intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

18
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu cơ bản của luận văn này là nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý về kiểm soát thủ tục hành chính; phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, làm rõ những ưu điểm, hạn chế, chỉ ra nguyên nhân hạn chế, từ đó có cơ sở đề xuất một số giải pháp về kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu chính đáng của các tổ chức và công dân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ .........../........... .........../........... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THỊ ÁNH HỒNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG ĐẮK LẮK, NĂM 2023 i
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ .........../........... .........../........... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THỊ ÁNH HỒNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ VĂN TÍNH ĐẮK LẮK, NĂM 2023 ii
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn về “Kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” là của cá nhân thực hiện, dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ Văn Tính - giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia. Các số liệu, luận cứ trình bày trong Luận văn là trung thực, được trích dẫn rõ ràng. Tác giả Trần Thị Ánh Hồng iii
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu tại Học viện Hành chính Quốc gia, được sự quan tâm, giúp đỡ của thầy cô và đặc biệt là TS. Vũ Văn Tính - giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tình chỉ bảo để tác giả hoàn thành luận văn “Kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” . Bên cạnh đó, tác giả xin chân thành cảm ơn UBND tỉnh Đắk Lắk, UBND thành phố Buôn Ma Thuột, Chi cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk, cơ quan, đồng nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu. Học viên đã nỗ lực và cố gắng nhưng chắc chắn bản báo cáo luận văn không tránh khỏi những hạn chế. Tác giả kính mong được các nhà khoa học trong Hội đồng đánh giá nhận xét để luận văn được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn. iv
  5. DANH MỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài luận văn ............................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 7 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 7 6. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 8 7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 9 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ...................................................................................................... 10 1.1. Thủ tục hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính............................... 10 1.2. Nội dung kiểm soát thủ tục hành chính ................................................... 20 1.3. Các yếu tố tác động đến kiểm soát thủ tục hành chính ............................ 30 1.4. Kinh nghiệm của một số địa phương về kiểm soát thủ tục hành chính ... 36 Tiểu kết Chương 1 ......................................................................................... 43 Chương 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK ....... 44 2.1. Khái quát tình hình cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk ................................................................................ 44 2.2. Thực trạng kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk từ năm 2015 đến nay ............................................................. 54 2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột ...................................................................................... 66 Tiểu kết Chương 2 ......................................................................................... 77 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP VỀ KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK .............................................................................................................. 78 v
  6. 3.1. Phương hướng về kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk ................................................................................ 78 3.2. Một số giải pháp về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk ............................................................... 81 Tiểu kết Chương 3 ......................................................................................... 98 KẾT LUẬN .................................................................................................... 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 100 vi
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa UBND Uỷ ban nhân dân PAKN Phản ánh kiến nghị vii
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT NỘI DUNG TRANG 1 Hình 1.1: Quy trình tiếp nhận và xử lý phản ánh kiến nghị 27 Hình 1.2: Sơ đồ hệ thống cơ quan, đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính từ 2 32 Trung ương đến địa phương 3 Bảng 2.1: Tổng hợp số lượng phản ánh kiến nghị từ năm 2015 - 2020 60 4 Bảng 2.2: Các hình thức phản ánh kiến nghị về thủ tục hành chính 61 viii
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Cải cách hành chính mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính luôn được Chính phủ xác định là khâu đột phá, một chương trình mang tính chiến lược cần được quan tâm thực hiện với mục tiêu xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo các nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng, đáp ứng yêu cầu quản lý và phát triển đất nước. Thủ tục hành chính không chỉ liên quan đến công việc nội bộ của cơ quan chính quyền mà còn tác động đến quyền, nghĩa vụ của các tổ chức và cá nhân, phản ánh mối quan hệ của Nhà nước với công dân. Hoạt động quản lý hành chính nhà nước được thể hiện trên hầu khắp các lĩnh vực đời sống xã hội, từ kinh tế, xã hội, văn hoá, y tế, giáo dục, dân tộc, tôn giáo cho đến an ninh - quốc phòng, đối ngoại... Chức năng quản lý nhà nước không chỉ nhằm bảo vệ pháp luật, chế độ chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, các quyền hợp pháp chính đáng của mọi tổ chức và công dân, mà còn tạo điều kiện, môi trường pháp lý, môi trường xã hội thuận lợi cho các tổ chức và công dân làm ăn, sinh sống. Việc tạo điều kiện, môi trường pháp lý thuận lợi cho các tổ chức và công dân sinh sống, phát triển kinh tế thường được xác định như là một chính sách; còn trên thực tế, sự thuận lợi hay khó khăn trong làm ăn, sinh sống của người dân cũng như niềm tin của họ đối với Nhà nước như thế nào lại được thẩm định thông qua các quy định thủ tục hành chính và cách thức giải quyết các thủ tục ấy. Trong quá trình hoạt động quản lý nhà nước, thủ tục hành chính đóng vai trò hết sức quan trọng. Thủ tục hành chính là công cụ quan trọng để nhà nước đưa pháp luật vào trong cuộc sống, giúp các cơ quan nhà nước thực hiện các chức năng, nhiệm vụ. Đối với người dân thủ tục hành chính cũng đóng một vai 1
  10. trò hết sức quan trọng. Thủ tục hành chính góp phần cho người dân bảo vệ và thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp. Thủ tục hành chính góp phần giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước với người dân, các doanh nghiệp. Chất lượng của thủ tục hành chính sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước. Thủ tục hành chính đơn giản, thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho hoạt động thực thi công vụ của cơ quan nhà nước, cán bộ công chức. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong giao dịch với các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, thực tế thủ tục hành chính ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Muốn cải cách thủ tục hành chính một cách hiệu quả thì kiểm soát thủ tục hành chính đóng vai trò quan trọng, quyết định mọi công việc cải cách và công tác này được xem là nhiệm vụ trọng tâm trong những năm tiếp theo. Kiểm soát thủ tục hành chính là nhiệm vụ quan trọng, góp phần thiết thực vào việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính có hiệu quả nhất là việc rà soát các thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp gây khó khăn trong thực tế. Đó là một quy trình chặt chẽ gồm nhiều nghiệp vụ mang tính chuyên môn cao, từ khâu soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật quy định thủ tục hành chính, đánh giá tác động, tham gia ý kiến, thẩm định quy định thủ tục hành chính cho đến việc công bố, công khai thủ tục hành chính và tiếp nhận, xử lý các phản ánh kiến nghị của tổ chức, công dân về quy định thủ tục hành chính...để kịp thời có những điều chỉnh nhằm đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của thủ tục hành chính. Thành phố Buôn Ma Thuột là một thành phố có nhiều bước tiến về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk nói riêng và của cả nước nói chung. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội thì thành phố Buôn Ma Thuột cũng chú trọng công tác cải cách hành chính, trong đó quan trọng nhất nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính. Trên địa bàn thành phố có nhiều hộ kinh doanh, doanh nghiệp đang hoạt động nên nhu cầu về thủ tục hành chính là rất lớn. Công tác kiểm soát thủ tục hành chính được thành phố quan tâm và thực hiện một cách 2
  11. thường xuyên. Tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, từ khi Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính được ban hành, hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố đạt được một số kết quả nhất định như thủ tục hành chính trên nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước được thống kê, rà soát, đơn giản hóa và được niêm yết cơ bản theo đúng quy định; tổ chức thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính tại các cơ quan hành chính cơ bản tuân thủ các quy định của pháp luật góp phần tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính. Bên cạnh những kết quả đạt được, kiểm soát thủ tục hành chính thành phố Buôn Ma Thuột vẫn còn một số hạn chế, bất cập như việc lấy ý kiến về thủ tục hành chính còn chưa được quan tâm, chủ yếu mới thu hút được cán bộ công chức mà chưa thu hút được người dân tham gia đóng góp ý kiến. công tác phát hiện các vướng mắc, bất cập về thủ tục hành chính, chủ động kiến nghị phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải tiến thủ tục hành chính của các phòng ban chuyên môn, UBND các xã, phường trên địa bàn thành phố chất lượng chưa cao; việc giải quyết thủ tục hành chính cho người dân vẫn còn chậm trễ, gây phiền hà, nhũng nhiễu; Sự phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố còn chưa được quan tâm. công tác kiểm tra, xử lý sau kiểm tra mang tính hình thức, nể nang chưa được khắc phục. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công. Qua quá trình nghiên cứu tác giả rất mong được sự góp ý của Quý Thầy Cô để đề tài nghiên cứu của tác giả đạt được kết quả tốt nhất. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3
  12. Kiểm soát thủ tục hành chính gần đây mới được các nhà nghiên cứu quan tâm, vì vậy các đề tài nghiên cứu được công bố chưa nhiều. Liên quan đến đề tài mà tác giả nghiên cứu, tác giả thống kê một số công trình công bố như sau: 2.1. Luận văn Thạc sĩ Lê Thị Quãng “Nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý hộ tịch, từ thực tiễn Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh”[24]. Luận văn nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý hộ tịch từ thực tiễn quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời thông qua việc nghiên cứu trên, tác giả đưa ra một số định hướng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý hộ tịch, từ thực tiễn Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Bùi Thị Thanh Xuân “Kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bến Tre”[25]. Luận văn nghiên cứu một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Tác giả đưa ra thực trạng công tác kiểm soát thủ tục hành chínhtrên địa bàn tỉnh Bến Tre và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động này trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong giai đoạn tiếp theo. Lê Thị Hồng Trinh “Kiểm soát thủ tục hành chính tại tỉnh Quảng Nam”[26]. Luận văn chỉ ra được các vấn đề lý thuyết và pháp lý về kiểm soát thủ tục hành chính, khái quát thực trạng hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh. Trương Thành Chung (2016) “Kiểm soát thủ tục hành chính tại tỉnh Tây Ninh”. Luận văn khái quát 4 nội dung cơ bản của kiểm soát thủ tục hành chính, trên cơ sở đó luận văn cũng chỉ rõ thực trạng kiểm soát thủ tục hành chính tại tỉnh Tây Ninh, trong đó chỉ ra những thành tựu, hạn chế trong công tác kiểm 4
  13. soát thủ tục hành chính cũng như những nguyên nhân, từ đó đưa ra các giải pháp để hoàn thiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại tỉnh Tây Ninh. 2.2. Một số bài viết công bố trên sách, tạp chí và cổng thông tin điện tử “Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính”, của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính [27]. Công trình nghiên cứu này đã làm rõ vị trí, vai trò của kiểm soát thủ tục hành chính trong cải cách thủ tục hành chính. Đồng thời, chỉ ra những thách thức, khó khăn và nhiệm vụ của kiểm soát thủ tục hành chính. Dựa trên cơ sở các quy định pháp lý, công trình nghiên cứu này đã tập trung phân tích, làm rõ những nội dung của kiểm soát thủ tục hành chính, bao gồm tham gia ý kiến về quy định thủ tục hành chính, đánh giá tác động, thẩm định quy định thủ tục hành chính, công bố, công khai thủ tục hành chính, rà soát, đánh giá thủ tục hành chính và tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định hành chính, thủ tục hành chính. Trần Văn Tuấn “Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính” [28]. Bài viết khái quát quá trình triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông của nước ta; chỉ ra những thành tựu đạt được, những hạn chế, khó khăn phải khắc phục. Qua đó đề ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Kiểm soát thủ tục hành chính - việc làm thiết thực để thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo tinh thần Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của tác giả Nguyễn Xuân Phúc, cổng thông tin điện tử của Văn phòng Chính phủ [18]. Công trình nghiên cứu này đã phân tích làm rõ những lợi ích của kiểm soát thủ tục hành chính đối với cải cách thủ tục hành chính, công trình nghiên cứu cũng tìm hiểu khái quát về những nội dung của hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính đặc biệt nhấn mạnh đến việc tham gia ý kiến đối với quy định thủ tục hành chính những khó khăn đang gặp phải hiện nay từ đó tìm ra những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng thủ tục hành chính . 5
  14. Các công trình nghiên cứu đã khẳng định tầm quan trọng của kiểm soát thủ tục hành chính trong hoạt động quản lý nhà nước. Các công trình đã tiếp cận nhiều góc độ khác nhau về kiểm soát thủ tục hành chính từ lý luận về kiểm soát thủ tục hành chính, đến những quy định pháp lý về kiểm soát thủ tục hành chính. Ngoài ra các công trình nghiên cứu cũng đi sâu vào các nội dung cụ thể về kiểm soát thủ tục hành chính, cũng như tiếp cận thực trạng kiểm soát thủ tục hành chính ở cơ quan, địa bàn cụ thể. Tuy nhiên nghiên cứu kiểm soát thủ tục hành chính một cách có hệ thống từ lý luận, pháp lý đến thực tiễn thì chưa có nhiều. Ngoài ra, đa phần các công trình nghiên cứu về kiểm soát thủ tục hành chính hiện nay chủ yếu nghiên cứu ở cấp tỉnh, kiểm soát thủ tục hành chính ở cấp huyện thì chưa nhiều. Riêng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào về vấn đề này được công bố. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu của tác giả là đảm bảo tính mới và không trùng lắp. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu cơ bản của luận văn này là nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý về kiểm soát thủ tục hành chính; phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, làm rõ những ưu điểm, hạn chế, chỉ ra nguyên nhân hạn chế, từ đó có cơ sở đề xuất một số giải pháp về kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu chính đáng của các tổ chức và công dân. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp lý về kiểm soát thủ tục hành chính. 6
  15. - Làm rõ nội dung kiểm soát thủ tục hành chính và thẩm quyền kiểm soát thủ tục hành chính . - Nêu ra các yếu tố tác động đến hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính . - Phân tích thực trạng kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, nhận xét ưu điểm, hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của những hạn chế đó. - Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột bao gồm: - Nghiên cứu các văn bản pháp lý về kiểm soát thủ tục hành chính; - Hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính được thực hiện trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn trên hai phương diện: - Về không gian: Tại thành phố Buôn Ma Thuột - tỉnh Đắk Lắk. - Về thời gian: Tác giả chọn từ năm 2015 - 2020 theo nhiệm kỳ của Đại hội Đại biểu toàn quốc. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn sử dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phép biện chứng duy vật chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. 5.2. Phương pháp cụ thể Để giải quyết những vấn đề cụ thể mà nội dung của đề tài hướng đến, các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành đều được áp dụng như: 7
  16. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp: Luận văn phân tích các tài liệu là các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề kiểm soát thủ tục hành chínhtrong các cơ quan hành chính nhà nước. Ngoài ra luận văn cũng tiến hành phân tích các báo cáo của các cơ quan hành chính nhà nước tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk về kiểm soát thủ tục hành chính. Từ những phân tích tài liệu thứ cấp sẽ cung cấp những số liệu, những đánh giá tổng quan phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp cung cấp những luận cứ, luận điểm cả về mặt lý luận và thực tiễn. Phương pháp thống kê: Được sử dụng để liệt kê, hệ thống hóa các chủ trương, văn bản có liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; những kết quả mà thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã đạt được trong quá trình thực hiện; thống kê kết quả các số liệu, biểu mẫu có liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. - Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở phân tích thực trạng kiểm soát thủ tục hành chínhtại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, tác giả tổng hợp, khái quát lại những kết quả mà thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; những hạn chế và nguyên nhân để có cách nhìn khái quát nhất, toàn diện nhất về kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chínhtại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Từ đó đề ra các giải pháp có tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Ngoài ra có phương pháp so sánh, phương pháp đối chiếu... 6. Ý nghĩa của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Việc nghiên cứu đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính . 6.2. Ý nghĩa thực tiễn 8
  17. Hệ thống hóa cơ sở pháp lý liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính nói chung và tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk nói riêng, để kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện các văn bản có liên quan. Phân tích, đánh giá kiểm soát thủ tục hành chính tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk để làm rõ những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân hạn chế, đề xuất giải pháp để hoàn thiện kiểm soát thủ tục hành chính. Luận văn là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học của Học viện Hành chính Quốc gia và những ai quan tâm. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận, pháp lý về kiểm soát thủ tục hành chính . Chương 2: Thực trạng kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Chương 3: Phương hướng, giải pháp về kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 9
  18. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1.1. Thủ tục hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính 1.1.1. Khái niệm thủ tục hành chính Theo Từ điển thuật ngữ hành chính: “Thủ tục hành chính là toàn bộ quy tắc, trình tự do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định, theo đó cơ quan hành chính Nhà nước, các tổ chức, cá nhân phải tuân theo trong khi giải quyết các công việc giữa cơ quan Nhà nước với nhau và giữa cơ quan Nhà nước với các tổ chức xã hội, công dân” [13, tr 326] Hiện nay, có nhiều khái niệm khác nhau về thủ tục hành chính dựa trên nhiều góc nhìn khác nhau, có quan niệm:”Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức giải quyết công việc của các cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền trong mối quan hệ nội bộ của hành chính và giữa các cơ quan hành chính Nhà nước với tổ chức và cá nhân, công dân” [14, tr 11] Thủ tục hành chính theo cuốn Đại Từ điển Tiếng Việt là “cách thức tiến hành một công việc với nội dung, trình tự nhất định, theo quy định của cơ quan Nhà nước” [18, tr 56]. Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm thủ tục hành chính, nhưng theo nghĩa chung, thủ tục hành chính là “trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc có liên quan đến cá nhân, tổ chức” [7] 1.1.2. Khái niệm, vai trò của kiểm soát thủ tục hành chính 1.1.2.1. Khái niệm kiểm soát thủ tục hành chính Từ “kiểm soát” trong từ điển Tiếng việt của Viện ngôn ngữ được hiểu là “xem xét để phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định” [16, tr 523] 10
  19. Kiểm soát là một hoạt động mang tính quyền lực. Tính quyền lực thể hiện ở chổ người thực hiện hoạt động kiểm soát có thể xem xét, đánh giá hành vi của một tổ chức, cá nhân có phù hợp với quy định của cơ quan, đơn vị hay không và có quyền xử lý, kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm theo quy định. Căn cứ vào đối tượng chịu sự kiểm soát được phân như sau: - Kiểm soát đối với cá nhân, tổ chức Nhà nước - Kiểm soát đối với cá nhân, tổ chức xã hội Căn cứ vào chủ thể, hoạt động kiểm soát được phân thành: - Kiểm soát của các cơ quan Nhà nước - Kiểm soát của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội [17, tr 224-225]. Kiểm soát thủ tục hành chính là lĩnh vực mới, chưa được nhiều tác giả nghiên cứu. Chính vì vậy, khái niệm kiểm soát thủ tục hành chính vẫn còn chưa được thống nhất. Dưới góc độ của luận văn, kiểm soát thủ tục hành chính là “một quy trình bắt đầu từ việc đánh giá tác động của các quy định thủ tục hành chính trong quá trình dự thảo, do cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thực hiện; lấy ý kiến của đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính; công khai, minh bạch thủ tục hành chính sau khi được ban hành; kiểm soát việc thực thi thủ tục hành chính trong thực tiễn; tiếp nhận, xử lý các phản ánh kiến nghị của các tổ chức, cá nhân về các quy định thủ tục hành chính nhằm phát hiện và giải quyết những bất cập của các quy định hành chính, cũng như giám sát việc thực thi thủ tục hành chính của đội ngũ cán bộ công chức” [18] Kiểm soát thủ tục hành chính là việc xem xét, đánh giá, theo dõi nhằm đảm bảo tính khả thi của quy định về thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính, kịp thời phát hiện để loại bỏ hoặc chỉnh sửa thủ tục hành chính không phù hợp, phức tạp, phiền hà; sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính không cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực tế; đảm bảo quy định thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu, dễ thực 11
  20. hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của đối tượng tuân thủ và cơ quan thực hiện thủ tục hành chính [19]. Kiểm soát thủ tục hành chính nhằm đảm bảo tính khả thi của quy định về thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu công khai minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính [12] 1.1.2.2. Vai trò kiểm soát thủ tục hành chính Kiểm soát thủ tục hành chính là nội dung quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính. Vì kiểm soát thủ tục hành chính có vai trò quan trọng không chỉ với UBND các cấp như: Một là, góp phần nâng cao hiệu quả trong xây dựng pháp luật Hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính góp phần giúp cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính kịp thời phát hiện, kiến nghị, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các quy định pháp luật về thủ tục hành chính còn vướng mắc, bất cập chưa phù hợp với thực tế, thiếu tính hợp lý, hợp pháp trong các văn bản quy phạm pháp luật gây cản trở đến hoạt động của doanh nghiệp, đời sống nhân dân; làm tăng tính khả thi, hiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật có quy định từ thủ tục hành chính, từ đó nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính là cơ sở đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính. Kiểm soát thủ tục hành chính góp phần nâng cao chất lượng hệ thống các quy định hành chính không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính mà còn là sự vào cuộc của cả hệ thống hành chính, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có các quy định về thủ tục hành chính tới các bộ phận trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính, từ cán bộ công chức đến các cá nhân, đối tượng tham gia vào thủ tục hành chính. Hai là, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức trong hoạt động thực thi công vụ 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
78=>0