intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Năng lực công chức cấp xã huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang

Chia sẻ: Hinh Duyệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

29
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích cơ bản của luận văn này là nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực công chức cấp xã và thực trạng năng lực công chức cấp xã, huyện Giang Thành tỉnh Kiên Giang, luận văn đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm nâng cao năng lực công chức cấp xã huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Năng lực công chức cấp xã huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TẠ VĂN DŨNG NĂNG LỰC CÔNG CHỨC CẤP XÃ HUYỆN GIANG THÀNH, TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG MỞ ĐẦU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TẠ VĂN DŨNG NĂNG LỰC CÔNG CHỨC CẤP XÃ HUYỆN GIANG THÀNH, TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ HỒNG HẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và khách quan và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Tạ Văn Dũng
  4. i MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .............................................3 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn .......................................................................8 3.1. Mục đích...............................................................................................................8 3.2. Nhiệm vụ ..............................................................................................................8 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu .............................................................8 4.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................8 4.2. Khách thể nghiên cứu...........................................................................................9 4.3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................9 5. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................9 6. Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................................10 6.1. Ý nghĩa lý luận ...................................................................................................10 6.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................10 7. Kết cấu luận văn ....................................................................................................11 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CÔNG CHỨC CẤP XÃ…….12 1.1. Công chức cấp xã và hoạt động công vụ của công chức cấp xã ........................12 1.1.1. Công chức cấp xã ............................................................................................12 1.1.1.1. Khái niệm công chức cấp xã ........................................................................12 1.1.1.2. Vai tr công chức cấp xã ..............................................................................13 1.1.1.3. Đ c điểm của công chức cấp xã ...................................................................14 1.1.2. Hoạt động công vụ của công chức cấp xã .......................................................15 1.2. Năng lực công chức cấp xã ................................................................................19 1.2.1. Khái niệm và các yếu tố cấu thành .................................................................19 1.2.2. Tiêu chí đánh giá năng lực của công chức cấp xã...........................................21 1.2.2.1 Tiêu chí đánh giá công chức cấp xã thông qua yếu tố cấu thành năng lực ...22 1.2.2.2. Tiêu chí đánh giá năng lực công chức cấp xã thông qua kết quả thực thi công vụ ......................................................................................................................24 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực công chức xã .............................................27 1.3.1 Việc quy định rõ ràng và hợp lý tiêu chuẩn trong việc tuyển dụng công chức ....27
  5. ii 1.3.2. Cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm và bố trí, sử dụng công chức cấp xã ...............28 1.3.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã ..............................................29 1.3.4. Công tác đánh giá, xếp loại công chức cấp xã ................................................30 1.3.5. Tiền lương và chế độ đãi ngộ của công chức cấp xã ......................................31 1.3.6. Công tác kiểm tra, giám sát thực thi công vụ của công chức cấp xã ..............32 1.3.7. Trang thiết bị và điều kiện làm việc ................................................................33 1.4. Kinh nghiệm nâng cao năng lực công chức cấp xã của một số địa phương và bài học tham khảo ...........................................................................................................33 1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực công chức cấp xã của tỉnh Bình Thuận và tỉnh Hà Tĩnh ..............................................................................................................33 1.4.2. Một số bài học tham khảo rút ra từ nghiên cứu kinh nghiệm tỉnh Bình Thuận và Hà Tĩnh .................................................................................................................36 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CÔNG CHỨC CẤP XÃ, HUYỆN GIANG THÀNH, TỈNH KIÊN GIANG ...............................................................38 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội của huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang và ảnh hưởng của các điều kiện này đến năng lực của công chức cấp xã...............38 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội của huyện .............................................38 2.1.2. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện đến năng lực công chức cấp xã .......................................................................................................38 2.2. Khái quát về công chức cấp xã, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang .............41 2.3. Phân tích thực trạng năng lực công chức cấp xã, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang .........................................................................................................................44 2.3.1. Về trình độ .......................................................................................................44 2.3.2. Về các kỹ năng thực thi công vụ .....................................................................52 2.3.3. Về thái độ, ý thức trong thực thi công vụ .......................................................54 2.3.4. Về mức độ thực hiện kết quả thực thi công vụ ..............................................56 2.4. Đánh giá thực trạng năng lực công chức cấp xã, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang .........................................................................................................................61 2.4.1. Những ưu điểm và nguyên nhân của ưu điểm ...............................................61 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế .........................................................63 Chƣơng 3: MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CÔNG CHỨC CẤP XÃ, HUYỆN GIANG THÀNH, TỈNH KIÊN GIANG ...........71 3.1. Mục tiêu và quan điểm nâng cao năng lực công chức cấp xã, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang .............................................................................................71
  6. iii 3.1.1. Mục tiêu ..........................................................................................................71 3.1.2. Quan điểm .......................................................................................................72 3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực công chức cấp xã, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang ................................................................................................................75 3.2.1. Hoàn thiện tiêu chuẩn công chức cấp xã .........................................................75 3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng công chức cấp xã...77 3.2.3. Đổi mới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã .......................83 3.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá xếp loại công chức ..............................84 3.2.5. Hoàn thiện chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ, đối với công chức cấp xã .86 3.2.6. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát công chức cấp xã ..............89 3.2.7. Hoàn thiện trang thiết bị và điều kiện làm việc ..............................................90 3.3. Một số kiến nghị................................................................................................91 KẾT LUẬN ..............................................................................................................95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................97 PHỤ LỤC ...............................................................................................................101
  7. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên đầy đủ HĐND Hội đồng nhân dân UBND Ủy ban nhân dân PGS.TS Phó giáo sư tiến sỹ QĐ-UBND Quyết định Ủy ban nhân dân CBCC Cán bộ công chức QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước BHYT Bảo hiểm y tế BHXH Bảo hiểm xã hội XHCN Xã hội chủ nghĩa CNXH Chủ nghĩa xã hội ĐKTN Điều kiện tự nhiên KTXH Kinh tế xã hội CCCX Công chức cấp xã THPT Trung học phổ thông THCS Trung học cơ sở QLNN Quản lý nhà nước CNH-HĐH Công nghiệp hóa-hiện đại hóa TW Trung ương
  8. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Số lượng, cơ cấu công chức cấp xã của huyện Giang Thành, giai đoạn 2010 – 2016 ...............................................................................................................42 Bảng 2.2 : Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn đào tạo của công chức cấp xã huyện Giang Thành ...................................................................................................45 Bảng 2.3: Trình độ lý luận chính trị của công chức cấp xã huyện Giang Thành, giai đoạn 2010 – 2016 ......................................................................................................47 Bảng 2.4: Trình độ quản lý nhà nước và trình độ ngoại ngữ, tin học của công chức cấp xã huyện Giang Thành, giai đoạn 2010 – 2016 ................................................... Bảng 2.5: Kết quả tự đánh giá kỹ năng thực thi công vụ của CC cấp xã của huyện Giang Thành ..............................................................................................................52 Bảng 2.6: Kết quả đánh giá của chủ tịch và phó chủ tịch xã về kỹ năng của công chức cấp xã của huyện Giang Thành ........................................................................53 Bảng 2.7: Kết quả đánh giá của công dân địa phương về thái độ, ý thức trong thực thi công vụ của công chức cấp xã .............................................................................55 Bảng 2.8: Kết quả đánh giá của chủ tịch và phó chủ tịch xã khả năng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công chức cấp xã trong thực hiện công việc ...............................58 Bảng 2.9: Kết quả đánh giá của công chức cấp huyện về mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của công chức cấp xã ..........................................................................60
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cán bộ là gốc của mọi công việc. Muôn việc thành công ho c thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém’’. Thực hiện lời dạy của Người và trước yêu cầu thực tiễn của sự nghiệp đổi mới, cải cách hành chính đất nước hiện nay đ i hỏi phải có đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (gọi chung là cán bộ, công chức cấp xã) đáp ứng được về năng lực, trình độ, khả năng thích ứng với nhiệm vụ đảm nhiệm, ngày càng phải đạt tiêu chuẩn theo chức danh, chương trình. Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay có bốn cấp là: Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn. Cấp xã (xã, phường, thị trấn) là cấp cuối cùng trong hệ thống quản lý nhà nước, là nơi trực tiếp tổ chức và lãnh đạo nhân dân thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và các nhiệm vụ chính trị cụ thể ở mỗi cơ sở; là nơi hiện thực hóa nghị quyết của Đảng trong cuộc sống. Mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước có trở thành hiện thực hay không đều tùy thuộc vào việc tổ chức triển khai thực hiện ở cơ sở. Đồng thời, đây cũng là nơi khởi đầu của những sáng kiến, kinh nghiệm để bổ sung điều chỉnh chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cho phù hợp với thực tiễn. Năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã tác động trực tiếp đến việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần đảm bảo cho sự ổn định và phát triển của đất nước. Tuy nhiên, chính quyền cấp xã không thể đảm nhiệm được vai tr đó nếu thiếu một nhân tố quan trọng có ý nghĩa quyết định là đội ngũ công chức cấp xã. Đội ngũ công chức cấp xã là lực lượng tiếp xúc trực tiếp, gần nhất với nhân dân, tiếp thu và phản ánh những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân tới
  10. 2 các cấp có thẩm quyền, là cầu nối giữa nhân dân địa phương với Đảng, Nhà nước. Chính vì vậy, những chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước có đến được tay nhân dân hay không đều dựa vào kết quả thực hiện công việc của đội ngũ công chức cơ sở này. Việc lựa chọn đúng người thật sự có tâm, có tài, có đủ tiêu chuẩn chính trị và việc bố trí, sắp xếp, sử dụng đội ngũ công chức cấp xã có vai tr , ý nghĩa hết sức quan trọng. Làm sao để công chức không chỉ phát huy được năng lực, sở trường của mình mà c n là tấm gương để người khác noi theo. Giang Thành là một huyện biên giới của tỉnh Kiên Giang, có 05 đơn vị xã đều là biên giới, thụ hưởng Chương trình 135 của Chính phủ. Thực tế năng lực đội ngũ công chức cấp xã vẫn c n tồn tại nhiều bất cập: trình độ, năng lực chuyên môn c n hạn chế, hầu hết chưa được đào tạo cơ bản, đúng chuyên ngành; ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong lề lối làm việc chưa chỉn chu; một bộ phận cán bộ, công chức c n vướng vào một số thói hư, tật xấu: uống rượu, nhũng đoạn, sách nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân, …. Tuy nhiên, công chức cấp xã là đội ngũ hàng ngày phải giải quyết khối lượng lớn công việc liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống: chính trị, văn hóa-xã hội, kinh tế, an ninh- quốc ph ng của địa phương. Chính vì vậy, nếu vì lý do nào đó mà sử dụng những công chức có năng lực kém, trình độ chuyên môn yếu, tư tưởng chính trị, đạo đức lệch lạc…sẽ dẫn tới những hậu quả trực tiếp, đáng tiếc, mà thiệt th i nhất chính là quyền lợi của nhân dân địa phương. Huyện ủy- HĐND- UBND huyện Giang Thành đã và đang chỉ đạo, phối hợp với Đảng ủy- UBND các xã thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao năng lực đội ngũ công chức cấp xã của huyện nhằm đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ mới trong giai đoạn cải cách các thủ tục hành chính diễn ra mạnh mẽ hiện nay.
  11. 3 Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng xác định: “hoàn thiện chế độ công vụ, quy chế cán bộ, công chức, coi trọng cả năng lực và đạo đức. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, về đường lối, chính sách, về kiến thức và kỹ năng quản lý hành chính Nhà nước. Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức theo đúng chức danh, tiêu chuẩn. Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng cán bộ, công chức, kịp thời thay thế những cán bộ công chức yếu kém và thoái hóa. Tăng cường cán bộ cho cơ sở. Có chế độ chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ với cán bộ xã, phường, thị trấn;”…Có cơ chế kịp thời đưa ra khỏi bộ máy nhà nước những công chức không xứng đáng, kém phẩm chất về năng lực; Đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm xây dựng, bồi dưỡng, xem đây là yếu tố quan trọng quyết định trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Nhận thấy càng ngày Đảng và Nhà nước ta càng quan tâm, chăm lo nhiều hơn đến mọi khía cạnh, lĩnh vực đời sống, cả về vật chất lẫn tinh thần của nhân dân. Đồng thời để ngăn ngừa sự suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống trong công chức, tìm ra những người có năng lực thực sự, biết lo cái lo của dân, hết mình vì đời sống nhân dân huyện biên giới càng cấp thiết hơn lúc nào hết. Vì vậy, tác giả chọn đề tài : “Năng lực công chức cấp xã huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề luận văn đề cập đến đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, một số công trình nghiên cứu có liên quan như: PGS.TS Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS Trần Xuân Sầm chủ biên: Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy
  12. 4 mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2003. Trong cuốn sách này, hai tác giả đã nêu và phân tích các luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điểm nổi bật của luận cứ là việc đưa ra nội dung, “tiêu chuẩn hóa cán bộ” đây là một quan điểm đổi mới trong công tác cán bộ, tuy nhiên, tác phẩm viết ở tầm rộng: đội ngũ cán bộ Nhà nước nói chung, chứ chưa chuyên sâu về đội ngũ cán bộ cấp xã nói riêng, ở đây tác giả có thể vận dụng và kế thừa trong luận văn của mình để đưa ra các tiêu chuẩn hóa năng lực công chức cấp xã phù hợp với huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang. TS. Thang Văn Phúc và TS. Nguyễn Minh Phương (2005): “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Đây là công trình nghiên cứu quy mô và có nhiều đóng góp quan trọng, góp phần làm rõ cơ sở khoa học cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung ở nước ta hiện nay. Công trình nghiên cứu trên phạm vi rộng, do đó vấn đề về năng lực công chức cấp xã chưa được làm rõ trong nghiên cứu này. M c dù vậy, tác giả đã kế thừa một phần cơ sở lý luận và cách thức tiếp cận trong nghiên cứu này để phục vụ cho luận văn. TS. Nguyễn Hữu Đức, Ths. Phan Văn Hùng (2010): “Xác định tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá chính quyền xã trong sạch vững mạnh”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Các tác giả của công trình này đều có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu và công tác quản lý về chính quyền địa phương nói chung, chính quyền cấp xã nói riêng, do đó công trình này có nhiều giá trị tham khảo cả về lý luận và thực tiễn. Tác phẩm đã xây dựng được hệ thống
  13. 5 tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá cơ bản đối với chính quyền xã. Tuy nhiên, các tác giả không nghiên cứu trực tiếp về đội ngũ công chức cấp xã, do đó luận văn chủ yếu kế thừa về cách tiếp cận và xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá công chức cấp xã. Những công trình nghiên cứu trên đã đưa ra những cơ sở lý luận và thực tiễn về một số vấn đề liên quan đến đội ngũ công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên ở bình diện rộng nên chưa đi sâu nghiên cứu về năng lực công chức cấp xã ở từng địa phương cụ thể. M c dù vậy, những công trình này là nguồn tư liệu quý, được tác giả kế thừa một phần để làm rõ cơ sở lý luận về chính quyền cấp xã và công chức cấp xã. Ngoài ra, c n có một số bài viết, nghiên cứu được đăng trên các Tạp chí Tổ chức nhà nước, Tạp chí Cộng sản như: Bài viết: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, góp phần xây dựng chính quyền địa phương vững mạnh” của tác giả Đoàn Văn Tình, Đại học Nội vụ Hà Nội được đăng trên tạp chí điện tử tổ chức nhà nước ngày 16/3/2015; Bài viết: “Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã từ sau Hội nghị Trung ương 5 khóa IX và một số kiến nghị” của tác giả Ths. Trần Thị Hạnh, Trường Đại học Nội vụ - Bộ Nội vụ đăng trên tạp chí cộng sản ngày 3/7/2015; Bài viết: “Xác định năng lực của công chức cấp xã trong thực thi công vụ” của Ths. Vũ Thúy Hiền, Trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, Bộ Nội vụ đăng trên tạp chí điện tử tổ chức nhà nước ngày 29/3/2016; Luận án tiến sỹ: “ Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính tỉnh Hải Dương”, do Nguyễn Kim Diện thực hiện năm 2006, Trường Đại học
  14. 6 Kinh tế quốc dân. Luận án đã hệ thống được những lý luận cơ bản về nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước nói chung và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước của tỉnh Hải Dương nói riêng. Đồng thời đã phân tích và rút ra những đánh giá thực trạng đó một cách khách quan, chính xác về một số ưu điểm và hạn chế về chất lượng đội ngũ công chức hành chính sự nghiệp nhà nước tỉnh Hải Dương trong thời kỳ mới. Luận án cũng đã đưa ra những quan điểm, mục tiêu và một số giải pháp quan trọng, phù hợp, nêu lên những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương trong thời kỳ đổi mới. Song tác giả luận án mới chỉ dừng lại ở đội ngũ công chức hành chính chứ chưa chuyên sâu về công chức cấp xã, vốn mang nhiều đ c thù nhất định. Luận án tiến sỹ: “chính sách tạo động lực cho cán bộ công chức cấp xã (nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An)” do Lê Đình Lý thực hiện năm 2010, ở đề tài này tác giả thừa hưởng một số vấn đề cơ sở lý luận về động lực và chính sách tạo động lực cho công chức cấp xã để nghiên cứu trong quá trình viết luận văn. Động lực có liên quan mật thiết với kết quả, thành tích công tác của công chức. Khi người công chức có động lực tốt, họ sẽ có sự quyết tâm, tự giác, hăng say, nỗ lực đưa hết khả năng của mình để thực hiện nhiệm vụ được giao sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. Luận án tiến sỹ, “Hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức chính quyền cấp xã đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” do Mạc Minh Sản thực hiện năm 2008. Nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực trạng của pháp luật về cán bộ, công chức chính quyền cấp xã để đưa ra những quan điểm phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức chính quyền cấp xã nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
  15. 7 Luận văn thạc sỹ: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của thị xã Từ sơn, tỉnh Bắc Ninh” do Nguyễn Thị Ban Mai thực hiện năm 2015. Ở luận văn này nghiên cứu thừa hưởng các giải pháp, thực trạng ở một địa phương cụ thể. Luận văn thạc sỹ: “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa” do Nguyễn Thị Thảo thực hiện năm 2014. Ở luận văn này cũng nghiên cứu cụ thể tại một địa phương mà có một số đ c điểm cần thiết cho tác giả trong việc tham khảo để nghiên cứu. Luận văn thạc sỹ: “Nâng cao năng lực đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu” do Nguyễn Thị Anh Thảo thực hiện năm 2014. Ở luận văn này cũng nghiên cứu cụ thể tại một địa phương mà có một số đ c điểm cần thiết, phù hợp trong việc tham khảo để nghiên cứu nhằm rút ra một số bài học của các địa phương khác trong luận văn này. Các công trình nghiên cứu trên về cán bộ, công chức cấp xã, về cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã và cán bộ, công chức cấp xã, năng lực của công chức cấp xã, công tác quản lý, xây dựng đội ngũ này trên nhiều khía cạnh và địa phương khác nhau, qua các nghiên cứu trên cho thấy vai tr quan trọng của đội ngũ công chức cấp xã quyết định hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã đáp ứng tốt nhu cầu của người dân góp phần đảm bảo cho sự ổn định và phát triển của đất nước. Trên cơ sở quy định chung của pháp luật về cán bộ, công chức cấp xã thì năng lực của đội ngũ này ở từng địa phương có những đ c điểm riêng liên quan đến điều kiện tự nhiên, cơ cấu kinh tế - xã hội mà có sự khác biệt. Vì vậy, trong công tác xây dựng đội ngũ này có những kinh nghiệm có thể kế thừa, nhưng một số điểm cần phải có sự nghiên cứu, phân tích sâu hơn cho phù hợp vói yêu cầu nhiệm vụ cụ thể ở từng địa phương.
  16. 8 Trước yêu cầu khách quan của quá trình phát triển và từ thực tiễn địa phương, tôi nhận thấy cần có công trình nghiên cứu toàn diện về năng lực quản lý nhà nước của đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Giang Thành, đ c biệt là về năng lực của đội ngũ công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu mới. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Từ cơ sở lý luận về năng lực công chức cấp xã và thực trạng năng lực công chức cấp xã, huyện Giang Thành tỉnh Kiên Giang, luận văn đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm nâng cao năng lực công chức cấp xã huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. 3.2. Nhiệm vụ Hệ thống hoá và làm rõ một số vấn đề lý luận về năng lực của công chức cấp xã Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực công chức cấp xã của huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, từ đó chỉ ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó. Đưa ra một số giải pháp và đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực công chức cấp xã huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang. 4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là năng lực của công chức cấp xã, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang.
  17. 9 4.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu là công chức cấp xã, huyện Giang Thành. 4.3. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn nghiên cứu năng lực công chức cấp xã thông qua các yếu tố cấu thành năng lực công chức và kết quả thực thi công vụ. - Về khách thể có 7 chức danh công chức xã, bao gồm: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn ph ng - thống kê; Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường; Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội. - Về không gian: 05 xã thuộc huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang. - Về thời gian từ năm 2010 đến 2016. Đề xuất giải pháp, đề xuất và khuyến nghị cho giai đoạn 2017-2020 và những năm tiếp theo. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo cứu tài liệu: Mục đích sử dụng phương pháp này nhằm xây dựng cơ sở lý luận ở chương 1 cũng như thu thập các thông tin để đánh giá thực trạng ở chương 2. Những tài liệu được sử dụng rất đa dạng và phong phú bao gồm các sách, bài báo, các văn bản pháp luật, các báo cáo của các cơ quan có thẩm quyền. - Phương pháp điều tra xã hội học: Mục đích để thu thập thông tin về năng lực của công chức cấp xã và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của công chức cấp xã thông qua ý kiến đánh giá của chính bản thân công chức cấp xã; chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp xã; công chức cấp huyện và công dân. Tổng số phiếu phát ra là 195, được chia làm 4 nhóm tương ứng với 4 mẫu phiếu hỏi. Mỗi mẫu phiếu hỏi gồm các câu hỏi phù hợp với từng nhóm đối tượng:
  18. 10 + Mẫu phiếu 1: Điều tra công chức cấp xã: 60 người (xem phụ lục số 1). + Mẫu phiếu 2: Điều tra chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp xã: 15 người (xem phụ lục số 2 ). + Mẫu phiếu 3: Điều tra công chức cấp huyện: 20 người (xem phụ lục số 3). + Mẫu phiếu 4: Điều tra công dân: 100 người (xem phụ lục số 4 ). Tổng số phiếu thu về là 195 phiếu, sau đó được xử lý trên phần mềm exel. - Ngoài ra, Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh…. 6. Ý nghĩa của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn đã làm rõ được một số vấn đề lý luận như khái niệm, tiêu chí và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực công chức cấp xã, từ đó góp phần làm phong phú thêm cho khoa học quản lý công nói chung và quản lý nguồn nhân lực nói riêng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ công chức cấp xã cũng như đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ công chức cấp xã. Kết quả của Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, giúp tham mưu cho lãnh đạo huyện Giang Thành, dựa vào đó đưa ra những chính sách, chế độ đảm bảo năng lực và hoạt động của đội ngũ công chức cấp xã.
  19. 11 Luận văn có thể dùng là tài liệu tham khảo cho học tập và giảng dạy về vấn đề này. 7. Kết cấu luận văn Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực công chức cấp xã. Chương 2: Thực trạng năng lực công chức cấp xã, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang. Chương 3: Mục tiêu, quan điểm và Giải pháp nâng cao năng lực công chức cấp xã của huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang.
  20. 12 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CÔNG CHỨC CẤP XÃ 1.1. Công chức cấp xã và hoạt động công vụ của công chức cấp xã 1.1.1. Công chức cấp xã 1.1.1.1. hái niệm công chức cấp xã Khái niệm công chức xã được quy định tại Khoản 3, Điều 4 của Luật cán bộ, công chức 2008 như sau: “ Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”. Như vậy, công chức xã được tuyển dụng và phụ trách những lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể tại UBND cấp xã, trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo UBND cấp xã trong việc điều hành, chỉ đạo công tác, thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Việc xếp loại đơn vị hành chính cấp xã thực hiện theo quy định tại Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về việc phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 4 của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ quy định: Số lượng cán bộ, công chức cấp xã được bố trí theo loại đơn vị hành chính cấp xã: cấp xã loại 1 không quá 25 người, cấp xã loại 2 không quá 23 người, cấp xã loại 3 không quá 21 người. Theo Khoản 2,3,4 Điều 61 Luật Cán bộ Công chức 2008 quy định chức vụ, chức danh cán bộ công chức cấp xã và căn cứ Quyết định số 16/2010/QĐ- UBND ngày 26/8/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc ban
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0