các chế độ kinh tế ­ xã hội khác nhau. Trong quá trình phát triển đó, cùng  với sự  vận động biến đổi của tồn tại xã hội, đạo đức cũng có những biến   đổi, như các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác đã từng nói rằng “Từ  dân tộc này  sang dân tộc khác, từ  thời đại này sang thời đại khác, những quan niệm về  thiện   và   ác   đã   biến   đổi   nhiều   đến  mức  chúng   thường   trái   ngược   hẳn  nhau”[46, tr.135]. Có thể  thấy rằng, thứ nhất, với tư  cách hình thái ý thức xã hội, phản  ánh tồn tại xã hội, đạo đức chịu ảnh hưởng của tồn tại xã hội. Tuy nhiên, ở  đây, có thể thấy rằng, quan hệ giữa kinh tế với đạo đức không phải là quan  hệ đơn trị, một chiều. Vì vậy, không phải mọi biến đổi nào đó trong cơ  sở  kinh tế cũng đều nhất thiết và ngay lập tức dẫn đến sự biến đổi tương ứng   17
  18. trong đạo đức. Không phải mọi sự  phát triển kinh tế  nào cũng dẫn đến sự  tiến bộ  đạo đức. Hơn nữa, đạo đức còn bị   ảnh hưởng bởi triết học, chính  trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo,… nghĩa là của toàn bộ đời sống tinh thần.   Thứ  hai,  với tư  cách là những nguyên tắc, chuẩn  mực  xã hội … điều tiết  hành vi con người, người nào thực hiện đúng những nguyên tắc, chuẩn mực  đó được coi là có đạo đức, được xã hội ủng hộ, biểu dương và ngược lại. 1.1.4. Khai niêm vê giao duc đao đ ́ ̣ ̀ ́ ̣ ̣ ức Có nhiều quan niệm khác nhau về  giáo dục đạo đức, song có thể  coi  “giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích của chủ  thể  giáo dục   đến đối tượng giáo dục để  hình thành trong họ  những yếu tố, tình cảm,   niềm tin,  lý tưởng và tất cả  được thể  hiện  ở  những hành vi đạo đức ” [2,  tr.45]. Như  vậy, giáo dục đạo đức không chỉ  làm cho con người nhận thức   đúng các chuẩn mực đạo đức, các giá trị  đạo đức  mà còn thông qua đó để  hình thành niềm tin và tình cảm đạo đức. Giáo  dục  đạo  đức   là  một  trong  những  hoạt   động  nhằm  góp  phần  chuyển đạo đức xã hội thành đạo đức cá nhân. Đây cũng là quá trình mang  những tri thức, kinh nghiệm, chuẩn mực đạo đức xã hội thành những phẩm  chất đạo  đức cá nhân, làm phát triển ý thức cũng như  năng lực đánh giá và  thực hiện hành vi đạo đức, năng lực tham gia vào các quan hệ  đạo đức xã  hội của cá nhân. Giáo dục đạo đức góp phần hình thành những quan điểm cơ  bản nhất, những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực đạo đức trong từng cá  nhân cụ thể; giúp họ xác lập khả năng lựa chọn, đánh giá các hiện tuợng xã  hội. Giáo dục đạo đức cũng góp phần tích cực trong việc kế  thừa và phát  huy các giá trị đạo đức truyền thống. Những giá trị đạo đức truyền thống chỉ  có thể được các thế hệ sau tiếp nhận thông qua giáo dục đạo đức như: thông  qua giáo dục tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, thế hệ trẻ sẽ  18
  19. tiếp nhận được những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc như  lòng yêu nước, yêu hòa bình, tôn trọng đạo lý, tinh thần đoàn kết…Nhờ các  hoạt động giáo dục đạo đức mà các thế hệ sau luôn kế thừa và phát huy các  giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc và nhờ vậy, các giá trị đạo   đức truyền thống của dân tộc ta không bị  mai một. Quan điểm này cũng  được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ trong Di chúc, theo Bác, tương lai của đất  nước, của dân tộc nằm ngay trong tay các thế hệ thanh niên: “Thanh niên là  người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người dìu  dắt thế hệ thanh niên tương lai” [59,tr.488]. Nói đến giáo dục đạo đức là nói đến chủ thể, nội dung, phương pháp,  hình thức giáo dục. Về  chủ  thể  giáo dục: tùy theo phạm vi, quy mô, và những điều kiện  lịch sử  cụ  thể khác nhau, chủ  thể  giáo dục đạo đức là khác nhau. Song, về  cơ  bản, một cách chung nhất, người ta thường cho rằng, các chủ  thể  giáo   dục đạo đức là gia đình, nhà trường và xã hội. Một cách cụ  thể  hơn, trong   gia đình, chủ  thể  giáo dục đạo đức là ông bà, cha mẹ, anh chị… Trong nhà  trường, đó là thầy cô giáo, các đoàn thể… Ở xã hội, chủ thể giáo dục có thể  là các đoàn thể, các tổ chức chính trị ­ xã hội, truyền thông,… Về nội dung giáo dục đạo đức: tùy theo mục tiêu của các chủ thể giáo  dục, nội dung giáo dục đạo đức có sự khác nhau giữa các quốc gia, dân tộc;   giữa các thời kỳ lịch sử khác nhau. Ví dụ, như ở phương Đông thời kỳ phong   kiến, nội dung giáo dục đạo đức tập trung vào những nội dung như  “nhân,  lễ, nghĩa, trí, tín”… Về  phương pháp và hình thức giáo dục đạo đức: phương pháp đàm  thoại, diễn giải, thi đua, nêu gương, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn… Trong công tác giáo dục, đối tượng giáo dục cũng là một nhân tố quan  trọng trong giáo dục. Bởi các chủ thể giáo dục dù có nội dung, phương pháp  19
  20. giáo dục hay đến thế nào đi chăng nữa mà đối tượng giáo dục không tiếp thu  thì quá trình giáo dục cũng khó đạt hiệu quả  như mong muốn. Đây chính là  quá trình tự giáo dục của đối tượng giáo dục. Như vậy theo quan điêm cua tac gia ̉ ̉ ́ ̉ “Giáo dục đạo đức cho thanh niên   là  quá trình tác  động có  mục  đích của chủ  thể  giáo dục  (gia  đình, nhà  trường, xã hội…) đến đối tượng thanh niên để  hình thành trong họ  những   yếu tố, tình cảm, niềm tin,  lý tưởng và tất cả được thể hiện ở những hành   vi đạo đức. 1.1.5. Khai niêm tô ch ́ ̣ ̉ ức giao duc đao đ ́ ̣ ̣ ức 1.2.  Nhưng vân đê chung vê nguyên tăc tô ch ̃ ́ ̀ ̀ ́ ̉ ức, nôi dung tô ch ̣ ̉ ức  giao duc đao đ ́ ̣ ̣ ức cho thanh niên  cua Đoan thanh niên công san Hô Chi ̉ ̀ ̣ ̉ ̀ ́  Minh ́ ̉ ức giao duc đao đ 1.2.1. Nguyên tăc tô ch ́ ̣ ̣ ức cho thanh niên 1.2.1.1. Đoan thanh niên v ̀ ơi t ́ ư cach la môt nhanh cua hê thông chinh tri ́ ̀ ̣ ́ ̉ ̣ ́ ́ ̣ (bo ch ̉ ư đê an đi va phân tich thêm vai tro cua nha n ̃ ̀ ́ ̀ ́ ̀ ̉ ̀ ước vao) ̀ Chủ thể thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên của Đoàn  TNCS Hồ Chí Minh là bộ máy từ Trung  ương Đoàn đến các cơ sở  Đoàn cấp   xã, phường, thị  trấn.  Để  cụ  thể  hóa việc giáo dục đạo đức cho thanh niên,   Ban Bí thư Trung  ương Đoàn đã xây dựng và thực hiện Đề  án “Tăng cường   giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh thiếu   niên giai đoạn 2013­ 2020”. Ban Bí thư Trung ương Đoàn báo cáo Ban Bí thư Trung ương Đảng về  Đề án để Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị về  “Tăng cường sự  lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý   20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0