Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Hệ thống văn bản quản lí nhà nước về bảo đảm xăng dầu cho các hoạt động thường xuyên trong học viện, nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng
lượt xem 4
download
Mục tiêu của đề tài: Nghiên cứu các nguyên tắc, các yêu cầu và sự cần thiết của việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quản lí nhà nước về BĐXD cho các hoạt động thường xuyên trong các học viện, nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng trên địa bàn miền Bắc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Hệ thống văn bản quản lí nhà nước về bảo đảm xăng dầu cho các hoạt động thường xuyên trong học viện, nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA MAI XUÂN THÀNH HỆ THỐNG VĂN BẢN QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO ĐẢM XĂNG DẦU CHO CÁC HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN TRONG HỌC VIỆN, NHÀ TRƯỜNG TRỰC THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ CÔNG Chuyên ngành: Quản lí công Mã số: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Bùi Nam HÀ NỘI, 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn dẫn rõ ràng, các kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tôi. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Mai Xuân Thành
- LỜI CẢM ƠN Tác giả xin tỏ lòng biết sâu sắc tới Ban Giám đốc, các thầy, cô giáo, cán bộ của Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và hỗ trợ chu đáo trong quá trình tác giả học tập tại Học viện. Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ sự biết ơn đến TS.Nguyễn Bùi Nam về sự hướng dẫn khoa học tận tình cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Học viện Hậu cần, Trường Sĩ quan Lục quân 1, các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã quan tâm giúp đỡ, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn này. TÁC GIẢ Mai Xuân Thành
- BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Bảo đảm xăng dầu BĐXD Bộ Quốc phòng BQP Học viện Hậu cần HVHC Quản lí QL Quản lí nhà nước QLNN Trường Sĩ quan Lục quân 1 TSQLQ1 Ủy ban nhân dân UBND Văn bản VB Văn bản quản lí nhà nước VBQLNN Văn bản quy phạm pháp luật VBQPPL
- DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Trình tự phân bổ hạn mức sử dụng xăng dầu tại Học viện 40 Hậu cần Sơ đồ 2.2.: Quy trình xây dựng kế hoạch phân bổ hạn mức xăng dầu 46 tại Học viện Hậu cần Sơ đồ 2.3. Quy trình ban hành văn bản hành chính tại Trường Sĩ 68 quan Lục quân 1 Sơ đồ 3.1. Quy trình soạn thảo và ban hành văn bản hành chính 90
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài........................................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ................................. 2 4. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 6 5 Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 7 7. Đóng góp của luận văn.............................................................................. 8 8. Kết cấu của luận văn ................................................................................. 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA HỆ THỐNG VĂN BẢN QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO ĐẢM XĂNG DẦU CHO CÁC HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN TRONG HỌC VIỆN, NHÀ TRƯỜNG TRỰC THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG....................................................................... 10 1.1. Những vấn đề chung về hệ thống văn bản quản lí nhà nước ............... 10 1.1.1. Văn bản quản lí nhà nước ................................................................. 10 1.1.2. Hệ thống văn bản quản lí nhà nước.................................................. 17 1.2. Những vấn đề chung về hệ thống văn bản quản lí nhà nước về bảo đảm xăng dầu cho các hoạt động thường xuyên trong học viện, nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng.................................................................................. 20 1.2.1. Vị trí, đặc điểm, nhiệm vụ, yêu cầu bảo đảm xăng dầu .................... 20 1.2.2. Nội dung bảo đảm xăng dầu cho các hoạt động thường xuyên........ 25 1.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng hệ thống văn bản quản lí nhà nước về bảo đảm xăng dầu cho các hoạt động thường xuyên trong các học viện, nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng .............................................................. 34 Tiểu kết Chương 1......................................................................................... 38 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG VĂN BẢN QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO ĐẢM XĂNG DẦU CHO CÁC HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN TẠI HỌC VIỆN HẬU CẦN VÀ TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN 1.................................................................................... 39 2.1. Hệ thống văn bản quản lí nhà nước về bảo đảm xăng dầu cho các hoạt động thường xuyên tại Học viện Hậu cần................................................... 39 2.1.1. Khái quát về Học viện Hậu cần ........................................................ 39
- 2.1.2. Tình hình triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luậtvề bảo đảm xăng dầu cho các hoạt động thường xuyên tại Học viện Hậu cần ......... 43 2.2 Hệ thống văn bản quản lí nhà nước về bảo đảm xăng dầu cho các hoạt động thường xuyên tại trường Sĩ quan Lục quân 1..................................... 62 2.2.1. Khái quát về trường Sĩ quan Lục quân 1 .......................................... 62 2.2.2. Tình hình triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm xăng dầu cho các hoạt động thường xuyên tại Trường Sĩ quan Lục quân 1 ........................................................................................................ 65 2.2.3. Tình hình xây dựng và thực hiện các văn bản hành chính về bảo đảm xăng dầu của Trường Sĩ quan Lục quân 1.................................................. 69 2.3. Đánh giá hệ thống văn bản quản lí nhà nước về bảo đảm xăng dầu cho các hoạt động thường xuyên trong các học viện, nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng ................................................................................................. 81 2.3.1. Những mặt đã đạt được..................................................................... 81 2.3.2. Những hạn chế, tồn tại ...................................................................... 83 2.3.3. Nguyên nhân...................................................................................... 84 Tiểu kết chương 2.......................................................................................... 86 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG VĂN BẢN QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀBẢO ĐẢM XĂNG DẦU CHO CÁC HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN TRONG HỌC VIỆN, NHÀ TRƯỜNG TRỰC THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG ...................................... 87 3.1. Quan điểm và cơ sở hoàn thiện hệ thống văn bản quản lí nhà nước về bảo đảm xăng dầu cho các hoạt động thường xuyên trong học viện, nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng .............................................................. 87 3.1.1. Quan điểm hoàn thiện hệ thống văn bản quản lí nhà nước về xăng dầu cho các hoạt động thường xuyên trong học viện, nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng.................................................................................. 87 3.1.2 Cơ sở hoàn thiện hệ thống văn bản quản lí nhà nước về xăng dầu cho các hoạt động thường xuyên trong học viện, nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng ................................................................................................. 89 3.2. Giải pháp đối với hệ thống văn bản quản lí nhà nước về bảo đảm xăng dầu trong quân đội....................................................................................... 94
- 3.2.1 Rà soát hệ thống văn bản về bảo đảm xăng dầu................................ 94 3.2.2. Hoàn thiện hình thức hệ thống văn bản quản lí nhà nước về bảo đảm xăng dầu ...................................................................................................... 95 3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng ban hành văn bản hành chính về bảo đảm xăng dầu cho các hoạt động thường xuyên trong các học viện, nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng .............................................................. 96 3.3.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy của các đơn vị, phòng ban; tăng cường vai trò lãnh đạo của người chỉ huy ............................................................. 96 3.3.2. Hoàn thiện quy trình ban hành văn bản hành chính ........................ 98 3.3.3. Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản hành chính ...................................................................................................... 101 3.3.4. Hoàn thiện nội dung công tác quản lí xăng dầu............................. 102 3.3.5. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kĩ năng xây dựng văn bản hành chính .......................................................................................... 105 3.3.6. Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân viên các học viện, nhà trường về vai trò, ý nghĩa của văn bản hành chính .... 106 3.3.7. Tăng cường công tác kiểm tra văn bản........................................... 107 3.3.8. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác ban hành văn bảnhành chính ........................................................................................... 108 3.3.9. Mẫu hóa một số văn bản hành chính .............................................. 109 Tiểu kết chương 3........................................................................................ 110 KẾT LUẬN .................................................................................................. 111 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Bảo đảm xăng dầu (BĐXD) là một chức năng quan trọng của ngành xăng dầu quân đội. Nâng cao chất lượng BĐXD là một nhiệm vụ quan trọng đối với công tác xăng dầu quân đội, góp phần xây dựng ngành xăng dầu vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của quân đội trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Những năm qua, sự phát triển về yêu cầu, nhiệm vụ của quân đội đã tác động rất lớn đến bảo đảm xăng dầu ở các đơn vị nói chung, các học viện, nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng nói riêng. Sự tác động nhiều mặt của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình hội nhập sâu rộng khu vực và quốc tế đòi hỏi từ Bộ Quốc phòng cho đến các đơn vị, học viện, nhà trường trực thuộc đều phải đổi mới về phương thức bảo đảm xăng dầu, nhất là phải thực hiện tốt chủ trương về phân cấp triệt để trong khai thác tạo nguồn BĐXD cho các hoạt động thường xuyên tại các đơn vị, học viện, nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng. Để nâng cao hiệu quả BĐXD cho các hoạt động thường xuyên đòi hỏi sự đồng bộ của các nội dung: lập nhu cầu, xây dựng hạn mức, khai thác tạo nguồn, dự trữ, tiếp nhận, cấp phát, bảo quản xăng dầu, v.v. Cơ sở của các hoạt động này là hệ thống văn bản quản lí nhà nước (VBQLNN) về BĐXD cho các hoạt động thường xuyên. Thực tế, BĐXD cho các hoạt động thường xuyên đã được đề cập trong các điều lệ, các chế độ, quy định của ngành quân đội; ngoài ra còn có các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan QLNN khác. Tuy nhiên, hệ thống này còn nhiều điểm vướng mắc cần tháo gỡ như: chưa có văn bản quy phạm riêng điều chỉnh hoạt động quản lí đặc thù trong ngành xăng dầu quân đội mà chủ yếu sử dụng chung các văn bản quy phạm do Chính phủ, Bộ Khoa học – Công nghệ ban hành; quy trình quản lí về BĐXD chưa được
- 2 thể chế hóa thành các quyết định quy phạm, có chế tài đi kèm cho phù hợp; văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận làm công tác quản lí về BĐXD chưa được bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với thực tế quản lí, v.v. Bên cạnh đó là do trình độ, năng lực của cán bộ làm công tác quản lí về BĐXD còn nhiều hạn chế, đôi khi chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn công việc. Chính vì vậy, học viên quyết định lựa chọn đề tài “Hệ thống văn bản quản lí nhà nước về bảo đảm xăng dầu cho các hoạt động thường xuyên trong học viện, nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng” làm luận văn tốt nghiệp cao học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống văn bản quản lí nhà nước nói chung là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu, học viên cao học, nghiên cứu sinh các ngành quản lí công, chính sách công quan tâm tìm hiểu. Hệ thống luận văn cao học tại Học viện Hành chính quốc gia có một số đề tài về hoàn thiện hệ thống văn bản quản lí nhà nước ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; hoàn thiện hệ thống văn bản quản lí nhà nước về thi đua – khen thưởng của bộ/ngành; hoàn thiện hệ thống văn bản quản lí nhà nước về tư pháp, hộ tịch; hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về xây dựng, v.v. Hệ thống đề tài, công trình nghiên cứu khoa học tại Học viện Hậu cần và một số trường quân đội khác cũng có những đề tài nghiên cứu về hoàn chỉnh hệ thống văn bản quản lí về đào tạo sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp; về quản lí thiết bị dạy học tại các trường quân đội, v.v. Ngoài ra, có một số nghiên cứu về hoàn thiện hệ thống văn kiện ngành xăng dầu bảo đảm cho tác chiến khu vực phòng thủ hay sư đoàn chiến đấu. Các nghiên cứu về văn bản và văn bản quản lí nhà nước: - Sách Soạn thảo, ban hành và quản lí văn bản quản lí nhà nước của Tạ Hữu Ánh (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999);
- 3 - Sách chuyên khảo của PGS.TS.Văn Tất Thu, Văn bản và công tác văn bản trong cơ quan nhà nước (NXB Chính trị Quốc gia, 2013); - Sách Một số vấn đề về văn bản quản lí nhà nước, lưu trữ - lịch sử và quản lí hành chính của GS.TSKH. Nguyễn Văn Thâm (NXB Chính trị - Hành chính, 2011); - Sách chuyên khảo Kĩ năng nghiệp vụ hành chính của TS. Nguyễn Văn Hậu (NXB Lao động, 2015). Các nghiên cứu kể trên đã cung cấp cơ sở lí luận về văn bản, văn bản quản lí nhà nước, hệ thống văn bản quản lí nhà nước, cấu trúc, nội dung, quy trình xây dựng và ban hành văn bản của hệ thống văn bản quản lý nhà nước, làm tiền đề nghiên cứu của luận văn. Các nghiên cứu về hệ thống văn bản quản lí nhà nước trong các cơ quan nhà nước: - Luận văn thạc sĩ Quản lí hành chính công của Phan Thanh Liêm (Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội, 2007), Hoàn thiện công tác và quản lí văn bản hành chính trong các trường đại học thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Luận văn thạc sĩ Quản lí hành chính công của Vũ Đình Lãm (Học viện Hành chính, 2012), Nâng cao chất lượng ban hành văn bản quản lí nhà nước của UBND cấp huyện thành phố Hà Nội; - Luận văn thạc sĩ Quản lí hành chính công của Dương Đức Hải (Học viện Hành chính, 2012), Hoàn thiện vệ thống văn bản quản lí nhà nước về tổ chức hoạt động của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực thi đua – khen thưởng; - Luận văn thạc sĩ Quản lí hành chính công của Đặng Anh Minh (Học viện Hành chính, Hà Nội, 2013), Hoàn thiện quy trình ban hành văn bản hành chính tại trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương;
- 4 - Luận văn thạc sĩ Quản lí công của Phạm Trung Kiên (Học viện Hành chính Quốc gia, 2014), Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lí nhà nước về thủ tục xuất, nhập khẩu trang thiết bị y tế; Các công trình nghiên cứu này, trên cơ sở lí luận về hệ thống văn bản quản lí nhà nước, đã khảo sát thực trạng hệ thống văn bản quản lí nhà nước trong các lĩnh vực cụ thể hoặc ở một cơ quan hành chính nhà nước. Kết quả nghiên cứu của các đề tài này cho phép tác giả tham khảo, so sánh để thấy được sự khác biệt về thực trạng của hệ thống văn bản quản lí nhà nước trong các cơ quan hành chính nhà nước và các cơ quan quân đội. Các nghiên cứu về xăng dầu và bảo đảm xăng dầu trong quân đội: - Đề tài khoa học cấp Học viện (Học viện Hậu cần, 2002), Kinh nghiệm bảo đảm xăng dầu theo phương thức mới ở một số đơn vị; - Đề tài khoa học cấp Học viện (Học viện Hậu cần, 2009), Một số biện pháp bảo đảm xăng dầu trong hoạt động thường xuyên của Trường Sĩ quan Lục quân 1; - Bài viết của Đại tá, TS. Nguyễn Đức Thoại (Tạp chí Hậu cần, số 2/2004), “Bảo đảm xăng dầu tác chiến phòng thủ quân khu và mấy vấn đề đặt ra”; - Bài viết của Đại tá, TS. Bùi Việt Vương (Tạp chí Khoa học Quân sự, số 9/2004), “Bàn về bảo đảm xăng dầu cho các hoạt động ở khu vực biên giới”; - Luận án tiến sĩ quân sự chuyên ngành Hậu cần trong các lực lượng vũ trang của Nguyễn Văn Uyên (Học viện Hậu cần, 2002), Nâng cao chất lượng lập kế hoạch bảo đảm xăng dầu chiến dịch; - Bài viết của Đại tá, TS. Trần Quang Nên (Tạp chí Hậu cần Quân đội, 2005), “Nâng cao chất lượng công tác bảo đảm xăng dầu trong tình hình hiện nay”;
- 5 - Luận văn thạc sĩ quân sự, chuyên ngành Hậu cần trong các lực lượng vũ trang của Lê Văn Vinh (Học viện Hậu cần, 2003), Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lí xăng dầu hoạt động thường xuyên ở binh chủng Tăng – Thiết giáp; - Luận văn thạc sĩ quân sự chuyên ngành Hậu cần quân sự của Bùi Hồng Quân (Học viện Hậu cần, 2015), Nâng cao chất lượng công tác quản lí xăng dầu hoạt động thường xuyên ở kho 190 – Cục Xăng dầu. Các nghiên cứu này tập trung vào nghiệp vụ chuyên môn về quản lí xăng dầu nói chung và bảo đảm xăng dầu nói riêng, chưa có nghiên cứu nào đề cập cụ thể về hệ thống văn bản quản lí nhà nước về bảo đảm xăng dầu cho các hoạt động thường xuyên trong quân đội. Như vậy cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về hoàn thiện hệ thống văn bản quản lí nhà nước về BĐXD cho các hoạt động thường xuyên trong các học viện, nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng. Vì thế, đây là đề tài độc lập, không trùng lắp và có tính ứng dụng cao. 3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu Mục tiêu của đề tài: + Nghiên cứu các nguyên tắc, các yêu cầu và sự cần thiết của việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quản lí nhà nước về BĐXD cho các hoạt động thường xuyên trong các học viện, nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng trên địa bàn miền Bắc. + Đánh giá ưu điểm, hạn chế của hệ thống văn bản quản lí nhà nước về BĐXD cho các hoạt động thường xuyên trong các học viện, nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng trên địa bàn miền Bắc, qua khảo sát thực tiễn tại Học viện Hậu cần, Trường Sĩ quan Lục quân 1.
- 6 + Trên cơ sở đó nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản quản lí nhà nước về BĐXD cho các hoạt động thường xuyên trong các học viện, nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng trong tình hình hiện nay. Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi nghiên cứu về nội dung: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BĐXD cho các hoạt động thường xuyên; văn bản hướng dẫn nghiệp vụ BĐXD cho các hoạt động thường xuyên trong các học viện, nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng. Do điều kiện thời gian, khuôn khổ của luận văn thạc sĩ nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu hoàn thiện cấu trúc của hệ thống văn bản quản lý nhà nước về BĐXD cho các hoạt động thường xuyên trong các học viện, nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng. Nội dung và quy trình xây dựng có đề cập đến nhưng chỉ để làm rõ thêm cấu trúc + Phạm vi nghiên cứu về không gian: nghiên cứu thực trạng văn bản quản lí nhà nước về BĐXD cho các hoạt động thường xuyên trong các học viện, nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng, qua khảo sát thực tế tại Học viện Hậu cần và Trường Sĩ quan Lục quân 1. + Phạm vi nghiên cứu về thời gian: hệ thống văn bản quản lí nhà nước về BĐXD được ban hành từ năm 2010 đến 2015. 4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hệ thống văn bản chỉ đạo công tác BĐXD cho các hoạt động thường xuyên như các luật liên quan, pháp lệnh, các văn bản quy phạm pháp luật khác, các văn bản do ngành quân đội ban hành và tập trung vào những nội dung nghiên cứu sau: - Nghiên cứu tình hình vận dụng văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn nghiệp vụ BĐXD cho các hoạt động thường xuyên tại Học viện Hậu cần, Trường Sĩ quan Lục quân 1;
- 7 - Nghiên cứu các nguyên tắc, phương pháp hoàn thiện hệ thống VBQLNN BĐXD cho các hoạt động thường xuyêntrong các học viện, nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng trong yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài tập trung vào các nhiệm vụ: - Nghiên cứu lý luận, phương pháp luận về hệ thống văn bản quản lý nhà nước về BĐXD cho các hoạt động thường xuyên trong các học viện, nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng; - Nghiên cứu thực trạng hệ thống văn bản quản lí nhà nước về BĐXD cho các hoạt động thường xuyên trong các học viện, nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng trên địa bàn miền Bắc từ năm 2010 đến 2015, qua khảo sát thực tiễn tại Học viện Hậu cần, trường Sĩ quan Lục quân 1; - Nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản quản lí về BĐXD cho các hoạt động thường xuyên trong các học viện, nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng thời gian tới. 6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận:luận văn vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sử dụng các nguyên tắc chính trị, nguyên tắc lịch sử, nguyên tắc toàn diện tổng hợp. Những nguyên tắc này được sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: luận văn sử dụng tổng hợp phương pháp: lô gíc, hệ thống, so sánh, phân tích, khảo sát. Phần nghiên cứu khảo sát tập trung khảo sát thực tiễn VBQLNN về BĐXD cho các hoạt động thường xuyên tại Học viện Hậu cần vàtrường Sĩ quan Lục quân 1.
- 8 7. Đóng góp của luận văn Qua nghiên cứu, luận văn sẽ thấy được thực trạng hệ thống văn bản quản lý nhà nước về BĐXD cho các hoạt động thường xuyên trong các học viện, nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng, qua đó thấy được tính tất yếu khách quan phải hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về BĐXD cho các hoạt động thường xuyên trong các học viện, nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng. Đề tài sẽ giúp các nhà quản lý có thêm tư liệu tham khảo để có thể xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ BĐXD cho các hoạt động thường xuyên trong quân đội hoàn chỉnh hơn; góp phần cải cách hệ thống văn bản quản lý nhà nước nói chung và hệ thống văn bản quản lý nhà nước về BĐXD cho các hoạt động thường xuyên trong các học viện, nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng nói riêng. Việc triển khai đề tài cũng có thể tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý thống nhất công tác BĐXD cho các hoạt động thường xuyên trong các học viện, nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục các bảng, danh mục từ viết tắt và danh mục tài liệu tham khảo; nội dung chính của luận văn gồm ba chương: Chương 1. Cơ sở lí luận của hệ thống văn bản quản lí nhà nước về bảo đảm xăng dầu cho các hoạt động thường xuyên trong học viện, nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng Chương 2. Thực trạng hệ thống văn bản quản lí nhà nước về bảo đảm xăng dầu cho các hoạt động thường xuyên tại Học viện Hậu cần và Trường Sĩ quan Lục quân 1
- 9 Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản quản lí nhà nước về bảo đảm xăng dầu cho các hoạt động thường xuyên trong học viện, nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng
- 10 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA HỆ THỐNG VĂN BẢN QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO ĐẢM XĂNG DẦU CHO CÁC HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN TRONG HỌC VIỆN, NHÀ TRƯỜNG TRỰC THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG 1.1. Những vấn đề chung về hệ thống văn bản quản lí nhà nước 1.1.1. Văn bản quản lí nhà nước 1.1.1.1. Khái niệm Văn bản (VB) theo nghĩa rộng là phương tiện để ghi nhận và truyền đạt thông tin từ chủ thể này đến chủ thể khác bằng ngôn ngữ nhất định hay bằng ký hiệu. Theo nghĩa hẹp thì VB là công văn giấy tờ được hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, công ty, v.v. Văn bản hình thành ở các cơ quan, tổ chức chia thành 3 hệ thống chính: - Văn bản do cơ quan, tổ chức của Đảng từ Trung ương đến cơ sở ban hành thực hiện chức năng Đảng lãnh đạo. Ví dụ: Nghị quyết Trung ương Đảng, nghị quyết Đảng bộ ... - Văn bản do các cơ quan nhà nước ban hành thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Đó là hệ thống văn bản quản lý nhà nước (VBQLNN). - Văn bản do các cơ quan, đoàn thể nhân dân ban hành thực hiện chức năng tham gia quản lý và phát huy dân chủ của nhân dân ở một lĩnh vực nào đó. Ví dụ: Công văn của Ban chấp hành Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, công văn của Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM, v.v. Ngoài 3 hệ thống VB nêu trên còn có các loại VB do các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ... ban hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó các VB này cũng đều có thể thể hiện chức năng quản lý nhà nước (QLNN).
- 11 Cónhiều định nghĩa khác nhau về văn bản quản lý nhà nước: VBQLNN là những quyết định thành văn do các cơ quan QLNN có thẩm quyền ban hành theo những thể thức thủ tục và qui chế luật định, mang tính quyền lực đơn phương, làm phát sinh những hệ quả pháp lý cụ thể. Theo nghĩa rộng VBQLNN là phương tiện để ghi lại và truyền đạt thông tin giữa các cơ quan thuộc phạm vi hoạt động của mình. Tác giả Tạ Hữu Ánh quan niệm: “Văn bản quản lý nhà nước (văn bản luật, dưới luật và các văn bản khác) do các cơ quan trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước ban hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình được Nhà nước giao. Nó phải đảm bảo các quy định của nhà nước về thẩm quyền, hình thức, thể thức và thủ tục ban hành theo luật định” [36, tr.50]. Một định nghĩa khác nêu trong cuốn “Soạn thảo và xử lý văn bản quản lý nhà nước” của tác giả GS.TSKH. Nguyễn Văn Thâm nêu: “Các VB hình thành trong hoạt động quản lý lãnh đạo nói chung là phương tiện quan trọng để ghi lại và truyền đạt các quyết định quản lý hoặc các thông tin cần thiết hình thành trong quá trình quản lý của các cơ quan”[49,tr.30]. Như vậy các khái niệm trên và một số khái niệm khác nữa đều có một ý chung: VBQLNN do các cơ quan nhà nước ban hành với mục đích phục vụ cho hoạt động quản lý. Những văn bản ban hành phải bảo đảm thẩm quyền, nội dung và thể thức theo qui định. Căn cứ vào các khái niệm, qua phân tích, chúng tôi đưa ra nhận thức của mình về khái niệm VBQLNN như sau: Văn bản quản lý nhà nước là những quyết định quản lý thành văn dùng để truyền đạt các quyết định quản lý, các thông tin quản lý, do các cơ quan nhà nước ban hành theo đúng thẩm quyền, thể thức, thủ tục và quy chế do luật định, mang tính quyền lực nhà nước đơn phương, làm phát sinh các hệ quả pháp lý cụ thể. Và như vậy định nghĩa đã nêu được đầy đủ các thành phần: cơ quan ban hành văn bản, mục đích ban hành văn bản, thẩm quyền ban hành, thể thức văn bản, có tính quyền lực, pháp lý và theo luật định.
- 12 Tuy nhiên, biểu hiện pháp lý của các loại VBQLNN không hoàn toàn giống nhau. Có những văn bản chỉ mang tính thông tin thông thường, có những văn bản lại mang lại tính chất cưỡng chế thực hiện. 1.1.1.2. Đặc điểm của văn bản quản lí nhà nước + Về chủ thể ban hành: VBQLNN do các cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền soạn thảo và ban hành. Chỉ có những văn bản do người đúng thẩm quyền ban hành mới có ý nghĩa pháp lý.Không phải chủ thể nào cũng được ban hành mọi loại văn bản quản lý mà chỉ được ban hành những loại văn bản nhất định trong phạm vi thẩm quyền để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. + Về mục đích ban hành: VBQLNN được ban hành nhằm mục đích thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước. + Đối tượng áp dụng: VBQLNN mang tính công quyền, được ban hành để tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, là cơ sở pháp lý quan trọng cho các hoạt động cụthể của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. + Về trình tự ban hành, hình thức văn bản: VBQLNN đòi hỏi phải được xây dựng, ban hành theo thủ tục pháp luật quy định và được trình bày theo hình thức luật định. Mỗi loại văn bản thường được sử dụng trong những trường hợp nhất định và có cách thức trình bày riêng. Sử dụng đúng hình thức văn bản sẽ góp phần tạo ra sự thống nhất cả về nội dung và hình thức của hệ thống văn bản, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, sử dụng thực hiện văn bản. + Về bảo đảm thi hành: VBQLNN mang tính quyền lực Nhà nước, bắt buộc các chủ thể khác phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện bởi Nhà nước như hoạt động tổ chức trực tiếp hoặc cưỡng chế. + Về văn phong: VBQLNN nhằm mục đích truyền đạt thông tin, mệnh lệnh từ chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý một cách đầy đủ, chính xác nhất;vì thế VBQLNN mang đặc trưng văn phong riêng, khác với văn phong
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 232 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 18 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 15 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn