intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hiệu quả thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giải quyết thủ tục hành chính tại UBND quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Tomhum999 Tomhum999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

33
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giải quyết thủ tục hành chính tại UBND quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, luận văn đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giải quyết thủ tục hành chính tại UBND quận Hoàng Mai nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hiệu quả thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giải quyết thủ tục hành chính tại UBND quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA MAI VÂN ANH HIỆU QUẢ THỰC HIỆN TIẾP NHẬN HỒ SƠ VÀ TRẢ KẾT QUẢ TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA MAI VÂN ANH HIỆU QUẢ THỰC HIỆN TIẾP NHẬN HỒ SƠ VÀ TRẢ KẾT QUẢ TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ:8340403 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ THU VÂN HÀ NỘI - NĂM 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng cá nhân tôi. Các thông tin, số liệu của luận văn được trình bày trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Việc sử dụng, trích dẫn tư liệu của một số công trình nghiên cứu đã công bố khi đưa vào luận văn được thực hiện đúng theo quy định. Kết quả nghiên cứu khoa học của luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. N n t n năm 2020 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Mai Vân Anh
  4. LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu hiệu quả thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giải quyết thủ tục hành chính tại UBND quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội là một trong những nội dung của khoa học quản lý nói chung và khoa học quản lý hành chính nhà nước nói riêng. Công trình nghiên cứu là kết quả trong thời gian học tập, nghiên cứu của tác giả tại Khoa Sau Đại học, Khoa Văn bản và Công nghệ hành chính, thuộc Học viện Hành chính Quốc gia. Với tình cảm chân thành, Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia; quí thầy, cô của Học viện; Thầy, Cô Khoa Sau đại học, Khoa Văn bản và Công nghệ hành chính; đặc biệt là PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Vân đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, từ xây dựng đề cương, tổ chức nghiên cứu, đến phân tích số liệu và báo cáo hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn sự quan tâm tạo điều kiện của UBND quận Hoàng Mai, Hà Nội. Xin cảm ơn đội ngũ cán bộ quản lý tại các cơ quan hành chính nhà nước và đồng nghiệp đã nhiệt tình cung cấp số liệu, tham gia đóng góp ý kiến trao đổi trực tiếp những nội dung của đề tài nghiên cứu. Tác giả đã có nhiều nỗ lực trong quá trình nghiên cứu, song không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong nhận được những ý kiến chỉ dẫn, đóng góp của các thầy cô và bạn bè, đồng nghiệp để bổ sung, hoàn thiện, góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc nâng cao hiệu quả thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giải quyết thủ tục hành chính tại UBND quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội trong những năm tiếp theo. N n t n năm 2020 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Mai Vân Anh
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài luận văn ......................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ............................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn .......................................................... 4 3.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 5 4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 5 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn ............... 5 5.1. Phương pháp luận..................................................................................... 5 5.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ................................................ 6 6.1. Ý nghĩa lý luận .......................................................................................... 6 6.2. Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................... 7 7. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 7 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN TIẾP NHẬN HỒ SƠ VÀ TRẢ KẾT QUẢ TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN ................................................. 8 1.1. Khái quát về giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân Quận ................................................................................................................. 8 1.1.1. Khái niệm thủ tục hành chính và giải quyết thủ tục hành chính ....... 8
  6. 1.1.2. Đặc điểm của giải quyết thủ tục hành chính ...................................... 10 1.1.3. Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân Quận ........................................................................................................ 13 1.1.4. Quy trình giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân Quận ............................................................................................................... 15 1.2. Hiệu quả thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân Quận .......................................... 18 1.2.1. Khái niệm hiệu quả .............................................................................. 18 1.2.2. Tiêu chí xác định hiệu quả thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân Quận ................ 23 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp nhận và trả kết quả trong giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông .............. 25 1.2.4. Kinh nghiệm của một số địa phương về cải cách thủ tục hành chính...... 28 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 39 Chương 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ THỰC HIỆN TIẾP NHẬN HỒ SƠ VÀ TRẢ KẾT QUẢ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................ 40 2.1. Khái quát chung về quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.................. 40 2.1.1. Về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ............................................ 40 2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ...................................................................... 40 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội ............................................................................................................. 43 2.2. Khái quát về tình hình cải cách hành chính của quận Hoàng Mai ....... 45 2.2.1. Kết quả đạt được................................................................................... 45 2.2.2. Về mô hình hoạt động của bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân quận Hoàng Mai ............................... 47 2.3. Hiệu quả thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội .................................. 48
  7. 2.3.1. Về mức độ hài lòng của các tổ chức và công dân đối với thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông ..................... 48 2.3.2. Về ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động của bộ phận một cửa, một cửa liên thông ................................................................. 50 2.3.3. Về đầu tư cơ sở vật chất cho bộ phận một cửa ................................... 50 2.3.4. Về số lượng hồ sơ hành chính được giải quyết .................................. 51 2.3.5. Về đánh giá của người dân về hoạt động của bộ phận một cửa, một cửa liên thông ................................................................................................. 52 2.4. Đánh giá chung việc thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND quận Hoàng Mai ...................................................................................................... 58 2.4.1. Những kết quả đạt được ...................................................................... 58 2.4.2. Hạn chế, khó khăn ............................................................................... 61 2.4.3. Nguyên nhân ........................................................................................ 65 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 69 Chương 3: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN TIẾP NHẬN HỒ SƠ VÀ TRẢ KẾT QUẢ TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI UBND QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI....................................................................... 70 3.1. Phƣơng hƣớng cải cách thủ tục hành chính tại quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội .......................................................................................... 70 3.1.1. Mục tiêu ................................................................................................ 70 3.1.2. Các chỉ tiêu cụ thể ................................................................................ 71 3.1.3. Yêu cầu ................................................................................................. 73 3.2. Một số giải pháp ..................................................................................... 74 3.2.1. Đẩy mạnh cải cách thể chế hành chính nhằm nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông ............ 74
  8. 3.2.2. Nâng cao cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông ........................................................................................................ 75 3.2.3. Nâng cao vai trò của tổ chức bộ máy .................................................. 78 3.2.4. Đổi mới lề lối, tác phong làm việc; xây dựng văn hóa công sở ......... 81 3.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính ................................ 82 3.2.6. Đẩy mạnh cải cách tài chính công ...................................................... 85 3.2.7. Hiện đại hóa hành chính đáp ứng yêu cầu công nghiệp 4.0 ............. 86 Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 89 KẾT LUẬN .................................................................................................... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 92 PHỤ LỤC 1 .................................................................................................... 95 PHỤ LỤC 2 .................................................................................................... 97
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ CBCC Cán bộ công chức CNH - HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CQHC Cơ quan hành chính KTXH Kinh tế xã hội HĐND Hội đồng nhân dân QPPL Quy phạm pháp luật TTHC Thủ tục hành chính UBND Ủy ban nhân dân
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đã hội nhập kinh tế, quốc tế với Thế giới, thì cải cách hành chính là nhiệm vụ cấp bách trọng tâm, hàng đầu để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước ta mà đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính, nhiệm vụ cần thiết để xây dựng một nền hành chính dân chủ, minh bạch, chuyên nghiệp lấy dân làm gốc. Điều này được thể hiện qua những quyết sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Đó là: Năm 2009 sự kiện Chính phủ công bố bộ TTHC 4 cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương thuộc đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính (Đề án 30). Xuyên suốt quá trình thực hiện đề án 30 được tiến hành nhiều năm nay với những bước đi từ thấp đến cao, từ xây dựng quy trình, thủ tục đến việc đơn giản hóa thủ tục hành chính. Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về việc kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020; Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Nghị định 45/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/4/2020 về thực hiện hành chính trên môi trường điện tử; Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án văn hóa công vụ. Bắt đầu là việc cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết các công việc của cá nhân, tổ chức, đến cải cách nền hành chính Nhà nước. Yêu cầu chung của cải cách thủ tục hành chính là giảm bớt thủ tục hành chính rườm rà và phức tạp, chồng chéo dẫn đến gây khó khăn, phiền hà, nhũng nhiễu và tham nhũng, cũng như gây cản trở việc giải quyết công việc chung làm ảnh hưởng đến quan hệ giữa nhà nước và các tổ chức, cá nhân. 1
  11. Một trong những mấu chốt của cải cách thủ tục hành chính là làm sao các thủ tục hành chính cần phải đơn giản, tiện lợi không qua nhiều tầng, nấc và các cấp trung gian. Việc thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” là giải pháp để đổi mới phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương các cấp, nhằm tạo chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức và công dân. Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và sự đòi hỏi của quá trình phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương, UBND quận Hoàng Mai đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo thực hiện … Qua quá trình chỉ đạo thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” của các cấp lãnh đạo. UBND quận Hoàng Mai đã nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, giảm bớt thời gian, công sức của tổ chức, công dân khi đến giải quyết các loại hồ sơ, thủ tục hành chính. Tuy vậy, trong thực tiễn việc thực hiện thủ tục hành chính ở địa phương gặp không ít những khó khăn vì những quy định của pháp luật về thủ tục hành chính còn nhiều bất cập, cơ sở vật chất bảo đảm cho thực hiện thủ tục hành chính còn nhiều hạn chế, thực tiễn hiệu quả việc thực hiện công tác tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giải quyết thủ tục hành chính tại UBND quận Hoàng Mai còn hạn chế, bất cập, còn có tình trạng: chậm trễ trong giải quyết các công việc của cá nhân, tổ chức; giải quyết các công việc không đúng thủ tục đã được quy định; vẫn còn tình trạng gây phiền hà cho dân, từ đó làm mất lòng tin của nhân dân vào chính quyền. Đối với cơ chế liên thông, trong xử lý các công việc cho tổ chức, cá nhân gặp khó khăn, vẫn phải đến nhiều nơi để giải quyết thủ tục hành chính do thực hiện liên thông giữa cácUBND quận chưa có sự liên kết và chưa đồng bộ. Xuất phát từ những vấn đề trên, chọn đề tài “Hiệu quả thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giải quyết thủ tục hành chính tại UBND 2
  12. quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội” để nghiên cứu là đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra hiện nay ở địa phương vào làm đề tài tốt nghiệp cao học, chuyên ngành Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Vấn đề cải cách hành chính (CCHC) nhà nước nói chung và cải cách TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã được một số tác giả nghiên cứu, có thể tổng quan một số công trình như sau: - Cuốn Cải cách hành chính công ở một số nước Châu Á và bài học cho Việt Nam (2018), do PGS.TS. Phạm Thái Quốc chủ biên, Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam. - Học viện Hành chính Quốc gia (2006), Xây dựng mô hình một cửa liên thông nói riêng đã được một số giải pháp để tiếp tục cải cách hành chính về đầu tư theo mô hình một cửa tại tỉnh Bình Phước, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công. - Học viện Hành chính Quốc gia (2011), Đánh giá hiệu quả thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính công. - Nguyễn Văn Hậu (2015) “Cải cách hành chính và vai trò của Đảng chính trị”, Lý luận chính trị, số 6. Bài viết khẳng định trong tiến trình đổi mới đất nước, cải cách hành chính được đặt ra như một yêu cầu khách quan để tạo tiền đề và thúc đẩy cải cách kinh tế. Từ thực tiễn cải cách hành chính trong thời gian qua, tác giả đúc kết những bài học kinh nghiệm lớn cho việc tiến hành cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay: cải cách hành chính là vấn 6 đề lớn, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan hành chính; cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá; đề cao vai trò giám sát của nhân dân; tăng cường mối quan hệ giữa cấp ủy với các tổ chức nhà nước, các đoàn thể chính trị- xã hội. 3
  13. - Học viện Hành chính Quốc gia (2017), Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại UBND huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công. - Học viện Hành chính Quốc gia (2018), Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân huyện, tỉnh Cao Bằng. - Học viện Hành chính Quốc gia (2018), Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Luận văn phân tích thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính tại UBND thành phố Việt Trì, đánh giá những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó để đề xuất những giải pháp phù hợp với đặc điểm của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả công tác cải cách tại UBND thành phố trong thời gian tới. Những nghiên cứu này đã góp phần quan trọng vào việc phân tích lý luận và thực tiễn về việc thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giải quyết thủ tục hành chính. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu về việc thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giải quyết thủ tục hành chính chỉ dừng lại ở những báo cáo, tổng kết mà chưa có nghiên cứu chuyên sâu về thực tiễn hoạt động. Trong quá trình nghiên cứu, bản thân tôi có kế thừa, có chọn lọc một số ý tưởng trong các công trình nghiên cứu có liên quan, kết hợp với việc phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả việc thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giải quyết thủ tục hành chính trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước nói chung và trong bối cảnh tại UBND quận Hoàng Mai nói riêng. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giải quyết thủ tục hành chính tại UBND quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, luận văn đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu 4
  14. quả tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giải quyết thủ tục hành chính tại UBND quận Hoàng Mai nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về hiệu quả thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giải quyết thủ tục hành chính tại UBND quận. Đánh giá hiệu quả thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giải quyết thủ tục hành chính tại UBND quận Hoàng Mai, chỉ ra những kết quả, hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên. Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giải quyết thủ tục hành chính tại quận Hoàng Mai. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là: những vấn đề lý luận và thực tiễn hiệu quả thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giải quyết thủ tục hành chính tại UBND quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Tập trung nghiên cứu về hiệu quả thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giải quyết thủ tục hành chính. - Về không gian: tại quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội - Về thời gian: Giai đoạn từ 2016-2020 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về cải cách hành chính. 5
  15. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: + Phương pháp phân tích, tổng hợp: đề tài kế thừa, tổng kết lại những kết quả của các nghiên cứu về CCHC nói chung, cải cách TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. + Phương pháp so sánh: thông qua một số dẫn chứng về triển khai công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. + Phương pháp lịch sử: xem xét CCHC nói chung và cải cách TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong từng giai đoạn. + Phương pháp thống kê: từ những kết quả thống kê, đánh giá về thực trạng triển khai công tác cải cách TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nói chung. + Phương pháp khảo sát điều tra xã hội học: bằng việc xây dựng hệ thống bảng hỏi, lấy ý kiến của người dân tới liên hệ giải quyết công việc tại UBND quận Hoàng Mai, tác giả đã phát 300 phiếu khảo sát về việc thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giải quyết thủ tục hành chính, từ đó có cách đánh giá khách quan thực trạng trên và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan tới công tác tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giải quyết thủ tục hành chính, đánh giá hiệu quả việc thực hiện tiếp nhận và trả kết quả trong giải quyết thủ tục hành chính tại UBND quận Hoàng Mai. Chỉ ra những ưu điểm, thành tựu cũng như những bất cập, hạn chế của trong công tác trên qua kinh nghiệm thực tiễn tại UBND quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện tiếp nhận và trả kết quả trong giải quyết thủ tục hành chính nhằm xây dựng nền hành chính hiện đại trong thời gian tới. 6
  16. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Với kết quả nghiên cứu, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập về thực hiện thủ tục hành chính và tham khảo vận dụng vào thực tiễn, nhằm đảm bảo thực hiện tốt hơn cơ chế một cửa, một cửa liên tong trong các dịch vụ hành chính công tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn có kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giải quyết thủ tục hành chính tại UBND quận. Chương 2: Thực trạng hiệu quả thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính tại UBND quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Chương 3: Phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giải quyết thủ tục hành chính tại UBND quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. 7
  17. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN TIẾP NHẬN HỒ SƠ VÀ TRẢ KẾT QUẢ TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 1.1. Khái quát về giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân Quận 1.1.1. Khái niệm thủ tục hành chính và giải quyết thủ tục hành chính 1.1.1.1. K n ệm t ủ tục n c ín Thủ tục là những quy tắc, chế độ, phép tắc hay quy định chung phải tuân theo khi thực hiện một công việc nhất định” [35, tr.12]. Trong hoạt động quản lý nói chung và trong hoạt động của cơ quan nhà nước nói riêng, để giải quyết được bất cứ công việc nào cũng đều cần có những thủ tục phù hợp. Nghiên cứu về vấn đề này, hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về thủ tục hành chính như sau: Theo Giáo trình thủ tục hành chính của học viện Hành chính quốc gia thì “t ủ tục l p ươn t ức c c t ức ả qu ết côn v ệc t eo m t trìn tự n ất địn m t t ể lệ t ốn n ất ồm m t loạt n ệm vụ l ên quan c ặt c ẽ vớ n au n ằm đạt được kết quả mon muốn”. [2, tr.15]. Theo Điều 3, Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2020 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính, có giải thích: “T ủ tục n c ín l trìn tự c c t ức t ực ện ồ sơ v êu cầu đ ều k ện do cơ quan n nước n ườ có t ẩm qu ền qu địn để ả qu ết m t côn v ệc cụ t ể l ên quan đến c n ân tổ c ức”. Theo cuốn Thủ tục hành chính của Tác giả Nguyễn Văn Thâm và Võ Kim Sơn thì thủ tục hành chính là một loại quy phạm pháp luật quy định trình tự về thời gian, về khồng gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của bộ máy nhà nước, là cách thức giải quyết công việc của cơ quan hành chính nhà 8
  18. nước trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân. Như vậy có thể thấy, thủ tục hành chính là một bộ phận vô cùng quan trọng của thể chế hành chính nhà nước với vai trò thiết lập trật tự trong quản lý hành chính nhà nước trên các mặt, thủ tục hành chính là công cụ đắc lực để cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình. Thủ tục hành chính là”Trình tự, cách thức giải quyết công việc của cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền trong mối quan hệ nội bộ hành chính và mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức công dân”. Thủ tục hành chính được quy định để các cơ quan nhà nước có thể thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước, bao gồm: trình tự thành lập các công sở; trình tự bổ nhiệm, bãi nhiệm, điều động cán bộ, công chức; trình tự lập quy, áp dụng quy phạm pháp luật để đảm bảo các quyền chủ thể, trình tự điều hành, tổ chức các tác nghiệp hành chính... Thủ tục hành chính có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống nhân dân. Thông qua thủ tục hành chính, các cá nhân, tổ chức thực hiện được quyền lợi, nghĩa vụ của mình đồng thời các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước. 1.1.1.2. K n ệm ả qu ết t ủ tục n c ín Theo một nghĩa chung nhất, thuật ngữ giải quyết, trong đó có giải quyết TTHC được hiểu “là việc xem xét, làm rõ nội dung, bản chất của vấn đề, sự việc để đưa ra kết luận hoặc quyết định phù hợp”. Theo quan niệm ấy, để giải quyết các vấn đề, sự việc có chất lượng, hiệu quả thì cần thiết phải tuân theo các quy trình, cách thức, thao tác và kỹ năng cần thiết. Với nghĩa nêu trên của thuật ngữ giải quyết, liên hệ với khái niệm TTHC, có thể đưa ra khái niệm về giải quyết TTHC như sau: Giải quyết TTHC là việc các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền xem xét, làm rõ bản chất, nội dung các vấn đề, vụ việc hành chính theo đúng trình tự, cách thức do pháp luật hành chính quy định 9
  19. và đưa ra các kết luận hoặc quyết định áp dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề, vụ việc một cách đúng đắn, hợp pháp và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý hành chính nhà nước, phục vụ xã hội và nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Điều cần lưu ý là pháp luật hành chính trong định nghĩa trên là toàn bộ các quy phạm pháp luật quy định TTHC. Đối với việc giải quyết các công việc liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức thì pháp luật hành chính ngoài các quy phạm quy định TTHC còn có các quy phạm tạo thành pháp luật về giải quyết TTHC. 1.1.2. Đặc điểm của giải quyết thủ tục hành chính Từ quan niệm trên, giải quyết TTHC có những đặc điểm sau: M t l , giải quyết TTHC là việc tiến hành những hoạt động, những công việc nhất định do pháp luật hành chính quy định để làm rõ bản chất, nội dung của vấn đề, vụ việc, trên cơ sở đó cơ quan, người có thẩm quyền đưa ra quyết định giải quyết vấn đề, vụ việc một cách đúng đắn, hợp pháp, hiệu quả. Thực tiễn cho thấy, số lượng các vấn đề, vụ việc cần phải xem xét giải quyết theo TTHC rất phong phú, đa dạng và phức tạp, đòi hỏi cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết TTHC phải tiến hành những hoạt động cần thiết như nghiên cứu đơn, thư, hồ sơ, tài liệu; tổ chức xác minh, phân tích, đánh giá các thông tin, chứng cứ; xác định chính xác các quy phạm pháp luật áp dụng; kết luận và ra quyết định giải quyết theo đúng quy trình luật định. Với các hoạt động đó đòi hỏi cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết TTHC phải có đủ các điều kiện về tổ chức bộ máy, nhân lực, tài chính và thể chế. Người có thẩm quyền giải quyết TTHC không những phải có đủ trình độ, năng lực chuyên môn, nhất là sự hiểu biết pháp luật về TTHC và giải quyết TTHC mà còn phải đáp ứng các yêu cầu về đạo đức, trách nhiệm công vụ, kinh nghiệm và kỹ năng giải quyết TTHC. 10
  20. Hai là, chủ thể trong giải quyết TTHC là các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong các CQHC có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm được pháp luật quy định. Đây là một trong những dấu hiệu đặc trưng để phân biệt chủ thể trong giải quyết TTHC công, mang tính quyền lực nhà nước với các chủ thể của các phương thức giải quyết các vấn đề, vụ việc theo trình tự, thủ tục tư pháp, trọng tài hoặc TTHC tư, mang tính xã hội, phi nhà nước. Ví dụ, Tòa án nhân dân, thẩm phán có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền trong việc xét xử các vụ án theo trình tự tố tụng; các Trung tâm trọng tài và trọng tài viên có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền xem xét, giải quyết các tranh chấp theo thủ tục trọng tài; giám đốc, tổng giám đốc các công ty, tổng công ty có nhiệm vụ, quyền hạn xem xét và giải quyết các việc trong nội bộ công ty, tổng công ty theo TTHC tư và các quy định nội bộ…. Chủ thể trong giải quyết TTHC cũng là người đại diện cho cơ quan nhà nước, đại diện cho quyền lực nhà nước, một loại quyền lực do nhân dân ủy quyền, để thực thi công vụ. Vì vậy, về nguyên lý, việc thực thi công vụ của các chủ thể nêu trên trong giải quyết TTHC cũng đồng thời là trách nhiệm công vụ, trách nhiệm phục vụ nhân dân và phải bảo đảm sự bình đẳng, công khai, minh bạch, dân chủ và thuận tiện trong giải quyết thủ tục, không được quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng. Ba là, khách thể trong giải quyết TTHC là các quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức có liên quan đến các vấn đề, vụ việc mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết theo TTHC. Các quyền và lợi ích này rất phong phú, đa dạng, được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận trong Chương II về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và được cụ thể hóa trong các luật chuyên ngành, như: Luật Báo chí, Luật Xuất bản; Luật Doanh nghiệp; Luật Phá sản; Luật Hôn nhân và gia đình… Trên cơ sở của pháp luật, các quan hệ pháp luật có thể được phát sinh, tồn tại hoặc chấm dứt xuất phát 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2