intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Kiểm soát thủ tục hành chính của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi

Chia sẻ: Vica999 Vica999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:123

38
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn công tác kiểm soát thủ tục hành chính ở tỉnh Quảng Ngãi, từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Kiểm soát thủ tục hành chính của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ .............../............. ......../...... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHAN THỊ THU KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ................/............. ....../....... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHAN THỊ THU KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN VĂN HẬU THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Văn Hậu. Luận văn cao học này là sản phẩm của quá trình tìm tòi, nghiên cứu và trình bày của tác giả về đề tài luận văn. Mọi số liệu, quan điểm, quan niệm của các tài liệu và các nhà nghiên cứu khác được trích dẫn theo đúng quy định. Các số liệu trong luận văn là số liệu trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2018 Học viên Phan Thị Thu
  4. LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc gia, cùng tập thể các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ và cán bộ quản lý của Học viện đã tận tình truyền đạt những kiến thức khoa học quý báu và tạo các điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành chương trình cao học chuyên ngành Quản lý công. Xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Văn Hậu đã tận tình hướng dẫn bản thân tôi nghiên cứu hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ngãi đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia chương trình đào tạo cao học và hỗ trợ thông tin, tài liệu giúp tôi hoàn thành luận văn. Trong quá trình thực hiện, luận văn sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định, rất mong nhận được sự thông cảm và chia sẻ của quý thầy giáo, cô giáo và người đọc. Chân thành cảm ơn! Học viên Phan Thị Thu
  5. MỤC LỤC Trang bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các sơ đồ, biểu đồ MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH .......................................................................................................... 9 1.1. Cơ sở lý luận chung về thủ tục hành chính .............................................. 9 1.1.1. Khái niệm về thủ tục hành chính .......................................................... 9 1.1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính ........................................................ 11 1.1.3. Phân loại thủ tục hành chính ............................................................... 13 1.1.4. Vai trò của thủ tục hành chính đối với công tác quản lý hành chính nhà nước. 15 1.2. Tổng quan về công tác kiểm soát thủ tục hành chính ............................. 17 1.2.1. Khái niệm về kiểm soát, kiểm soát thủ tục hành chính........................ 17 1.2.2. Vị trí và vai trò của công tác kiểm soát thủ tục hành chính ................. 19 1.2.3. Mối quan hệ giữa cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính ........................................................................ 22 1.2.4. Nguyên tắc kiểm soát thủ tục hành chính và nguyên tắc về quy định thủ tục hành chính .............................................................................................. 23 1.2.5. Nội dung kiểm soát thủ tục hành chính của Uỷ ban nhân dân tỉnh ...... 26 1.2.6. Hệ thống cơ quan, đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính ...................... 35 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 39
  6. Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI ...... 40 2.1. Khát quát về hệ thống thủ tục hành chính của UBND tỉnh Quảng Ngãi . 40 2.2. Thực trạng về tổ chức bộ máy và thể chế hiện hành công tác kiểm soát thủ tục hành chính của tỉnh Quảng Ngãi ....................................................... 44 2.2.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy của Phòng kiểm soát thủ tục hành chính .... 44 2.2.2. Thể chế hiện hành về công tác kiểm soát thủ tục hành chính của tỉnh Quảng Ngãi .................................................................................................. 46 2.3. Tình hình công tác kiểm soát thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ........................................................................................... 50 2.3.1. Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính ... 50 2.3.2. Đội ngũ cán bộ, công chức làm đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ........................................................................ 54 2.3.3. Kết quả công tác kiểm soát thủ tục hành chính trên các nhiệm vụ .......... 57 2.4. Đánh giá chung công tác kiểm soát thủ tục hành chính của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi .................................................................................... 69 2.4.1. Kết quả đạt được................................................................................. 69 2.4.2. Hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân ................................................. 72 2.4.3. Kinh nghiệm đúc kết .......................................................................... 76 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 79 Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI ................................................................................ 80 3.1. Phương hướng chung về nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân tỉnh ........................................................... 80 3.2. Giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi................................................ 82
  7. 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật ........................................................... 82 3.2.2. Giải pháp liên quan đến việc thực hiện thủ tục hành chính ................. 85 3.2.3 Giải pháp về đảm bảo các điều kiện cho hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính .................................................................................................... 93 3.2.4. Giải pháp tăng cường hoạt động giám sát đối với công tác kiểm soát thủ tục hành chính .............................................................................................. 98 3.3. Một số kiến nghị thực hiện trong thời gian đến.................................... 103 3.3.1. Đối với Chính phủ ............................................................................ 103 3.3.2. Đối với Văn phòng Chính phủ .......................................................... 105 3.3.3. Đối với UBND tỉnh Quảng Ngãi ...................................................... 105 KẾT LUẬN ............................................................................................... 107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CCHC: Cải cách hành chính HĐND: Hội đồng nhân dân QPPL: Quy phạm pháp luật TTHC: Thủ tục hành chính UBND: Ủy ban nhân dân
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. số liệu về kết quả đánh giá tác động quy định TTHC; thẩm định TTHC và văn bản QPPL có quy định TTHC được ban hành qua các năm ... 59 Bảng 2.2. Số liệu về kết quả rà soát, đơn giản hóa TTHC qua các năm ........ 62
  10. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1 Nội dung kiểm tra hoạt động kiểm soát TTHC ............................. 32 Sơ đồ 1.2. Hệ thống cơ quan, đơn vị kiểm soát TTHC ................................ 36 Sơ đồ 1.3. Hệ thống cơ quan, đơn vị kiểm soát TTHC ................................ 37 Sơ đồ2.1. Các cơ quan chuyên môn và cơ quan trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ngãi43 Biểu đồ 2.1. Phòng Kiểm soát TTHC ........................................................... 52 Biểu đồ2.2. Kết quả tiếp nhận và xử lý phản ánh .......................................... 67
  11. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thủ tục hành chính là cơ sở, điều kiện cần thiết để cơ quan nhà nước giải quyết công việc của công dân và các tổ chức theo quy định pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, phản ánh bản chất dân chủ, tính phục vụ, khoa học và hiện đại của nền hành chính. Trong giai đoạn hiện nay, cùng với hội nhập kinh tế, quốc tế thì công tác cải cách thủ tục hành chính, nhất là những thủ tục liên quan đến đời sống, sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là khâu đột phá trong công tác cải cách hành chính. Chủ trương này của Đảng được thể hiện cụ thể tại Nghị quyết số 17- NQ/TW ngày 01/8/2007 của Hội nghị Trung ương 5 khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước; một lần nữa trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta lại xác định nhiệm vụ, giải pháp trong phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 là “Tập trung cải cách thủ tục hành chính theo hướng tinh giản, gắn với nâng cao chất lượng chính sách, pháp luật; quy định rõ cơ quan chịu trách nhiệm đối với từng thủ tục hành chính. Chỉ quy định những thủ tục hành chính thực sự cần thiết, hợp lý, đúng pháp luật và tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp. Công khai, minh bạch các quy trình, thủ tục hành chính. Bảo đảm quyền tự do của người dân, doanh nghiệp trong hoạt động kinh tế đi đôi với tuân thủ pháp luật. Thiết lập hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý kiến nghị và kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, cung cấp dịch vụ công và thực hiện Chính phủ điện tử. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật”. 1
  12. Thực hiện chủ trương của Đảng, trong những năm qua công tác cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính luôn được Chính phủ quan tâm và chỉ đạo quyết liệt với mục tiêu xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo các nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu quản lý, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kiểm soát thủ tục hành chính là nhiệm vụ trực tiếp, cụ thể, thiết thực, có hiệu quả, góp phần đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu về cải cách thủ tục hành chính. Để thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính, Chính phủ đã thiết lập hệ thống cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính từ trung ương đến địa phương; ban hành các văn bản pháp lý để bổ sung chức năng quản lý nhà nước về công tác kiểm soát thủ tục hành chính cho cơ quan tại địa phương, từng bước khẳng định vị trí, vai trò của hoạt động này công tác cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng. Ở địa phương, công tác kiểm soát thủ tục hành chính được thực hiện kể từ khi Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành; đồng thời theo Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ- CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính thì từ năm 2013 đến tháng 9/2017 các cơ quan tư pháp có trách nhiệm tham mưu thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính; từ ngày 25/9/2017 nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính được chuyển giao từ Sở Tư pháp về Văn phòng UBND tỉnh quản lý và thực hiện. Đối với tỉnh Quảng Ngãi, qua thời gian triển khai thực hiện, có thể khẳng định công tác kiểm soát thủ tục hành chính từng bước hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, thể chế, việc kiểm soát thủ tục hành chính có chuyển 2
  13. biến theo hướng công khai, minh bạch, khắc phục dần sự rườm rà, bất hợp lý; cơ chế “một cửa liên thông”, “một cửa hiện đại” tạo nhiều thuận lợi cho tổ chức, công dân trong giao dịch, từng bước củng cố lòng tin của Nhân dân đối với chính quyền các cấp. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác kiểm soát thủ tục hành chính của tỉnh vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế như thời gian giải quyết thủ tục hành chính còn kéo dài; công tác rà soát, kiến nghị đơn giản hóa thủ tục hành chính chưa được các cơ quan trên địa bàn tỉnh quan tâm thực hiện thường xuyên, chưa đạt yêu cầu, mục tiêu đề ra; việc phối hợp giải quyết thủ tục hành chính giữa các cơ quan hành chính còn chậm, gây khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân; hoạt động niêm yết công khai thủ tục hành chính tại một số cơ quan, đơn vị thực hiện chưa đúng quy định; một số người đứng đầu cơ quan chưa thực sự quan tâm đến công tác kiểm soát thủ tục hành chính. Xuất phát từ những tồn tại, hạn chế trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính của tỉnh Quảng Ngãi hiện nay thiết nghĩ cần sớm có những công trình nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp khắc phục, qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của công tác kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh là cần thiết. Qua thực tiễn hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; đồng thời tại Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, nhất là cải cách thủ tục hành chính, tác giả chọn đề tài “Kiểm soát thủ tục hành chính của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn tốt nghiệp khóa học, với mong muốn được nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ về cơ sở lý luận, thực trạng của hoạt động này đối với UBND tỉnh Quảng Ngãi, qua đó đề xuất giải pháp để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động công tác kiểm soát thủ tục hành chính của UBND tỉnh trong thời gian đến. 3
  14. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Trong thời gian qua, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu, hội thảo, sách, các bài viết về công tác cải cách TTHC, kiểm soát TTHC. Trong điều kiện của bản thân học viên đã tham khảo các tài liệu sau: - “Thủ tục hành chính - Lý luận và thực tiễn” do GS.TSKH Nguyễn Văn Thâm và PGS.TS Võ Kim Sơn biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2002. Cuốn sách này tác giả đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến TTHC, được minh chứng bằng thực tiễn không chỉ trong TTHC ở nước ta mà cả ở một số nước trên thế giới. -“Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính” của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Bộ Tư pháp, Nhà xuất bản Tư pháp, năm 2013. Để góp phần giúp các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nâng cao nghiệp vụ kiểm soát TTHC, trên cơ sở cuốn “Sổ tay nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính” lần đầu được biên soạn năm 2012, Bộ Tư pháp tổ chức biên soạn cuốn sổ tay này nhằm cập nhật những quy định mới về kiểm soát TTHC, đề cập đến những kỹ năng cơ bản về tham gia ý kiến, thẩm định; công bố, công khai; đánh giá tác động và rà soát; tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức; chế độ báo cáo tình hình, kết quả và việc kiểm tra thực hiện kiểm soát TTHC. - Đề tài “Vai trò của Văn phòng Bộ trong kiểm soát thủ tục hành chính (qua thực tiễn Bộ Tài nguyên và Môi trường)” của tác giả Hà Hoàng Giang. Luận văn này nêu và phân tích thực trạng kiểm soát TTHC tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, qua đó nêu lên vai trò của Văn phòng Bộ trong kiểm soát TTHC, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác này tại Bộ Tài nguyên và Môi trường. - Nguyễn Văn Hậu - Nguyễn Thị Thu Vân (2005), Triển khai cải cách TTHC theo cơ chế “một cửa” ở cấp xã, Tạp chí Quản lý nhà nước. 4
  15. - Nguyễn Văn Hậu (2015), Hành chính học và công tác kiểm tra, kiểm soát, Tạp chí Tổ chức nhà nước. - Nguyễn Văn Hậu (2016), Cải cách hành chính và vai trò của đảng chính trị, Tạp chí Tổ chức nhà nước. - Luận văn thạc sỹ của tác giả Lê Thị Hồng Trinh với đề tài “Kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”, năm 2015. Luận văn nêu lên thực trạng về hoạt động công tác kiểm soát TTHC trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, qua đó đề ra giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát TTHC trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. - Luận văn thạc sỹ của tác giả Mai Thị Thơm với đề tài “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa về cấp phép xây dựng từ thực tiễn quận Hoàn Kiếm - Hà Nội”, năm 2013; luận văn thạc sỹ của tác giả Đào Thị Oanh “Cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân”, năm 2014; luận văn thạc sỹ của tác giả Vũ Thị Thanh Hương “Cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên”, năm 2017. Qua nghiên cứu, tham khảo các sách, đề tài, sổ tay và bài viết nêu trên cho thấy công tác cải cách TTHC và cải cách TTHC theo cơ chế một cửa đã được các tác giả đề cập, phản ánh ở nhiều góc độ khác nhau và đưa ra nhiều giải pháp để từng bước hoàn thiện. Tuy nhiên đối với công tác kiểm soát TTHC đây là nhiệm vụ mới được triển khai thực hiện từ năm 2010 đến nay, vì vậy vấn đề về công tác kiểm soát TTHC chưa được đề cập nghiên cứu, đánh giá và kiến nghị một cách đầy đủ, thấu đáo, đặc biệt là hoạt động kiểm soát TTHC của UBND cấp tỉnh. Chính vì vậy, việc lựa chọn đề tài về công tác kiểm soát TTHC của UBND cấp tỉnh để nghiên cứu là cần thiết trong tình hình hiện nay. Về phía tỉnh Quảng Ngãi, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào liên quan đến công tác kiểm soát TTHC của UBND tỉnh. Do 5
  16. đó, thông qua đề tài này tác giả sẽ tập trung đi sâu nghiên cứu, đánh giá một cách sâu sắc về thực trạng công tác kiểm soát TTHC của UBND tỉnh Quảng Ngãi từ khi triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ, cơ quan trực tiếp tham mưu là Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ngãi (kể từ năm 2013 đến tháng 10 năm 2017). Qua đó, mong muốn có những đề xuất, kiến nghị giải pháp hữu ích nhằm phát huy vai trò, hiệu quả hoạt động kiểm soát TTHC trên địa bàn tỉnh, góp phần cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) cấp tỉnh và hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2015 - 2020 mà văn kiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn công tác kiểm soát TTHC ở tỉnh Quảng Ngãi, từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng công tác kiểm soát TTHC trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, tác giả luận văn tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau: - Làm rõ cơ sở lý luận cơ bản về hoạt động kiểm soát TTHC; - Rà soát, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát TTHC từ thực tiễn tại tỉnh Quảng Ngãi, phân tích làm rõ nguyên nhân dẫn đến một số hạn chế trong công tác kiểm soát TTHC; - Trên cơ sở phân tích thực trạng, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát TTHC của UBND tỉnh Quảng Ngãi. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu của luận văn: + Nghiên cứu các văn bản pháp lý về kiểm soát TTHC; 6
  17. + Hoạt động kiểm soát TTHC của UBND tỉnh Quảng Ngãi do Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ngãi thực hiện. - Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động kiểm soát TTHC của UBND tỉnh Quảng Ngãi, tập trung nghiên cứu từ năm 2013 đến hết năm 2017. + Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu trong phạm vi địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; + Về thời gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động kiểm soát TTHC tại tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2013 (từ khi nhiệm vụ kiểm soát TTHC chuyển từ Văn phòng UBND tỉnh về Sở Tư pháp) đến năm 2017. - Về vấn đề tập trung nghiên cứu + Công tác kiểm soát TTHC trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; + Các nhóm giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm soát TTHC của UBND cấp tỉnh nói chung và UBND tỉnh Quảng Ngãi nói riêng. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, về Chính phủ phục vụ Nhân dân và các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về CCHC. Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp; phương pháp thống kê; phương pháp phân tích; phương pháp đối chiếu, so sánh... để thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu đề tài luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về lý luận: Từ việc cố gắng nghiên cứu một cách có hệ thống và chuyên sâu về hoạt động kiểm soát TTHC trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi do Sở Tư pháp thực hiện, luận văn tổng hợp và làm rõ hệ thống lý luận về hoạt động kiểm soát 7
  18. TTHC với tư cách là một hoạt động khoa học pháp lý và khoa học hành chính; đưa ra một số nhận định, đánh giá về hoạt động này đối với công tác cải cách TTHC hiện nay. - Về thực tiễn: Luận văn góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm soát TTHC của UBND cấp tỉnh nói chung và UBND tỉnh Quảng Ngãi nói riêng, góp phần đạt được các mục tiêu và nhiệm vụ đề ra trong công tác CCHC, trọng tâm là cải cách TTHC của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được viết thành 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát thủ tục hành chính. - Chương 2: Thực trạng hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính của UBND tỉnh Quảng Ngãi. - Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thủ tục hành chính của UBND tỉnh Quảng Ngãi. 8
  19. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1.1. Cơ sở lý luận chung về thủ tục hành chính 1.1.1. Khái niệm về thủ tục hành chính Theo cuốn Đại từ điển tiếng Việt, NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thủ tục là những việc cụ thể phải làm theo một trật tự quy định để tiến hành một công việc có tính chất chính thức. Cuốn từ điển chính tả Tiếng việt, NXB Từ điển Bách khoa thủ tục là thứ tự và cách thức làm việc theo một lề lối đã được quy định [34, tr.665]. Từ điển Hán Việt, NXB Khoa học xã hội của Giáo sư Đào Duy Anh quan niệm rằng thủ tục là các trình tự và phương pháp làm việc [35, tr.441]. Với những quan niệm trên cho thấy thủ tục là hoạt động được thực hiện theo trình tự trước sau và cách thức từng bước với những quy định chặt chẽ, thống nhất; hay nói cách khác trình tự được xem là yếu tố quan trọng, không thể thiếu của thủ tục nói chung và TTHC nói riêng. Theo quy định của pháp luật và thực tiễn quản lý nhà nước ở nước ta, hoạt động chấp hành và điều hành (gọi là hoạt động hành pháp) của các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện phải tuân thủ theo pháp luật, theo quy định trình tự về thời gian và cách sử dụng thẩm quyền của từng cơ quan để giải quyết những công việc được giao nhằm đạt được mục tiêu quản lý đề ra. Đó là những thủ tục quản lý hành chính nhà nước, được gọi là TTHC. Cuốn Đại từ điển tiếng việt của NXB Văn hóa thông tin năm 1998, TTHC là cách thức tiến hành một công việc với nội dung và trình tự nhất định theo quy định của cơ quan nhà nước. Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam của Đại học Luật Hà Nội quan niệm: “thủ tục hành chính là cách thức tổ chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước được quy định trong các quy phạm pháp luật hành chính, bao gồm trình tự, nội dung, mục 9
  20. đích, cách thức tiến hành các hoạt động cụ thể trong quá trình giải quyết các công việc của quản lý hành chính nhà nước” [10, tr.144]. Tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát TTHC quy định “TTHC là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức”. Quy định nêu trên có tính khái quát cao về TTHC. Từ định nghĩa có tính khái quát đó, Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP quy định một TTHC phải có 08 bộ phận tạo thành bắt buộc, gồm: Tên thủ tục; hồ sơ của thủ tục; trình tự thực hiện; cách thức thực hiện; thời hạn giải quyết; đối tượng thực hiện; cơ quan có thẩm quyền giải quyết; kết quả của thủ tục và 03 bộ phận tạo thành không bắt buộc gồm: yêu cầu, điều kiện; mẫu đơn, tờ khai; phí, lệ phí. Từ các khái niệm trên, có thể nhận thấy rằng TTHC là trình tự và cách thức do văn bản QPPL quy định để các cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền hành chính thực hiện những hoạt động cụ thể trong quá trình quản lý hành chính nhà nước, cung cấp dịch vụ công và thực hiện các giao dịch hành chính trong mối quan hệ nội bộ hành chính và mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, công dân nhằm đảm bảo tính công bằng, nghiêm minh trong xã hội khi thực thi pháp luật. Về mặt lý luận, TTHC có những đặc trưng cơ bản sau: - Phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định trên cơ sở bảo đảm tính liên thông giữa các TTHC liên quan; quy định về trình tự về thời gian, về không gian, là cách thức giải quyết công việc của các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền trong mối quan hệ nội bộ của hành chính và giữa các cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức, cá nhân. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2