intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã trên địa bàn huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

30
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công "Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã trên địa bàn huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa" được hoàn thành với mục tiêu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã trên địa bàn huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa

  1. UBND TỈNH THANH HÓA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA Phùng Thế Tài NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM THỦY, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Thanh Hóa, 2023
  2. UBND TỈNH THANH HÓA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA Phùng Thế Tài NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM THỦY, TỈNH THANH HÓA Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Thịnh Văn Khoa Thanh Hóa, 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã trên địa bàn huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa” là nghiên cứu độc lập của tôi. Luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ. Tác giả luận văn Phùng Thế Tài
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i MỤC LỤC ........................................................................................................ ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ ix MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................ 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 6 6. Những đóng góp của luận văn .............................................................. 7 7. Bố cục luận văn ..................................................................................... 8 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG CHỨC CẤP XÃ VÀ NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC CẤP XÃ ..................... 9 1.1. Những vấn đề chung về công chức cấp xã ........................................ 9 1.1.1. Khái niệm về công chức.................................................................. 9 1.1.2. Khái niệm công chức cấp xã ......................................................... 10 1.1.3. Vị trí, vai trò của công chức cấp xã .............................................. 11 1.1.4. Đặc điểm của công chức cấp xã .................................................... 11 1.1.5. Chức năng, nhiệm vụ của công chức cấp xã ................................. 12 1.2. Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã ............................ 12 1.2.1. Khái niệm ...................................................................................... 12 1.2.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực thực thi công vụ của công chức xã .... 14 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã .............................................................................................. 17
  5. iii 1.3. Các hoạt động nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức xã .....19 1.3.1. Công tác quy hoạch cán bộ ........................................................... 19 1.3.2. Công tác tuyển dụng công chức cấp xã ........................................ 21 1.3.3. Công tác bố trí, sử dụng công chức cấp xã ................................... 22 1.3.4. Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã ............................ 22 1.3.5. Công tác đánh giá công chức cấp xã ............................................. 24 1.3.6. Chính sách tiền lương và chế độ độ đãi ngộ công chức cấp xã .... 25 1.4. Kinh nghiệm nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã ở một số địa phương và bài học rút ra cho huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa ............................................................................................... 26 1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nâng cao năng thực thi công vụ của công chức cấp xã ................................................................ 26 1.4.2. Bài học rút ra cho huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa .................. 28 Tiểu kết Chương 1................................................................................... 30 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM THỦY, TỈNH THANH HÓA ............................................. 31 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa........................................................................................ 31 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Cẩm Thủy ................. 31 2.1.2. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Cẩm Thủy đến năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức cấp xã ................33 2.2. Tình hình công chức cấp xã của huyện Cẩm Thủy.......................... 34 2.2.1. Về số lượng công chức cấp xã ...................................................... 34 2.2.2. Cơ cấu công chức cấp xã huyện Cẩm Thủy ................................. 36 2.3. Thực trạng năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Cẩm Thủy ................................................................. 39
  6. iv 2.3.1. Về kiến thức .................................................................................. 39 2.3.2. Về kỹ năng thực thi công vụ ......................................................... 43 2.3.3. Về thái độ của công chức cấp xã huyện Cẩm Thủy trong thực thi công vụ .................................................................................................... 45 2.4. Thực trạng các hoạt động nâng cao năng lực thực thi công vụ cho đội ngũ công chức cấp xã của huyện Cẩm Thủy .................................... 48 2.4.1. Về quy hoạch cán bộ cấp xã ......................................................... 48 2.4.2. Về công tác tuyển dụng công chức cấp xã .................................... 50 2.4.3. Về công tác bố trí, sử dụng công chức cấp xã .............................. 51 2.4.4. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã ....................... 52 2.4.5. Về công tác đánh giá công chức cấp xã ........................................ 54 2.4.6. Về chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ công chức cấp xã .... 57 2.5. Đánh giá chung về thực trạng năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức xã trên địa b huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa ................... 58 2.5.1. Kết quả đạt được ........................................................................... 58 2.5.2. Những hạn chế, yếu kém............................................................... 59 2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém .................................. 60 Tiểu kết Chương 2................................................................................... 63 Chƣơng 3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM THỦY,TỈNH THANH HÓA .............................................. 64 3.1. Mục tiêu và quan điểm nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa ................64 3.1.1. Mục tiêu ........................................................................................ 64 3.1.2. Quan điểm ..................................................................................... 65 3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã của huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa ........................................ 68
  7. v 3.2.1. Thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ cấp xã của huyện Cẩm Thủy ...................................................................................... 68 3.2.2. Thực hiện tốt công tác tuyển dụng công chức cấp xã của huyện Cẩm Thủy............................................................................ 70 3.2.3. Nâng cao hiệu quả công tác bố trí, sử dụng hợp lý công chức cấp xã của huyện Cẩm Thủy.......................................................................... 72 3.2.4. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ .............................................. 74 3.2.5. Thực hiện tốt công tác đánh giá công chức cấp xã ....................... 75 3.2.6. Thực hiện nghiêm túc chính sách tiền lương, đãi ngộ công chức cấp xã .................................................................................... 77 3.2.7. Một số giải pháp khác ................................................................... 79 3.3. Một số kiến nghị .............................................................................. 81 3.3.1. Đối với Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành trung ương ............... 81 3.3.2. Đối với tỉnh Thanh Hóa ............................................................... 82 3.3.3. Đối với huyện Cẩm Thủy............................................................. 83 Tiểu kết Chương 3................................................................................... 85 KẾT LUẬN .................................................................................................... 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 89 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 93
  8. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA TIẾNG VIỆT BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CBCC Cán bộ công chức CCCX Công chức cấp xã CCHC Cải cách hành chính HĐND Hội đồng nhân dân UBND Ủy ban nhân dân
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Cơ cấu công chức cấp xã huyện Cẩm Thủy theo độ tuổi ............. 36 Bảng 2.2. Cơ cấu công chức cấp xã huyện Cẩm Thủy theo giới tính .......... 37 Bảng 2.3. Cơ cấu công chức cấp xã huyện Cẩm Thủy về dân tộc thiểu số, đảng viên và người có đạo............................................................ 38 Bảng 2.4. Cơ cấu công chức cấp xã huyện Cẩm Thủy theo trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ ............................................ 39 Bảng 2.5. Tình hình công chức cấp xã huyện Cẩm Thủy theo trình độ lý luận chính trị ................................................................................. 40 Bảng 2.6. Tình hình kiến thức bổ trợ về ngoại ngữ và tin học của công chức cấp xã huyện Cẩm Thủy ...................................................... 42 Bảng 2.7. Đánh giá của cán bộ lãnh đạo xã về năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã huyện Cẩm Thủy ....................................... 44 Bảng 2.8. Thực trạng vi phạm kỷ luật lao động và đạo đức nghề nghiệp của công chức cấp xã huyện Cẩm Thủy ....................................... 46 Bảng 2.9. Đánh giá của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các xã, thị trấn và người dân trên địa bàn huyện về thái độ của công chức cấp xã huyện Cẩm Thủy trong thực thi công vụ...................................... 47 Bảng 2.10. Đánh giá của công chức cấp xã huyện Cẩm Thủy về công tác quy hoạch...................................................................................... 49 Bảng 2.11. Tình hình bố trí công chức cấp xã huyện Cẩm Thủy giai đoạn 2018 - 2022 ................................................................................... 51 Bảng 2.12. Tình hình đào tạo bồi dưỡng công chức cấp xã huyện Cẩm Thủy giai đoạn 2018 - 2022 ......................................................... 52 Bảng 2.13. Đánh giá về công tác đào tạo bồi dưỡng công chức cấp xã huyện Cẩm Thủy .......................................................................... 53
  10. viii Bảng 2.14. Kết quả đánh giá công chức cấp xã của huyện Cẩm Thủy .......... 55 Bảng 2.15. Đánh giá của công chức cấp xã về công tác đánh giá, xếp loại chất lượng công chức cấp xã của huyện Cẩm Thủy..................... 56 Bảng 2.16. Đánh giá của công chức cấp xã về chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ công chức cấp xã huyện Cẩm Thủy ..................... 57
  11. ix DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Số lượng công chức cấp xã của huyện Cẩm Thủy .......................... 35 Hình 2.2. Tình hình công chức cấp xã của huyện Cẩm Thủy theo trình độ quản lý nhà nước .......................................................................... 41
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong các bài viết của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh công tác cán bộ là khâu “then chốt” của mọi hoạt động. Những cơ quan, tổ chức có đội ngũ cán bộ có tâm, có tầm, có kiến thức và năng lực thì hoạt động sẻ trôi chảy, suôn sẻ và ngược lại. Vì vậy, Đảng ta luôn chú trọng tới yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ, toàn diện, đặc biệt là đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là khâu “then chốt của then chốt” trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, là công việc hệ trọng của Đảng và phải được tiến hành thận trọng, khoa học, chặt chẽ, thường xuyên, liên tục và hiệu quả. Trong hệ thống chính trị ở nước ta, chính quyền cấp xã có một vị trí rất quan trọng, “là cầu nối trực tiếp của nhà nước với nhân dân, tham mưu thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, kinh tế, văn hoá, an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội…v.v ở địa phương theo thẩm quyền được phân cấp, phân quyền, bảo đảm cho các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả trong cuộc sống. Đội ngũ công chức cấp xã là những người thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, gần nhân dân nên họ hiểu được nhu cầu, mong muốn của nhân dân, do đó những người này thực hiện vai trò là cầu nối giữa người dân và chính quyền, giữa người dân với Đảng, với Nhà nước. Những chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước có đến được tay nhân dân hay không đều dựa vào kết quả thực hiện công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nói chung, của đội ngũ công chức cấp xã nói riêng.
  13. 2 Thực tiễn chỉ ra rằng, hệ thống chính trị và cán bộ, công chức cấp xã có vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh ở địa phương. Cẩm Thủy là một huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa, toàn huyện có 16 xã, 01 thị trấn với 119 thôn, tổ dân phố, với số lượng CBCC cấp xã khá đông, hiện nay toàn huyện có 307 người (cán bộ: 160 người, công chức: 147 người). Trong những năm qua, đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện đã được bố trí cơ bản đủ về số lượng và có bước phát triển nhanh về chất lượng. “Tuy nhiên, đội ngũ này vẫn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém, bất cập về kiến thức, kỹ năng, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trước những yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ mới. Vì vậy, một số công chức gặp khó khăn, lúng túng, thậm chí có hành vi vi phạm trong thực thi công vụ; bên cạnh đó, trước tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, một bộ phận CBCC cấp xã còn có biểu hiệu suy thoái về phẩm chất đạo đức, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, vi phạm dân chủ, tham nhũng, lãng phí, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong lề lối làm việc chưa thật chuyên nghiệp; một bộ phận CBCC còn vướng vào một số thói hư, tật xấu...v.v. Những điều đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và hiệu quả lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, đồng thời đặt ra đòi hỏi bức thiết phải tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện. Trong giai đoạn hiện nay có rất nhiều nhiệm vụ nặng nề, phức tạp trên tất cả các ngành, lĩnh vực từ xây dựng và quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, phát triển
  14. 3 kinh tế, văn hóa - xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới, an ninh, an toàn thực phẩm ...v.v đang đặt ra đối với huyện Cẩm Thủy đòi hỏi phải có đội ngũ CBCC nói chung và đội ngũ công chức cấp xã nói riêng vững mạnh, có phẩm chất, năng lực, phương pháp, phong cách công tác tốt, nhạy bén, năng động, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong tình hình mới. Do vậy, luận văn nghiên cứu vấn đề “Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã trên địa bàn huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa” là đòi hỏi hết sức cấp thiết, phù hợp với đặc điểm của địa phương, đóng góp một vài giải pháp thiết thực trong việc nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Cẩm Thủy, góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của huyện” [11]. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu “Trong quá trình thực hiện bài viết, tác giả tìm hiểu, tham khảo một số công trình nghiên cứu sau: Nguyễn Thúy Hồng (2020), “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại Ủy ban nhân dân huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa”, Luận văn thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công đoàn. Công trình nghiên cứu này đã được tác giả đi sâu phân tích tình hình công chức tại Ủy ban Nhân dân huyện Tĩnh Gia, từ đó đánh giá những ưu điểm, những vấn đề bất cập, để làm sơ sở đề xuất các giải pháp khả thi, tuy nhiên luận văn mới chỉ đề cập đến đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa [19]. Trần Minh (2020), “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của Ủy ban nhân dân Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công, Học viện hành chính Quốc gia. “Trong bản luận văn tác giả đã đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND quận Hoàn Kiếm và đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục các hạn
  15. 4 chế, tuy nhiên luận văn mới chỉ giới hạn ở phạm vi cán bộ, công chức tại UBND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội” [26]. Nguyễn Thanh Hà (2021), “Đào tạo cán bộ, công chức cấp xã thành phố Hải Dương”, Luận văn thạc sĩ, Đại Học Kinh tế Quốc Dân. Trong nghiên cứu này tác giả đã trình bày tổng quan về đào tạo cán bộ, công chức cấp xã dưới các góc độ như kế hoạch đào tạo, nội dung đào tạo, phương thức đào tạo, các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo công chức cấp xã. Trên cơ sở lý luận đó, Luận văn tập trung phân tích thực trạng hoạt động đào tạo CBCC cấp xã của thành phố Hải Dương, có những nhận xét về những ưu điểm, hạn chế trong đào tạo CBCC cấp xã của thành phố. Từ đó, luận văn đề xuất 04 giải pháp hoàn thiện đào tạo CBCC cấp xã của Thành phố”[16]. Đoàn Quang Hiệp (2019), “Nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức, viên chức ngành Thuế tỉnh Bắc Giang”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại Học Kinh tế, Đại học Quốc Gia, Hà Nội. “Nghiên cứu đã trình bày khái quát về năng lực thực thi công vụ của CBCC ngành thuế. Phân tích năng lực thực thi công vụ của công chức ngành Thuế tỉnh Bắc Giang, trên cơ sở đó có những nhận xét, đánh giá về những hạn chế trong thực thi công vụ của công chức ngành thuế tỉnh Bắc Giang. Trên cơ sở đó, giới thiệu 04 giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế tại ngành Thuế tỉnh Bắc Giang” [18]. Nguyễn Thị Hồng Nhung (2019), “Năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân. Đề tài cho thấy, tác giả đã có khung lý thuyết nghiên cứu về năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn, qua đó vận dụng để phân tích thực trạng tại Ủy ban nhân dân quận Đống Đa trong giai đoạn 2016 - 2018. Trên cơ sở những hạn chế, tồn tại, Luận văn đã đề xuất 05 giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực thi cho đội ngũ công chức tại đơn vị” [27].
  16. 5 Các nghiên cứu đã đề cập ở trên cho chúng ta thấy, các tác giả đều dựa trên các tài liệu tham khảo để rút ra những lý luận cơ bản liên quan đến công chức, năng lực thực hiện nhiệm vụ của công chức và các vẫn đề khác liên quan như chất lượng, đào tạo CBCC,…v.v. Từ đó, các tác giả đã vận dụng lý thuyết vào phân tích thực trạng phạm vi nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, trong thời kỳ hội nhập, đội ngũ CBCC có nhiều chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm nặng nề hơn, do đó các công trình nghiên cứu trên có thể không còn phù hợp về thời gian, về không gian nên việc nghiên cứu đề tài liên quan đến năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa là cập nhật và có tính mới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã. Phân tích đánh giá thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã trên địa bàn huyện Cẩm Thủy. Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Cẩm Thủy trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. - Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Nghiên cứu tại địa bàn huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa.
  17. 6 Về nội dung: Luận văn nghiên cứu năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Về thời gian: Số liệu thu thập, xử lý, phân tích trong giai đoạn 2018- 2022, những giải pháp được đề xuất đến năm 2025. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập thông tin - Thu thập tài liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cẩm Thủy về đội ngũ công chức và năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức cấp xã. Số liệu từ các văn bản chính thức của huyện Cẩm Thủy về đội ngũ công chức cấp xã. Ngoài ra số liệu thứ cấp còn được tác giả thu thập thông qua các công trình nghiên cứu có liên quan đã được công bố, từ sách, báo, internet, kế thừa và phát triển phù hợp với đề tài nghiên cứu. - Thu thập tài liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp được tác giả thu thập thông qua việc lập phiếu khảo sát, tiến hành điều tra trực tiếp Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cẩm Thủy, đồng thời tiến hành khảo sát người dân - người trực tiếp tiếp xúc với cán bộ công chức cấp xã và công chức cấp xã trên địa bàn huyện Cẩm Thủy. Tác giả áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Tác giả thiết kế phiếu khảo sát gồm 2 phần: Phần 1 là thông tin chung gồm những câu hỏi: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp….v.v; Phần 2 là nội dung khảo sát, đánh giá liên quan đến năng lực thi công vụ đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Cẩm Thủy, gồm các câu hỏi đóng và một số câu hỏi mở. Quy mô mẫu khảo sát: 116 người, trong đó 36 người là Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND các xã, 30 người là công chức cấp xã trên địa bàn huyện Cẩm Thủy và 50 người dân của các xã trên địa bàn huyện Cẩm Thủy.
  18. 7 5.2. Phương pháp phân tích thông tin + Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này dựa trên sự nghiên cứu các tài liệu, các báo cáo có liên quan, tổng hợp từ các giáo trình, các công trình nghiên cứu trước đó đã công bố, sách báo, tạp chí và các phương tiện truyền thông internet. + Phương pháp thống kê phân tích: Phương pháp này được áp dụng dựa trên phân tích số liệu cụ thể, các báo cáo thống kê về số lượng, chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Cẩm Thủy để từ đó phân tích những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã trên địa bàn huyện Cẩm Thủy giai đoạn 2018 - 2022. + Phương pháp so sánh: Dựa trên những dữ liệu đã thu thập được tiến hành so sánh về số lượng và chất lượng, năng lực của công chức cấp xã trên địa bàn huyện Cẩm Thủy các năm từ 2018 đến 2022 để làm rõ được những điều mà huyện Cẩm Thủy đã làm được và chưa làm tốt trong công tác nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã trên địa bàn. 6. Những đóng góp của luận văn - Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần nhất định trong việc hệ thống hóa cơ sở lý luận về nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức cấp xã. - Về mặt thực tiễn: Các giải pháp và kiến nghị trong luận văn trực tiếp góp phần nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Cẩm Thủy. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu này cũng có giá trị tham khảo trong hoạt động nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức cấp xã nói chung.
  19. 8 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được trình bày gồm 03 Chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về công chức cấp xã và năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã. Chương 2: Thực trạng nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Chương 3: Các giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa.
  20. 9 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG CHỨC CẤP XÃ VÀ NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC CẤP XÃ 1.1. Những vấn đề chung về công chức cấp xã 1.1.1. Khái niệm về công chức Thuật ngữ “công chức” được xuất phát từ các nước tư bản phương Tây. Cộng hòa Pháp đã xác định: “Công chức là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào làm việc trong các công sở gồm các cơ quan hành chính công quyền và các tổ chức dịch vụ công cộng do Nhà nước tổ chức, bao gồm cả Trung ương và địa phương nhưng không kể đến các công chức địa phương, thuộc các hội đồng thuộc địa phương quản lý” [dẫn theo 32, tr.22]. Có thể thấy nổi bật lên trong khái niệm này chính là nguồn nhân lực làm việc tại các cơ quan chính quyền Nhà nước và các tổ chức dịch vụ công cộng do Nhà nước tổ chức được coi là công chức Nhà nước. “Tại Trung Quốc có khái niệm: “Công chức Nhà nước là những người công tác trong cơ quan hành chính Nhà nước các cấp, trừ nhân viên phục vụ”. [dẫn theo 32, tr.26]. Trung Quốc khẳng định luôn từ ban đầu là “công chức Nhà nước”. Khái niệm này đã thể hiện rõ đối với Trung Quốc thì đã là công chức là phải người làm việc trong các cơ quan của Nhà nước, cơ quan HC của Nhà nước, phục vụ cho việc công mà không bao gồm các đơn vị khác do Nhà nước Trung Quốc thành lập. Tại Nhật Bản: Công chức Nhà nước gồm những người được nhận chức trong bộ máy của Chính phủ Trung ương, ngành tư pháp, quốc hội, quân đội, trường công và các bệnh viện quốc lập, xí nghiệp và các đơn vị sự nghiệp quốc doanh được lĩnh lương của ngân sách Nhà nước. Công chức địa phương gồm những người làm việc và lĩnh lương từ tài chính địa phương” [Dẫn theo 32,tr.28].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2