intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh của tỉnh U Đôm Xay, Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân Dân Lào

Chia sẻ: Mucong999 Mucong999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:132

25
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích cơ bản của luận văn này là trên cơ sở nghiên cứu lý luận về năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và thực trạng năng lực thực thi công vụ, luận văn đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh của tỉnh U Đôm Xay trong những năm tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh của tỉnh U Đôm Xay, Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân Dân Lào

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA SOM LI VA NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN CẤP TỈNH CỦA TỈNH U ĐÔM XAY, NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA SOM LI VA NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN CẤP TỈNH CỦA TỈNH U ĐÔM XAY, NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI HUY KHIÊN HÀ NỘI - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là những nghiên cứu của cá nhân tôi. Các kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Nội dung luận văn có sử dụng tài liệu tham khảo đều được trích dẫn nguồn một cách đầy đủ và chính xác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Som Li Va
  4. LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình, trách nhiệm và hiệu quả của PGS.TS. Bùi Huy Khiên, người đã hết lòng giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo trong Học viện Hành chính đã tận tình giúp đỡ, giảng dạy, truyền thụ kiến thức. Trân trọng cảm ơn lãnh đạo và chuyên viên các các Sở, ban, ngành trong tỉnh U Đôm Xay đã quan tâm, giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Som Li Va
  5. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰCTHỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN CẤP TỈNH ................................................................................................................. 9 1.1. Công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh .................................... 9 1.1.1. Khái niệm công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh ................ 9 1.1.2. Đặc điểm của công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh ........ 12 1.1.3. Vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh ............................................................................................ 17 1.1.4. Tiêu chuẩn của công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh ...... 19 1.2. Năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh .................................................................................................... 25 1.2.1. Khái niệm năng lực thực thi công vụ ............................................ 25 1.2.2. Các yếu tố cấu thành nên năng lực thực thi công vụ .................... 27 1.2.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh .................................................................. 32 1.3. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh............................................................ 35 1.3.1. Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ................................................................................................. 35 1.3.2. Do đòi hỏi của chính sách mở cửa hội nhập, xây dựng nền hành chính nhà nước chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả 36 1.3.3. Những hạn chế về năng lực của công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh..................................................................................................... 37 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh............................................................ 39
  6. 1.4.1. Các yếu tố chủ quan ...................................................................... 39 1.4.2. Các yếu tố khách quan .................................................................. 42 1.5. Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng công chức ở một số quốc gia và giá trị tham khảo cho Lào .................................................... 43 1.5.1. Việt Nam ........................................................................................ 43 1.5.2. Thái Lan......................................................................................... 44 1.5.3. Một số nhận xét và các giá trị tham khảo cho Lào ....................... 45 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 48 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN TỈNH U ĐÔM XAY, NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN LÀO ........................................... 49 2.1. Khái quát về tỉnh U Đôm Xay, Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ........................................................................................................... 49 2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh U Đôm Xay, Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ......................................... 49 2.1.2. Ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến năng lực thực thi công vụ công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh......... 55 2.2. Thực trạng công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh của tỉnh U Đôm Xay ................................................................................................. 56 2.2.1. Về phẩm chất chính trị, đạo đức ................................................... 56 2.2.2. Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ............................................... 58 2.2.3. Về kỹ năng làm việc ....................................................................... 61 2.3. Phân tích thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chứccác cơ quan chuyên môn cấp tỉnh của tỉnh U Đôm Xay .................................... 63 2.3.1. Chất lượng thực thi công vụ .......................................................... 63 2.3.2. Sự hài lòng của đối tượng được phục vụ ...................................... 66
  7. 2.4. Đánh giá chung về năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn tỉnh của tỉnh U Đôm Xay ........................................... 70 2.4.1. Những ưu điểm .............................................................................. 70 2.4.2. Những hạn chế ............................................................................... 72 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................. 74 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 76 Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN ......... CHUYÊN MÔN TỈNH U ĐÔM XAY, NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO .......................................................................................... 77 3.1. Phương hướng nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn tỉnh U Đôm Xay ............................................. 77 3.1.1. Chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước Lào về nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước .......................................................... 77 3.1.2. Quan điểm chỉ đạo của Đảng ủy và chính quyền tỉnh U Đôn Xay về nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức của tỉnh 81 3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn tỉnh U Đôm Xay .................................................... 85 3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và tuyển dụng công chức.. 85 3.2.2. Đổi mới công tác bố trí, phân công việc cho công chức ............... 87 3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ..... 90 3.2.4. Hoàn thiện công tác đánh giá, khen thưởng, kỷ luật công chức ... 92 3.2.5. Đầu tư cơ sở vật chất, cải thiện môi trường và điều kiện làm việc .. 97 3.2.6. Thực hiện cơ chế thanh tra, kiểm tra công chức ........................... 99 3.2.7. Nâng cao tính tự giác và ý thức trách nhiệm thực thi công vụ của công chức............................................................................................... 102
  8. 3.2.8. Thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức .................. 104 3.3. Kiến nghị với Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan chức năng tỉnh U Đôm Xay ........................................................................... 106 3.3.1. Đối với Trung ương ..................................................................... 106 3.3.2. Đối với tỉnh U Đôm Xay ............................................................. 107 Tiểu kết chương 3 .................................................................................. 108 KẾT LUẬN .................................................................................................. 109 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Trình độ chuyên môn của công chức tại 16 cơ quan chuyên môn cấp tỉnh U Đôm Xay ....................................................................................... 58 Bảng 2.2. Trình độ lý luận chính trị của công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh U Đôm Xay ....................................................................................... 59 Bảng 2.3. Trình độ kiến thức quản lý nhà nướccủa công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh U Đôm Xay...................................................................60 Bảng 2.4. Trình độ ngoại ngữ của công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh U Đôm Xay .............................................................................................. 60 Bảng 2.5. Trình độ tin học của công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh U Đôm Xay ......................................................................................................... 61 Bảng 2.6. Mức độ đáp ứng các kỹ năng cần thiết của công chức ................... 62
  10. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHDCND Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân CQHCNN Cơ quan hành chính nhà nước CNH,HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CCHC Cải cách hành chính CQCM Cơ quan chuyên môn CBCC Cán bộ, công chức ĐTBD Đào tạo, bồi dưỡng UBND Ủy ban nhân dân
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Như chúng ta đã biết chính quyền địa phương là nơi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực và là đầu mối đảm bảo các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đi vào thực tiễn cuộc sống. Đội ngũ công chức cấp tỉnh là đội ngũ cán bộ quan trọng, là cầu nối giữa Đảng với dân, cấp Trung ương với địa phương. Đây là đội ngũ cán bộ trực tiếp thực thi các chủ trương, chính sách, pháp luật từ cấp trên đồng thời phản ánh tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân đến với cấp trên. Bên cạnh đó đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh phải giải quyết các công việc hàng ngày, tự quản mọi mặt ở địa phương. Các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh là cấp có vai trò quan trọng vừa là cấp chỉ đạo, vừa là cấp trực tiếp tổ chức thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật cuả Nhà nước. Trong quá trình thực thi công vụ cấp tỉnh phải chịu sự giám sát trực tiếp của cấp trên và của nhân dân. Để xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, trong sạch, vững mạnh và hiện đại đòi hỏi đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh phải có năng lực, trình độ chuyên môn để đảm nhiệm những chức trách được giao có hiệu quả. Chính vì lẽ đó nâng cao năng lực thực thi công vụ công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh là nhiệm vụ trọng yếu, là yếu tố quyết định trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính nhà nước. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc cải cách hành chính nhà nước ở Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay. Trước những yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, Tỉnh ủy và chính quyền tỉnh U Đôm Xay luôn chú trọng đến nâng cao năng lực thực thi công vụ công chức các cơ quan chuyên môn. Tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức
  12. 2 các cơ quan chuyên môn, nâng cao chất lượng tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cho công chức, tạo môi trường và động cơ làm việc cho công chức, qua đó góp phần nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức, xây dựng được đội ngũ công chức vững vàng về chính trị, có đạo đức trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và trình độ năng lực chuyên môn để thực hiện các nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng Đảng, Chính quyền đảm bảo an ninh-chính trị-quốc phòng ở địa phương. Tuy nhiên trình độ và năng lực của công chức các cơ quan chuyên môn của tỉnh U Đôm Xay hiện nay vẫn còn thấp, chưa tương ứng với đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế và công cuộc cải cách hành chính. Thiếu kiến thức quản lý nhà nước, chưa nắm bắt kịp thời pháp luật, chưa cập nhật ngoại ngữ, tin học và kỹ năng hoạt động hành chính. Tinh thần trách nhiệm của đội ngũ công chức còn thấp, trì trệ, chậm đổi mới. Thực hiện nếp sống, văn hóa công sở, giao tiếp hành chính trong công sở và thái độ ứng xử của một bộ phận công chức chưa đạt yêu cầu, chưa tuân thủ các chuẩn mực. Một số công chức sa sút về phẩm chất đạo đức, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, nhũng nhiễu gây phiền hà cho nhân dân. Vì vậy việc nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh của tỉnh U Đôm Xay là rất cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ những lý do trên, học viên lựa chọn đề tài: “Nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh của tỉnh U Đôm Xay, Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân Dân Lào” làm đề tài nghiên cứu luận văn cao học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Liên quan tới đề tài luận văn đã có nhiều công trình khoa học như các công trình của Bộ Nội vụ, Học viện Hành chính Quốc gia Việt Nam. Một số đề tài khoa học, luận án, luận văn, bài báo nghiên cứu về nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức của nhiều tác giả trong nước và ngoài nước.
  13. 3 Chủ đề liên quan đến nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức có nhiều công trình đã được công bố và được nhìn nhận, đánh giá dưới các góc độ khác nhau. - PGS.TS. Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS. Trần Xuân Sầm đồng chủ biên (2001): Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đây là công trình được khá nhiều người quan tâm, đề cập đến nhiều nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. - TS. Nguyễn Thị Hồng Hải, Một số vấn đề phát triển năng lực thực thi công vụ của công chức nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính,tham luận tại Hội thảo: Cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà khoa học năm 2010. Bài tham luận, nhưng có thể tham khảo về các vấn đề phát triển năng lực thực thi công vụ của công chức đáp ứng yêu cầu CCHC. - TS. Trần Anh Tuấn: “Vấn đề công vụ và trách nhiệm công vụ trong Luật Cán bộ, công chức”; Caicachhanhchinh.gov.vn/…/ Tạp chí tổ chức nhà nước. Tác giả đã đưa ra các khái niệm về công vụ, trách nhiệm công vụ, thực trạng và định chế trách nhiệm công vụ trong Luật Cán bộ, công chức; đồng thời đề cập đến các nội dung cần chú ý về trách nhiệm công vụ khi triển khai thực hiện Luật Cán bộ, công chức. - TS. Ngô Thành Can: "Chất lượng thực thi công vụ - vấn đề then chốt của cải cách hành chính"; isos.gov.vn/.../ Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước. Tác giả đã đưa ra quan điểm về chất lượng thực thi công vụ, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thực thi công vụ; đánh giá thực trạng thực thi công vụ và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực thi công vụ. - PGS.TS.Nguyễn Trọng Điều: "Hoàn thiện chế độ công vụ và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức"; Tạp chí Cộng sản, số tháng 2/2012. Tác giả đã đưa ra quan điểm về hoàn thiện chế độ công vụ và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức.
  14. 4 - TS. Bùi Huy Khiên:“Nâng cao năng lực cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính ở nước ta hiện nay”, tạp chí Giáo dục lý luận, Học viện Chính trị khu vực 1, số tháng 11/2012. Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng năng lực của cán bộ, công chức và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay. - Nguyễn Đăng Thanh: “Một số giải pháp nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở thành phố Huế”, Luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính. Tác giả luận văn đã đề cập đến một số vấn đề lý luận chung về năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở thành phố Huế. Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công của tác giả Nilaxay Tayphakkhanh năm 2010 nghiên cứu đề tài: “Nâng cao năng lực quản lý đội ngũ công chức lãnh đạo cấp huyện ở tỉnh Chăm pa sắc” Luận văn thạc sĩ quản lý công của tác giả Likhit SaeTern năm 2016 nghiên cứu đề tài: “Năng lực thực thi công vụ của công chức ở tỉnh Xay Nha Bu Li nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công của tác giả Nilaxay Tayphakkhanh năm 2010 nghiên cứu đề tài: “Nâng cao năng lực quản lý đội ngũ công chức lãnh đạo cấp huyện ở tỉnh Chăm pa sắc” Luận văn thạc sỹ quản lý nhà nước của tác giả Khăm Chăn Khăm Vông Chay năm 2006 nghiên cứu đề tài: “Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ chủ chốt tỉnh phông Sa Ly” - Có một số luận văn ngành Quản lý hành chính công cũng đã đề cập đến năng lực thực thi công vụ của công chức; như luận văn thạc sỹ Quản lý hành chính công của tác giả Hồ Thị Thu Hằng: "Năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức các phường trên địa bàn thành phố Huế", tác giả đã đề
  15. 5 cập đến một số vấn đề lý luận về năng lực thực thi công vụ, thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức cấp phường trên địa bàn thành phố Huế; luận văn thạc sỹ Quản lý hành chính công của tác giả Nguyễn Mạnh Hà "Nâng cao năng lực thực thi công vụ cho công chức xã tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay", tác giả luận văn đã đề cập đến một số vấn đề về lý luận, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ công chức xã tỉnh Bắc giang". Nhìn chung các công trình nghiên cứu đã đề cập đến sự cần thiết, yêu cầu và các giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Mỗi công trình nghiên cứu đề cấp đến các nội dung khác nhau nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu toàn diện, cụ thể về nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh của tỉnh U Đôm Xay, Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và thực trạng năng lực thực thi công vụ, luận văn đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh của tỉnh U Đôm Xay trong những năm tới. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh. - Phân tích thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh của tỉnh U Đôm Xay, đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.
  16. 6 - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh của tỉnh U Đôm Xay trong những năm tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh của tỉnh U Đôm Xay, Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: luận văn và nghiên cứu năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh dựa trên các yếu tố cấu thành năng lực và kết quả thực thi công vụ. -Về không gian: Nghiên cứu năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh củatỉnh U Đôm Xay. -Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh của tỉnh U Đôm Xay từ năm 2011 đến nay. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm, đường lối của Đảng nhân dân cách mạng Lào và pháp luật của Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. 5.2. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp phân tích - tổng hợp Luận văn sử dụng phương pháp phân tích để lý giải tính cấp thiết và ý nghĩa mà đề tài nghiên cứu đặt ra trong nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh của tỉnh U Đôm Xay. Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng năng lực thực thi công vụ công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh của tỉnh U Đôm Xay, phân tích nguyên nhân của những hạn chế tạo cơ sở đề xuất các giải pháp và kiến nghị.
  17. 7 Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp để tóm lược nội dung sau mỗi phần phân tích, đánh giá. Phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát vấn đề, tóm lược nội dung của từng mục và các kết luận của từng chương của luận văn. b. Phương pháp thống kê Luận văn sử dụng phương pháp thống kê để thống kê các số liệu cụ thể về thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh của tỉnh U Đôm Xay, Nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào. c. Phương pháp so sánh Nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức đã được nhiều địa phương, nhiều cơ quan, tổ chức quan tâm thực hiện với những mức độ thành công khác nhau. Luận văn sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu, so sánh việc thực hiện nhiệm vụ này ở các quốc gia và các địa phương với tỉnh U Đôm Xay để tìm ra sự khác biệt và rút ra những bài học kinh nghiệm. d. Phương pháp điều tra xã hội học Tác giả luận văn đã xây dựng bảng câu hỏi và tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi ý kiến đối với cán bộ lãnh đạo tỉnh (phát ra 40 phiếu, thu lại 32 phiếu), công chức các cơ quan chuyên môn trên địa bàn tỉnh (phát ra 110 phiếu, thu lại 96 phiếu) và ý kiến đánh giá của người dân (phát ra 200 phiếu, thu về 160 phiếu). Dựa trên kết quả điều tra xã hội học và các số liệu của tỉnh U Đôm Xay, luận văn đưa ra kết luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh; năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh; các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh.
  18. 8 6.2. Ý nghĩa thực tế của luận văn - Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh của tỉnh U Đôm Xay. - Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh của tỉnh U Đôm Xay, luận văn đề xuất phương hướng và các giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn tỉnh U Đôm Xay góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu CCHC nhà nước. - Các kết quả nghiên cứu của luận văn làm cơ sở để chính quyền tỉnh U Đôm Xay nghiên cứu, vận dụng vào thực tế địa phương. Nội dung của luận văn cũng có thể làm tư liệu tham khảo cho những người quan tâm đến vấn đề này. 7. Kết cầu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụlục, luận văn kết cấu gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh. Chương 2. Thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn tỉnh UĐôm Xay Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân Lào. Chương 3. Giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn tỉnh U Đôm Xay, Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân Lào.
  19. 9 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰCTHỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN CẤP TỈNH 1.1. Công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh 1.1.1. Khái niệm công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh  Khái niệm công chức Khái niệm “công chức”gắn liền với sự ra đời công chứcở các nước tư bản phương Tây. Vào khoảng giữa những năm nửa cuối thể kỷ XIX, tại các nước Phương Tây đã thực hiện chế độ công vụ, công chức. Ngày nay, khái niệm công chức được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới và tại mỗi quốc gia lại có những quan niệm và định nghĩa khác nhau về công chức. Cộng hòa Pháp định nghĩa: “công chứclà những người được tuyển dung, bổ nhiệm vào làm việc trong các công sở gồm các cơ quan hành chính công quyền và các tổ chức dịch vụ công cộng do nhà nước tổ chức, bao gồm cả trung ương và địa phương nhưng không kể đến các công chứcđịa phương thuộc các hội đồng thuộc địa phương quản lý”. Ở nước Anh, công chức bao gồm 2 bộ phận sau: - Những người do nhà vua trực tiếp bổ nhiệm hoặc được ủy ban dân sự cấp giấy chứng nhận hợp lệ cho phép tham gia công tác ở cơ quan dân sự - Những người mà toàn bộ tiền lương được cấp từ ngân sách thống nhất của Vương quốc liên hợp hoặc từ các khoản được quốc hội thông qua Tại Nhật Bản, công chức được phân thành hai loại chính, gồm công chức nhà nước và công chức địa phương. Công chức nhà nước gồm những người được nhận chức trong bộ máy Chính phủ trung ương, ngành tư pháp, quốc hội, quân đội, trường công và bệnh viện quốc lập, xí nghiệp và đơn vị sự nghiệp quốc doanh được lĩnh lương của ngân sách nhà nước. công chứcđịa phương gồm những người làm việc và lĩnh lương từ tài chính địa phương
  20. 10 Khái niệm công chức tại Trung Quốc được hiểu là: “công chức nhà nước là những người công tác trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp, trừ nhân viên phục vụ. công chức gồm hai loại: - Công chức lãnh đạo là những người thừa hành quyền lực nhà nước. Các công chức này bổ nhiệm theo các trình tự luật định, chịu sự điều hành của Hiến pháp, Điều lệ công chức và Luật tổ chức của chính quyền các cấp - Công chứcn ghiệp vụ là những người thi hành chế độ thường nhiệm, do cơ quan hành chính các cấp bổ nhiệm và quản lý căn cứ vào Điều lệ công chức. Họ chiếm tuyệt đại đa số trong công chứcnhà nước, chịu trách nhiệm quán triệt, chấp hành các chính sách và pháp luật”. Tại Việt Nam, khái niệm công chức đã được xác định trong Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ban hành ngày 25/10/2010 quy định những người là công chức: “công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật, làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Nghị định: các cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam; Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, kiểm toán nhà nước; Bộ, cơ quan ngang bộ và các tổ chức khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập; Cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện; Hệ thống Tòa án nhân dân; Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân; Cơ quan của tổ chức chính trị - xã hội; Cơ quan, đơn vị của Quân đội nhân dân và công an nhân dân; Bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập”. Ở Nước CHDCND Lào, sau khi giải phóng đất nước năm 1975 vẫn sử dụng cụm từ cán bộ. Sau khi có Hiến pháp năm 1991, để phù hợp với pháp luật Chính phủ đã ban hành Nghị định số 171/TTg ngày 11/11/1993 về Quy chế công chức Nước CHDCND Lào. Quy định công chức của CHDCND Lào là người được biên chế và bổ nhiệm làm việc thường xuyên tại các Bộ, cơ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2